Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Cātuma Sutta

67

.

Kinh Cātuma

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Catuma trong rừng cây Kha-lưu-lạc (Myrobalan).

Lúc bấy giờ, khoảng năm trăm Tỷ-kheo, do Sariputta (Xá-lợi-phất) và Moggallana (Mục-kiền-liên) cầm đầu cùng đến Catuma để yết kiến Thế Tôn. Và các Tỷ-kheo mới đến chào đón các vị cựu trú Tỷ-kheo. Trong khi các sàng tọa được sửa soạn và y bát được cất dọn, nên các tiếng náo động ồn ào khởi lên. Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:

— Này Ananda, các tiếng náo động ồn ào kia là các tiếng gì, thật giống như tiếng hàng đánh cá tranh giành cá với nhau.

— “Bạch Thế Tôn, đó là khoảng năm trăm Tỷ-kheo, do Sariputta và Moggallama cầm đầu, đã đến Catuma để yết kiến Thế Tôn. Và các Tỷ-kheo mới đến chào đón các vị cựu trú Tỷ-kheo. Trong khi các sàng tọa được sửa soạn và y bát được cất dọn, các tiếng náo động ồn ào khởi lên.

— “Vậy này Ananda, hãy nhân danh Ta bảo các Tỷ-kheo ấy: “Bậc Ðạo Sư cho gọi các Tôn giả”.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, đi đến chỗ các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến, nói với các Tỷ-kheo ấy như sau:

— Bậc Ðạo Sư cho gọi các Tôn giả.

— Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy đang ngồi một bên:

— Này các Tỷ-kheo, các Ông có nghĩ chăng, các tiếng náo động ồn ào thật giống như tiếng hàng đánh cá tranh giành cá với nhau?

— Bạch Thế Tôn, đó là khoảng năm trăm Tỷ-kheo, do Sariputta và Moggallana dẫn đầu, đã đến Catuma để yết kiến Thế Tôn và các Tỷ-kheo mới đến chào đón các vị cựu trú Tỷ-kheo. Trong khi các sàng tọa được sửa soạn và y bát được cất dọn, các tiếng náo động ồn ào khởi lên.

— Hãy đi đi này các Tỷ-kheo, Ta đuổi các Ông. Các Ông chớ có ở gần Ta.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, dọn dẹp lại sàng tọa, cầm lấy y bát rồi ra đi.

Lúc bấy giờ, các Thích tử trú ở Catuma đang hội họp tại giảng đường vì một vài công cụ. Các Thích tử trú ở Catuma thấy các Tỷ-kheo ấy từ xa đi đến, sau khi thấy liền đến gặp các Tỷ-kheo, sau khi đến bèn nói như sau:

— Nay chư Tôn giả đi đâu?

— Chư Huynh, chúng Tỷ-kheo bị Thế Tôn đuổi đi.

— Chư Tôn giả hãy ngồi lại một lát. Chúng tôi có thể làm cho Thế Tôn vui lòng.

— Thưa vâng, chư Huynh.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp các Thích tử (bộ tộc Thích ca) trú ở Catuma. Rồi các Thích tử trú ở Catuma đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Thích tử trú ở Catuma bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy hoan hỷ với chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy tiếp đón chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ví như trước kia, chúng Tỷ-kheo đã được Thế Tôn giúp đỡ, cũng như vậy, mong nay Thế Tôn hãy giúp đỡ chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ở đây, có những vị tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng. Ví như, bạch Thế Tôn, các hạt giống cây nếu không được nước, chúng có thể đổi khác, chúng có thể biến dạng; cũng vậy, bạch Thế Tôn, ở đây có những vị tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng. Ví như, bạch Thế Tôn, con bê nếu không được thấy con bò mẹ, chúng có thể đổi khác, chúng có thể biến dạng; cũng vậy, bạch Thế Tôn, ở đây có những vị tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy hoan hỷ với chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy tiếp đón chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ví như trước kia, chúng Tỷ-kheo đã được Thế Tôn giúp đỡ; cũng như vậy, mong nay Thế Tôn hãy giúp đỡ chúng Tỷ-kheo.

Rồi Phạm thiên Sahampati (Ta bà Chủ) với tâm của mình biết được tâm Thế Tôn. Như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng như vậy, Phạm thiên biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn. Rồi Phạm thiên Sahampati, đắp thượng y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy hoan hỷ với chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy tiếp đón chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ví như trước kia chúng Tỷ-kheo đã được Thế Tôn giúp đỡ; cũng như vậy, mong nay Thế Tôn hãy giúp đỡ chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ở đây, có những tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng. Ví như, bạch Thế Tôn, các hạt giống cây nếu không được nước, chúng có thể đổi khác, chúng có thể biến dạng; cũng vậy, bạch Thế Tôn, ở đây, có những vị tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng. Ví như, bạch Thế Tôn, con bê, nếu không được thấy con bò mẹ, nó có thể đổi khác, nó có thể biến dạng; cũng vậy, bạch Thế Tôn, ở đây, có những tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy hoan hỷ với chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy tiếp đón chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ví như trước kia, chúng Tỷ-kheo đã được Thế Tôn giúp đỡ; cũng như vậy, mong nay Thế Tôn hãy giúp đỡ chúng Tỷ-kheo.

Các Thích tử ở Catuma và Phạm thiên Sahampati đã có thể làm Thế Tôn vui lòng với ví dụ hột giống và ví dụ con bê con. Rồi Tôn giả Mahamoggallana bảo các Tỷ-kheo:

— Chư Hiền, hãy đứng dậy! Hãy cầm lấy y và bình bát! Thế Tôn đã được các Thích tử trú ở Catuma và Phạm thiên Sahampati làm cho vui lòng với ví dụ hột giống và ví dụ con bê con.

— Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahamoggallana, từ chỗ ngồi đứng dậy, cầm lấy y bát, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sariputta đang ngồi một bên:

— Này Sariputta, Ông đã nghĩ gì khi chúng Tỷ-kheo bị Ta đuổi?

— Bạch Thế Tôn, khi chúng Tỷ-kheo bị Thế Tôn đuổi, con nghĩ như sau: “Nay Thế Tôn sẽ được ít bận rộn, sẽ được an trú trong hiện tại lạc. Chúng con nay cũng được ít bận rộn, sẽ được an trú trong hiện tại lạc.

— Này Sariputta, hãy chờ đợi! Này Sariputta, hãy chờ đợi! Này Sariputta, chớ có để tư tưởng như vậy khởi lên Ông nữa.

Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Mahamoggallana:

— Này Moggallana, Ông đã nghĩ gì khi chúng Tỷ-kheo bị Ta đuổi?

— Bạch Thế Tôn, khi chúng Tỷ-kheo bị Thế Tôn đuổi, con nghĩ như sau: “Nay Thế Tôn sẽ được ít bận rộn, sẽ được an trú trong hiện tại lạc. Và từ nay con và Tôn giả Sariputta sẽ lãnh đạo chúng Tỷ-kheo.

— Lành thay, lành thay, Moggallana. Này Moggallana, chỉ có Ta hay Sariputta và Moggallana mới có thể lãnh đạo chúng Tỷ-kheo được.

Rồi Thế Tôn cho gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, có bốn điều đáng sợ hãi chờ đợi những ai lội xuống nước. Thế nào là bốn? Sợ hãi về sóng, sợ hãi về cá sấu, sợ hãi về nước xoáy, sợ hãi về cá dữ. Này các Tỷ-kheo, bốn điều đáng sợ hãi này chờ đợi những ai lội xuống nước. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn điều đáng sợ hãi này, ở đây, chờ đợi những người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này. Thế nào là bốn? Sợ hãi về sóng, sợ hãi về cá sấu, sợ hãi về nước xoáy, sợ hãi về cá dữ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về sóng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện gia nam tử vì lòng tin, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này”. Khi được xuất gia như vậy, vị này được các vị đồng Phạm hạnh giảng dạy, khuyến giáo: “Ông cần phải đi ra như vậy, Ông cần phải đi về như vậy; Ông cần phải ngó tới như vậy, Ông cần phải ngó quanh như vậy; Ông cần phải co tay như vậy, Ông cần phải duỗi tay như vậy; Ông cần phải mang y sanghati (tăng-già-lê), mang y bát như vậy”. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Trước kia, chúng ta chưa xuất gia, chính chúng ta giảng dạy, khuyến giáo người khác. Những người này giống như con chúng ta, giống như cháu chúng ta, lại nghĩ rằng cần phải giảng dạy chúng ta, cần phải khuyến giáo chúng ta”. Vị ấy từ bỏ học tập, và trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này từ bỏ sự học tập và trở về hoàn tục, được gọi là người bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về sóng. Này các Tỷ-kheo, sợ hãi về sóng là đồng nghĩa với phẫn não.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về cá sấu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này”. Khi được xuất gia như vậy, vị này được các vị đồng Phạm hạnh giảng dạy, khuyến giáo: “Ông nên nhai cái này, Ông không nên nhai cái này; Ông nên ăn cái này, Ông không nên ăn cái này; Ông nên nếm cái này, Ông không nên nếm cái này; Ông nên uống cái này, Ông không nên uống cái này. Cái gì được phép, Ông nên nhai; cái gì không được phép, Ông không nên nhai. Cái gì được phép, Ông nên ăn; cái gì không được phép, Ông không nên ăn. Cái gì được phép, Ông nên nếm; cái gì không được phép, Ông không nên nếm. Cái gì được phép, Ông nên uống; cái gì không được phép, Ông không nên uống. Ðúng thời, Ông nên nhai, không đúng thời, Ông không nên nhai. Ðúng thời, Ông nên ăn; không đúng thời, Ông không nên ăn. Ðúng thời, ông nên nếm; không đúng thời, Ông không nên nếm. Ðúng thời, Ông nên uống; không đúng thời, Ông không nên uống”.

Vị ấy suy nghĩ như sau: “Trước kia chúng ta chưa xuất gia, cái gì chúng ta muốn, chúng ta nhai, cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không nhai; cái gì chúng ta muốn, chúng ta ăn; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không ăn; cái gì chúng ta muốn, chúng ta nếm, cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không nếm; cái gì chúng ta muốn, chúng ta uống; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không uống. Cái gì được phép, chúng ta nhai; cái gì không được phép, chúng ta cũng nhai. Cái gì được phép, chúng ta ăn; cái gì không được phép, chúng ta cũng ăn. Cái gì được phép, chúng ta nếm; cái gì không được phép, chúng ta cũng nếm. Cái gì được phép, chúng ta uống; cái gì không được phép, chúng ta cũng uống. Cái gì đúng thời, chúng ta nhai; cái gì phi thời, chúng ta cũng nhai. Cái gì đúng thời, chúng ta ăn; cái gì phi thời chúng ta cũng ăn. Cái gì đúng thời, chúng ta nếm; cái gì phi thời chúng ta cũng nếm. Cái gì đúng thời, chúng ta uống; cái gì phi thời chúng ta cũng uống. Khi các gia chủ có tín tâm cúng dường chúng ta những món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, hình như các món ăn ấy đang bị chận đứng lại trên miệng”. Vị ấy từ bỏ học tập, và trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này từ bỏ học tập, và trở về hoàn tục, được gọi là người bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về cá sấu. Sợ hãi về cá sấu, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với tham ăn.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về nước xoáy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này”. Khi được xuất gia như vậy, vị này buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực, không phòng hộ thân, không phòng hộ lời nói, niệm không an trú, các căn không chế ngự. Ở đây, vị này thấy gia chủ hay con người gia chủ hưởng thụ một cách đầy đủ, năm dục trưởng dưỡng và cảm thấy hoan hỷ trong ấy. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Chúng ta xưa kia chưa xuất gia đã hưởng thọ một cách đầy đủ năm dục trưởng dưỡng và cảm thấy hoan hỷ trong ấy. Vì nhà ta có tài sản, ta có thể vừa hưởng thọ tài sản, vừa làm công đức”, vị ấy từ bỏ học tập và trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị này từ bỏ học tập và trở về hoàn tục, được gọi là người bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về nước xoáy. Này các Tỷ-kheo, sợ hãi về nước xoáy là đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về cá dữ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này”. Khi được xuất gia như vậy, vị này buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào làng hay thị trấn để khất thực, không phòng hộ thân, không phòng hộ lời nói, niệm không an trú, các căn không chế ngự. Vị này thấy ở đây các phụ nữ y phục không đoan chánh, hay y phục mặc lộ liễu. Khi thấy các phụ nữ y phục không đoan chính hay y phục lộ liễu, dục tình phá hoại tâm của vị ấy. Vị này, tâm bị dục tình phá hoại, từ bỏ học tập, trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này từ bỏ học tập và trở về hoàn tục, được gọi là người bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về cá dữ. Này các Tỷ-kheo, sự sợ hãi về cá dữ là đồng nghĩa với phụ nữ.

Này các Tỷ-kheo, những điều này là bốn điều đáng sợ hãi ở đây, chờ đợi những người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Cātuma Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā cātumāyaṁ viharati āmalakīvane.

Tena kho pana samayena sāriputtamoggallānappamukhāni pañcamattāni bhikkhusatāni cātumaṁ anuppattāni honti bhagavantaṁ dassanāya. Te ca āgantukā bhikkhū nevāsikehi bhikkhūhi saddhiṁ paṭisammodamānā senāsanāni paññāpayamānā pattacīvarāni paṭisāmayamānā uccāsaddā mahāsaddā ahesuṁ.

Atha kho bhagavā āyasmantaṁ ānandaṁ āmantesi: “ke panete, ānanda, uccāsaddā mahāsaddā, kevaṭṭā maññe macchavilope”ti?

“Etāni, bhante, sāriputtamoggallānappamukhāni pañcamattāni bhikkhusatāni cātumaṁ anuppattāni bhagavantaṁ dassanāya. Te āgantukā bhikkhū nevāsikehi bhikkhūhi saddhiṁ paṭisammodamānā senāsanāni paññāpayamānā pattacīvarāni paṭisāmayamānā uccāsaddā mahāsaddā”ti.

“Tenahānanda, mama vacanena te bhikkhū āmantehi: ‘satthā āyasmante āmantetī’”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho āyasmā ānando bhagavato paṭissutvā yena te bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā te bhikkhū etadavoca: “satthā āyasmante āmantetī”ti.

“Evamāvuso”ti kho te bhikkhū āyasmato ānandassa paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinne kho te bhikkhū bhagavā etadavoca:

“kiṁ nu tumhe, bhikkhave, uccāsaddā mahāsaddā, kevaṭṭā maññe macchavilope”ti?

“Imāni, bhante, sāriputtamoggallānappamukhāni pañcamattāni bhikkhusatāni cātumaṁ anuppattāni bhagavantaṁ dassanāya. Teme āgantukā bhikkhū nevāsikehi bhikkhūhi saddhiṁ paṭisammodamānā senāsanāni paññāpayamānā pattacīvarāni paṭisāmayamānā uccāsaddā mahāsaddā”ti.

“Gacchatha, bhikkhave, paṇāmemi vo, na vo mama santike vatthabban”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paṭissutvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā senāsanaṁ saṁsāmetvā pattacīvaramādāya pakkamiṁsu.

Tena kho pana samayena cātumeyyakā sakyā santhāgāre sannipatitā honti kenacideva karaṇīyena. Variant: santhāgāre → sandhāgāre (mr) Addasaṁsu kho cātumeyyakā sakyā te bhikkhū dūratova āgacchante; disvāna yena te bhikkhū tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā te bhikkhū etadavocuṁ: “handa kahaṁ pana tumhe āyasmanto gacchathā”ti?

“Bhagavatā kho, āvuso, bhikkhusaṅgho paṇāmito”ti.

“Tenahāyasmanto muhuttaṁ nisīdatha, appeva nāma mayaṁ sakkuṇeyyāma bhagavantaṁ pasādetun”ti.

“Evamāvuso”ti kho te bhikkhū cātumeyyakānaṁ sakyānaṁ paccassosuṁ.

Atha kho cātumeyyakā sakyā yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinnā kho cātumeyyakā sakyā bhagavantaṁ etadavocuṁ:

“abhinandatu, bhante, bhagavā bhikkhusaṅghaṁ; abhivadatu, bhante, bhagavā bhikkhusaṅghaṁ. Seyyathāpi, bhante, bhagavatā pubbe bhikkhusaṅgho anuggahito; evameva bhagavā etarahi anuggaṇhātu bhikkhusaṅghaṁ. Santettha, bhante, bhikkhū navā acirapabbajitā adhunāgatā imaṁ dhammavinayaṁ. Tesaṁ bhagavantaṁ dassanāya alabhantānaṁ siyā aññathattaṁ, siyā vipariṇāmo. Seyyathāpi, bhante, bījānaṁ taruṇānaṁ udakaṁ alabhantānaṁ siyā aññathattaṁ siyā vipariṇāmo; evameva kho, bhante, santettha bhikkhū navā acirapabbajitā adhunāgatā imaṁ dhammavinayaṁ, tesaṁ bhagavantaṁ dassanāya alabhantānaṁ siyā aññathattaṁ, siyā vipariṇāmo. Seyyathāpi, bhante, vacchassa taruṇassa mātaraṁ apassantassa siyā aññathattaṁ, siyā vipariṇāmo; evameva kho, bhante, santettha bhikkhū navā acirapabbajitā adhunāgatā imaṁ dhammavinayaṁ, tesaṁ bhagavantaṁ apassantānaṁ siyā aññathattaṁ, siyā vipariṇāmo. Abhinandatu, bhante, bhagavā bhikkhusaṅghaṁ; abhivadatu, bhante, bhagavā bhikkhusaṅghaṁ. Seyyathāpi, bhante, bhagavatā pubbe bhikkhusaṅgho anuggahito; evameva bhagavā etarahi anuggaṇhātu bhikkhusaṅghan”ti.

Atha kho brahmā sahampati bhagavato cetasā cetoparivitakkamaññāya—seyyathāpi nāma balavā puriso samiñjitaṁ vā bāhaṁ pasāreyya, pasāritaṁ vā bāhaṁ samiñjeyya; evameva—brahmaloke antarahito bhagavato purato pāturahosi. Variant: samiñjitaṁ → sammiñjitaṁ (bj, sya-all, km) Atha kho brahmā sahampati ekaṁsaṁ uttarāsaṅgaṁ karitvā yena bhagavā tenañjaliṁ paṇāmetvā bhagavantaṁ etadavoca:

“abhinandatu, bhante, bhagavā bhikkhusaṅghaṁ; abhivadatu, bhante, bhagavā bhikkhusaṅghaṁ. Seyyathāpi, bhante, bhagavatā pubbe bhikkhusaṅgho anuggahito; evameva bhagavā etarahi anuggaṇhātu bhikkhusaṅghaṁ. Santettha, bhante, bhikkhū navā acirapabbajitā adhunāgatā imaṁ dhammavinayaṁ, tesaṁ bhagavantaṁ dassanāya alabhantānaṁ siyā aññathattaṁ, siyā vipariṇāmo. Seyyathāpi, bhante, bījānaṁ taruṇānaṁ udakaṁ alabhantānaṁ siyā aññathattaṁ, siyā vipariṇāmo; evameva kho, bhante, santettha bhikkhū navā acirapabbajitā adhunāgatā imaṁ dhammavinayaṁ, tesaṁ bhagavantaṁ dassanāya alabhantānaṁ siyā aññathattaṁ, siyā vipariṇāmo. Seyyathāpi, bhante, vacchassa taruṇassa mātaraṁ apassantassa siyā aññathattaṁ, siyā vipariṇāmo; evameva kho, bhante, santettha bhikkhū navā acirapabbajitā adhunāgatā imaṁ dhammavinayaṁ, tesaṁ bhagavantaṁ apassantānaṁ siyā aññathattaṁ, siyā vipariṇāmo. Abhinandatu, bhante, bhagavā bhikkhusaṅghaṁ; abhivadatu, bhante, bhagavā bhikkhusaṅghaṁ. Seyyathāpi, bhante, bhagavatā pubbe bhikkhusaṅgho anuggahito; evameva bhagavā etarahi anuggaṇhātu bhikkhusaṅghan”ti.

Asakkhiṁsu kho cātumeyyakā ca sakyā brahmā ca sahampati bhagavantaṁ pasādetuṁ bījūpamena ca taruṇūpamena ca.

Atha kho āyasmā mahāmoggallāno bhikkhū āmantesi: “uṭṭhethāvuso, gaṇhatha pattacīvaraṁ. Pasādito bhagavā cātumeyyakehi ca sakyehi brahmunā ca sahampatinā bījūpamena ca taruṇūpamena cā”ti.

“Evamāvuso”ti kho te bhikkhū āyasmato mahāmoggallānassa paṭissutvā uṭṭhāyāsanā pattacīvaramādāya yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho āyasmantaṁ sāriputtaṁ bhagavā etadavoca: “kinti te, sāriputta, ahosi mayā bhikkhusaṅghe paṇāmite”ti?

“Evaṁ kho me, bhante, ahosi: ‘bhagavatā bhikkhusaṅgho paṇāmito. Appossukko dāni bhagavā diṭṭhadhammasukhavihāraṁ anuyutto viharissati, mayampi dāni appossukkā diṭṭhadhammasukhavihāramanuyuttā viharissāmā’”ti.

“Āgamehi tvaṁ, sāriputta, āgamehi tvaṁ, sāriputta, diṭṭhadhammasukhavihāran”ti.

Atha kho bhagavā āyasmantaṁ mahāmoggallānaṁ āmantesi: “kinti te, moggallāna, ahosi mayā bhikkhusaṅghe paṇāmite”ti?

“Evaṁ kho me, bhante, ahosi: ‘bhagavatā bhikkhusaṅgho paṇāmito. Appossukko dāni bhagavā diṭṭhadhammasukhavihāraṁ anuyutto viharissati, ahañca dāni āyasmā ca sāriputto bhikkhusaṅghaṁ pariharissāmā’”ti.

“Sādhu sādhu, moggallāna. Ahaṁ vā hi, moggallāna, bhikkhusaṅghaṁ parihareyyaṁ sāriputtamoggallānā vā”ti.

Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi:

“cattārimāni, bhikkhave, bhayāni udakorohante pāṭikaṅkhitabbāni. Katamāni cattāri? Ūmibhayaṁ, kumbhīlabhayaṁ, āvaṭṭabhayaṁ, susukābhayaṁ—Variant: Ūmibhayaṁ → ummibhayaṁ (sya-all, km) imāni, bhikkhave, cattāri bhayāni udakorohante pāṭikaṅkhitabbāni.

Evameva kho, bhikkhave, cattārimāni bhayāni idhekacce puggale imasmiṁ dhammavinaye agārasmā anagāriyaṁ pabbajite pāṭikaṅkhitabbāni. Katamāni cattāri? Ūmibhayaṁ, kumbhīlabhayaṁ, āvaṭṭabhayaṁ, susukābhayaṁ.

Katamañca, bhikkhave, ūmibhayaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti: ‘otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi dukkhotiṇṇo dukkhapareto; appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. Tamenaṁ tathā pabbajitaṁ samānaṁ sabrahmacārī ovadanti, anusāsanti: ‘evaṁ te abhikkamitabbaṁ, evaṁ te paṭikkamitabbaṁ, evaṁ te ālokitabbaṁ, evaṁ te vilokitabbaṁ, evaṁ te samiñjitabbaṁ, evaṁ te pasāritabbaṁ, evaṁ te saṅghāṭipattacīvaraṁ dhāretabban’ti. Tassa evaṁ hoti: ‘mayaṁ kho pubbe agāriyabhūtā samānā aññe ovadāma, anusāsāma. Variant: ovadāma, anusāsāma → ovadāmapi anusāsāmapi (bj, sya-all, km, pts1ed) Ime panamhākaṁ puttamattā maññe, nattamattā maññe, amhe ovaditabbaṁ anusāsitabbaṁ maññantī’ti. Variant: amhe → evaṁ (mr) So sikkhaṁ paccakkhāya hīnāyāvattati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, ūmibhayassa bhīto sikkhaṁ paccakkhāya hīnāyāvatto. ‘Ūmibhayan’ti kho, bhikkhave, kodhupāyāsassetaṁ adhivacanaṁ.

Katamañca, bhikkhave, kumbhīlabhayaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti: ‘otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi dukkhotiṇṇo dukkhapareto; appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. Tamenaṁ tathā pabbajitaṁ samānaṁ sabrahmacārī ovadanti anusāsanti: ‘idaṁ te khāditabbaṁ, idaṁ te na khāditabbaṁ; idaṁ te bhuñjitabbaṁ, idaṁ te na bhuñjitabbaṁ; idaṁ te sāyitabbaṁ, idaṁ te na sāyitabbaṁ; idaṁ te pātabbaṁ, idaṁ te na pātabbaṁ; kappiyaṁ te khāditabbaṁ, akappiyaṁ te na khāditabbaṁ; kappiyaṁ te bhuñjitabbaṁ, akappiyaṁ te na bhuñjitabbaṁ; kappiyaṁ te sāyitabbaṁ, akappiyaṁ te na sāyitabbaṁ; kappiyaṁ te pātabbaṁ, akappiyaṁ te na pātabbaṁ; kāle te khāditabbaṁ, vikāle te na khāditabbaṁ; kāle te bhuñjitabbaṁ, vikāle te na bhuñjitabbaṁ; kāle te sāyitabbaṁ, vikāle te na sāyitabbaṁ; kāle te pātabbaṁ, vikāle te na pātabban’ti. Tassa evaṁ hoti: ‘mayaṁ kho pubbe agāriyabhūtā samānā yaṁ icchāma taṁ khādāma, yaṁ na icchāma na taṁ khādāma; yaṁ icchāma taṁ bhuñjāma, yaṁ na icchāma na taṁ bhuñjāma; yaṁ icchāma taṁ sāyāma, yaṁ na icchāma na taṁ sāyāma; yaṁ icchāma taṁ pivāma, yaṁ na icchāma na taṁ pivāma; Variant: pivāma → pipāma (si, pts1ed) kappiyampi khādāma, akappiyampi khādāma; kappiyampi bhuñjāma, akappiyampi bhuñjāma; kappiyampi sāyāma, akappiyampi sāyāma; kappiyampi pivāma, akappiyampi pivāma; kālepi khādāma, vikālepi khādāma; kālepi bhuñjāma vikālepi bhuñjāma; kālepi sāyāma, vikālepi sāyāma; kālepi pivāma, vikālepi pivāma. Yampi no saddhā gahapatikā divā vikāle paṇītaṁ khādanīyaṁ bhojanīyaṁ denti tatthapime mukhāvaraṇaṁ maññe karontī’ti. So sikkhaṁ paccakkhāya hīnāyāvattati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, kumbhīlabhayassa bhīto sikkhaṁ paccakkhāya hīnāyāvatto. ‘Kumbhīlabhayan’ti kho, bhikkhave, odarikattassetaṁ adhivacanaṁ.

Katamañca, bhikkhave, āvaṭṭabhayaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti: ‘otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi dukkhotiṇṇo dukkhapareto; appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. So evaṁ pabbajito samāno pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya gāmaṁ vā nigamaṁ vā piṇḍāya pavisati. Arakkhiteneva kāyena arakkhitāya vācāya anupaṭṭhitāya satiyā asaṁvutehi indriyehi so tattha passati gahapatiṁ vā gahapatiputtaṁ vā pañcahi kāmaguṇehi samappitaṁ samaṅgībhūtaṁ paricārayamānaṁ. Tassa evaṁ hoti: ‘mayaṁ kho pubbe agāriyabhūtā samānā pañcahi kāmaguṇehi samappitā samaṅgībhūtā paricārimhā. Saṁvijjanti kho pana me kule bhogā. Variant: Saṁvijjanti kho pana me kule → saṁvijjante kho kule (bj, sya-all, km, pts1ed) Sakkā bhoge ca bhuñjituṁ puññāni ca kātun’ti. So sikkhaṁ paccakkhāya hīnāyāvattati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, āvaṭṭabhayassa bhīto sikkhaṁ paccakkhāya hīnāyāvatto. ‘Āvaṭṭabhayan’ti kho, bhikkhave, pañcannetaṁ kāmaguṇānaṁ adhivacanaṁ.

Katamañca, bhikkhave, susukābhayaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti: ‘otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi dukkhotiṇṇo dukkhapareto; appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. So evaṁ pabbajito samāno pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya gāmaṁ vā nigamaṁ vā piṇḍāya pavisati. Arakkhiteneva kāyena arakkhitāya vācāya anupaṭṭhitāya satiyā asaṁvutehi indriyehi so tattha passati mātugāmaṁ dunnivatthaṁ vā duppārutaṁ vā. Tassa mātugāmaṁ disvā dunnivatthaṁ vā duppārutaṁ vā rāgo cittaṁ anuddhaṁseti. So rāgānuddhaṁsena cittena sikkhaṁ paccakkhāya hīnāyāvattati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, susukābhayassa bhīto sikkhaṁ paccakkhāya hīnāyāvatto. ‘Susukābhayan’ti kho, bhikkhave, mātugāmassetaṁ adhivacanaṁ.

Imāni kho, bhikkhave, cattāri bhayāni, idhekacce puggale imasmiṁ dhammavinaye agārasmā anagāriyaṁ pabbajite pāṭikaṅkhitabbānī”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Cātumasuttaṁ niṭṭhitaṁ sattamaṁ.

Cātuma Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC