Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Anāthapiṇḍikovāda Sutta

143

.

Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana, (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Lúc bấy giờ, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Rồi cư sĩ Cấp Cô Ðộc gọi một người:

— Hãy đến đây, này Bạn. Hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch như sau: “Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Cấp Cô Ðộc xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn”. Rồi đi đến Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sariputta và thưa như sau: “Thưa Tôn giả, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Cấp Cô Ðộc xin cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sariputta và thưa như sau: “Thưa Tôn giả, lành thay, nếu Tôn giả Sariputta vì lòng từ mẫn, đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Ðộc”.”

— Thưa vâng, Tôn giả.

Người ấy vâng đáp cư sĩ Cấp Cô Ðộc, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ chân Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.

Rồi người ấy đi đến Tôn giả Sariputta, sau khi đến đảnh lễ Tôn giả Sariputta rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy thưa với Tôn giả Sariputta:

— Thưa Tôn giả, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sariputta và thưa như sau: “Thưa Tôn giả, tốt lành thay, nếu Tôn giả Sariputta vì lòng từ mẫn đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Ðộc”.

Tôn giả Sariputta im lặng nhận lời. Rồi Tôn giả Sariputta đắp y, cầm y bát, cùng với Tôn giả Ananda là thị giả, đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Ðộc, sau khi đến liền ngồi lên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Tôn giả Sariputta nói với cư sĩ Cấp Cô Ðộc.

— Này Cư sĩ, ta mong rằng Ông có thể kham nhẫn; Ta mong rằng Ông có thể chịu đựng. Ta mong rằng khổ thọ được giảm thiểu, không gia tăng, sự giảm thiểu được rõ rệt, không có gia tăng.

— Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Sự khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, ví như một người lực sĩ chém đầu (một người khác) với một thanh kiếm sắc bén; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, những ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu con. Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi xiết chặt; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, con cảm thấy bị đau đầu một cách kinh khủng. Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng với một con dao cắt thịt bò sắc bén; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của con. Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, ví như hai người lực sĩ, sau khi nắm cánh tay của một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân con. Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những thống khổ của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu.

— Do vậy, này Cư sĩ hãy học tập như sau: ” Tôi sẽ không chấp thủ con mắt, và tôi sẽ không có thức y cứ vào con mắt”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: “Tôi sẽ không chấp thủ tai, và tôi sẽ không có thức y cứ vào tai”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy… không chấp thủ mũi… y cứ vào mũi… hãy học tập như vậy. Do vậy… không chấp thủ lưỡi… y cứ vào lưỡi…. hãy học tập như vậy. Do vậy… không chấp thủ thân… y cứ vào thân… hãy học tập như vậy. Do vậy… không chấp thủ ý… y cứ vào ý… hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: “Tôi sẽ không chấp thủ hình dạng, và tôi sẽ không có thức y cứ vào hình dạng”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy… không chấp thủ tiếng… y cứ vào tiếng… hãy học tập như vậy. Do vậy… không chấp thủ hương… y cứ vào hương… hãy học tập như vậy. Do vậy…. không chấp thủ vị… y cứ vào vị… hãy học tập như vậy. Do vậy… không chấp thủ xúc… y cứ vào xúc… hãy học tập như vậy. Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: “Tôi sẽ không chấp thủ pháp, và tôi sẽ không có thức y cứ vào pháp”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: “Tôi sẽ không chấp thủ nhãn thức, và tôi sẽ không có thức y cứ vào nhãn thức”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy… “Tôi sẽ không chấp thủ nhĩ thức… Tôi sẽ không chấp thủ tỷ thức… Tôi sẽ không chấp thủ thiệt thức… Tôi sẽ không chấp thủ thân thức… Tôi sẽ không chấp thủ ý thức, và tôi sẽ không có thức y cứ vào ý thức”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: “Tôi sẽ không chấp thủ nhãn xúc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào nhãn xúc”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy… “Tôi sẽ không chấp thủ nhĩ xúc… Tôi sẽ không chấp thủ tỷ xúc… Tôi sẽ không chấp thủ thiệt xúc… Tôi sẽ không chấp thủ thân xúc.. Tôi sẽ không chấp thủ ý xúc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào ý xúc”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: “Tôi sẽ không chấp thủ thọ do nhãn xúc sanh khởi, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thọ do nhãn xúc sanh khởi”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy… “Tôi sẽ không chấp thủ thọ do nhĩ xúc sanh khởi… Tôi sẽ không chấp thủ thọ do tỷ xúc sanh khởi… Tôi sẽ không chấp thủ thọ do thiệt xúc sanh khởi… Tôi sẽ không chấp thủ thọ do thân xúc sanh khởi… Tôi sẽ không chấp thủ thọ do ý xúc sanh khởi và tôi sẽ không có thức y cứ vào thọ do ý xúc sanh khởi”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: “Tôi sẽ không chấp thủ địa giới, và tôi sẽ không có thức y cứ vào địa giới”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy… “Tôi sẽ không chấp thủ thủy giới… Tôi sẽ không chấp thủ hỏa giới… Tôi sẽ không chấp thủ phong giới… Tôi sẽ không chấp thủ hư không giới… Tôi sẽ không chấp thủ thức giới, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thức giới”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: “Tôi sẽ không chấp thủ sắc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào sắc”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy… “Tôi sẽ không chấp thủ thọ… Tôi sẽ không chấp thủ tưởng… Tôi sẽ không chấp thủ hành… Tôi sẽ không chấp thủ thức và tôi sẽ không có thức y cứ vào thức giới”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: “Tôi sẽ không chấp thủ Hư không vô biên xứ, và tôi sẽ không có thức y cứ vào Hư không vô biên xứ”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy… “Tôi sẽ không chấp thủ Thức vô biên xứ… Tôi sẽ không chấp thủ Vô sở hữu xứ… Tôi sẽ không chấp thủ Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và tôi sẽ không có thức y cứ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: “Tôi sẽ không chấp thủ thế giới ở đây và tôi sẽ không có thức y cứ vào thế giới ở đây”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy… “Tôi sẽ không chấp thủ thế giới khác, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thế giới khác”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: “Tôi sẽ không chấp thủ những gì được thấy, được nghe, được cảm thọ, được nhận thức, được hy cầu, được tư sát với ý, và tôi sẽ không có thức y cứ vào các pháp (nói trên)”. Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Khi nghe nói vậy, cư sĩ Cấp Cô Ðộc khóc và chảy nước mắt. Rồi Tôn giả Ananda nói với cư sĩ Cấp Cô Ðộc:

— Này Cư sĩ, Ông đang gượng lên mà sống, hay chìm xuống (cõi chết)?

— Thưa Tôn giả Ananda, con không gượng lên mà sống, con đang chìm xuống cõi chết. Dầu cho bậc Ðạo sư được con hầu hạ đã lâu và dầu con đã từng gần gũi các vị Tỷ-kheo tu tập ý lực, con chưa từng được nghe một thời thuyết pháp như vậy.

— Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy không nói cho các hàng cư sĩ mặc áo trắng. Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy nói cho các hàng xuất gia.

— Vậy thưa Tôn giả Sariputta, hãy thuyết pháp như vậy cho hàng cư sĩ mặc áo trắng. Thưa Tôn giả Sariputta, có những Thiện gia nam tử sanh ra với cấu uế không nhiều, nếu không được nghe pháp, sẽ bị đọa lạc; nhưng nếu được nghe, họ có thể biết được (Chánh) pháp.

Rồi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Ananda sau khi giảng dạy cho cư sĩ Cấp Cô Ðộc với bài thuyết giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi cư sĩ Cấp Cô Ðộc, sau khi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Ananda ra đi không bao lâu, thân hoại mạng chung, và sau khi thân hoại mạng chung liền sanh lên cõi Tusita (Ðâu-suất thiên).

Rồi Thiên tử Cấp Cô Ðộc, khi đêm đã gần mãn, sau khi chói sáng toàn cảnh Jetavana (Kỳ-đà-Lâm) với dung sắc thù thắng đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Cấp Cô Ðộc nói lên với Thế Tôn bài kệ sau đây:

Rừng Jetavana,
Tốt đẹp phước lành này,
Ðược chư Thiên, chúng Tăng,
Thường lui tới an trú,
Ðược Pháp Vương trú trì,
Ban hoan hỷ cho ta.

Nghiệp, minh và Chánh pháp,
Giới, tối thượng sanh mạng,
Chính nhờ các pháp trên,
Khiến chúng sanh thanh tịnh,
Không phải do giai cấp,
Không phải do tài sản.

Do vậy bậc Hiền giả,
Thấy rõ mục đích mình,
Suy tư pháp chân chánh,
Ðược thanh tịnh ở đây.

Như Sariputta,
Về tuệ, giới, tịch tịnh,
Bất luận Tỷ-kheo nào,
Ðã tới bờ bên kia,
Hãy đạt được tối thắng
Trong những pháp kể trên.

Thiên tử Cấp Cô Ðộc nói như vậy. Bậc Ðạo sư tán đồng. Rồi Thiên tử Cấp Cô Ðộc suy nghĩ: “Bậc Ðạo sư tán đồng ta.” Sau khi đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ.

Rồi Thế Tôn, khi đêm ấy đã mãn, gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, đêm nay, một vị Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, chiếu sáng toàn cảnh Jetavana với dung sắc thù thắng đã đi đến Ta, sau khi đến đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên tử ấy nói lên với Ta bài kệ sau đây:

Rừng Jetavana,
Tốt đẹp phước lành này,
Ðược chư Thiên, chúng Tăng,
Thường lui tới an trú,
Ðược Pháp Vương trú trì,
Ban hoan hỷ cho ta.

Nghiệp, minh và Chánh pháp,
Giới, tối thượng sanh mạng,
Chính nhờ các pháp trên,
Khiến chúng sanh thanh tịnh,
Không phải do giai cấp,
Không phải do tài sản.

Do vậy bậc Hiền giả,
Thấy rõ mục đích mình,
Suy tư pháp chân chánh,
Ðược thanh tịnh ở đây.

Như Sariputta,
Về tuệ, giới, tịch tịnh,
Bất luận Tỷ-kheo nào,
Ðã tới bờ bên kia,
Hãy đạt được tối thắng
Trong những pháp kể trên.

Nói vậy xong, này các Tỷ-kheo, vị Thiên tử ấy suy nghĩ: “Bậc Ðạo sư tán đồng ta”, sau khi đảnh lễ thân phía hữu hướng về Ta, rồi biến mất tại chỗ.

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, có phải vị ấy là Thiên tử Cấp Cô Ðộc chăng? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Ðộc có lòng tịnh tín bất động đối với Tôn giả Sariputta.

— Lành thay, lành thay, Ananda! Những gì có thể thành đạt được bởi suy tư đã được đạt đến, này Ananda. Chính Cấp Cô Ðộc là vị Thiên tử ấy, không một ai khác.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Anāthapiṇḍikovāda Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

Tena kho pana samayena anāthapiṇḍiko gahapati ābādhiko hoti dukkhito bāḷhagilāno. Atha kho anāthapiṇḍiko gahapati aññataraṁ purisaṁ āmantesi: “ehi tvaṁ, ambho purisa, yena bhagavā tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā mama vacanena bhagavato pāde sirasā vandāhi: Variant: pāde sirasā vandāhi → vandāhi evañca vadehi (sya-all, km, pts1ed) | bhagavato pāde sirasā vandāhi → vandāhi evañca vadehi (sya-all, km, pts1ed) ‘anāthapiṇḍiko, bhante, gahapati ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So bhagavato pāde sirasā vandatī’ti. Yena cāyasmā sāriputto tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā mama vacanena āyasmato sāriputtassa pāde sirasā vandāhi: ‘anāthapiṇḍiko, bhante, gahapati ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So āyasmato sāriputtassa pāde sirasā vandatī’ti. Evañca vadehi: ‘sādhu kira, bhante, āyasmā sāriputto yena anāthapiṇḍikassa gahapatissa nivesanaṁ tenupasaṅkamatu anukampaṁ upādāyā’”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho so puriso anāthapiṇḍikassa gahapatissa paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho so puriso bhagavantaṁ etadavoca: “anāthapiṇḍiko, bhante, gahapati ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So bhagavato pāde sirasā vandatī”ti. Yena cāyasmā sāriputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ sāriputtaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho so puriso āyasmantaṁ sāriputtaṁ etadavoca: “anāthapiṇḍiko, bhante, gahapati ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So āyasmato sāriputtassa pāde sirasā vandati; evañca vadeti: ‘sādhu kira, bhante, āyasmā sāriputto yena anāthapiṇḍikassa gahapatissa nivesanaṁ tenupasaṅkamatu anukampaṁ upādāyā’”ti. Adhivāsesi kho āyasmā sāriputto tuṇhībhāvena.

Atha kho āyasmā sāriputto nivāsetvā pattacīvaramādāya āyasmatā ānandena pacchāsamaṇena yena anāthapiṇḍikassa gahapatissa nivesanaṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Nisajja kho āyasmā sāriputto anāthapiṇḍikaṁ gahapatiṁ etadavoca: “kacci te, gahapati, khamanīyaṁ, kacci yāpanīyaṁ? Kacci te dukkhā vedanā paṭikkamanti, no abhikkamanti; paṭikkamosānaṁ paññāyati, no abhikkamo”ti?

“Na me, bhante sāriputta, khamanīyaṁ na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti; abhikkamosānaṁ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, bhante sāriputta, balavā puriso tiṇhena sikharena muddhani abhimattheyya; evameva kho me, bhante sāriputta, adhimattā vātā muddhani ūhananti. Variant: muddhani → muddhānaṁ (sya-all, km, pts1ed) | abhimattheyya → abhimantheyya (bj) | ūhananti → ohananti (sya-all, km) Na me, bhante sāriputta, khamanīyaṁ na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti; abhikkamosānaṁ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, bhante sāriputta, balavā puriso daḷhena varattakhaṇḍena sīse sīsaveṭhaṁ dadeyya; evameva kho me, bhante sāriputta, adhimattā sīse sīsavedanā. Variant: sāriputta, adhimattā sīse sīsavedanā → adhimattā vātā sīsaṁ parikantanti (bj, sya-all, km) Na me, bhante sāriputta, khamanīyaṁ na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti; abhikkamosānaṁ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, bhante sāriputta, dakkho goghātako vā goghātakantevāsī vā tiṇhena govikantanena kucchiṁ parikanteyya; evameva kho me, bhante sāriputta, adhimattā vātā kucchiṁ parikantanti. Na me, bhante sāriputta, khamanīyaṁ na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti; abhikkamosānaṁ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, bhante sāriputta, dve balavanto purisā dubbalataraṁ purisaṁ nānābāhāsu gahetvā aṅgārakāsuyā santāpeyyuṁ, samparitāpeyyuṁ; evameva kho me, bhante sāriputta, adhimatto kāyasmiṁ ḍāho. Na me, bhante sāriputta, khamanīyaṁ na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti; abhikkamosānaṁ paññāyati, no paṭikkamo”ti.

“Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na cakkhuṁ upādiyissāmi, na ca me cakkhunissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na sotaṁ upādiyissāmi, na ca me sotanissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na ghānaṁ upādiyissāmi, na ca me ghānanissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na jivhaṁ upādiyissāmi, na ca me jivhānissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na kāyaṁ upādiyissāmi, na ca me kāyanissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na manaṁ upādiyissāmi, na ca me manonissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na rūpaṁ upādiyissāmi, na ca me rūpanissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ. Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na saddaṁ upādiyissāmi …pe… na gandhaṁ upādiyissāmi … na rasaṁ upādiyissāmi … na phoṭṭhabbaṁ upādiyissāmi … na dhammaṁ upādiyissāmi, na ca me dhammanissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na cakkhuviññāṇaṁ upādiyissāmi, na ca me cakkhuviññāṇanissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ. Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na sotaviññāṇaṁ upādiyissāmi … na ghānaviññāṇaṁ upādiyissāmi … na jivhāviññāṇaṁ upādiyissāmi … na kāyaviññāṇaṁ upādiyissāmi … na manoviññāṇaṁ upādiyissāmi, na ca me manoviññāṇanissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na cakkhusamphassaṁ upādiyissāmi, na ca me cakkhusamphassanissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ. Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na sotasamphassaṁ upādiyissāmi … na ghānasamphassaṁ upādiyissāmi … na jivhāsamphassaṁ upādiyissāmi … na kāyasamphassaṁ upādiyissāmi … na manosamphassaṁ upādiyissāmi, na ca me manosamphassanissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na cakkhusamphassajaṁ vedanaṁ upādiyissāmi, na ca me cakkhusamphassajāvedanānissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ. Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na sotasamphassajaṁ vedanaṁ upādiyissāmi … na ghānasamphassajaṁ vedanaṁ upādiyissāmi … na jivhāsamphassajaṁ vedanaṁ upādiyissāmi … na kāyasamphassajaṁ vedanaṁ upādiyissāmi … na manosamphassajaṁ vedanaṁ upādiyissāmi, na ca me manosamphassajāvedanānissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na pathavīdhātuṁ upādiyissāmi, na ca me pathavīdhātunissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ. Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na āpodhātuṁ upādiyissāmi … na tejodhātuṁ upādiyissāmi … na vāyodhātuṁ upādiyissāmi … na ākāsadhātuṁ upādiyissāmi … na viññāṇadhātuṁ upādiyissāmi, na ca me viññāṇadhātunissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na rūpaṁ upādiyissāmi, na ca me rūpanissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ. Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na vedanaṁ upādiyissāmi … na saññaṁ upādiyissāmi … na saṅkhāre upādiyissāmi … na viññāṇaṁ upādiyissāmi, na ca me viññāṇanissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na ākāsānañcāyatanaṁ upādiyissāmi, na ca me ākāsānañcāyatananissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ. Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na viññāṇañcāyatanaṁ upādiyissāmi … na ākiñcaññāyatanaṁ upādiyissāmi … na nevasaññānāsaññāyatanaṁ upādiyissāmi, na ca me nevasaññānāsaññāyatananissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na idhalokaṁ upādiyissāmi, na ca me idhalokanissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ.

Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘na paralokaṁ upādiyissāmi, na ca me paralokanissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṁ. Tasmātiha te, gahapati, evaṁ sikkhitabbaṁ: ‘yampi me diṭṭhaṁ sutaṁ mutaṁ viññātaṁ pattaṁ pariyesitaṁ anupariyesitaṁ anucaritaṁ manasā tampi na upādiyissāmi, na ca me tannissitaṁ viññāṇaṁ bhavissatī’ti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabban”ti.

Evaṁ vutte, anāthapiṇḍiko gahapati parodi, assūni pavattesi. Atha kho āyasmā ānando anāthapiṇḍikaṁ gahapatiṁ etadavoca: “olīyasi kho tvaṁ, gahapati, saṁsīdasi kho tvaṁ, gahapatī”ti?

“Nāhaṁ, bhante ānanda, olīyāmi, napi saṁsīdāmi; api ca me dīgharattaṁ satthā payirupāsito manobhāvanīyā ca bhikkhū; na ca me evarūpī dhammī kathā sutapubbā”ti.

“Na kho, gahapati, gihīnaṁ odātavasanānaṁ evarūpī dhammī kathā paṭibhāti; pabbajitānaṁ kho, gahapati, evarūpī dhammī kathā paṭibhātī”ti.

“Tena hi, bhante sāriputta, gihīnampi odātavasanānaṁ evarūpī dhammī kathā paṭibhātu. Santi hi, bhante, kulaputtā apparajakkhajātikā, assavanatā dhammassa parihāyanti; bhavissanti dhammassa aññātāro”ti.

Atha kho āyasmā ca sāriputto āyasmā ca ānando anāthapiṇḍikaṁ gahapatiṁ iminā ovādena ovaditvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṁsu. Atha kho anāthapiṇḍiko gahapati, acirapakkante āyasmante ca sāriputte āyasmante ca ānande, kālamakāsi tusitaṁ kāyaṁ upapajji.

Atha kho anāthapiṇḍiko devaputto abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṁ jetavanaṁ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho anāthapiṇḍiko devaputto bhagavantaṁ gāthāhi ajjhabhāsi:

“Idañhi taṁ jetavanaṁ, isisaṅghanisevitaṁ; Āvutthaṁ dhammarājena, pītisañjananaṁ mama.

Kammaṁ vijjā ca dhammo ca, sīlaṁ jīvitamuttamaṁ; Etena maccā sujjhanti, na gottena dhanena vā.

Tasmā hi paṇḍito poso, sampassaṁ atthamattano; Yoniso vicine dhammaṁ, evaṁ tattha visujjhati.

Sāriputtova paññāya, sīlena upasamena ca; Yopi pāraṅgato bhikkhu, etāvaparamo siyā”ti.

Idamavoca anāthapiṇḍiko devaputto. Samanuñño satthā ahosi. Atha kho anāthapiṇḍiko devaputto: “samanuñño me satthā”ti bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā tatthevantaradhāyi.

Atha kho bhagavā tassā rattiyā accayena bhikkhū āmantesi: “imaṁ, bhikkhave, rattiṁ aññataro devaputto abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṁ jetavanaṁ obhāsetvā yenāhaṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā maṁ abhivādetvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho so devaputto maṁ gāthāhi ajjhabhāsi:

‘Idañhi taṁ jetavanaṁ, isisaṅghanisevitaṁ; Āvutthaṁ dhammarājena, pītisañjananaṁ mama.

Kammaṁ vijjā ca dhammo ca, sīlaṁ jīvitamuttamaṁ; Etena maccā sujjhanti, na gottena dhanena vā.

Tasmā hi paṇḍito poso, sampassaṁ atthamattano; Yoniso vicine dhammaṁ, evaṁ tattha visujjhati.

Sāriputtova paññāya, sīlena upasamena ca; Yopi pāraṅgato bhikkhu, etāvaparamo siyā’ti.

Idamavoca, bhikkhave, so devaputto. ‘Samanuñño me satthā’ti maṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā tatthevantaradhāyī”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā ānando bhagavantaṁ etadavoca:

“so hi nūna so, bhante, anāthapiṇḍiko devaputto bhavissati. Anāthapiṇḍiko, bhante, gahapati āyasmante sāriputte abhippasanno ahosī”ti.

“Sādhu sādhu, ānanda. Yāvatakaṁ kho, ānanda, takkāya pattabbaṁ, anuppattaṁ taṁ tayā. Anāthapiṇḍiko so, ānanda, devaputto”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Anāthapiṇḍikovādasuttaṁ niṭṭhitaṁ paṭhamaṁ.

Anāthapiṇḍikovāda Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC