Araṇavibhaṅga Sutta
.
Kinh Vô tránh phân biệt
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. — “Bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
— Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về Vô tránh phân biệt. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
— Chớ có hành trì dục lạc, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích. Và cũng không nên hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích. Từ bỏ hai cực đoan ấy, có con đường Trung đạo đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Nên biết tán thán và nên biết chỉ trích. Sau khi biết tán thán và sau khi biết chỉ trích, không tán thán, không chỉ trích, chỉ nên thuyết pháp. Nên biết phán xét về lạc. Sau khi biết phán xét về lạc, nên chú tâm vào nội lạc. Không nên nói lên lời bí mật. Mặt đối mặt (với ai), không nên nói lời mất lòng. Nên nói thật từ từ, không có vội vàng. Chớ có chấp trước địa phương ngữ, chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng. Như vậy là tổng thuyết về Vô tránh phân biệt.
Khi được nói đến: “Chớ có hành trì dục lạc, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, và cũng không nên hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích”, do duyên gì được nói đến như vậy?
Phàm lạc gì liên hệ với dục nhưng đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy là có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Phàm lạc gì liên kết với dục, nhưng không đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo.
Phàm hành trì tự kỷ khổ hạnh nào, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Phàm không hành trì khổ hạnh nào, đau khổ không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo.
Khi được nói đến: “Chớ có hành trì dục lạc, hạ liệt, đê tiện, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, và cũng không nên hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích”, chính do duyên này, được nói đến như vậy.
Khi được nói đến: “Từ bỏ hai cực đoan ấy, có con đường Trung đạo đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn”, do duyên gì được nói đến như vậy? Ðây là con đường Thánh tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Khi được nói đến: “Từ bỏ hai cực đoan ấy, có con đường Trung đạo đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn”, chính do duyên này, được nói đến như vậy.
Khi được nói đến: “Nên biết tán thán và nên biết chỉ trích; sau khi biết tán thán và sau khi biết chỉ trích, không tán thán, không chỉ trích, chỉ nên thuyết pháp”, do duyên gì được nói đến như vậy?
Này các Tỷ-kheo, thế nào là tán thán, thế nào là chỉ trích, nhưng không thuyết pháp? Vị ấy chỉ trích một số người và nói như sau: “Những ai tìm thấy lạc liên hệ với dục nhưng đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những người ấy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo”. Vị ấy tán thán một số người và nói như sau: “Những ai tìm thấy lạc liên hệ với dục, nhưng không đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo”.
Ở đây, vị ấy chỉ trích một số người và nói như sau: “Những ai đam mê hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy đều có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc về tà đạo”. Ở đây, vị ấy tán thán một số người và nói như sau: “Những ai không đam mê hành trì tự kỷ khổ hạnh; đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy đều không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo”.
Ở đây, vị ấy chỉ trích một số người và nói như sau: “Những ai chưa đoạn tận hữu kiết sử, tất cả những vị ấy đều có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo”. Ở đây, vị ấy tán thán một số người và nói như sau: “Những ai đã đoạn tận hữu kiết sử, tất cả những vị ấy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là có tán thán và có chỉ trích nhưng không thuyết pháp.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không có tán thán và không có chỉ trích, nhưng có thuyết pháp? Vị ấy không nói như sau: “Những ai tìm thấy lạc liên hệ với dục, nhưng đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo”. Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: “Sự đam mê là một pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo”. Vị ấy không nói: “Những ai tìm thấy lạc liên hệ với dục, nhưng không đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, tất cả những vị ấy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo”. Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: “Không đam mê là một pháp không đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo”.
Vị ấy không nói: “Những ai đam mê hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. “Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: “Sự đam mê là một pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo”. Vị ấy không nói: “Những ai không đam mê hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, tất cả những vị ấy đều không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo”. Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: “Sự không đam mê là không đau khổ, pháp này không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc về chánh đạo”.
Vị ấy không có nói: “Những ai chưa đoạn tận hữu kiết sử, tất cả những vị ấy đều có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não”. Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: “Khi hữu kiết sử chưa đoạn tận, hữu chưa đoạn tận”. Vị ấy không nói như sau: “Những ai đã đoạn tận hữu kiết sử, tất cả những vị ấy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não”. Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: “Và khi hữu kiết sử được đoạn tận, hữu được đoạn tận”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không tán thán, không chỉ trích, nhưng chỉ thuyết pháp.
Khi được nói đến: “Nên biết tán thán và nên biết chỉ trích; sau khi biết tán thán và sau khi biết chỉ trích, chớ có tán thán, chớ có chỉ trích, chỉ nên thuyết pháp”, chính do duyên này được nói đến như vậy.
Khi được nói đến: “Nên biết phán xét về lạc; sau khi biết phán xét về lạc, nên chú tâm vào nội lạc”, do duyên gì được nói đến như vậy?
Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc pháp do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức,… ; các hương do mũi nhận thức,… ; các vị do lưỡi nhận thức… ; các xúc do thân cảm giác, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, như vậy là năm dục trưởng dưỡng. Này các Tỷ-kheo, do duyên năm dục trưởng dưỡng này khởi lên lạc và hỷ, như vậy gọi là dục lạc, uế lạc, phàm phu lạc, phi Thánh lạc. Ta nói loại lạc này không nên thực hành, không nên tu tập, không nên làm cho sung mãn, nên sợ hãi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Ðình chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm… Thiền thứ ba… chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Như vậy gọi là xuất ly lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, giác ngộ lạc. Ta nói loại lạc này nên thực hành, nên tu tập, nên làm cho sung mãn, không nên sợ hãi.
Khi được nói đến: “Nên biết phán xét về lạc; sau khi phán xét về lạc, hãy chú tâm vào nội lạc”, do chính duyên này được nói đến như vậy.
Khi được nói đến: “Không nên nói lên lời bí mật. Mặt đối mặt (với ai), không nên nói lời mất lòng”, do duyên gì được nói đến như vậy?
Tại đây, này các Tỷ-kheo, biết được một lời bí mật là không thực, hư vọng, không liên hệ mục đích, nếu có thể được, chớ nói lên lời bí mật ấy. Và nếu biết được một lời bí mật là thực, không hư vọng, nhưng không liên hệ mục đích, hãy tự tập đừng nói lời ấy. Và nếu biết được một lời bí mật là thực, không hư vọng, có liên hệ mục đích; ở đây nên biết thời nói lên lời bí mật ấy.
Nếu biết một lời mất lòng, mặt đối mặt (với ai) là không thực, hư vọng, không liên hệ mục đích, nếu có thể được, mặt đối mặt; chớ có nói lên lời nói mất lòng ấy. Nếu biết một lời mất lòng, mặt đối mặt (với ai) là thực, không hư vọng, nhưng không liên hệ mục đích, hãy tập chớ nói lên lời ấy. Và nếu biết một lời mất lòng, mặt đối mặt (với ai) là thực, không hư vọng, có liên hệ mục đích; ở đây nên biết thời nói lên lời mất lòng ấy.
Khi được nói đến: “Không nên nói lên lời bí mật, mặt đối mặt (với ai), không nên nói lên lời mất lòng”, do chính duyên này được nói đến như vậy.
Khi được nói đến: “Nên nói thật từ từ, chớ có vội vàng”, do duyên gì được nói đến như vậy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu nói vội vàng, thời thân mệt mỏi, tâm bị tổn hại, tiếng bị tổn hại và cổ họng bị đau. Lời nói một người vội vàng không được rõ ràng và không được nhận hiểu.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, nói lời từ từ, thân không mệt mỏi, tâm không tổn hại, tiếng không tổn hại và cổ họng không bị đau. Lời nói một người nói từ từ được rõ ràng và được nhận hiểu. Khi được nói đến: “Nên nói thật từ từ, chớ có nói vội vàng “, chính do duyên này được nói đến như vậy.
Khi được nói đến: “Chớ có chấp trước địa phương ngữ, chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng,” do duyên gì được nói đến như vậy? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chấp trước địa phương ngữ và đi quá xa ngôn ngữ thường dùng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, trong nhiều quốc độ, người ta biết (những chữ) Pati… Patta… Vittha.. Sarava.. Dharopa.. Pona… Pisila. Như vậy, như họ biết trong các quốc độ ấy những chữ là như vậy, như vậy, có người lại làm như vậy, kiên trì chấp thủ, chấp trước và nói: “Chỉ như vậy là sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chấp trước địa phương ngữ, là đi quá xa ngôn ngữ thường dùng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không chấp trước địa phương ngữ, không đi quá xa ngôn ngữ thường dùng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, trong nhiều quốc độ, người ta biết những chữ Pati.. Patta… Vittha.. Sarava… Dharopa… Pona.. Pisila.. Như vậy, như họ biết trong các quốc độ ấy, những chữ là như vậy, như vậy, một người không chấp thủ mà giải thích: “Các vị ấy y cứ như thế này, giải thích như vậy”. Như vậy, này các Tỷ-kheo là không chấp trước địa phương ngữ, không đi quá xa ngôn ngữ thường dùng.
Khi được nói đến: “Chớ có chấp trước địa phương ngữ, chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng”, do chính duyên này được nói đến như vậy.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, phàm lạc gì liên hệ với dục nhưng có đam mê loại hỷ, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lạc gì, liên kết với dục, nhưng không có đam mê loại hỷ, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm không có hành trì tự kỷ khổ hạnh, không đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, đây là Trung đạo đã được Thế Tôn giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết – bàn. Pháp này không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, pháp tán thán và chỉ trích nhưng không thuyết pháp này, pháp này có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có phiền não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, pháp không tán thán, cũng không chỉ trích, chỉ có thuyết pháp, pháp này không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, pháp dục lạc này là uế lạc, phàm phu lạc, phi Thánh lạc, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, pháp xuất ly lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, pháp này là pháp không đau khổ, không phiền lao, không ưu não, không nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói bí mật nào không thật, hư vọng, không liên hệ mục đích, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói bí mật nào là chân thật, không hư vọng, không liên hệ mục đích, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói bí mật nào là chân thật, không hư vọng, có liên hệ mục đích, pháp này là pháp không đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói mất lòng nào, mặt đối mặt (với ai), không chân thật, hư vọng, không liên hệ mục đích, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói mất lòng nào, mặt đối mặt (với ai) là chân thật, không hư vọng, không liên hệ mục đích, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói mất lòng nào, mặt đối mặt (với ai) là chân thật, không hư vọng, liên hệ mục đích, pháp này là pháp không đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói nào được nói lên một cách vội vàng, pháp này có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói nào được nói lên một cách từ từ, pháp này không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, chấp trước địa phương ngữ và đi quá xa ngôn ngữ thường dùng, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, không chấp trước địa phương ngữ và không đi quá xa ngôn ngữ thường dùng, pháp này là pháp không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông phải tự tu học như sau: “Chúng ta sẽ biết hữu tránh pháp và chúng ta sẽ biết vô tránh pháp. Sau khi biết hữu tránh pháp và sau khi biết vô tránh pháp, chúng ta sẽ hành trì vô tránh đạo”. Và này các Tỷ-kheo, Thiện gia nam tử Subhuti (Tu-bồ-đề) đã hành trì vô tránh pháp.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Araṇavibhaṅga Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.
“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:
“araṇavibhaṅgaṁ vo, bhikkhave, desessāmi. Taṁ suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.
“Evaṁ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:
“Na kāmasukhamanuyuñjeyya hīnaṁ gammaṁ pothujjanikaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, na ca attakilamathānuyogamanuyuñjeyya dukkhaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ. Ete kho, bhikkhave, ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā, cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati. Ussādanañca jaññā, apasādanañca jaññā; ussādanañca ñatvā apasādanañca ñatvā nevussādeyya, na apasādeyya, dhammameva deseyya. Variant: apasādeyya → nāpasādeyya (bj) Sukhavinicchayaṁ jaññā; sukhavinicchayaṁ ñatvā ajjhattaṁ sukhamanuyuñjeyya. Rahovādaṁ na bhāseyya, sammukhā na khīṇaṁ bhaṇe. Variant: na khīṇaṁ → nātikhīṇaṁ (sya-all, km, mr) Ataramānova bhāseyya, no taramāno. Janapadaniruttiṁ nābhiniveseyya, samaññaṁ nātidhāveyyāti—ayamuddeso araṇavibhaṅgassa.
‘Na kāmasukhamanuyuñjeyya hīnaṁ gammaṁ pothujjanikaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, na ca attakilamathānuyogamanuyuñjeyya dukkhaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitan’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ; Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Yo kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogo hīno gammo pothujjaniko anariyo anatthasaṁhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho; micchāpaṭipadā. Yo kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogaṁ ananuyogo hīnaṁ gammaṁ pothujjanikaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho; sammāpaṭipadā. Yo attakilamathānuyogo dukkho anariyo anatthasaṁhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho; micchāpaṭipadā. Yo attakilamathānuyogaṁ ananuyogo dukkhaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho; sammāpaṭipadā. ‘Na kāmasukhamanuyuñjeyya hīnaṁ gammaṁ pothujjanikaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, na ca attakilamathānuyogaṁ anuyuñjeyya dukkhaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitan’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ idametaṁ paṭicca vuttaṁ.
‘Ete kho ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā, cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattatī’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṁ—sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammāājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi. ‘Ete kho ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā, cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattatī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ, idametaṁ paṭicca vuttaṁ.
‘Ussādanañca jaññā, apasādanañca jaññā; ussādanañca ñatvā apasādanañca ñatvā nevussādeyya, na apasādeyya, dhammameva deseyyā’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ?
Kathañca, bhikkhave, ussādanā ca hoti apasādanā ca, no ca dhammadesanā? ‘Ye kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogaṁ anuyuttā hīnaṁ gammaṁ pothujjanikaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, sabbe te sadukkhā saupaghātā saupāyāsā sapariḷāhā micchāpaṭipannā’ti—iti vadaṁ ittheke apasādeti. Variant: vadaṁ → iti paraṁ (mr)
‘Ye kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogaṁ ananuyuttā hīnaṁ gammaṁ pothujjanikaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, sabbe te adukkhā anupaghātā anupāyāsā apariḷāhā sammāpaṭipannā’ti—iti vadaṁ ittheke ussādeti.
‘Ye attakilamathānuyogaṁ anuyuttā dukkhaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, sabbe te sadukkhā saupaghātā saupāyāsā sapariḷāhā micchāpaṭipannā’ti—iti vadaṁ ittheke apasādeti.
‘Ye attakilamathānuyogaṁ ananuyuttā dukkhaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, sabbe te adukkhā anupaghātā anupāyāsā apariḷāhā sammāpaṭipannā’ti—iti vadaṁ ittheke ussādeti.
‘Yesaṁ kesañci bhavasaṁyojanaṁ appahīnaṁ, sabbe te sadukkhā saupaghātā saupāyāsā sapariḷāhā micchāpaṭipannā’ti—iti vadaṁ ittheke apasādeti.
‘Yesaṁ kesañci bhavasaṁyojanaṁ pahīnaṁ, sabbe te adukkhā anupaghātā anupāyāsā apariḷāhā sammāpaṭipannā’ti—iti vadaṁ ittheke ussādeti. Evaṁ kho, bhikkhave, ussādanā ca hoti apasādanā ca, no ca dhammadesanā.
Kathañca, bhikkhave, nevussādanā hoti na apasādanā, dhammadesanā ca? Variant: dhammadesanā ca → dhammadesanāva (sya-all, km) ‘Ye kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogaṁ anuyuttā hīnaṁ gammaṁ pothujjanikaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, sabbe te sadukkhā saupaghātā saupāyāsā sapariḷāhā micchāpaṭipannā’ti—na evamāha. ‘Anuyogo ca kho sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho; micchāpaṭipadā’ti—iti vadaṁ dhammameva deseti.
‘Ye kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogaṁ ananuyuttā hīnaṁ gammaṁ pothujjanikaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, sabbe te adukkhā anupaghātā anupāyāsā apariḷāhā sammāpaṭipannā’ti—na evamāha. ‘Ananuyogo ca kho adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho; sammāpaṭipadā’ti—iti vadaṁ dhammameva deseti.
‘Ye attakilamathānuyogaṁ anuyuttā dukkhaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, sabbe te sadukkhā saupaghātā saupāyāsā sapariḷāhā micchāpaṭipannā’ti—na evamāha. ‘Anuyogo ca kho sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho; micchāpaṭipadā’ti—iti vadaṁ dhammameva deseti.
‘Ye attakilamathānuyogaṁ ananuyuttā dukkhaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, sabbe te adukkhā anupaghātā anupāyāsā apariḷāhā sammāpaṭipannā’ti—na evamāha. ‘Ananuyogo ca kho adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho; sammāpaṭipadā’ti—iti vadaṁ dhammameva deseti.
‘Yesaṁ kesañci bhavasaṁyojanaṁ appahīnaṁ, sabbe te sadukkhā saupaghātā saupāyāsā sapariḷāhā micchāpaṭipannā’ti—na evamāha. ‘Bhavasaṁyojane ca kho appahīne bhavopi appahīno hotī’ti—iti vadaṁ dhammameva deseti.
‘Yesaṁ kesañci bhavasaṁyojanaṁ pahīnaṁ, sabbe te adukkhā anupaghātā anupāyāsā apariḷāhā sammāpaṭipannā’ti—na evamāha. ‘Bhavasaṁyojane ca kho pahīne bhavopi pahīno hotī’ti—iti vadaṁ dhammameva deseti. Evaṁ kho, bhikkhave, nevussādanā hoti na apasādanā, dhammadesanā ca. ‘Ussādanañca jaññā, apasādanañca jaññā; ussādanañca ñatvā apasādanañca ñatvā nevussādeyya, na apasādeyya, dhammameva deseyyā’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ idametaṁ paṭicca vuttaṁ.
‘Sukhavinicchayaṁ jaññā; sukhavinicchayaṁ ñatvā ajjhattaṁ sukhamanuyuñjeyyā’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Pañcime, bhikkhave, kāmaguṇā. Katame pañca? Cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā, sotaviññeyyā saddā … ghānaviññeyyā gandhā … jivhāviññeyyā rasā … kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā—ime kho, bhikkhave, pañca kāmaguṇā. Yaṁ kho, bhikkhave, ime pañca kāmaguṇe paṭicca uppajjati sukhaṁ somanassaṁ idaṁ vuccati kāmasukhaṁ mīḷhasukhaṁ puthujjanasukhaṁ anariyasukhaṁ. ‘Na āsevitabbaṁ, na bhāvetabbaṁ, na bahulīkātabbaṁ, bhāyitabbaṁ etassa sukhassā’ti—vadāmi. Idha, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati …pe… tatiyaṁ jhānaṁ …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Idaṁ vuccati nekkhammasukhaṁ pavivekasukhaṁ upasamasukhaṁ sambodhisukhaṁ. ‘Āsevitabbaṁ, bhāvetabbaṁ, bahulīkātabbaṁ, na bhāyitabbaṁ etassa sukhassā’ti—vadāmi. ‘Sukhavinicchayaṁ jaññā; sukhavinicchayaṁ ñatvā ajjhattaṁ sukhamanuyuñjeyyā’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ idametaṁ paṭicca vuttaṁ.
‘Rahovādaṁ na bhāseyya, sammukhā na khīṇaṁ bhaṇe’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Tatra, bhikkhave, yaṁ jaññā rahovādaṁ abhūtaṁ atacchaṁ anatthasaṁhitaṁ sasakkaṁ taṁ rahovādaṁ na bhāseyya. Variant: sasakkaṁ → sampattaṁ (mr) Yampi jaññā rahovādaṁ bhūtaṁ tacchaṁ anatthasaṁhitaṁ tassapi sikkheyya avacanāya. Yañca kho jaññā rahovādaṁ bhūtaṁ tacchaṁ atthasaṁhitaṁ tatra kālaññū assa tassa rahovādassa vacanāya. Tatra, bhikkhave, yaṁ jaññā sammukhā khīṇavādaṁ abhūtaṁ atacchaṁ anatthasaṁhitaṁ sasakkaṁ taṁ sammukhā khīṇavādaṁ na bhāseyya. Yampi jaññā sammukhā khīṇavādaṁ bhūtaṁ tacchaṁ anatthasaṁhitaṁ tassapi sikkheyya avacanāya. Yañca kho jaññā sammukhā khīṇavādaṁ bhūtaṁ tacchaṁ atthasaṁhitaṁ tatra kālaññū assa tassa sammukhā khīṇavādassa vacanāya. ‘Rahovādaṁ na bhāseyya, sammukhā na khīṇaṁ bhaṇe’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ, idametaṁ paṭicca vuttaṁ.
‘Ataramānova bhāseyya no taramāno’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Tatra, bhikkhave, taramānassa bhāsato kāyopi kilamati, cittampi upahaññati, saropi upahaññati, kaṇṭhopi āturīyati, avisaṭṭhampi hoti aviññeyyaṁ taramānassa bhāsitaṁ. Variant: upahaññati → ūhaññati (si) Tatra, bhikkhave, ataramānassa bhāsato kāyopi na kilamati, cittampi na upahaññati, saropi na upahaññati, kaṇṭhopi na āturīyati, visaṭṭhampi hoti viññeyyaṁ ataramānassa bhāsitaṁ. ‘Ataramānova bhāseyya, no taramāno’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ, idametaṁ paṭicca vuttaṁ.
‘Janapadaniruttiṁ nābhiniveseyya, samaññaṁ nātidhāveyyā’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Kathañca, bhikkhave, janapadaniruttiyā ca abhiniveso hoti samaññāya ca atisāro? Idha, bhikkhave, tadevekaccesu janapadesu ‘pātī’ti sañjānanti, ‘pattan’ti sañjānanti, ‘vittan’ti sañjānanti, ‘sarāvan’ti sañjānanti ‘dhāropan’ti sañjānanti, ‘poṇan’ti sañjānanti, ‘pisīlavan’ti sañjānanti. Variant: dhāropan’ti → harosanti (sya-all, km) | vittan’ti → vitthanti (bj, pts1ed); piṭṭhanti (sya-all, km) | pisīlavan’ti → pipilanti (sya-all, km); pisīlanti (pts1ed) Iti yathā yathā naṁ tesu tesu janapadesu sañjānanti tathā tathā thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati: Variant: parāmāsā → parāmassa (bj, pts1ed) ‘idameva saccaṁ, moghamaññan’ti. Evaṁ kho, bhikkhave, janapadaniruttiyā ca abhiniveso hoti samaññāya ca atisāro.
Kathañca, bhikkhave, janapadaniruttiyā ca anabhiniveso hoti samaññāya ca anatisāro? Idha, bhikkhave, tadevekaccesu janapadesu ‘pātī’ti sañjānanti, ‘pattan’ti sañjānanti, ‘vittan’ti sañjānanti, ‘sarāvan’ti sañjānanti, ‘dhāropan’ti sañjānanti, ‘poṇan’ti sañjānanti, ‘pisīlavan’ti sañjānanti. Iti yathā yathā naṁ tesu tesu janapadesu sañjānanti ‘idaṁ kira me āyasmanto sandhāya voharantī’ti tathā tathā voharati aparāmasaṁ. Variant: idaṁ kira me → idaṁ kira te ca (mr) Evaṁ kho, bhikkhave, janapadaniruttiyā ca anabhiniveso hoti, samaññāya ca anatisāro. ‘Janapadaniruttiṁ nābhiniveseyya samaññaṁ nātidhāveyyā’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ, idametaṁ paṭicca vuttaṁ.
Tatra, bhikkhave, yo kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogo hīno gammo pothujjaniko anariyo anatthasaṁhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho; micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yo kāmapaṭisandhisukhino somanassānuyogaṁ ananuyogo hīnaṁ gammaṁ pothujjanikaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho; sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
Tatra, bhikkhave, yo attakilamathānuyogo dukkho anariyo anatthasaṁhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho; micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yo attakilamathānuyogaṁ ananuyogo dukkhaṁ anariyaṁ anatthasaṁhitaṁ, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho; sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
Tatra, bhikkhave, yāyaṁ majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā, cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho; sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
Tatra, bhikkhave, yāyaṁ ussādanā ca apasādanā ca no ca dhammadesanā, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho; micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yāyaṁ nevussādanā ca na apasādanā ca dhammadesanā ca, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho; sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
Tatra, bhikkhave, yamidaṁ kāmasukhaṁ mīḷhasukhaṁ pothujjanasukhaṁ anariyasukhaṁ, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho; micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yamidaṁ nekkhammasukhaṁ pavivekasukhaṁ upasamasukhaṁ sambodhisukhaṁ, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho; sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
Tatra, bhikkhave, yvāyaṁ rahovādo abhūto ataccho anatthasaṁhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho; micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yvāyaṁ rahovādo bhūto taccho anatthasaṁhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho; micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yvāyaṁ rahovādo bhūto taccho atthasaṁhito, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho; sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
Tatra, bhikkhave, yvāyaṁ sammukhā khīṇavādo abhūto ataccho anatthasaṁhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho; micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yvāyaṁ sammukhā khīṇavādo bhūto taccho anatthasaṁhito, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho; micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yvāyaṁ sammukhā khīṇavādo bhūto taccho atthasaṁhito, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho; sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
Tatra, bhikkhave, yamidaṁ taramānassa bhāsitaṁ, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho; micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yamidaṁ ataramānassa bhāsitaṁ, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho; sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
Tatra, bhikkhave, yvāyaṁ janapadaniruttiyā ca abhiniveso samaññāya ca atisāro, sadukkho eso dhammo saupaghāto saupāyāso sapariḷāho; micchāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo saraṇo. Tatra, bhikkhave, yvāyaṁ janapadaniruttiyā ca anabhiniveso samaññāya ca anatisāro, adukkho eso dhammo anupaghāto anupāyāso apariḷāho; sammāpaṭipadā. Tasmā eso dhammo araṇo.
Tasmātiha, bhikkhave, ‘saraṇañca dhammaṁ jānissāma, araṇañca dhammaṁ jānissāma; saraṇañca dhammaṁ ñatvā araṇañca dhammaṁ ñatvā araṇapaṭipadaṁ paṭipajjissāmā’ti evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṁ.
Subhūti ca pana, bhikkhave, kulaputto araṇapaṭipadaṁ paṭipanno”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.
Araṇavibhaṅgasuttaṁ niṭṭhitaṁ navamaṁ.
Araṇavibhaṅga Sutta
Dịch giả