Mahātaṇhāsaṅkhaya Sutta
.
Đại kinh Đoạn tận ái
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Sati, con của người đánh cá, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác”.
Một số đông Tỷ-kheo nghe như sau: “Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, khởi lên ác tà kiến như sau: ‘Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác'”. Rồi những Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá ở, khi đến xong liền nói với Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá như sau:
— Này Hiền giả Sati, có đúng sự thật chăng, Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác”.
— Thật sự là vậy, chư Hiền, theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác.
Rồi những Tỷ-kheo ấy muốn Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:
— Hiền giả Sati, chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Sati, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi; không có duyên thì thức không hiện khởi.
Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, dù được các Tỷ-kheo ấy cật vấn, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy.
— Thật sự là vậy, chư Hiền. Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruổi, luân chuyển, nhưng không đổi khác.
Vì các Tỷ-kheo ấy không thể làm cho Tỷ-kheo Sati, con người đánh cá từ bỏ ác tà kiến ấy, nên các vị ấy đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruổi, luân chuyển, nhưng không đổi khác”. Bạch Thế Tôn, chúng con nghe: “Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruổi, luân chuyển, nhưng không đổi khác””. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá ở, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá:
“– Này Hiền giả Sati, có đúng sự thật chăng? Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: ‘Theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác'”.
Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá nói với chúng con như sau:
“– Thật sự là vậy, chư Hiền. Theo như tôi hiểu thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác.
Bạch Thế Tôn, chúng con muốn khiến Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:
“– Hiền giả Sati chớ có nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Sati, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi, không có duyên thì thức không hiện khởi.
“Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá dầu cho được chúng con cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy:
“– Thật sự là vậy, theo tôi hiểu, Thế Tôn thuyết giảng thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác”.
Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên chúng con đến hỏi Thế Tôn ý nghĩa này.”
Rồi Thế Tôn gọi một Tỷ-kheo khác:
— Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta, gọi Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá: “Hiền giả Sati, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả”.
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, đến chỗ Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, sau khi đến, liền nói với Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá:
— Hiền giả Sati, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả.
— Thưa vâng, Hiền giả.
Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá đáp lời Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, đang ngồi xuống một bên:
— Này Sati, có thật chăng, Ông khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác”?
— Thật sư là vậy, bạch Thế Tôn. Theo như con hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác.
— Này Sati, thế nào là thức ấy?
— Bạch Thế Tôn, chính thức ấy nói cảm thọ, thọ lãnh chỗ này, chỗ kia, kết quả các hành động thiện ác.
— Này kẻ mê mờ kia, vì ai mà Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Này kẻ mê mờ kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói là thức do duyên khởi, không có duyên, thì thức không hiện khởi? Và này kẻ mê mờ kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông còn tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ mê mờ kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
— Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, có thể khởi lên tia lửa sáng gì trong Pháp, Luật này không?
— Bạch Thế Tôn, làm sao có thể có được, không thể được, bạch Thế Tôn.
Ðược nói vậy, Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, im lặng, hổ người, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng. Rồi Thế Tôn sau khi biết được Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, đang im lặng, hổ ngươi, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng, bèn nói với Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá:
— Này kẻ mê mờ kia, người ta sẽ biết Ông qua ác tà kiến của chính Ông. Ở đây, Ta sẽ hỏi các Tỷ-kheo.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
— Chư Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta thuyết giảng giống như Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá này, không những đã xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, mà còn tự phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức?
— Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi, không có duyên, thức không hiện khởi.
— Lành thay, chư Tỷ-kheo, lành thay, chư Tỷ-kheo, các Ông hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy! Chư Tỷ-kheo, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi. Không có duyên, thức không hiện khởi. Nhưng Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, không những xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, còn tự pháp hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho kẻ mê mờ ấy.
(Duyên sanh Thức)
Này các Tỷ-kheo, do duyên mà thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy. Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức. Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức. Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên là tỷ thức. Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức. Do duyên thân và các xúc, thức sanh và thức ấy có tên là thân thức. Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức. Này các Tỷ-kheo, do duyên nào lửa sanh và lửa ấy có tên tùy theo duyên ấy: duyên củi, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa củi. Duyên vỏ gỗ bào, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa vỏ bào. Duyên cỏ, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa cỏ. Duyên phân bò, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa phân bò. Duyên trấu, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa trấu. Duyên đống rác, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa đống rác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên, thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy. Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức. Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức. Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên và tỷ thức. Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức. Do duyên thân và các xúc, thức sanh, và thức ấy có tên là thân thức. Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức.
(Các câu hỏi về sanh vật)
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy sanh vật này không?
— Bạch Thế Tôn, có thấy.
– -Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy sự tác thành sanh vật do món ăn ấy không?
— Bạch Thế Tôn, có thấy.
— Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy, do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy cũng bị đoạn diệt không?
— Bạch Thế Tôn, có thấy.
— Này các Tỷ-kheo, vì do dự nên nghi hoặc sanh. Sanh vật này có thể không có mặt?
— Bạch Thế Tôn, có vậy.
— Này các Tỷ-kheo, vì do dự nên nghi hoặc sanh. Sự tác thành của món ăn ấy có thể có hay không?
— Bạch Thế Tôn, có vậy.
— Này các Tỷ-kheo, vì do dự nên nghi hoặc sanh. Do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy có thể bị đoạn diệt hay không bị đoạn diệt?
— Bạch Thế Tôn, có vậy.
— Này các Tỷ-kheo, nếu thấy như thật với chánh trí tuệ, thì sự nghi ngờ này được trừ diệt. Sanh vật này có thể không có mặt?
— Bạch Thế Tôn, có vậy.
— Này các Tỷ-kheo, nếu thấy như thật với chánh trí tuệ, thì sự nghi ngờ này được trừ diệt. Sự tác thành của món ăn ấy có thể có hay không?
— Bạch Thế Tôn, có vậy.
— Này các Tỷ-kheo, nếu thấy như thật với chánh trí tuệ, thì sự nghi ngờ này được trừ diệt. Do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật có thể bị đoạn diệt hay không bị đoạn diệt?
— Bạch Thế Tôn, có vậy.
— Này các Tỷ-kheo, sanh vật này có mặt, (đối với vấn đề này), ở đây, các Ông có phải không có nghi hoặc không?
— Bạch Thế Tôn, có vậy.
— Này các Tỷ-kheo, sự tác thành của món ăn ấy, (đối với vấn đề này), ở đây, các Ông có phải không có nghi hoặc không?
— Bạch Thế Tôn, có vậy.
— Này các Tỷ-kheo, do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy có thể bị đoạn diệt, (đối với vấn đề này), ở đây, các Ông có phải không có nghi hoặc không?
— Bạch Thế Tôn, có vậy.
— Này các Tỷ-kheo, sanh vật này có mặt, (đối với vấn đề này) có phải các Ông khéo thấy nhờ như thật chánh trí tuệ không?
— Bạch Thế Tôn, có vậy.
– Này các Tỷ-kheo, sự hiện hữu của sanh vật ấy là do các món ăn ấy tác thành,… này, có phải các Ông khéo thấy nhờ như thật chánh trí tuệ không?
— Bạch Thế Tôn, có vậy.
— Này các Tỷ-kheo, do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy có thể bị đoạn diệt, (đối với vấn đề này), có phải các Ông khéo thấy nhờ như thật chánh trí tuệ không?
— Bạch Thế Tôn, có vậy.
— Này các Tỷ-kheo, đối với tri kiến này được thanh tịnh như vậy, được làm cho trong sáng như vậy, nếu các Ông chấp trước, lấy làm hãnh diện, truy cầu, xem là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ chiếc bè, nói Pháp được giảng dạy là để đưa vượt qua, không phải để nắm lấy?
— Bạch Thế Tôn, không.
— Nhưng này các Tỷ-kheo, đối với tri kiến này được thanh tịnh như vậy, được làm cho trong sáng như vậy, nếu các Ông không chấp trước, không lấy làm hãnh diện, không truy cầu, không xem là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể ví dụ chiếc bè, nói Pháp được giảng dạy là để đưa vượt qua, không phải để nắm lấy?
— Bạch Thế Tôn, có.
(Thức ăn và Duyên khởi)
— Này các Tỷ-kheo, có bốn món ăn giúp cho an trú các loài hữu tình đã sanh hay phò trợ các loài hữu tình sẽ sanh. Thế nào là bốn? Ðoàn thực hoặc thô hoặc tế, thứ hai là xúc thực, thứ ba là tư niệm thực, và thứ tư là thức thực.
Và này các Tỷ-kheo bốn món ăn này, lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Bốn món ăn này lấy ái làm nhân duyên, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm sanh chủng, lấy ái làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, ái này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Ái lấy thọ làm nhân duyên, lấy thọ làm tập khởi, lấy thọ làm sanh chủng, lấy thọ làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, thọ này lấy gì làm nguyên nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Thọ lấy xúc làm nhân duyên, lấy xúc làm tập khởi, lấy xúc làm sanh chủng, lấy xúc làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, xúc này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Xúc lấy sáu nhập làm nhân duyên, lấy sáu nhập làm tập khởi, lấy sáu nhập làm sanh chủng, lấy sáu nhập làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Sáu nhập lấy danh sắc làm nhân duyên, lấy danh sắc làm tập khởi, lấy danh sắc làm sanh chủng, lấy danh sắc làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, danh sắc này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Danh sắc lấy thức làm nhân duyên, lấy thức là tập khởi, lấy thức làm sanh chủng, lấy thức làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, thức này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Thức lấy hành làm nhân duyên, lấy hành làm tập khởi, lấy hành làm sanh chủng, lấy hành làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, các hành này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Các hành lấy vô minh làm nhân duyên, lấy vô minh làm tập khởi, lấy vô minh làm sanh chủng, lấy vô minh làm nguyên nhân.
(Duyên theo chiều thuận)
Như vậy, này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được hiện hữu. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
(Duyên theo chiều nghịch)
Trước đã nói: Sanh duyên già, chết (Do duyên sanh nên già, chết hiện khởi). Này các Tỷ-kheo, sanh duyên già, chết có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, sanh duyên già, chết. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Sanh duyên già, chết.
— Trước đã nói: hữu duyên sanh. Này các Tỷ-kheo, hữu duyên sanh có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, hữu duyên sanh. Như vậy, đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Hữu duyên sanh.
— Trước đã nói: Thủ duyên hữu. Này các Tỷ-kheo, thủ duyên hữu có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, thủ duyên hữu. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Thủ duyên hữu.
— Trước đã nói: Ái duyên thủ. Này các Tỷ-kheo, ái duyên thủ có phải không? Hay ở đây, (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, ái duyên thủ. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Ái duyên thủ.
— Trước đã nói: Thọ duyên ái. Này các Tỷ-kheo, thọ duyên ái có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, thọ duyên ái. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Thọ duyên ái.
– Trước đã nói: Xúc duyên thọ. Này các Tỷ-kheo, xúc duyên thọ có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, xúc duyên thọ. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Xúc duyên thọ.
— Trước đã nói: Sáu nhập duyên xúc. Này các Tỷ-kheo, sáu nhập duyên xúc có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, sáu nhập duyên xúc. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Sáu nhập duyên xúc.
— Trước đã nói: Danh sắc duyên sáu nhập. Này các Tỷ-kheo, danh sắc duyên sáu nhập có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, danh sắc duyên sáu nhập. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Danh sắc duyên sáu nhập.
— Trước đã nói: Thức duyên danh sắc. Này các Tỷ-kheo, thức duyên danh sắc có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, thức duyên danh sắc. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Thức duyên danh sắc.
— Trước đã nói: Hành duyên thức. Này các Tỷ-kheo, hành duyên thức có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, hành duyên thức. Như vậy, đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Hành duyên thức.
— Trước đã nói: Vô minh duyên hành. Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, vô minh duyên hành. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Vô minh duyên hành.
(Tóm lược về Duyên)
— Lành thay, này các Tỷ-kheo! Các Ông nói như vậy và Ta cũng nói như vậy: “Cái này có nên cái kia có, cái này sanh nên cái kia sanh”, như vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não cùng sanh khởi. Như vậy, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
(Diệt theo chiều thuận)
Do vô minh đoạn diệt, xả ly một cách hoàn toàn nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt. Do sáu nhập diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.
(Diệt theo chiều nghịch)
Trước đã nói: Do sanh diệt nên già, chết diệt. Này các Tỷ-kheo, do sanh diệt nên già, chết diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, do sanh diệt nên già, chết diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do sanh diệt nên già, chết diệt.
— Trước đã nói: Do hữu diệt nên sanh diệt. Này các Tỷ-kheo, do hữu diệt nên sanh diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, do hữu diệt nên sanh diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do hữu diệt nên sanh diệt.
— Trước đã nói: Do thủ diệt nên hữu diệt. Này các Tỷ-kheo, do thủ diệt nên hữu diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, do thủ diệt nên hữu diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do thủ diệt nên hữu diệt.
— Trước đã nói: Do ái diệt nên thủ diệt. Này các Tỷ-kheo, do ái diệt nên thủ diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, do ái diệt nên thủ diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do ái diệt nên thủ diệt.
— Trước đã nói: Do thọ diệt nên ái diệt. Này các Tỷ-kheo, do thọ diệt nên ái diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, do thọ diệt nên ái diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do thọ diệt nên ái diệt.
— Trước đã nói: Do xúc diệt nên thọ diệt. Này các Tỷ-kheo, do xúc diệt nên thọ diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, do xúc diệt nên thọ diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do xúc diệt nên thọ diệt.
— Trước đã nói: Do sáu nhập diệt nên xúc diệt. Này các Tỷ-kheo, do sáu nhập diệt nên xúc diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, do sáu nhập diệt nên xúc diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do sáu nhập diệt nên xúc diệt.
— Trước đã nói: Do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt. Này các Tỷ-kheo, do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do danh sắc diệt nên sáu nhập diệt.
— Trước đã nói: Do thức diệt nên danh sắc diệt. Này các Tỷ-kheo, do thức diệt nên danh sắc diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, do thức diệt nên danh sắc diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do thức diệt nên danh sắc diệt.
— Trước đã nói: Do hành diệt nên thức diệt. Này các Tỷ-kheo, do hành diệt nên thức diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, do hành diệt nên thức diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là vậy: Do hành diệt nên thức diệt.
— Trước đã nói: Do vô minh diệt nên hành diệt. Này các Tỷ-kheo, do vô minh diệt nên hành diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?
— Bạch Thế Tôn, do vô minh diệt nên hành diệt. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là vậy: Do vô minh diệt nên hành diệt.
(Tóm lược về Diệt)
– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Các Ông nói như vậy và Ta cũng nói như vậy: “Cái này không có nên cái kia không có, cái này diệt nên cái kia diệt”, như vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên sáu nhập diệt, sáu nhập diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sanh diệt, sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.
(Tri kiến về ngã)
Này các Tỷ-kheo, các Ông nên biết như vậy, thấy như vậy, có còn chạy theo thời quá khứ, và suy nghĩ: “Ta có mặt trong thời quá khứ hay không có mặt trong thời quá khứ? Ta có mặt trong thời quá khứ như thế nào? Ta có mặt trong thời quá khứ, hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta có mặt như thế nào trong thời quá khứ”?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, có còn chạy theo thời vị lai, và suy nghĩ: “Ta sẽ có mặt trong thời vị lai hay ta sẽ không có mặt trong thời vị lai? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai như thế nào? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai, hình vóc như thế nào? Trước kia là gì và ta sẽ có mặt như thế nào trong thời vị lai”?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có nghi ngờ gì về mình trong thời hiện tại: “Ta có mặt hay ta không có mặt. Ta có mặt như thế nào? Ta có mặt, hình vóc như thế nào? Hữu tình này từ đâu đến? Và rồi nó sẽ đi đâu”?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có nói như sau: “Bậc Ðạo Sư được chúng ta tôn trọng. Chúng ta nói vì chúng ta tôn trọng bậc Ðạo Sư”?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có nói như sau: “Một Sa-môn nói với chúng tôi như vậy, các Sa-môn khác cũng nói như vậy, và còn chúng tôi không có nói như vậy”?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có tìm một vị Ðạo Sư khác không?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Này các Tỷ-kheo, các Ông biết như vậy, thấy như vậy, các Ông có trở lui lại các giới cấm, tế tự đàn tràng của các tục tử Sa-môn, Bà-la-môn và nghĩ rằng chúng là căn bản không?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Này các Tỷ-kheo, có phải các Ông chỉ nói những gì các Ông tự biết, tự thấy, tự ý thức được?
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
— Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được Ta giới thiệu Chánh Pháp, Pháp này thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự thân giác hiểu. Này các Tỷ-kheo, Pháp này thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự thân giác hiểu. Tất cả những gì đã nói là do duyên này mà nói.
(Vòng luân hồi: từ sanh đến trưởng thành)
Này các Tỷ-kheo, có ba sự hòa hợp mà một bào thai thành hình: ở đây, cha mẹ có giao hợp và người mẹ không trong thời có thể thụ thai, và hương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình. Ở đây, cha và mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, nhưng hương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình. Và này các Tỷ-kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình.
Rồi này các Tỷ-kheo, người mẹ trong chín hay mười tháng mang bào thai ấy, với sự lo âu lớn đối với gánh nặng ấy. Rồi này các Tỷ-kheo, sau chín hay mười tháng, người mẹ sinh đẻ với sự lo âu lớn đối với gánh nặng ấy. Khi đã sinh, người mẹ nuôi hài nhi ấy với máu của mình. Này các Tỷ-kheo, trong luật của bậc Thánh, sữa của bà mẹ được xem là máu.
Này các Tỷ-kheo, đứa trẻ ấy, sau khi lớn lên, sau khi các căn đã thuần thục, chơi với những trò chơi dành cho các đứa trẻ, như với cái cày nhỏ, chơi khăn, chơi nhảy lộn nhào, chơi chong chóng, chơi với đồ đong bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ.
Này các Tỷ-kheo, đứa trẻ sau khi lớn lên, sau khi các căn do mắt nhận thức, được thuần thục, thọ hưởng đầy đủ năm món dục lạc; các sắc do mắt nhận thức, sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức… Các hương do mũi nhận thức… Các vị do lưỡi nhận thức… Các xúc do thân cảm xúc; các xúc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục.
(Tiếp tục luân hồi)
Khi thấy sắc bằng mắt, người đó tham ái đối với sắc đẹp, người đó ghét bỏ đối với sắc xấu, người đó sống niệm không an trú trên thân, với một tâm nhỏ mọn. Người đó không như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác bất thiện pháp của người đó được trừ diệt, không có dư tàn. Như vậy, đối diện với thân, sơ (thuận, nghịch) có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, người đó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước thọ ấy. Vì tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy, nên dục sanh hỷ, có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy nên dục hỷ sanh. Có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy, tức là chấp thủ. Do duyên thủ nên hữu sanh; do duyên hữu nên sanh sinh khởi; do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, sanh. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
Khi người đó nghe tiếng với tai… khi người đó ngửi hương với mũi… khi người đó nếm vị với lưỡi… khi người đó cảm xúc với thân… khi người đó nhận thức pháp với ý, người đó tham ái đối với pháp tốt, ghét bỏ đối với pháp xấu. Người đó sống niệm không an trú trên thân, với một tâm nhỏ mọn. Người đó không như thật tuệ tri đến tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác, bất thiện pháp của người đó được trừ diệt, không còn dư tàn. Như vậy, đối diện với thân, sơ (thuận, nghịch), có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ. Người đó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy. Vì người đó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy nên dục hỷ sanh. Có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy, tức là chấp thủ. Do duyên thủ nên hữu sanh; do duyên hữu nên sanh sinh khởi; do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
(Ðoạn tận luân hồi: Sự tu tập)
Ở đời, này các Tỷ-kheo, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi tự chứng ngộ với thượng trí, thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhơn, lại tuyên thuyết điều Như Lai đã chứng ngộ. Như Lai thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa. Như Lai truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, thanh tịnh.
Người gia trưởng hay con vị gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe Pháp ấy. Sau khi nghe Pháp, người ấy sanh lòng kính ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng, vị ấy suy nghĩ: “Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Sau một thời gian, người ấy bỏ tài sản nhỏ hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy sống thành tựu học pháp chánh hạnh, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, sống thanh tịnh, không có trộm cắp, từ bỏ tà hạnh, sống theo phạm hạnh, sống hạnh viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ.
Từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt, không phản lại đối với đời, từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, không đến nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp, từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, nói những lời nói không lỗi lầm, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh Pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.
Vị ấy từ bỏ làm hại đến các hột giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời, từ bỏ đi xem múa, hát, nhạc, trình diễn, từ bỏ trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thơm và các thời trang, từ bỏ dùng giường cao và giường lớn, từ bỏ nhận vàng bạc, từ bỏ nhận các hạt sống, từ bỏ nhận thịt sống, từ bỏ nhận đàn bà, con gái, từ bỏ nhận nô tỳ, gái và trai, từ bỏ nhận cừu và dê, từ bỏ nhận gia cầm và heo, từ bỏ nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái, từ bỏ nhận ruộng nương và đất đai, từ bỏ nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới, từ bỏ buôn bán, từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc, đo lường, từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo, từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.
Vị ấy biết đủ với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát). Ví như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, Tỷ-kheo biết đủ với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát). Vị ấy nhờ thành tựu Thánh giới uẩn này nên hưởng được lạc thọ, nội tâm không lỗi lầm.
Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu, bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp; vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu, bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy nhờ sự hộ trì cao quý các căn ấy, nên hưởng lạc thọ, nội tâm không lỗi lầm.
Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác, khi ăn uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác, khi đi đại tiểu tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, im lặng đều tỉnh giác.
Vị ấy với sự thành tựu Thành giới uẩn này, với sự thành tựu Thánh hộ trì căn này, và với Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng, tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa, tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Sau khi từ bỏ năm triền cái làm ô nhiễm tâm, làm cho yếu ớt trí tuệ, vị ấy ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm giác sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là “xả niệm lạc trú”, chứng và trú Thiền thứ ba. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
(Ðoạn tận luân hồi: Giải thoát rốt ráo)
Khi vị ấy thấy sắc bằng mắt, vị ấy không tham ái đối với sắc đẹp, không ghét bỏ đối với sắc xấu, vị ấy sống an trú niệm trên thân, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác bất thiện pháp của vị ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Như vậy từ bỏ (thuận nghịch), có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy. Vì vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy, nếu có dục hỷ nào đối với các cảm thọ, dục hỷ ấy được trừ diệt. Do dục hỷ của vị ấy diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.
Khi vị ấy nghe tiếng bằng tai… khi vị ngửi hương bằng mũi… Khi vị ấy nếm vị bằng lưỡi… Khi vị ấy cảm xúc bằng thân… Khi vị ấy nhận thức pháp bằng ý, vị ấy không tham ái đối với pháp tốt, không ghét bỏ đối với pháp xấu. Vị ấy sống an trú niệm trên thân, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ chúng mà các ác, bất thiện pháp của vị ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Như vậy, vị ấy đoạn trừ (thuận nghịch) có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy. Vì vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy, nếu có dục hỷ nào đối với các cảm thọ, dục hỷ ấy được trừ diệt. Do dục hỷ của vị ấy diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.
(Kết luận)
Này các Tỷ-kheo, các Ông hãy thọ trì ái tận giải thoát này, được Ta nói một cách tóm tắt, nhưng (phải nhớ là) Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, đã bị mắc trong cái lưới lớn của ái, trong sự rối loạn của ái.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Mahātaṇhāsaṅkhaya Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.
Tena kho pana samayena sātissa nāma bhikkhuno kevaṭṭaputtassa evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ hoti: “tathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā tadevidaṁ viññāṇaṁ sandhāvati saṁsarati anaññan”ti.
Assosuṁ kho sambahulā bhikkhū: “sātissa kira nāma bhikkhuno kevaṭṭaputtassa evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ: ‘tathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā tadevidaṁ viññāṇaṁ sandhāvati saṁsarati, anaññan’”ti. Atha kho te bhikkhū yena sāti bhikkhu kevaṭṭaputto tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā sātiṁ bhikkhuṁ kevaṭṭaputtaṁ etadavocuṁ: “saccaṁ kira te, āvuso sāti, evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ: ‘tathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā tadevidaṁ viññāṇaṁ sandhāvati saṁsarati, anaññan’”ti?
“Evaṁ byā kho ahaṁ, āvuso, bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā tadevidaṁ viññāṇaṁ sandhāvati saṁsarati, anaññan”ti.
Atha kho te bhikkhū sātiṁ bhikkhuṁ kevaṭṭaputtaṁ etasmā pāpakā diṭṭhigatā vivecetukāmā samanuyuñjanti samanugāhanti samanubhāsanti: “mā evaṁ, āvuso sāti, avaca, mā bhagavantaṁ abbhācikkhi, na hi sādhu bhagavato abbhakkhānaṁ, na hi bhagavā evaṁ vadeyya. Anekapariyāyenāvuso sāti, paṭiccasamuppannaṁ viññāṇaṁ vuttaṁ bhagavatā, aññatra paccayā natthi viññāṇassa sambhavo”ti.
Evampi kho sāti bhikkhu kevaṭṭaputto tehi bhikkhūhi samanuyuñjiyamāno samanugāhiyamāno samanubhāsiyamāno tadeva pāpakaṁ diṭṭhigataṁ thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati: “evaṁ byā kho ahaṁ, āvuso, bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā tadevidaṁ viññāṇaṁ sandhāvati saṁsarati anaññan”ti.
Yato kho te bhikkhū nāsakkhiṁsu sātiṁ bhikkhuṁ kevaṭṭaputtaṁ etasmā pāpakā diṭṭhigatā vivecetuṁ, atha kho te bhikkhū yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṁ etadavocuṁ: “sātissa nāma, bhante, bhikkhuno kevaṭṭaputtassa evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ: ‘tathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā tadevidaṁ viññāṇaṁ sandhāvati saṁsarati, anaññan’ti. Assumha kho mayaṁ, bhante, sātissa kira nāma bhikkhuno kevaṭṭaputtassa evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ: ‘tathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā tadevidaṁ viññāṇaṁ sandhāvati saṁsarati, anaññan’ti. Atha kho mayaṁ, bhante, yena sāti bhikkhu kevaṭṭaputto tenupasaṅkamimha; upasaṅkamitvā sātiṁ bhikkhuṁ kevaṭṭaputtaṁ etadavocumha: ‘saccaṁ kira te, āvuso sāti, evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ: “tathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā tadevidaṁ viññāṇaṁ sandhāvati saṁsarati, anaññan”’ti? Evaṁ vutte, bhante, sāti bhikkhu kevaṭṭaputto amhe etadavoca: ‘evaṁ byā kho ahaṁ, āvuso, bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā tadevidaṁ viññāṇaṁ sandhāvati saṁsarati, anaññan’ti. Atha kho mayaṁ, bhante, sātiṁ bhikkhuṁ kevaṭṭaputtaṁ etasmā pāpakā diṭṭhigatā vivecetukāmā samanuyuñjimha samanugāhimha samanubhāsimha: ‘mā evaṁ, āvuso sāti, avaca, mā bhagavantaṁ abbhācikkhi, na hi sādhu bhagavato abbhakkhānaṁ, na hi bhagavā evaṁ vadeyya. Anekapariyāyenāvuso sāti, paṭiccasamuppannaṁ viññāṇaṁ vuttaṁ bhagavatā, aññatra paccayā natthi viññāṇassa sambhavo’ti. Evampi kho, bhante, sāti bhikkhu kevaṭṭaputto amhehi samanuyuñjiyamāno samanugāhiyamāno samanubhāsiyamāno tadeva pāpakaṁ diṭṭhigataṁ thāmasā parāmasā abhinivissa voharati: ‘evaṁ byā kho ahaṁ, āvuso, bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā tadevidaṁ viññāṇaṁ sandhāvati saṁsarati, anaññan’ti. Yato kho mayaṁ, bhante, nāsakkhimha sātiṁ bhikkhuṁ kevaṭṭaputtaṁ etasmā pāpakā diṭṭhigatā vivecetuṁ, atha mayaṁ etamatthaṁ bhagavato ārocemā”ti.
Atha kho bhagavā aññataraṁ bhikkhuṁ āmantesi: “ehi tvaṁ bhikkhu, mama vacanena sātiṁ bhikkhuṁ kevaṭṭaputtaṁ āmantehi: ‘satthā taṁ, āvuso sāti, āmantetī’”ti.
“Evaṁ, bhante”ti kho so bhikkhu bhagavato paṭissutvā yena sāti bhikkhu kevaṭṭaputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā sātiṁ bhikkhuṁ kevaṭṭaputtaṁ etadavoca: “satthā taṁ, āvuso sāti, āmantetī”ti.
“Evamāvuso”ti kho sāti bhikkhu kevaṭṭaputto tassa bhikkhuno paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho sātiṁ bhikkhuṁ kevaṭṭaputtaṁ bhagavā etadavoca: “saccaṁ kira te, sāti, evarūpaṁ pāpakaṁ diṭṭhigataṁ uppannaṁ: ‘tathāhaṁ bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā tadevidaṁ viññāṇaṁ sandhāvati saṁsarati, anaññan’”ti?
“Evaṁ byā kho ahaṁ, bhante, bhagavatā dhammaṁ desitaṁ ājānāmi yathā tadevidaṁ viññāṇaṁ sandhāvati saṁsarati, anaññan”ti.
“Katamaṁ taṁ, sāti, viññāṇan”ti?
“Yvāyaṁ, bhante, vado vedeyyo tatra tatra kalyāṇapāpakānaṁ kammānaṁ vipākaṁ paṭisaṁvedetī”ti.
“Kassa nu kho nāma tvaṁ, moghapurisa, mayā evaṁ dhammaṁ desitaṁ ājānāsi? Nanu mayā, moghapurisa, anekapariyāyena paṭiccasamuppannaṁ viññāṇaṁ vuttaṁ, aññatra paccayā natthi viññāṇassa sambhavoti? Atha ca pana tvaṁ, moghapurisa, attanā duggahitena amhe ceva abbhācikkhasi, attānañca khaṇasi, bahuñca apuññaṁ pasavasi. Tañhi te, moghapurisa, bhavissati dīgharattaṁ ahitāya dukkhāyā”ti.
Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, api nāyaṁ sāti bhikkhu kevaṭṭaputto usmīkatopi imasmiṁ dhammavinaye”ti?
“Kiñhi siyā, bhante? No hetaṁ, bhante”ti. Evaṁ vutte, sāti bhikkhu kevaṭṭaputto tuṇhībhūto maṅkubhūto pattakkhandho adhomukho pajjhāyanto appaṭibhāno nisīdi.
Atha kho bhagavā sātiṁ bhikkhuṁ kevaṭṭaputtaṁ tuṇhībhūtaṁ maṅkubhūtaṁ pattakkhandhaṁ adhomukhaṁ pajjhāyantaṁ appaṭibhānaṁ viditvā sātiṁ bhikkhuṁ kevaṭṭaputtaṁ etadavoca: “paññāyissasi kho tvaṁ, moghapurisa, etena sakena pāpakena diṭṭhigatena. Idhāhaṁ bhikkhū paṭipucchissāmī”ti.
Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “tumhepi me, bhikkhave, evaṁ dhammaṁ desitaṁ ājānātha yathāyaṁ sāti bhikkhu kevaṭṭaputto attanā duggahitena amhe ceva abbhācikkhati, attānañca khaṇati, bahuñca apuññaṁ pasavatī”ti?
“No hetaṁ, bhante. Anekapariyāyena hi no, bhante, paṭiccasamuppannaṁ viññāṇaṁ vuttaṁ bhagavatā, aññatra paccayā natthi viññāṇassa sambhavo”ti.
“Sādhu sādhu, bhikkhave. Sādhu kho me tumhe, bhikkhave, evaṁ dhammaṁ desitaṁ ājānātha. Anekapariyāyena hi vo, bhikkhave, paṭiccasamuppannaṁ viññāṇaṁ vuttaṁ mayā, aññatra paccayā natthi viññāṇassa sambhavo”ti. Atha ca panāyaṁ sāti bhikkhu kevaṭṭaputto attanā duggahitena amhe ceva abbhācikkhati, attānañca khaṇati, bahuñca apuññaṁ pasavati. Tañhi tassa moghapurisassa bhavissati dīgharattaṁ ahitāya dukkhāya.
“Yaṁ yadeva, bhikkhave, paccayaṁ paṭicca uppajjati viññāṇaṁ, tena teneva viññāṇantveva saṅkhyaṁ gacchati. Variant: saṅkhyaṁ gacchati → saṅkhaṁ gacchati (bj, pts1ed) Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati viññāṇaṁ, cakkhuviññāṇantveva saṅkhyaṁ gacchati; sotañca paṭicca sadde ca uppajjati viññāṇaṁ, sotaviññāṇantveva saṅkhyaṁ gacchati; ghānañca paṭicca gandhe ca uppajjati viññāṇaṁ, ghānaviññāṇantveva saṅkhyaṁ gacchati; jivhañca paṭicca rase ca uppajjati viññāṇaṁ, jivhāviññāṇantveva saṅkhyaṁ gacchati; kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati viññāṇaṁ, kāyaviññāṇantveva saṅkhyaṁ gacchati; manañca paṭicca dhamme ca uppajjati viññāṇaṁ, manoviññāṇantveva saṅkhyaṁ gacchati.
Seyyathāpi, bhikkhave, yaṁ yadeva paccayaṁ paṭicca aggi jalati tena teneva saṅkhyaṁ gacchati. Kaṭṭhañca paṭicca aggi jalati, kaṭṭhaggitveva saṅkhyaṁ gacchati; sakalikañca paṭicca aggi jalati, sakalikaggitveva saṅkhyaṁ gacchati; tiṇañca paṭicca aggi jalati, tiṇaggitveva saṅkhyaṁ gacchati; gomayañca paṭicca aggi jalati, gomayaggitveva saṅkhyaṁ gacchati; thusañca paṭicca aggi jalati, thusaggitveva saṅkhyaṁ gacchati; saṅkārañca paṭicca aggi jalati, saṅkāraggitveva saṅkhyaṁ gacchati.
Evameva kho, bhikkhave, yaṁ yadeva paccayaṁ paṭicca uppajjati viññāṇaṁ, tena teneva saṅkhyaṁ gacchati. Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati viññāṇaṁ, cakkhuviññāṇantveva saṅkhyaṁ gacchati; sotañca paṭicca sadde ca uppajjati viññāṇaṁ, sotaviññāṇantveva saṅkhyaṁ gacchati, ghānañca paṭicca gandhe ca uppajjati viññāṇaṁ, ghānaviññāṇantveva saṅkhyaṁ gacchati, jivhañca paṭicca rase ca uppajjati viññāṇaṁ, jivhāviññāṇantveva saṅkhyaṁ gacchati. Kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati viññāṇaṁ, kāyaviññāṇantveva saṅkhyaṁ gacchati. Manañca paṭicca dhamme ca uppajjati viññāṇaṁ, manoviññāṇantveva saṅkhyaṁ gacchati.
Bhūtamidanti, bhikkhave, passathā”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Tadāhārasambhavanti, bhikkhave, passathā”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Tadāhāranirodhā yaṁ bhūtaṁ, taṁ nirodhadhammanti, bhikkhave, passathā”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Bhūtamidaṁ nossūti, bhikkhave, kaṅkhato uppajjati vicikicchā”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Tadāhārasambhavaṁ nossūti, bhikkhave, kaṅkhato uppajjati vicikicchā”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Tadāhāranirodhā yaṁ bhūtaṁ, taṁ nirodhadhammaṁ nossūti, bhikkhave, kaṅkhato uppajjati vicikicchā”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Bhūtamidanti, bhikkhave, yathābhūtaṁ sammappaññāya passato yā vicikicchā sā pahīyatī”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Tadāhārasambhavanti, bhikkhave, yathābhūtaṁ sammappaññāya passato yā vicikicchā sā pahīyatī”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Tadāhāranirodhā yaṁ bhūtaṁ, taṁ nirodhadhammanti, bhikkhave, yathābhūtaṁ sammappaññāya passato yā vicikicchā sā pahīyatī”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Bhūtamidanti, bhikkhave, itipi vo ettha nibbicikicchā”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Tadāhārasambhavanti, bhikkhave, itipi vo ettha nibbicikicchā”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Tadāhāranirodhā yaṁ bhūtaṁ taṁ nirodhadhammanti, bhikkhave, itipi vo ettha nibbicikicchā”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Bhūtamidanti, bhikkhave, yathābhūtaṁ sammappaññāya sudiṭṭhan”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Tadāhārasambhavanti, bhikkhave, yathābhūtaṁ sammappaññāya sudiṭṭhan”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Tadāhāranirodhā yaṁ bhūtaṁ taṁ nirodhadhammanti, bhikkhave, yathābhūtaṁ sammappaññāya sudiṭṭhan”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Imañce tumhe, bhikkhave, diṭṭhiṁ evaṁ parisuddhaṁ evaṁ pariyodātaṁ allīyetha kelāyetha dhanāyetha mamāyetha, api nu me tumhe, bhikkhave, kullūpamaṁ dhammaṁ desitaṁ ājāneyyātha nittharaṇatthāya no gahaṇatthāyā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Imañce tumhe, bhikkhave, diṭṭhiṁ evaṁ parisuddhaṁ evaṁ pariyodātaṁ na allīyetha na kelāyetha na dhanāyetha na mamāyetha, api nu me tumhe, bhikkhave, kullūpamaṁ dhammaṁ desitaṁ ājāneyyātha nittharaṇatthāya no gahaṇatthāyā”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Cattārome, bhikkhave, āhārā bhūtānaṁ vā sattānaṁ ṭhitiyā, sambhavesīnaṁ vā anuggahāya. Katame cattāro? Kabaḷīkāro āhāro oḷāriko vā sukhumo vā, phasso dutiyo, manosañcetanā tatiyā, viññāṇaṁ catutthaṁ.
Ime ca, bhikkhave, cattāro āhārā kiṁnidānā kiṁsamudayā kiṁjātikā kiṁpabhavā? Ime cattāro āhārā taṇhānidānā taṇhāsamudayā taṇhājātikā taṇhāpabhavā.
Taṇhā cāyaṁ, bhikkhave, kiṁnidānā kiṁsamudayā kiṁjātikā kiṁpabhavā? Taṇhā vedanānidānā vedanāsamudayā vedanājātikā vedanāpabhavā.
Vedanā cāyaṁ, bhikkhave, kiṁnidānā kiṁsamudayā kiṁjātikā kiṁpabhavā? Vedanā phassanidānā phassasamudayā phassajātikā phassapabhavā.
Phasso cāyaṁ, bhikkhave, kiṁnidāno kiṁsamudayo kiṁjātiko kiṁpabhavo? Phasso saḷāyatananidāno saḷāyatanasamudayo saḷāyatanajātiko saḷāyatanapabhavo.
Saḷāyatanañcidaṁ, bhikkhave, kiṁnidānaṁ kiṁsamudayaṁ kiṁjātikaṁ kiṁpabhavaṁ? Saḷāyatanaṁ nāmarūpanidānaṁ nāmarūpasamudayaṁ nāmarūpajātikaṁ nāmarūpapabhavaṁ.
Nāmarūpañcidaṁ, bhikkhave, kiṁnidānaṁ kiṁsamudayaṁ kiṁjātikaṁ kiṁpabhavaṁ? Nāmarūpaṁ viññāṇanidānaṁ viññāṇasamudayaṁ viññāṇajātikaṁ viññāṇapabhavaṁ.
Viññāṇañcidaṁ, bhikkhave, kiṁnidānaṁ kiṁsamudayaṁ kiṁjātikaṁ kiṁpabhavaṁ? Viññāṇaṁ saṅkhāranidānaṁ saṅkhārasamudayaṁ saṅkhārajātikaṁ saṅkhārapabhavaṁ.
Saṅkhārā cime, bhikkhave, kiṁnidānā kiṁsamudayā kiṁjātikā kiṁpabhavā? Saṅkhārā avijjānidānā avijjāsamudayā avijjājātikā avijjāpabhavā.
Iti kho, bhikkhave, avijjāpaccayā saṅkhārā, saṅkhārapaccayā viññāṇaṁ, viññāṇapaccayā nāmarūpaṁ, nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṁ, saḷāyatanapaccayā phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṁ, upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.
Jātipaccayā jarāmaraṇanti iti kho panetaṁ vuttaṁ; jātipaccayā nu kho, bhikkhave, jarāmaraṇaṁ, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? Variant: kathaṁ vā ettha → kathaṁ vo ettha (bj); kathaṁ vā vo ettha (?)
“Jātipaccayā, bhante, jarāmaraṇaṁ; evaṁ no ettha hoti—Variant: evaṁ no ettha hoti → evaṁ no ettha hotīti (mr) jātipaccayā jarāmaraṇan”ti.
“Bhavapaccayā jātīti iti kho panetaṁ vuttaṁ; bhavapaccayā nu kho, bhikkhave, jāti, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Bhavapaccayā, bhante, jāti; evaṁ no ettha hoti—bhavapaccayā jātī”ti.
“Upādānapaccayā bhavoti iti kho panetaṁ vuttaṁ; upādānapaccayā nu kho, bhikkhave, bhavo, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Upādānapaccayā, bhante, bhavo; evaṁ no ettha hoti—upādānapaccayā bhavo”ti.
“Taṇhāpaccayā upādānanti iti kho panetaṁ vuttaṁ, taṇhāpaccayā nu kho, bhikkhave, upādānaṁ, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Taṇhāpaccayā, bhante, upādānaṁ; evaṁ no ettha hoti—taṇhāpaccayā upādānan”ti.
“Vedanāpaccayā taṇhāti iti kho panetaṁ vuttaṁ; vedanāpaccayā nu kho, bhikkhave, taṇhā, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Vedanāpaccayā, bhante, taṇhā; evaṁ no ettha hoti—vedanāpaccayā taṇhā”ti.
“Phassapaccayā vedanāti iti kho panetaṁ vuttaṁ; phassapaccayā nu kho, bhikkhave, vedanā, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Phassapaccayā, bhante, vedanā; evaṁ no ettha hoti—phassapaccayā vedanā”ti.
“Saḷāyatanapaccayā phassoti iti kho panetaṁ vuttaṁ; saḷāyatanapaccayā nu kho, bhikkhave, phasso, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Saḷāyatanapaccayā, bhante, phasso; evaṁ no ettha hoti—saḷāyatanapaccayā phasso”ti.
“Nāmarūpapaccayā saḷāyatananti iti kho panetaṁ vuttaṁ; nāmarūpapaccayā nu kho, bhikkhave, saḷāyatanaṁ, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Nāmarūpapaccayā, bhante, saḷāyatanaṁ; evaṁ no ettha hoti—nāmarūpapaccayā saḷāyatanan”ti.
“Viññāṇapaccayā nāmarūpanti iti kho panetaṁ vuttaṁ; viññāṇapaccayā nu kho, bhikkhave, nāmarūpaṁ, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Viññāṇapaccayā, bhante, nāmarūpaṁ; evaṁ no ettha hoti—viññāṇapaccayā nāmarūpan”ti.
“Saṅkhārapaccayā viññāṇanti iti kho panetaṁ vuttaṁ; saṅkhārapaccayā nu kho, bhikkhave, viññāṇaṁ, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Saṅkhārapaccayā, bhante, viññāṇaṁ; evaṁ no ettha hoti—saṅkhārapaccayā viññāṇan”ti.
“Avijjāpaccayā saṅkhārāti iti kho panetaṁ vuttaṁ; avijjāpaccayā nu kho, bhikkhave, saṅkhārā, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti?
“Avijjāpaccayā, bhante, saṅkhārā; evaṁ no ettha hoti—avijjāpaccayā saṅkhārā”ti.
“Sādhu, bhikkhave. Iti kho, bhikkhave, tumhepi evaṁ vadetha, ahampi evaṁ vadāmi—imasmiṁ sati idaṁ hoti, imassuppādā idaṁ uppajjati, yadidaṁ—avijjāpaccayā saṅkhārā, saṅkhārapaccayā viññāṇaṁ, viññāṇapaccayā nāmarūpaṁ, nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṁ, saḷāyatanapaccayā phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṁ, upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.
Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho, saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho, viññāṇanirodhā nāmarūpanirodho, nāmarūpanirodhā saḷāyatananirodho, saḷāyatananirodhā phassanirodho, phassanirodhā vedanānirodho, vedanānirodhā taṇhānirodho, taṇhānirodhā upādānanirodho, upādānanirodhā bhavanirodho, bhavanirodhā jātinirodho, jātinirodhā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.
Jātinirodhā jarāmaraṇanirodhoti iti kho panetaṁ vuttaṁ; jātinirodhā nu kho, bhikkhave, jarāmaraṇanirodho, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti?
“Jātinirodhā, bhante, jarāmaraṇanirodho; evaṁ no ettha hoti—jātinirodhā jarāmaraṇanirodho”ti.
“Bhavanirodhā jātinirodhoti iti kho panetaṁ vuttaṁ; bhavanirodhā nu kho, bhikkhave, jātinirodho, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Bhavanirodhā, bhante, jātinirodho; evaṁ no ettha hoti—bhavanirodhā jātinirodho”ti.
“Upādānanirodhā bhavanirodhoti iti kho panetaṁ vuttaṁ; upādānanirodhā nu kho, bhikkhave, bhavanirodho, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Upādānanirodhā, bhante, bhavanirodho; evaṁ no ettha hoti—upādānanirodhā bhavanirodho”ti.
“Taṇhānirodhā upādānanirodhoti iti kho panetaṁ vuttaṁ; taṇhānirodhā nu kho, bhikkhave, upādānanirodho, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Taṇhānirodhā, bhante, upādānanirodho; evaṁ no ettha hoti—taṇhānirodhā upādānanirodho”ti.
“Vedanānirodhā taṇhānirodhoti iti kho panetaṁ vuttaṁ; vedanānirodhā nu kho, bhikkhave, taṇhānirodho, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Vedanānirodhā, bhante, taṇhānirodho; evaṁ no ettha hoti—vedanānirodhā taṇhānirodho”ti.
“Phassanirodhā vedanānirodhoti iti kho panetaṁ vuttaṁ; phassanirodhā nu kho, bhikkhave, vedanānirodho, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Phassanirodhā, bhante, vedanānirodho; evaṁ no ettha hoti—phassanirodhā vedanānirodho”ti.
“Saḷāyatananirodhā phassanirodhoti iti kho panetaṁ vuttaṁ; saḷāyatananirodhā nu kho, bhikkhave, phassanirodho, no vā, kathaṁ vā ettha hotīti? Saḷāyatananirodhā, bhante, phassanirodho; evaṁ no ettha hoti—saḷāyatananirodhā phassanirodho”ti.
“Nāmarūpanirodhā saḷāyatananirodhoti iti kho panetaṁ vuttaṁ; nāmarūpanirodhā nu kho, bhikkhave, saḷāyatananirodho, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Nāmarūpanirodhā, bhante, saḷāyatananirodho; evaṁ no ettha hoti—nāmarūpanirodhā saḷāyatananirodho”ti. “Viññāṇanirodhā nāmarūpanirodhoti iti kho panetaṁ vuttaṁ; viññāṇanirodhā nu kho, bhikkhave, nāmarūpanirodho, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti?
“Viññāṇanirodhā, bhante, nāmarūpanirodho; evaṁ no ettha hoti—viññāṇanirodhā nāmarūpanirodho”ti. “Saṅkhāranirodhā viññāṇanirodhoti iti kho panetaṁ vuttaṁ; saṅkhāranirodhā nu kho, bhikkhave, viññāṇanirodho, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti? “Saṅkhāranirodhā, bhante, viññāṇanirodho; evaṁ no ettha hoti—saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho”ti.
“Avijjānirodhā saṅkhāranirodhoti iti kho panetaṁ vuttaṁ; avijjānirodhā nu kho, bhikkhave, saṅkhāranirodho, no vā, kathaṁ vā ettha hotī”ti?
“Avijjānirodhā, bhante, saṅkhāranirodho; evaṁ no ettha hoti—avijjānirodhā saṅkhāranirodho”ti.
“Sādhu, bhikkhave. Iti kho, bhikkhave, tumhepi evaṁ vadetha, ahampi evaṁ vadāmi—imasmiṁ asati idaṁ na hoti, imassa nirodhā idaṁ nirujjhati, yadidaṁ—avijjānirodhā saṅkhāranirodho, saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho, viññāṇanirodhā nāmarūpanirodho, nāmarūpanirodhā saḷāyatananirodho, saḷāyatananirodhā phassanirodho, phassanirodhā vedanānirodho, vedanānirodhā taṇhānirodho, taṇhānirodhā upādānanirodho, upādānanirodhā bhavanirodho, bhavanirodhā jātinirodho, jātinirodhā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.
Api nu tumhe, bhikkhave, evaṁ jānantā evaṁ passantā pubbantaṁ vā paṭidhāveyyātha: ‘ahesumha nu kho mayaṁ atītamaddhānaṁ, nanu kho ahesumha atītamaddhānaṁ, kiṁ nu kho ahesumha atītamaddhānaṁ, kathaṁ nu kho ahesumha atītamaddhānaṁ, kiṁ hutvā kiṁ ahesumha nu kho mayaṁ atītamaddhānan’”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Api nu tumhe, bhikkhave, evaṁ jānantā evaṁ passantā aparantaṁ vā paṭidhāveyyātha—bhavissāma nu kho mayaṁ anāgatamaddhānaṁ, nanu kho bhavissāma anāgatamaddhānaṁ, kiṁ nu kho bhavissāma anāgatamaddhānaṁ, kathaṁ nu kho bhavissāma anāgatamaddhānaṁ, kiṁ hutvā kiṁ bhavissāma nu kho mayaṁ anāgatamaddhānan”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Api nu tumhe, bhikkhave, evaṁ jānantā evaṁ passantā etarahi vā paccuppannamaddhānaṁ ajjhattaṁ kathaṅkathī assatha—ahaṁ nu khosmi, no nu khosmi, kiṁ nu khosmi, kathaṁ nu khosmi, ayaṁ nu kho satto kuto āgato, so kuhiṁ gāmī bhavissatī”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Api nu tumhe, bhikkhave, evaṁ jānantā evaṁ passantā evaṁ vadeyyātha—satthā no garu, satthugāravena ca mayaṁ evaṁ vademā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Api nu tumhe, bhikkhave, evaṁ jānantā evaṁ passantā evaṁ vadeyyātha—samaṇo evamāha, samaṇā ca nāma mayaṁ evaṁ vademā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Api nu tumhe, bhikkhave, evaṁ jānantā evaṁ passantā aññaṁ satthāraṁ uddiseyyāthā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Api nu tumhe, bhikkhave, evaṁ jānantā evaṁ passantā yāni tāni puthusamaṇabrāhmaṇānaṁ vata kotūhalamaṅgalāni tāni sārato paccāgaccheyyāthā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Nanu, bhikkhave, yadeva tumhākaṁ sāmaṁ ñātaṁ sāmaṁ diṭṭhaṁ sāmaṁ viditaṁ, tadeva tumhe vadethā”ti.
“Evaṁ, bhante”.
“Sādhu, bhikkhave, upanītā kho me tumhe, bhikkhave, iminā sandiṭṭhikena dhammena akālikena ehipassikena opaneyyikena paccattaṁ veditabbena viññūhi. Sandiṭṭhiko ayaṁ, bhikkhave, dhammo akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṁ veditabbo viññūhi—iti yantaṁ vuttaṁ, idametaṁ paṭicca vuttanti.
Tiṇṇaṁ kho pana, bhikkhave, sannipātā gabbhassāvakkanti hoti. Idha mātāpitaro ca sannipatitā honti, mātā ca na utunī hoti, gandhabbo ca na paccupaṭṭhito hoti, neva tāva gabbhassāvakkanti hoti. Idha mātāpitaro ca sannipatitā honti, mātā ca utunī hoti, gandhabbo ca na paccupaṭṭhito hoti, neva tāva gabbhassāvakkanti hoti. Yato ca kho, bhikkhave, mātāpitaro ca sannipatitā honti, mātā ca utunī hoti, gandhabbo ca paccupaṭṭhito hoti—evaṁ tiṇṇaṁ sannipātā gabbhassāvakkanti hoti.
Tamenaṁ, bhikkhave, mātā nava vā dasa vā māse gabbhaṁ kucchinā pariharati mahatā saṁsayena garubhāraṁ. Variant: garubhāraṁ → garumbhāraṁ (bj, pts1ed) Tamenaṁ, bhikkhave, mātā navannaṁ vā dasannaṁ vā māsānaṁ accayena vijāyati mahatā saṁsayena garubhāraṁ. Tamenaṁ jātaṁ samānaṁ sakena lohitena poseti. Lohitañhetaṁ, bhikkhave, ariyassa vinaye yadidaṁ mātuthaññaṁ.
Sa kho so, bhikkhave, kumāro vuddhimanvāya indriyānaṁ paripākamanvāya yāni tāni kumārakānaṁ kīḷāpanakāni tehi kīḷati, seyyathidaṁ—vaṅkakaṁ ghaṭikaṁ mokkhacikaṁ ciṅgulakaṁ pattāḷhakaṁ rathakaṁ dhanukaṁ.
Sa kho so, bhikkhave, kumāro vuddhimanvāya indriyānaṁ paripākamanvāya pañcahi kāmaguṇehi samappito samaṅgībhūto paricāreti—cakkhuviññeyyehi rūpehi iṭṭhehi kantehi manāpehi piyarūpehi kāmūpasaṁhitehi rajanīyehi,
sotaviññeyyehi saddehi …
ghānaviññeyyehi gandhehi …
jivhāviññeyyehi rasehi …
kāyaviññeyyehi phoṭṭhabbehi iṭṭhehi kantehi manāpehi piyarūpehi kāmūpasaṁhitehi rajanīyehi.
So cakkhunā rūpaṁ disvā piyarūpe rūpe sārajjati, appiyarūpe rūpe byāpajjati, anupaṭṭhitakāyasati ca viharati parittacetaso. Tañca cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ yathābhūtaṁ nappajānāti yatthassa te pāpakā akusalā dhammā aparisesā nirujjhanti.
So evaṁ anurodhavirodhaṁ samāpanno yaṁ kiñci vedanaṁ vedeti sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā, so taṁ vedanaṁ abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṁ vedanaṁ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. Yā vedanāsu nandī tadupādānaṁ, tassupādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.
Sotena saddaṁ sutvā …pe…
ghānena gandhaṁ ghāyitvā …pe…
jivhāya rasaṁ sāyitvā …pe…
kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā …pe…
manasā dhammaṁ viññāya piyarūpe dhamme sārajjati, appiyarūpe dhamme byāpajjati, anupaṭṭhitakāyasati ca viharati parittacetaso. Tañca cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ yathābhūtaṁ nappajānāti yatthassa te pāpakā akusalā dhammā aparisesā nirujjhanti.
So evaṁ anurodhavirodhaṁ samāpanno yaṁ kiñci vedanaṁ vedeti sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā, so taṁ vedanaṁ abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṁ vedanaṁ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. Yā vedanāsu nandī tadupādānaṁ, tassupādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.
Idha, bhikkhave, tathāgato loke uppajjati arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā. So imaṁ lokaṁ sadevakaṁ samārakaṁ sabrahmakaṁ sassamaṇabrāhmaṇiṁ pajaṁ sadevamanussaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedeti. So dhammaṁ deseti ādikalyāṇaṁ majjhekalyāṇaṁ pariyosānakalyāṇaṁ sātthaṁ sabyañjanaṁ; kevalaparipuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ pakāseti.
Taṁ dhammaṁ suṇāti gahapati vā gahapatiputto vā aññatarasmiṁ vā kule paccājāto. So taṁ dhammaṁ sutvā tathāgate saddhaṁ paṭilabhati. So tena saddhāpaṭilābhena samannāgato iti paṭisañcikkhati: ‘sambādho gharāvāso rajāpatho, abbhokāso pabbajjā. Nayidaṁ sukaraṁ agāraṁ ajjhāvasatā ekantaparipuṇṇaṁ ekantaparisuddhaṁ saṅkhalikhitaṁ brahmacariyaṁ carituṁ. Yannūnāhaṁ kesamassuṁ ohāretvā, kāsāyāni vatthāni acchādetvā, agārasmā anagāriyaṁ pabbajeyyan’”ti. So aparena samayena appaṁ vā bhogakkhandhaṁ pahāya, mahantaṁ vā bhogakkhandhaṁ pahāya, appaṁ vā ñātiparivaṭṭaṁ pahāya, mahantaṁ vā ñātiparivaṭṭaṁ pahāya, kesamassuṁ ohāretvā, kāsāyāni vatthāni acchādetvā, agārasmā anagāriyaṁ pabbajati.
So evaṁ pabbajito samāno bhikkhūnaṁ sikkhāsājīvasamāpanno pāṇātipātaṁ pahāya pāṇātipātā paṭivirato hoti, nihitadaṇḍo nihitasattho lajjī dayāpanno sabbapāṇabhūtahitānukampī viharati.
Adinnādānaṁ pahāya adinnādānā paṭivirato hoti, dinnādāyī dinnapāṭikaṅkhī athenena sucibhūtena attanā viharati.
Abrahmacariyaṁ pahāya brahmacārī hoti, ārācārī virato methunā gāmadhammā.
Musāvādaṁ pahāya musāvādā paṭivirato hoti, saccavādī saccasandho theto paccayiko avisaṁvādako lokassa.
Pisuṇaṁ vācaṁ pahāya pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti—ito sutvā na amutra akkhātā imesaṁ bhedāya, amutra vā sutvā na imesaṁ akkhātā amūsaṁ bhedāya. Iti bhinnānaṁ vā sandhātā, sahitānaṁ vā anuppadātā samaggārāmo samaggarato samagganandī, samaggakaraṇiṁ vācaṁ bhāsitā hoti.
Pharusaṁ vācaṁ pahāya pharusāya vācāya paṭivirato hoti—yā sā vācā nelā kaṇṇasukhā pemanīyā hadayaṅgamā porī bahujanakantā bahujanamanāpā tathārūpiṁ vācaṁ bhāsitā hoti.
Samphappalāpaṁ pahāya samphappalāpā paṭivirato hoti, kālavādī bhūtavādī atthavādī dhammavādī vinayavādī, nidhānavatiṁ vācaṁ bhāsitā kālena, sāpadesaṁ pariyantavatiṁ atthasaṁhitaṁ.
So bījagāmabhūtagāmasamārambhā paṭivirato hoti, ekabhattiko hoti rattūparato, virato vikālabhojanā. Naccagītavāditavisūkadassanā paṭivirato hoti, mālāgandhavilepanadhāraṇamaṇḍanavibhūsanaṭṭhānā paṭivirato hoti, uccāsayanamahāsayanā paṭivirato hoti, jātarūparajatapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti, āmakadhaññapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti, āmakamaṁsapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti, itthikumārikapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti, dāsidāsapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti, ajeḷakapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti, kukkuṭasūkarapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti, hatthigavāssavaḷavapaṭiggahaṇā paṭivirato hoti, khettavatthupaṭiggahaṇā paṭivirato hoti, dūteyyapahiṇagamanānuyogā paṭivirato hoti, kayavikkayā paṭivirato hoti, tulākūṭakaṁsakūṭamānakūṭā paṭivirato hoti, ukkoṭanavañcananikatisāciyogā paṭivirato hoti, chedanavadhabandhanaviparāmosaālopasahasākārā paṭivirato hoti.
So santuṭṭho hoti kāyaparihārikena cīvarena kucchiparihārikena piṇḍapātena. So yena yeneva pakkamati samādāyeva pakkamati. Seyyathāpi nāma pakkhī sakuṇo yena yeneva ḍeti sapattabhārova ḍeti; evameva bhikkhu santuṭṭho hoti kāyaparihārikena cīvarena, kucchiparihārikena piṇḍapātena. So yena yeneva pakkamati samādāyeva pakkamati. So iminā ariyena sīlakkhandhena samannāgato ajjhattaṁ anavajjasukhaṁ paṭisaṁvedeti.
So cakkhunā rūpaṁ disvā na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṁ cakkhundriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ tassa saṁvarāya paṭipajjati, rakkhati cakkhundriyaṁ, cakkhundriye saṁvaraṁ āpajjati.
Sotena saddaṁ sutvā …pe…
ghānena gandhaṁ ghāyitvā …pe…
jivhāya rasaṁ sāyitvā …pe…
kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā …pe…
manasā dhammaṁ viññāya na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṁ manindriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ tassa saṁvarāya paṭipajjati, rakkhati manindriyaṁ manindriye saṁvaraṁ āpajjati. So iminā ariyena indriyasaṁvarena samannāgato ajjhattaṁ abyāsekasukhaṁ paṭisaṁvedeti.
So abhikkante paṭikkante sampajānakārī hoti, ālokite vilokite sampajānakārī hoti, samiñjite pasārite sampajānakārī hoti, saṅghāṭipattacīvaradhāraṇe sampajānakārī hoti, asite pīte khāyite sāyite sampajānakārī hoti, uccārapassāvakamme sampajānakārī hoti, gate ṭhite nisinne sutte jāgarite bhāsite tuṇhībhāve sampajānakārī hoti.
So iminā ca ariyena sīlakkhandhena samannāgato, imāya ca ariyāya santuṭṭhiyā samannāgato, iminā ca ariyena indriyasaṁvarena samannāgato, iminā ca ariyena satisampajaññena samannāgato, Variant: imāya ca ariyāya santuṭṭhiyā samannāgato → etthantare pāṭho si, sya-all potthakesu natthi, 9M:1042; 10M:20, 10M:1289; 11M:44; 15A4:1264; 31Pu:449 vivittaṁ senāsanaṁ bhajati—araññaṁ rukkhamūlaṁ pabbataṁ kandaraṁ giriguhaṁ susānaṁ vanapatthaṁ abbhokāsaṁ palālapuñjaṁ.
So pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto nisīdati pallaṅkaṁ ābhujitvā, ujuṁ kāyaṁ paṇidhāya, parimukhaṁ satiṁ upaṭṭhapetvā. So abhijjhaṁ loke pahāya vigatābhijjhena cetasā viharati, abhijjhāya cittaṁ parisodheti; byāpādapadosaṁ pahāya abyāpannacitto viharati, sabbapāṇabhūtahitānukampī, byāpādapadosā cittaṁ parisodheti; thinamiddhaṁ pahāya vigatathinamiddho viharati ālokasaññī, sato sampajāno, thinamiddhā cittaṁ parisodheti; uddhaccakukkuccaṁ pahāya anuddhato viharati ajjhattaṁ vūpasantacitto, uddhaccakukkuccā cittaṁ parisodheti; vicikicchaṁ pahāya tiṇṇavicikiccho viharati akathaṅkathī kusalesu dhammesu, vicikicchāya cittaṁ parisodheti.
So ime pañca nīvaraṇe pahāya cetaso upakkilese paññāya dubbalīkaraṇe, vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ …pe… tatiyaṁ jhānaṁ …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati.
So cakkhunā rūpaṁ disvā piyarūpe rūpe na sārajjati, appiyarūpe rūpe na byāpajjati, upaṭṭhitakāyasati ca viharati appamāṇacetaso. Tañca cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ yathābhūtaṁ pajānāti yatthassa te pāpakā akusalā dhammā aparisesā nirujjhanti.
So evaṁ anurodhavirodhavippahīno yaṁ kiñci vedanaṁ vedeti, sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā, so taṁ vedanaṁ nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṁ vedanaṁ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato yā vedanāsu nandī sā nirujjhati. Tassa nandīnirodhā upādānanirodho, upādānanirodhā bhavanirodho, bhavanirodhā jātinirodho, jātinirodhā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.
Sotena saddaṁ sutvā …pe…
ghānena gandhaṁ ghāyitvā …pe…
jivhāya rasaṁ sāyitvā …pe…
kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā …pe…
manasā dhammaṁ viññāya piyarūpe dhamme na sārajjati, appiyarūpe dhamme na byāpajjati, upaṭṭhitakāyasati ca viharati appamāṇacetaso, tañca cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ yathābhūtaṁ pajānāti yatthassa te pāpakā akusalā dhammā aparisesā nirujjhanti.
So evaṁ anurodhavirodhavippahīno yaṁ kiñci vedanaṁ vedeti, sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā, so taṁ vedanaṁ nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṁ vedanaṁ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato yā vedanāsu nandī sā nirujjhati. Tassa nandīnirodhā upādānanirodho, upādānanirodhā bhavanirodho, bhavanirodhā jātinirodho, jātinirodhā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.
Imaṁ kho me tumhe, bhikkhave, saṅkhittena taṇhāsaṅkhayavimuttiṁ dhāretha, sātiṁ pana bhikkhuṁ kevaṭṭaputtaṁ mahātaṇhājālataṇhāsaṅghāṭappaṭimukkan”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.
Mahātaṇhāsaṅkhayasuttaṁ niṭṭhitaṁ aṭṭhamaṁ.
Mahātaṇhāsaṅkhaya Sutta
Dịch giả