Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Dhanañjāni Sutta

97

.

Kinh Dhanañjāni

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Sariputta đang du hành tại Dakkhinagiri (Nam Sơn) cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Một vị Tỷ-kheo sau khi an cư mùa mưa ở Rajagaha (Vương Xá) đi đến Dakkhinagiri và đi đến Tôn giả Sariputta, sau khi đến nói lên với Tôn giả Sariputta, những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Rồi Tôn giả Sariputta nói với vị Tỷ-kheo ấy đang ngồi một bên:

— Này Hiền giả, Thế Tôn có được không bệnh, mạnh khỏe không?

— Thưa Hiền giả, Thế Tôn không bệnh và được mạnh khỏe.

— Thưa Hiền giả, còn chúng Tỷ-kheo có được không bệnh và mạnh khỏe không?

— Thưa Hiền giả, chúng Tỷ-kheo cũng không bệnh và được mạnh khỏe.

— Ở đây, này Hiền giả, có Bà-la-môn tên là Dhananjani ở tại Tandulapala. Này Hiền giả, Bà-la-môn Dhananjani có được không bệnh và mạnh khỏe không?

— Thưa Hiền giả, Bà-la-môn Dhananjani cũng không bệnh và được mạnh khỏe.

— Này Hiền giả, Bà-la-môn Dhanajani có được không phóng dật không?

— Thưa Hiền giả, làm sao Bà-la-môn Dhannajani có thể không phóng dật được! Thưa Hiền giả, Bà-la-môn Dhananjani ỷ thế vua, bóc lột các Bà-la-môn gia chủ, ỷ thế các Bà-la-môn gia chủ, bóc lột vua. Người vợ trước của Bà-la-môn có thành tín, cưới từ một gia đình có thành tín đã từ trần. Người vợ sau không có thành tín và cưới từ một gia đình không có thành tín.

— Này Hiền giả, thật là một tin không tốt lành! Này Hiền giả, thật là một tin không tốt lành khi chúng ta được nghe Bà-la-môn Dhananjani phóng dật. Rất có thể chúng ta có dịp gặp Bà-la-môn Dhananjani, rất có thể sẽ có một cuộc đàm thoại.

Rồi Tôn giả Sariputta sau khi ở tại Dakkhinagiri cho đến khi vừa ý, liền khởi hành đi Rajagaha (Vương Xá), tuần tự du hành và đến tại Vương Xá. Ở đây, Tôn giả Sariputta trú ở Rajagaha, Veluvana, tại Kalandakanivapa.

Rồi Tôn giả Sariputta đắp y vào buổi sáng, cầm y bát, đi vào Vương Xá để khất thực. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Dhananjani đang cho vắt sữa bò ở ngoài thành. Tôn giả Sariputta sau khi khất thực ở Vương Xá xong, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, đi đến Bà-la-môn Dhananjani. Bà-la-môn Dhananjani thấy Tôn giả Sariputta từ xa đi tới, sau khi thấy, liền đi đến Tôn giả Sariputta, sau khi đến liền thưa với Tôn giả Sariputta:

— Hãy uống sữa này và chờ cho đến giờ ăn cơm.

— Thôi vừa rồi, Bà-la-môn. Hôm nay ta đã ăn xong. Ta sẽ ngồi nghỉ trưa ở một góc cây. Ông có thể đến đó.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Bà-la-môn Dhananjani vâng đáp Tôn giả Sariputta. Rồi Bà-la-môn Dhananjani sau khi ăn sáng xong, liền đi đến Tôn giả Sariputta, sau khi đến nói lên với Tôn giả Sariputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Tôn giả Sariputta nói với Bà-la-môn Dhananjani đang ngồi một bên:

— Này Dhananjani, ông có không phóng dật không?

— Thưa Tôn giả Sariputta, làm sao chúng tôi có thể không phóng dật được, khi chúng tôi còn cha mẹ phải phụng dưỡng, còn vợ con phải nuôi dưỡng, còn đầy tớ, lao công phải nuôi dưỡng, còn có những trách nhiệm bạn bè thân hữu phải làm đối với bạn bè thân hữu, còn có những trách nhiệm bà con huyết thống phải làm đối với bà con huyết thống, còn có những trách nhiệm tân khách phải làm đối với tân khách, còn có những trách nhiệm tổ tiên phải làm đối với tổ tiên, còn có những trách nhiệm chư Thiên phải làm đối với chư Thiên, còn có những trách nhiệm vua chúa phải làm đối với vua chúa, lại còn thân này cần phải làm cho thỏa mãn và trưởng dưỡng!

— Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì cha mẹ làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh. Do nhân duyên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, các địa ngục quân kéo người ấy đến địa ngục. Người ấy làm được gì khi nói: “Tôi vì cha mẹ đã làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh. Chớ có để các địa ngục quân kéo tôi đến địa ngục”? Hay cha mẹ của người ấy làm được gì khi nói: “Con chúng tôi vì cha mẹ đã làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh. Chớ có để các địa ngục quân kéo nó đến địa ngục”?

— Thưa không được, Tôn giả Sariputta. Các địa ngục quân vẫn quăng người ấy xuống địa ngục, dầu người ấy có khóc than.

— Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì vợ con làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh. Do nhân duyên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, các địa ngục quân kéo người ấy đến địa ngục. Người ấy làm được gì khi nói: “Tôi vì vợ con đã làm các điều phi pháp, đã làm điều bất chánh. Chớ có để các địa ngục quân kéo tôi đến địa ngục”? Hay vợ con người ấy có làm được gì khi nói: “Chồng, cha tôi vì chúng tôi đã làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh. Chớ có để các địa ngục quân kéo chồng, cha tôi đến địa ngục”?

— Thưa không được, Tôn giả Sariputta. Các địa ngục quân vẫn quăng người ấy xuống địa ngục, dầu người ấy có khóc than.

— Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì đầy tớ lao công làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh. Do nhân duyên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, các địa ngục quân kéo người ấy đến địa ngục. Người ấy làm được gì khó nói: “Tôi vì các đầy tớ lao công đã làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh. Chớ có để các địa ngục quân kéo tôi đến địa ngục”? Hay các đầy tớ lao công có làm được gì khi nói: “Chủ chúng tôi vì chúng tôi đã làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh. Chớ có để các địa ngục quân kéo chủ chúng tôi đến địa ngục”?

— Thưa không được, Tôn giả Sariputta. Các địa ngục quân vẫn quăng người ấy xuống địa ngục, dầu người ấy có khóc than.

— Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì bạn bè thân hữu… dầu người ấy có khóc than.

Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì các tân khách… dầu người ấy có khóc than.

Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vi tổ tiên… dầu người ấy có khóc than.

Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì chư Thiên … dầu người ấy có khóc than.

Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì vua chúa… dầu người ấy có khóc than.

Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì làm cho thỏa mãn, vì trưởng dưỡng cái thân làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh. Do nhân duyên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh này, các địa ngục quân kéo người ấy đến địa ngục. Người ấy làm được gì khi người ấy nói: “Vì làm cho thỏa mãn, vì trưởng dưỡng cái thân, tôi đã làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh này. Chớ có để các địa ngục quân kéo tôi đến địa ngục”? Hay các người khác có làm được gì khi họ nói: “Vì làm cho thỏa mãn, vì trưởng dưỡng cái thân, người này làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh này. Chớ có để các địa ngục quân kéo nó đến địa ngục”?

— Thưa không được, Tôn giả Sariputta. Các địa ngục quân vẫn quăng người ấy xuống địa ngục, dầu người ấy có khóc than.

— Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Một người vì cha mẹ làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay một người vì cha mẹ làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, người vì cha mẹ làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sariputta, người vì cha mẹ làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sariputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

— Này Dhananjani, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể phụng dưỡng cha mẹ, không làm các điều ác, làm được các thiện hành. Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Một người vì vợ con làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay một người vì vợ con, làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, một người vì vợ con làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sariputta, một người vì vợ con làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sariputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

— Này Dhananjani, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể nuôi dưỡng vợ con, không làm các điều ác, làm được các thiện hành. Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Một người vì đầy tớ lao công làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay một người vì đầy tớ lao công làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, người vì đầy tớ lao công làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sariputta, người vì đầy tớ lao công làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sariputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

— Này Dhananjani, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể nuôi dưỡng đầy tớ lao công, không làm các điều ác, làm được các thiện hành. Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Một người vì bạn bè thân hữu làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay là người vì bạn bè thân hữu làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, người vị bạn bè thân hữu làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sariputta, người vì bạn bè thân hữu làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sariputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

— Này Dhananjani, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể nuôi dưỡng bạn bè thân hữu, không làm các điều ác, làm được các thiện hành. Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Một người vì bà con huyết thống làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay một người vì bà con huyết thống làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, người vì bà con huyết thống làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sariputta, người vì bà con huyết thống làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sariputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

— Này Dhananjani, có những hành động khác, có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể nuôi dưỡng bà con huyết thống, không làm các điều ác, làm được các thiện hành. Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Một người vì tân khách làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay một người vì tân khách làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, người vì tân khách làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sariputta, người vì tân khách làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sariputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

— Này Dhananjani, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể làm các bổn phận tân khách đối với tân khách, không làm các điều ác, làm được các thiện hành. Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Một người vì tổ tiên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay người vì tổ tiên làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, người vì tổ tiên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sariputta, người vì tổ tiên làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sariputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

— Này Dhananjani, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể làm được những trách nhiệm tổ tiên phải làm đối với các tổ tiên, không làm các điều ác, làm được các thiện hành. Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Một người vì chư Thiên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay người vì chư Thiên làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, người vì chư Thiên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sariputta, người vì chư Thiên làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sariputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

— Này Dhananjani, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể làm được các trách nhiệm chư Thiên, phải làm đối với chư Thiên, không làm các điều ác, làm được các thiện hành. Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Người vì vua chúa làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay người vì vua chúa làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, người vì vua chúa làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sariputta, người vì vua chúa làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sariputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

— Này Dhananjani, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, có thể làm các trách nhiệm vua chúa phải làm đối với vua chúa, không làm các điều ác, làm được các thiện hành. Này Dhananjani, Ông nghĩ thế nào? Người vì làm thỏa mãn, vì trưởng dưỡng cái thân làm điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay là người vì làm thỏa mãn, vì trưởng dưỡng cái thân, làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, người vì làm thỏa mãn, vì trưởng dưỡng cái thân làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sariputta, người vì làm thỏa mãn, vì trưởng dưỡng cái thân làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sariputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

— Này Dhananjani, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể làm thỏa mãn, trưởng dưỡng cái thân, không làm các điều ác, làm được các thiện hành.

Bà-la-môn Dhananjani hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Sariputta dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Bà-la-môn Dhananjani sau một thời gian bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Rồi Bà-la-môn Dhananjani cho gọi một người khác:

— Ông hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, hãy nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ chân thế Tôn và thưa: “Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Dhananjani bị bệnh, khổ đau, bị bạo bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn”. Rồi Ông đi đến Tôn giả Sariputta, sau khi đến, hãy nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sariputta, và thưa: “Thưa Tôn giả Sariputta, Bà-la-môn Dhananjani bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sariputta và thưa: “Tôn giả, lành thay nếu Tôn giả Sariputta vì lòng từ bi thương xót, đi đến trú xá của Bà-la-môn Dhananjani”.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Người ấy vâng theo lời Bà-la-môn Dhananjani, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ chân Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Dhananjani bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.

Rồi đi đến Tôn giả Sariputta, sau khi đến đảnh lễ Tôn giả Sariputta rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy thưa với Tôn giả Sariputta:

— Thưa Tôn giả, Bà-la-môn Dhananjani bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sariputta và thưa: “Thưa tôn giả, lành thay nếu Tôn giả Sariputta vì lòng từ bi thương xót, đi đến trú xá của Bà-la-môn Dhananjani”.

Tôn giả Sariputta im lặng nhận lời. Rồi Tôn giả Sariputta đắp y, cầm y bát đi đến trú xá Bà-la-môn Dhananjani, sau khi đến, liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Tôn giả Sariputta hỏi Bà-la-môn Dhananjani:

— Ta mong, này Dhananjani, Ông có thể kham nhẫn; ta mong Ông có thể chịu đựng; ta mong khổ thọ được giảm thiểu, không có gia tăng, và sự giảm thiểu được rõ rệt, không có gia tăng!

— Thưa Tôn giả Sariputta, tôi không có thể kham nhẫn, tôi không có thể chịu đựng. Sự khổ thống của tôi gia tăng, không có giảm thiểu. Và sự gia tăng được rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, ví như một người lực sĩ chém đầu một người khác với một thanh kiếm sắc bén; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, những ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu tôi. Thưa Tôn giả Sariputta, tôi không có thể kham nhẫn, tôi không có thể chịu đựng. Những khổ thống của tôi gia tăng, không có giảm thiểu, sự gia tăng được rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi siết chặt; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, tôi bị cảm đau đầu một cách kinh khủng. Thưa Tôn giả Sariputta, tôi không có thể kham nhẫn, tôi không có thể chịu đựng. Những khổ thống của tôi gia tăng, không có giảm thiểu, sự gia tăng được rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng với con dao cắt thịt bò sắc bén; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của tôi. Thưa Tôn giả Sariputta, tôi không có thể kham nhẫn, tôi không có thể chịu đựng. Những thống khổ của tôi gia tăng, không có giảm thiểu, sự gia tăng được rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, ví như hai người lực sĩ, sau khi nắm cánh tay của một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân tôi. Thưa Tôn giả Sariputta, tôi không có thể kham nhẫn, tôi không có thể chịu đựng. Những khổ thống của tôi gia tăng, không có giảm thiểu, sự gia tăng được rõ rệt, không có giảm thiểu.

— Này Dhananjani, địa ngục hay bàng sanh, chỗ nào tốt hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, bàng sanh tốt hơn địa ngục.

— Này Dhananjani, bàng sanh hay cảnh ngạ quỷ, chỗ nào tốt hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, cảnh ngạ quỷ tốt hơn bàng sanh.

— Này Dhananjani, cảnh giới ngạ quỷ hay loài Người, chỗ nào tốt hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, loài Người tốt hơn cảnh giới ngạ quỷ.

— Này Dhananjani, loài Người hay Tứ thiên vương thiên, chỗ nào tốt hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, Tứ thiên vương thiên tốt hơn loài Người.

— Này Dhananjani, Tứ thiên vương thiên hay Tam thập tam thiên, chỗ nào tốt hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, Tam thập tam thiên tốt hơn Tứ thiên vương thiên.

— Này Dhananjani, Tam thập tam thiên hay Dạ-ma Thiên, chỗ nào tốt hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, Dạ-ma thiên tốt hơn Tam thập tam thiên.

— Này Dhananjani, Dạ-ma thiên hay Ðâu-suất-đà thiên (Tusita), chỗ nào tốt hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, Ðâu-Suất-đà thiên tốt hơn Dạ-ma thiên.

— Này Dhananjani, Ðâu-suất-đà thiên hay Hóa lạc thiên (Nimmanarati), chỗ nào tốt hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, Hóa lạc thiên tốt hơn Ðâu-suất-đà thiên.

— Này Dhananjani, Hóa lạc thiên hay Tha hóa tự tại thiên, chỗ nào tốt hơn?

— Thưa Tôn giả Sariputta, Tha hóa tự tại thiên tốt hơn Hóa lạc thiên.

— Này Dhananjani, Tha hóa tự tại thiên hay Phạm thiên giới, chỗ nào tốt hơn?

— Tôn giả Sariputta đã nói: “Phạm thiên giới”. Tôn giả Sariputta đã nói: “Phạm thiên giới”.

Rồi Tôn giả Sariputta suy nghĩ: “Các vị Bà-la-môn này rất ái luyến Phạm thiên giới. Vậy ta hãy thuyết giảng con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên”.

— Này Dhananjani, ta sẽ thuyết giảng cho Ông con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên. Hãy nghe khéo tác ý, ta sẽ giảng.

— Thưa vâng.

Bà-la-môn Dhananjani vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta thuyết như sau:

— Này Dhananjani, thế nào là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên? Ở đây, này Dhananjani, vị Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Này Dhananjani, như vậy là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.

Lại nữa, này Dhananjani, vị Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi… an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ… an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Này Dhananjani, như vậy là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.

— Vậy thưa Tôn giả Sariputta, hãy nhân danh tôi cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn và thưa: “Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Dhananjani bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn”.

Rồi Tôn giả Sariputta, dầu cho có những cảnh giới cao thượng hơn cần phải chứng, sau khi an trú Bà-la-môn vào Phạm thiên giới thấp kém, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Và Bà-la-môn Dhananjani, sau khi Tôn giả Sariputta ra đi không bao lâu, liền mệnh chung và được sanh lên Phạm thiên giới.

Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, dầu cho có những cảnh giới cao thượng hơn cần phải chứng, Sariputta sau khi an trú Bà-la-môn Dhananjani vào Phạm thiên giới thấp kém, đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Rồi Tôn giả Sariputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Dhananjani bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.

— Này Sariputta, vì sao, dầu cho có những cảnh giới cao thượng hơn cần phải chứng, Ông sau khi an trú Bà-la-môn Dhananjani vào Phạm thiên giới thấp kém, đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi?

— Bạch Thế Tôn, con nghĩ như sau: “Những vị Bà-la-môn này rất luyến ái Phạm thiên giới”. Do vậy con mới thuyết giảng con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.

— Và này Sariputta, Bà-la-môn Dhananjani đã mệnh chung và sanh lên Phạm thiên giới.

Dhanañjāni Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe.

Tena kho pana samayena āyasmā sāriputto dakkhiṇāgirismiṁ cārikaṁ carati mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ. Atha kho aññataro bhikkhu rājagahe vassaṁvuṭṭho yena dakkhiṇāgiri yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā sāriputtena saddhiṁ sammodi. Variant: vassaṁvuṭṭho → vassaṁ vuttho (bj, sya-all, km) Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho taṁ bhikkhuṁ āyasmā sāriputto etadavoca: “kaccāvuso, bhagavā arogo ca balavā cā”ti?

“Arogo cāvuso, bhagavā balavā cā”ti.

“Kacci panāvuso, bhikkhusaṅgho arogo ca balavā cā”ti?

“Bhikkhusaṅghopi kho, āvuso, arogo ca balavā cā”ti.

“Ettha, āvuso, taṇḍulapālidvārāya dhanañjāni nāma brāhmaṇo atthi. Variant: dhanañjāni → dhānañjāni (pts1ed) Kaccāvuso, dhanañjāni brāhmaṇo arogo ca balavā cā”ti?

“Dhanañjānipi kho, āvuso, brāhmaṇo arogo ca balavā cā”ti.

“Kacci panāvuso, dhanañjāni brāhmaṇo appamatto”ti?

“Kuto panāvuso, dhanañjānissa brāhmaṇassa appamādo? Dhanañjāni, āvuso, brāhmaṇo rājānaṁ nissāya brāhmaṇagahapatike vilumpati, brāhmaṇagahapatike nissāya rājānaṁ vilumpati. Yāpissa bhariyā saddhā saddhakulā ānītā sāpi kālaṅkatā; aññāssa bhariyā assaddhā assaddhakulā ānītā”ti.

“Dussutaṁ vatāvuso, assumha, dussutaṁ vatāvuso, assumha; ye mayaṁ dhanañjāniṁ brāhmaṇaṁ pamattaṁ assumha. Appeva ca nāma mayaṁ kadāci karahaci dhanañjāninā brāhmaṇena saddhiṁ samāgaccheyyāma, appeva nāma siyā kocideva kathāsallāpo”ti?

Atha kho āyasmā sāriputto dakkhiṇāgirismiṁ yathābhirantaṁ viharitvā yena rājagahaṁ tena cārikaṁ pakkāmi. Anupubbena cārikaṁ caramāno yena rājagahaṁ tadavasari. Tatra sudaṁ āyasmā sāriputto rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe.

Atha kho āyasmā sāriputto pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya rājagahaṁ piṇḍāya pāvisi. Tena kho pana samayena dhanañjāni brāhmaṇo bahinagare gāvo goṭṭhe duhāpeti. Atha kho āyasmā sāriputto rājagahe piṇḍāya caritvā pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto yena dhanañjāni brāhmaṇo tenupasaṅkami.

Addasā kho dhanañjāni brāhmaṇo āyasmantaṁ sāriputtaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ sāriputtaṁ etadavoca: “ito, bho sāriputta, payo, pīyataṁ tāva bhattassa kālo bhavissatī”ti.

“Alaṁ, brāhmaṇa. Kataṁ me ajja bhattakiccaṁ. Amukasmiṁ me rukkhamūle divāvihāro bhavissati. Tattha āgaccheyyāsī”ti.

“Evaṁ, bho”ti kho dhanañjāni brāhmaṇo āyasmato sāriputtassa paccassosi.

Atha kho dhanañjāni brāhmaṇo pacchābhattaṁ bhuttapātarāso yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā sāriputtena saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho dhanañjāniṁ brāhmaṇaṁ āyasmā sāriputto etadavoca: “kaccāsi, dhanañjāni, appamatto”ti?

“Kuto, bho sāriputta, amhākaṁ appamādo yesaṁ no mātāpitaro posetabbā, puttadāro posetabbo, dāsakammakarā posetabbā, mittāmaccānaṁ mittāmaccakaraṇīyaṁ kātabbaṁ, ñātisālohitānaṁ ñātisālohitakaraṇīyaṁ kātabbaṁ, atithīnaṁ atithikaraṇīyaṁ kātabbaṁ, pubbapetānaṁ pubbapetakaraṇīyaṁ kātabbaṁ, devatānaṁ devatākaraṇīyaṁ kātabbaṁ, rañño rājakaraṇīyaṁ kātabbaṁ, ayampi kāyo pīṇetabbo brūhetabbo”ti?

“Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, idhekacco mātāpitūnaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, tamenaṁ adhammacariyāvisamacariyāhetu nirayaṁ nirayapālā upakaḍḍheyyuṁ. Labheyya nu kho so ‘ahaṁ kho mātāpitūnaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosiṁ, mā maṁ nirayaṁ nirayapālā’ti, mātāpitaro vā panassa labheyyuṁ ‘eso kho amhākaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosi, mā naṁ nirayaṁ nirayapālā’”ti?

“No hidaṁ, bho sāriputta. Atha kho naṁ vikkandantaṁyeva niraye nirayapālā pakkhipeyyuṁ”.

“Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, idhekacco puttadārassa hetu adhammacārī visamacārī assa, tamenaṁ adhammacariyāvisamacariyāhetu nirayaṁ nirayapālā upakaḍḍheyyuṁ. Labheyya nu kho so ‘ahaṁ kho puttadārassa hetu adhammacārī visamacārī ahosiṁ, mā maṁ nirayaṁ nirayapālā’ti, puttadāro vā panassa labheyya ‘eso kho amhākaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosi mā naṁ nirayaṁ nirayapālā’”ti? “No hidaṁ, bho sāriputta. Atha kho naṁ vikkandantaṁyeva niraye nirayapālā pakkhipeyyuṁ”. “Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, idhekacco dāsakammakaraporisassa hetu adhammacārī visamacārī assa, tamenaṁ adhammacariyāvisamacariyāhetu nirayaṁ nirayapālā upakaḍḍheyyuṁ. Labheyya nu kho so ‘ahaṁ kho dāsakammakaraporisassa hetu adhammacārī visamacārī ahosiṁ, mā maṁ nirayaṁ nirayapālā’ti, dāsakammakaraporisā vā panassa labheyyuṁ ‘eso kho amhākaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosi, mā naṁ nirayaṁ nirayapālā’”ti? “No hidaṁ, bho sāriputta. Atha kho naṁ vikkandantaṁyeva niraye nirayapālā pakkhipeyyuṁ”. “Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, idhekacco mittāmaccānaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, tamenaṁ adhammacariyāvisamacariyāhetu nirayaṁ nirayapālā upakaḍḍheyyuṁ. Labheyya nu kho so ‘ahaṁ kho mittāmaccānaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosiṁ, mā maṁ nirayaṁ nirayapālā’ti, mittāmaccā vā panassa labheyyuṁ ‘eso kho amhākaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosi, mā naṁ nirayaṁ nirayapālā’”ti? “No hidaṁ, bho sāriputta. Atha kho naṁ vikkandantaṁyeva niraye nirayapālā pakkhipeyyuṁ”. “Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, idhekacco ñātisālohitānaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, tamenaṁ adhammacariyāvisamacariyāhetu nirayaṁ nirayapālā upakaḍḍheyyuṁ. Labheyya nu kho so ‘ahaṁ kho ñātisālohitānaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosiṁ, mā maṁ nirayaṁ nirayapālā’ti, ñātisālohitā vā panassa labheyyuṁ ‘eso kho amhākaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosi, mā naṁ nirayaṁ nirayapālā’”ti? “No hidaṁ, bho sāriputta. Atha kho naṁ vikkandantaṁyeva niraye nirayapālā pakkhipeyyuṁ”. “Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, idhekacco atithīnaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, tamenaṁ adhammacariyāvisamacariyāhetu nirayaṁ nirayapālā upakaḍḍheyyuṁ. Labheyya nu kho so ‘ahaṁ kho atithīnaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosiṁ, mā maṁ nirayaṁ nirayapālā’ti, atithī vā panassa labheyyuṁ ‘eso kho amhākaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosi, mā naṁ nirayaṁ nirayapālā’”ti? “No hidaṁ, bho sāriputta. Atha kho naṁ vikkandantaṁyeva niraye nirayapālā pakkhipeyyuṁ”. “Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, idhekacco pubbapetānaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, tamenaṁ adhammacariyāvisamacariyāhetu nirayaṁ nirayapālā upakaḍḍheyyuṁ. Labheyya nu kho so ‘ahaṁ kho pubbapetānaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosiṁ, mā maṁ nirayaṁ nirayapālā’ti, pubbapetā vā panassa labheyyuṁ ‘eso kho amhākaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosi, mā naṁ nirayaṁ nirayapālā’”ti? “No hidaṁ, bho sāriputta. Atha kho naṁ vikkandantaṁyeva niraye nirayapālā pakkhipeyyuṁ”. “Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, idhekacco devatānaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, tamenaṁ adhammacariyāvisamacariyāhetu nirayaṁ nirayapālā upakaḍḍheyyuṁ. Labheyya nu kho so ‘ahaṁ kho devatānaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosiṁ, mā maṁ nirayaṁ nirayapālā’ti, devatā vā panassa labheyyuṁ ‘eso kho amhākaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosi, mā naṁ nirayaṁ nirayapālā’”ti? “No hidaṁ, bho sāriputta. Atha kho naṁ vikkandantaṁyeva niraye nirayapālā pakkhipeyyuṁ”. “Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, idhekacco rañño hetu adhammacārī visamacārī assa, tamenaṁ adhammacariyāvisamacariyāhetu nirayaṁ nirayapālā upakaḍḍheyyuṁ. Labheyya nu kho so ‘ahaṁ kho rañño hetu adhammacārī visamacārī ahosiṁ, mā maṁ nirayaṁ nirayapālā’ti, rājā vā panassa labheyya ‘eso kho amhākaṁ hetu adhammacārī visamacārī ahosi, mā naṁ nirayaṁ nirayapālā’”ti? “No hidaṁ, bho sāriputta. Atha kho naṁ vikkandantaṁyeva niraye nirayapālā pakkhipeyyuṁ”. “Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, idhekacco kāyassa pīṇanāhetu brūhanāhetu adhammacārī visamacārī assa, tamenaṁ adhammacariyāvisamacariyāhetu nirayaṁ nirayapālā upakaḍḍheyyuṁ. Labheyya nu kho so ‘ahaṁ kho kāyassa pīṇanāhetu brūhanāhetu adhammacārī visamacārī ahosiṁ, mā maṁ nirayaṁ nirayapālā’ti, pare vā panassa labheyyuṁ ‘eso kho kāyassa pīṇanāhetu brūhanāhetu adhammacārī visamacārī ahosi, mā naṁ nirayaṁ nirayapālā’”ti?

“No hidaṁ, bho sāriputta. Atha kho naṁ vikkandantaṁyeva niraye nirayapālā pakkhipeyyuṁ”.

“Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, yo vā mātāpitūnaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, yo vā mātāpitūnaṁ hetu dhammacārī samacārī assa; katamaṁ seyyo”ti?

“Yo hi, bho sāriputta, mātāpitūnaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, na taṁ seyyo; yo ca kho, bho sāriputta, mātāpitūnaṁ hetu dhammacārī samacārī assa, tadevettha seyyo. Adhammacariyāvisamacariyāhi, bho sāriputta, dhammacariyāsamacariyā seyyo”ti.

“Atthi kho, dhanañjāni, aññesaṁ hetukā dhammikā kammantā, yehi sakkā mātāpitaro ceva posetuṁ, na ca pāpakammaṁ kātuṁ, puññañca paṭipadaṁ paṭipajjituṁ.

Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, yo vā puttadārassa hetu adhammacārī visamacārī assa, yo vā puttadārassa hetu dhammacārī samacārī assa; katamaṁ seyyo”ti? “Yo hi, bho sāriputta, puttadārassa hetu adhammacārī visamacārī assa, na taṁ seyyo; yo ca kho, bho sāriputta, puttadārassa hetu dhammacārī samacārī assa, tadevettha seyyo. Adhammacariyāvisamacariyāhi, bho sāriputta, dhammacariyāsamacariyā seyyo”ti. “Atthi kho, dhanañjāni, aññesaṁ hetukā dhammikā kammantā yehi sakkā puttadārañceva posetuṁ, na ca pāpakammaṁ kātuṁ, puññañca paṭipadaṁ paṭipajjituṁ. Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, yo vā dāsakammakaraporisassa hetu adhammacārī visamacārī assa, yo vā dāsakammakaraporisassa hetu dhammacārī samacārī assa; katamaṁ seyyo”ti? “Yo hi, bho sāriputta, dāsakammakaraporisassa hetu adhammacārī visamacārī assa, na taṁ seyyo; yo ca kho, bho sāriputta, dāsakammakaraporisassa hetu dhammacārī samacārī assa, tadevettha seyyo. Adhammacariyāvisamacariyāhi, bho sāriputta, dhammacariyāsamacariyā seyyo”ti. “Atthi kho, dhanañjāni, aññesaṁ hetukā dhammikā kammantā, yehi sakkā dāsakammakaraporise ceva posetuṁ, na ca pāpakammaṁ kātuṁ, puññañca paṭipadaṁ paṭipajjituṁ. Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, yo vā mittāmaccānaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, yo vā mittāmaccānaṁ hetu dhammacārī samacārī assa; katamaṁ seyyo”ti? “Yo hi, bho sāriputta, mittāmaccānaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, na taṁ seyyo; yo ca kho, bho sāriputta, mittāmaccānaṁ hetu dhammacārī samacārī assa, tadevettha seyyo. Adhammacariyāvisamacariyāhi, bho sāriputta, dhammacariyāsamacariyā seyyo”ti. “Atthi kho, dhanañjāni, aññesaṁ hetukā dhammikā kammantā, yehi sakkā mittāmaccānañceva mittāmaccakaraṇīyaṁ kātuṁ, na ca pāpakammaṁ kātuṁ, puññañca paṭipadaṁ paṭipajjituṁ. Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, yo vā ñātisālohitānaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, yo vā ñātisālohitānaṁ hetu dhammacārī samacārī assa; katamaṁ seyyo”ti? “Yo hi, bho sāriputta, ñātisālohitānaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, na taṁ seyyo; yo ca kho, bho sāriputta, ñātisālohitānaṁ hetu dhammacārī samacārī assa, tadevettha seyyo. Adhammacariyāvisamacariyāhi, bho sāriputta, dhammacariyāsamacariyā seyyo”ti. “Atthi kho, dhanañjāni, aññesaṁ hetukā dhammikā kammantā, yehi sakkā ñātisālohitānañceva ñātisālohitakaraṇīyaṁ kātuṁ, na ca pāpakammaṁ kātuṁ, puññañca paṭipadaṁ paṭipajjituṁ. Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, yo vā atithīnaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, yo vā atithīnaṁ hetu dhammacārī samacārī assa; katamaṁ seyyo”ti? “Yo hi, bho sāriputta, atithīnaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, na taṁ seyyo; yo ca kho, bho sāriputta, atithīnaṁ hetu dhammacārī samacārī assa, tadevettha seyyo. Adhammacariyāvisamacariyāhi, bho sāriputta, dhammacariyāsamacariyā seyyo”ti. “Atthi kho, dhanañjāni, aññesaṁ hetukā dhammikā kammantā, yehi sakkā atithīnañceva atithikaraṇīyaṁ kātuṁ, na ca pāpakammaṁ kātuṁ, puññañca paṭipadaṁ paṭipajjituṁ. Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, yo vā pubbapetānaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, yo vā pubbapetānaṁ hetu dhammacārī samacārī assa; katamaṁ seyyo”ti? “Yo hi, bho sāriputta, pubbapetānaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, na taṁ seyyo; yo ca kho, bho sāriputta, pubbapetānaṁ hetu dhammacārī samacārī assa, tadevettha seyyo. Adhammacariyāvisamacariyāhi, bho sāriputta, dhammacariyāsamacariyā seyyo”ti. “Atthi kho, dhanañjāni, aññesaṁ hetukā dhammikā kammantā, yehi sakkā pubbapetānañceva pubbapetakaraṇīyaṁ kātuṁ, na ca pāpakammaṁ kātuṁ, puññañca paṭipadaṁ paṭipajjituṁ. Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, yo vā devatānaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, yo vā devatānaṁ hetu dhammacārī samacārī assa; katamaṁ seyyo”ti? “Yo hi, bho sāriputta, devatānaṁ hetu adhammacārī visamacārī assa, na taṁ seyyo; yo ca kho, bho sāriputta, devatānaṁ hetu dhammacārī samacārī assa, tadevettha seyyo. Adhammacariyāvisamacariyāhi, bho sāriputta, dhammacariyāsamacariyā seyyo”ti. “Atthi kho, dhanañjāni, aññesaṁ hetukā dhammikā kammantā, yehi sakkā devatānañceva devatākaraṇīyaṁ kātuṁ, na ca pāpakammaṁ kātuṁ, puññañca paṭipadaṁ paṭipajjituṁ. Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, yo vā rañño hetu adhammacārī visamacārī assa, yo vā rañño hetu dhammacārī samacārī assa; katamaṁ seyyo”ti? “Yo hi, bho sāriputta, rañño hetu adhammacārī visamacārī assa, na taṁ seyyo; yo ca kho, bho sāriputta, rañño hetu dhammacārī samacārī assa, tadevettha seyyo. Adhammacariyāvisamacariyāhi, bho sāriputta, dhammacariyāsamacariyā seyyo”ti. “Atthi kho, dhanañjāni, aññesaṁ hetukā dhammikā kammantā, yehi sakkā rañño ceva rājakaraṇīyaṁ kātuṁ, na ca pāpakammaṁ kātuṁ, puññañca paṭipadaṁ paṭipajjituṁ. Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, yo vā kāyassa pīṇanāhetu brūhanāhetu adhammacārī visamacārī assa, yo vā kāyassa pīṇanāhetu brūhanāhetu dhammacārī samacārī assa; katamaṁ seyyo”ti?

“Yo hi, bho sāriputta, kāyassa pīṇanāhetu brūhanāhetu adhammacārī visamacārī assa, na taṁ seyyo; yo ca kho, bho sāriputta, kāyassa pīṇanāhetu brūhanāhetu dhammacārī samacārī assa, tadevettha seyyo. Adhammacariyāvisamacariyāhi, bho sāriputta, dhammacariyāsamacariyā seyyo”ti.

“Atthi kho, dhanañjāni, aññesaṁ hetukā dhammikā kammantā, yehi sakkā kāyañceva pīṇetuṁ brūhetuṁ, na ca pāpakammaṁ kātuṁ, puññañca paṭipadaṁ paṭipajjitun”ti.

Atha kho dhanañjāni brāhmaṇo āyasmato sāriputtassa bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā pakkāmi.

Atha kho dhanañjāni brāhmaṇo aparena samayena ābādhiko ahosi dukkhito bāḷhagilāno. Atha kho dhanañjāni brāhmaṇo aññataraṁ purisaṁ āmantesi: “ehi tvaṁ, ambho purisa, yena bhagavā tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā mama vacanena bhagavato pāde sirasā vandāhi: ‘dhanañjāni, bhante, brāhmaṇo ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So bhagavato pāde sirasā vandatī’ti. Yena cāyasmā sāriputto tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā mama vacanena āyasmato sāriputtassa pāde sirasā vandāhi: ‘dhanañjāni, bhante, brāhmaṇo ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So āyasmato sāriputtassa pāde sirasā vandatī’ti. Evañca vadehi: ‘sādhu kira, bhante, āyasmā sāriputto yena dhanañjānissa brāhmaṇassa nivesanaṁ tenupasaṅkamatu anukampaṁ upādāyā’”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho so puriso dhanañjānissa brāhmaṇassa paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho so puriso bhagavantaṁ etadavoca: “dhanañjāni, bhante, brāhmaṇo ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So bhagavato pāde sirasā vandatī”ti. Yena cāyasmā sāriputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ sāriputtaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho so puriso āyasmantaṁ sāriputtaṁ etadavoca: “dhanañjāni, bhante, brāhmaṇo ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So āyasmato sāriputtassa pāde sirasā vandati, evañca vadeti: ‘sādhu kira, bhante, āyasmā sāriputto yena dhanañjānissa brāhmaṇassa nivesanaṁ tenupasaṅkamatu anukampaṁ upādāyā’”ti. Adhivāsesi kho āyasmā sāriputto tuṇhībhāvena.

Atha kho āyasmā sāriputto nivāsetvā pattacīvaramādāya yena dhanañjānissa brāhmaṇassa nivesanaṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Nisajja kho āyasmā sāriputto dhanañjāniṁ brāhmaṇaṁ etadavoca: “kacci te, dhanañjāni, khamanīyaṁ, kacci yāpanīyaṁ? Kacci dukkhā vedanā paṭikkamanti, no abhikkamanti? Paṭikkamosānaṁ paññāyati, no abhikkamo”ti?

“Na me, bho sāriputta, khamanīyaṁ na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti. Abhikkamosānaṁ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, bho sāriputta, balavā puriso tiṇhena sikharena muddhani abhimattheyya; evameva kho, bho sāriputta, adhimattā vātā muddhani ca ūhananti. Variant: muddhani → muddhānaṁ (sya-all, km, pts1ed) Na me, bho sāriputta, khamanīyaṁ, na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti. Abhikkamosānaṁ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, bho sāriputta, balavā puriso daḷhena varattakkhaṇḍena sīse sīsaveṭhaṁ dadeyya; evameva kho, bho sāriputta, adhimattā sīse sīsavedanā. Na me, bho sāriputta, khamanīyaṁ na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti. Abhikkamosānaṁ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, bho sāriputta, dakkho goghātako vā goghātakantevāsī vā tiṇhena govikantanena kucchiṁ parikanteyya; evameva kho, bho sāriputta, adhimattā vātā kucchiṁ parikantanti. Na me, bho sāriputta, khamanīyaṁ, na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti. Abhikkamosānaṁ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, bho sāriputta, dve balavanto purisā dubbalataraṁ purisaṁ nānābāhāsu gahetvā aṅgārakāsuyā santāpeyyuṁ samparitāpeyyuṁ; evameva kho, bho sāriputta, adhimatto kāyasmiṁ ḍāho. Na me, bho sāriputta, khamanīyaṁ na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti. Abhikkamosānaṁ paññāyati, no paṭikkamo”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, katamaṁ seyyo—nirayo vā tiracchānayoni vā”ti?

“Nirayā, bho sāriputta, tiracchānayoni seyyo”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, katamaṁ seyyo—tiracchānayoni vā pettivisayo vā”ti?

“Tiracchānayoniyā, bho sāriputta, pettivisayo seyyo”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, katamaṁ seyyo—pettivisayo vā manussā vā”ti?

“Pettivisayā, bho sāriputta, manussā seyyo”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, katamaṁ seyyo—manussā vā cātumahārājikā vā devā”ti? Variant: cātumahārājikā → cātummahārājikā (bj, sya-all, km, pts1ed)

“Manussehi, bho sāriputta, cātumahārājikā devā seyyo”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, katamaṁ seyyo—cātumahārājikā vā devā tāvatiṁsā vā devā”ti?

“Cātumahārājikehi, bho sāriputta, devehi tāvatiṁsā devā seyyo”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, katamaṁ seyyo—tāvatiṁsā vā devā yāmā vā devā”ti?

“Tāvatiṁsehi, bho sāriputta, devehi yāmā devā seyyo”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, katamaṁ seyyo—yāmā vā devā tusitā vā devā”ti?

“Yāmehi, bho sāriputta, devehi tusitā devā seyyo”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, katamaṁ seyyo—tusitā vā devā nimmānaratī vā devā”ti?

“Tusitehi, bho sāriputta, devehi nimmānaratī devā seyyo”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, katamaṁ seyyo—nimmānaratī vā devā paranimmitavasavattī vā devā”ti?

“Nimmānaratīhi, bho sāriputta, devehi paranimmitavasavattī devā seyyo”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, dhanañjāni, katamaṁ seyyo paranimmitavasavattī vā devā brahmaloko vā”ti?

“‘Brahmaloko’ti—bhavaṁ sāriputto āha; ‘brahmaloko’ti—bhavaṁ sāriputto āhā”ti.

Atha kho āyasmato sāriputtassa etadahosi:

“ime kho brāhmaṇā brahmalokādhimuttā. Yannūnāhaṁ dhanañjānissa brāhmaṇassa brahmānaṁ sahabyatāya maggaṁ deseyyan”ti.

“Brahmānaṁ te, dhanañjāni, sahabyatāya maggaṁ desessāmi; taṁ suṇāhi, sādhukaṁ manasi karohi, bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bho”ti kho dhanañjāni brāhmaṇo āyasmato sāriputtassa paccassosi. Āyasmā sāriputto etadavoca:

“katamo ca, dhanañjāni, brahmānaṁ sahabyatāya maggo? Idha, dhanañjāni, bhikkhu mettāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā viharati, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ; iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharati. Ayaṁ kho, dhanañjāni, brahmānaṁ sahabyatāya maggo.

Puna caparaṁ, dhanañjāni, bhikkhu karuṇāsahagatena cetasā …pe…

muditāsahagatena cetasā …

upekkhāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā viharati, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ; iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ upekkhāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharati. Ayaṁ kho, dhanañjāni, brahmānaṁ sahabyatāya maggo”ti.

“Tena hi, bho sāriputta, mama vacanena bhagavato pāde sirasā vandāhi: ‘dhanañjāni, bhante, brāhmaṇo ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So bhagavato pāde sirasā vandatī’”ti. Atha kho āyasmā sāriputto dhanañjāniṁ brāhmaṇaṁ sati uttarikaraṇīye hīne brahmaloke patiṭṭhāpetvā uṭṭhāyāsanā pakkāmi. Atha kho dhanañjāni brāhmaṇo acirapakkante āyasmante sāriputte kālamakāsi, brahmalokañca upapajji.

Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “eso, bhikkhave, sāriputto dhanañjāniṁ brāhmaṇaṁ sati uttarikaraṇīye hīne brahmaloke patiṭṭhāpetvā uṭṭhāyāsanā pakkanto”ti.

Atha kho āyasmā sāriputto yena bhagavā tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi, ekamantaṁ nisinno kho āyasmā sāriputto bhagavantaṁ etadavoca: “dhanañjāni, bhante, brāhmaṇo ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno, so bhagavato pāde sirasā vandatī”ti.

“Kiṁ pana tvaṁ, sāriputta, dhanañjāniṁ brāhmaṇaṁ sati uttarikaraṇīye hīne brahmaloke patiṭṭhāpetvā uṭṭhāyāsanā pakkanto”ti?

“Mayhaṁ kho, bhante, evaṁ ahosi: ‘ime kho brāhmaṇā brahmalokādhimuttā, yannūnāhaṁ dhanañjānissa brāhmaṇassa brahmānaṁ sahabyatāya maggaṁ deseyyan’”ti.

“Kālaṅkato ca, sāriputta, dhanañjāni brāhmaṇo, brahmalokañca upapanno”ti. Variant: Kālaṅkato ca → kālakato ca (bj, pts1ed); kālakatova (sya-all); kālaṅkatova (km, mr)

Dhanañjānisuttaṁ niṭṭhitaṁ sattamaṁ.

Dhanañjāni Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC