Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Jīvaka Sutta

55

.

Kinh Jivaka

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), tại rừng xoài của Jivaka Komarabhacca.

Rồi Jivaka Komarabhacca đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Jivaka Komarabhacca bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, con nghe nói như sau: “Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama tuy biết thế vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình và được làm cho mình”. Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: “Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama tuy biết thế vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình và được làm cho mình”, bạch Thế Tôn, những người ấy có nói chính lời Thế Tôn, họ không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật, họ trả lời đúng pháp, thuận pháp, và những ai như pháp, thuyết đúng pháp, thuận pháp không có thể quở trách ?

— Này Jivaka, những ai nói như sau: “Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama tuy biết thế vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình được làm cho mình”, những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi vì mình mà giết. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi vì mình mà giết. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng.

Ở đây, này Jivaka, Tỷ-kheo sống dựa vào một làng hay một thị trấn nào, vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng từ, và an trú; cũng vậy phương thứ hai, phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú. Một người cư sĩ hay con một người cư sĩ đến Tỷ-kheo ấy và mời ngày mai thọ trai và này Jivaka, Tỷ-kheo ấy nhận lời. Sau khi đêm ấy đã qua, Tỷ-kheo ấy vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến chỗ người cư sĩ kia hay con người cư sĩ kia. Sau khi đến, vị ấy ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Và vị cư sĩ, hay con vị cư sĩ ấy thỉnh vị ấy dùng các món ăn khất thực thượng vị. Vị Tỷ-kheo ấy không nghĩ: “Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món khất thực thượng vị như vậy”. Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy. Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy, với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly. Này Jivaka, Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có nghĩ đến tự hại, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Này Jivaka, Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có phải dùng các món ăn không có lỗi lầm?

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: “Cao thượng thay, an trú lòng từ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn diện kiến thân chứng cho con điểm này. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn an trú lòng từ.

— Này Jivaka, cái gọi là tham, là sân, là si, do đó sân hận khởi lên, tham ấy, sân ấy, si ấy được Như Lại đoạn trừ, chặt cho đến tận gốc, làm cho như thân cây tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Jivaka, nếu như vậy là ý nghĩa Ông muốn nói, thời Ta đồng ý với Ông.

— Bạch Thế Tôn, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói.

— Ở đây, này Jivaka, Tỷ-kheo sống dựa vào một làng nào hay một thị trấn nào. Vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng bi… với tâm có lòng hỷ… với tâm có lòng xả và an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy, biến mãn với tâm có lòng xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú. Một cư sĩ hay con một người cư sĩ đến Tỷ-kheo ấy và mời ngày mai thọ trai. Và này Jivaka, Tỷ-kheo ấy nhận lời. Sau khi đêm ấy đã qua, vị ấy vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến chỗ người cư sĩ kia, hay con của người cư sĩ kia. Sau khi đến, vị ấy ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Và vị cư sĩ, hay con vị cư sĩ ấy thỉnh vị ấy dùng các món ăn khất thực thượng vị. Tỷ-kheo ấy không nghĩ: “Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng vị cư sĩ này, hay con vị cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị như vậy”. Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy. Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly. Này Jivaka, Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có nghĩ đến hại mình, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Này Jivaka, vị Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy, có phải dùng các món ăn không có lỗi lầm?

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: “Cao thượng thay, an trú lòng xả! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn diện kiến thân chứng cho con điểm này. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn an trú lòng xả.

— Này Jivaka, cái gọi là tham, là sân, là si, do đó sân hận khởi lên, tham ấy, sân ấy, si ấy được Như Lại đoạn trừ, chặt cho đến tận gốc, làm cho như thân cây tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Jivaka, nếu như vậy là ý nghĩa Ông muốn nói, thời ta đồng ý với Ông.

— Bạch Thế Tôn, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói.

— Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân. Khi người ấy nói như sau: “Hãy đi và dắt con thú này đến”, đó là nguyên nhân thứ nhứt, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Con thú ấy, khi bị dắt đi, vì bị kéo lôi nơi cổ, nên cảm thọ khổ ưu, đó là nguyên nhân thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy nói: “Hãy đi và giết con thú này”, đó là nguyên nhân thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi con thú ấy bị giết, cảm thọ khổ ưu, đây là nguyên nhân thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai một cách phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này.

Khi nghe nói vậy, Jivaka Komarabhacca bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo thật sự thọ dụng các món ăn một cách hợp pháp. Bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo thật sự thọ dụng các món ăn không có khuyết phạm. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! … Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Jīvaka Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā rājagahe viharati jīvakassa komārabhaccassa ambavane.

