Gulissāni Sutta
.
Kinh Gulissāni
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).
Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo Gulissani là vị sống tại rừng núi, hành động thô tháo đã đến giữa Tăng chúng do một vài công vụ. Ở đây, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) nhân vì Tỷ-kheo Gulissani, bảo các Tỷ-kheo:
— Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi đến trú giữa chúng Tăng phải biết tôn trọng, cung kính các đồng Phạm hạnh. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi, đến trú giữa chúng Tăng không biết tôn trọng, cung kính các đồng Phạm hạnh, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả ấy lại không tôn trọng, cung kính các đồng Phạm hạnh!” Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi đến trú giữa chúng Tăng, phải biết tôn trọng, cung kính các đồng Phạm hạnh.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi, đến trú giữa chúng Tăng, phải biết khéo léo về chỗ ngồi, nghĩ rằng: “Ta sẽ ngồi, không có chiếm lấy chỗ ngồi các Thượng tọa Tỷ-kheo, không có trục xuất chỗ ngồi của các niên thiếu Tỷ-kheo. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi, đến trú giữa chúng Tăng, không biết khéo xử về chỗ ngồi, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này lại không biết hành động như pháp!” Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi, đến trú giữa chúng Tăng phải biết khéo xử về chỗ ngồi.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo, sống ở rừng núi, đến trú giữa chúng Tăng, không nên vào làng quá sớm và trở về ban ngày. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi, đến trú giữa chư Tăng, nếu vào làng quá sớm và trở về ban ngày, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này lại vào làng quá sớm và trở về ban ngày”. Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi, đến trú giữa chúng Tăng, không nên vào làng quá sớm, và trở về ban ngày.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo, sống ở rừng núi, đến trú giữa chúng Tăng, không nên đi đến các gia đình trước buổi ăn hay sau buổi ăn. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi, đến trú giữa chúng Tăng, đi đến các gia đình trước buổi ăn hay sau buổi ăn, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Có phải Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích, lại đi phí thời giờ quá nhiều, và xử sự như vậy đối với chúng Tăng?” Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi, đến trú giữa chúng Tăng, không nên đi đến các gia đình trước buổi ăn hay sau buổi ăn.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi, đến trú giữa chúng Tăng không nên trạo cử, dao động. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi, đến trú giữa chúng Tăng mà trạo cử, dao động, thời sẽ có người nói về vị ấy như sau: “Có phải Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích, lại trạo cử, dao động quá nhiều và xử sự như vậy đối với chúng Tăng?” Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi, đến trú giữa chúng Tăng, không nên trạo cử, dao động.
Này Chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi đến trú giữa chúng Tăng, không nên nói nhiều lời và nói tạp nhạp. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi đến trú giữa chúng Tăng, nói nhiều lời và nói tạp nhạp thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này lại nói nhiều lời và nói tạp nhạp!” Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi, đến trú giữa chúng Tăng, không nên nói nhiều lời và nói tạp nhạp.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi đến trú giữa chúng Tăng, phải là người dễ nói và là người thiện hữu. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi đến trú giữa chúng Tăng là người khó nói và là người ác hữu, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này lại khó nói và là người ác hữu!” Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi, đến trú giữa chúng Tăng, phải là người dễ nói và là người thiện hữu.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải thủ hộ các căn. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi không thủ hộ các căn, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này lại không thủ hộ các căn!” Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải thủ hộ các căn.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải tiết độ trong sự ăn uống. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi không có tiết độ trong sự ăn uống, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này lại không có tiết độ trong sự ăn uống!” Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải có tiết độ trong sự ăn uống.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải chú tâm cảnh giác. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi không chú tâm cảnh giác, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này lại không chú tâm cảnh giác!” Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải chú tâm cảnh giác.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải tinh cần tinh tấn. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi mà biếng nhác, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này lại biếng nhác!” Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi, cần phải tinh cần tinh tấn.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải chánh niệm tỉnh giác. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi mà thất niệm, thời sẽ có người nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này lại thất niệm!”. Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi, cần phải chánh niệm tỉnh giác.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải có Thiền định. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi không có Thiền định, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này lại không có Thiền định!” Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải có Thiền định.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải có trí tuệ. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi chỉ có liệt tuệ, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này lại chỉ có liệt tuệ!” Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải có trí tuệ.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải thực tập thắng pháp (abhidhamma), thắng luật (abhivinaya). Này chư Hiền, sẽ có người hỏi Tỷ-kheo sống ở rừng núi về thắng pháp, thắng luật. Nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi được hỏi về thắng pháp, thắng luật mà không thể trả lời được, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này được hỏi về thắng pháp, thắng luật lại không có thể trả lời được!” Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải có thực tập thắng pháp, thắng luật.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải thực tập các pháp tịch tịnh giải thoát (santavimokha), vượt khỏi các sắc pháp, và các vô sắc pháp. Này chư Hiền, sẽ có người hỏi Tỷ-kheo sống ở rừng núi về các pháp tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp, các vô sắc pháp. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi được hỏi về các pháp tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp mà không thể trả lời được, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này được hỏi về các pháp tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp lại không có thể trả lời được!” Sẽ có người nói về vị ấy như vậy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải thực tập các pháp tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp.
Này chư Hiền, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải thực tập các pháp thượng nhân. Này chư Hiền, sẽ có người hỏi Tỷ-kheo về những pháp thượng nhân. Này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống ở rừng núi được hỏi về các pháp thượng nhân mà không thể trả lời được, thời có người sẽ nói về vị ấy như sau: “Nào có tốt gì, nếu Tôn giả này là vị sống ở rừng núi, sống một mình trong rừng, hành động theo sở thích; nay Tôn giả này được hỏi về những pháp thượng nhân lại không có thể trả lời được!”. Như vậy sẽ có người nói về vị ấy. Do vậy, Tỷ-kheo sống ở rừng núi cần phải thực tập các pháp thượng nhân.
Khi được nói vậy, Tôn giả Mahamoggallana nói với Tôn giả Sariputta như sau:
— Hiền giả Sariputta, các pháp này cần phải được chấp trì và thực tập chỉ bởi Tỷ-kheo sống ở rừng núi hay bởi Tỷ-kheo sống ở gần thôn làng?
— Hiền giả Moggallana, các pháp này cần được phải chấp trì và thực tập bởi Tỷ-kheo sống ở rừng núi, huống chi Tỷ-kheo sống gần thôn làng!
Gulissāni Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe.
Tena kho pana samayena goliyāni nāma bhikkhu āraññiko padasamācāro saṅghamajjhe osaṭo hoti kenacideva karaṇīyena. Variant: āraññiko → āraññako (sabbattha) | goliyāni → gulissāni (bj, pts1ed); golissāni (sya-all, km) | padasamācāro → padarasamācāro (bj, sya-all, km, pts1ed) Tatra kho āyasmā sāriputto goliyāniṁ bhikkhuṁ ārabbha bhikkhū āmantesi:
“Āraññikenāvuso, bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena sabrahmacārīsu sagāravena bhavitabbaṁ sappatissena. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu saṅghagato saṅghe viharanto sabrahmacārīsu agāravo hoti appatisso, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena, yo ayamāyasmā sabrahmacārīsu agāravo hoti appatisso’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena sabrahmacārīsu sagāravena bhavitabbaṁ sappatissena.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena āsanakusalena bhavitabbaṁ: ‘iti there ca bhikkhū nānupakhajja nisīdissāmi nave ca bhikkhū na āsanena paṭibāhissāmī’ti. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu saṅghagato saṅghe viharanto na āsanakusalo hoti, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena, yo ayamāyasmā āsanakusalo na hotī’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena āsanakusalena bhavitabbaṁ.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena ābhisamācārikopi dhammo jānitabbo. Variant: jānitabbo → ayaṁ ābhisamācārikatatiyavāro bj, sya-all, km, pts1ed potthakesu na Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu saṅghagato saṅghe viharanto ābhisamācārikampi dhammaṁ na jānāti, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā ābhisamācārikampi dhammaṁ na jānātī’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena ābhisamācārikopi dhammo jānitabbo.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena nātikālena gāmo pavisitabbo nātidivā paṭikkamitabbaṁ. Variant: nātidivā → na divā (sya-all, km, pts1ed, mr) Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu saṅghagato saṅghe viharanto atikālena gāmaṁ pavisati atidivā paṭikkamati, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā atikālena gāmaṁ pavisati atidivā paṭikkamatī’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena nātikālena gāmo pavisitabbo, nātidivā paṭikkamitabbaṁ.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena na purebhattaṁ pacchābhattaṁ kulesu cārittaṁ āpajjitabbaṁ. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu saṅghagato saṅghe viharanto purebhattaṁ pacchābhattaṁ kulesu cārittaṁ āpajjati, tassa bhavanti vattāro. ‘Ayaṁ nūnimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena viharato vikālacariyā bahulīkatā, tamenaṁ saṅghagatampi samudācaratī’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena na purebhattaṁ pacchābhattaṁ kulesu cārittaṁ āpajjitabbaṁ.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena anuddhatena bhavitabbaṁ acapalena. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu saṅghagato saṅghe viharanto uddhato hoti capalo, tassa bhavanti vattāro. ‘Idaṁ nūnimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena viharato uddhaccaṁ cāpalyaṁ bahulīkataṁ, tamenaṁ saṅghagatampi samudācaratī’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena anuddhatena bhavitabbaṁ acapalena.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena amukharena bhavitabbaṁ avikiṇṇavācena. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu saṅghagato saṅghe viharanto mukharo hoti vikiṇṇavāco, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā mukharo vikiṇṇavāco’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena amukharena bhavitabbaṁ avikiṇṇavācena.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena suvacena bhavitabbaṁ kalyāṇamittena. Variant: suvacena → subbacena (bj, mr) Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu saṅghagato saṅghe viharanto dubbaco hoti pāpamitto, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā dubbaco pāpamitto’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā saṅghagatena saṅghe viharantena suvacena bhavitabbaṁ kalyāṇamittena.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā indriyesu guttadvārena bhavitabbaṁ. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu indriyesu aguttadvāro hoti, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā indriyesu aguttadvāro’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā indriyesu guttadvārena bhavitabbaṁ.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā bhojane mattaññunā bhavitabbaṁ. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu bhojane amattaññū hoti, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā bhojane amattaññū’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā bhojane mattaññunā bhavitabbaṁ.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā jāgariyaṁ anuyuttena bhavitabbaṁ. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu jāgariyaṁ ananuyutto hoti, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā jāgariyaṁ ananuyutto’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā jāgariyaṁ anuyuttena bhavitabbaṁ.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā āraddhavīriyena bhavitabbaṁ. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu kusīto hoti, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā kusīto’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā āraddhavīriyena bhavitabbaṁ.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā upaṭṭhitassatinā bhavitabbaṁ. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu muṭṭhassatī hoti, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā muṭṭhassatī’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā upaṭṭhitassatinā bhavitabbaṁ.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā samāhitena bhavitabbaṁ. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu asamāhito hoti, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā asamāhito’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā samāhitena bhavitabbaṁ.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā paññavatā bhavitabbaṁ. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu duppañño hoti, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā duppañño’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā paññavatā bhavitabbaṁ.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā abhidhamme abhivinaye yogo karaṇīyo. Santāvuso, āraññikaṁ bhikkhuṁ abhidhamme abhivinaye pañhaṁ pucchitāro. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu abhidhamme abhivinaye pañhaṁ puṭṭho na sampāyati, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā abhidhamme abhivinaye pañhaṁ puṭṭho na sampāyatī’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā abhidhamme abhivinaye yogo karaṇīyo.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā tattha yogo karaṇīyo. Santāvuso, āraññikaṁ bhikkhuṁ ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā tattha pañhaṁ pucchitāro. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā tattha pañhaṁ puṭṭho na sampāyati, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā tattha pañhaṁ puṭṭho na sampāyatī’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā tattha yogo karaṇīyo.
Āraññikenāvuso, bhikkhunā uttari manussadhamme yogo karaṇīyo. Santāvuso, āraññikaṁ bhikkhuṁ uttari manussadhamme pañhaṁ pucchitāro. Sace, āvuso, āraññiko bhikkhu uttari manussadhamme pañhaṁ puṭṭho na sampāyati, tassa bhavanti vattāro. ‘Kiṁ panimassāyasmato āraññikassa ekassāraññe serivihārena yo ayamāyasmā yassatthāya pabbajito tamatthaṁ na jānātī’ti—tassa bhavanti vattāro. Tasmā āraññikena bhikkhunā uttari manussadhamme yogo karaṇīyo”ti.
Evaṁ vutte, āyasmā mahāmoggallāno āyasmantaṁ sāriputtaṁ etadavoca: Variant: mahāmoggallāno → mahāmoggalāno (mr) “āraññikeneva nu kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā ime dhammā samādāya vattitabbā udāhu gāmantavihārināpī”ti?
“Āraññikenāpi kho, āvuso moggallāna, bhikkhunā ime dhammā samādāya vattitabbā pageva gāmantavihārinā”ti.
Goliyānisuttaṁ niṭṭhitaṁ navamaṁ.
Gulissāni Sutta
Dịch giả