Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Nivāpa Sutta

25

.

Kinh Bẫy mồi

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. –“Bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

— Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi khi gieo đồ mồi cho đàn nai không nghĩ rằng: “Ta gieo đồ mồi này cho đoàn nai ăn để đàn ấy được sống lâu, được tốt đẹp thêm và được nuôi dưỡng lâu dài hơn”. Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi khi gieo đồ mồi cho đàn nai nghĩ rằng: “Ta gieo đồ mồi này cho đàn nai, để đàn này xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn. Sau khi xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, chúng trở thành mê loạn; do mê loạn, chúng trở thành phóng dật; do phóng dật chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn, giữa các đồ mồi này”.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai đầu tiên xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi này do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Chư Tỷ-kheo, như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ hai suy nghĩ như sau: “Ðàn nai đầu tiên này xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi này do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy, đàn nai đầu tiên không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú”. Rồi đàn nai ấy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Cuối tháng mùa hạ, cỏ nước khan hiếm, thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu. Vì thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu, sức lực của chúng bị kiệt quệ. Vì sức lực bị kiệt quệ, đàn nai ấy trở lại các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi. Vì chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy đàn nai thứ hai không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ ba suy nghĩ như sau: “Ðàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy, đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Còn đàn nai thứ hai này suy nghĩ như sau: “Ðàn nai đầu tiên này xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi… (như trên)… Như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các món ăn bẫy mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú”. Rồi đàn nai ấy hoàn toàn từ bỏ các món ăn bẫy mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Cuối tháng mùa hạ, cỏ nước khan hiếm, thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu. Vì thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu, sức lực của chúng bị kiệt quệ. Vì sức lực bị kiệt quệ, đàn nai ấy trở lại các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập tham đắm ăn các đồ mồi. Vì chúng ở đây xâm nhập tham đắm ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy đàn nai thứ hai không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Nay chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ta sẽ ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi”. Rồi chúng làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, nên chúng không mê loạn. Do không mê loạn, chúng không phóng dật. Do không phóng dật, chúng không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi.

— Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và quyến thuộc người thợ săn bẫy mồi suy nghĩ như sau: “Ðàn nai thứ ba này thật tinh khôn, xảo quyệt. Ðàn nai thứ ba này thật có thần lực và ma quái. Chúng ăn các đồ mồi được gieo ra này, mà chúng ta không được biết đường đi lối về của chúng. Vậy chúng ta hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này, với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng ta có thể thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn”. Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những người quyến thuộc người thợ săn bẫy mồi thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba, chỗ chúng đi để lấy đồ ăn. Như vậy này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ ba này không thoát được như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ tư suy nghĩ như sau: “Ðàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi… (như trên)… Như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Còn đàn nai thứ hai này suy nghĩ như sau: “Ðàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi… (như trên)… Như vậy đoàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy… (như trên)…”. Như vậy đàn nai thứ hai này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Ðàn nai thứ ba suy nghĩ như sau: “Ðàn nai đầu tiên xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi… (như trên)… Như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Còn đàn nai thứ hai này suy nghĩ như sau: “Ðàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi… Như vậy, đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy… (như trên)…”. Như vậy đàn nai thứ hai này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm chúng ta sẽ ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm, ăn các món ăn, chúng ta sẽ không mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những vị bị làm theo ý người ta muốn giữa những đồ mồi của người thợ săn bẫy mỗi”. Rồi chúng làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng không mê loạn. Do không mê loạn, chúng không phóng dật. Do không phóng dật, chúng không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa những đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Ở đây, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy suy nghĩ như sau: “Ðàn nai thứ ba này thật tinh khôn, xảo quyệt. Ðàn nai thứ ba này thật có thần lực và ma quái. Chúng ăn các đồ mồi được gieo ra mà chúng ta không được biết đường đi lối về của chúng. Vậy chúng ta hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng ta có thể thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn”. Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba, chỗ chúng đi để lấy đồ ăn. Như vậy đàn nai thứ ba ấy đã không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp, tại một nơi mà người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp tại đó xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ta sẽ ăn các đồ mồi do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi”. Rồi đàn nai thứ tư làm một chỗ ẩn nấp tại một nơi mà người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp tại đó xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, chúng không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, chúng không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy suy nghĩ như sau: “Ðàn nai thứ tư này thật tinh khôn, xảo quyệt. Ðàn nai thứ tư này thật có thần lực và ma quái. Và chúng ăn các đồ mồi được gieo ra mà chúng ta không biết được đường đi lối về của chúng. Vậy chúng ta hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng ta có thể thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ tư này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn”. Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Nhưng này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy đã không thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ tư này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn và những quyến thuộc của người ấy lại suy nghĩ như sau: “Nếu chúng ta đánh phá đàn nai thứ tư này, chúng bị đánh phá sẽ đánh phá các đàn nai khác; các đàn nai khác bị đánh phá sẽ đánh phá các đàn nai khác nữa. Như vậy toàn thể đàn nai sẽ từ bỏ các đồ mồi được gieo này. Vậy chúng ta chớ có can thiệp vào đàn nai thứ tư”. Này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không can thiệp vào đàn nai thứ tư. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ tư đã thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.

Này các Tỷ-kheo, tỷ dụ này được Ta dùng để giải thích ý nghĩa. Và ý nghĩa ở đây là như sau: Chư Tỷ-kheo, đồ mồi đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng. Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi đồng nghĩa với Ác ma. Chư Tỷ-kheo, các quyến thuộc của người thợ săn bẫy mồi đồng nghĩa với quyến thuộc của Ác ma. Chư Tỷ-kheo, các đàn nai đồng nghĩa với các Sa-môn, Bà-la-môn.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, nên trở thành mê loạn; vì mê loạn, họ trở thành phóng dật; vì phóng dật, họ trở thành những người bị làm theo ý Ác ma muốn giữa các đồ mồi này và giữa các vật dụng thế gian. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này không thoát được như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này giống như đàn nai đầu tiên trong thí dụ.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra, và các vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, nên trở thành mê loạn; vì mê loạn, họ trở thành phóng dật; vì phóng dật, họ trở thành những người bị làm theo ý Ác ma muốn giữa các đồ mồi ấy và giữa các vật dụng thế gian. Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy, chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi và các vật dụng thế gian, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú”. Họ hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi, các vật dụng thế gian, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Ở đây, họ trở thành những người ăn cỏ lúa, ăn lúa tắc, những người ăn gạo lức, những người ăn hột cải Nivara, những người ăn da vụn, những người ăn trấu, những người ăn nước bột gạo, những người ăn hột vừng, những người ăn cỏ, những người ăn phân bò, những người ăn trái cây, những người ăn rễ cây trong rừng, những người ăn trái cây rụng để sống.

Cuối tháng mùa hạ, cỏ nước trở thành khan hiếm, thân hình của hạng Sa-môn, Bà-la-môn ấy trở thành hết sức gầy yếu. Vì thân hình hạng Sa-môn, Bà-la-môn ấy trở thành hết sức gầy yếu, nên sức lực tinh tấn của họ bị kiệt quệ. Vì sức lực tinh tấn bị kiệt quệ, nên tâm giải thoát bị kiệt quệ. Vì tâm giải thoát bị kiệt quệ, họ trở lui lại các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn. Do ở đây xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, chúng trở thành mê loạn. Do mê loạn, họ trở thành phóng dật. Do phóng dật, họ trở thành những người bị làm theo ý Ác ma muốn giữa các đồ mồi này và giữa các vật dụng thế gian. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai này giống như đàn nai thứ hai trong ví dụ này.

Này các Tỷ-kheo, ở đây hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi được Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian… (như trên)… Như vậy hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra, và các vật dụng thế gian… (như trên)… Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi… (như trên)… chúng ta từ bỏ hoàn toàn các đồ mồi… (như trên)…”… Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai này cũng không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Ở đây, sau khi làm một chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ta sẽ ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Do không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn, giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian.” Hạng Sa-môn, Bà-la-môn này làm chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi do Ác ma gieo ra và giữa các vật dụng thế gian. Sau khi làm chỗ ẩn nấp ở đây xong, họ không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Không xâm nhập, không tham đắm, họ không ăn các đồ mồi nên không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, họ không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, họ không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian. Nhưng rồi họ có những tà kiến như sau: “Thế giới là thường còn; thế giới là không thường còn; thế giới là hữu biên; thế giới là vô biên; mạng sống và thân thể là một; mạng sống và thân thể là khác; Như Lai sau khi chết có tồn tại; Như Lai sau khi chết không tồn tại; Như Lai sau khi chết có tồn tại và không tồn tại; Như Lai sau khi chết không tồn tại và không không tồn tại”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba này giống như đàn nai thứ ba trong ví dụ này.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ nhất xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi của Ác ma và các vật dụng thế gian… như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn này không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ nhất… (như trên)… Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ nhất không thoát được như ý lực của Ác ma. Vậy, chúng ta hãy từ bỏ hoàn toàn các món ăn bẫy mồi… (như trên)…”. Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba suy nghĩ như sau : “…(như trên)… Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy làm chỗ ẩn nấp tại một nơi mà Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp ở đấy xong, chúng ta sẽ không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ ăn nên chúng ta không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn, giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian”. Rồi họ làm chỗ ẩn nấp tại một nơi mà Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp ở đấy xong, họ không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian, nên họ không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, họ không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, họ không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư đã thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư này giống như đàn nai thứ tư trong ví dụ này.

Này các Tỷ-kheo, sao gọi là Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Như vậy gọi là vị Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Như vậy gọi là Tỷ-kheo… (như trên)… đường đi lối về.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy gọi là Tỷ-kheo… (như trên)…đường đi lối về.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Như vậy gọi là Tỷ- kheo…(như trên)… đường đi lối về.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ. Như vậy, gọi là vị Tỷ-kheo… (như trên)… đường đi lối về.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có một vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Như vậy gọi là Tỷ-kheo… (như trên)… đường đi lối về.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy gọi là vị Tỷ-kheo… (như trên)… đường đi lối về.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng (định), sau khi thấy (mọi vật) với trí tuệ, các lậu hoặc được diệt trừ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Tỷ-kheo làm Ác mà mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về. Vị ấy đã vượt khỏi tham trước ở đời.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

Nivāpa Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Na, bhikkhave, nevāpiko nivāpaṁ nivapati migajātānaṁ: ‘imaṁ me nivāpaṁ nivuttaṁ migajātā paribhuñjantā dīghāyukā vaṇṇavanto ciraṁ dīghamaddhānaṁ yāpentū’ti. Evañca kho, bhikkhave, nevāpiko nivāpaṁ nivapati migajātānaṁ: ‘imaṁ me nivāpaṁ nivuttaṁ migajātā anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjissanti, anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṁ āpajjissanti, mattā samānā pamādaṁ āpajjissanti, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā bhavissanti imasmiṁ nivāpe’ti.

Tatra, bhikkhave, paṭhamā migajātā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṁsu, te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṁ āpajjiṁsu, mattā samānā pamādaṁ āpajjiṁsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṁ nevāpikassa amusmiṁ nivāpe. Evañhi te, bhikkhave, paṭhamā migajātā na parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā.

Tatra, bhikkhave, dutiyā migajātā evaṁ samacintesuṁ: ‘ye kho te paṭhamā migajātā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṁsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṁ āpajjiṁsu, mattā samānā pamādaṁ āpajjiṁsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṁ nevāpikassa amusmiṁ nivāpe. Evañhi te paṭhamā migajātā na parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yannūna mayaṁ sabbaso nivāpabhojanā paṭivirameyyāma, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmā’ti. Te sabbaso nivāpabhojanā paṭiviramiṁsu, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihariṁsu. Tesaṁ gimhānaṁ pacchime māse, tiṇodakasaṅkhaye, adhimattakasimānaṁ patto kāyo hoti. Tesaṁ adhimattakasimānaṁ pattakāyānaṁ balavīriyaṁ parihāyi. Balavīriye parihīne tameva nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa paccāgamiṁsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṁsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṁ āpajjiṁsu, mattā samānā pamādaṁ āpajjiṁsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṁ nevāpikassa amusmiṁ nivāpe. Evañhi te, bhikkhave, dutiyāpi migajātā na parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā.

Tatra, bhikkhave, tatiyā migajātā evaṁ samacintesuṁ: ‘ye kho te paṭhamā migajātā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa …pe… evañhi te paṭhamā migajātā na parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yepi te dutiyā migajātā evaṁ samacintesuṁ: “ye kho te paṭhamā migajātā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa …pe… evañhi te paṭhamā migajātā na parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yannūna mayaṁ sabbaso nivāpabhojanā paṭivirameyyāma, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmā”ti. Te sabbaso nivāpabhojanā paṭiviramiṁsu, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihariṁsu. Tesaṁ gimhānaṁ pacchime māse tiṇodakasaṅkhaye adhimattakasimānaṁ patto kāyo hoti. Tesaṁ adhimattakasimānaṁ pattakāyānaṁ balavīriyaṁ parihāyi. Balavīriye parihīne tameva nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa paccāgamiṁsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṁsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṁ āpajjiṁsu, mattā samānā pamādaṁ āpajjiṁsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṁ nevāpikassa amusmiṁ nivāpe. Evañhi te dutiyāpi migajātā na parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yannūna mayaṁ amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa upanissāya āsayaṁ kappeyyāma. Tatrāsayaṁ kappetvā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjissāma, ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṁ āpajjissāma, amattā samānā na pamādaṁ āpajjissāma, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā bhavissāma nevāpikassa amusmiṁ nivāpe’ti. Te amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa upanissāya āsayaṁ kappayiṁsu. Tatrāsayaṁ kappetvā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjiṁsu, te tattha ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṁ āpajjiṁsu, amattā samānā na pamādaṁ āpajjiṁsu, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā ahesuṁ nevāpikassa amusmiṁ nivāpe.

Tatra, bhikkhave, nevāpikassa ca nevāpikaparisāya ca etadahosi: ‘saṭhāssunāmime tatiyā migajātā ketabino, iddhimantāssunāmime tatiyā migajātā parajanā; imañca nāma nivāpaṁ nivuttaṁ paribhuñjanti, na ca nesaṁ jānāma āgatiṁ vā gatiṁ vā. Yannūna mayaṁ imaṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mahatīhi daṇḍavākarāhi samantā sappadesaṁ anuparivāreyyāma, appeva nāma tatiyānaṁ migajātānaṁ āsayaṁ passeyyāma, yattha te gāhaṁ gaccheyyun’ti. Variant: daṇḍavākarāhi → daṇḍavāgurāhi (sya-all) Te amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mahatīhi daṇḍavākarāhi samantā sappadesaṁ anuparivāresuṁ. Addasaṁsu kho, bhikkhave, nevāpiko ca nevāpikaparisā ca tatiyānaṁ migajātānaṁ āsayaṁ, yattha te gāhaṁ agamaṁsu. Evañhi te, bhikkhave, tatiyāpi migajātā na parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā.

Tatra, bhikkhave, catutthā migajātā evaṁ samacintesuṁ: ‘ye kho te paṭhamā migajātā …pe… evañhi te paṭhamā migajātā na parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yepi te dutiyā migajātā evaṁ samacintesuṁ: “ye kho te paṭhamā migajātā …pe… evañhi te paṭhamā migajātā na parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yannūna mayaṁ sabbaso nivāpabhojanā paṭivirameyyāma, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmā”ti. Te sabbaso nivāpabhojanā paṭiviramiṁsu …pe… evañhi te dutiyāpi migajātā na parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yepi te tatiyā migajātā evaṁ samacintesuṁ: “ye kho te paṭhamā migajātā …pe… evañhi te paṭhamā migajātā na parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yepi te dutiyā migajātā evaṁ samacintesuṁ: ‘ye kho te paṭhamā migajātā …pe… evañhi te paṭhamā migajātā na parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yannūna mayaṁ sabbaso nivāpabhojanā paṭivirameyyāma, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmā’ti. Te sabbaso nivāpabhojanā paṭiviramiṁsu …pe… evañhi te dutiyāpi migajātā na parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yannūna mayaṁ amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa upanissāya āsayaṁ kappeyyāma, tatrāsayaṁ kappetvā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjissāma, ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṁ āpajjissāma, amattā samānā na pamādaṁ āpajjissāma, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā bhavissāma nevāpikassa amusmiṁ nivāpe”ti. Te amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa upanissāya āsayaṁ kappayiṁsu, tatrāsayaṁ kappetvā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjiṁsu, te tattha ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṁ āpajjiṁsu, amattā samānā na pamādaṁ āpajjiṁsu, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā ahesuṁ nevāpikassa amusmiṁ nivāpe. Tatra nevāpikassa ca nevāpikaparisāya ca etadahosi: “saṭhāssunāmime tatiyā migajātā ketabino, iddhimantāssunāmime tatiyā migajātā parajanā, imañca nāma nivāpaṁ nivuttaṁ paribhuñjanti. Na ca nesaṁ jānāma āgatiṁ vā gatiṁ vā. Yannūna mayaṁ imaṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mahatīhi daṇḍavākarāhi samantā sappadesaṁ anuparivāreyyāma, appeva nāma tatiyānaṁ migajātānaṁ āsayaṁ passeyyāma, yattha te gāhaṁ gaccheyyun”ti. Te amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mahatīhi daṇḍavākarāhi samantā sappadesaṁ anuparivāresuṁ. Addasaṁsu kho nevāpiko ca nevāpikaparisā ca tatiyānaṁ migajātānaṁ āsayaṁ, yattha te gāhaṁ agamaṁsu. Evañhi te tatiyāpi migajātā na parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yannūna mayaṁ yattha agati nevāpikassa ca nevāpikaparisāya ca tatrāsayaṁ kappeyyāma, tatrāsayaṁ kappetvā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjissāma, ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṁ āpajjissāma, amattā samānā na pamādaṁ āpajjissāma, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā bhavissāma nevāpikassa amusmiṁ nivāpe’ti. Te yattha agati nevāpikassa ca nevāpikaparisāya ca tatrāsayaṁ kappayiṁsu. Tatrāsayaṁ kappetvā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ nevāpikassa ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjiṁsu, te tattha ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṁ āpajjiṁsu, amattā samānā na pamādaṁ āpajjiṁsu, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā ahesuṁ nevāpikassa amusmiṁ nivāpe.

Tatra, bhikkhave, nevāpikassa ca nevāpikaparisāya ca etadahosi: ‘saṭhāssunāmime catutthā migajātā ketabino, iddhimantāssunāmime catutthā migajātā parajanā. Imañca nāma nivāpaṁ nivuttaṁ paribhuñjanti, na ca nesaṁ jānāma āgatiṁ vā gatiṁ vā. Yannūna mayaṁ imaṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mahatīhi daṇḍavākarāhi samantā sappadesaṁ anuparivāreyyāma, appeva nāma catutthānaṁ migajātānaṁ āsayaṁ passeyyāma yattha te gāhaṁ gaccheyyun’ti. Te amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mahatīhi daṇḍavākarāhi samantā sappadesaṁ anuparivāresuṁ. Neva kho, bhikkhave, addasaṁsu nevāpiko ca nevāpikaparisā ca catutthānaṁ migajātānaṁ āsayaṁ, yattha te gāhaṁ gaccheyyuṁ. Tatra, bhikkhave, nevāpikassa ca nevāpikaparisāya ca etadahosi: ‘sace kho mayaṁ catutthe migajāte ghaṭṭessāma, te ghaṭṭitā aññe ghaṭṭissanti te ghaṭṭitā aññe ghaṭṭissanti. Evaṁ imaṁ nivāpaṁ nivuttaṁ sabbaso migajātā parimuñcissanti. Yannūna mayaṁ catutthe migajāte ajjhupekkheyyāmā’ti. Ajjhupekkhiṁsu kho, bhikkhave, nevāpiko ca nevāpikaparisā ca catutthe migajāte. Evañhi te, bhikkhave, catutthā migajātā parimucciṁsu nevāpikassa iddhānubhāvā.

Upamā kho me ayaṁ, bhikkhave, katā atthassa viññāpanāya. Ayaṁ cevettha attho—

nivāpoti kho, bhikkhave, pañcannetaṁ kāmaguṇānaṁ adhivacanaṁ.

Nevāpikoti kho, bhikkhave, mārassetaṁ pāpimato adhivacanaṁ.

Nevāpikaparisāti kho, bhikkhave, māraparisāyetaṁ adhivacanaṁ.

Migajātāti kho, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇānametaṁ adhivacanaṁ.

Tatra, bhikkhave, paṭhamā samaṇabrāhmaṇā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa amūni ca lokāmisāni anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṁsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṁ āpajjiṁsu, mattā samānā pamādaṁ āpajjiṁsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṁ mārassa amusmiṁ nivāpe amusmiñca lokāmise. Evañhi te, bhikkhave, paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Seyyathāpi te, bhikkhave, paṭhamā migajātā tathūpame ahaṁ ime paṭhame samaṇabrāhmaṇe vadāmi.

Tatra, bhikkhave, dutiyā samaṇabrāhmaṇā evaṁ samacintesuṁ: ‘ye kho te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa amūni ca lokāmisāni anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṁsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṁ āpajjiṁsu, mattā samānā pamādaṁ āpajjiṁsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṁ mārassa amusmiṁ nivāpe amusmiñca lokāmise. Evañhi te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Yannūna mayaṁ sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭivirameyyāma, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmā’ti. Te sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭiviramiṁsu, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmāti. Te sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭiviramiṁsu, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihariṁsu. Te tattha sākabhakkhāpi ahesuṁ, sāmākabhakkhāpi ahesuṁ, nīvārabhakkhāpi ahesuṁ, daddulabhakkhāpi ahesuṁ, haṭabhakkhāpi ahesuṁ, kaṇabhakkhāpi ahesuṁ, ācāmabhakkhāpi ahesuṁ, piññākabhakkhāpi ahesuṁ, tiṇabhakkhāpi ahesuṁ, gomayabhakkhāpi ahesuṁ, vanamūlaphalāhārā yāpesuṁ pavattaphalabhojī.

Tesaṁ gimhānaṁ pacchime māse, tiṇodakasaṅkhaye, adhimattakasimānaṁ patto kāyo hoti. Tesaṁ adhimattakasimānaṁ pattakāyānaṁ balavīriyaṁ parihāyi. Balavīriye parihīne cetovimutti parihāyi. Cetovimuttiyā parihīnāya tameva nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa paccāgamiṁsu tāni ca lokāmisāni. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṁsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṁ āpajjiṁsu, mattā samānā pamādaṁ āpajjiṁsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṁ mārassa amusmiṁ nivāpe amusmiñca lokāmise. Evañhi te, bhikkhave, dutiyāpi samaṇabrāhmaṇā na parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Seyyathāpi te, bhikkhave, dutiyā migajātā tathūpame ahaṁ ime dutiye samaṇabrāhmaṇe vadāmi.

Tatra, bhikkhave, tatiyā samaṇabrāhmaṇā evaṁ samacintesuṁ: ‘ye kho te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa amūni ca lokāmisāni …pe…. Evañhi te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Yepi te dutiyā samaṇabrāhmaṇā evaṁ samacintesuṁ: “ye kho te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa amūni ca lokāmisāni …pe…. Evañhi te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Yannūna mayaṁ sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭivirameyyāma, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmā”ti. Te sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭiviramiṁsu. Bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihariṁsu. Te tattha sākabhakkhāpi ahesuṁ …pe… pavattaphalabhojī. Tesaṁ gimhānaṁ pacchime māse tiṇodakasaṅkhaye adhimattakasimānaṁ patto kāyo hoti. Tesaṁ adhimattakasimānaṁ pattakāyānaṁ balavīriyaṁ parihāyi, balavīriye parihīne cetovimutti parihāyi, cetovimuttiyā parihīnāya tameva nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa paccāgamiṁsu tāni ca lokāmisāni. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṁsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṁ āpajjiṁsu, mattā samānā pamādaṁ āpajjiṁsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṁ mārassa amusmiṁ nivāpe amusmiñca lokāmise. Evañhi te dutiyāpi samaṇabrāhmaṇā na parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Yannūna mayaṁ amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa amūni ca lokāmisāni upanissāya āsayaṁ kappeyyāma, tatrāsayaṁ kappetvā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa amūni ca lokāmisāni ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjissāma, ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṁ āpajjissāma, amattā samānā na pamādaṁ āpajjissāma, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā bhavissāma mārassa amusmiṁ nivāpe amusmiñca lokāmise’ti.

Te amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa amūni ca lokāmisāni upanissāya āsayaṁ kappayiṁsu. Tatrāsayaṁ kappetvā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa amūni ca lokāmisāni ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjiṁsu. Te tattha ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṁ āpajjiṁsu, amattā samānā na pamādaṁ āpajjiṁsu, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā ahesuṁ mārassa amusmiṁ nivāpe amusmiñca lokāmise. Api ca kho evaṁdiṭṭhikā ahesuṁ—sassato loko itipi, asassato loko itipi; antavā loko itipi, anantavā loko itipi; taṁ jīvaṁ taṁ sarīraṁ itipi, aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīraṁ itipi; hoti tathāgato paraṁ maraṇā itipi, na hoti tathāgato paraṁ maraṇā itipi, hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā itipi, neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā itipi. Evañhi te, bhikkhave, tatiyāpi samaṇabrāhmaṇā na parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Seyyathāpi te, bhikkhave, tatiyā migajātā tathūpame ahaṁ ime tatiye samaṇabrāhmaṇe vadāmi.

Tatra, bhikkhave, catutthā samaṇabrāhmaṇā evaṁ samacintesuṁ: ‘ye kho te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa …pe…. Evañhi te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Yepi te dutiyā samaṇabrāhmaṇā evaṁ samacintesuṁ: ‘ye kho te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā …pe…. Evañhi te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Yannūna mayaṁ sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭivirameyyāma bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmā’ti. Te sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭiviramiṁsu …pe…. Evañhi te dutiyāpi samaṇabrāhmaṇā na parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Yepi te tatiyā samaṇabrāhmaṇā evaṁ samacintesuṁ ye kho te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā …pe…. Evañhi te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Yepi te dutiyā samaṇabrāhmaṇā evaṁ samacintesuṁ ye kho te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā …pe…. Evañhi te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Yannūna mayaṁ sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭivirameyyāma, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmā’ti. Te sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭiviramiṁsu …pe…. Evañhi te dutiyāpi samaṇabrāhmaṇā na parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Yannūna mayaṁ amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa amūni ca lokāmisāni upanissāya āsayaṁ kappeyyāma. Tatrāsayaṁ kappetvā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa amūni ca lokāmisāni ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjissāma, ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṁ āpajjissāma, amattā samānā na pamādaṁ āpajjissāma, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā bhavissāma mārassa amusmiṁ nivāpe amusmiñca lokāmiseti. Te amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa amūni ca lokāmisāni upanissāya āsayaṁ kappayiṁsu. Tatrāsayaṁ kappetvā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa amūni ca lokāmisāni ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjiṁsu. Te tattha ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṁ āpajjiṁsu. Amattā samānā na pamādaṁ āpajjiṁsu. Appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā ahesuṁ mārassa amusmiṁ nivāpe amusmiñca lokāmise. Api ca kho evaṁdiṭṭhikā ahesuṁ sassato loko itipi …pe… neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā itipi. Evañhi te tatiyāpi samaṇabrāhmaṇā na parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Yannūna mayaṁ yattha agati mārassa ca māraparisāya ca tatrāsayaṁ kappeyyāma. Tatrāsayaṁ kappetvā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa amūni ca lokāmisāni ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjissāma, ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṁ āpajjissāma, amattā samānā na pamādaṁ āpajjissāma, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā bhavissāma mārassa amusmiṁ nivāpe amusmiñca lokāmiseti.

Te yattha agati mārassa ca māraparisāya ca tatrāsayaṁ kappayiṁsu. Tatrāsayaṁ kappetvā amuṁ nivāpaṁ nivuttaṁ mārassa amūni ca lokāmisāni ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjiṁsu, te tattha ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṁ āpajjiṁsu, amattā samānā na pamādaṁ āpajjiṁsu, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā ahesuṁ mārassa amusmiṁ nivāpe amusmiñca lokāmise. Evañhi te, bhikkhave, catutthā samaṇabrāhmaṇā parimucciṁsu mārassa iddhānubhāvā. Seyyathāpi te, bhikkhave, catutthā migajātā tathūpame ahaṁ ime catutthe samaṇabrāhmaṇe vadāmi.

Kathañca, bhikkhave, agati mārassa ca māraparisāya ca? Idha, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, bhikkhu andhamakāsi māraṁ, apadaṁ vadhitvā māracakkhuṁ adassanaṁ gato pāpimato.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave …pe… pāpimato.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno, sukhañca kāyena paṭisaṁvedeti yaṁ taṁ ariyā ācikkhanti ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave …pe… pāpimato.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā, pubbeva somanassadomanassānaṁ atthaṅgamā, adukkhamasukhaṁ upekkhāsatipārisuddhiṁ catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave …pe… pāpimato.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā paṭighasaññānaṁ atthaṅgamā nānattasaññānaṁ amanasikārā ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanaṁ upasampajja viharati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave …pe… pāpimato.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkamma ‘anantaṁ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanaṁ upasampajja viharati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave …pe… pāpimato.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanaṁ upasampajja viharati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave …pe… pāpimato.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṁ upasampajja viharati. Ayaṁ vuccati, bhikkhave …pe… pāpimato.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṁ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṁ upasampajja viharati. Paññāya cassa disvā āsavā parikkhīṇā honti. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, bhikkhu andhamakāsi māraṁ, apadaṁ vadhitvā māracakkhuṁ adassanaṁ gato pāpimato tiṇṇo loke visattikan”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Nivāpasuttaṁ niṭṭhitaṁ pañcamaṁ.

Nivāpa Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC