Mahāsāropama Sutta
.
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Rajagaha (Vương Xá), núi Gijjhakuta (Linh Thứu), khi Devadatta (Ðề-bà-đạt-đa) từ bỏ (Chúng Tăng) ra đi không bao lâu. Ở đây, nhân việc Devadatta, Thế Tôn cho gọi các Tỷ-kheo và dạy như sau:
— Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện nam tử do lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể, toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt được”. Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, mãn nguyện. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy khen mình, chê người: “Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy. Còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền”. Vị ấy, vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: “Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu”. Cũng vậy, ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt”. Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy khen mình, chê người: “Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy, Còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền”. Vị ấy vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị đã nắm lấy cành lá của phạm hạnh, vì do vậy, vị ấy đã dừng lại (ở đây).
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt”. Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do thành tựu, giới đức này, vị ấy khen mình chê người: “Ta là người trì giới, theo thiện pháp. Các Tỷ-kheo khác phá giới, theo ác pháp”. Do thành tựu giới đức này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: “Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình… (như trên)… Do thành tựu giới đức này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị đã nắm lấy vỏ ngoài của phạm hạnh. Và do vậy, vị ấy đã dừng lại (ở đây).
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong vòng sanh, già, chết, sầu, bi, khổ ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt được”. Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ, nhưng không tự mãn. Do thành tựu giới đức này, vị ấy không khen mình, chê người. Do thành tựu giới đức này, vị ấy không trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu thiền định. Do thành tựu thiền định này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do thành tựu thiền định này, vị ấy khen mình chê người: “Ta có thiền định nhất tâm. Các Tỷ-kheo khác không có thiền định, tâm bị phân tán”. Do thành tựu thiền định này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy, bèn nói: “Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình… (như trên)… Do thành tựu thiền định này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Vì sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ. Chư Tỷ-kheo, như vậy vị ấy được gọi là Tỷ-kheo đã nắm giữ vỏ trong của phạm hạnh. Và do vậy, vị ấy đã dừng lại (ở đây).
Lại nữa, ở đây, có Thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong vòng sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt”. Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức, vị ấy hoan hỷ, nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu Thiền định. Vị ấy do thành tựu Thiền định này nên hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu Thiền định này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu tri kiến, vị ấy vì tri kiến này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy do tri kiến này, khen mình, chê người. “Ta sống, thấy và biết. Các Tỷ-kheo khác sống, không thấy và không biết”. Vị ấy, do tri kiến này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật vị ấy bị đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: “Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, chặt giác cây và mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người ấy không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có Thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình… Vị này, vì tri kiến này nên mê say, tham đắm, phóng dật. Vì sống phóng dật, vị này bị đau khổ. Chư Tỷ-kheo, như vậy vị này gọi là đã nắm giữ giác cây của phạm hạnh. Và do vậy, vị ấy đã dừng lại (ở đây)”.
Lại nữa, ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong vòng sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt”. Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu Thiền định, vị ấy do thành tựu Thiền định này, hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu tri kiến. Do thành tựu tri kiến này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu phi thời gian giải thoát. Này các Tỷ-kheo, sự tình này không thể xảy ra, Tỷ-kheo ấy có thể từ bỏ phi thời gian giải thoát ấy.
Này các Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và biết đó là lõi cây. Một người có mắt thấy như vậy, có thể nói: “Người này biết lõi cây, biết giác cây, biết vỏ trong, biết vỏ ngoài, biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và tự biết đó là lõi cây. Và người ấy đạt được mục đích mà lõi cây có thể thực hiện”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây một Thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong khổ đau, bị chi phối bởi khổ đau. Rất có thể, toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt”. Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật. Vị ấy thành tựu giới đức. Vị ấy do thành tựu giới đức này hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy, không do thành tựu giới đức này khen mình, chê người. Vị ấy không do thành tựu giới đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu Thiền định. Vị ấy do thành tựu thiền định nên hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy không do thành tựu thiền định này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu tri kiến. Vị ấy vì thành tựu tri kiến này nên hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu được phi thời gian giải thoát. Này chư Tỷ-kheo, sự tình này không thể xảy ra, Tỷ-kheo ấy có thể từ bỏ phi thời gian giải thoát ấy.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này các Tỷ-kheo, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Mahāsāropama Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate acirapakkante devadatte. Tatra kho bhagavā devadattaṁ ārabbha bhikkhū āmantesi:
“Idha, bhikkhave, ekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti: ‘otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. So evaṁ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṁ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena attānukkaṁseti paraṁ vambheti: ‘ahamasmi lābhasakkārasilokavā, ime panaññe bhikkhū appaññātā appesakkhā’ti. So tena lābhasakkārasilokena majjati pamajjati pamādaṁ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṁ viharati.
Seyyathāpi, bhikkhave, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṁ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṁ atikkamma phegguṁ atikkamma tacaṁ atikkamma papaṭikaṁ, sākhāpalāsaṁ chetvā ādāya pakkameyya ‘sāran’ti maññamāno. Tamenaṁ cakkhumā puriso disvā evaṁ vadeyya: ‘na vatāyaṁ bhavaṁ puriso aññāsi sāraṁ, na aññāsi phegguṁ, na aññāsi tacaṁ, na aññāsi papaṭikaṁ, na aññāsi sākhāpalāsaṁ. Tathā hayaṁ bhavaṁ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṁ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṁ atikkamma phegguṁ atikkamma tacaṁ atikkamma papaṭikaṁ, sākhāpalāsaṁ chetvā ādāya pakkanto “sāran”ti maññamāno. Variant: Tathā hayaṁ → tathāpāyaṁ (mr) Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṁ tañcassa atthaṁ nānubhavissatī’ti.
Evameva kho, bhikkhave, idhekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti: ‘otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. So evaṁ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṁ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena attānukkaṁseti, paraṁ vambheti ‘ahamasmi lābhasakkārasilokavā, ime panaññe bhikkhū appaññātā appesakkhā’ti. So tena lābhasakkārasilokena majjati pamajjati pamādaṁ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṁ viharati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, bhikkhu sākhāpalāsaṁ aggahesi brahmacariyassa; tena ca vosānaṁ āpādi.
Idha pana, bhikkhave, ekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti: ‘otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. So evaṁ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṁ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati. Appamatto samāno sīlasampadaṁ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya attānukkaṁseti, paraṁ vambheti: ‘ahamasmi sīlavā kalyāṇadhammo, ime panaññe bhikkhū dussīlā pāpadhammā’ti. So tāya sīlasampadāya majjati pamajjati pamādaṁ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṁ viharati.
Seyyathāpi, bhikkhave, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṁ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṁ atikkamma phegguṁ atikkamma tacaṁ, papaṭikaṁ chetvā ādāya pakkameyya ‘sāran’ti maññamāno. Tamenaṁ cakkhumā puriso disvā evaṁ vadeyya: ‘na vatāyaṁ bhavaṁ puriso aññāsi sāraṁ, na aññāsi phegguṁ, na aññāsi tacaṁ, na aññāsi papaṭikaṁ, na aññāsi sākhāpalāsaṁ. Tathā hayaṁ bhavaṁ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṁ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṁ atikkamma phegguṁ atikkamma tacaṁ, papaṭikaṁ chetvā ādāya pakkanto “sāran”ti maññamāno; yañcassa sārena sārakaraṇīyaṁ tañcassa atthaṁ nānubhavissatī’ti.
Evameva kho, bhikkhave, idhekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti: ‘otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. So evaṁ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṁ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati. Appamatto samāno sīlasampadaṁ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya attānukkaṁseti, paraṁ vambheti: ‘ahamasmi sīlavā kalyāṇadhammo, ime panaññe bhikkhū dussīlā pāpadhammā’ti. So tāya sīlasampadāya majjati pamajjati pamādaṁ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṁ viharati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, bhikkhu papaṭikaṁ aggahesi brahmacariyassa; tena ca vosānaṁ āpādi.
Idha pana, bhikkhave, ekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti: ‘otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. So evaṁ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṁ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno sīlasampadaṁ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tāya sīlasampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati. Appamatto samāno samādhisampadaṁ ārādheti. So tāya samādhisampadāya attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya attānukkaṁseti, paraṁ vambheti: ‘ahamasmi samāhito ekaggacitto, ime panaññe bhikkhū asamāhitā vibbhantacittā’ti. So tāya samādhisampadāya majjati pamajjati pamādaṁ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṁ viharati.
Seyyathāpi, bhikkhave, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṁ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṁ atikkamma phegguṁ tacaṁ chetvā ādāya pakkameyya ‘sāran’ti maññamāno. Tamenaṁ cakkhumā puriso disvā evaṁ vadeyya ‘na vatāyaṁ bhavaṁ puriso aññāsi sāraṁ, na aññāsi phegguṁ, na aññāsi tacaṁ, na aññāsi papaṭikaṁ, na aññāsi sākhāpalāsaṁ. Tathā hayaṁ bhavaṁ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṁ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṁ atikkamma phegguṁ tacaṁ chetvā ādāya pakkanto “sāran”ti maññamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṁ tañcassa atthaṁ nānubhavissatī’ti.
Evameva kho, bhikkhave, idhekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti: ‘otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. So evaṁ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṁ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno sīlasampadaṁ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tāya sīlasampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno samādhisampadaṁ ārādheti. So tāya samādhisampadāya attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya attānukkaṁseti, paraṁ vambheti: ‘ahamasmi samāhito ekaggacitto, ime panaññe bhikkhū asamāhitā vibbhantacittā’ti. So tāya samādhisampadāya majjati pamajjati pamādaṁ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṁ viharati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, bhikkhu tacaṁ aggahesi brahmacariyassa; tena ca vosānaṁ āpādi.
Idha pana, bhikkhave, ekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti: ‘otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. So evaṁ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṁ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati. Appamatto samāno sīlasampadaṁ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tāya sīlasampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno samādhisampadaṁ ārādheti. So tāya samādhisampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tāya samādhisampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati appamatto samāno ñāṇadassanaṁ ārādheti. So tena ñāṇadassanena attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tena ñāṇadassanena attānukkaṁseti, paraṁ vambheti: ‘ahamasmi jānaṁ passaṁ viharāmi. Ime panaññe bhikkhū ajānaṁ apassaṁ viharantī’ti. So tena ñāṇadassanena majjati pamajjati pamādaṁ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṁ viharati.
Seyyathāpi, bhikkhave, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṁ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṁ phegguṁ chetvā ādāya pakkameyya ‘sāran’ti maññamāno. Tamenaṁ cakkhumā puriso disvā evaṁ vadeyya: ‘na vatāyaṁ bhavaṁ puriso aññāsi sāraṁ na aññāsi phegguṁ na aññāsi tacaṁ na aññāsi papaṭikaṁ na aññāsi sākhāpalāsaṁ. Tathā hayaṁ bhavaṁ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṁ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṁ phegguṁ chetvā ādāya pakkanto “sāran”ti maññamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṁ tañcassa atthaṁ nānubhavissatī’ti.
Evameva kho, bhikkhave, idhekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti: ‘otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. So evaṁ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṁ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno sīlasampadaṁ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tāya sīlasampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno samādhisampadaṁ ārādheti. So tāya samādhisampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tāya samādhisampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno ñāṇadassanaṁ ārādheti. So tena ñāṇadassanena attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tena ñāṇadassanena attānukkaṁseti, paraṁ vambheti: ‘ahamasmi jānaṁ passaṁ viharāmi, ime panaññe bhikkhū ajānaṁ apassaṁ viharantī’ti. So tena ñāṇadassanena majjati pamajjati pamādaṁ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṁ viharati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, bhikkhu phegguṁ aggahesi brahmacariyassa; tena ca vosānaṁ āpādi.
Idha pana, bhikkhave, ekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti: ‘otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. So evaṁ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṁ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti, na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno sīlasampadaṁ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tāya sīlasampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno samādhisampadaṁ ārādheti. So tāya samādhisampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tāya samādhisampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno ñāṇadassanaṁ ārādheti. So tena ñāṇadassanena attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tena ñāṇadassanena na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tena ñāṇadassanena na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno asamayavimokkhaṁ ārādheti. Aṭṭhānametaṁ, bhikkhave, anavakāso yaṁ so bhikkhu tāya asamayavimuttiyā parihāyetha. Variant: anavakāso → vijjati (sya-all) | Aṭṭhānametaṁ → ṭhānaṁ kho panetaṁ (sya-all, pts1ed); aṭṭhānaṁ kho panetaṁ (mr)
Seyyathāpi, bhikkhave, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṁ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato sāraññeva chetvā ādāya pakkameyya ‘sāran’ti jānamāno. Tamenaṁ cakkhumā puriso disvā evaṁ vadeyya: ‘aññāsi vatāyaṁ bhavaṁ puriso sāraṁ, aññāsi phegguṁ, aññāsi tacaṁ, aññāsi papaṭikaṁ, aññāsi sākhāpalāsaṁ. Tathā hayaṁ bhavaṁ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṁ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato sāraññeva chetvā ādāya pakkanto “sāran”ti jānamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṁ tañcassa atthaṁ anubhavissatī’ti.
Evameva kho, bhikkhave, idhekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti: ‘otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethā’ti. So evaṁ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṁ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti, na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno sīlasampadaṁ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tāya sīlasampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno samādhisampadaṁ ārādheti. So tāya samādhisampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tāya samādhisampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno ñāṇadassanaṁ ārādheti. So tena ñāṇadassanena attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tena ñāṇadassanena na attānukkaṁseti, na paraṁ vambheti. So tena ñāṇadassanena na majjati nappamajjati na pamādaṁ āpajjati, appamatto samāno asamayavimokkhaṁ ārādheti. Aṭṭhānametaṁ, bhikkhave, anavakāso yaṁ so bhikkhu tāya asamayavimuttiyā parihāyetha.
Iti kho, bhikkhave, nayidaṁ brahmacariyaṁ lābhasakkārasilokānisaṁsaṁ, na sīlasampadānisaṁsaṁ, na samādhisampadānisaṁsaṁ, na ñāṇadassanānisaṁsaṁ. Yā ca kho ayaṁ, bhikkhave, akuppā cetovimutti—etadatthamidaṁ, bhikkhave, brahmacariyaṁ, etaṁ sāraṁ etaṁ pariyosānan”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.
Mahāsāropamasuttaṁ niṭṭhitaṁ navamaṁ.
Mahāsāropama Sutta
Dịch giả