Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Bhaddāli Sutta

65

.

Kinh Bhaddāli

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú tại Savatthi, Jetavana, tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. –“Bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Này các Tỷ-kheo, Ta ăn chỉ ngồi một lần (Ekasanabhojana). Này các Tỷ-kheo, do Ta ăn chỉ ngồi một lần, Ta cảm thấy ít bệnh, ít não, nhẹ nhàng, có sức và lạc trú. Này các Tỷ-kheo, hãy ăn chỉ ngồi một lần. Này các Tỷ-kheo, hãy ăn chỉ ngồi một lần, và các Ông sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, nhẹ nhàng, có sức và lạc trú.

Khi được nói vậy, Tôn giả Bhaddali bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, con không có thể ăn chỉ ngồi một lần. Bạch Thế Tôn, nếu con ăn chỉ ngồi một lần, thời con cảm thấy như là hối tiếc, như là hối hận.

— Vậy này Bhaddali, khi nào Ông được mời, hãy ăn tại chỗ một phần ăn, rồi đem về một phần ăn để ăn sau. Như vậy, này Bhaddali, Ông có thể ăn như vậy và sống qua ngày không?

— Như vậy, bạch Thế Tôn, con cũng không có thể ăn được. Bạch Thế Tôn, nếu con có ăn như vậy, con vẫn cảm thấy như là hối tiếc, như là hối hận.

Rồi Tôn giả Bhaddali, trong khi chúng Tỷ-kheo chấp hành học giới đã được Thế Tôn chế định, tuyên bố sự bất lực (của mình). Rồi Tôn giả Bhaddali, trong ba tháng tròn, không diện kiến Thế Tôn vì không thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.

Sau một thời gian, một số đông Tỷ-kheo đang làm y cho Thế Tôn (Civarakamma) và nói rằng: “Sau khi làm y xong, sau ba tháng này, Thế Tôn sẽ du hành”. Rồi Tôn giả Bhaddali đến tại chỗ các vị Tỷ-kheo ấy, sau khi đến, nói lên với các Tỷ-kheo ấy những lời chào hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Những Tỷ-kheo ấy nói với Tôn giả Bhaddali đang ngồi một bên:

— Này Hiền giả Bhaddali, tấm y này đang được làm cho Thế Tôn. Sau khi làm y xong, sau ba tháng này, Thế Tôn sẽ du hành. Này Hiền giả Bhaddali, hãy khéo tư niệm đến trường hợp đặc biệt này (Desakam). Chớ để về sau, lại càng khó khăn hơn cho Hiền giả.

— Thưa vâng, chư Hiền.

Tôn giả Bhaddali vâng đáp các Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Bhaddali bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, một lỗi lầm đã chiếm đoạt con, thật là ngu ngốc, thật là si mê, thật là bất thiện. Trong khi chúng Tỷ-kheo chấp hành học giới đã được Thế Tôn chế định, con đã tuyên bố sự bất lực của con. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận cho con lỗi lầm này là một lỗi lầm để có thể phòng hộ trong tương lai.

— Này Bhaddali, thật sự một lỗi lầm đã chiếm đoạt Ông, thật là ngu ngốc, thật là si mê, thật là bất thiện. Trong khi chúng Tỷ-kheo chấp hành học giới đã được Như Lai chế định, Ông đã tuyên bố sự bất lực của Ông.

Này Bhaddali, trong thời ấy, Ông không ý thức được điều này: “Thế Tôn trú tại Savatthi, Thế Tôn sẽ biết ta như sau: “Tỷ-kheo tên Bhaddali không thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư””. Này Bhaddali, trong thời ấy, Ông không ý thức được như vậy.

Này Bhaddali, trong thời ấy, Ông không ý thức được điều này: “Một số đông Tỷ-kheo đến an cư vào mùa mưa ở Savatthi. Các vị ấy sẽ biết ta như sau: “Tỷ-kheo tên Bhaddali không có thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư””. Này Bhaddali, trong thời ấy, Ông không ý thức được như vậy.

Này Bhaddali trong thời ấy, Ông không ý thức được điều này: “Một số đông Tỷ-kheo-ni đến an cư vào mùa mưa ở Savatthi. Các vị ấy sẽ biết ta như sau: “… (như trên)… một số đông nam cư sĩ trú ở Savatthi, sẽ biết ta như sau: … (như trên)… một số đông nữ cư sĩ trú ở Savatthi, sẽ biết ta như sau: “Tỷ-kheo tên Bhaddali không có thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư””. Này Bhaddali, trong thời ấy, Ông không ý thức được như vậy.

Này Bhaddali, trong thời ấy, Ông không ý thức được điều này: “Một số đông Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo đến an cư vào mùa mưa ở Savatthi. Các vị ấy sẽ biết ta như sau: “Tỷ-kheo tên Bhaddali là đệ tử của Sa-môn Gotama, một bậc Thượng tọa, không có thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư””. Này Bhaddali, trong thời ấy, Ông không ý thức được như vậy.

— Bạch Thế Tôn, một lỗi lầm đã chiếm đoạt con, thật là ngu ngốc, thật là si mê, thật là bất thiện. Trong khi chúng Tỷ-kheo chấp hành học giới đã được Thế Tôn chế định, con đã tuyên bố sự bất lực của con. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận cho con lỗi lầm này là một lỗi lầm để có thể phòng hộ trong tương lai.

— Này Bhaddali, thật sự một lỗi lầm đã chiếm đoạt Ông, thật là ngu ngốc, thật là si mê, thật là bất thiện. Trong khi chúng Tỷ-kheo chấp hành học giới đã được Ta chế định, Ông đã tuyên bố sự bất lực của Ông.

Này Bhaddali, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có Tỷ-kheo câu phần giải thoát. Ta nói với vị ấy như sau: “Này Tỷ-kheo, hãy đến và tự làm cầu cho Ta qua khỏi đám bùn”. Vị ấy tự đến làm cầu, hay tránh né thân chỗ khác, hay nói: “Không”?

— Không phải vậy, bạch Thế Tôn.

— Này Bhaddali, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có vị Tỷ-kheo tuệ giải thoát… thân chứng… kiến chí… tín thắng giải… tùy pháp hành… tùy tín hành. Ta nói với vị ấy như sau: “Này Tỷ-kheo, hãy đến và tự làm cầu cho Ta qua khỏi đám bùn”. Vị ấy tự đến làm cầu, hay tránh né thân chỗ khác, hay nói: “Không”?

— Không phải vậy, bạch Thế Tôn.

— Này Bhaddali, Ông nghĩ thế nào? Này Bhaddali, trong thời gian ấy Ông có phải là câu phần giải thoát, hay huệ giải thoát hay thân chứng, hay kiến chí, hay tín thắng giải, hay tùy pháp hành, hay tùy tín hành?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Này Bhaddali, có phải trong thời gian ấy, Ông trống không, rỗng không, phạm lỗi?

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, một lỗi lầm đã chiếm đoạt con, thật là ngu ngốc, thật là si mê, thật là bất thiện. Trong khi chúng Tỷ-kheo chấp hành học giới đã được Thế Tôn chế định, con đã tuyên bố sự bất lực của con. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận cho con lỗi lầm này là một lỗi lầm, để có thể phòng hộ trong tương lai.

— Này Bhaddali, thật sự một lỗi lầm đã chiếm đoạt Ông, thật là ngu ngốc, thật là si mê, thật là bất thiện. Trong khi chúng Tỷ-kheo chấp hành học giới đã được Ta chế định, Ông đã tuyên bố sự bất lực của Ông. Này Bhaddali, nếu Ông sau khi thấy một lỗi lầm là một lỗi lầm, và như pháp phát lộ, chúng ta sẽ chấp nhận cho Ông. Vì rằng, này Bhaddali, như vậy là sự lớn mạnh trong giới luật của bậc Thánh, nghĩa là bất cứ ai, sau khi thấy một lỗi lầm là một lỗi lầm, phải như pháp phát lộ và phòng hộ trong tương lai.

Ở đây, này Bhaddali, có Tỷ-kheo không thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp của bậc Ðạo Sư. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta hãy sống tại một trú xứ xa vắng, khu rừng, gốc cây, sườn núi, chỗ hoang dã, hang núi, nghĩa địa, tùng lâm, ngoài trời, đống rơm. Và ta có thể chứng được thượng nhân pháp, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh”. Vị ấy sống tại một trú xứ xa vắng, khu rừng, gốc cây, sườn núi, chỗ hoang dã, hang núi, nghĩa địa, tùng lâm, ngoài trời, đống rơm. Khi vị ấy sống viễn ly như vậy, bậc Ðạo Sư quở trách, các vị đồng Phạm hạnh có trí sau khi quán sát quở trách, chư Thiên quở trách, tự mình quở trách mình. Vị này bị bậc Ðạo Sư quở trách, bị các vị đồng Phạm hạnh có trí sau khi quán sát quở trách, bị chư Thiên quở trách, bị tự mình quở trách mình, nên không chứng được thượng nhân pháp, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Tại sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bahaddali, là vì vị ấy không thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.

Nhưng ở đây, này Bhaddali, có Tỷ-kheo thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta hãy sống tại một trú xứ xa vắng, khu rừng, gốc cây, sườn núi, chỗ hoang dã, hang núi, nghĩa địa, tùng lâm, ngoài trời, đống rơm. Và ta có thể chứng được thượng nhân pháp, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh”. Vị ấy sống tại một trú xứ xa vắng, khu rừng, gốc cây, sườn núi, chỗ hoang dã, hang núi, nghĩa địa, tùng lâm, ngoài trời, đống rơm. Khi vị ấy sống viễn ly như vậy, bậc Ðạo Sư không quở trách, các vị đồng Phạm hạnh có trí sau khi quán sát không quở trách, chư Thiên không quở trách, tự mình không quở trách mình. Vị này không bị bậc Ðạo Sư quở trách, không bị các đồng Phạm hạnh sau khi quán sát quở trách, không bị chư Thiên quở trách, không bị mình quở trách mình, nên chứng được thượng nhân pháp, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Tại sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddali, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.

Vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddali, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư. Và lại nữa, này Bhaddali, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddali, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư. Và lại nữa này Bhaddali, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddali, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðại Sư. Và lại nữa, này Bhaddali, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh. Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddali, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời,…, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddali, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư. Vị ấy với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, dẫn tâm hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh là người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh… đều do hạnh nghiệp của họ? Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddali, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp của bậc Ðạo Sư.

Vị ấy với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: “Ðây là khổ”, … biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến diệt khổ”, biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc”…. …biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”.

Nhờ biết như vậy, như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, vị ấy khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa”. Vì sao vậy? Sở dĩ như vậy, này Bhaddali, là vì vị ấy thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.

Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Bhaddali bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây (chúng Tăng) luôn luôn kết tội Tỷ-kheo? Bạch Thế Tôn, lại do nhân gì, do duyên gì ở đây, (chúng Tăng) không luôn luôn kết tội Tỷ-kheo như vậy?

— Này Bhaddali, ở đây, có Tỷ-kheo thường hay phạm giới tội, phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, tránh né câu hỏi bằng một câu hỏi khác, hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, hiện khởi phẫn nộ, sân hận, và bất mãn, không xử sự chơn chánh, không có lắng dịu, không có chấm dứt giới tội, không có nói: “Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?” Ở đây, này Bhaddali, các Tỷ-kheo nghĩ như sau: “Này chư Hiền, Tỷ-kheo này thường hay phạm giới tội, phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, tránh né câu hỏi bằng một câu hỏi khác, hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, hiện khởi phẫn nộ, sân hận và bất mãn, không xử sự chơn chánh, không có lắng dịu, không có chấm dứt giới tội, không có nói: “Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?” Tốt lành thay, nếu chư Tôn giả, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo này, chớ có giải tội ấy một cách mau chóng”. Như vậy, này Bhaddali, các Tỷ-kheo, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo ấy, không giải tội ấy một cách mau chóng.

Nhưng ở đây, này Bhaddali, lại có Tỷ-kheo, thường hay phạm giới tội, phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, không tránh né câu hỏi bằng một câu hỏi khác, không hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, không hiện khởi phẫn nộ, sân hận và bất mãn, xử sự chơn chánh, có tự lắng dịu, có chấm dứt giới tội, có nói: “Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?” Ở đây, này Bhaddali, các Tỷ-kheo nghĩ như sau: “Này chư Hiền, Tỷ-kheo này thường hay phạm giới tội, phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, không tránh né câu hỏi bằng một câu hỏi khác, không hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, không hiện khởi phẫn nộ, sân hận và bất mãn, xử sự chơn chánh, có tự lắng dịu, có chấm dứt giới tội, có nói: “Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?” Tốt lành thay, nếu chư Tôn giả, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo này, hãy giải tội ấy một cách mau chóng”. Như vậy, này Bhaddali, các Tỷ-kheo, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo ấy, giải tội ấy một cách mau chóng.

Ở đây, này Bhaddali, có Tỷ-kheo không thường phạm giới tội, không phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, tránh né câu hỏi này bằng một câu hỏi khác, hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, hiện khởi phẫn nộ, sân hận và bất mãn, không xử sự chơn chánh, không có tự lắng dịu, không có chấm dứt giới tội, không có nói “Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?” Ở đây, này Bhaddali, các Tỷ-kheo nghĩ như sau: “Này chư Hiền, Tỷ-kheo này không thường phạm giới tội, không phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, tránh né câu hỏi này bằng một câu hỏi khác, hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, hiện khởi phẫn nộ, sân hận và bất mãn, không xử sự chơn chánh, không có tự lắng dịu, không có chấm dứt giới tội, không có nói: “Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?” Tốt lành thay, nếu chư Tôn giả, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo này, chớ có giải tội một cách mau chóng”. Như vậy, này Bhaddali, các Tỷ-kheo, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo ấy, không giải tội ấy một cách mau chóng.

Nhưng ở đây, này Bhaddali, lại có Tỷ-kheo không thường phạm giới tội, không phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, không tránh né câu hỏi này bằng một câu hỏi khác, không hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, không hiện khởi phẫn nộ, sân hận và bất mãn, xử sự chơn chánh, có tự lắng dịu, có chấm dứt giới tội, có nói: “Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?” Ở đây, này Bahaddali, các Tỷ-kheo nghĩ như sau: “Chư Hiền, Tỷ-kheo này không thường phạm giới tội, không phạm nhiều giới tội, khi bị các Tỷ-kheo nói, không tránh né câu hỏi này bằng một câu hỏi khác, không hướng câu chuyện ra ngoài vấn đề, không hiện khởi phẫn nộ, sân hận và bất mãn, xử sự chơn chánh, có tự lắng dịu, có chấm dứt giới tội, có nói: “Tôi phải làm gì để chúng Tăng hoan hỷ?” Tốt lành thay, nếu chư Tôn giả, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo này, hãy giải tội này một cách mau chóng”. Như vậy, này Bhaddali, các Tỷ-kheo, sau khi điều tra nhiều lần Tỷ-kheo ấy, giải tội ấy một cách mau chóng.

Ở đây, này Bhaddali, có Tỷ-kheo còn sống (trong Tăng chúng) với một ít lòng tin, với một ít lòng thương. Ở đây, này Bhaddali, các Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Chư Hiền, Tỷ-kheo này còn sống (trong Tăng chúng) với một ít lòng tin, với một ít lòng thương. Nếu chúng ta thường hay kết tội Tỷ-kheo này, thời chút ít lòng tin, chút ít lòng thương của vị ấy sẽ đi đến đoạn diệt. Vậy chúng ta hãy đừng để cho chút ít lòng tin, chút ít lòng thương của vị ấy đoạn diệt”. Ví như, này Bhaddali, một người chỉ có một mắt, các thân hữu bà con huyết thống bảo vệ con mắt còn lại ấy và suy nghĩ như sau: “Chớ để cho con mắt còn lại này bị đoạn diệt”. Cũng vậy, này Bhaddali, ở đây Tỷ-kheo còn sống (trong Tăng chúng) với một ít lòng tin, với một ít lòng thương. Ở đây, này Bhaddali, các Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Chư Hiền, Tỷ-kheo này còn sống (trong Tăng chúng) với một ít lòng tin, với một ít lòng thương. Nếu chúng ta thường hay kết tội Tỷ-kheo này, thời chút ít lòng tin, chút ít lòng thương của vị ấy sẽ đi đến đoạn diệt. Vậy chúng ta hãy đừng để cho chút ít lòng tin, chút ít lòng thương của vị ấy bị đoạn diệt”.

Này Bhaddali, do nhân này, do duyên này, ở đây (chúng Tăng) luôn luôn kết tội Tỷ-kheo. Do nhân này, do duyên này, ở đây, (chúng Tăng) không luôn luôn kết tội vị Tỷ-kheo.

— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, lúc xưa các học giới tuy ít hơn, nhưng các Tỷ-kheo đã ngộ nhập chánh trí nhiều hơn. Bạch Thế Tôn, lại do nhân gì, do duyên gì, ngày nay các học giới nhiều hơn, nhưng các Tỷ-kheo ngộ nhập chánh trí ít hơn?

— Này Bhaddali, khi các loài hữu tình bị thối thất, khi diệu pháp bị diệt mất, thời các học giới có nhiều hơn và các vị Tỷ-kheo ngộ nhập chánh trí ít hơn. Này Bhaddali, khi nào một số hữu lậu pháp (Asavatthaniya dhamma) chưa hiện khởi trong Tăng chúng, khi ấy bậc Ðạo Sư vẫn không chế định một học giới cho các đệ tử. Và này Bhaddali, ở đây, chỉ khi nào một số hữu lậu pháp hiện khởi trong Tăng chúng, chỉ khi ấy bậc Ðạo Sư mới chế định học giới cho các đệ tử để đối trị lại các pháp hữu lậu ấy. Này Bhaddali, ở đây, khi nào Tăng chúng chưa lớn mạnh, khi ấy một số hữu lậu pháp chưa hiện khởi trong Tăng chúng. Và này Bhaddali, chỉ khi nào Tăng chúng đã được lớn mạnh, thời ở đây một số hữu lậu pháp hiện khởi trong Tăng chúng, khi ấy bậc Ðạo Sư mới chế định học giới cho các đệ tử để đối trị lại các pháp hữu lậu ấy. Này Bhaddali, ở đây, khi nào Tăng chúng chưa đạt được quyền lợi tối thượng… chưa đạt được danh xưng tối thượng… chưa đạt được đa văn… chưa đạt được địa vị kỳ cựu, khi ấy một số hữu lậu pháp chưa hiện khởi trong Tăng chúng. Và này Bhaddali, ở đây, chỉ khi nào Tăng chúng đã đạt được địa vị kỳ cựu, thời ở đây một số hữu lậu pháp hiện khởi trong Tăng chúng, khi ấy bậc Ðạo Sư mới chế định học giới cho các đệ tử để đối trị lại các pháp hữu lậu ấy.

Này Bhaddali, các Ông còn số ít, khi Ta giảng cho các Ông pháp môn ví dụ lương chủng mã. Này Bhaddali, Ông có nhớ không?

— Bạch Thế Tôn, không.

— Ở đây, này Bhaddali, do nhân gì, Ông xem sự việc xảy ra như vậy?

— Bạch Thế Tôn, vì con trong một thời gian dài, đã không thực hành trọn vẹn học giới trong giáo pháp bậc Ðạo Sư.

— Này Bhaddali, không phải chỉ có nhân như vậy, chỉ có duyên như vậy. Vì rằng, trong một thời gian khá dài, này Bhaddali, Ta biết tâm Ông với tâm của Ta (Ta biết rằng): Khi Ta thuyết pháp, kẻ ngu si này không có để tâm, không có tác ý, không dùng nhứt thiết tâm để tư niệm, không có nghe pháp với (hai) tai sẵn sàng. Và này Bhaddali, Ta sẽ giảng cho Ông pháp môn ví dụ lương chủng mã. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Bhaddali, vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

— Này Bhaddali, ví như một người điều mã sư thiện xảo, có nhận được một con lương mã hiền thiện, trước hết phải huấn luyện con ngựa ấy cho quen với dây cương. Trong khi huấn luyện nó cho quen với dây cương, nếu nó có vùng vẫy, nhảy chồm, nhảy ngược, chống cự, vì chưa quen sự huấn luyện trước kia chưa làm. Con ngựa ấy do sự huấn luyện thường xuyên, do sự huấn luyện tiếp tục, được thuần thục về phương diện ấy.

Này Bhaddali, khi con lương mã hiền thiện do huấn luyện thường xuyên, do sự huấn luyện tiếp tục, đã được thuần thục về phương diện ấy, thời người điều mã sư lại huấn luyện thêm con ngựa ấy cho quen với yên ngựa. Trong khi huấn luyện nó cho quen với yên ngựa, nếu nó có vùng vẫy, nhảy chồm, nhảy ngược, chống cự vì chưa quen sự huấn luyện trước đây chưa làm. Con ngựa ấy do sự huấn luyện thường xuyên, do sự huấn luyện tiếp tục, được thuần thục về phương diện ấy.

Này Bhaddali, khi con lương mã hiền thiện do huấn luyện thường xuyên, do huấn luyện tiếp tục, đã được thuần thục về phương diện ấy, thời người điều mã sư lại huấn luyện thêm con ngựa ấy cho quen với sự diễn hành, đi vòng quanh, đi đầu móng chân, chạy phi, hí, các trò chơi vương giả, vương lực, tối thượng tốc lực, tối thượng nhanh nhẹn, tối thượng thiện hành. Trong khi huấn luyện cho nó quen với tối thượng tốc lực, tối thượng nhanh nhẹn, tối thượng thiện hành, nếu nó có vùng vẫy, nhảy chồm, nhảy ngược, chống cự vì chưa quen sự huấn luyện trước đây chưa làm. Con ngựa ấy do sự huấn luyện thường xuyên, do sự huấn luyện tiếp tục, được thuần thục về phương diện ấy.

Này Bhaddali, khi con lương mã hiền thiện, do huấn luyện thường xuyên, do huấn luyện tiếp tục, đã được thuần phục về phương diện ấy, thời người điều mã sư lại giúp thêm con ngựa ấy về phần sắc đẹp và trang sức. Này Bhaddali, con lương mã, hiền thiện được thành tựu mười đặc tánh này trở thành xứng đáng cho bậc vua chúa, trở thành báu vật của vua, được liệt vào một ấn tướng của vua.

Cũng vậy, này Bhaddali, một Tỷ-kheo thành tựu được mười pháp trở thành đáng được kính trọng, đáng được tôn kính, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là mười? Ở đây, này Bhaddali, Tỷ-kheo thành tựu vô học chánh tri kiến, thành tựu vô học chánh tư duy, thành tựu vô học chánh ngữ, thành tựu vô học chánh nghiệp, thành tựu vô học chánh mạng, thành tựu vô học chánh tinh tấn, thành tựu vô học chánh niệm, thành tựu vô học chánh định, thành tựu vô học chánh trí, thành tựu vô học chánh giải thoát. Này Bhaddali, Tỷ-kheo thành tựu mười pháp này trở thành đáng được kính trọng, đáng được tôn kính, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Bhaddali hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Bhaddāli Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Ahaṁ kho, bhikkhave, ekāsanabhojanaṁ bhuñjāmi; ekāsanabhojanaṁ kho, ahaṁ, bhikkhave, bhuñjamāno appābādhatañca sañjānāmi appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañca. Etha, tumhepi, bhikkhave, ekāsanabhojanaṁ bhuñjatha; ekāsanabhojanaṁ kho, bhikkhave, tumhepi bhuñjamānā appābādhatañca sañjānissatha appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañcā”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā bhaddāli bhagavantaṁ etadavoca: “ahaṁ kho, bhante, na ussahāmi ekāsanabhojanaṁ bhuñjituṁ; ekāsanabhojanañhi me, bhante, bhuñjato siyā kukkuccaṁ, siyā vippaṭisāro”ti.

“Tena hi tvaṁ, bhaddāli, yattha nimantito assasi tattha ekadesaṁ bhuñjitvā ekadesaṁ nīharitvāpi bhuñjeyyāsi. Evampi kho tvaṁ, bhaddāli, bhuñjamāno ekāsano yāpessasī”ti. Variant: bhuñjamāno ekāsano yāpessasī”ti → bhuñjamāno yāpessasīti (bj, sya-all, km, pts1ed)

“Evampi kho ahaṁ, bhante, na ussahāmi bhuñjituṁ; evampi hi me, bhante, bhuñjato siyā kukkuccaṁ, siyā vippaṭisāro”ti. Atha kho āyasmā bhaddāli bhagavatā sikkhāpade paññāpiyamāne bhikkhusaṅghe sikkhaṁ samādiyamāne anussāhaṁ pavedesi. Atha kho āyasmā bhaddāli sabbaṁ taṁ temāsaṁ na bhagavato sammukhībhāvaṁ adāsi, yathā taṁ satthusāsane sikkhāya aparipūrakārī.

Tena kho pana samayena sambahulā bhikkhū bhagavato cīvarakammaṁ karonti—niṭṭhitacīvaro bhagavā temāsaccayena cārikaṁ pakkamissatīti.

Atha kho āyasmā bhaddāli yena te bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā tehi bhikkhūhi saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho āyasmantaṁ bhaddāliṁ te bhikkhū etadavocuṁ: “idaṁ kho, āvuso bhaddāli, bhagavato cīvarakammaṁ karīyati. Variant: karīyati → karaṇīyaṁ (mr) Niṭṭhitacīvaro bhagavā temāsaccayena cārikaṁ pakkamissati. Iṅghāvuso bhaddāli, etaṁ dosakaṁ sādhukaṁ manasi karohi, mā te pacchā dukkarataraṁ ahosī”ti.

“Evamāvuso”ti kho āyasmā bhaddāli tesaṁ bhikkhūnaṁ paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā bhaddāli bhagavantaṁ etadavoca: “accayo maṁ, bhante, accagamā yathābālaṁ yathāmūḷhaṁ yathāakusalaṁ, yohaṁ bhagavatā sikkhāpade paññāpiyamāne bhikkhusaṅghe sikkhaṁ samādiyamāne anussāhaṁ pavedesiṁ. Tassa me, bhante, bhagavā accayaṁ accayato paṭiggaṇhātu āyatiṁ saṁvarāyā”ti.

“Taggha tvaṁ, bhaddāli, accayo accagamā yathābālaṁ yathāmūḷhaṁ yathāakusalaṁ, yaṁ tvaṁ mayā sikkhāpade paññāpiyamāne bhikkhusaṅghe sikkhaṁ samādiyamāne anussāhaṁ pavedesi.

Samayopi kho te, bhaddāli, appaṭividdho ahosi: ‘bhagavā kho sāvatthiyaṁ viharati, bhagavāpi maṁ jānissati—bhaddāli nāma bhikkhu satthusāsane sikkhāya aparipūrakārī’ti. Ayampi kho te, bhaddāli, samayo appaṭividdho ahosi.

Samayopi kho te, bhaddāli, appaṭividdho ahosi: ‘sambahulā kho bhikkhū sāvatthiyaṁ vassaṁ upagatā, tepi maṁ jānissanti—bhaddāli nāma bhikkhu satthusāsane sikkhāya aparipūrakārī’ti. Ayampi kho te, bhaddāli, samayo appaṭividdho ahosi. Samayopi kho te, bhaddāli, appaṭividdho ahosi: ‘sambahulā kho bhikkhuniyo sāvatthiyaṁ vassaṁ upagatā, tāpi maṁ jānissanti—bhaddāli nāma bhikkhu satthusāsane sikkhāya aparipūrakārī’ti. Ayampi kho te, bhaddāli, samayo appaṭividdho ahosi. Samayopi kho te, bhaddāli, appaṭividdho ahosi: ‘sambahulā kho upāsakā sāvatthiyaṁ paṭivasanti, tepi maṁ jānissanti—bhaddāli nāma bhikkhu satthusāsane sikkhāya aparipūrakārī’ti. Ayampi kho te, bhaddāli, samayo appaṭividdho ahosi. Samayopi kho te, bhaddāli, appaṭividdho ahosi: ‘sambahulā kho upāsikā sāvatthiyaṁ paṭivasanti, tāpi maṁ jānissanti—bhaddāli nāma bhikkhu satthusāsane sikkhāya aparipūrakārī’ti. Ayampi kho te, bhaddāli, samayo appaṭividdho ahosi.

Samayopi kho te, bhaddāli, appaṭividdho ahosi: ‘sambahulā kho nānātitthiyā samaṇabrāhmaṇā sāvatthiyaṁ vassaṁ upagatā, tepi maṁ jānissanti—bhaddāli nāma bhikkhu samaṇassa gotamassa sāvako theraññataro bhikkhu sāsane sikkhāya aparipūrakārī’ti. Ayampi kho te, bhaddāli, samayo appaṭividdho ahosī”ti.

“Accayo maṁ, bhante, accagamā yathābālaṁ yathāmūḷhaṁ yathāakusalaṁ, yohaṁ bhagavatā sikkhāpade paññāpiyamāne bhikkhusaṅghe sikkhaṁ samādiyamāne anussāhaṁ pavedesiṁ. Tassa me, bhante, bhagavā accayaṁ accayato paṭiggaṇhātu āyatiṁ saṁvarāyā”ti.

“Taggha tvaṁ, bhaddāli, accayo accagamā yathābālaṁ yathāmūḷhaṁ yathāakusalaṁ, yaṁ tvaṁ mayā sikkhāpade paññāpiyamāne bhikkhusaṅghe sikkhaṁ samādiyamāne anussāhaṁ pavedesi.

Taṁ kiṁ maññasi, bhaddāli, idhassa bhikkhu ubhatobhāgavimutto, tamahaṁ evaṁ vadeyyaṁ: ‘ehi me tvaṁ, bhikkhu, paṅke saṅkamo hohī’ti, api nu kho so saṅkameyya vā aññena vā kāyaṁ sannāmeyya, ‘no’ti vā vadeyyā”ti?

“No hetaṁ, bhante”.

“Taṁ kiṁ maññasi, bhaddāli, idhassa bhikkhu paññāvimutto … kāyasakkhi … diṭṭhippatto … saddhāvimutto … dhammānusārī … saddhānusārī, tamahaṁ evaṁ vadeyyaṁ: ‘ehi me tvaṁ, bhikkhu, paṅke saṅkamo hohī’ti, api nu kho so saṅkameyya vā aññena vā kāyaṁ sannāmeyya, ‘no’ti vā vadeyyā”ti?

“No hetaṁ, bhante”.

“Taṁ kiṁ maññasi, bhaddāli, api nu tvaṁ, bhaddāli, tasmiṁ samaye ubhatobhāgavimutto vā hosi paññāvimutto vā kāyasakkhi vā diṭṭhippatto vā saddhāvimutto vā dhammānusārī vā saddhānusārī vā”ti?

“No hetaṁ, bhante”.

“Nanu tvaṁ, bhaddāli, tasmiṁ samaye ritto tuccho aparaddho”ti?

“Evaṁ, bhante.

Accayo maṁ, bhante, accagamā yathābālaṁ yathāmūḷhaṁ yathāakusalaṁ, yohaṁ bhagavatā sikkhāpade paññāpiyamāne bhikkhusaṅghe sikkhaṁ samādiyamāne anussāhaṁ pavedesiṁ. Tassa me, bhante, bhagavā accayaṁ accayato paṭiggaṇhātu āyatiṁ saṁvarāyā”ti.

“Taggha tvaṁ, bhaddāli, accayo accagamā yathābālaṁ yathāmūḷhaṁ yathāakusalaṁ, yaṁ tvaṁ mayā sikkhāpade paññāpiyamāne bhikkhusaṅghe sikkhaṁ samādiyamāne anussāhaṁ pavedesi. Yato ca kho tvaṁ, bhaddāli, accayaṁ accayato disvā yathādhammaṁ paṭikarosi, taṁ te mayaṁ paṭiggaṇhāma. Vuddhihesā, bhaddāli, ariyassa vinaye yo accayaṁ accayato disvā yathādhammaṁ paṭikaroti, āyatiṁ saṁvaraṁ āpajjati.

Idha, bhaddāli, ekacco bhikkhu satthusāsane sikkhāya aparipūrakārī hoti. Tassa evaṁ hoti: ‘yannūnāhaṁ vivittaṁ senāsanaṁ bhajeyyaṁ araññaṁ rukkhamūlaṁ pabbataṁ kandaraṁ giriguhaṁ susānaṁ vanapatthaṁ abbhokāsaṁ palālapuñjaṁ. Appeva nāmāhaṁ uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṁ sacchikareyyan’ti. Variant: uttari → uttariṁ (sya-all, km, pts1ed) So vivittaṁ senāsanaṁ bhajati araññaṁ rukkhamūlaṁ pabbataṁ kandaraṁ giriguhaṁ susānaṁ vanapatthaṁ abbhokāsaṁ palālapuñjaṁ. Tassa tathāvūpakaṭṭhassa viharato satthāpi upavadati, anuviccapi viññū sabrahmacārī upavadanti, devatāpi upavadanti, attāpi attānaṁ upavadati. So satthārāpi upavadito, anuviccapi viññūhi sabrahmacārīhi upavadito, devatāhipi upavadito, attanāpi attānaṁ upavadito na uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṁ sacchikaroti. Taṁ kissa hetu? Evañhi taṁ, bhaddāli, hoti yathā taṁ satthusāsane sikkhāya aparipūrakārissa.

Idha pana, bhaddāli, ekacco bhikkhu satthusāsane sikkhāya paripūrakārī hoti. Tassa evaṁ hoti: ‘yannūnāhaṁ vivittaṁ senāsanaṁ bhajeyyaṁ araññaṁ rukkhamūlaṁ pabbataṁ kandaraṁ giriguhaṁ susānaṁ vanapatthaṁ abbhokāsaṁ palālapuñjaṁ. Appeva nāmāhaṁ uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṁ sacchikareyyan’ti. So vivittaṁ senāsanaṁ bhajati araññaṁ rukkhamūlaṁ pabbataṁ kandaraṁ giriguhaṁ susānaṁ vanapatthaṁ abbhokāsaṁ palālapuñjaṁ. Tassa tathāvūpakaṭṭhassa viharato satthāpi na upavadati, anuviccapi viññū sabrahmacārī na upavadanti, devatāpi na upavadanti, attāpi attānaṁ na upavadati. So satthārāpi anupavadito, anuviccapi viññūhi sabrahmacārīhi anupavadito, devatāhipi anupavadito, attanāpi attānaṁ anupavadito uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṁ sacchikaroti.

So vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Taṁ kissa hetu? Evañhi taṁ, bhaddāli, hoti yathā taṁ satthusāsane sikkhāya paripūrakārissa.

Puna caparaṁ, bhaddāli, bhikkhu vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Taṁ kissa hetu? Evañhi taṁ, bhaddāli, hoti yathā taṁ satthusāsane sikkhāya paripūrakārissa.

Puna caparaṁ, bhaddāli, bhikkhu pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati, sato ca sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṁvedeti, yaṁ taṁ ariyā ācikkhanti: ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Taṁ kissa hetu? Evañhi taṁ, bhaddāli, hoti yathā taṁ satthusāsane sikkhāya paripūrakārissa.

Puna caparaṁ, bhaddāli, bhikkhu sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṁ atthaṅgamā adukkhamasukhaṁ upekkhāsatipārisuddhiṁ catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Taṁ kissa hetu? Evañhi taṁ, bhaddāli, hoti yathā taṁ satthusāsane sikkhāya paripūrakārissa.

So evaṁ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte pubbenivāsānussatiñāṇāya cittaṁ abhininnāmeti. So anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati, seyyathidaṁ—ekampi jātiṁ dvepi jātiyo …pe… iti sākāraṁ sauddesaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati. Taṁ kissa hetu? Evañhi taṁ, bhaddāli, hoti yathā taṁ satthusāsane sikkhāya paripūrakārissa.

So evaṁ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte sattānaṁ cutūpapātañāṇāya cittaṁ abhininnāmeti. So dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajānāti: ‘ime vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā …pe… vinipātaṁ nirayaṁ upapannā; ime vā pana bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā …pe… sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannā’ti iti dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena …pe… yathākammūpage satte pajānāti. Taṁ kissa hetu? Evañhi taṁ, bhaddāli, hoti yathā taṁ satthusāsane sikkhāya paripūrakārissa.

So evaṁ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte āsavānaṁ khayañāṇāya cittaṁ abhininnāmeti. So ‘idaṁ dukkhan’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ dukkhasamudayo’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ dukkhanirodho’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṁ pajānāti; ‘ime āsavā’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ āsavasamudayo’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ āsavanirodho’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ āsavanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṁ pajānāti.

Tassa evaṁ jānato evaṁ passato kāmāsavāpi cittaṁ vimuccati, bhavāsavāpi cittaṁ vimuccati, avijjāsavāpi cittaṁ vimuccati. Vimuttasmiṁ vimuttamiti ñāṇaṁ hoti.

‘Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā’ti pajānāti. Taṁ kissa hetu? Evañhi taṁ, bhaddāli, hoti yathā taṁ satthusāsane sikkhāya paripūrakārissā”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā bhaddāli bhagavantaṁ etadavoca: “ko nu kho, bhante, hetu, ko paccayo yena midhekaccaṁ bhikkhuṁ pasayha pasayha kāraṇaṁ karonti? Variant: pasayha pasayha → pavayha pavayha (bj, sya-all, km, pts1ed) Ko pana, bhante, hetu, ko paccayo yena midhekaccaṁ bhikkhuṁ no tathā pasayha pasayha kāraṇaṁ karontī”ti?

“Idha, bhaddāli, ekacco bhikkhu abhiṇhāpattiko hoti āpattibahulo. So bhikkhūhi vuccamāno aññenaññaṁ paṭicarati, bahiddhā kathaṁ apanāmeti, kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti, na sammā vattati, na lomaṁ pāteti, na netthāraṁ vattati, ‘yena saṅgho attamano hoti taṁ karomī’ti nāha. Tatra, bhaddāli, bhikkhūnaṁ evaṁ hoti: ‘ayaṁ kho, āvuso, bhikkhu abhiṇhāpattiko āpattibahulo. So bhikkhūhi vuccamāno aññenaññaṁ paṭicarati, bahiddhā kathaṁ apanāmeti, kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti, na sammā vattati, na lomaṁ pāteti, na netthāraṁ vattati, “yena saṅgho attamano hoti taṁ karomī”ti nāha. Sādhu vatāyasmanto imassa bhikkhuno tathā tathā upaparikkhatha yathāssidaṁ adhikaraṇaṁ na khippameva vūpasameyyā’ti. Variant: yathāssidaṁ → yathayidaṁ (sya-all, km, mr) Tassa kho evaṁ, bhaddāli, bhikkhuno bhikkhū tathā tathā upaparikkhanti yathāssidaṁ adhikaraṇaṁ na khippameva vūpasammati.

Idha pana, bhaddāli, ekacco bhikkhu abhiṇhāpattiko hoti āpattibahulo. So bhikkhūhi vuccamāno nāññenaññaṁ paṭicarati, bahiddhā kathaṁ na apanāmeti, na kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti, sammā vattati, lomaṁ pāteti, netthāraṁ vattati, ‘yena saṅgho attamano hoti taṁ karomī’ti āha. Tatra, bhaddāli, bhikkhūnaṁ evaṁ hoti: ‘ayaṁ kho, āvuso, bhikkhu abhiṇhāpattiko āpattibahulo. So bhikkhūhi vuccamāno nāññenaññaṁ paṭicarati, bahiddhā kathaṁ na apanāmeti, na kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti, sammā vattati, lomaṁ pāteti, netthāraṁ vattati, “yena saṅgho attamano hoti taṁ karomī”ti āha. Sādhu vatāyasmanto, imassa bhikkhuno tathā tathā upaparikkhatha yathāssidaṁ adhikaraṇaṁ khippameva vūpasameyyā’ti. Tassa kho evaṁ, bhaddāli, bhikkhuno bhikkhū tathā tathā upaparikkhanti yathāssidaṁ adhikaraṇaṁ khippameva vūpasammati.

Idha, bhaddāli, ekacco bhikkhu adhiccāpattiko hoti anāpattibahulo. So bhikkhūhi vuccamāno aññenaññaṁ paṭicarati, bahiddhā kathaṁ apanāmeti, kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti, na sammā vattati, na lomaṁ pāteti, na netthāraṁ vattati, ‘yena saṅgho attamano hoti taṁ karomī’ti nāha. Tatra, bhaddāli, bhikkhūnaṁ evaṁ hoti: ‘ayaṁ kho, āvuso, bhikkhu adhiccāpattiko anāpattibahulo. So bhikkhūhi vuccamāno aññenaññaṁ paṭicarati, bahiddhā kathaṁ apanāmeti, kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti, na sammā vattati, na lomaṁ pāteti, na netthāraṁ vattati, “yena saṅgho attamano hoti taṁ karomī”ti nāha. Sādhu vatāyasmanto, imassa bhikkhuno tathā tathā upaparikkhatha yathāssidaṁ adhikaraṇaṁ na khippameva vūpasameyyā’ti. Tassa kho evaṁ, bhaddāli, bhikkhuno bhikkhū tathā tathā upaparikkhanti yathāssidaṁ adhikaraṇaṁ na khippameva vūpasammati.

Idha pana, bhaddāli, ekacco bhikkhu adhiccāpattiko hoti anāpattibahulo. So bhikkhūhi vuccamāno nāññenaññaṁ paṭicarati, na bahiddhā kathaṁ apanāmeti, na kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti, sammā vattati, lomaṁ pāteti, netthāraṁ vattati, ‘yena saṅgho attamano hoti taṁ karomī’ti āha. Tatra, bhaddāli, bhikkhūnaṁ evaṁ hoti: ‘ayaṁ kho, āvuso, bhikkhu adhiccāpattiko anāpattibahulo. So bhikkhūhi vuccamāno nāññenaññaṁ paṭicarati, na bahiddhā kathaṁ apanāmeti, na kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti, sammā vattati, lomaṁ pāteti, netthāraṁ vattati, “yena saṅgho attamano hoti taṁ karomī”ti āha. Sādhu vatāyasmanto, imassa bhikkhuno tathā tathā upaparikkhatha yathāssidaṁ adhikaraṇaṁ khippameva vūpasameyyā’ti. Tassa kho evaṁ, bhaddāli, bhikkhuno bhikkhū tathā tathā upaparikkhanti yathāssidaṁ adhikaraṇaṁ khippameva vūpasammati.

Idha, bhaddāli, ekacco bhikkhu saddhāmattakena vahati pemamattakena. Tatra, bhaddāli, bhikkhūnaṁ evaṁ hoti: ‘ayaṁ kho, āvuso, bhikkhu saddhāmattakena vahati pemamattakena. Sace mayaṁ imaṁ bhikkhuṁ pasayha pasayha kāraṇaṁ karissāma—mā yampissa taṁ saddhāmattakaṁ pemamattakaṁ tamhāpi parihāyī’ti.

Seyyathāpi, bhaddāli, purisassa ekaṁ cakkhuṁ, tassa mittāmaccā ñātisālohitā taṁ ekaṁ cakkhuṁ rakkheyyuṁ: ‘mā yampissa taṁ ekaṁ cakkhuṁ tamhāpi parihāyī’ti; evameva kho, bhaddāli, idhekacco bhikkhu saddhāmattakena vahati pemamattakena. Tatra, bhaddāli, bhikkhūnaṁ evaṁ hoti: ‘ayaṁ kho, āvuso, bhikkhu saddhāmattakena vahati pemamattakena. Sace mayaṁ imaṁ bhikkhuṁ pasayha pasayha kāraṇaṁ karissāma—mā yampissa taṁ saddhāmattakaṁ pemamattakaṁ tamhāpi parihāyī’ti. Ayaṁ kho, bhaddāli, hetu ayaṁ paccayo yena midhekaccaṁ bhikkhuṁ pasayha pasayha kāraṇaṁ karonti. Ayaṁ pana, bhaddāli, hetu ayaṁ paccayo, yena midhekaccaṁ bhikkhuṁ no tathā pasayha pasayha kāraṇaṁ karontī”ti.

“Ko nu kho, bhante, hetu, ko paccayo yena pubbe appatarāni ceva sikkhāpadāni ahesuṁ bahutarā ca bhikkhū aññāya saṇṭhahiṁsu? Ko pana, bhante, hetu, ko paccayo yena etarahi bahutarāni ceva sikkhāpadāni honti appatarā ca bhikkhū aññāya saṇṭhahantī”ti?

“Evametaṁ, bhaddāli, hoti sattesu hāyamānesu, saddhamme antaradhāyamāne, bahutarāni ceva sikkhāpadāni honti appatarā ca bhikkhū aññāya saṇṭhahantīti. Na tāva, bhaddāli, satthā sāvakānaṁ sikkhāpadaṁ paññāpeti yāva na idhekacce āsavaṭṭhānīyā dhammā saṅghe pātubhavanti. Yato ca kho, bhaddāli, idhekacce āsavaṭṭhānīyā dhammā saṅghe pātubhavanti, atha satthā sāvakānaṁ sikkhāpadaṁ paññāpeti tesaṁyeva āsavaṭṭhānīyānaṁ dhammānaṁ paṭighātāya.

Na tāva, bhaddāli, idhekacce āsavaṭṭhānīyā dhammā saṅghe pātubhavanti yāva na saṅgho mahattaṁ patto hoti. Yato ca kho, bhaddāli, saṅgho mahattaṁ patto hoti, atha idhekacce āsavaṭṭhānīyā dhammā saṅghe pātubhavanti. Atha satthā sāvakānaṁ sikkhāpadaṁ paññāpeti tesaṁyeva āsavaṭṭhānīyānaṁ dhammānaṁ paṭighātāya. Na tāva, bhaddāli, idhekacce āsavaṭṭhānīyā dhammā saṅghe pātubhavanti yāva na saṅgho lābhaggaṁ patto hoti, yasaggaṁ patto hoti, bāhusaccaṁ patto hoti, rattaññutaṁ patto hoti. Yato ca kho, bhaddāli, saṅgho rattaññutaṁ patto hoti, atha idhekacce āsavaṭṭhānīyā dhammā saṅghe pātubhavanti, atha satthā sāvakānaṁ sikkhāpadaṁ paññāpeti tesaṁyeva āsavaṭṭhānīyānaṁ dhammānaṁ paṭighātāya.

Appakā kho tumhe, bhaddāli, tena samayena ahuvattha yadā vo ahaṁ ājānīyasusūpamaṁ dhammapariyāyaṁ desesiṁ. Taṁ sarasi bhaddālī”ti? Variant: sarasi → sarasi tvaṁ (bj, sya1ed, sya2ed, pts1ed); sarasi taṁ (?)

“No hetaṁ, bhante”.

“Tatra, bhaddāli, kaṁ hetuṁ paccesī”ti?

“So hi nūnāhaṁ, bhante, dīgharattaṁ satthusāsane sikkhāya aparipūrakārī ahosin”ti.

“Na kho, bhaddāli, eseva hetu, esa paccayo. Api ca me tvaṁ, bhaddāli, dīgharattaṁ cetasā cetoparicca vidito: ‘na cāyaṁ moghapuriso mayā dhamme desiyamāne aṭṭhiṁ katvā manasi katvā sabbacetaso samannāharitvā ohitasoto dhammaṁ suṇātī’ti. Variant: sabbacetaso → sabbaṁ cetaso (mr) Api ca te ahaṁ, bhaddāli, ājānīyasusūpamaṁ dhammapariyāyaṁ desessāmi. Taṁ suṇāhi, sādhukaṁ manasi karohi; bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho āyasmā bhaddāli bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca:

“Seyyathāpi, bhaddāli, dakkho assadamako bhadraṁ assājānīyaṁ labhitvā paṭhameneva mukhādhāne kāraṇaṁ kāreti. Tassa mukhādhāne kāraṇaṁ kāriyamānassa hontiyeva visūkāyitāni visevitāni vipphanditāni kānici kānici, yathā taṁ akāritapubbaṁ kāraṇaṁ kāriyamānassa. So abhiṇhakāraṇā anupubbakāraṇā tasmiṁ ṭhāne parinibbāyati.

Yato kho, bhaddāli, bhadro assājānīyo abhiṇhakāraṇā anupubbakāraṇā tasmiṁ ṭhāne parinibbuto hoti, tamenaṁ assadamako uttari kāraṇaṁ kāreti yugādhāne. Tassa yugādhāne kāraṇaṁ kāriyamānassa hontiyeva visūkāyitāni visevitāni vipphanditāni kānici kānici, yathā taṁ akāritapubbaṁ kāraṇaṁ kāriyamānassa. So abhiṇhakāraṇā anupubbakāraṇā tasmiṁ ṭhāne parinibbāyati.

Yato kho, bhaddāli, bhadro assājānīyo abhiṇhakāraṇā anupubbakāraṇā tasmiṁ ṭhāne parinibbuto hoti, tamenaṁ assadamako uttari kāraṇaṁ kāreti anukkame maṇḍale khurakāse dhāve davatte rājaguṇe rājavaṁse uttame jave uttame haye uttame sākhalye. Variant: davatte → ravatthe (si, cck, sya1ed, km, pts1ed); varatthe (sya2ed) | khurakāse → khurakāye (si, pts1ed) Tassa uttame jave uttame haye uttame sākhalye kāraṇaṁ kāriyamānassa hontiyeva visūkāyitāni visevitāni vipphanditāni kānici kānici, yathā taṁ akāritapubbaṁ kāraṇaṁ kāriyamānassa. So abhiṇhakāraṇā anupubbakāraṇā tasmiṁ ṭhāne parinibbāyati.

Yato kho, bhaddāli, bhadro assājānīyo abhiṇhakāraṇā anupubbakāraṇā tasmiṁ ṭhāne parinibbuto hoti, tamenaṁ assadamako uttari vaṇṇiyañca pāṇiyañca anuppavecchati. Variant: pāṇiyañca → valiyañca (bj, pts1ed); baliyaṁ ca (sya-all, km) Imehi kho, bhaddāli, dasahaṅgehi samannāgato bhadro assājānīyo rājāraho hoti rājabhoggo rañño aṅganteva saṅkhyaṁ gacchati.

Evameva kho, bhaddāli, dasahi dhammehi samannāgato bhikkhu āhuneyyo hoti pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo anuttaraṁ puññakkhettaṁ lokassa. Katamehi dasahi? Idha, bhaddāli, bhikkhu asekhāya sammādiṭṭhiyā samannāgato hoti, asekhena sammāsaṅkappena samannāgato hoti, asekhāya sammāvācāya samannāgato hoti, asekhena sammākammantena samannāgato hoti, asekhena sammāājīvena samannāgato hoti, asekhena sammāvāyāmena samannāgato hoti, asekhāya sammāsatiyā samannāgato hoti, asekhena sammāsamādhinā samannāgato hoti, asekhena sammāñāṇena samannāgato hoti, asekhāya sammāvimuttiyā samannāgato hoti—imehi kho, bhaddāli, dasahi dhammehi samannāgato bhikkhu āhuneyyo hoti pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo anuttaraṁ puññakkhettaṁ lokassā”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā bhaddāli bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Bhaddālisuttaṁ niṭṭhitaṁ pañcamaṁ.

Bhaddāli Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC