Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Aṅgulimāla Sutta

86

.

Kinh Aṅgulimāla

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú tại Savatthi, Jetavana, ở tinh xá ông Anthapindika (Cấp cô độc).

Lúc bấy giờ, trong lãnh thổ của quốc vương Pasenadi (Ba-tư-nặc), nước Kosala, có tên cướp Angulimala một thợ săn, tay vấy máu, sát hại, bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh. Vì nó, các làng trở thành không làng, các thị trấn trở thành không thị trấn, quốc độ trở thành không quốc độ. Do nó luôn luôn giết người, nó mang một vòng hoa làm bằng ngón tay người.

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào Savatthi để khất thực. Sau khi khất thực ở Savatthi, ăn xong, dọn dẹp sàng tọa, cầm y bát, Ngài quay trở về và đi trên con đường dẫn đến tên cướp Angulimala. Các người chăn bò, các người chăn thú, các người làm ruộng, các người bộ hành thấy Thế Tôn đang đi trên con đường dẫn đến tên cướp Angulimala, thấy vậy liền bạch Thế Tôn: “Thưa Sa-môn, chớ có đi trên con đường này. Thưa Sa-môn, trên con đường này có tên cướp Angulimala, là một thợ săn, tay vấy máu, sát hại, bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh. Vì nó, các làng trở thành không làng, các thị trấn trở thành không thị trấn, các quốc độ trở thành không quốc độ. Do nó luôn luôn giết người, nó mang một vòng hoa làm bằng ngón tay người. Thưa Sa-môn, trên đường này, có mười người, hai mươi người, ba mươi người, bốn mươi người tụ họp lại, tụ họp lại rồi cùng đi. Tuy vậy, họ vẫn rơi vào tay của tên cướp Angulimala”. Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn giữ im lặng, vẫn tiếp tục đi.

Lần thứ hai, các người chăn bò, các người chăn thú, các người làm ruộng, các người đi đường bạch Thế Tôn: “Thưa Sa-môn, chớ có đi con đường ấy… rơi vào tay của tên cướp Angulimala”. Lần thứ hai, Thế Tôn giữ im lặng, vẫn tiếp tục đi.

Lần thứ ba, các người chăn bò, các người chăn thú, các người làm ruộng, các người đi đường bạch Thế Tôn: “Thưa Sa-môn, chớ có đi con đường ấy… rơi vào tay của tên cướp Angulimala”. Thế Tôn giữ im lặng, vẫn tiếp tục đi.

Tên cướp Angulimala thấy Thế Tôn từ xa đi lại, sau khi thấy liền nghĩ: “Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Con đường này, cho đến mười người, hai mươi người, ba mươi người, bốn mươi người, năm mươi người tụ họp lại, tụ họp lại rồi cùng đi; tuy vậy, chúng vẫn rơi vào tay của ta. Nay người Sa-môn này, chỉ có một mình, không có người thứ hai, lại đi đến, hình như do một sức mạnh gì? Vậy ta giết hại mạng sống của người Sa-môn này! ” Rồi tên cướp Angulimala lấy kiếm và tấm khiên, đeo cung và tên vào, và đi theo sau lưng Thế Tôn.

Rồi Thế Tôn hiện thần thông lực một cách làm cho tên cướp Angulimala, dầu cho đi với tất cả tốc lực của nó cũng không có thể bắt kịp Thế Tôn đang đi với tốc lực bình thường. Rồi tên cướp Angulimala suy nghĩ: “Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Ta trước đây đuổi theo con voi đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo con ngựa đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo chiếc xe đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo con nai đang chạy và bắt kịp nó. Nay dẫu ta đi với tất cả tốc lực của ta cũng không thể bắt kịp Sa-môn này đang đi với tốc lực bình thường”. Nó thưa với Thế Tôn:

— Hãy đứng lại, Sa-môn! Hãy đứng lại, Sa-môn!

— Ta đã đứng rồi, này Angulimala! Và ngươi hãy đứng lại!

Rồi tên cướp Angulimala suy nghĩ: “Những Sa-môn Thích Tử này là những người nói sự thật và chấp nhận sự thật. Và Sa-môn này dẫu cho đang đi lại nói: “Ta đã đứng rồi, này Angulimala! Và ngươi hãy đứng lại”. Vậy ta hãy hỏi vị Sa-môn này”. Rồi tên cướp Angulimala với bài kệ nói với Thế Tôn:

— Người đi lại nói: “Ta đã đứng rồi”,
Ta đứng, Ngươi nói: “Sao ta không đứng?”
Sa-môn, ta hỏi về ý nghĩa này,
Sao Ngươi đứng lại, còn ta không đứng?

— Angulimala, Ta đã đứng rồi.
Với mọi chúng sanh, Ta bỏ trượng, kiếm,
Còn ngươi hữu tình, không tự kiềm chế,
Do vậy, Ta đứng, còn Ngươi chưa đứng.

— Ðã lâu tôi kính, bậc Ðại Tiên Nhân,
Nay Sa-môn này bước vào Ðại Lâm.
Không lâu, tôi sẽ đoạn trừ ác pháp,
Sau khi được nghe pháp kệ của Ngài.

Nói xong tên cướp liền quăng bỏ kiếm,
Quăng bỏ khí giới xuống vực thâm sâu,
Tên cướp đảnh lễ dưới chân Thiện Thệ,
Ngay tại chỗ ấy, xin được xuất gia.

Ðức Phật từ bi, bậc Ðại Tiên Nhân,
Ðạo Sư Nhân giới, cùng với Thiên giới,
Ngài đã trả lời: “Thiện lai Tỷ-kheo”.
Uy đức Tỷ-kheo được Ngài xác chứng.

Rồi Thế Tôn cùng Tôn giả Angulimala là Sa-môn tùy tùng, bắt đầu du hành đi đến Savatthi, và tuần tự du hành, Thế Tôn đến Savatthi. Ở đây, Thế Tôn trú tại Savatthi, Jetavana, tại tinh xá ông Anthapindika.

Lúc bấy giờ, tại cửa nội cung vua Pasenadi nước Kosala, một số đông quần chúng tụ họp lại, cao tiếng, lớn tiếng nói lên: “Tâu Ðại vương, trong lãnh thổ Ðại vương, có tên cướp tên Angulimala, là tên thợ săn, bàn tay vấy máu, sát hại, bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh. Do vì nó, các làng trở thành không làng, thị trấn trở thành không thị trấn, quốc độ trở thành không quốc độ. Do nó luôn luôn giết người, nó mang một vòng hoa làm bằng ngón tay người. Ðại vương hãy tẩn xuất nó”.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, với khoảng năm trăm con ngựa, sáng sớm đi ra khỏi Savatthi, đi đến tinh xá, đi xe đến chỗ nào còn đi xe được, rồi vua xuống xe, đi bộ đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với vua Pasenadi xứ Kosala đang ngồi một bên:

— Thưa Ðại vương, có phải vua Seniya Bimbisara nước Magadha tức giận với Ðại vương, hay các người Licchavi ở Vesali, hay một địch vương nào khác?

— Bạch Thế Tôn, vua Seniya Bimbisara xứ Magadha không có tức giận với con, không phải các người Licchavi ở Vesali, cũng không phải có địch vương nào khác. Bạch Thế Tôn, trong lãnh thổ của con, có tên cướp tên là Angulimala, một tên thợ săn, bàn tay vấy máu, sát hại, bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh. Vì nó, các làng trở thành không làng, các thị trấn trở thành không thị trấn, các quốc độ trở thành không quốc độ. Bạch Thế Tôn, nhưng con không có thể tẩn xuất nó được (napatisedhissami).

— Thưa Ðại vương, nếu Ðại vương được thấy Angulimala cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, ăn một ngày một bữa, sống Phạm hạnh, giữ giới, hành trì thiện pháp. Ðại vương sẽ làm gì với Angulimala?

— Bạch Thế Tôn, con sẽ đảnh lễ, hay đứng dậy, hay đưa ghế mời ngồi, hay lo liệu bốn sự cúng dường Angulimala, tức là y phục, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh, hay chúng con bảo vệ, hộ trì đúng pháp. Nhưng Bạch Thế Tôn, từ đâu một người phá giới, làm các ác pháp lại có thể trở thành giữ giới, biết chế ngự như vậy?

Lúc bấy giờ tôn giả Angulimala ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu. Rồi Thế Tôn duỗi cánh tay mặt và nói với vua Pasenadi:

— Thưa Ðại vương, đây là Angulimala.

Vua Pasenadi nước Kosala liền hoảng sợ, run sợ, lông tóc dựng ngược. Thế Tôn biết được vua Pasenadi nước Kosala, hoảng sợ, khiếp sợ, lông tóc dựng ngược, bèn nói với vua Pasenadi, nước Kosala:

— Chớ có sợ hãi, thưa Ðại vương! Chớ có sợ hãi, thưa Ðại vương. Ở đây, không có gì đáng sợ hãi cho Ðại vương.

Rồi sự hoảng sợ, khiếp sợ, lông tóc dựng ngược của vua Pasenadi, nước Kosala, được tan biến. Rồi vua Pasenadi nước Kosala đến gần Tôn giả Angulimala, sau khi đến, thưa với Tôn giả Angulimala:

— Thưa Tôn giả, có phải Tôn giả là Angulimala?

— Thưa phải, Ðại vương.

— Thưa Tôn giả, phụ thân Tôn giả thuộc dòng họ gì? Mẫu thân thuộc dòng họ gì?

— Thưa Ðại vương, phụ thân tôi thuộc dòng họ Gagga, mẫu thân thuộc dòng họ Mantani.

— Thưa Tôn giả, mong Tôn giả Gagga Mantaniputta được hoan hỷ. Tôi sẽ cố gắng lo bốn sự cúng dường là y phục, ẩm thực, sàng tọa, y dược trị bệnh cho tôn giả.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Angulimala theo hạnh ở rừng núi, đi khất thực mà ăn, sống chỉ với ba y. Rồi Tôn giả Angulimala nói với vua Pasenadi nước Kosala:

— Thôi vừa rồi, thưa Ðại vương, tôi đã đủ ba y.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến gần Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Làm sao Thế Tôn lại nhiếp phục được người không thể nhiếp phục, làm cho an tịnh được người không thể an tịnh, làm cho tịch diệt được người không có thể tịch diệt. Bạch Thế Tôn, đối với người con không thể nhiếp phục với gậy, với kiếm, Thế Tôn đã có thể nhiếp phục được, với không gậy, không kiếm. Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải đi. Chúng con có nhiều công việc, có nhiều trách nhiệm phải làm.

— Thưa Ðại vương, nay Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.

Rồi vua Pasenadi, nước Kosala, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài và ra đi.

Rồi Tôn giả Angulimala, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Savatthi để khất thực. Trong khi đi khất thực từng nhà một ở Savatthi, Tôn giả Angulimala thấy một người đàn bà đang sanh đẻ, rất là nguy kịch và đau đớn. Thấy vậy, Tôn giả suy nghĩ: “Thật đau khổ thay các chúng sanh! Thật đau khổ thay các chúng sanh! ” Rồi Tôn giả Angulimala, sau khi đi khất thực ở Savatthi, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Angulimala bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, ở đây, con vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào thành Savatthi để khất thực. Bạch Thế Tôn, trong khi đi khất thực từng nhà một ở Savatthi, con thấy một người đàn bà đang sanh đẻ, rất là nguy kịch, đau đớn. Thấy vậy, con suy nghĩ: “Thật đau khổ thay các chúng sanh! Thật đau khổ thay các chúng sanh! “

— Này Angulimala, Ông hãy đi đến Savatthi, sau khi đến, nói với người đàn bà ấy như sau: “Này Bà chị, vì rằng tôi từ khi sanh ra chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy, bà được an toàn, và sanh đẻ được an toàn!”

— Bạch Thế Tôn, nếu làm vậy, thời con là cố ý nói láo. Bạch Thế Tôn, con đã cố ý giết hại mạng sống rất nhiều chúng sanh rồi.

— Vậy thì, này Angulimala, Ông hãy đi đến Savatthi, sau khi đến hãy nói với người đàn bà ấy như sau: “Này Bà chị, vì rằng tôi từ khi được Thánh sanh đến này chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy, bà được an toàn và sanh đẻ được an toàn!”

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Angulimala, sau khi vâng đáp Thế Tôn, đi đến Savatthi, sau khi đến nói với người đàn bà ấy như sau: “Thưa Bà chị, vì rằng tôi từ khi được Thánh sanh đến nay chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy, bà được an toàn, và sanh đẻ được an toàn!” Và người đàn bà được an toàn, sanh đẻ được an toàn.

Rồi Tôn giả Angulimala, sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, và không bao lâu sau, tự thân chứng ngộ với thắng trí, chứng đắc và an trú ngay trong hiện tại vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích này các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, từ nay không còn trở lui đời này nữa”. Vị ấy biết như vậy. Và như vậy, Tôn giả Angulimala trở thành một vị A-la-hán nữa.

Rồi Tôn giả Angulimala buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Savatthi để khất thực. Lúc bấy giờ, một cục đất do một người ném, rơi trên thân Tôn giả Angulimala, rồi một cây gậy do một người khác quăng, rơi trên thân Tôn giả Angulimala, rồi một hòn sỏi do một người khác quăng, rơi trên thân Tôn giả Angulimala. Rồi Tôn giả Angulimala bị lỗ đầu, chảy máu, bình bát bị bể, ngoại y bị rách, đi đến Thế Tôn. Thế Tôn thấy Tôn giả Angulimala từ xa đi đến, thấy vậy, liền nói với Tôn giả Angulimala: “Hãy kham nhẫn, này Bà-la-môn! Hãy kham nhẫn, này Bà-la-môn! Ông đang gặt hái ngay trong hiện tại quả báo của nghiệp mà đáng lẽ Ông phải chịu nấu sôi ở địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm”.

Rồi Tôn giả Angulimala sống độc cư, Thiền tịnh, cảm thọ được giải thoát lạc, và trong lúc ấy nói lên lời cảm khái sau đây:

“Ai trước phóng dật, sau không phóng dật,
Sáng chói đời này, như trăng thoát mây,
Ai làm ác nghiệp, nhờ thiện chận lại,
Sáng chói đời này, như trăng thoát mây.

Niên thiếu Tỷ-kheo trung thành Phật giáo,
Sáng chói đời này, như trăng thoát mây.
Mong kẻ địch ta, nghe giảng Pháp thoại!
Mong kẻ địch ta, trung thành Phật giáo!

Mong kẻ địch ta, thọ lãnh chánh pháp,
Thân tâm an tịnh, san sẻ mọi người.
Mong kẻ địch ta, từ bậc Thuyết nhẫn,
Từ bậc Tán thán, vô oán hận tâm.

Thời thời nghe pháp, y pháp hành trì.
Một kẻ như vậy, không có hại ta,
Cũng không làm hại một người nào khác.
Vị ấy sẽ chứng tối thượng tịch tịnh.

Hộ trì mọi người, kẻ tham người không,
Như người dẫn nước, hướng dẫn nước chảy,
Như kẻ làm tên uốn cong thân tên,
Như người thợ mộc uốn nắn cây gỗ.

Kẻ trí tự mình, tự điều phục mình,
Có kẻ được điều bởi gậy, roi, móc,
Riêng Ta được điều không gậy, không kiếm.
(Bởi bậc như vậy).

Ta tên Vô Hại, trước ta sát hại,
Nay được chánh danh, vì chẳng hại ai.
Trước ta được tên Angulimala,
Bị nước thác cuốn, ta quy y Phật.

Trước tay vấy máu, danh xưng Angulimala,
Xem ta quy y, đoạn dây sanh tử,
Làm nghiệp như vậy phải sanh ác thú,
Khi lãnh nghiệp báo, không nợ ta hưởng.

Kẻ ngu vô trí, đam mê phóng dật,
Còn người có trí, giữ không phóng dật,
Như giữ tài sản, tối thượng, tối quý,
Chớ mê phóng dật, chớ mê dục lạc.

Giữ không phóng dật, luôn luôn Thiền định,
Chứng đắc đại lạc, quảng đại vô lượng,
Thiện lai, ta đến, không đi lạc hướng,
Không ai khuyên ta theo tư tưởng ác.

Giữa các chân lý được khéo giảng dạy,
Chân lý ta theo, chân lý tối thượng,
Thiện lai ta đến, không đi lạc hướng,
Không ai khuyên ta theo tư tưởng ác,
Ba minh ta chứng, Phật lý viên thành.

Aṅgulimāla Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

Tena kho pana samayena rañño pasenadissa kosalassa vijite coro aṅgulimālo nāma hoti luddo lohitapāṇi hatapahate niviṭṭho adayāpanno pāṇabhūtesu. Tena gāmāpi agāmā katā, nigamāpi anigamā katā, janapadāpi ajanapadā katā. So manusse vadhitvā vadhitvā aṅgulīnaṁ mālaṁ dhāreti.

Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṁ piṇḍāya pāvisi. Sāvatthiyaṁ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto senāsanaṁ saṁsāmetvā pattacīvaramādāya yena coro aṅgulimālo tenaddhānamaggaṁ paṭipajji.

Addasāsuṁ kho gopālakā pasupālakā kassakā pathāvino bhagavantaṁ yena coro aṅgulimālo tenaddhānamaggapaṭipannaṁ. Disvāna bhagavantaṁ etadavocuṁ: “mā, samaṇa, etaṁ maggaṁ paṭipajji. Etasmiṁ, samaṇa, magge coro aṅgulimālo nāma luddo lohitapāṇi hatapahate niviṭṭho adayāpanno pāṇabhūtesu. Tena gāmāpi agāmā katā, nigamāpi anigamā katā, janapadāpi ajanapadā katā. So manusse vadhitvā vadhitvā aṅgulīnaṁ mālaṁ dhāreti. Etañhi, samaṇa, maggaṁ dasapi purisā vīsampi purisā tiṁsampi purisā cattārīsampi purisā paññāsampi purisā saṅkaritvā saṅkaritvā paṭipajjanti. Variant: saṅkaritvā → saṁharitvā saṁharitvā (bj, pts1ed); saṅgaritvā (sya-all, km) Tepi corassa aṅgulimālassa hatthatthaṁ gacchantī”ti. Evaṁ vutte, bhagavā tuṇhībhūto agamāsi.

Dutiyampi kho gopālakā …pe… tatiyampi kho gopālakā pasupālakā kassakā pathāvino bhagavantaṁ etadavocuṁ: “mā, samaṇa, etaṁ maggaṁ paṭipajji, etasmiṁ samaṇa magge coro aṅgulimālo nāma luddo lohitapāṇi hatapahate niviṭṭho adayāpanno pāṇabhūtesu, tena gāmāpi agāmā katā, nigamāpi anigamā katā, janapadāpi ajanapadā katā. So manusse vadhitvā vadhitvā aṅgulīnaṁ mālaṁ dhāreti. Etañhi samaṇa maggaṁ dasapi purisā vīsampi purisā tiṁsampi purisā cattārīsampi purisā paññāsampi purisā saṅkaritvā saṅkaritvā paṭipajjanti. Tepi corassa aṅgulimālassa hatthatthaṁ gacchantī”ti.

Atha kho bhagavā tuṇhībhūto agamāsi.

Addasā kho coro aṅgulimālo bhagavantaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvānassa etadahosi: “acchariyaṁ vata bho, abbhutaṁ vata bho. Imañhi maggaṁ dasapi purisā vīsampi purisā tiṁsampi purisā cattārīsampi purisā paññāsampi purisā saṅkaritvā saṅkaritvā paṭipajjanti. Tepi mama hatthatthaṁ gacchanti. Atha ca panāyaṁ samaṇo eko adutiyo pasayha maññe āgacchati. Yannūnāhaṁ imaṁ samaṇaṁ jīvitā voropeyyan”ti.

Atha kho coro aṅgulimālo asicammaṁ gahetvā dhanukalāpaṁ sannayhitvā bhagavantaṁ piṭṭhito piṭṭhito anubandhi. Atha kho bhagavā tathārūpaṁ iddhābhisaṅkhāraṁ abhisaṅkhāsi yathā coro aṅgulimālo bhagavantaṁ pakatiyā gacchantaṁ sabbathāmena gacchanto na sakkoti sampāpuṇituṁ. Variant: abhisaṅkhāsi → abhisaṅkhāresi (sya-all, km, mr)

Atha kho corassa aṅgulimālassa etadahosi: “acchariyaṁ vata bho, abbhutaṁ vata bho. Ahañhi pubbe hatthimpi dhāvantaṁ anupatitvā gaṇhāmi, assampi dhāvantaṁ anupatitvā gaṇhāmi, rathampi dhāvantaṁ anupatitvā gaṇhāmi, migampi dhāvantaṁ anupatitvā gaṇhāmi; atha ca panāhaṁ imaṁ samaṇaṁ pakatiyā gacchantaṁ sabbathāmena gacchanto na sakkomi sampāpuṇitun”ti.

Ṭhitova bhagavantaṁ etadavoca: “tiṭṭha, tiṭṭha, samaṇā”ti.

“Ṭhito ahaṁ, aṅgulimāla, tvañca tiṭṭhā”ti.

Atha kho corassa aṅgulimālassa etadahosi: “ime kho samaṇā sakyaputtiyā saccavādino saccapaṭiññā. Atha panāyaṁ samaṇo gacchaṁ yevāha: ‘ṭhito ahaṁ, aṅgulimāla, tvañca tiṭṭhā’ti. Yannūnāhaṁ imaṁ samaṇaṁ puccheyyan”ti.

Atha kho coro aṅgulimālo bhagavantaṁ gāthāya ajjhabhāsi:

“Gacchaṁ vadesi samaṇa ṭhitomhi, Mamañca brūsi ṭhitamaṭṭhitoti; Pucchāmi taṁ samaṇa etamatthaṁ, Kathaṁ ṭhito tvaṁ ahamaṭṭhitomhī”ti.

“Ṭhito ahaṁ aṅgulimāla sabbadā, Sabbesu bhūtesu nidhāya daṇḍaṁ; Tuvañca pāṇesu asaññatosi, Tasmā ṭhitohaṁ tuvamaṭṭhitosī”ti.

“Cirassaṁ vata me mahito mahesī, Mahāvanaṁ pāpuṇi saccavādī; Variant: Mahāvanaṁ pāpuṇi saccavādī → mahāvanaṁ samaṇoyaṁ paccupādi (bj); mahāvanaṁ samaṇa paccupādi (sya-all, km); mahāvanaṁ samaṇoyaṁ paccavādi (pts1ed) Sohaṁ carissāmi pahāya pāpaṁ, Variant: Sohaṁ carissāmi pahāya pāpaṁ → sohaṁ carissāpi pahassaṁ pāpaṁ (bj); sohaṁ cirassāpi pahāssaṁ pāpaṁ (si); sohaṁ carissāmi pajahissa pāpaṁ (sya-all, km); sohaṁ cirassā pahāssaṁ pāpaṁ (pts1ed) Sutvāna gāthaṁ tava dhammayuttaṁ”.

Itveva coro asimāvudhañca, Sobbhe papāte narake akiri; Variant: akiri → anvakāsi (…) Avandi coro sugatassa pāde, Tattheva naṁ pabbajjaṁ ayāci.

Buddho ca kho kāruṇiko mahesi, Yo satthā lokassa sadevakassa; “Tamehi bhikkhū”ti tadā avoca, Eseva tassa ahu bhikkhubhāvoti.

Atha kho bhagavā āyasmatā aṅgulimālena pacchāsamaṇena yena sāvatthi tena cārikaṁ pakkāmi. Anupubbena cārikaṁ caramāno yena sāvatthi tadavasari. Tatra sudaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

Tena kho pana samayena rañño pasenadissa kosalassa antepuradvāre mahājanakāyo sannipatitvā uccāsaddo mahāsaddo hoti: “coro te, deva, vijite aṅgulimālo nāma luddo lohitapāṇi hatapahate niviṭṭho adayāpanno pāṇabhūtesu. Tena gāmāpi agāmā katā, nigamāpi anigamā katā, janapadāpi ajanapadā katā. So manusse vadhitvā vadhitvā aṅgulīnaṁ mālaṁ dhāreti. Taṁ devo paṭisedhetū”ti.

Atha kho rājā pasenadi kosalo pañcamattehi assasatehi sāvatthiyā nikkhami divā divassa. Yena ārāmo tena pāvisi. Yāvatikā yānassa bhūmi yānena gantvā yānā paccorohitvā pattikova yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho rājānaṁ pasenadiṁ kosalaṁ bhagavā etadavoca:

“kiṁ nu te, mahārāja, rājā vā māgadho seniyo bimbisāro kupito vesālikā vā licchavī aññe vā paṭirājāno”ti?

“Na kho me, bhante, rājā māgadho seniyo bimbisāro kupito, nāpi vesālikā licchavī, nāpi aññe paṭirājāno. Coro me, bhante, vijite aṅgulimālo nāma luddo lohitapāṇi hatapahate niviṭṭho adayāpanno pāṇabhūtesu. Tena gāmāpi agāmā katā, nigamāpi anigamā katā, janapadāpi ajanapadā katā. So manusse vadhitvā vadhitvā aṅgulīnaṁ mālaṁ dhāreti. Tāhaṁ, bhante, paṭisedhissāmī”ti.

“Sace pana tvaṁ, mahārāja, aṅgulimālaṁ passeyyāsi kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitaṁ, virataṁ pāṇātipātā, virataṁ adinnādānā, virataṁ musāvādā, ekabhattikaṁ, brahmacāriṁ, sīlavantaṁ, kalyāṇadhammaṁ, kinti naṁ kareyyāsī”ti?

“Abhivādeyyāma vā, bhante, paccuṭṭheyyāma vā āsanena vā nimanteyyāma, abhinimanteyyāma vā naṁ cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārehi, dhammikaṁ vā assa rakkhāvaraṇaguttiṁ saṁvidaheyyāma. Kuto panassa, bhante, dussīlassa pāpadhammassa evarūpo sīlasaṁyamo bhavissatī”ti?

Tena kho pana samayena āyasmā aṅgulimālo bhagavato avidūre nisinno hoti. Atha kho bhagavā dakkhiṇaṁ bāhuṁ paggahetvā rājānaṁ pasenadiṁ kosalaṁ etadavoca: “eso, mahārāja, aṅgulimālo”ti.

Atha kho rañño pasenadissa kosalassa ahudeva bhayaṁ, ahu chambhitattaṁ, ahu lomahaṁso. Atha kho bhagavā rājānaṁ pasenadiṁ kosalaṁ bhītaṁ saṁviggaṁ lomahaṭṭhajātaṁ viditvā rājānaṁ pasenadiṁ kosalaṁ etadavoca: “mā bhāyi, mahārāja, natthi te ito bhayan”ti. Atha kho rañño pasenadissa kosalassa yaṁ ahosi bhayaṁ vā chambhitattaṁ vā lomahaṁso vā so paṭippassambhi.

Atha kho rājā pasenadi kosalo yenāyasmā aṅgulimālo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ aṅgulimālaṁ etadavoca: “ayyo no, bhante, aṅgulimālo”ti?

“Evaṁ, mahārājā”ti.

“Kathaṅgotto ayyassa pitā, kathaṅgottā mātā”ti?

“Gaggo kho, mahārāja, pitā, mantāṇī mātā”ti.

“Abhiramatu, bhante, ayyo gaggo mantāṇiputto. Ahamayyassa gaggassa mantāṇiputtassa ussukkaṁ karissāmi cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārānan”ti.

Tena kho pana samayena āyasmā aṅgulimālo āraññiko hoti piṇḍapātiko paṁsukūliko tecīvariko. Atha kho āyasmā aṅgulimālo rājānaṁ pasenadiṁ kosalaṁ etadavoca: “alaṁ, mahārāja, paripuṇṇaṁ me cīvaran”ti.

Atha kho rājā pasenadi kosalo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho rājā pasenadi kosalo bhagavantaṁ etadavoca: “acchariyaṁ, bhante, abbhutaṁ, bhante. Yāvañcidaṁ, bhante, bhagavā adantānaṁ dametā, asantānaṁ sametā, aparinibbutānaṁ parinibbāpetā. Yañhi mayaṁ, bhante, nāsakkhimhā daṇḍenapi satthenapi dametuṁ so bhagavatā adaṇḍena asattheneva danto. Variant: asattheneva → asatthena (sya-all, km) Handa ca dāni mayaṁ, bhante, gacchāma; Variant: Handa ca dāni → handadāni (sya-all, km, pts1ed) bahukiccā mayaṁ bahukaraṇīyā”ti.

“Yassadāni, mahārāja, kālaṁ maññasī”ti. Atha kho rājā pasenadi kosalo uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā pakkāmi.

Atha kho āyasmā aṅgulimālo pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiyaṁ piṇḍāya pāvisi. Addasā kho āyasmā aṅgulimālo sāvatthiyaṁ sapadānaṁ piṇḍāya caramāno aññataraṁ itthiṁ mūḷhagabbhaṁ vighātagabbhaṁ. Variant: vighātagabbhaṁ → visātagabbhaṁ (sya-all, km, pts1ed, mr) Disvānassa etadahosi: “kilissanti vata, bho, sattā; kilissanti vata, bho, sattā”ti.

Atha kho āyasmā aṅgulimālo sāvatthiyaṁ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā aṅgulimālo bhagavantaṁ etadavoca: “idhāhaṁ, bhante, pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṁ piṇḍāya pāvisiṁ. Addasaṁ kho ahaṁ, bhante, sāvatthiyaṁ sapadānaṁ piṇḍāya caramāno aññataraṁ itthiṁ mūḷhagabbhaṁ vighātagabbhaṁ. Disvāna mayhaṁ etadahosi: ‘kilissanti vata bho sattā, kilissanti vata bho sattā’”ti. “Tena hi tvaṁ, aṅgulimāla, yena sā itthī tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā taṁ itthiṁ evaṁ vadehi:

‘yatohaṁ, bhagini, jāto nābhijānāmi sañcicca pāṇaṁ jīvitā voropetā, tena saccena sotthi te hotu, sotthi gabbhassā’”ti. Variant: yatohaṁ, bhagini, jāto → bhagini jātiyā jāto (si)

“So hi nūna me, bhante, sampajānamusāvādo bhavissati. Mayā hi, bhante, bahū sañcicca pāṇā jīvitā voropitā”ti.

“Tena hi tvaṁ, aṅgulimāla, yena sā itthī tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā taṁ itthiṁ evaṁ vadehi:

‘yatohaṁ, bhagini, ariyāya jātiyā jāto, nābhijānāmi sañcicca pāṇaṁ jīvitā voropetā, tena saccena sotthi te hotu, sotthi gabbhassā’”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho āyasmā aṅgulimālo bhagavato paṭissutvā yena sā itthī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṁ itthiṁ etadavoca:

“yatohaṁ, bhagini, ariyāya jātiyā jāto, nābhijānāmi sañcicca pāṇaṁ jīvitā voropetā, tena saccena sotthi te hotu, sotthi gabbhassā”ti.

Atha khvāssā itthiyā sotthi ahosi, sotthi gabbhassa.

Atha kho āyasmā aṅgulimālo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti, tadanuttaraṁ—brahmacariyapariyosānaṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi.

“Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā”ti abbhaññāsi. Aññataro kho panāyasmā aṅgulimālo arahataṁ ahosi.

Atha kho āyasmā aṅgulimālo pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṁ piṇḍāya pāvisi. Tena kho pana samayena aññenapi leḍḍu khitto āyasmato aṅgulimālassa kāye nipatati, aññenapi daṇḍo khitto āyasmato aṅgulimālassa kāye nipatati, aññenapi sakkharā khittā āyasmato aṅgulimālassa kāye nipatati. Atha kho āyasmā aṅgulimālo bhinnena sīsena, lohitena gaḷantena, bhinnena pattena, vipphālitāya saṅghāṭiyā yena bhagavā tenupasaṅkami.

Addasā kho bhagavā āyasmantaṁ aṅgulimālaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna āyasmantaṁ aṅgulimālaṁ etadavoca: “adhivāsehi tvaṁ, brāhmaṇa, adhivāsehi tvaṁ, brāhmaṇa. Yassa kho tvaṁ, brāhmaṇa, kammassa vipākena bahūni vassāni bahūni vassasatāni bahūni vassasahassāni niraye pacceyyāsi tassa tvaṁ, brāhmaṇa, kammassa vipākaṁ diṭṭheva dhamme paṭisaṁvedesī”ti.

Atha kho āyasmā aṅgulimālo rahogato paṭisallīno vimuttisukhaṁ paṭisaṁvedi; tāyaṁ velāyaṁ imaṁ udānaṁ udānesi:

“Yo pubbeva pamajjitvā, Variant: pubbeva → yo ca pubbe (bj, sya-all, km, pts1ed) pacchā so nappamajjati; Somaṁ lokaṁ pabhāseti, Variant: Somaṁ → so imaṁ (bj) abbhā muttova candimā.

Yassa pāpaṁ kataṁ kammaṁ, kusalena pidhīyati; Variant: pidhīyati → pithīyati (bj, sya-all, km, pts1ed) Somaṁ lokaṁ pabhāseti, abbhā muttova candimā.

Yo have daharo bhikkhu, yuñjati buddhasāsane; Somaṁ lokaṁ pabhāseti, abbhā muttova candimā.

Disā hi me dhammakathaṁ suṇantu, Disā hi me yuñjantu buddhasāsane; Disā hi me te manujā bhajantu, Ye dhammamevādapayanti santo.

Disā hi me khantivādānaṁ, avirodhappasaṁsīnaṁ; Suṇantu dhammaṁ kālena, tañca anuvidhīyantu.

Na hi jātu so mamaṁ hiṁse, aññaṁ vā pana kiñci naṁ; Variant: pana kiñci naṁ → kañcanaṁ (bj); kañci naṁ (si, sya-all, km, pts1ed) Pappuyya paramaṁ santiṁ, rakkheyya tasathāvare.

Udakañhi nayanti nettikā, Usukārā namayanti tejanaṁ; Variant: namayanti → damayanti (mr) Dāruṁ namayanti tacchakā, Attānaṁ damayanti paṇḍitā.

Daṇḍeneke damayanti, aṅkusehi kasāhi ca; Adaṇḍena asatthena, ahaṁ dantomhi tādinā.

Ahiṁsakoti me nāmaṁ, hiṁsakassa pure sato; Ajjāhaṁ saccanāmomhi, na naṁ hiṁsāmi kiñci naṁ. Variant: naṁ hiṁsāmi kiñci naṁ → kañci naṁ (si, sya-all, km, pts1ed); kañcanaṁ (?)

Coro ahaṁ pure āsiṁ, aṅgulimāloti vissuto; Vuyhamāno mahoghena, buddhaṁ saraṇamāgamaṁ.

Lohitapāṇi pure āsiṁ, aṅgulimāloti vissuto; Saraṇagamanaṁ passa, bhavanetti samūhatā.

Tādisaṁ kammaṁ katvāna, bahuṁ duggatigāminaṁ; Phuṭṭho kammavipākena, aṇaṇo bhuñjāmi bhojanaṁ.

Pamādamanuyuñjanti, bālā dummedhino janā; Appamādañca medhāvī, dhanaṁ seṭṭhaṁva rakkhati.

Mā pamādamanuyuñjetha, mā kāmarati santhavaṁ; Appamatto hi jhāyanto, pappoti vipulaṁ sukhaṁ. Variant: vipulaṁ → paramaṁ (mr)

Svāgataṁ nāpagataṁ, Variant: Svāgataṁ → sāgataṁ (bj, pts1ed) | nāpagataṁ → nāma sagataṁ (mr) nayidaṁ dummantitaṁ mama; Saṁvibhattesu dhammesu, Variant: Saṁvibhattesu → suvibhattesu (sya-all, km); paṭibhattesu (pts1ed); savibhattesu (mr) yaṁ seṭṭhaṁ tadupāgamaṁ.

Svāgataṁ nāpagataṁ, nayidaṁ dummantitaṁ mama; Tisso vijjā anuppattā, kataṁ buddhassa sāsanan”ti.

Aṅgulimālasuttaṁ niṭṭhitaṁ chaṭṭhaṁ.

Aṅgulimāla Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC