Cūḷasaccaka Sutta
.
Tiểu kinh Saccaka
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Vesali, rừng Ðại Lâm, tại giảng đường Trùng Các.
Lúc bấy giờ Niganthaputta Saccaka ở tại Vesali tánh ưa luận chiến, biện luận thiện xảo, được số đông tôn kính. Vị này thường tuyên bố cho hội chúng ở Vesali: “Ta không thấy một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, dầu tự cho là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, khi đối thoại với ta, không ai là không run sợ, không hoảng sợ, không khiếp sợ, không ai là không toát mồ hôi nách. Dầu ta có đối thoại với một cột trụ vô tình, cột trụ ấy khi đối thoại với ta cũng run sợ, cũng hoảng sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người thường”.
Rồi Tôn giả Assaji vào buổi sáng đắp y, cầm bát vào Vesali để khất thực. Niganthaputta Saccaka, thường hay ngao du thiên hạ, thấy Tôn giả Assaji từ xa đi lại. Sau khi thấy, Niganthaputta Saccaka liền đến gần Tôn giả Assaji, nói lên những lời hỏi thăm, chào đón, xã giao rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Niganthaputta Saccaka nói với Tôn giả Assaji:
— Này Tôn giả Assaji, Sa-môn Gotama huấn luyện đệ tử như thế nào? Và có những bộ môn nào mà phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử?
— Này Aggivessana, như thế này, Thế Tôn huấn luyện đệ tử. Với những bộ môn như thế này, phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử: “Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã. Tất cả hành là vô thường, tất cả pháp là vô ngã”. Như vậy này Aggivessana, Thế Tôn huấn luyện các đệ tử. Như vậy là các bộ môn mà phần lớn Thế Tôn giảng dạy được dành cho đệ tử.
— Này Tôn giả Assaji, thật sự chúng tôi đã thất vọng khi nghe Sa-môn Gotama thuyết giảng như vậy. Rất có thể chúng tôi sẽ gặp Tôn giả Gotama một thời nào đó và tại một chỗ nào đó. Rất có thể sẽ có một cuộc thảo luận. Rất có thể chúng tôi sẽ đoạn trừ ác tà kiến ấy.
Lúc bấy giờ, có khoảng độ năm trăm vị Licchavi tập hợp tai giảng đường vì một vài công vụ. Rồi Niganthaputta Saccaka đến chỗ các Licchavi ấy, sau khi đến, liền nói các vị ấy như sau:
— Hãy đến, các Tôn giả Licchavi; hãy đến các Tôn giả Licchavi. Hôm nay sẽ có cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama với ta. Nếu Sa-môn Gotama đứng đối thoại với ta như Tỷ-kheo Assaji, một vị đệ tử danh tiếng của ông ta đã làm, thì như một lực sĩ tay nắm chặt lông một con cừu có lông dài, có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng vậy, ta dùng lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Cũng như một người lực sĩ nấu rượu, sau khi nhận chìm một thùng rượu lớn xuống hồ nước sâu, nắm một góc thùng có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng vậy, ta dùng lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Và cũng như một lực sĩ nghiện rượu, sống phóng đãng, sau khi nắm góc một cái sàng, lắc qua lắc lại, lắc xoay quanh. Cũng vậy, ta sẽ dùng lời nói, lắc qua lắc lại, lắc xoay quanh Sa-môn Gotama. Và cũng như một con voi lớn sáu mươi tuổi, sau khi lặn xuống một hồ nước sâu, lại chơi trò phun nước; cũng vậy, ta nghĩ ta sẽ chơi trò chơi phun nước với Sa-môn Gotama. Hãy đến, các Tôn giả Licchavi. Hãy đến các Tôn giả Licchavi. Hôm nay sẽ có cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama với ta.
Một số Licchavi nói như sau:
— Làm sao Sa-môn Gotama có thể luận thắng Niganthaputta Saccaka? Niganthaputta Saccaka sẽ luận thắng Sa-môn Gotama.
Một số Licchavi lại nói như sau:
— Làm sao chỉ là Niganthaputta Saccaka lại có thể luận thắng Thế Tôn? Thế Tôn sẽ luận thắng Niganthaputta Saccaka.
Rồi Niganthaputta Saccaka với khoảng năm trăm Licchavi vây quanh, cùng đi đến Ðại Lâm, giảng đường Trùng Các.
Lúc bấy giờ một số đông các Tỷ-kheo đang đi qua lại giữa trời. Niganthaputta Saccaka đến các Tỷ-kheo, sau khi đến, liền nói với các vị ấy:
— Chư Tôn giả, nay Tôn giả Gotama ở đâu? Chúng tôi muốn yết kiến Tôn giả Gotama.
— Này Aggivessana, Thế Tôn sau khi đi sâu vào rừng Ðại Lâm, đang ngồi dưới một gốc cây để nghỉ trưa.
Rồi Niganthaputta Saccaka cùng với đại chúng Licchavi, sau khi đi sâu vào rừng Ðại Lâm, đến tại chỗ Thế Tôn. Sau khi đến Niganthaputta Saccaka nói lên với Thế Tôn những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên. Một số Licchavi đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi nói lên với Thế Tôn những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi chấp tay vái Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi xưng tên họ của mình rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi im lặng ngồi xuống một bên.
Niganthaputta Saccaka sau khi ngồi xuống một bên nói với Thế Tôn:
— Tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama một vấn đề, nếu Tôn giả Gotama cho phép tôi được hỏi.
— Này Aggivessana, hãy hỏi như Ông muốn.
— Tôn giả Gotama huấn luyện đệ tử như thế nào? Những bộ môn nào mà phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử?
— Này Aggivessana, như thế này Ta huấn luyện đệ tử. Với những bộ môn này, phần lớn Ta giảng dạy được dành cho đệ tử: “Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã. Tất cả hành là vô thường, tất cả pháp là vô ngã”. Như vậy, này Aggivessana, Ta huấn luyện các đệ tử. Các bộ môn như vậy, phần lớn ta giảng dạy được dành cho đệ tử.
— Này Tôn giả Gotama, tôi có một ví dụ.
Thế Tôn nói:
— Này Aggivessana, hãy nói lên ví dụ ấy.
— Như các hột giống, các cây cỏ này được lớn lên, được trưởng thành, được hưng thịnh là vì tất cả chúng đều y cứ vào đất, nương tựa vào đất. Nhờ vậy các hột giống, các cây cỏ này được lớn lên, được trưởng thành, được hưng thịnh. Tôn giả Gotama, như các công nghiệp nặng nhọc này được tạo tác, tất cả chúng đều y cứ vào đất, nương tựa vào đất. Nhờ vậy, các công nghiệp nặng nhọc này được tạo tác. Cũng vậy, này Tôn giả Gotama, như người này mà tự ngã là sắc, nhờ nương tựa sắc làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là thọ, nhờ nương tựa thọ làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là tưởng, nhờ nương tựa tưởng làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là các hành, nhờ nương tựa các hành làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là thức, nhờ nương tựa thức làm thiện sự hay ác sự.
— Này Aggivessana, như vậy có phải ông nói: “Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta”?
— Tôn giả Gotama, như vậy tôi nói: “Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta”. Và như đại chúng này cũng vậy.
— Này Aggivessana, đại chúng này có quan hệ gì với Ông? Này Aggivessana, hãy giải thích lời nói của Ông.
— Tôn giả Gotama, như vậy tôi nói: “Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta”.
— Này Aggivessana, Ta sẽ hỏi Ông trở lại về vấn đề này. Ông có thể trả lời nếu Ông muốn. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Một vị vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu, con bà Vedehi nước Magadha, vua này có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất không?
— Tôn giả Gotama, một vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu, con bà Vedehi nước Magadha, vua này có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất. Này Tôn giả Gotama, cho đến các giáo đoàn, các đoàn thể, như các Vajji, các Malla, vẫn có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất, còn nói gì một vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu, con bà Vedehi nước Magadha. Này Tôn giả Gotama, vị ấy có quyền hành ấy và xứng đáng có quyền hành ấy.
— Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: “Sắc là tự ngã của ta”, Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: “Sắc của tôi như thế này, sắc của tôi không phải như thế này” không?
Ðược nói vậy Niganthaputta Saccaka giữ im lặng. Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Niganthaputta Saccaka:
— Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: “Sắc là tự ngã của ta”, Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: “Sắc của tôi phải như thế này, sắc của tôi không phải như thế này” không?
Lần thứ hai, Niganthaputta Saccaka vẫn giữ im lặng.
Rồi Thế Tôn nói với Niganthaputta Saccaka:
— Này Aggivessana, nay Ông phải trả lời. Nay không phải lúc Ông giữ im lặng nữa. Này Aggivessana, ai được Như Lai hỏi đến lần thứ ba một câu hỏi hợp lý mà không trả lời, thời đầu của người ấy sẽ bị bể ra làm bảy mảnh tại chỗ.
Lúc bấy giờ thần Dạ xoa Vajirapani (Kim Cang Thủ) đang cầm một chùy sắt to lớn, cháy đỏ, sáng chói, đứng trên không trên đầu Niganthaputta Saccaka với ý định: “Nếu Thế Tôn hỏi đến câu hỏi thứ ba, một câu hỏi hợp lý mà Niganthaputta Saccaka không trả lời, thì ta sẽ đánh bể đầu nó ra làm bảy mảnh”. Chỉ có Thế Tôn và Niganthaputta Saccaka mới thấy thần Dạ xoa Vajirapani. Niganthaputta Saccaka sợ hãi, hoảng hốt, lông tóc dựng, ngược, chỉ tìm thấy sự che chở nơi Thế Tôn, chỉ tìm thấy sự an ổn nơi Thế Tôn, chỉ tìm thấy sự nương tựa nơi Thế Tôn, liền bạch Thế Tôn:
— Tôn giả Gotama hãy hỏi tôi, tôi sẽ trả lời.
— Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: “Sắc là tự ngã của ta”, thì Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: “Sắc của tôi phải như thế này, sắc của tôi không phải như thế này” không?
— Thưa không, Tôn giả Gotama.
— Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: “Thọ là tự ngã của ta”, Ông có quyền hành gì đối với thọ ấy và có nói được, rằng: “Thọ của tôi phải như thế này, thọ của tôi không phải như thế này” không?
— Thưa không, Tôn giả Gotama.
— Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: “Tưởng là tự ngã của ta”, Ông có quyền hành gì đối với tưởng ấy và có nói được rằng: “Tưởng của tôi phải như thế này, tưởng của tôi không phải như thế này” không?
— Thưa không, Tôn giả Gotama.
— Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: “Các hành là tự ngã của ta”, Ông quyền hành gì đối với tự ngã ấy và có nói được rằng: “Các hành của tôi phải như thế này, các hành của tôi không phải như thế này” không?
— Thưa không, Tôn giả Gotama.
— Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: “Thức là tự ngã của ta”, Ông quyền hành gì đối với tự ngã ấy và có nói được rằng: “Thức của tôi phải như thế này, thức của tôi không phải như thế này” không?
— Thưa không, Tôn giả Gotama.
— Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
— Vô thường, Tôn giả Gotama.
— Cái gì vô thường thì cái ấy là khổ hay lạc?
— Là khổ, Tôn giả Gotama.
— Cái gì vô thường, khổ, biến hoại; có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
— Thưa không, Tôn giả Gotama.
— Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Thọ… (như trên)… tưởng… (như trên)… các hành… (như trên)… Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Thức là thường hay vô thường?
— Vô thường, Tôn giả Gotama.
— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
— Là khổ, Tôn giả Gotama.
— Cái gì vô thường, khổ, biến hoại; có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
— Thưa không, Tôn giả Gotama.
— Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Ai ái luyến khổ, chấp trước khổ, tham đắm khổ, quán khổ và nói: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”. Người ấy có thể liễu tri cái khổ của tự mình hay có thể sống trừ diệt khổ không?
— Làm sao có thể được, Tôn giả Gotama? Không thể như vậy, Tôn giả Gotama.
— Này Aggivessana, như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây, đi chỗ này chỗ kia tìm kiếm lõi cây. Người ấy cầm một cái búa sắc bén, đi vào rừng. Người ấy có thể thấy ở đây thân một cây chuối lớn thẳng đứng, còn trẻ, không có khúc đốt. Người ấy có thể chặt gốc cây ấy. Sau khi chặt gốc cây, người ấy chặt ngọn cây. Sau khi chặt ngọn cây, người ấy có thể lột ra các lá cuộn tròn. Nhưng khi lột ra các lá cuộn tròn, người ấy không tìm được giác cây, còn nói gì đến lõi cây. Cũng vậy này Aggivessana, khi được Ta hỏi, Ta cật vấn, Ta chất vấn về những lời của Ông, Ông đã tự tỏ ra trống rỗng, trống không, thất bại. Nhưng này Aggivessana, những lời nói mà Ông tuyên bố cho hội chúng ở Vesali: “Ta không thấy một Sa-môn hay Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, dầu có tự cho là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, khi đối thoại với Ta, không ai là không run sợ, không hoảng sợ, không khiếp sợ, không ai là không bị toát mồ hôi nách. Dầu Ta có đối thoại với một cột trụ vô tình, cột trụ ấy khi đối thoại với ta cũng run sợ, cũng hoảng sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người thường”. Nhưng chính từ nơi trán của Ông, này một người thường. Nhưng chính từ nơi trán của ông, này Aggivessana, những giọt mồ hôi đang chảy xuống, sau khi thấm qua thượng y, đang rơi xuống đất. Còn Ta, này Aggivessana, nay không có mồ hôi nào trên thân Ta.
Rồi Thế Tôn để lộ kim thân cho Hội chúng ấy thấy. Khi nghe nói vậy, Niganthaputta Saccaka im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, ngồi bàng hoàng, không nói một lời.
Rồi Dummukha, một người con Licchavi, biết được Niganthaputta Saccaka im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, ngồi bàng hoàng, không nói một lời, liền bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, con có một ví dụ.
Thế Tôn nói:
— Này Dummukha, hãy nói lên ví dụ ấy.
— Bạch Thế Tôn, như một hồ sen không xa làng hay thị trấn bao nhiêu, ở đây có con cua. Bạch Thế Tôn, rồi một số đông con trai hay con gái đi ra khỏi làng hay thị trấn ấy, đến tại hồ sen kia, sau khi đến, lặn xuống hồ nước ấy bắt con cua lên và đặt nó trên đất khô. Bạch Thế Tôn, khi con cua này thò ra cái càng nào, thì các đứa con trai hay con gái ấy, với cái gậy hay miếng sành, chặt, bẻ gãy và đập nát cái càng ấy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con cua ấy bị chặt, bị bẻ gãy, bị đập nát tất cả càng, không thể lội xuống hồ sen ấy như trước. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, mọi khúc thuyết, gian kế, tranh luận của Niganthaputta Saccaka đã bị Thế Tôn chặt đứt, bẻ gãy, đập tan. Và nay, bạch Thế Tôn, Niganthaputta Saccaka, không thể đến gặp Thế Tôn, chớ đừng nói là có ý định đàm luận.
Khi được nghe nói vậy, Niganthaputta Saccaka nói với Licchavi Dummukha:
— Ông hãy ngừng nói, Dummukha! Ông hãy ngừng nói, Dummukha! Chúng tôi không đàm luận với Ông. Chúng tôi đang đàm luận với Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama, hãy để yên những lời nói của chúng tôi và lời nói của các Sa-môn, Bà-la-môn khác. Tôi nghĩ cuộc đàm luận vô bổ này thật đáng hối tiếc! Cho đến mức độ nào, một đệ tử Thanh văn của Tôn giả Gotama trở thành tuân phụng giáo điển, chấp nhận giảng huấn, nghi ngờ được đoạn trừ, do dự được diệt tận, thành tựu vô úy, sống trong giáo hội Bổn Sư, khỏi phải nương tựa vào ai?
— Ở đây, này Aggivessana, đệ tử Thanh văn của Ta, đối với mọi sắc pháp, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, thấy như thật với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Ðối với mọi cảm thọ… đối với mọi tưởng… đối với mọi hành… đối với mọi thức, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, thấy như thật với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, một đệ tử Thanh văn của Ta trở thành tuân phụng giáo điển, chấp nhận giảng huấn, nghi ngờ được đoạn trừ, do dự được diệt tân, thành tựu vô úy, sống trong giáo hội Bổn sư, khỏi phải nương tựa một ai.
— Cho đến mức độ nào, này Tôn giả Gotama, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát?
— Ở đây, này Aggivessana, Tỷ-kheo đối với bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các sắc pháp, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, chứng được vô chấp thủ giải thoát. Ðối với bất cứ thọ nào… bất cứ tưởng nào… bất cứ hành nào… đối với bất cứ thức nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các thức, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, chứng được vô chấp thủ giải thoát. Cho đến mức độ này, này Aggivessana, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát.
Với tâm giải thoát như vậy, này Aggivessana, Tỷ-kheo thành tựu ba pháp vô thượng: Kiến vô thượng, Ðạo vô thượng, Giải thoát vô thượng. Ðược giải thoát như vậy, này Aggivessana, vị ấy chỉ kính lễ, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai: “Thế Tôn đã giác ngộ, Ngài thuyết pháp để giác ngộ. Thế Tôn đã điều phục, Ngài thuyết pháp để điều phục. Thế Tôn đã tịch tĩnh, Ngài thuyết pháp để tịch tĩnh. Thế Tôn đã vượt qua, Ngài thuyết pháp để vượt qua. Thế Tôn đã chứng Niết-bàn, Ngài thuyết pháp để chứng Niết-bàn”.
Ðược nghe nói vậy, Niganthaputta bạch với Thế Tôn:
— Tôn giả Gotama, chúng tôi thật là lỗ mãng, chúng tôi thật là khinh suất. Chúng tôi đã dám nghĩ dùng lời nói để luận chiến với Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu với con voi điên, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu chống Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu chống đám lửa hừng, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu chống Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu với con rắn độc dữ tợn, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu với Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, chúng tôi thật lỗ mãng, chúng tôi thật là khinh xuất. Chúng tôi đã dám nghĩ, dùng lời nói để luận chiến với Tôn giả Gotama! Mong Tôn giả Gotama nhận lời, ngày mai dùng bữa ăn của tôi cùng với chúng Tỷ-kheo!
Thế Tôn im lặng nhận lời.
Rồi Niganthaputta Saccaka, sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời, liền nói với các Licchavi:
— Các Tôn giả Licchavi hãy nghe tôi. Sa-môn Gotama ngày mai được mời ăn với chúng Tỷ-kheo. Hãy đem đến cho tôi những gì quý vị nghĩ là hợp thời.
Rồi những Licchavi ấy, sau khi đêm ấy đã mãn cho đem đến Niganthaputta Saccaka khoảng năm trăm phần cơm cúng dường nấu với sữa. Rồi Niganthaputta Saccaka, tại vườn của mình, cho soạn các món ăn thịnh soạn, loại cứng và loại mềm, rồi cho báo tin giờ cho Thế Tôn:
— Tôn giả Gotama, nay đã đến giờ. Cơm đã sửa soạn xong.
Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến khu vườn của Niganthaputta Saccaka, sau khi đến, Ngài ngồi trên chỗ đã soạn sẵn cùng với chúng Tỷ-kheo. Rồi Niganthaputta Saccaka, tự tay hầu hạ các món ăn thịnh soạn loại cứng và loại mềm cho chúng Tỷ-kheo, cầm đầu là đức Phật. Rồi Niganthaputta sau khi biết Thế Tôn dùng bữa ăn đã xong, tay đã rời khỏi bát, liền lấy một chiếc ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Niganthaputta Saccaka bạch Thế Tôn:
— Này Tôn giả Gotama, trong cuộc bố thí này, nếu có công đức và công đức địa, mong rằng những vị bố thí sẽ được hưởng hạnh phúc.
— Này Aggivessana, sẽ có (công đức) cho những người bố thí, đối với người đáng được cúng dường như Ông, dầu Ông không phải là không có tham, không phải là không có sân, không phải là không có si; sẽ có (công đức) cho Ông, này Aggivessana, đối với người đáng được cúng dường như Ta, và Ta là người không có tham, không có sân, không có si.
Cūḷasaccaka Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā vesāliyaṁ viharati mahāvane kūṭāgārasālāyaṁ.
Tena kho pana samayena saccako nigaṇṭhaputto vesāliyaṁ paṭivasati bhassappavādako paṇḍitavādo sādhusammato bahujanassa. So vesāliyaṁ parisati evaṁ vācaṁ bhāsati: “nāhaṁ taṁ passāmi samaṇaṁ vā brāhmaṇaṁ vā, saṅghiṁ gaṇiṁ gaṇācariyaṁ, api arahantaṁ sammāsambuddhaṁ paṭijānamānaṁ, yo mayā vādena vādaṁ samāraddho na saṅkampeyya na sampakampeyya na sampavedheyya, yassa na kacchehi sedā mucceyyuṁ. Thūṇaṁ cepāhaṁ acetanaṁ vādena vādaṁ samārabheyyaṁ, sāpi mayā vādena vādaṁ samāraddhā saṅkampeyya sampakampeyya sampavedheyya. Ko pana vādo manussabhūtassā”ti?
Atha kho āyasmā assaji pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya vesāliṁ piṇḍāya pāvisi. Addasā kho saccako nigaṇṭhaputto vesāliyaṁ jaṅghāvihāraṁ anucaṅkamamāno anuvicaramāno āyasmantaṁ assajiṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna yenāyasmā assaji tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā assajinā saddhiṁ sammodi.
Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho saccako nigaṇṭhaputto āyasmantaṁ assajiṁ etadavoca: “kathaṁ pana, bho assaji, samaṇo gotamo sāvake vineti, kathaṁbhāgā ca pana samaṇassa gotamassa sāvakesu anusāsanī bahulā pavattatī”ti?
“Evaṁ kho, aggivessana, bhagavā sāvake vineti, evaṁbhāgā ca pana bhagavato sāvakesu anusāsanī bahulā pavattati: ‘rūpaṁ, bhikkhave, aniccaṁ, vedanā aniccā, saññā aniccā, saṅkhārā aniccā, viññāṇaṁ aniccaṁ. Rūpaṁ, bhikkhave, anattā, vedanā anattā, saññā anattā, saṅkhārā anattā, viññāṇaṁ anattā. Sabbe saṅkhārā aniccā, sabbe dhammā anattā’ti. Evaṁ kho, aggivessana, bhagavā sāvake vineti, evaṁbhāgā ca pana bhagavato sāvakesu anusāsanī bahulā pavattatī”ti.
“Dussutaṁ vata, bho assaji, assumha ye mayaṁ evaṁvādiṁ samaṇaṁ gotamaṁ assumha. Appeva nāma mayaṁ kadāci karahaci tena bhotā gotamena saddhiṁ samāgaccheyyāma, appeva nāma siyā kocideva kathāsallāpo, appeva nāma tasmā pāpakā diṭṭhigatā viveceyyāmā”ti.
Tena kho pana samayena pañcamattāni licchavisatāni santhāgāre sannipatitāni honti kenacideva karaṇīyena. Variant: santhāgāre → sandhāgāre (mr) Atha kho saccako nigaṇṭhaputto yena te licchavī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā te licchavī etadavoca: “abhikkamantu bhonto licchavī, abhikkamantu bhonto licchavī, ajja me samaṇena gotamena saddhiṁ kathāsallāpo bhavissati. Sace me samaṇo gotamo tathā patiṭṭhissati yathā ca me ñātaññatarena sāvakena assajinā nāma bhikkhunā patiṭṭhitaṁ, seyyathāpi nāma balavā puriso dīghalomikaṁ eḷakaṁ lomesu gahetvā ākaḍḍheyya parikaḍḍheyya samparikaḍḍheyya; Variant: yathā ca me → yathāssa me (bj, pts1ed) evamevāhaṁ samaṇaṁ gotamaṁ vādena vādaṁ ākaḍḍhissāmi parikaḍḍhissāmi samparikaḍḍhissāmi. Seyyathāpi nāma balavā soṇḍikākammakāro mahantaṁ soṇḍikākiḷañjaṁ gambhīre udakarahade pakkhipitvā kaṇṇe gahetvā ākaḍḍheyya parikaḍḍheyya samparikaḍḍheyya; evamevāhaṁ samaṇaṁ gotamaṁ vādena vādaṁ ākaḍḍhissāmi parikaḍḍhissāmi samparikaḍḍhissāmi. Seyyathāpi nāma balavā soṇḍikādhutto vālaṁ kaṇṇe gahetvā odhuneyya niddhuneyya nipphoṭeyya; Variant: vālaṁ → thālaṁ (sya-all, mr) | nipphoṭeyya → nicchodeyya (bj); nippoṭheyya (sya-all, km); nicchādeyya (pts1ed, mr); nicchoṭeyya (mr) evamevāhaṁ samaṇaṁ gotamaṁ vādena vādaṁ odhunissāmi niddhunissāmi nipphoṭessāmi. Seyyathāpi nāma kuñjaro saṭṭhihāyano gambhīraṁ pokkharaṇiṁ ogāhetvā sāṇadhovikaṁ nāma kīḷitajātaṁ kīḷati; evamevāhaṁ samaṇaṁ gotamaṁ sāṇadhovikaṁ maññe kīḷitajātaṁ kīḷissāmi. Abhikkamantu bhonto licchavī, abhikkamantu bhonto licchavī, ajja me samaṇena gotamena saddhiṁ kathāsallāpo bhavissatī”ti.
Tatrekacce licchavī evamāhaṁsu: “kiṁ samaṇo gotamo saccakassa nigaṇṭhaputtassa vādaṁ āropessati, atha kho saccako nigaṇṭhaputto samaṇassa gotamassa vādaṁ āropessatī”ti?
Ekacce licchavī evamāhaṁsu: “kiṁ so bhavamāno saccako nigaṇṭhaputto yo bhagavato vādaṁ āropessati, atha kho bhagavā saccakassa nigaṇṭhaputtassa vādaṁ āropessatī”ti?
Atha kho saccako nigaṇṭhaputto pañcamattehi licchavisatehi parivuto yena mahāvanaṁ kūṭāgārasālā tenupasaṅkami.
Tena kho pana samayena sambahulā bhikkhū abbhokāse caṅkamanti. Atha kho saccako nigaṇṭhaputto yena te bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā te bhikkhū etadavoca: “kahaṁ nu kho, bho, etarahi so bhavaṁ gotamo viharati? Dassanakāmā hi mayaṁ taṁ bhavantaṁ gotaman”ti.
“Esa, aggivessana, bhagavā mahāvanaṁ ajjhogāhetvā aññatarasmiṁ rukkhamūle divāvihāraṁ nisinno”ti.
Atha kho saccako nigaṇṭhaputto mahatiyā licchaviparisāya saddhiṁ mahāvanaṁ ajjhogāhetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Tepi kho licchavī appekacce bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu, appekacce bhagavatā saddhiṁ sammodiṁsu, sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Appekacce yena bhagavā tenañjaliṁ paṇāmetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu, appekacce bhagavato santike nāmagottaṁ sāvetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu, appekacce tuṇhībhūtā ekamantaṁ nisīdiṁsu.
Ekamantaṁ nisinno kho saccako nigaṇṭhaputto bhagavantaṁ etadavoca: “puccheyyāhaṁ bhavantaṁ gotamaṁ kiñcideva desaṁ, sace me bhavaṁ gotamo okāsaṁ karoti pañhassa veyyākaraṇāyā”ti.
“Puccha, aggivessana, yadākaṅkhasī”ti.
“Kathaṁ pana bhavaṁ gotamo sāvake vineti, kathaṁbhāgā ca pana bhoto gotamassa sāvakesu anusāsanī bahulā pavattatī”ti?
“Evaṁ kho ahaṁ, aggivessana, sāvake vinemi, evaṁbhāgā ca pana me sāvakesu anusāsanī bahulā pavattati: ‘rūpaṁ, bhikkhave, aniccaṁ, vedanā aniccā, saññā aniccā, saṅkhārā aniccā, viññāṇaṁ aniccaṁ. Rūpaṁ, bhikkhave, anattā, vedanā anattā, saññā anattā, saṅkhārā anattā, viññāṇaṁ anattā. Sabbe saṅkhārā aniccā, sabbe dhammā anattā’ti. Evaṁ kho ahaṁ, aggivessana, sāvake vinemi, evaṁbhāgā ca pana me sāvakesu anusāsanī bahulā pavattatī”ti.
“Upamā maṁ, bho gotama, paṭibhātī”ti.
“Paṭibhātu taṁ, aggivessanā”ti bhagavā avoca.
“Seyyathāpi, bho gotama, ye kecime bījagāmabhūtagāmā vuddhiṁ virūḷhiṁ vepullaṁ āpajjanti, sabbe te pathaviṁ nissāya pathaviyaṁ patiṭṭhāya. Evamete bījagāmabhūtagāmā vuddhiṁ virūḷhiṁ vepullaṁ āpajjanti. Seyyathāpi vā pana, bho gotama, ye kecime balakaraṇīyā kammantā karīyanti, sabbe te pathaviṁ nissāya pathaviyaṁ patiṭṭhāya. Evamete balakaraṇīyā kammantā karīyanti.
Evameva kho, bho gotama, rūpattāyaṁ purisapuggalo rūpe patiṭṭhāya puññaṁ vā apuññaṁ vā pasavati, vedanattāyaṁ purisapuggalo vedanāyaṁ patiṭṭhāya puññaṁ vā apuññaṁ vā pasavati, saññattāyaṁ purisapuggalo saññāyaṁ patiṭṭhāya puññaṁ vā apuññaṁ vā pasavati, saṅkhārattāyaṁ purisapuggalo saṅkhāresu patiṭṭhāya puññaṁ vā apuññaṁ vā pasavati, viññāṇattāyaṁ purisapuggalo viññāṇe patiṭṭhāya puññaṁ vā apuññaṁ vā pasavatī”ti.
“Nanu tvaṁ, aggivessana, evaṁ vadesi: ‘rūpaṁ me attā, vedanā me attā, saññā me attā, saṅkhārā me attā, viññāṇaṁ me attā’”ti?
“Ahañhi, bho gotama, evaṁ vadāmi: ‘rūpaṁ me attā, vedanā me attā, saññā me attā, saṅkhārā me attā, viññāṇaṁ me attā’ti, ayañca mahatī janatā”ti.
“Kiñhi te, aggivessana, mahatī janatā karissati? Iṅgha tvaṁ, aggivessana, sakaññeva vādaṁ nibbeṭhehī”ti.
“Ahañhi, bho gotama, evaṁ vadāmi: ‘rūpaṁ me attā, vedanā me attā, saññā me attā, saṅkhārā me attā, viññāṇaṁ me attā’”ti.
“Tena hi, aggivessana, taññevettha paṭipucchissāmi, yathā te khameyya tathā naṁ byākareyyāsi. Variant: tathā naṁ → tathā taṁ (mr) Taṁ kiṁ maññasi, aggivessana, vatteyya rañño khattiyassa muddhāvasittassa sakasmiṁ vijite vaso—ghātetāyaṁ vā ghātetuṁ, jāpetāyaṁ vā jāpetuṁ, pabbājetāyaṁ vā pabbājetuṁ, seyyathāpi rañño pasenadissa kosalassa, seyyathāpi vā pana rañño māgadhassa ajātasattussa vedehiputtassā”ti?
“Vatteyya, bho gotama, rañño khattiyassa muddhāvasittassa sakasmiṁ vijite vaso—ghātetāyaṁ vā ghātetuṁ, jāpetāyaṁ vā jāpetuṁ, pabbājetāyaṁ vā pabbājetuṁ, seyyathāpi rañño pasenadissa kosalassa, seyyathāpi vā pana rañño māgadhassa ajātasattussa vedehiputtassa. Imesampi hi, bho gotama, saṅghānaṁ gaṇānaṁ—Seyyathidaṁ—vajjīnaṁ mallānaṁ—vattati sakasmiṁ vijite vaso—ghātetāyaṁ vā ghātetuṁ, jāpetāyaṁ vā jāpetuṁ, pabbājetāyaṁ vā pabbājetuṁ. Kiṁ pana rañño khattiyassa muddhāvasittassa, seyyathāpi rañño pasenadissa kosalassa, seyyathāpi vā pana rañño māgadhassa ajātasattussa vedehiputtassa? Vatteyya, bho gotama, vattituñca marahatī”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, aggivessana, yaṁ tvaṁ evaṁ vadesi: ‘rūpaṁ me attā’ti, vattati te tasmiṁ rūpe vaso—evaṁ me rūpaṁ hotu, evaṁ me rūpaṁ mā ahosī”ti? Evaṁ vutte, saccako nigaṇṭhaputto tuṇhī ahosi. Dutiyampi kho bhagavā saccakaṁ nigaṇṭhaputtaṁ etadavoca: “taṁ kiṁ maññasi, aggivessana, yaṁ tvaṁ evaṁ vadesi: ‘rūpaṁ me attā’ti, vattati te tasmiṁ rūpe vaso—evaṁ me rūpaṁ hotu, evaṁ me rūpaṁ mā ahosī”ti? Dutiyampi kho saccako nigaṇṭhaputto tuṇhī ahosi. Atha kho bhagavā saccakaṁ nigaṇṭhaputtaṁ etadavoca: “byākarohi dāni, aggivessana, na dāni te tuṇhībhāvassa kālo. Yo koci, aggivessana tathāgatena yāvatatiyaṁ sahadhammikaṁ pañhaṁ puṭṭho na byākaroti, etthevassa sattadhā muddhā phalatī”ti.
Tena kho pana samayena vajirapāṇi yakkho āyasaṁ vajiraṁ ādāya ādittaṁ sampajjalitaṁ sajotibhūtaṁ saccakassa nigaṇṭhaputtassa uparivehāsaṁ ṭhito hoti: “sacāyaṁ saccako nigaṇṭhaputto bhagavatā yāvatatiyaṁ sahadhammikaṁ pañhaṁ puṭṭho na byākarissati etthevassa sattadhā muddhaṁ phālessāmī”ti. Taṁ kho pana vajirapāṇiṁ yakkhaṁ bhagavā ceva passati saccako ca nigaṇṭhaputto.
Atha kho saccako nigaṇṭhaputto bhīto saṁviggo lomahaṭṭhajāto bhagavantaṁyeva tāṇaṁ gavesī bhagavantaṁyeva leṇaṁ gavesī bhagavantaṁyeva saraṇaṁ gavesī bhagavantaṁ etadavoca: “pucchatu maṁ bhavaṁ gotamo, byākarissāmī”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, aggivessana, yaṁ tvaṁ evaṁ vadesi: ‘rūpaṁ me attā’ti, vattati te tasmiṁ rūpe vaso—evaṁ me rūpaṁ hotu, evaṁ me rūpaṁ mā ahosī”ti?
“No hidaṁ, bho gotama”.
“Manasi karohi, aggivessana; manasi karitvā kho, aggivessana, byākarohi. Na kho te sandhiyati purimena vā pacchimaṁ pacchimena vā purimaṁ. Taṁ kiṁ maññasi, aggivessana, yaṁ tvaṁ evaṁ vadesi: ‘vedanā me attā’ti, vattati te tissaṁ vedanāyaṁ vaso—Variant: tissaṁ vedanāyaṁ → tāyaṁ vedanāyaṁ (bj); tāya vedanāya (sya-all, pts1ed) evaṁ me vedanā hotu, evaṁ me vedanā mā ahosī”ti?
“No hidaṁ, bho gotama”.
“Manasi karohi, aggivessana; manasi karitvā kho, aggivessana, byākarohi. Na kho te sandhiyati purimena vā pacchimaṁ, pacchimena vā purimaṁ. Taṁ kiṁ maññasi, aggivessana, yaṁ tvaṁ evaṁ vadesi: ‘saññā me attā’ti, vattati te tissaṁ saññāyaṁ vaso—evaṁ me saññā hotu, evaṁ me saññā mā ahosī”ti?
“No hidaṁ, bho gotama”.
“Manasi karohi, aggivessana; manasi karitvā kho, aggivessana, byākarohi. Na kho te sandhiyati purimena vā pacchimaṁ, pacchimena vā purimaṁ. Taṁ kiṁ maññasi, aggivessana, yaṁ tvaṁ evaṁ vadesi: ‘saṅkhārā me attā’ti, vattati te tesu saṅkhāresu vaso—evaṁ me saṅkhārā hontu, evaṁ me saṅkhārā mā ahesun”ti?
“No hidaṁ, bho gotama”.
“Manasi karohi, aggivessana; manasi karitvā kho, aggivessana, byākarohi. Na kho te sandhiyati purimena vā pacchimaṁ, pacchimena vā purimaṁ. Taṁ kiṁ maññasi, aggivessana, yaṁ tvaṁ evaṁ vadesi: ‘viññāṇaṁ me attā’ti, vattati te tasmiṁ viññāṇe vaso—evaṁ me viññāṇaṁ hotu, evaṁ me viññāṇaṁ mā ahosī”ti?
“No hidaṁ, bho gotama”.
“Manasi karohi, aggivessana; manasi karitvā kho, aggivessana, byākarohi. Na kho te sandhiyati purimena vā pacchimaṁ, pacchimena vā purimaṁ. Taṁ kiṁ maññasi, aggivessana, rūpaṁ niccaṁ vā aniccaṁ vā”ti?
“Aniccaṁ, bho gotama”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā”ti?
“Dukkhaṁ, bho gotama”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“No hidaṁ, bho gotama”.
“Taṁ kiṁ maññasi, aggivessana, vedanā …pe… saññā …pe… saṅkhārā …pe… taṁ kiṁ maññasi, aggivessana, viññāṇaṁ niccaṁ vā aniccaṁ vā”ti?
“Aniccaṁ, bho gotama”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā”ti?
“Dukkhaṁ, bho gotama”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“No hidaṁ, bho gotama”.
“Taṁ kiṁ maññasi, aggivessana, yo nu kho dukkhaṁ allīno dukkhaṁ upagato dukkhaṁ ajjhosito, dukkhaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati, api nu kho so sāmaṁ vā dukkhaṁ parijāneyya, dukkhaṁ vā parikkhepetvā vihareyyā”ti?
“Kiñhi siyā, bho gotama? No hidaṁ, bho gotamā”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, aggivessana, nanu tvaṁ evaṁ sante dukkhaṁ allīno dukkhaṁ upagato dukkhaṁ ajjhosito, dukkhaṁ: ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassasī”ti?
“Kiñhi no siyā, bho gotama? Evametaṁ, bho gotamā”ti.
“Seyyathāpi, aggivessana, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṁ caramāno tiṇhaṁ kuṭhāriṁ ādāya vanaṁ paviseyya. Variant: kuṭhāriṁ → kudhāriṁ (sya-all, km, mr) So tattha passeyya mahantaṁ kadalikkhandhaṁ ujuṁ navaṁ akukkukajātaṁ. Variant: akukkukajātaṁ → akukkuṭajātaṁ (sya-all, km) Tamenaṁ mūle chindeyya, mūle chetvā agge chindeyya, agge chetvā pattavaṭṭiṁ vinibbhujeyya. Variant: vinibbhujeyya → vinibbhujjeyya (mr) So tattha pattavaṭṭiṁ vinibbhujanto pheggumpi nādhigaccheyya, kuto sāraṁ?
Evameva kho tvaṁ, aggivessana, mayā sakasmiṁ vāde samanuyuñjiyamāno samanugāhiyamāno samanubhāsiyamāno ritto tuccho aparaddho. Bhāsitā kho pana te esā, aggivessana, vesāliyaṁ parisati vācā: ‘nāhaṁ taṁ passāmi samaṇaṁ vā brāhmaṇaṁ vā, saṅghiṁ gaṇiṁ gaṇācariyaṁ, api arahantaṁ sammāsambuddhaṁ paṭijānamānaṁ, yo mayā vādena vādaṁ samāraddho na saṅkampeyya na sampakampeyya na sampavedheyya, yassa na kacchehi sedā mucceyyuṁ. Thūṇaṁ cepāhaṁ acetanaṁ vādena vādaṁ samārabheyyaṁ sāpi mayā vādena vādaṁ samāraddhā saṅkampeyya sampakampeyya sampavedheyya. Ko pana vādo manussabhūtassā’ti? Tuyhaṁ kho pana, aggivessana, appekaccāni sedaphusitāni nalāṭā muttāni, uttarāsaṅgaṁ vinibhinditvā bhūmiyaṁ patiṭṭhitāni. Mayhaṁ kho pana, aggivessana, natthi etarahi kāyasmiṁ sedo”ti. Iti bhagavā tasmiṁ parisati suvaṇṇavaṇṇaṁ kāyaṁ vivari. Variant: tasmiṁ → tassaṁ (?) Evaṁ vutte, saccako nigaṇṭhaputto tuṇhībhūto maṅkubhūto pattakkhandho adhomukho pajjhāyanto appaṭibhāno nisīdi.
Atha kho dummukho licchaviputto saccakaṁ nigaṇṭhaputtaṁ tuṇhībhūtaṁ maṅkubhūtaṁ pattakkhandhaṁ adhomukhaṁ pajjhāyantaṁ appaṭibhānaṁ viditvā bhagavantaṁ etadavoca: “upamā maṁ, bhagavā, paṭibhātī”ti.
“Paṭibhātu taṁ, dummukhā”ti bhagavā avoca.
“Seyyathāpi, bhante, gāmassa vā nigamassa vā avidūre pokkharaṇī. Tatrāssa kakkaṭako. Atha kho, bhante, sambahulā kumārakā vā kumārikā vā tamhā gāmā vā nigamā vā nikkhamitvā yena sā pokkharaṇī tenupasaṅkameyyuṁ; upasaṅkamitvā taṁ pokkharaṇiṁ ogāhetvā taṁ kakkaṭakaṁ udakā uddharitvā thale patiṭṭhāpeyyuṁ. Yaññadeva hi so, bhante, kakkaṭako aḷaṁ abhininnāmeyya taṁ tadeva te kumārakā vā kumārikā vā kaṭṭhena vā kathalena vā sañchindeyyuṁ sambhañjeyyuṁ sampalibhañjeyyuṁ. Evañhi so, bhante, kakkaṭako sabbehi aḷehi sañchinnehi sambhaggehi sampalibhaggehi abhabbo taṁ pokkharaṇiṁ puna otarituṁ, seyyathāpi pubbe. Evameva kho, bhante, yāni saccakassa nigaṇṭhaputtassa visūkāyitāni visevitāni vipphanditāni tānipi sabbāni bhagavatā sañchinnāni sambhaggāni sampalibhaggāni; Variant: vipphanditāni tānipi sabbāni → vipphanditāni kānici kānici tāni (bj, sya-all, km, pts1ed) abhabbo ca dāni, bhante, saccako nigaṇṭhaputto puna bhagavantaṁ upasaṅkamituṁ yadidaṁ vādādhippāyo”ti.
Evaṁ vutte, saccako nigaṇṭhaputto dummukhaṁ licchaviputtaṁ etadavoca: “āgamehi tvaṁ, dummukha, āgamehi tvaṁ, dummukha, (…) na mayaṁ tayā saddhiṁ mantema, idha mayaṁ bhotā gotamena saddhiṁ mantema. Variant: (…) → (mukharosi tvaṁ dummukha) (bj, sya-all, km) | āgamehi tvaṁ, dummukha → etthantare pāṭho si potthake
Tiṭṭhatesā, bho gotama, amhākañceva aññesañca puthusamaṇabrāhmaṇānaṁ vācā. Vilāpaṁ vilapitaṁ maññe. Kittāvatā ca nu kho bhoto gotamassa sāvako sāsanakaro hoti ovādapatikaro tiṇṇavicikiccho vigatakathaṅkatho vesārajjappatto aparappaccayo satthusāsane viharatī”ti?
“Idha, aggivessana, mama sāvako yaṁ kiñci rūpaṁ atītānāgatapaccuppannaṁ ajjhattaṁ vā bahiddhā vā oḷārikaṁ vā sukhumaṁ vā hīnaṁ vā paṇītaṁ vā yaṁ dūre santike vā, sabbaṁ rūpaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya passati; yā kāci vedanā …pe… yā kāci saññā …pe… ye keci saṅkhārā …pe… yaṁ kiñci viññāṇaṁ atītānāgatapaccuppannaṁ ajjhattaṁ vā bahiddhā vā oḷārikaṁ vā sukhumaṁ vā hīnaṁ vā paṇītaṁ vā, yaṁ dūre santike vā, sabbaṁ viññāṇaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya passati. Ettāvatā kho, aggivessana, mama sāvako sāsanakaro hoti ovādapatikaro tiṇṇavicikiccho vigatakathaṅkatho vesārajjappatto aparappaccayo satthusāsane viharatī”ti.
“Kittāvatā pana, bho gotama, bhikkhu arahaṁ hoti khīṇāsavo vusitavā katakaraṇīyo ohitabhāro anuppattasadattho parikkhīṇabhavasaṁyojano sammadaññāvimutto”ti?
“Idha, aggivessana, bhikkhu yaṁ kiñci rūpaṁ atītānāgatapaccuppannaṁ ajjhattaṁ vā bahiddhā vā oḷārikaṁ vā sukhumaṁ vā hīnaṁ vā paṇītaṁ vā yaṁ dūre santike vā sabbaṁ rūpaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya disvā anupādā vimutto hoti; yā kāci vedanā …pe… yā kāci saññā …pe… ye keci saṅkhārā …pe… yaṁ kiñci viññāṇaṁ atītānāgatapaccuppannaṁ ajjhattaṁ vā bahiddhā vā oḷārikaṁ vā sukhumaṁ vā hīnaṁ vā paṇītaṁ vā yaṁ dūre santike vā sabbaṁ viññāṇaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya disvā anupādā vimutto hoti. Ettāvatā kho, aggivessana, bhikkhu arahaṁ hoti khīṇāsavo vusitavā katakaraṇīyo ohitabhāro anuppattasadattho parikkhīṇabhavasaṁyojano sammadaññāvimutto.
Evaṁ vimuttacitto kho, aggivessana, bhikkhu tīhi anuttariyehi samannāgato hoti—dassanānuttariyena, paṭipadānuttariyena, vimuttānuttariyena. Evaṁ vimuttacitto kho, aggivessana, bhikkhu tathāgataññeva sakkaroti garuṁ karoti māneti pūjeti—buddho so bhagavā bodhāya dhammaṁ deseti, danto so bhagavā damathāya dhammaṁ deseti, santo so bhagavā samathāya dhammaṁ deseti, tiṇṇo so bhagavā taraṇāya dhammaṁ deseti, parinibbuto so bhagavā parinibbānāya dhammaṁ desetī”ti.
Evaṁ vutte, saccako nigaṇṭhaputto bhagavantaṁ etadavoca: “mayameva, bho gotama, dhaṁsī, mayaṁ pagabbā, ye mayaṁ bhavantaṁ gotamaṁ vādena vādaṁ āsādetabbaṁ amaññimha. Siyā hi, bho gotama, hatthiṁ pabhinnaṁ āsajja purisassa sotthibhāvo, na tveva bhavantaṁ gotamaṁ āsajja siyā purisassa sotthibhāvo. Siyā hi, bho gotama, pajjalitaṁ aggikkhandhaṁ āsajja purisassa sotthibhāvo, na tveva bhavantaṁ gotamaṁ āsajja siyā purisassa sotthibhāvo. Siyā hi, bho gotama, āsīvisaṁ ghoravisaṁ āsajja purisassa sotthibhāvo, na tveva bhavantaṁ gotamaṁ āsajja siyā purisassa sotthibhāvo. Mayameva, bho gotama, dhaṁsī, mayaṁ pagabbā, ye mayaṁ bhavantaṁ gotamaṁ vādena vādaṁ āsādetabbaṁ amaññimha. Adhivāsetu me bhavaṁ gotamo svātanāya bhattaṁ saddhiṁ bhikkhusaṅghenā”ti. Variant: Adhivāsetu → adhivāsetu ca (pts1ed, mr) Adhivāsesi bhagavā tuṇhībhāvena.
Atha kho saccako nigaṇṭhaputto bhagavato adhivāsanaṁ viditvā te licchavī āmantesi: “suṇantu me bhonto licchavī, samaṇo me gotamo nimantito svātanāya saddhiṁ bhikkhusaṅghena. Tena me abhihareyyātha yamassa patirūpaṁ maññeyyāthā”ti.
Atha kho te licchavī tassā rattiyā accayena saccakassa nigaṇṭhaputtassa pañcamattāni thālipākasatāni bhattābhihāraṁ abhihariṁsu. Atha kho nigaṇṭhaputto sake ārāme paṇītaṁ khādanīyaṁ bhojanīyaṁ paṭiyādāpetvā bhagavato kālaṁ ārocāpesi: “kālo, bho gotama, niṭṭhitaṁ bhattan”ti.
Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena saccakassa nigaṇṭhaputtassa ārāmo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi saddhiṁ bhikkhusaṅghena. Atha kho saccako nigaṇṭhaputto buddhappamukhaṁ bhikkhusaṅghaṁ paṇītena khādanīyena bhojanīyena sahatthā santappesi sampavāresi. Atha kho saccako nigaṇṭhaputto bhagavantaṁ bhuttāviṁ onītapattapāṇiṁ aññataraṁ nīcaṁ āsanaṁ gahetvā ekamantaṁ nisīdi.
Ekamantaṁ nisinno kho saccako nigaṇṭhaputto bhagavantaṁ etadavoca: “yamidaṁ, bho gotama, dāne puññañca puññamahī ca taṁ dāyakānaṁ sukhāya hotū”ti.
“Yaṁ kho, aggivessana, tādisaṁ dakkhiṇeyyaṁ āgamma avītarāgaṁ avītadosaṁ avītamohaṁ, taṁ dāyakānaṁ bhavissati. Yaṁ kho, aggivessana, mādisaṁ dakkhiṇeyyaṁ āgamma vītarāgaṁ vītadosaṁ vītamohaṁ, taṁ tuyhaṁ bhavissatī”ti.
Cūḷasaccaka Sutta
Dịch giả