Channovāda Sutta
.
Kinh Giáo giới Channa
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc-lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc (Kalandakanivapa).
Lúc bấy giờ Tôn giả Sariputta (Xá lợi phất), Tôn giả Mahacunda (Ðại Chu-na) và Tôn giả Channa (Xiển-đà) cùng trú ở Gijjhakuta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, Tôn giả Channa bị bệnh, đau khổ, bị trọng bệnh. Rồi Tôn giả Sariputta, vào buổi chiều từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahacunda, sau khi đến, nói với Tôn giả Mahacunda:
— Chúng ta hãy đi, này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi đến Tôn giả Channa để hỏi thăm bệnh trạng.
— Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Mahacunda vâng đáp Tôn giả Sariputta. Rồi Tôn giả Sariputta cùng với Tôn giả Mahacunda đi đến Tôn giả Channa; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Channa những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta nói với Tôn giả Channa:
— Này Hiền giả Channa, mong rằng Hiền giả có thể kham nhẫn! Mong rằng Hiền giả có thể chịu đựng! Mong rằng khổ thọ được giảm thiểu không có gia tăng, và sự giảm thiểu được rõ rệt, không có gia tăng!
— Thưa Hiền giả Sariputta, tôi không có thể kham nhẫn, tôi không có thể chịu đựng. Sự thống khổ của tôi gia tăng không có giảm thiểu, và sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Hiền giả Sariputta, tôi sẽ đem dao (cho tôi). Tôi không còn muốn sống.
— Tôn giả Channa, chớ có đem lại con dao! Tôn giả Channa, hãy tiếp tục sống! Chúng tôi muốn Tôn giả Channa tiếp tục sống. Nếu Tôn giả Channa không có các món ăn tốt lành, tôi sẽ đi tìm các món ăn tốt lành cho Tôn giả Channa. Nếu Tôn giả Channa không có các dược phẩm tốt lành, tôi sẽ đi tìm các dược phẩm tốt lành cho Tôn giả Channa. Nếu Tôn giả Channa không có người thị giả thích đáng, tôi sẽ hầu hạ Tôn giả Channa. Tôn giả Channa chớ có đem lại con dao! Tôn giả Channa hãy tiếp tục sống! Chúng tôi muốn Tôn giả Channa tiếp tục sống.
— Thưa Hiền giả Sariputta, không phải tôi không có các món ăn tốt lành, cũng không phải tôi không có các dược phẩm tốt lành. Cũng không phải tôi không có thị giả thích đáng. Thưa Hiền giả Sariputta, trong một thời gian dài, tôi đã hầu hạ bậc Ðạo Sư, làm cho (bậc Ðạo sư) được đẹp lòng, không phải không được đẹp lòng. Thưa Hiền giả Sariputta, thật là thích đáng cho người đệ tử hầu hạ bậc Ðạo Sư, làm cho (bậc Ðạo Sư) được đẹp lòng, không phải không được đẹp lòng. Tỷ-kheo Channa đem lại con dao không có phạm tội. Thưa Hiền giả Sariputta, hãy thọ trì như vậy!
— Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Channa về một vấn đề đặc biệt, nếu Tôn giả Channa cho chúng tôi được phép đặt câu hỏi.
— Hãy hỏi đi, Hiền giả Sariputta; sau khi nghe, tôi sẽ biết (nói như thế nào).
— Hiền giả Channa, Hiền giả có xem con mắt, nhãn thức và các pháp do mắt nhận thức là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi? ” Hiền giả Channa, Hiền giả có xem tai, nhĩ thức… Hiền giả Channa, Hiền giả có xem mũi, tỷ thức… Hiền giả Channa, Hiền giả có xem lưỡi, thiệt thức… Hiền giả Channa, Hiền giả có xem thân, thân thức… Hiền giả Channa, Hiền giả có xem ý, ý thức và các pháp do ý nhận thức là: “Cái này của tôi, cái này là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”?
— Hiền giả Sariputta, tôi xem mắt, nhãn thức và các pháp do mắt nhận thức là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Hiền giả Sariputta, tôi xem tai, nhĩ thức.. Hiền giả Sariputta, tôi xem mũi, tỷ thức… Hiền giả Sariputta, tôi xem lưỡi, thiệt thức… Hiền giả Sariputta, tôi xem thân, thân thức… Hiền giả Sariputta, tôi xem ý, ý thức và các pháp do ý nhận thức là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.
— Này Hiền giả Channa, Hiền giả đã thấy cái gì, đã chứng tri cái gì trong mắt, trong nhãn thức, trong các pháp được mắt nhận thức mà Hiền giả xem mắt, nhãn thức và các pháp do mắt nhận thức là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi?” Hiền giả Channa, Hiền giả đã thấy cái gì, đã chứng tri cái gì trong tai, trong nhĩ thức… trong mũi, trong tỷ thức… trong lưỡi, trong thiệt thức… trong thân, trong thân thức… trong ý, trong ý thức và trong các pháp do ý nhận thức mà Hiền giả xem ý, ý thức và các pháp do ý nhận thức là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi “?
— Thưa Hiền giả Sariputta, chính vì tôi thấy sự diệt (nirodha), chứng tri sự diệt trong mắt, trong nhãn thức và trong các pháp do mắt nhận thức, mà tôi xem mắt, nhãn thức, và các pháp do mắt nhận thức là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Thưa Hiền giả Sariputta, chính vì tôi thấy sự diệt, chứng tri sự diệt trong tai, trong nhĩ thức… trong mũi, trong tỷ thức… trong lưỡi, trong thiệt thức… trong thân, trong thân thức… trong ý, trong ý thức và trong các pháp do ý nhận thức mà tôi xem ý, ý thức và các pháp do ý nhận thức là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.
Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Mahacunda nói với Tôn giả Channa:
— Do vậy, này Hiền giả Channa, lời dạy này của Thế Tôn phải được thường trực tác ý: “Ai có chấp trước là có dao động. Ai không chấp trước là không có dao động. Không có dao động, thời có khinh an; có khinh an thời không có hy cầu (nati); không có hy cầu thời không có khứ lai; không có khứ lai thời không có tử sanh; không có tử sanh thời không có đời này, không có đời sau, không có giữa hai đời. Như vậy là sự đoạn tận đau khổ”.
Rồi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Mahacunda sau khi giáo giới cho Tôn giả Channa, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi Tôn giả Channa, sau khi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Mahacunda ra đi không bao lâu, đem dao lại (cho mình). Rồi Tôn giả Sariputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, Tôn giả Channa đã đem dao lại (cho mình), sanh xứ của Tôn giả ấy là gì? Ðời sống tương lai là gì?
— Này Sariputta, có phải trước mặt Ông, Tỷ-kheo Channa đã tuyên bố sự không phạm tội?
— Bạch Thế Tôn, có một ngôi làng của dòng họ Vajji (Bạt-kỳ) tên là Pubbajira. Tại đấy, có những gia đình thân hữu, những gia đình hộ trì Tôn giả Channa, những gia đình cần được viếng thăm.
— Này Sariputta, có những gia đình ấy là những gia đình thân hữu, những gia đình hộ trì Tỷ-kheo Channa, những gia đình cần được viếng thăm. Này Sariputta, cho đến nay, Ta không nói rằng Tỷ-kheo Channa có phạm tội. Này Sariputta, ai quăng bỏ thân này, và chấp thủ thân khác, Ta nói rằng người ấy có phạm tội. Tỷ-kheo Channa không có (chấp thủ) như vậy. Tỷ-kheo Channa đem con dao lại (cho mình), không có phạm tội.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Sariputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Channovāda Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe.
Tena kho pana samayena āyasmā ca sāriputto āyasmā ca mahācundo āyasmā ca channo gijjhakūṭe pabbate viharanti.
Tena kho pana samayena āyasmā channo ābādhiko hoti dukkhito bāḷhagilāno.
Atha kho āyasmā sāriputto sāyanhasamayaṁ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā mahācundo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ mahācundaṁ etadavoca: “āyāmāvuso cunda, yenāyasmā channo tenupasaṅkamissāma gilānapucchakā”ti.
“Evamāvuso”ti kho āyasmā mahācundo āyasmato sāriputtassa paccassosi.
Atha kho āyasmā ca sāriputto āyasmā ca mahācundo yenāyasmā channo tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā āyasmatā channena saddhiṁ sammodiṁsu. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā sāriputto āyasmantaṁ channaṁ etadavoca: “kacci te, āvuso channa, khamanīyaṁ, kacci yāpanīyaṁ? Kacci te dukkhā vedanā paṭikkamanti, no abhikkamanti; paṭikkamosānaṁ paññāyati, no abhikkamo”ti?
“Na me, āvuso sāriputta, khamanīyaṁ na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti; abhikkamosānaṁ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, āvuso sāriputta, balavā puriso tiṇhena sikharena muddhani abhimattheyya; evameva kho me, āvuso sāriputta, adhimattā vātā muddhani ūhananti. Na me, āvuso sāriputta, khamanīyaṁ na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti; abhikkamosānaṁ paññāyati no paṭikkamo. Seyyathāpi, āvuso sāriputta, balavā puriso daḷhena varattakkhaṇḍena sīse sīsaveṭhaṁ dadeyya; evameva kho me, āvuso sāriputta, adhimattā sīse sīsavedanā. Na me, āvuso sāriputta, khamanīyaṁ na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti; abhikkamosānaṁ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, āvuso sāriputta, dakkho goghātako vā goghātakantevāsī vā tiṇhena govikantanena kucchiṁ parikanteyya; evameva kho me, āvuso sāriputta, adhimattā vātā kucchiṁ parikantanti. Na me, āvuso sāriputta, khamanīyaṁ na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti; abhikkamosānaṁ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, āvuso sāriputta, dve balavanto purisā dubbalataraṁ purisaṁ nānābāhāsu gahetvā aṅgārakāsuyā santāpeyyuṁ samparitāpeyyuṁ; evameva kho me, āvuso sāriputta, adhimatto kāyasmiṁ ḍāho. Na me, āvuso sāriputta, khamanīyaṁ na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti; abhikkamosānaṁ paññāyati, no paṭikkamo. Satthaṁ, āvuso sāriputta, āharissāmi, nāvakaṅkhāmi jīvitan”ti.
“Māyasmā channo satthaṁ āharesi. Yāpetāyasmā channo. Yāpentaṁ mayaṁ āyasmantaṁ channaṁ icchāma. Sace āyasmato channassa natthi sappāyāni bhojanāni, ahaṁ āyasmato channassa sappāyāni bhojanāni pariyesissāmi. Sace āyasmato channassa natthi sappāyāni bhesajjāni, ahaṁ āyasmato channassa sappāyāni bhesajjāni pariyesissāmi. Sace āyasmato channassa natthi patirūpā upaṭṭhākā, ahaṁ āyasmantaṁ channaṁ upaṭṭhahissāmi. Māyasmā channo satthaṁ āharesi. Yāpetāyasmā channo. Yāpentaṁ mayaṁ āyasmantaṁ channaṁ icchāmā”ti.
“Napi me, āvuso sāriputta, natthi sappāyāni bhojanāni; napi me natthi sappāyāni bhesajjāni; napi me natthi patirūpā upaṭṭhākā; api cāvuso sāriputta, pariciṇṇo me satthā dīgharattaṁ manāpeneva no amanāpena. Etañhi, āvuso sāriputta, sāvakassa patirūpaṁ yaṁ satthāraṁ paricareyya manāpeneva no amanāpena. ‘Anupavajjaṁ channo bhikkhu satthaṁ āharissatī’ti evametaṁ, āvuso sāriputta, dhārehī”ti. Variant: evametaṁ → evameva kho tvaṁ (mr)
“Puccheyyāma mayaṁ āyasmantaṁ channaṁ kañcideva desaṁ, sace āyasmā channo okāsaṁ karoti pañhassa veyyākaraṇāyā”ti.
“Pucchāvuso sāriputta, sutvā vedissāmī”ti.
“Cakkhuṁ, āvuso channa, cakkhuviññāṇaṁ cakkhuviññāṇaviññātabbe dhamme ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassasi? Sotaṁ, āvuso channa, sotaviññāṇaṁ …pe… ghānaṁ, āvuso channa, ghānaviññāṇaṁ … jivhaṁ, āvuso channa, jivhāviññāṇaṁ … kāyaṁ, āvuso channa, kāyaviññāṇaṁ … manaṁ, āvuso channa, manoviññāṇaṁ manoviññāṇaviññātabbe dhamme ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassasī”ti?
“Cakkhuṁ, āvuso sāriputta, cakkhuviññāṇaṁ cakkhuviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassāmi. Sotaṁ, āvuso sāriputta …pe… ghānaṁ, āvuso sāriputta … jivhaṁ, āvuso sāriputta … kāyaṁ, āvuso sāriputta … manaṁ, āvuso sāriputta, manoviññāṇaṁ manoviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassāmī”ti.
“Cakkhusmiṁ, āvuso channa, cakkhuviññāṇe cakkhuviññāṇaviññātabbesu dhammesu kiṁ disvā kiṁ abhiññāya cakkhuṁ cakkhuviññāṇaṁ cakkhuviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassasi? Sotasmiṁ, āvuso channa, sotaviññāṇe … ghānasmiṁ, āvuso channa, ghānaviññāṇe … jivhāya, āvuso channa, jivhāviññāṇe … kāyasmiṁ, āvuso channa, kāyaviññāṇe … manasmiṁ, āvuso channa, manoviññāṇe manoviññāṇaviññātabbesu dhammesu kiṁ disvā kiṁ abhiññāya manaṁ manoviññāṇaṁ manoviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassasī”ti?
“Cakkhusmiṁ, āvuso sāriputta, cakkhuviññāṇe cakkhuviññāṇaviññātabbesu dhammesu nirodhaṁ disvā nirodhaṁ abhiññāya cakkhuṁ cakkhuviññāṇaṁ cakkhuviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassāmi. Sotasmiṁ, āvuso sāriputta, sotaviññāṇe … ghānasmiṁ, āvuso sāriputta, ghānaviññāṇe … jivhāya, āvuso sāriputta, jivhāviññāṇe … kāyasmiṁ, āvuso sāriputta, kāyaviññāṇe … manasmiṁ, āvuso sāriputta, manoviññāṇe manoviññāṇaviññātabbesu dhammesu nirodhaṁ disvā nirodhaṁ abhiññāya manaṁ manoviññāṇaṁ manoviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassāmī”ti.
Evaṁ vutte, āyasmā mahācundo āyasmantaṁ channaṁ etadavoca:
“tasmātiha, āvuso channa, idampi tassa bhagavato sāsanaṁ, niccakappaṁ manasi kātabbaṁ: ‘nissitassa calitaṁ, anissitassa calitaṁ natthi. Calite asati passaddhi, passaddhiyā sati nati na hoti. Natiyā asati āgatigati na hoti. Āgatigatiyā asati cutūpapāto na hoti. Cutūpapāte asati nevidha na huraṁ na ubhayamantarena. Esevanto dukkhassā’”ti. Atha kho āyasmā ca sāriputto āyasmā ca mahācundo āyasmantaṁ channaṁ iminā ovādena ovaditvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṁsu.
Atha kho āyasmā channo acirapakkante āyasmante ca sāriputte āyasmante ca mahācunde satthaṁ āharesi.
Atha kho āyasmā sāriputto yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā sāriputto bhagavantaṁ etadavoca: “āyasmatā, bhante, channena satthaṁ āharitaṁ. Tassa kā gati, ko abhisamparāyo”ti?
“Nanu te, sāriputta, channena bhikkhunā sammukhāyeva anupavajjatā byākatā”ti?
“Atthi, bhante, pubbajiraṁ nāma vajjigāmo. Tatthāyasmato channassa mittakulāni suhajjakulāni upavajjakulānī”ti.
“Honti hete, sāriputta, channassa bhikkhuno mittakulāni suhajjakulāni upavajjakulāni. Variant: Honti → posanti (mr) Nāhaṁ, sāriputta, ettāvatā ‘saupavajjo’ti vadāmi. Yo kho, sāriputta, imañca kāyaṁ nikkhipati aññañca kāyaṁ upādiyati tamahaṁ ‘saupavajjo’ti vadāmi. Taṁ channassa bhikkhuno natthi. ‘Anupavajjo channo bhikkhu satthaṁ āharesī’ti evametaṁ, sāriputta, dhārehī”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā sāriputto bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.
Channovādasuttaṁ niṭṭhitaṁ dutiyaṁ.
Channovāda Sutta
Dịch giả