Atha kho jīvako komārabhacco yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho jīvako komārabhacco bhagavantaṁ etadavoca:

“sutaṁ metaṁ, bhante: ‘samaṇaṁ gotamaṁ uddissa pāṇaṁ ārabhanti, taṁ samaṇo gotamo jānaṁ uddissakataṁ maṁsaṁ paribhuñjati paṭiccakamman’ti. Variant: ārabhanti → ārambhanti (mr) | uddissakataṁ → uddissakaṭaṁ (bj, pts1ed) Ye te, bhante, evamāhaṁsu: ‘samaṇaṁ gotamaṁ uddissa pāṇaṁ ārabhanti, taṁ samaṇo gotamo jānaṁ uddissakataṁ maṁsaṁ paribhuñjati paṭiccakamman’ti, kacci te, bhante, bhagavato vuttavādino, na ca bhagavantaṁ abhūtena abbhācikkhanti, dhammassa cānudhammaṁ byākaronti, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṁ ṭhānaṁ āgacchatī”ti?

“Ye te, jīvaka, evamāhaṁsu: ‘samaṇaṁ gotamaṁ uddissa pāṇaṁ ārabhanti, taṁ samaṇo gotamo jānaṁ uddissakataṁ maṁsaṁ paribhuñjati paṭiccakamman’ti na me te vuttavādino, abbhācikkhanti ca maṁ te asatā abhūtena.

Tīhi kho ahaṁ, jīvaka, ṭhānehi maṁsaṁ aparibhoganti vadāmi. Diṭṭhaṁ, sutaṁ, parisaṅkitaṁ—imehi kho ahaṁ, jīvaka, tīhi ṭhānehi maṁsaṁ aparibhoganti vadāmi.

Tīhi kho ahaṁ, jīvaka, ṭhānehi maṁsaṁ paribhoganti vadāmi. Adiṭṭhaṁ, asutaṁ, aparisaṅkitaṁ—imehi kho ahaṁ, jīvaka, tīhi ṭhānehi maṁsaṁ paribhoganti vadāmi.

Idha, jīvaka, bhikkhu aññataraṁ gāmaṁ vā nigamaṁ vā upanissāya viharati. So mettāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā viharati, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ. Iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharati. Tamenaṁ gahapati vā gahapatiputto vā upasaṅkamitvā svātanāya bhattena nimanteti. Ākaṅkhamānova, jīvaka, bhikkhu adhivāseti. Variant: Ākaṅkhamānova → ākaṅkhamāno (sya-all, km)

So tassā rattiyā accayena pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena tassa gahapatissa vā gahapatiputtassa vā nivesanaṁ tenupasaṅkamati; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdati. Tamenaṁ so gahapati vā gahapatiputto vā paṇītena piṇḍapātena parivisati. Tassa na evaṁ hoti: ‘sādhu vata māyaṁ gahapati vā gahapatiputto vā paṇītena piṇḍapātena pariviseyyāti. Variant: māyaṁ → maṁ + ayaṁ = Aho vata māyaṁ gahapati vā gahapatiputto vā āyatimpi evarūpena paṇītena piṇḍapātena pariviseyyā’ti—evampissa na hoti. So taṁ piṇḍapātaṁ agathito amucchito anajjhopanno ādīnavadassāvī nissaraṇapañño paribhuñjati. Variant: agathito → agadhito (sya-all, km, mr) | anajjhopanno → anajjhāpanno (sya-all, km, mr)

Taṁ kiṁ maññasi, jīvaka, api nu so bhikkhu tasmiṁ samaye attabyābādhāya vā ceteti, parabyābādhāya vā ceteti, ubhayabyābādhāya vā cetetī”ti?

“No hetaṁ, bhante”.

“Nanu so, jīvaka, bhikkhu tasmiṁ samaye anavajjaṁyeva āhāraṁ āhāretī”ti?

“Evaṁ, bhante. Sutaṁ metaṁ, bhante: ‘brahmā mettāvihārī’ti. Taṁ me idaṁ, bhante, bhagavā sakkhidiṭṭho; bhagavā hi, bhante, mettāvihārī”ti.

“Yena kho, jīvaka, rāgena yena dosena yena mohena byāpādavā assa so rāgo so doso so moho tathāgatassa pahīno ucchinnamūlo tālāvatthukato anabhāvaṅkato āyatiṁ anuppādadhammo. Variant: anabhāvaṅkato → anabhāvakato (bj, pts1ed); anabhāvaṅgato (sya1ed, sya2ed, km) Sace kho te, jīvaka, idaṁ sandhāya bhāsitaṁ anujānāmi te etan”ti. Variant: bhāsitaṁ → bhāsitanti (sya-all)

“Etadeva kho pana me, bhante, sandhāya bhāsitaṁ”.

“Idha, jīvaka, bhikkhu aññataraṁ gāmaṁ vā nigamaṁ vā upanissāya viharati. So karuṇāsahagatena cetasā …pe…

muditāsahagatena cetasā …pe…

upekkhāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā viharati, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ. Iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ upekkhāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharati. Tamenaṁ gahapati vā gahapatiputto vā upasaṅkamitvā svātanāya bhattena nimanteti. Ākaṅkhamānova, jīvaka, bhikkhu adhivāseti.

So tassā rattiyā accayena pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena gahapatissa vā gahapatiputtassa vā nivesanaṁ tenupasaṅkamati; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdati. Tamenaṁ so gahapati vā gahapatiputto vā paṇītena piṇḍapātena parivisati. Tassa na evaṁ hoti: ‘sādhu vata māyaṁ gahapati vā gahapatiputto vā paṇītena piṇḍapātena pariviseyyāti. Aho vata māyaṁ gahapati vā gahapatiputto vā āyatimpi evarūpena paṇītena piṇḍapātena pariviseyyā’ti—evampissa na hoti. So taṁ piṇḍapātaṁ agathito amucchito anajjhopanno ādīnavadassāvī nissaraṇapañño paribhuñjati.

Taṁ kiṁ maññasi, jīvaka, api nu so bhikkhu tasmiṁ samaye attabyābādhāya vā ceteti, parabyābādhāya vā ceteti, ubhayabyābādhāya vā cetetī”ti?

“No hetaṁ, bhante”.

“Nanu so, jīvaka, bhikkhu tasmiṁ samaye anavajjaṁyeva āhāraṁ āhāretī”ti?

“Evaṁ, bhante. Sutaṁ metaṁ, bhante: ‘brahmā upekkhāvihārī’ti. Taṁ me idaṁ, bhante, bhagavā sakkhidiṭṭho; bhagavā hi, bhante, upekkhāvihārī”ti.

“Yena kho, jīvaka, rāgena yena dosena yena mohena vihesavā assa arativā assa paṭighavā assa so rāgo so doso so moho tathāgatassa pahīno ucchinnamūlo tālāvatthukato anabhāvaṅkato āyatiṁ anuppādadhammo. Sace kho te, jīvaka, idaṁ sandhāya bhāsitaṁ, anujānāmi te etan”ti.

“Etadeva kho pana me, bhante, sandhāya bhāsitaṁ”.

“Yo kho, jīvaka, tathāgataṁ vā tathāgatasāvakaṁ vā uddissa pāṇaṁ ārabhati so pañcahi ṭhānehi bahuṁ apuññaṁ pasavati.

Yampi so, gahapati, evamāha: ‘gacchatha, amukaṁ nāma pāṇaṁ ānethā’ti, iminā paṭhamena ṭhānena bahuṁ apuññaṁ pasavati.

Yampi so pāṇo galappaveṭhakena ānīyamāno dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti, iminā dutiyena ṭhānena bahuṁ apuññaṁ pasavati.

Yampi so evamāha: ‘gacchatha imaṁ pāṇaṁ ārabhathā’ti, iminā tatiyena ṭhānena bahuṁ apuññaṁ pasavati.

Yampi so pāṇo ārabhiyamāno dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti, iminā catutthena ṭhānena bahuṁ apuññaṁ pasavati.

Yampi so tathāgataṁ vā tathāgatasāvakaṁ vā akappiyena āsādeti, iminā pañcamena ṭhānena bahuṁ apuññaṁ pasavati.

Yo kho, jīvaka, tathāgataṁ vā tathāgatasāvakaṁ vā uddissa pāṇaṁ ārabhati so imehi pañcahi ṭhānehi bahuṁ apuññaṁ pasavatī”ti.

Evaṁ vutte, jīvako komārabhacco bhagavantaṁ etadavoca: “acchariyaṁ, bhante, abbhutaṁ, bhante. Kappiyaṁ vata, bhante, bhikkhū āhāraṁ āhārenti; anavajjaṁ vata, bhante, bhikkhū āhāraṁ āhārenti. Abhikkantaṁ, bhante, abhikkantaṁ, bhante …pe… upāsakaṁ maṁ bhagavā dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gatan”ti.

Jīvakasuttaṁ niṭṭhitaṁ pañcamaṁ.

Jīvaka Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC