Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Ambalaṭṭhika1 Rāhulovāda Sutta

61

.

Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Rahula (La-hầu-la) ở tại Ambalatthika (rừng Ambala). Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Ambalatthika, chỗ Tôn giả Rahula ở. Tôn giả Rahula thấy Thế Tôn từ xa đi đến, sau khi thấy, liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, và sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn giả Rahula đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

Rồi Thế Tôn, sau khi để một ít nước còn lại trong chậu nước, bảo Tôn giả Rahula:

— Này Rahula, Ông có thấy một ít nước còn lại này trong chậu nước không?

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

— Cũng ít vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Rồi Thế Tôn, sau khi đổ đi chút ít nước còn lại ấy rồi bảo Rahula:

— Này Rahula, Ông có thấy chút ít nước còn lại ấy bị đổ đi không?

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

— Cũng đổ đi vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Rồi Thế Tôn lật úp chậu nước ấy và bảo Tôn giả Rahula.

— Này Rahula, Ông có thấy chậu nước bị lật úp ấy không?

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

— Cũng lật úp vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Rồi Thế Tôn lật ngửa trở lại chậu nước ấy và bảo Tôn giả Rahula:

— Này Rahula, Ông có thấy chậu nước này trống không không?

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

— Cũng trống không vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Này Rahula, ví như một con voi của vua, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường có mặt ở chiến trường. Khi lâm trận, con voi này dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, nhưng bảo vệ cái vòi. Ở đây, người nài nghĩ rằng: “Con voi của vua này có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường. Khi lâm trận con voi này thường dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, nhưng bảo vệ cái vòi. Con voi của vua (như vậy) không quăng bỏ mạng sống (của mình)”. Này Rahula, nhưng khi con voi của vua, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường, khi lâm trận, con voi này dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, dùng vòi. Ở đây, người nài nghĩ rằng: “Con voi của vua này, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường… (như trên)… dùng đuôi, dùng vòi. Con voi của vua (như vậy) đã quăng bỏ mạng sống (của mình), và nay con voi của vua không có việc gì mà không làm”. Cũng vậy, này Rahula, đối với ai biết mà nói láo, không có tàm quý, thời Ta nói rằng người ấy không có việc ác gì mà không làm. Do vậy, này Rahula, “Ta quyết không nói láo, dầu nói để mà chơi”, này Rahula, Ông phải học tập như vậy.

Này Rahula, Ông nghĩ thế nào? Mục đích của cái gương là gì?

— Bạch Thế Tôn, mục đích là để phản tỉnh.

— Cũng vậy, này Rahula, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành thân nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành khẩu nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành ý nghiệp.

Này Rahula, khi Ông muốn làm một thân nghiệp gì, hãy phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: “Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: “Thân nghiệp này, ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nhất định chớ có làm. Này Rahula, nếu sau khi phản tỉnh, ông biết: “Thân nghiệp này ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc”. Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nên làm.

Này Rahula, khi Ông đang làm một thân nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: “Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ; đem đến quả báo đau khổ. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: “Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ”. Này Rahula, ông hãy từ bỏ một thân nghiệp như vậy. Nhưng nếu, này Rahula, trong khi phản tỉnh ông biết như sau: “Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc”. Thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải tiếp tục làm.

Sau khi Ông làm xong một thân nghiệp, này Rahula, Ông cần phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: “Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: “Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước các vị Ðạo sư, hay trước các vị đồng Phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải phòng hộ trong tương lai. Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: “Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc”. Do vậy, này Rahula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.

Này Rahula, khi Ông muốn làm một khẩu nghiệp gì, hãy phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: “Khẩu nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai, khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: “Khẩu nghiệp này ta muốn làm. Khẩu nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Một khẩu nghiệp như vậy, này Rahula, nhất định chớ có làm. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: “Khẩu nghiệp này ta muốn làm. Khẩu nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc”. Một khẩu nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nên làm.

Này Rahula, khi Ông đang làm một khẩu nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: “Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: “Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ”. Này Rahula, Ông hãy từ bỏ một khẩu nghiệp như vậy. Nhưng nếu, này Rahula, khi phản tỉnh, Ông biết như sau: “Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc”. Khẩu nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải tiếp tục làm.

Sau khi Ông làm xong một khẩu nghiệp, này Rahula, Ông cần phải phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: “Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: “Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Một khẩu nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước vị Ðạo sư, hay trước các vị đồng Phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải phòng hộ trong tương lai. Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: “Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đưa đến quả báo an lạc”. Do vậy, này Rahula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.

Này Rahula, như Ông muốn làm một ý nghiệp gì, hãy phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: “Ý nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai, ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: “Ý nghiệp này ta muốn làm. Ý nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ”. Một ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nhất định chớ có làm. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: “Ý nghiệp này ta muốn làm. Ý nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc”. Ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nên làm.

Này Rahula, khi Ông đang làm một ý nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: “Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ”. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: “Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem lại quả báo đau khổ”. Này Rahula, Ông hãy từ bỏ một ý nghiệp như vậy. Nhưng nếu, này Rahula, khi phản tỉnh Ông biết như sau: “Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc”. Ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông phải tiếp tục làm.

Sau khi Ông làm xong một ý nghiệp, này Rahula, Ông cần phải phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: “Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem lại quả báo đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: “Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ”. Một ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải lo âu, cần phải tàm quý, cần phải nhàm chán. Sau khi lo âu, tàm quý, nhàm chán, cần phải phòng hộ trong tương lai. Còn nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết: “Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc”. Do vậy, này Rahula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.

Này Rahula, trong thời quá khứ, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào đã tịnh hóa thân nghiệp, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, đã tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần đã tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa ý nghiệp. Này Rahula, trong thời vị lai, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sẽ tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy; sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa ý nghiệp. Này Rahula, trong thời hiện tại, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tịnh hóa thân nghiệp, tịnh hóa khẩu nghiệp, tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa khẩu nghiệp; sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa ý nghiệp. Do vậy, này Rahula: “Sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa thân nghiệp; sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa ý nghiệp”. Như vậy, này Rahula, Ông cần phải tu học.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Rahula hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn giảng.

Ambalaṭṭhika1 Rāhulovāda Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe.

Tena kho pana samayena āyasmā rāhulo ambalaṭṭhikāyaṁ viharati. Atha kho bhagavā sāyanhasamayaṁ paṭisallānā vuṭṭhito yena ambalaṭṭhikā yenāyasmā rāhulo tenupasaṅkami. Addasā kho āyasmā rāhulo bhagavantaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna āsanaṁ paññāpesi, udakañca pādānaṁ. Nisīdi bhagavā paññatte āsane. Nisajja pāde pakkhālesi. Āyasmāpi kho rāhulo bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi.

Atha kho bhagavā parittaṁ udakāvasesaṁ udakādhāne ṭhapetvā āyasmantaṁ rāhulaṁ āmantesi: “passasi no tvaṁ, rāhula, imaṁ parittaṁ udakāvasesaṁ udakādhāne ṭhapitan”ti?

“Evaṁ, bhante”.

“Evaṁ parittakaṁ kho, rāhula, tesaṁ sāmaññaṁ yesaṁ natthi sampajānamusāvāde lajjā”ti.

Atha kho bhagavā parittaṁ udakāvasesaṁ chaḍḍetvā āyasmantaṁ rāhulaṁ āmantesi: “passasi no tvaṁ, rāhula, parittaṁ udakāvasesaṁ chaḍḍitan”ti?

“Evaṁ, bhante”.

“Evaṁ chaḍḍitaṁ kho, rāhula, tesaṁ sāmaññaṁ yesaṁ natthi sampajānamusāvāde lajjā”ti.

Atha kho bhagavā taṁ udakādhānaṁ nikkujjitvā āyasmantaṁ rāhulaṁ āmantesi: “passasi no tvaṁ, rāhula, imaṁ udakādhānaṁ nikkujjitan”ti?

“Evaṁ, bhante”.

“Evaṁ nikkujjitaṁ kho, rāhula, tesaṁ sāmaññaṁ yesaṁ natthi sampajānamusāvāde lajjā”ti.

Atha kho bhagavā taṁ udakādhānaṁ ukkujjitvā āyasmantaṁ rāhulaṁ āmantesi: “passasi no tvaṁ, rāhula, imaṁ udakādhānaṁ rittaṁ tucchan”ti?

“Evaṁ, bhante”.

“Evaṁ rittaṁ tucchaṁ kho, rāhula, tesaṁ sāmaññaṁ yesaṁ natthi sampajānamusāvāde lajjāti.

Seyyathāpi, rāhula, rañño nāgo īsādanto urūḷhavā abhijāto saṅgāmāvacaro saṅgāmagato purimehipi pādehi kammaṁ karoti, pacchimehipi pādehi kammaṁ karoti, purimenapi kāyena kammaṁ karoti, pacchimenapi kāyena kammaṁ karoti, sīsenapi kammaṁ karoti, kaṇṇehipi kammaṁ karoti, dantehipi kammaṁ karoti, naṅguṭṭhenapi kammaṁ karoti; rakkhateva soṇḍaṁ. Variant: urūḷhavā → ubbūḷhavā (bj, pts1ed); uruḷhavā (sya-all) Tattha hatthārohassa evaṁ hoti: ‘ayaṁ kho rañño nāgo īsādanto urūḷhavā abhijāto saṅgāmāvacaro saṅgāmagato purimehipi pādehi kammaṁ karoti, pacchimehipi pādehi kammaṁ karoti …pe… naṅguṭṭhenapi kammaṁ karoti; rakkhateva soṇḍaṁ. Apariccattaṁ kho rañño nāgassa jīvitan’ti. Yato kho, rāhula, rañño nāgo īsādanto urūḷhavā abhijāto saṅgāmāvacaro saṅgāmagato purimehipi pādehi kammaṁ karoti, pacchimehipi pādehi kammaṁ karoti …pe… naṅguṭṭhenapi kammaṁ karoti, soṇḍāyapi kammaṁ karoti, tattha hatthārohassa evaṁ hoti: ‘ayaṁ kho rañño nāgo īsādanto urūḷhavā abhijāto saṅgāmāvacaro saṅgāmagato purimehipi pādehi kammaṁ karoti, pacchimehipi pādehi kammaṁ karoti, purimenapi kāyena kammaṁ karoti, pacchimenapi kāyena kammaṁ karoti, sīsenapi kammaṁ karoti, kaṇṇehipi kammaṁ karoti, dantehipi kammaṁ karoti, naṅguṭṭhenapi kammaṁ karoti, soṇḍāyapi kammaṁ karoti. Pariccattaṁ kho rañño nāgassa jīvitaṁ. Natthi dāni kiñci rañño nāgassa akaraṇīyan’ti.

Evameva kho, rāhula, yassa kassaci sampajānamusāvāde natthi lajjā, nāhaṁ tassa kiñci pāpaṁ akaraṇīyanti vadāmi. Tasmātiha te, rāhula, ‘hassāpi na musā bhaṇissāmī’ti—evañhi te, rāhula, sikkhitabbaṁ.

Taṁ kiṁ maññasi, rāhula, kimatthiyo ādāso”ti?

“Paccavekkhaṇattho, bhante”ti.

“Evameva kho, rāhula, paccavekkhitvā paccavekkhitvā kāyena kammaṁ kattabbaṁ, paccavekkhitvā paccavekkhitvā vācāya kammaṁ kattabbaṁ, paccavekkhitvā paccavekkhitvā manasā kammaṁ kattabbaṁ.

Yadeva tvaṁ, rāhula, kāyena kammaṁ kattukāmo ahosi, tadeva te kāyakammaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘yannu kho ahaṁ idaṁ kāyena kammaṁ kattukāmo idaṁ me kāyakammaṁ attabyābādhāyapi saṁvatteyya, parabyābādhāyapi saṁvatteyya, ubhayabyābādhāyapi saṁvatteyya—akusalaṁ idaṁ kāyakammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti? Variant: dukkhudrayaṁ → dukkhudayaṁ (mr) Sace tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ kāyena kammaṁ kattukāmo idaṁ me kāyakammaṁ attabyābādhāyapi saṁvatteyya, parabyābādhāyapi saṁvatteyya, ubhayabyābādhāyapi saṁvatteyya—akusalaṁ idaṁ kāyakammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti, evarūpaṁ te, rāhula, kāyena kammaṁ sasakkaṁ na karaṇīyaṁ. Variant: sasakkaṁ na karaṇīyaṁ → saṁsakkaṁ na ca karaṇīyaṁ (mr) Sace pana tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ kāyena kammaṁ kattukāmo idaṁ me kāyakammaṁ nevattabyābādhāyapi saṁvatteyya, na parabyābādhāyapi saṁvatteyya, na ubhayabyābādhāyapi saṁvatteyya—kusalaṁ idaṁ kāyakammaṁ sukhudrayaṁ sukhavipākan’ti, evarūpaṁ te, rāhula, kāyena kammaṁ karaṇīyaṁ.

Karontenapi te, rāhula, kāyena kammaṁ tadeva te kāyakammaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘yannu kho ahaṁ idaṁ kāyena kammaṁ karomi idaṁ me kāyakammaṁ attabyābādhāyapi saṁvattati, parabyābādhāyapi saṁvattati, ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—akusalaṁ idaṁ kāyakammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti? Sace pana tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ kāyena kammaṁ karomi idaṁ me kāyakammaṁ attabyābādhāyapi saṁvattati, parabyābādhāyapi saṁvattati, ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—akusalaṁ idaṁ kāyakammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti, paṭisaṁhareyyāsi tvaṁ, rāhula, evarūpaṁ kāyakammaṁ. Sace pana tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ kāyena kammaṁ karomi idaṁ me kāyakammaṁ nevattabyābādhāyapi saṁvattati, na parabyābādhāyapi saṁvattati, na ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—kusalaṁ idaṁ kāyakammaṁ sukhudrayaṁ sukhavipākan’ti, anupadajjeyyāsi tvaṁ, rāhula, evarūpaṁ kāyakammaṁ.

Katvāpi te, rāhula, kāyena kammaṁ tadeva te kāyakammaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘yannu kho ahaṁ idaṁ kāyena kammaṁ akāsiṁ idaṁ me kāyakammaṁ attabyābādhāyapi saṁvattati, parabyābādhāyapi saṁvattati, ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—akusalaṁ idaṁ kāyakammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti? Sace kho tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ kāyena kammaṁ akāsiṁ, idaṁ me kāyakammaṁ attabyābādhāyapi saṁvattati, parabyābādhāyapi saṁvattati, ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—akusalaṁ idaṁ kāyakammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti, evarūpaṁ te, rāhula, kāyakammaṁ satthari vā viññūsu vā sabrahmacārīsu desetabbaṁ, vivaritabbaṁ, uttānīkātabbaṁ; desetvā vivaritvā uttānīkatvā āyatiṁ saṁvaraṁ āpajjitabbaṁ. Sace pana tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ kāyena kammaṁ akāsiṁ idaṁ me kāyakammaṁ nevattabyābādhāyapi saṁvattati, na parabyābādhāyapi saṁvattati, na ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—kusalaṁ idaṁ kāyakammaṁ sukhudrayaṁ sukhavipākan’ti, teneva tvaṁ, rāhula, pītipāmojjena vihareyyāsi ahorattānusikkhī kusalesu dhammesu.

“Yadeva tvaṁ, rāhula, vācāya kammaṁ kattukāmo ahosi, tadeva te vacīkammaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘yannu kho ahaṁ idaṁ vācāya kammaṁ kattukāmo idaṁ me vacīkammaṁ attabyābādhāyapi saṁvatteyya, parabyābādhāyapi saṁvatteyya, ubhayabyābādhāyapi saṁvatteyya—akusalaṁ idaṁ vacīkammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti? Sace tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ vācāya kammaṁ kattukāmo idaṁ me vacīkammaṁ attabyābādhāyapi saṁvatteyya, parabyābādhāyapi saṁvatteyya, ubhayabyābādhāyapi saṁvatteyya—akusalaṁ idaṁ vacīkammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti, evarūpaṁ te, rāhula, vācāya kammaṁ sasakkaṁ na karaṇīyaṁ. Sace pana tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ vācāya kammaṁ kattukāmo idaṁ me vacīkammaṁ nevattabyābādhāyapi saṁvatteyya, na parabyābādhāyapi saṁvatteyya—kusalaṁ idaṁ vacīkammaṁ sukhudrayaṁ sukhavipākan’ti, evarūpaṁ te, rāhula, vācāya kammaṁ karaṇīyaṁ.

Karontenapi te, rāhula, vācāya kammaṁ tadeva te vacīkammaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘yannu kho ahaṁ idaṁ vācāya kammaṁ karomi idaṁ me vacīkammaṁ attabyābādhāyapi saṁvattati, parabyābādhāyapi saṁvattati, ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—akusalaṁ idaṁ vacīkammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti? Sace pana tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ vācāya kammaṁ karomi idaṁ me vacīkammaṁ attabyābādhāyapi saṁvattati, parabyābādhāyapi saṁvattati, ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—akusalaṁ idaṁ vacīkammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti, paṭisaṁhareyyāsi tvaṁ, rāhula, evarūpaṁ vacīkammaṁ. Sace pana tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ vācāya kammaṁ karomi idaṁ me vacīkammaṁ nevattabyābādhāyapi saṁvattati, na parabyābādhāyapi saṁvattati, na ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—kusalaṁ idaṁ vacīkammaṁ sukhudrayaṁ sukhavipākan’ti, anupadajjeyyāsi tvaṁ, rāhula, evarūpaṁ vacīkammaṁ.

Katvāpi te, rāhula, vācāya kammaṁ tadeva te vacīkammaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘yannu kho ahaṁ idaṁ vācāya kammaṁ akāsiṁ idaṁ me vacīkammaṁ attabyābādhāyapi saṁvattati, parabyābādhāyapi saṁvattati, ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—Variant: saṁvattati → saṁvatti (pts1ed) akusalaṁ idaṁ vacīkammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti? Sace kho tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ vācāya kammaṁ akāsiṁ idaṁ me vacīkammaṁ attabyābādhāyapi saṁvattati, parabyābādhāyapi saṁvattati, ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—akusalaṁ idaṁ vacīkammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti, evarūpaṁ te, rāhula, vacīkammaṁ satthari vā viññūsu vā sabrahmacārīsu desetabbaṁ, vivaritabbaṁ, uttānīkattabbaṁ; desetvā vivaritvā uttānīkatvā āyatiṁ saṁvaraṁ āpajjitabbaṁ. Sace pana tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ vācāya kammaṁ akāsiṁ idaṁ me vacīkammaṁ nevattabyābādhāyapi saṁvattati, na parabyābādhāyapi saṁvattati, na ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—kusalaṁ idaṁ vacīkammaṁ sukhudrayaṁ sukhavipākan’ti, teneva tvaṁ, rāhula, pītipāmojjena vihareyyāsi ahorattānusikkhī kusalesu dhammesu.

Yadeva tvaṁ, rāhula, manasā kammaṁ kattukāmo ahosi, tadeva te manokammaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘yannu kho ahaṁ idaṁ manasā kammaṁ kattukāmo idaṁ me manokammaṁ attabyābādhāyapi saṁvatteyya, parabyābādhāyapi saṁvatteyya, ubhayabyābādhāyapi saṁvatteyya—akusalaṁ idaṁ manokammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti? Sace tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ manasā kammaṁ kattukāmo idaṁ me manokammaṁ attabyābādhāyapi saṁvatteyya, parabyābādhāyapi saṁvatteyya, ubhayabyābādhāyapi saṁvatteyya—akusalaṁ idaṁ manokammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti, evarūpaṁ te, rāhula, manasā kammaṁ sasakkaṁ na karaṇīyaṁ. Sace pana tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ manasā kammaṁ kattukāmo idaṁ me manokammaṁ nevattabyābādhāyapi saṁvatteyya, na parabyābādhāyapi saṁvatteyya, na ubhayabyābādhāyapi saṁvatteyya—kusalaṁ idaṁ manokammaṁ sukhudrayaṁ sukhavipākan’ti, evarūpaṁ te, rāhula, manasā kammaṁ karaṇīyaṁ.

Karontenapi te, rāhula, manasā kammaṁ tadeva te manokammaṁ paccavekkhitabbaṁ: ‘yannu kho ahaṁ idaṁ manasā kammaṁ karomi idaṁ me manokammaṁ attabyābādhāyapi saṁvattati, parabyābādhāyapi saṁvattati, ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—akusalaṁ idaṁ manokammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti? Sace pana tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ manasā kammaṁ karomi idaṁ me manokammaṁ attabyābādhāyapi saṁvattati, parabyābādhāyapi saṁvattati, ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—akusalaṁ idaṁ manokammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti, paṭisaṁhareyyāsi tvaṁ, rāhula, evarūpaṁ manokammaṁ. Sace pana tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ manasā kammaṁ karomi idaṁ me manokammaṁ nevattabyābādhāyapi saṁvattati, na parabyābādhāyapi saṁvattati, na ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—kusalaṁ idaṁ manokammaṁ sukhudrayaṁ sukhavipākan’ti, anupadajjeyyāsi tvaṁ, rāhula, evarūpaṁ manokammaṁ.

Katvāpi te, rāhula, manasā kammaṁ tadeva te manokammaṁ paccavekkhitabbaṁ: Variant: manokammaṁ → manokamme (bj, sya-all, km, pts1ed) ‘yannu kho ahaṁ idaṁ manasā kammaṁ akāsiṁ idaṁ me manokammaṁ attabyābādhāyapi saṁvattati, parabyābādhāyapi saṁvattati, ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—Variant: saṁvattati → saṁvattatīti (si); saṁvatti (pts1ed) akusalaṁ idaṁ manokammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti? Sace kho tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ manasā kammaṁ akāsiṁ idaṁ me manokammaṁ attabyābādhāyapi saṁvattati, parabyābādhāyapi saṁvattati, ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—akusalaṁ idaṁ manokammaṁ dukkhudrayaṁ dukkhavipākan’ti, evarūpaṁ pana te, rāhula, manokammaṁ aṭṭīyitabbaṁ harāyitabbaṁ jigucchitabbaṁ; Variant: evarūpaṁ pana → evarūpe (bj, pts1ed); evarūpe pana (sya-all, km) aṭṭīyitvā harāyitvā jigucchitvā āyatiṁ saṁvaraṁ āpajjitabbaṁ. Sace pana tvaṁ, rāhula, paccavekkhamāno evaṁ jāneyyāsi: ‘yaṁ kho ahaṁ idaṁ manasā kammaṁ akāsiṁ idaṁ me manokammaṁ nevattabyābādhāyapi saṁvattati, na parabyābādhāyapi saṁvattati, na ubhayabyābādhāyapi saṁvattati—kusalaṁ idaṁ manokammaṁ sukhudrayaṁ sukhavipākan’ti, teneva tvaṁ, rāhula, pītipāmojjena vihareyyāsi ahorattānusikkhī kusalesu dhammesu.

Ye hi keci, rāhula, atītamaddhānaṁ samaṇā vā brāhmaṇā vā kāyakammaṁ parisodhesuṁ, vacīkammaṁ parisodhesuṁ, manokammaṁ parisodhesuṁ, sabbe te evamevaṁ paccavekkhitvā paccavekkhitvā kāyakammaṁ parisodhesuṁ, paccavekkhitvā paccavekkhitvā vacīkammaṁ parisodhesuṁ, paccavekkhitvā paccavekkhitvā manokammaṁ parisodhesuṁ. Yepi hi keci, rāhula, anāgatamaddhānaṁ samaṇā vā brāhmaṇā vā kāyakammaṁ parisodhessanti, vacīkammaṁ parisodhessanti, manokammaṁ parisodhessanti, sabbe te evamevaṁ paccavekkhitvā paccavekkhitvā kāyakammaṁ parisodhessanti, paccavekkhitvā paccavekkhitvā vacīkammaṁ parisodhessanti, paccavekkhitvā paccavekkhitvā manokammaṁ parisodhessan”ti. Yepi hi keci, rāhula, etarahi samaṇā vā brāhmaṇā vā kāyakammaṁ parisodhenti, vacīkammaṁ parisodhenti, manokammaṁ parisodhenti, sabbe te evamevaṁ paccavekkhitvā paccavekkhitvā kāyakammaṁ parisodhenti, paccavekkhitvā paccavekkhitvā vacīkammaṁ parisodhenti, paccavekkhitvā paccavekkhitvā manokammaṁ parisodhenti. Tasmātiha, rāhula, ‘paccavekkhitvā paccavekkhitvā kāyakammaṁ parisodhessāmi, paccavekkhitvā paccavekkhitvā vacīkammaṁ parisodhessāmi, paccavekkhitvā paccavekkhitvā manokammaṁ parisodhessāmī’ti—evañhi te, rāhula, sikkhitabban”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā rāhulo bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Ambalaṭṭhikarāhulovādasuttaṁ niṭṭhitaṁ paṭhamaṁ.

Ambalaṭṭhika1 Rāhulovāda Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC