Pañcattaya Sutta
.
Kinh Năm và Ba
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tu viện ông Anathapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo” -“Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
Luận bàn về tương lai
— Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về tương lai, thảo luận về tương lai, y cứ vào tương lai, tuyên bố nhiều quan điểm sai khác. Ở đây, một số tuyên bố: “Sau khi chết, tự ngã không bệnh, có tưởng”. Ở đây, một số tuyên bố: “Sau khi chết, tự ngã không bệnh, không tưởng”. Ở đây một số tuyên bố: “Sau khi chết, tự ngã không bệnh, phi tưởng và phi phi tưởng”. Hay họ chủ trương đoạn diệt hủy hoại, tiêu diệt của loài hữu tình hiện đang sanh tồn. Hay một số lại tuyên bố về hiện tại Niết-bàn.
Như vậy, họ chủ trương sau khi chết, tự ngã tồn tại không bệnh. Hay họ chủ trương đoạn diệt, hủy hoại, tiêu diệt của loài hữu tình hiện đang sanh tồn. Hay một số lại tuyên bố hiện tại Niết-bàn. Như vậy, những chủ thuyết này, sau khi thành năm trở lại thành ba, sau khi thành ba, trở lại thành năm. Ðây là sự tổng thuyết năm và ba.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, không bệnh, các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy hoặc chủ trương sau khi chết tự ngã có sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không có sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc và không sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc và không không sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương tự ngã hoặc nhất tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc dị tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương tự ngã sau khi chết hoặc thiểu tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc vô lượng tưởng, có tưởng, không bệnh. Nhưng có một số tuyên bố thức biến này (vinnanakasina) khi vượt qua khỏi (upativattatam) trở thành vô lượng, bất động.
Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: “Những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, không bệnh, các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không có sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết tự ngã hoặc có sắc và không sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết tự ngã hoặc không sắc và không không sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc nhứt tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc dị tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc thiểu tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc vô lượng tưởng, có tưởng, không bệnh. Hay Như Lai biết loại tưởng nào trong các loại tưởng ấy được xưng là thanh tịnh, tối thắng, đệ nhất, vô thượng, tức là sắc tưởng, tức là vô sắc tưởng, tức là nhứt tưởng, tức là dị tưởng. Nói rằng: “vô sở hữu”, một số tuyên bố Vô sở hữu xứ là vô lượng, bất động. Biết rằng cái này thuộc hữu vi, là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi”.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà- la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc không sắc, không tưởng, không bệnh. Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết tự ngã hoặc cũng không sắc, không không sắc, không tưởng, không bệnh.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, vô bệnh, một số phỉ báng các vị ấy. Vì sao vậy? Họ nói rằng: “Tưởng là bệnh hoạn, tưởng là mụt nhọt, tưởng là mũi tên; đây là tịch tịnh, thù diệu tức là vô tưởng”.
Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: “Những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã là không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc, không tưởng, không bệnh; Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc và không sắc, không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không có sắc, không không sắc, không tưởng, không bệnh”. Này các Tỷ-kheo, vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: “Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài hành, ngoài thức, ta sẽ chủ trương sự lai, vãng, tử, sanh, tăng trưởng, tăng thịnh, hay tăng đại”; sự tình không có như vậy. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết tự ngã là Phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc và không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, không không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh.
Ở đây này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị ấy; các Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã không tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị ấy. Vì sao vậy? Họ nói rằng: “Tưởng là bệnh hoạn, tưởng là mụt nhọt, tưởng là mũi tên, không tưởng là si ám. Ðây là tịch tịnh, thù diệu, tức là phi tưởng phi phi tưởng”.
Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: “Những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã là phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh, các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc và không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã là không có sắc, không không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh”.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sự thành tựu của xứ này (ayatana) chỉ nhờ những hành có thể thấy được, nghe được, tư duy được, ý thức được; đây được xưng, này các Tỷ-kheo, là tổn hại cho sự thành tựu xứ (ayatana) này. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, xứ này không được xưng là có thể đạt thành nhờ sự thành tựu hữu hành (sasankhara), mà này các Tỷ-kheo, xứ này được xưng là có thể đạt thành nhờ sự thành tựu không có hành nào còn lại. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương đoạn diệt, hủy hoại, diệt tận của loại hữu tình hiện đang sinh tồn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị ấy. Còn những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã không tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị ấy. Còn những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị ấy. Vì sao vậy? Tất cả những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này hướng thượng tuyên bố có chấp trước: “Ðời sau chúng ta sẽ hiện hữu, đời sau chúng ta sẽ hiện hữu”. Ví như một người lái buôn đi buôn bán nghĩ rằng: “Từ đây ta sẽ có vật này, ta sẽ được vật này từ cái này”. Cũng vậy, những vị Sa-môn, Bà-la-môn này, chúng ta nghĩ rằng, cũng giống như những người lái buôn khi các vị này nói: “Ðời sau chúng ta sẽ hiện hữu, đời sau chúng ta sẽ hiện hữu”.
Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết được: “Những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này chủ trương đoạn diệt, hủy hoại, diệt tận, loại hữu tình hiện đang sinh tồn, những vị ấy sợ hãi tự thân, yếm ly tự thân, chỉ chạy theo và chạy vòng quanh tự thân”. Ví như một con chó bị dây cột vào một cột trụ hay cây cột vững chắc, chạy theo và chạy vòng tròn cột trụ hay cây cột ấy. Cũng vậy, các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy sợ hãi tự thân, yếm ly tự thân, chỉ biết chạy theo và chạy vòng quanh tự thân. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi, và đã vượt khỏi pháp hữu vi.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào luận bàn về tương lai, thảo luận về tương lai, y cứ vào tương lai tuyên bố nhiều quan điểm sai khác, tất cả đều tuyên bố năm xứ này hay một trong chúng.
Luận bàn về quá khứ
Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về quá khứ, thảo luận về quá khứ, y cứ vào quá khứ, tuyên bố nhiều quan điểm sai khác: “Tự ngã và thế giới là thường còn; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. “Tự ngã và thế giới là vô thường; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy: “Tự ngã và thế giới là thường còn, là vô thường; chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. “Tự ngã và thế giới là không phải thường còn, không phải vô thường; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. “Tự ngã và thế giới là hữu biên; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. “Tự ngã và thế giới là vô biên; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. “Tự ngã và thế giới là hữu biên và vô biên; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. “Tự ngã và thế giới không phải hữu biên, không phải vô biên; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. “Tự ngã và thế giới là nhứt tưởng; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. “Tự ngã và thế giới là dị tưởng; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. “Tự ngã và thế giới là thiểu tưởng; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. “Tự ngã và thế giới là vô lượng tưởng; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. “Tự ngã và thế giới là nhứt hướng lạc; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. “Tự ngã và thế giới là nhứt hướng khổ; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. “Tự ngã và thế giới là lạc và khổ; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy. “Tự ngã và thế giới là không khổ, không lạc; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ở đây, một số tuyên bố như vậy.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có chủ thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Tự ngã và thế giới là thường còn, chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ngoài tín, ngoài hỷ, ngoài tùy văn, ngoài thẩm định lý do, ngoài kham nhẫn chấp thọ tà kiến, trí tự mình sẽ trở thành thanh tịnh, trong sạch; sự tình như vậy không xảy ra. Này các Tỷ-kheo, nếu trí tự mình không trở thành thanh tịnh, trong sạch, thời cho đến chỉ một phần nhỏ của trí mà những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy làm cho trong sạch, chính như vậy cũng được xưng là chấp trước đối với những vị Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, không có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Tự ngã và thế giới là vô thường… tự ngã và thế giới là thường còn và vô thường… tự ngã và thế giới không thường còn và không vô thường… tự ngã và thế giới là vô biên… tự ngã và thế giới là hữu biên và vô biên… tự ngã và thế giới là không hữu biên và không vô biên… tự ngã và thế giới là nhứt tưởng… tự ngã và thế giới là dị tưởng… tự ngã và thế giới là thiểu tưởng… tự ngã và thế giới là vô lượng tưởng… tự ngã và thế giới là nhứt hướng lạc… tự ngã và thế giới là nhứt hướng khổ… tự ngã và thế giới là lạc và khổ… tự ngã và thế giới là không khổ, không lạc; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng”. Ngoài lòng tin, ngoài hỷ, ngoài tùy văn, ngoài thẩm định lý do, ngoài sự kham nhẫn chấp thọ tà kiến, trí tự mình sẽ trở thành thanh tịnh, trong sạch, sự tình như vậy không xảy ra. Này các Tỷ-kheo, nếu trí tự mình không trở thành thanh tịnh, trong sạch, thời cho đến chỉ một phần nhỏ của trí mà những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy làm cho trong sạch, chính như vậy cũng được xưng là chấp trước đối với những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi, và đã vượt khỏi pháp hữu vi.
Niết-bàn hiện tiền
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn do từ bỏ những quan điểm về quá khứ, và từ bỏ những quan điểm về tương lai, do không hoàn toàn chú tâm đến những dục kiết sử, đạt được viễn ly hỷ và an trú. Vị ấy nghĩ: “Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được viễn ly hỷ, ta an trú”. Nhưng nếu viễn ly hỷ ấy của vị này bị đoạn diệt, do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, ưu tư sanh khởi. Do ưu tư được đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi. Ví như, này các Tỷ-kheo, chỗ nào bóng mát từ bỏ, chỗ ấy sức nóng mặt trời lan rộng, chỗ nào sức nóng mặt trời từ bỏ, chỗ ấy bóng mát lan rộng; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, ưu tư sanh khởi. Do ưu tư được đoạn diệt nên viễn ly hỷ sanh khởi.
Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: Vị Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này, do từ bỏ những quan điểm về quá khứ, và do từ bỏ những quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, sau khi đạt được viễn ly hỷ, liền an trú: “Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được viễn ly hỷ, ta an trú”. Viễn ly ấy của vị này bị đoạn diệt. Do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, ưu tư sanh khởi; do ưu tư được đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi. Biết rằng cái này thuộc hữu vi pháp là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt qua viễn ly hỷ, sau khi đạt được phi vật chất lạc liền an trú: “Ðây là sự thật, đây là thù diệu tức là đạt được phi vật chất lạc, ta an trú”. Phi vật chất lạc của vị ấy bị đoạn diệt; do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi; do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi. Ví như, này các Tỷ-kheo, chỗ nào bóng mát từ bỏ, chỗ ấy sức nóng mặt trời lan rộng, chỗ nào sức nóng mặt trời từ bỏ, chỗ ấy bóng mát lan rộng; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi; do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi.
Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: Vị Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt qua viễn ly hỷ, đạt được phi vật chất lạc và an trú: “Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được phi vật chất lạc, ta an trú”. Phi vật chất lạc ấy của vị này bị đoạn diệt. Do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi; do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành; biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy được sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Sa-môn hay Bà-la-môn, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt qua viễn ly hỷ, do vượt qua phi vật chất lạc, sau khi đạt được vô khổ vô lạc thọ, liền an trú: “Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được vô khổ vô lạc thọ, ta an trú”. Vô khổ vô lạc thọ ấy của vị này bị đoạn diệt. Do vô khổ vô lạc thọ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi; do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, vô khổ vô lạc thọ sanh khởi. Ví như này các Tỷ-kheo, chỗ nào bóng mát từ bỏ, chỗ ấy sức nóng mặt trời lan rộng, chỗ nào sức nóng từ bỏ, chỗ ấy bóng mát lan rộng; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do vô khổ vô lạc thọ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi; do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, vô khổ vô lạc thọ sanh khởi.
Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: vị Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt qua viễn ly hỷ, do vượt qua phi vật chất lạc, sau khi đạt được vô khổ vô lạc thọ, liền an trú: “Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được vô khổ vô lạc thọ, ta an trú”. Vô khổ vô lạc thọ ấy của vị này bị đoạn diệt. Do vô khổ vô lạc thọ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi; do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, vô khổ vô lạc thọ sanh khởi. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, sau khi biết được: “Ðây có sự đoạn diệt các hành này, Như Lai thấy được sự giải thoát khỏi hữu vi pháp” và đã vượt khỏi hữu vi pháp.
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt khỏi viễn ly hỷ, do vượt khỏi phi vật chất lạc, do vượt khỏi vô khổ vô lạc thọ, vị ấy quán: “Ta là tịch tịnh, ta là tịch diệt, ta là không chấp thủ”.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: Vị Tôn giả Sa-môn, Bà la môn này, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt khỏi viễn ly hỷ, do vượt khỏi phi vật chất lạc, do vượt khỏi vô khổ vô lạc thọ, vị ấy quán: “Ta là tịch tịnh, ta là tịch diệt, ta là không chấp thủ”. Chắc chắn vị Ðại đức này tuyên bố con đường thích hợp đưa đến Niết-bàn. Nhưng vị Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này khởi lên chấp thủ, hoặc chấp thủ quan điểm về quá khứ, hoặc chấp thủ quan điểm về tương lai, hoặc chấp thủ dục kiết sử, hoặc chấp thủ viễn ly hỷ, hoặc chấp thủ phi vật chất lạc, hoặc chấp thủ vô khổ vô lạc thọ. Dầu cho vị Ðại đức này quán: “Ta là tịch tịnh, ta là tịch diệt, ta không có chấp trước”, nhưng vị này vẫn được xem là có chấp trước về điểm ấy. Biết rằng cái này thuộc hữu vi pháp là thô pháp, nhưng có đoạn diệt các hành, sau khi biết được có sự đoạn diệt các hành này, Như Lai thấy được sự giải thoát khỏi hữu vi pháp và đã vượt khỏi hữu vi pháp.
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vô thượng tịch tịnh, tối thắng đạo được Như Lai chánh đẳng giác, nghĩa là sau khi như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt và sự nguy hiểm của sáu xúc xứ, có sự giải thoát không chấp thủ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vô thượng tịch tịnh tối thắng đạo này được Như Lai chánh đẳng giác, nghĩa là sau khi như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt và sự nguy hiểm của sáu xúc xứ, có sự giải thoát không chấp thủ.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Pañcattaya Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.
“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:
“santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā aparantakappikā aparantānudiṭṭhino aparantaṁ ārabbha anekavihitāni adhivuttipadāni abhivadanti. ‘Saññī attā hoti arogo paraṁ maraṇā’ti—ittheke abhivadanti; ‘asaññī attā hoti arogo paraṁ maraṇā’ti—ittheke abhivadanti; ‘nevasaññīnāsaññī attā hoti arogo paraṁ maraṇā’ti—ittheke abhivadanti; sato vā pana sattassa ucchedaṁ vināsaṁ vibhavaṁ paññapenti, diṭṭhadhammanibbānaṁ vā paneke abhivadanti. Variant: paññapenti → paññāpenti (bj, sya-all, km, pts1ed) Iti santaṁ vā attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, sato vā pana sattassa ucchedaṁ vināsaṁ vibhavaṁ paññapenti, diṭṭhadhammanibbānaṁ vā paneke abhivadanti. Iti imāni pañca hutvā tīṇi honti, tīṇi hutvā pañca honti—ayamuddeso pañcattayassa.
Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, rūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, arūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, rūpiñca arūpiñca vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, nevarūpiṁ nārūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, ekattasaññiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, nānattasaññiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, parittasaññiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, appamāṇasaññiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, etaṁ vā panekesaṁ upātivattataṁ viññāṇakasiṇameke abhivadanti appamāṇaṁ āneñjaṁ. Variant: etaṁ → evaṁ (mr) | paraṁ maraṇā → parammaraṇā (sya-all); maraṇāti (mr) | panekesaṁ → panetesaṁ (sya-all, km)
Tayidaṁ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti. Variant: abhijānāti → pajānāti (bj, sya-all, km, pts1ed) Ye kho te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, rūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, arūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, rūpiñca arūpiñca vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, nevarūpiṁ nārūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, ekattasaññiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, nānattasaññiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, parittasaññiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, appamāṇasaññiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, yā vā panetāsaṁ saññānaṁ parisuddhā paramā aggā anuttariyā akkhāyati—yadi rūpasaññānaṁ yadi arūpasaññānaṁ yadi ekattasaññānaṁ yadi nānattasaññānaṁ. ‘Natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanameke abhivadanti appamāṇaṁ āneñjaṁ. ‘Tayidaṁ saṅkhataṁ oḷārikaṁ atthi kho pana saṅkhārānaṁ nirodho atthetan’ti—iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.
Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā asaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, rūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, arūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, rūpiñca arūpiñca vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, nevarūpiṁ nārūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā.
Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā tesamete paṭikkosanti. Taṁ kissa hetu? Saññā rogo saññā gaṇḍo saññā sallaṁ, etaṁ santaṁ etaṁ paṇītaṁ yadidaṁ: ‘asaññan’ti.
Tayidaṁ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti ye kho te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, rūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, arūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, rūpiñca arūpiñca vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, nevarūpiṁ nārūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā. Yo hi koci, bhikkhave, samaṇo vā brāhmaṇo vā evaṁ vadeyya: ‘ahamaññatra rūpā, aññatra vedanāya, aññatra saññāya, aññatra saṅkhārehi, viññāṇassa āgatiṁ vā gatiṁ vā cutiṁ vā upapattiṁ vā vuddhiṁ vā virūḷhiṁ vā vepullaṁ vā paññapessāmī’ti—Variant: saṅkhārehi, viññāṇassa → aññatra viññāṇā (sya-all, km); aññatra viññāṇassa (pts1ed); aññatra viññāṇena (mr) netaṁ ṭhānaṁ vijjati. ‘Tayidaṁ saṅkhataṁ oḷārikaṁ atthi kho pana saṅkhārānaṁ nirodho atthetan’ti—iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.
Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, rūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, arūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, rūpiñca arūpiñca vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, nevarūpiṁ nārūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā.
Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā tesamete paṭikkosanti, yepi te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā tesamete paṭikkosanti. Taṁ kissa hetu? Saññā rogo saññā gaṇḍo saññā sallaṁ, asaññā sammoho, etaṁ santaṁ etaṁ paṇītaṁ yadidaṁ: ‘nevasaññānāsaññan’ti.
Tayidaṁ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti. Ye kho te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, rūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, arūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, rūpiñca arūpiñca vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā, nevarūpiṁ nārūpiṁ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā. Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā diṭṭhasutamutaviññātabbasaṅkhāramattena etassa āyatanassa upasampadaṁ paññapenti, byasanañhetaṁ, bhikkhave, akkhāyati etassa āyatanassa upasampadāya. Variant: bhikkhave, akkhāyati → āyatanamakkhāyati (mr) Na hetaṁ, bhikkhave, āyatanaṁ saṅkhārasamāpattipattabbamakkhāyati; saṅkhārāvasesasamāpattipattabbametaṁ, bhikkhave, āyatanamakkhāyati. ‘Tayidaṁ saṅkhataṁ oḷārikaṁ atthi kho pana saṅkhārānaṁ nirodho atthetan’ti—iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.
Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā sato sattassa ucchedaṁ vināsaṁ vibhavaṁ paññapenti, tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā saññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā tesamete paṭikkosanti, yepi te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā tesamete paṭikkosanti, yepi te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṁ attānaṁ paññapenti arogaṁ paraṁ maraṇā tesamete paṭikkosanti. Taṁ kissa hetu? Sabbepime bhonto samaṇabrāhmaṇā uddhaṁ saraṁ āsattiṁyeva abhivadanti: Variant: uddhaṁ saraṁ → uddhaṁsarā (bj, pts1ed); uddhaṁ parāmasanti (sya-all, km) ‘iti pecca bhavissāma, iti pecca bhavissāmā’ti.
Seyyathāpi nāma vāṇijassa vāṇijjāya gacchato evaṁ hoti: ‘ito me idaṁ bhavissati, iminā idaṁ lacchāmī’ti; evamevime bhonto samaṇabrāhmaṇā vāṇijūpamā maññe paṭibhanti: ‘iti pecca bhavissāma, iti pecca bhavissāmā’ti. Tayidaṁ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti. Ye kho te bhonto samaṇabrāhmaṇā sato sattassa ucchedaṁ vināsaṁ vibhavaṁ paññapenti te sakkāyabhayā sakkāyaparijegucchā sakkāyaññeva anuparidhāvanti anuparivattanti. Seyyathāpi nāma sā gaddulabaddho daḷhe thambhe vā khile vā upanibaddho, tameva thambhaṁ vā khilaṁ vā anuparidhāvati anuparivattati; Variant: khile → khīle (bj, sya-all, km, pts1ed) evamevime bhonto samaṇabrāhmaṇā sakkāyabhayā sakkāyaparijegucchā sakkāyaññeva anuparidhāvanti anuparivattanti. ‘Tayidaṁ saṅkhataṁ oḷārikaṁ atthi kho pana saṅkhārānaṁ nirodho atthetan’ti—iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.
Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā aparantakappikā aparantānudiṭṭhino aparantaṁ ārabbha anekavihitāni adhivuttipadāni abhivadanti, sabbe te imāneva pañcāyatanāni abhivadanti etesaṁ vā aññataraṁ.
Santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā pubbantakappikā pubbantānudiṭṭhino pubbantaṁ ārabbha anekavihitāni adhivuttipadāni abhivadanti. ‘Sassato attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘asassato attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘sassato ca asassato ca attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘nevasassato nāsassato attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘antavā attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘anantavā attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘antavā ca anantavā ca attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘nevantavā nānantavā attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘ekattasaññī attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘nānattasaññī attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘parittasaññī attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘appamāṇasaññī attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘ekantasukhī attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘ekantadukkhī attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘sukhadukkhī attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti, ‘adukkhamasukhī attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti—ittheke abhivadanti.
Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘sassato attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti, tesaṁ vata aññatreva saddhāya aññatra ruciyā aññatra anussavā aññatra ākāraparivitakkā aññatra diṭṭhinijjhānakkhantiyā paccattaṁyeva ñāṇaṁ bhavissati parisuddhaṁ pariyodātanti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati. Paccattaṁ kho pana, bhikkhave, ñāṇe asati parisuddhe pariyodāte yadapi te bhonto samaṇabrāhmaṇā tattha ñāṇabhāgamattameva pariyodapenti tadapi tesaṁ bhavataṁ samaṇabrāhmaṇānaṁ upādānamakkhāyati. Variant: yadapi → yadipi (mr) ‘Tayidaṁ saṅkhataṁ oḷārikaṁ atthi kho pana saṅkhārānaṁ nirodho atthetan’ti—iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.
Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘asassato attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññan’ti …pe… sassato ca asassato ca attā ca loko ca … nevasassato nāsassato attā ca loko ca … antavā attā ca loko ca … anantavā attā ca loko ca … antavā ca anantavā ca attā ca loko ca … nevantavā nānantavā attā ca loko ca … ekattasaññī attā ca loko ca … nānattasaññī attā ca loko ca … parittasaññī attā ca loko ca … appamāṇasaññī attā ca loko ca … ekantasukhī attā ca loko ca … ekantadukkhī attā ca loko ca … sukhadukkhī attā ca loko ca … adukkhamasukhī attā ca loko ca, idameva saccaṁ moghamaññanti, tesaṁ vata aññatreva saddhāya aññatra ruciyā aññatra anussavā aññatra ākāraparivitakkā aññatra diṭṭhinijjhānakkhantiyā paccattaṁyeva ñāṇaṁ bhavissati parisuddhaṁ pariyodātanti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati. Paccattaṁ kho pana, bhikkhave, ñāṇe asati parisuddhe pariyodāte yadapi te bhonto samaṇabrāhmaṇā tattha ñāṇabhāgamattameva pariyodapenti tadapi tesaṁ bhavataṁ samaṇabrāhmaṇānaṁ upādānamakkhāyati. ‘Tayidaṁ saṅkhataṁ oḷārikaṁ atthi kho pana saṅkhārānaṁ nirodho atthetan’ti—iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.
Idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṁyojanānaṁ anadhiṭṭhānā, pavivekaṁ pītiṁ upasampajja viharati: ‘etaṁ santaṁ etaṁ paṇītaṁ yadidaṁ pavivekaṁ pītiṁ upasampajja viharāmī’ti. Tassa sā pavivekā pīti nirujjhati. Pavivekāya pītiyā nirodhā uppajjati domanassaṁ, domanassassa nirodhā uppajjati pavivekā pīti.
Seyyathāpi, bhikkhave, yaṁ chāyā jahati taṁ ātapo pharati, yaṁ ātapo jahati taṁ chāyā pharati; evameva kho, bhikkhave, pavivekāya pītiyā nirodhā uppajjati domanassaṁ, domanassassa nirodhā uppajjati pavivekā pīti. Tayidaṁ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti. Ayaṁ kho bhavaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṁyojanānaṁ anadhiṭṭhānā, pavivekaṁ pītiṁ upasampajja viharati: ‘etaṁ santaṁ etaṁ paṇītaṁ yadidaṁ pavivekaṁ pītiṁ upasampajja viharāmī’ti. Tassa sā pavivekā pīti nirujjhati. Pavivekāya pītiyā nirodhā uppajjati domanassaṁ, domanassassa nirodhā uppajjati pavivekā pīti. ‘Tayidaṁ saṅkhataṁ oḷārikaṁ atthi kho pana saṅkhārānaṁ nirodho atthetan’ti—iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.
Idha pana, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṁyojanānaṁ anadhiṭṭhānā, pavivekāya pītiyā samatikkamā nirāmisaṁ sukhaṁ upasampajja viharati: ‘etaṁ santaṁ etaṁ paṇītaṁ yadidaṁ nirāmisaṁ sukhaṁ upasampajja viharāmī’ti. Tassa taṁ nirāmisaṁ sukhaṁ nirujjhati. Nirāmisassa sukhassa nirodhā uppajjati pavivekā pīti, pavivekāya pītiyā nirodhā uppajjati nirāmisaṁ sukhaṁ.
Seyyathāpi, bhikkhave, yaṁ chāyā jahati taṁ ātapo pharati, yaṁ ātapo jahati taṁ chāyā pharati; evameva kho, bhikkhave, nirāmisassa sukhassa nirodhā uppajjati pavivekā pīti, pavivekāya pītiyā nirodhā uppajjati nirāmisaṁ sukhaṁ. Tayidaṁ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti. Ayaṁ kho bhavaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṁyojanānaṁ anadhiṭṭhānā, pavivekāya pītiyā samatikkamā, nirāmisaṁ sukhaṁ upasampajja viharati: ‘etaṁ santaṁ etaṁ paṇītaṁ yadidaṁ nirāmisaṁ sukhaṁ upasampajja viharāmī’ti. Tassa taṁ nirāmisaṁ sukhaṁ nirujjhati. Nirāmisassa sukhassa nirodhā uppajjati pavivekā pīti, pavivekāya pītiyā nirodhā uppajjati nirāmisaṁ sukhaṁ. ‘Tayidaṁ saṅkhataṁ oḷārikaṁ atthi kho pana saṅkhārānaṁ nirodho atthetan’ti—iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.
Idha pana, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṁyojanānaṁ anadhiṭṭhānā, pavivekāya pītiyā samatikkamā, nirāmisassa sukhassa samatikkamā, adukkhamasukhaṁ vedanaṁ upasampajja viharati: ‘etaṁ santaṁ etaṁ paṇītaṁ yadidaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ upasampajja viharāmī’ti. Tassa sā adukkhamasukhā vedanā nirujjhati. Adukkhamasukhāya vedanāya nirodhā uppajjati nirāmisaṁ sukhaṁ, nirāmisassa sukhassa nirodhā uppajjati adukkhamasukhā vedanā.
Seyyathāpi, bhikkhave, yaṁ chāyā jahati taṁ ātapo pharati, yaṁ ātapo jahati taṁ chāyā pharati; evameva kho, bhikkhave, adukkhamasukhāya vedanāya nirodhā uppajjati nirāmisaṁ sukhaṁ, nirāmisassa sukhassa nirodhā uppajjati adukkhamasukhā vedanā. Tayidaṁ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti. Ayaṁ kho bhavaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṁyojanānaṁ anadhiṭṭhānā, pavivekāya pītiyā samatikkamā, nirāmisassa sukhassa samatikkamā, adukkhamasukhaṁ vedanaṁ upasampajja viharati: ‘etaṁ santaṁ etaṁ paṇītaṁ yadidaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ upasampajja viharāmī’ti. Tassa sā adukkhamasukhā vedanā nirujjhati. Adukkhamasukhāya vedanāya nirodhā uppajjati nirāmisaṁ sukhaṁ, nirāmisassa sukhassa nirodhā uppajjati adukkhamasukhā vedanā. ‘Tayidaṁ saṅkhataṁ oḷārikaṁ atthi kho pana saṅkhārānaṁ nirodho atthetan’ti—iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.
Idha pana, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṁyojanānaṁ anadhiṭṭhānā, pavivekāya pītiyā samatikkamā, nirāmisassa sukhassa samatikkamā, adukkhamasukhāya vedanāya samatikkamā: ‘santohamasmi, nibbutohamasmi, anupādānohamasmī’ti samanupassati.
Tayidaṁ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti. Ayaṁ kho bhavaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṁyojanānaṁ anadhiṭṭhānā, pavivekāya pītiyā samatikkamā, nirāmisassa sukhassa samatikkamā, adukkhamasukhāya vedanāya samatikkamā: ‘santohamasmi, nibbutohamasmi, anupādānohamasmī’ti samanupassati; addhā ayamāyasmā nibbānasappāyaṁyeva paṭipadaṁ abhivadati. Atha ca panāyaṁ bhavaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhiṁ vā upādiyamāno upādiyati, aparantānudiṭṭhiṁ vā upādiyamāno upādiyati, kāmasaṁyojanaṁ vā upādiyamāno upādiyati, pavivekaṁ vā pītiṁ upādiyamāno upādiyati, nirāmisaṁ vā sukhaṁ upādiyamāno upādiyati, adukkhamasukhaṁ vā vedanaṁ upādiyamāno upādiyati. Yañca kho ayamāyasmā: ‘santohamasmi, nibbutohamasmi, anupādānohamasmī’ti samanupassati tadapi imassa bhoto samaṇassa brāhmaṇassa upādānamakkhāyati. ‘Tayidaṁ saṅkhataṁ oḷārikaṁ atthi kho pana saṅkhārānaṁ nirodho atthetan’ti—iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.
Idaṁ kho pana, bhikkhave, tathāgatena anuttaraṁ santivarapadaṁ abhisambuddhaṁ yadidaṁ—channaṁ phassāyatanānaṁ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṁ viditvā anupādāvimokkho”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.
Pañcattayasuttaṁ niṭṭhitaṁ dutiyaṁ.
Pañcattaya Sutta
Dịch giả