Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Esukārī Sutta – Phasukārī Sutta

96

.

Kinh Esukārī

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá Vệ), rừng Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi Bà-la-môn Esukari đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, và sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên, ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Esukari bạch Thế Tôn:

— Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương bốn loại phụng sự: chủ trương phụng sự cho Bà-la-môn, chủ trương phụng sự cho Sát-đế-lỵ (Khattiya), chủ trương phụng sự cho Phệ-xá (Vessa: người buôn bán), chủ trương phụng sự cho Thủ-đà (Sudda: lao công). Ở đây, thưa Tổn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương phụng sự cho Bà-la-môn như sau: Bà-la-môn phụng sự cho Bà-la-môn; hay Khattiya phụng sự cho Bà-la-môn; hay Vessa phụng sự cho Bà-la-môn, hay Sudda phụng sự cho Bà-la-môn. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương phụng sự cho Bà-la-môn. Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương phụng sự cho Khattiya như sau: Khattiya phụng sự cho Khattiya; hay Vessa phụng sự cho Khattiya; hay Sudda phụng sự cho Khattiya. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương phụng sự cho Khattiya. Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương phụng sự cho Vessa như sau: Vessa phụng sự cho Vessa; hay Sudda phụng sự cho Vessa. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương phụng sự cho Vessa. Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương phụng sự cho Sudda như sau: Sudda phụng sự cho Sudda. Vì rằng không còn ai khác có thể phụng sự cho Sudda. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương phụng sự cho Sudda. Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương bốn loại phụng sự này. Ở đây, Tôn giả Gotama có nói gì về vấn đề này?

— Nhưng này các Bà-la-môn, có phải tất cả mọi người ở đời đồng ý với các Bà-la-môn khi họ chủ trương bốn loại phụng sự này?

— Không có vậy, thưa Tôn giả Gotama.

— Này Bà-la-môn, ví như một người nghèo nàn, không có sở hữu, khốn khổ, dầu cho người đó không muốn, vẫn bị bắt nuốt miếng thịt: “Này người kia, Ông phải ăn miếng thịt này và Ông phải trả một số tiền”. Cũng vậy, này Bà-la-môn, dầu không được các Sa-môn, Bà-la-môn ấy chấp nhận, các Bà-la-môn chủ trương bốn loại phụng sự này.

Này Bà-la-môn, Ta không nói rằng, tất cả cần phải phụng sự. Nhưng này Bà-la-môn, Ta cũng không nói rằng, tất cả không cần phải phụng sự. Vì rằng, này Bà-la-môn, nếu có ai trong khi phụng sự, trở thành xấu hơn, không trở thành tốt hơn, Ta không nói rằng, người đó cần phải phụng sự. Nhưng này Bà-la-môn , nếu có ai trong khi phụng sự, trở thành tốt hơn, không trở thành xấu hơn. Ta nói rằng, người đó cần phải phụng sự.

Và nếu này Bà-la-môn, có người hỏi vị Khattiya như sau: “Người phụng sự cho Ông, do nguyên nhân phụng sự này trở thành xấu hơn, không trở thành tốt hơn; hay người phụng sự cho Ông, do nguyên nhân phụng sự này trở thành tốt hơn, không trở thành xấu hơn? Và như vậy, Ông ở đây cần phải được phụng sự bởi người nào?” Vị Khattiya, này Bà-la-môn, nếu trả lời chân chánh cần phải đáp như sau: “Người nào phụng sự tôi, do nguyên nhân phụng sự này trở thành xấu hơn, không tốt hơn, thì tôi không cần người ấy phụng sự tôi. Nhưng nếu người nào phụng sự tôi, do nguyên nhân phụng sự này trở thành tốt hơn, không xấu hơn, thì tôi cần người ấy phụng sự tôi”.

Và này Bà-la-môn , nếu có người hỏi Bà-la-môn … Này Bà-la-môn , nếu có người hỏi Vessa… và này Bà-la-môn, nếu có người hỏi Sudda như sau: “Người phụng sự cho ông, do nguyên nhân phụng sự này trở thành xấu hơn, không trở thành tốt hơn; hay người phụng sự cho ông, do nguyên nhân phụng sự này trở thành tốt hơn, không trở thành xấu hơn? Và như vậy, ông ở đây cần phải được phụng sự bởi người nào?” Người Sudda, này Bà-la-môn, nếu trả lời chơn chánh cần phải đáp như sau: “Người nào phụng sự tôi, do nguyên nhân phụng sự này trở thành xấu hơn, không tốt hơn, thì tôi không cần người ấy phụng sự tôi. Nhưng nếu người nào phụng sự tôi, do nguyên nhân phụng sự này trở thành tốt hơn, không xấu hơn, thì tôi cần người ấy phụng sự tôi”.

Này Bà-la-môn, Ta không nói tốt hơn vì sanh trong một gia đình cao quý. Này Bà-la-môn, Ta không nói xấu hơn vì sanh trong một gia đình cao quý. Này Bà-la-môn, Ta không nói tốt hơn vì nhan sắc thù thắng. Này Bà-la-môn, Ta không nói xấu hơn vì nhan sắc thù thắng. Này Bà-la-môn, Ta không nói tốt hơn vì tài sản thù thắng. Này Bà-la-môn, Ta không nói xấu hơn vì tài sản thù thắng.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người sanh trong một gia đình cao quý, sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham tâm, có sân tâm, có tà kiến. Do vậy, Ta không nói tốt hơn vì sanh trong một gia đình cao quý. Ở đây, này Bà-la-môn có người sanh trong một gia đình cao quý từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ sống tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham tâm, không có sân tâm, có chánh kiến. Do vậy, Ta không nói trở thành xấu hơn vì sanh trong gia đình cao quý.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người với nhan sắc thù thắng… Ở đây, này Bà-la-môn, có người với tài sản thù thắng, sát sanh, lấy của không cho… có tà kiến. Do vậy, Ta không nói trở thành tốt hơn vì có tài sản thù thắng. Ở đây, này Bà-la-môn, có người với tài sản thù thắng từ bỏ sát sanh… có chánh kiến. Do vậy, Ta không nói trở thành xấu hơn vì có tài sản thù thắng.

Này Bà-la-môn, Ta không nói tất cả cần phải phụng sự. Nhưng này Bà-la-môn, Ta cũng không nói tất cả không cần phải phụng sự. Này Bà-la-môn, người nào phụng sự, do nguyên nhân phụng sự này, lòng tin được tăng trưởng, giới được tăng trưởng, sự nghe được tăng trưởng, bố thí được tăng trưởng, trí tuệ được tăng trưởng, Ta nói người ấy cần phải phụng sự.

Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Esukari bạch Thế Tôn:

— Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương bốn loại tài sản, chủ trương tài sản của người Bà-la-môn, chủ trương tài sản của người Khattiya, chủ trương tài sản của người Vessa, chủ trương tài sản của người Sudda.

Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương tài sản của Bà-la-môn là khất thực. Nhưng khi người Bà-la-môn khinh thường tài sản khất thực, người ấy không làm bổn phận của mình và giống như người chăn bò lấy của không cho. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương tài sản của Bà-la-môn. Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương tài sản của Khattiya là cung và tên. Nhưng khi người Khattiya khinh thường tài sản cung và tên, người ấy không làm bổn phận của mình, và giống như người chăn bò lấy của không cho. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương tài sản của Khattiya. Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương tài sản của Vessa là canh nông và nuôi bò. Nhưng khi người Vessa khinh thường tài sản canh nông và nuôi bò, người ấy không làm bổn phận của mình, và giống như người chăn bò lấy của không cho. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương tài sản của Vessa. Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương tài sản của Sudda là lưỡi liềm và đòn gánh. Nhưng khi người Sudda khinh thường tài sản lưỡi liềm và đòn gánh, người ấy không làm bổn phận của mình và giống như người chăn bò lấy của không cho. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn, chủ trương tài sản của người Sudda. Các Bà-la-môn, thưa Tôn giả Gotama, chủ trương bốn loại tài sản này. Ở đây, Tôn giả Gotama nói gì về vấn đề này?

— Này Bà-la-môn, có phải tất cả mọi người ở đây đồng ý với các Bà-la-môn khi họ chủ trương bốn loại tài sản này?

— Không có vậy, thưa Tôn giả Gotama.

— Này Bà-la-môn, ví như một người nghèo nàn, không có sở hữu, khốn khổ, dầu cho người đó không muốn, vẫn bị bắt nuốt miếng thịt: “Này người kia, Ông phải ăn miếng thịt này và Ông phải trả một số tiền”. Cũng vậy, này Bà-la-môn, dầu không được các Bà-la-môn, Sa-môn ấy chấp nhận, các Bà-la-môn vẫn chủ trương bốn loại tài sản này. Này Bà-la-môn, Ta chủ trương tài sản cho con người là Thánh pháp vô thượng. Trong khi nhớ đến gia hệ thuở xưa của mình về phía cha và mẹ, chỗ nào một tự thể sanh ra, thời sẽ được chấp nhận tùy thuộc chỗ ấy. Nếu tự thể được sanh ra trong một gia đình Khattiya, thời được chấp nhận là Khattiya. Nếu tự thể được sanh ra trong một gia đình Bà-la-môn , thời được chấp nhận là Bà-la-môn. Nếu tự thể được sanh ra trong một gia đình Vessa, thời được chấp nhận là Vessa. Nếu tự thể được sanh ra trong một gia đình Sudda, thời được chấp nhận là Sudda. Này Bà-la-môn, như tùy thuộc duyên gì một ngọn lửa được đốt lên, thời ngọn lửa được chấp nhận theo duyên ấy. Nếu do duyên củi, một ngọn lửa được đốt lên, thời ngọn lửa ấy được chấp nhận là lửa củi. Nếu do duyên dăm bào, một ngọn lửa được đốt lên, thời ngọn lửa ấy được chấp nhận là lửa dăm bào. Nếu do duyên cỏ, một ngọn lửa được đốt lên, thời ngọn lửa ấy được chấp nhận là lửa cỏ. Nếu do duyên phân bò, một ngọn lửa được đốt lên, thời ngọn lửa ấy được chấp nhận là lửa phân bò. Cũng vậy, này Bà-la-môn, Ta chủ trương tài sản cho con người là Thánh pháp vô thượng. Trong khi nhớ đến gia hệ thuở xưa của mình về phía cha và mẹ, chỗ nào một tự thể sanh ra, thời sẽ được chấp nhận tùy thuộc chỗ ấy. Nếu tự thể được sanh ra trong một gia đình Khattiya, thời được chấp nhận là Khattiya. Nếu tự thể được sanh ra trong một gia đình Bà-la-môn… trong một gia đình Vessa… trong một gia đình Sudda, thời được chấp nhận là Sudda.

Nhưng này Bà-la-môn, nếu một người từ một gia đình Khattiya xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình nhờ Pháp và Luật được Như Lai tuyên thuyết, người ấy từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham tâm, không có sân tâm, có chánh kiến, người ấy thành tựu chánh đạo, thiện pháp.

Này Bà-la-môn, nếu một người từ một gia đình Bà-la-môn… từ một gia đình Vessa… từ một gia đình Sudda xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nhờ Pháp và Luật được Như Lai tuyên thuyết, người ấy từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến, người ấy thành tựu chánh đạo, thiện pháp.

Này Bà-la-môn, ông nghĩ thế nào? Trong lập trường này, chỉ có người Bà-la-môn mới có thể tu tập từ tâm, không hận, không sân; người Khattiya không có thể được, người Vessa không có thể được, người Sudda không có thể được?

— Thưa không phải vậy, Tôn giả Gotama. Người Khattiya, thưa Tôn giả Gotama, cũng có thể trong lập trường này, tu tập từ tâm, không hận, không sân. Người Bà-la-môn cũng vậy, thưa Tôn giả Gotama; người Vessa cũng vậy, thưa Tôn giả Gotama; người Sudda cũng vậy, thưa Tôn giả Gotama. Tất cả bốn giai cấp, thưa Tôn giả Gotama, trong lập trường này đều có thể tu tập từ tâm, không hận, không sân.

— Cũng vậy, này Bà-la-môn, nếu một người từ gia đình Khattiya, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, người ấy nhờ Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, từ bỏ sát sanh… có chánh kiến, người ấy thành tựu chánh đạo, thiện pháp. Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Chỉ có người Bà-la-môn mới có thể lấy cào lưng và bột tắm, đi đến sông, và tắm rửa cho sạch đất và bụi; người Khattiya không thể được; người Vessa không thể được; người Sudda không thể được?

— Thưa không phải vậy, Tôn giả Gotama. Người Khattiya, thưa Tôn giả Gotama, cũng có thể lấy cào lưng và bột tắm, đi đến sông và tắm rửa cho sạch đất và bụi, người Bà-la-môn cũng vậy, thưa Tôn giả Gotama; người Vessa cũng vậy, thưa Tôn giả Gotama; người Sudda cũng vậy, thưa Tôn giả Gotama. Tất cả bốn giai cấp, thưa Tôn giả Gotama, đều có thể lấy cào lưng và bột tắm đi đến sông và tắm rửa cho sạch đất và bụi.

— Cũng vậy, này Bà-la-môn, nếu từ một gia đình Khattiya, có người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, người này nhờ Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, từ bỏ sát sanh… có chánh kiến, người ấy được xem là thành tựu chánh đạo, thiện pháp. Này Bà-la-môn, nếu một người từ gia đình Bà-la-môn; này Bà-la-môn, nếu một người từ gia đình Vessa; này Bà-la-môn, nếu một người từ gia đình Sudda, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, người ấy nhờ Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, từ bỏ sát sanh… có chánh kiến, người ấy được xem là thành tựu chánh đạo, thiện pháp.

Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, nếu có vị vua Khattiya đã làm lễ quán đảnh, cho hội họp một trăm người thuộc nhiều chủng tánh khác nhau và nói: “Quý vị hãy đến đây, quý vị nào thuộc gia đình Khattiya, thuộc gia đình Bà-la-môn, sanh ra từ hoàng tộc, hãy đem đến bộ phận trên của đồ quay lửa, bằng cây saka, hay cây sala, hay cây salala, hay cây chiên-đàn, hay cây sen, quay cho bật lửa và sức nóng hiện ra. Còn những người thuộc gia đình Chiên-đà-la (hạ tiện), thuộc gia đình săn bắn, thuộc gia đình làm đồ tre, thuộc gia đình làm xe cộ, thuộc gia đình đổ phân, hãy đến đây, đem đến bộ phận trên của đồ quay lửa làm bằng gỗ máng chó ăn, hay máng heo ăn, hay máng giặt đồ, hay củi khô từ cây y-la (elanda: cây thu đủ thầu dầu), và quay cho bật lửa và sức nóng hiện ra”. Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Có phải chỉ có ngọn lửa được nhen lên và sức nóng được tạo ra từ người thuộc gia đình Khattiya, thuộc gia đình Bà-la-môn, sanh từ hoàng tộc, sau khi đem đến bộ phận của đồ quay lửa, làm bằng cây saka, hay cây sala, hay cây salala, hay cây chiên-đàn, hay cây sen, chỉ có lửa ấy mới có ngọn, mới có màu sắc, mới có ánh sáng, và chỉ có ngọn lửa ấy mới dùng được vào các công việc do lửa đem lại; còn ngọn lửa được nhen lên và sức nóng được tạo ra từ người thuộc gia đình hạ tiện, thuộc gia đình săn bắn, thuộc gia đình làm đồ tre, thuộc gia đình làm xe cộ, thuộc gia đình đổ phân, sau khi đem đến bộ phận trên của đồ quay lửa làm bằng gỗ máng chó ăn, hay máng heo ăn, hay máng giặt đồ, hay củi khô từ cây y-lan, lửa ấy không có ngọn, không có màu sắc, không có ánh sáng, và ngọn lửa ấy không có thể dùng được vào các công việc do lửa đem lại?

— Không phải vậy, thưa Tôn giả Gotama. Ngọn lửa được nhen lên, sức nóng được tạo ra, thưa Tôn giả Gotama, từ người thuộc gia đình Khattiya, thuộc gia đình Bà-la-môn, sanh từ hoàng tộc, sau khi đem đến bộ phận trên của đồ quay lửa, làm bằng cây saka hay cây sala, hay cây salala, hay cây chiên-đàn, hay cây sen, ngọn lửa ấy có ngọn, có màu sắc, có ánh sáng, ngọn lửa ấy dùng được vào các công việc do lửa đem lại; còn ngọn lửa được nhen lên, và sức nóng tạo ra từ người thuộc gia đình hạ tiện, thuộc gia đình săn bắn, thuộc gia đình làm đồ tre, thuộc gia đình làm xe cộ, thuộc gia đình đổ phân, sau khi đem đến bộ phận trên của đồ quay lửa, làm bằng gỗ máng chó ăn, hay máng heo ăn, hay máng giặt đồ, hay củi khô từ cây y-lan, lửa ấy cũng có ngọn, cũng có màu sắc, cũng có ánh sáng, và ngọn lửa ấy có thể dùng được vào các công việc do lửa đem lại. Thưa Tôn giả Gotama, tất cả ngọn lửa đều có ngọn, đều có màu sắc, đều có ánh sáng, tất cả loại lửa đều có thể dùng được vào các công việc do lửa đem lại.

— Cũng vậy, này Bà-la-môn, nếu có người từ gia đình Khattiya xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nhờ Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, người ấy từ bỏ sát sanh… có chánh kiến, người ấy được xem là thành tựu chánh đạo, thiện pháp. Nếu có người từ gia đình Bà-la-môn… Nếu có người từ gia đình Vessa… Nếu có người từ gia đình Sudda, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nhờ Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, người ấy từ bỏ sát sanh… có chánh kiến, người ấy được xem là thành tựu chánh đạo, thiện pháp.

Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Esukari bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, tôn giả Gotama ! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Thưa Tôn giả Gotama, nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng.

Esukārī Sutta – Phasukārī Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

Atha kho esukārī brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho esukārī brāhmaṇo bhagavantaṁ etadavoca:

“brāhmaṇā, bho gotama, catasso pāricariyā paññapenti—brāhmaṇassa pāricariyaṁ paññapenti, khattiyassa pāricariyaṁ paññapenti, vessassa pāricariyaṁ paññapenti, suddassa pāricariyaṁ paññapenti. Tatridaṁ, bho gotama, brāhmaṇā brāhmaṇassa pāricariyaṁ paññapenti: ‘brāhmaṇo vā brāhmaṇaṁ paricareyya, khattiyo vā brāhmaṇaṁ paricareyya, vesso vā brāhmaṇaṁ paricareyya, suddo vā brāhmaṇaṁ paricareyyā’ti. Idaṁ kho, bho gotama, brāhmaṇā brāhmaṇassa pāricariyaṁ paññapenti. Tatridaṁ, bho gotama, brāhmaṇā khattiyassa pāricariyaṁ paññapenti: ‘khattiyo vā khattiyaṁ paricareyya, vesso vā khattiyaṁ paricareyya, suddo vā khattiyaṁ paricareyyā’ti. Idaṁ kho, bho gotama, brāhmaṇā khattiyassa pāricariyaṁ paññapenti. Tatridaṁ, bho gotama, brāhmaṇā vessassa pāricariyaṁ paññapenti: ‘vesso vā vessaṁ paricareyya, suddo vā vessaṁ paricareyyā’ti. Idaṁ kho, bho gotama, brāhmaṇā vessassa pāricariyaṁ paññapenti. Tatridaṁ, bho gotama, brāhmaṇā suddassa pāricariyaṁ paññapenti: ‘suddova suddaṁ paricareyya. Ko panañño suddaṁ paricarissatī’ti? Idaṁ kho, bho gotama, brāhmaṇā suddassa pāricariyaṁ paññapenti. Brāhmaṇā, bho gotama, imā catasso pāricariyā paññapenti. Idha bhavaṁ gotamo kimāhā”ti?

“Kiṁ pana, brāhmaṇa, sabbo loko brāhmaṇānaṁ etadabbhanujānāti: ‘imā catasso pāricariyā paññapentū’”ti? Variant: paññapentū’”ti → paññāpentīti (bj); paññāpentūti (pts1ed); paññapentīti (mr)

“No hidaṁ, bho gotama”.

“Seyyathāpi, brāhmaṇa, puriso daliddo assako anāḷhiyo. Tassa akāmassa bilaṁ olaggeyyuṁ: ‘idaṁ te, ambho purisa, maṁsaṁ khāditabbaṁ, mūlañca anuppadātabban’ti. Variant: daliddo → daḷiddo (bj, sya-all, km, pts1ed) Evameva kho, brāhmaṇa, brāhmaṇā appaṭiññāya tesaṁ samaṇabrāhmaṇānaṁ, atha ca panimā catasso pāricariyā paññapenti.

Nāhaṁ, brāhmaṇa, ‘sabbaṁ paricaritabban’ti vadāmi; nāhaṁ, brāhmaṇa, ‘sabbaṁ na paricaritabban’ti vadāmi. Yaṁ hissa, brāhmaṇa, paricarato pāricariyāhetu pāpiyo assa na seyyo, nāhaṁ taṁ ‘paricaritabban’ti vadāmi; yañca khvāssa, brāhmaṇa, paricarato pāricariyāhetu seyyo assa na pāpiyo tamahaṁ ‘paricaritabban’ti vadāmi.

Khattiyañcepi, brāhmaṇa, evaṁ puccheyyuṁ: ‘yaṁ vā te paricarato pāricariyāhetu pāpiyo assa na seyyo, yaṁ vā te paricarato pāricariyāhetu seyyo assa na pāpiyo; kamettha paricareyyāsī’ti, khattiyopi hi, brāhmaṇa, sammā byākaramāno evaṁ byākareyya: ‘yañhi me paricarato pāricariyāhetu pāpiyo assa na seyyo, nāhaṁ taṁ paricareyyaṁ; yañca kho me paricarato pāricariyāhetu seyyo assa na pāpiyo tamahaṁ paricareyyan’ti.

Brāhmaṇañcepi, brāhmaṇa …pe… vessañcepi, brāhmaṇa …pe… suddañcepi, brāhmaṇa, evaṁ puccheyyuṁ: ‘yaṁ vā te paricarato pāricariyāhetu pāpiyo assa na seyyo, yaṁ vā te paricarato pāricariyāhetu seyyo assa na pāpiyo; kamettha paricareyyāsī’ti, suddopi hi, brāhmaṇa, sammā byākaramāno evaṁ byākareyya: ‘yañhi me paricarato pāricariyāhetu pāpiyo assa na seyyo, nāhaṁ taṁ paricareyyaṁ; yañca kho me paricarato pāricariyāhetu seyyo assa na pāpiyo tamahaṁ paricareyyan’ti.

Nāhaṁ, brāhmaṇa, ‘uccākulīnatā seyyaṁso’ti vadāmi, na panāhaṁ, brāhmaṇa, ‘uccākulīnatā pāpiyaṁso’ti vadāmi; nāhaṁ, brāhmaṇa, ‘uḷāravaṇṇatā seyyaṁso’ti vadāmi, na panāhaṁ, brāhmaṇa, ‘uḷāravaṇṇatā pāpiyaṁso’ti vadāmi; nāhaṁ, brāhmaṇa, ‘uḷārabhogatā seyyaṁso’ti vadāmi, na panāhaṁ, brāhmaṇa, ‘uḷārabhogatā pāpiyaṁso’ti vadāmi.

Uccākulīnopi hi, brāhmaṇa, idhekacco pāṇātipātī hoti, adinnādāyī hoti, kāmesumicchācārī hoti, musāvādī hoti, pisuṇāvāco hoti, pharusāvāco hoti, samphappalāpī hoti, abhijjhālu hoti, byāpannacitto hoti, micchādiṭṭhi hoti. Tasmā ‘na uccākulīnatā seyyaṁso’ti vadāmi.

Uccākulīnopi hi, brāhmaṇa, idhekacco pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānā paṭivirato hoti, kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, musāvādā paṭivirato hoti, pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, pharusāya vācāya paṭivirato hoti, samphappalāpā paṭivirato hoti, anabhijjhālu hoti, abyāpannacitto hoti, sammādiṭṭhi hoti. Tasmā ‘na uccākulīnatā pāpiyaṁso’ti vadāmi.

Uḷāravaṇṇopi hi, brāhmaṇa … pe… uḷārabhogopi hi, brāhmaṇa, idhekacco pāṇātipātī hoti … pe… micchādiṭṭhi hoti. Tasmā ‘na uḷārabhogatā seyyaṁso’ti vadāmi. Uḷārabhogopi hi, brāhmaṇa, idhekacco pāṇātipātā paṭivirato hoti …pe… sammādiṭṭhi hoti. Tasmā ‘na uḷārabhogatā pāpiyaṁso’ti vadāmi.

Nāhaṁ, brāhmaṇa, ‘sabbaṁ paricaritabban’ti vadāmi, na panāhaṁ, brāhmaṇa, ‘sabbaṁ na paricaritabban’ti vadāmi. Yaṁ hissa, brāhmaṇa, paricarato pāricariyāhetu saddhā vaḍḍhati, sīlaṁ vaḍḍhati, sutaṁ vaḍḍhati, cāgo vaḍḍhati, paññā vaḍḍhati, tamahaṁ ‘paricaritabban’ti vadāmi. Yaṁ hissa, brāhmaṇa, paricarato pāricariyāhetu na saddhā vaḍḍhati, na sīlaṁ vaḍḍhati, na sutaṁ vaḍḍhati, na cāgo vaḍḍhati, na paññā vaḍḍhati, nāhaṁ taṁ ‘paricaritabban’ti vadāmī”ti.

Evaṁ vutte, esukārī brāhmaṇo bhagavantaṁ etadavoca:

“brāhmaṇā, bho gotama, cattāri dhanāni paññapenti—brāhmaṇassa sandhanaṁ paññapenti, khattiyassa sandhanaṁ paññapenti, vessassa sandhanaṁ paññapenti, suddassa sandhanaṁ paññapenti. Tatridaṁ, bho gotama, brāhmaṇā brāhmaṇassa sandhanaṁ paññapenti bhikkhācariyaṁ; bhikkhācariyañca pana brāhmaṇo sandhanaṁ atimaññamāno akiccakārī hoti gopova adinnaṁ ādiyamānoti. Idaṁ kho, bho gotama, brāhmaṇā brāhmaṇassa sandhanaṁ paññapenti. Tatridaṁ, bho gotama, brāhmaṇā khattiyassa sandhanaṁ paññapenti dhanukalāpaṁ; dhanukalāpañca pana khattiyo sandhanaṁ atimaññamāno akiccakārī hoti gopova adinnaṁ ādiyamānoti. Idaṁ kho, bho gotama, brāhmaṇā khattiyassa sandhanaṁ paññapenti. Tatridaṁ, bho gotama, brāhmaṇā vessassa sandhanaṁ paññapenti kasigorakkhaṁ; kasigorakkhañca pana vesso sandhanaṁ atimaññamāno akiccakārī hoti gopova adinnaṁ ādiyamānoti. Idaṁ kho, bho gotama, brāhmaṇā vessassa sandhanaṁ paññapenti. Tatridaṁ, bho gotama, brāhmaṇā suddassa sandhanaṁ paññapenti asitabyābhaṅgiṁ; asitabyābhaṅgiñca pana suddo sandhanaṁ atimaññamāno akiccakārī hoti gopova adinnaṁ ādiyamānoti. Idaṁ kho, bho gotama, brāhmaṇā suddassa sandhanaṁ paññapenti. Brāhmaṇā, bho gotama, imāni cattāri dhanāni paññapenti. Idha bhavaṁ gotamo kimāhā”ti?

“Kiṁ pana, brāhmaṇa, sabbo loko brāhmaṇānaṁ etadabbhanujānāti: ‘imāni cattāri dhanāni paññapentū’”ti?

“No hidaṁ, bho gotama”.

“Seyyathāpi, brāhmaṇa, puriso daliddo assako anāḷhiyo. Tassa akāmassa bilaṁ olaggeyyuṁ: ‘idaṁ te, ambho purisa, maṁsaṁ khāditabbaṁ, mūlañca anuppadātabban’ti.

Evameva kho, brāhmaṇa, brāhmaṇā appaṭiññāya tesaṁ samaṇabrāhmaṇānaṁ, atha ca panimāni cattāri dhanāni paññapenti.

Ariyaṁ kho ahaṁ, brāhmaṇa, lokuttaraṁ dhammaṁ purisassa sandhanaṁ paññapemi. Porāṇaṁ kho panassa mātāpettikaṁ kulavaṁsaṁ anussarato yattha yattheva attabhāvassa abhinibbatti hoti tena teneva saṅkhyaṁ gacchati. Khattiyakule ce attabhāvassa abhinibbatti hoti ‘khattiyo’tveva saṅkhyaṁ gacchati; brāhmaṇakule ce attabhāvassa abhinibbatti hoti ‘brāhmaṇo’tveva saṅkhyaṁ gacchati; vessakule ce attabhāvassa abhinibbatti hoti ‘vesso’tveva saṅkhyaṁ gacchati; suddakule ce attabhāvassa abhinibbatti hoti ‘suddo’tveva saṅkhyaṁ gacchati.

Seyyathāpi, brāhmaṇa, yaṁyadeva paccayaṁ paṭicca aggi jalati tena teneva saṅkhyaṁ gacchati. Kaṭṭhañce paṭicca aggi jalati ‘kaṭṭhaggi’tveva saṅkhyaṁ gacchati; sakalikañce paṭicca aggi jalati ‘sakalikaggi’tveva saṅkhyaṁ gacchati; tiṇañce paṭicca aggi jalati ‘tiṇaggi’tveva saṅkhyaṁ gacchati; gomayañce paṭicca aggi jalati ‘gomayaggi’tveva saṅkhyaṁ gacchati.

Evameva kho ahaṁ, brāhmaṇa, ariyaṁ lokuttaraṁ dhammaṁ purisassa sandhanaṁ paññapemi. Porāṇaṁ kho panassa mātāpettikaṁ kulavaṁsaṁ anussarato yattha yattheva attabhāvassa abhinibbatti hoti tena teneva saṅkhyaṁ gacchati.

Khattiyakule ce attabhāvassa abhinibbatti hoti ‘khattiyo’tveva saṅkhyaṁ gacchati; brāhmaṇakule ce attabhāvassa abhinibbatti hoti ‘brāhmaṇo’tveva saṅkhyaṁ gacchati; vessakule ce attabhāvassa abhinibbatti hoti ‘vesso’tveva saṅkhyaṁ gacchati; suddakule ce attabhāvassa abhinibbatti hoti ‘suddo’tveva saṅkhyaṁ gacchati.

Khattiyakulā cepi, brāhmaṇa, agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti, so ca tathāgatappaveditaṁ dhammavinayaṁ āgamma pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānā paṭivirato hoti, abrahmacariyā paṭivirato hoti, musāvādā paṭivirato hoti, pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, pharusāya vācāya paṭivirato hoti, samphappalāpā paṭivirato hoti, anabhijjhālu hoti, abyāpannacitto hoti, sammādiṭṭhi hoti, ārādhako hoti ñāyaṁ dhammaṁ kusalaṁ.

Brāhmaṇakulā cepi, brāhmaṇa, agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti, so ca tathāgatappaveditaṁ dhammavinayaṁ āgamma pāṇātipātā paṭivirato hoti …pe… sammādiṭṭhi hoti, ārādhako hoti ñāyaṁ dhammaṁ kusalaṁ. Vessakulā cepi, brāhmaṇa, agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti, so ca tathāgatappaveditaṁ dhammavinayaṁ āgamma pāṇātipātā paṭivirato hoti …pe… sammādiṭṭhi hoti, ārādhako hoti ñāyaṁ dhammaṁ kusalaṁ. Suddakulā cepi, brāhmaṇa, agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti, so ca tathāgatappaveditaṁ dhammavinayaṁ āgamma pāṇātipātā paṭivirato hoti …pe… sammādiṭṭhi hoti, ārādhako hoti ñāyaṁ dhammaṁ kusalaṁ.

Taṁ kiṁ maññasi, brāhmaṇa, brāhmaṇova nu kho pahoti asmiṁ padese averaṁ abyābajjhaṁ mettacittaṁ bhāvetuṁ, no khattiyo no vesso no suddo”ti?

“No hidaṁ, bho gotama. Khattiyopi hi, bho gotama, pahoti asmiṁ padese averaṁ abyābajjhaṁ mettacittaṁ bhāvetuṁ; brāhmaṇopi hi, bho gotama … vessopi hi, bho gotama … suddopi hi, bho gotama … sabbepi hi, bho gotama, cattāro vaṇṇā pahonti asmiṁ padese averaṁ abyābajjhaṁ mettacittaṁ bhāvetun”ti.

“Evameva kho, brāhmaṇa, khattiyakulā cepi agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti, so ca tathāgatappaveditaṁ dhammavinayaṁ āgamma pāṇātipātā paṭivirato hoti …pe… sammādiṭṭhi hoti, ārādhako hoti ñāyaṁ dhammaṁ kusalaṁ. Brāhmaṇakulā cepi, brāhmaṇa … vessakulā cepi, brāhmaṇa … suddakulā cepi, brāhmaṇa, agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti, so ca tathāgatappaveditaṁ dhammavinayaṁ āgamma pāṇātipātā paṭivirato hoti …pe… sammādiṭṭhi hoti, ārādhako hoti ñāyaṁ dhammaṁ kusalaṁ.

Taṁ kiṁ maññasi, brāhmaṇa, brāhmaṇova nu kho pahoti sottisināniṁ ādāya nadiṁ gantvā rajojallaṁ pavāhetuṁ, no khattiyo no vesso no suddo”ti?

“No hidaṁ, bho gotama. Khattiyopi hi, bho gotama, pahoti sottisināniṁ ādāya nadiṁ gantvā rajojallaṁ pavāhetuṁ; brāhmaṇopi hi, bho gotama … vessopi hi, bho gotama … suddopi hi, bho gotama … sabbepi hi, bho gotama, cattāro vaṇṇā pahonti sottisināniṁ ādāya nadiṁ gantvā rajojallaṁ pavāhetun”ti.

“Evameva kho, brāhmaṇa, khattiyakulā cepi agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti, so ca tathāgatappaveditaṁ dhammavinayaṁ āgamma pāṇātipātā paṭivirato hoti …pe… sammādiṭṭhi hoti, ārādhako hoti ñāyaṁ dhammaṁ kusalaṁ. Brāhmaṇakulā cepi, brāhmaṇa … vessakulā cepi, brāhmaṇa … suddakulā cepi, brāhmaṇa, agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti, so ca tathāgatappaveditaṁ dhammavinayaṁ āgamma pāṇātipātā paṭivirato hoti …pe… sammādiṭṭhi hoti, ārādhako hoti ñāyaṁ dhammaṁ kusalaṁ.

Taṁ kiṁ maññasi, brāhmaṇa, idha rājā khattiyo muddhāvasitto nānājaccānaṁ purisānaṁ purisasataṁ sannipāteyya: ‘āyantu bhonto ye tattha khattiyakulā brāhmaṇakulā rājaññakulā uppannā sākassa vā sālassa vā salaḷassa vā candanassa vā padumakassa vā uttarāraṇiṁ ādāya aggiṁ abhinibbattentu, tejo pātukarontu; āyantu pana bhonto ye tattha caṇḍālakulā nesādakulā venakulā rathakārakulā pukkusakulā uppannā sāpānadoṇiyā vā sūkaradoṇiyā vā rajakadoṇiyā vā eraṇḍakaṭṭhassa vā uttarāraṇiṁ ādāya aggiṁ abhinibbattentu, tejo pātukarontū’”ti?

“Taṁ kiṁ maññasi, brāhmaṇa, yo evaṁ nu kho so khattiyakulā brāhmaṇakulā rājaññakulā uppannehi sākassa vā sālassa vā salaḷassa vā candanassa vā padumakassa vā uttarāraṇiṁ ādāya aggi abhinibbatto tejo pātukato so eva nu khvāssa aggi accimā ceva vaṇṇavā ca pabhassaro ca tena ca sakkā agginā aggikaraṇīyaṁ kātuṁ; yo pana so caṇḍālakulā nesādakulā venakulā rathakārakulā pukkusakulā uppannehi sāpānadoṇiyā vā sūkaradoṇiyā vā rajakadoṇiyā vā eraṇḍakaṭṭhassa vā uttarāraṇiṁ ādāya aggi abhinibbatto tejo pātukato svāssa aggi na ceva accimā na ca vaṇṇavā na ca pabhassaro na ca tena sakkā agginā aggikaraṇīyaṁ kātun”ti?

“No hidaṁ, bho gotama. Yopi hi so, bho gotama, khattiyakulā brāhmaṇakulā rājaññakulā uppannehi sākassa vā sālassa vā salaḷassa vā candanassa vā padumakassa vā uttarāraṇiṁ ādāya aggi abhinibbatto tejo pātukato svāssa aggi accimā ceva vaṇṇavā ca pabhassaro ca tena ca sakkā agginā aggikaraṇīyaṁ kātuṁ; yopi so caṇḍālakulā nesādakulā venakulā rathakārakulā pukkusakulā uppannehi sāpānadoṇiyā vā sūkaradoṇiyā vā rajakadoṇiyā vā eraṇḍakaṭṭhassa vā uttarāraṇiṁ ādāya aggi abhinibbatto tejo pātukato svāssa aggi accimā ceva vaṇṇavā ca pabhassaro ca tena ca sakkā agginā aggikaraṇīyaṁ kātuṁ. Sabbopi hi, bho gotama, aggi accimā ceva vaṇṇavā ca pabhassaro ca sabbenapi sakkā agginā aggikaraṇīyaṁ kātun”ti.

“Evameva kho, brāhmaṇa, khattiyakulā cepi agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti, so ca tathāgatappaveditaṁ dhammavinayaṁ āgamma pāṇātipātā paṭivirato hoti …pe… sammādiṭṭhi hoti, ārādhako hoti ñāyaṁ dhammaṁ kusalaṁ. Brāhmaṇakulā cepi, brāhmaṇa … vessakulā cepi, brāhmaṇa … suddakulā cepi, brāhmaṇa, agārasmā anagāriyaṁ pabbajito hoti, so ca tathāgatappaveditaṁ dhammavinayaṁ āgamma pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānā paṭivirato hoti, abrahmacariyā paṭivirato hoti, musāvādā paṭivirato hoti, pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, pharusāya vācāya paṭivirato hoti, samphappalāpā paṭivirato hoti, anabhijjhālu hoti, abyāpannacitto hoti, sammādiṭṭhi hoti, ārādhako hoti ñāyaṁ dhammaṁ kusalan”ti.

Evaṁ vutte, esukārī brāhmaṇo bhagavantaṁ etadavoca: “abhikkantaṁ, bho gotama, abhikkantaṁ, bho gotama …pe… upāsakaṁ maṁ bhavaṁ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gatan”ti.

Esukārīsuttaṁ niṭṭhitaṁ chaṭṭhaṁ.

Esukārī Sutta – Phasukārī Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC