Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Lomasakaṅgiya Bhaddekaratta Sutta

134

.

Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Lomasakangiya trú ở giữa dòng họ Sakya (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở tinh xá Nigrodha (Ni Câu Luật). Rồi Thiên tử Candana sau khi đêm vừa mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng cả vùng tinh xá Nigrodha, đi đến Tôn giả Lomasakangiya, sau khi đến liền đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Candana thưa với Tôn giả Lomasakangiya:

— Này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không?

— Này Hiền giả, tôi không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không?

— Này Tỷ-kheo, tôi cũng không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không?

— Này Hiền giả, tôi không thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không?

— Này Tỷ-kheo, tôi có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả.

— Này Hiền giả, Hiền giả thọ trì như thế nào bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả?

— Một thời, này Tỷ-kheo, Thế Tôn trú giữa chư Thiên Tam thập tam thiên, dưới cây Paricchattaka (Trú độ thọ), trên hòn đá Pandukambala (Vô cấu bạch thạch). Tại đấy, Thế Tôn đọc lên tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả cho chư Thiên ở Tam thập tam thiên:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

Này Tỷ-kheo, tôi thọ trì về bài kệ Nhứt Dạ Hiền Giả như vậy. Này Tỷ-kheo, hãy học tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy học cho thuần thục tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Vì rằng này Tỷ-kheo, tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả liên hệ đến mục đích, là căn bản của Phạm hạnh.

Rồi Tôn giả Lomasakangiya, sau khi đêm ấy đã mãn, dọn dẹp sàng tọa, lấy y áo và lên đường đi đến Savatthi. Tuần tự du hành, Tôn giả đi đến Savatthi, Jetavana, tinh xá ông Anathapindika, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Lomasakangiya bạch Thế Tôn :

— Bạch Thế Tôn, một thời con trú giữa dòng họ Sakya, tại Kapilavatthu, tinh xá ông Anathapindika. Rồi bạch Thế Tôn, một Thiên tử, sau khi đêm vừa mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng cả vùng tinh xá Nigrodha, đến con và đứng một bên. Ðứng một bên, bạch Thế Tôn, Thiên tử ấy thưa với con: “Này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không?” Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con nói với Thiên tử ấy: “Này Hiền giả, tôi không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả”. “– Này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì… là căn bản của Phạm hạnh.

Bạch Thế Tôn, Thiên tử ấy nói như vậy. Nói như vậy xong, vị ấy biến mất tại đấy. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn giảng cho con tổng thuyết và biệt thuyết về bài kệ Nhứt Dạ Hiền Giả.

— Này Tỷ-kheo, Ông có biết Thiên tử ấy không? Bạch Thế Tôn, con không biết Thiên tử ấy.

— Này Tỷ-kheo, Thiên tử ấy tên là Candana. Này Tỷ-kheo, Candana là Thiên tử, sau khi chú tâm, sau khi tác ý, sau khi tập trung nội tâm, lóng tai nghe pháp. Vậy này Tỷ-kheo, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn, Tôn giả Lomasakangiya vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

Và này Tỷ-kheo, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là hành của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy, “Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Tỷ-kheo, là truy tìm quá khứ.

Và này Tỷ-kheo, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là tưởng của tôi… Như vậy là hành của tôi… Như vậy là thức của tôi trong quá khứ”; và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Tỷ-kheo, là không truy tìm quá khứ.

Và này Tỷ-kheo, thế nào ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy là tưởng của tôi… là hành của tôi… là thức của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.

Và này Tỷ-kheo, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là tưởng… sẽ là hành… sẽ là thức của tôi trong tương lai, “và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Tỷ-kheo, là không ước vọng trong tương lai.

Và này Tỷ-kheo, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc; hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ, hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ; hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong tưởng; hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này Tỷ-kheo, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Và này Tỷ-kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này Tỷ-kheo, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ… không quán tưởng… không quán hành… không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này Tỷ-kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Lomasakangiya hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Lomasakaṅgiya Bhaddekaratta Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

Tena kho pana samayena āyasmā lomasakaṅgiyo sakkesu viharati kapilavatthusmiṁ nigrodhārāme. Variant: lomasakaṅgiyo → lomasakakaṅgiyo (ṭīkā)

Atha kho candano devaputto abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṁ nigrodhārāmaṁ obhāsetvā yenāyasmā lomasakaṅgiyo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho candano devaputto āyasmantaṁ lomasakaṅgiyaṁ etadavoca:

“dhāresi tvaṁ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañcā”ti?

“Na kho ahaṁ, āvuso, dhāremi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Tvaṁ panāvuso, dhāresi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañcā”ti?

“Ahampi kho, bhikkhu, na dhāremi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Dhāresi pana tvaṁ, bhikkhu, bhaddekarattiyo gāthā”ti?

“Na kho ahaṁ, āvuso, dhāremi bhaddekarattiyo gāthā. Tvaṁ panāvuso, dhāresi bhaddekarattiyo gāthā”ti?

“Dhāremi kho ahaṁ, bhikkhu, bhaddekarattiyo gāthā”ti.

“Yathā kathaṁ pana tvaṁ, āvuso, dhāresi bhaddekarattiyo gāthā”ti?

“Ekamidaṁ, bhikkhu, samayaṁ bhagavā devesu tāvatiṁsesu viharati pāricchattakamūle paṇḍukambalasilāyaṁ. Tatra bhagavā devānaṁ tāvatiṁsānaṁ bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca abhāsi:

‘Atītaṁ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṁ; Yadatītaṁ pahīnaṁ taṁ, appattañca anāgataṁ.

Paccuppannañca yo dhammaṁ, tattha tattha vipassati; Asaṁhīraṁ asaṅkuppaṁ, taṁ vidvā manubrūhaye.

Ajjeva kiccamātappaṁ, ko jaññā maraṇaṁ suve; Na hi no saṅgaraṁ tena, mahāsenena maccunā.

Evaṁvihāriṁ ātāpiṁ, ahorattamatanditaṁ; Taṁ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munī’ti.

Evaṁ kho ahaṁ, bhikkhu, dhāremi bhaddekarattiyo gāthā. Uggaṇhāhi tvaṁ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca; pariyāpuṇāhi tvaṁ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca; dhārehi tvaṁ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Atthasaṁhito, bhikkhu, bhaddekarattassa uddeso ca vibhaṅgo ca ādibrahmacariyako”ti.

Idamavoca candano devaputto. Idaṁ vatvā tatthevantaradhāyi.

Atha kho āyasmā lomasakaṅgiyo tassā rattiyā accayena senāsanaṁ saṁsāmetvā pattacīvaramādāya yena sāvatthi tena cārikaṁ pakkāmi. Anupubbena cārikaṁ caramāno yena sāvatthi jetavanaṁ anāthapiṇḍikassa ārāmo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā lomasakaṅgiyo bhagavantaṁ etadavoca:

“Ekamidāhaṁ, bhante, samayaṁ sakkesu viharāmi kapilavatthusmiṁ nigrodhārāme. Atha kho, bhante, aññataro devaputto abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṁ nigrodhārāmaṁ obhāsetvā yenāhaṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho, bhante, so devaputto maṁ etadavoca: ‘dhāresi tvaṁ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañcā’ti? Evaṁ vutte, ahaṁ, bhante, taṁ devaputtaṁ etadavocaṁ: ‘na kho ahaṁ, āvuso, dhāremi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Tvaṁ panāvuso, dhāresi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañcā’ti? ‘Ahampi kho, bhikkhu, na dhāremi bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Dhāresi pana tvaṁ, bhikkhu, bhaddekarattiyo gāthā’ti? ‘Na kho ahaṁ, āvuso, dhāremi bhaddekarattiyo gāthā. Tvaṁ panāvuso, dhāresi bhaddekarattiyo gāthā’ti? ‘Dhāremi kho ahaṁ, bhikkhu, bhaddekarattiyo gāthā’ti. ‘Yathā kathaṁ pana tvaṁ, āvuso, dhāresi bhaddekarattiyo gāthā’ti? ‘Ekamidaṁ, bhikkhu, samayaṁ bhagavā devesu tāvatiṁsesu viharati pāricchattakamūle paṇḍukambalasilāyaṁ. Tatra kho bhagavā devānaṁ tāvatiṁsānaṁ bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca abhāsi:

“Atītaṁ nānvāgameyya, …pe… Taṁ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munī”ti.

Evaṁ kho ahaṁ, bhikkhu, dhāremi bhaddekarattiyo gāthā. Uggaṇhāhi tvaṁ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca; pariyāpuṇāhi tvaṁ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca; dhārehi tvaṁ, bhikkhu, bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca. Atthasaṁhito, bhikkhu, bhaddekarattassa uddeso ca vibhaṅgo ca ādibrahmacariyako’ti.

Idamavoca, bhante, so devaputto. Idaṁ vatvā tatthevantaradhāyi. Sādhu me, bhante, bhagavā bhaddekarattassa uddesañca vibhaṅgañca desetū”ti.

“Jānāsi pana tvaṁ, bhikkhu, taṁ devaputtan”ti?

“Na kho ahaṁ, bhante, jānāmi taṁ devaputtan”ti.

“Candano nāma so, bhikkhu, devaputto. Candano, bhikkhu, devaputto aṭṭhiṁ katvā manasikatvā sabbacetasā samannāharitvā ohitasoto dhammaṁ suṇāti. Variant: aṭṭhiṁ katvā → aṭṭhikatvā (bj, sya-all, km, pts1ed) | sabbacetasā → sabbacetaso (bj); sabbaṁ cetaso (si, sya-all, km, pts1ed); sabbaṁ cetasā (mr) Tena hi, bhikkhu, suṇāhi, sādhukaṁ manasi karohi; bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho āyasmā lomasakaṅgiyo bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca:

“Atītaṁ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṁ; Yadatītaṁ pahīnaṁ taṁ, appattañca anāgataṁ.

Paccuppannañca yo dhammaṁ, tattha tattha vipassati; Asaṁhīraṁ asaṅkuppaṁ, taṁ vidvā manubrūhaye.

Ajjeva kiccamātappaṁ, ko jaññā maraṇaṁ suve; Na hi no saṅgaraṁ tena, mahāsenena maccunā.

Evaṁvihāriṁ ātāpiṁ, ahorattamatanditaṁ; Taṁ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate muni.

Kathañca, bhikkhu, atītaṁ anvāgameti …

pe… evaṁ kho, bhikkhu, atītaṁ anvāgameti. Kathañca, bhikkhu, atītaṁ nānvāgameti …pe… evaṁ kho, bhikkhu, atītaṁ nānvāgameti. Kathañca, bhikkhu, anāgataṁ paṭikaṅkhati …pe… evaṁ kho, bhikkhu, anāgataṁ paṭikaṅkhati. Kathañca, bhikkhu, anāgataṁ nappaṭikaṅkhati …pe… evaṁ kho, bhikkhu, anāgataṁ nappaṭikaṅkhati. Kathañca, bhikkhu, paccuppannesu dhammesu saṁhīrati …pe… evaṁ kho, bhikkhu, paccuppannesu dhammesu saṁhīrati. Kathañca, bhikkhu, paccuppannesu dhammesu na saṁhīrati …pe… evaṁ kho, bhikkhu, paccuppannesu dhammesu na saṁhīrati.

Atītaṁ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṁ; Yadatītaṁ pahīnaṁ taṁ, appattañca anāgataṁ.

Paccuppannañca yo dhammaṁ, tattha tattha vipassati; Asaṁhīraṁ asaṅkuppaṁ, taṁ vidvā manubrūhaye.

Ajjeva kiccamātappaṁ, ko jaññā maraṇaṁ suve; Na hi no saṅgaraṁ tena, mahāsenena maccunā.

Evaṁvihāriṁ ātāpiṁ, ahorattamatanditaṁ; Taṁ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munī”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā lomasakaṅgiyo bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Lomasakaṅgiyabhaddekarattasuttaṁ niṭṭhitaṁ catutthaṁ.

Lomasakaṅgiya Bhaddekaratta Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC