Kīṭāgiri Sutta
.
Kinh Kīṭāgiri
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn du hành ở Kasi cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
— Này các Tỷ-kheo, Ta ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Này các Tỷ-kheo, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, Ta cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Này các Tỷ-kheo, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Này các Tỷ-kheo, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các Ông sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú.
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn tiếp tục du hành ở Kasi và đến một thị trấn xứ Kasi tên là Kitagiri. Rồi Thế Tôn ở tại Kitagiri, một thị trấn xứ Kasi. Lúc bấy giờ Tỷ-kheo Assaji và Punabbasuka đang ở Kitagiri. Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến chỗ Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka, sau khi đến, nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka như sau:
— Chư Hiền, Thế Tôn ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Cả chúng Tỷ-kheo cũng vậy. Do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các vị ấy cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Chư Hiền, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Chư Hiền, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, chư Hiền sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú.
Ðược nói vậy, Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka, nói với các Tỷ-kheo ấy:
— Chư Hiền, chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời. Do chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời, chúng tôi cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Sao chúng tôi lại bỏ hiện tại, chạy theo tương lai? Chúng tôi sẽ ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời.
Vì các Tỷ-kheo ấy không thể làm cho Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka chấp thuận, nên các vị ấy đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
— Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con đi đến chỗ các Tỷ-kheo Assaji và Punabbasuka, sau khi đến chúng con nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka như sau: “Chư hiền, Thế Tôn ăn, từ bỏ ăn ban đêm… có sức lực và an trú”. Bạch Thế Tôn, được nói vậy. Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka nói với chúng con như sau: “Chư Hiền, chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời… chúng tôi sẽ ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời”. Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka chấp thuận, nên chúng con trình sự việc này lên Thế Tôn.
Rồi Thế Tôn bảo một Tỷ-kheo:
— Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta, bảo Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka: “Bậc Ðạo Sư cho gọi các Tôn giả”.
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đến chỗ Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka, sau khi đến, nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka:
— Bậc Ðạo Sư cho gọi các Tôn giả.
— Thưa vâng, Hiền giả.
Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka đang ngồi một bên:
— Có thật chăng, này các Tỷ-kheo, một số đông Tỷ-kheo đến các Ông và nói như sau: “Chư Hiền, Thế Tôn ăn, từ bỏ ăn ban đêm, cả chúng Tỷ-kheo cũng vậy. Do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các vị ấy cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Chư Hiền, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Chư Hiền, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, chư Hiền sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú”. Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông nói với các Tỷ-kheo ấy như sau: “Chư Hiền, chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời. Do ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời, chúng tôi cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Sao chúng tôi lại bỏ hiện tại, chạy theo tương lai? Chúng tôi sẽ ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời”?
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
— Này các Tỷ-kheo , các Ông có hiểu pháp Ta dạy như sau: “Một cá nhân cảm thọ bất cứ cảm giác nào, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; đối với người ấy, các pháp bất thiện được đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng”?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Này các Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta dạy như sau: “Ở đây đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng. Ở đây, đối với một người khi cảm thọ khổ thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ khổ thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng. Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng”?
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
— Lành thay, này các Tỷ-kheo ! Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: “Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt”, có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: “Hãy từ bỏ lạc thọ như vậy”? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Nhưng này các Tỷ-kheo, vì rằng sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: “Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt”, do vậy Ta nói: “Hãy từ bỏ lạc thọ như vậy”. Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: “Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng”, có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: “Hãy chứng và trú lạc thọ như vậy”? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Nhưng này các Tỷ-kheo, vì sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: “Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các thiện pháp được tăng trưởng, các bất thiện pháp bị đoạn diệt”, do vậy Ta nói: “Hãy chứng và trú lạc thọ như vậy”.
Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: “Ở đây, đối với một người khi cảm giác khổ thọ… khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt”, có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: “Hãy từ bỏ bất khổ bất lạc thọ như vậy”? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Nhưng này các Tỷ-kheo, vì rằng sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: “Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt”, do vậy Ta nói: “Hãy từ bỏ bất khổ bất lạc thọ như vậy”. Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: “Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng”, có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: “Hãy chứng và trú bất khổ bất lạc thọ như vậy”? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Nhưng này các Tỷ-kheo, vì rằng sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: “Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các thiện pháp được tăng trưởng, các bất thiện pháp bị đoạn diệt”, do vậy Ta nói: “Hãy chứng và trú bất khổ bất lạc thọ như vậy”.
Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng đối với tất cả Tỷ-kheo, có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng đối với tất cả Tỷ-kheo không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt được lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát; này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo như vậy, Ta nói rằng không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được các vị này làm, nhờ không phóng dật. Các vị này không thể trở thành phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo còn là các bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an ổn khỏi các triền ách; này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo như vậy, Ta nói rằng có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi các bậc Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, các vị ấy (cần phải) tự mình nhờ thượng trí chứng ngộ chứng đạt, và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này, các Thiện gia nam tử chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo này, vì thấy quả này của không phóng dật nên Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Này các Tỷ-kheo có bảy hạng người sống trong đời này. Thế nào là bảy? Bậc câu phần giải thoát, bậc tuệ giải thoát, bậc thân chứng, bậc kiến đáo, bậc tín giải thoát, bậc tùy pháp hành, bậc tùy tín hành.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc câu phần giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, sau khi thân đã chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là hạng người câu phần giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói rằng không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được vị này làm, nhờ không phóng dật, vị ấy không có thể trở thành phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc tuệ giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, sau khi thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này như vậy được gọi là bậc tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được vị này làm, nhờ không phóng dật; vị ấy không có thể trở thành phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc thân chứng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này như vậy được gọi là bậc thân chứng. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc kiến đáo? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn; và các pháp do Như Lai tuyên thuyết được vị này thấy một cách hoàn toàn với trí tuệ và thực hành một cách hoàn toàn. Này các Tỷ-kheo, vị này được gọi là kiến đáo. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc tín giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người, sau khi tự thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ một cách hoàn toàn; và lòng tin của vị này đối với Như Lai đã được xác định, phát sanh từ căn để an trú. Này các Tỷ kheo, vị này được gọi là bậc tín giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người tùy pháp hành? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người sau khi tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, nhưng các lậu hoặc không được đoạn trừ một cách hoàn toàn; và các pháp do Như Lai tuyên thuyết (chỉ) được vị này chấp nhận một cách vừa phải với trí tuệ, dầu cho vị này có những pháp như là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, vị này được gọi là người tùy pháp hành. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người tùy tín hành? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi tự thân không chứng đắc có tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, nhưng các lậu hoặc không được đoạn trừ. Nhưng nếu vị này có đủ lòng tin và lòng thương đối với Như Lai, thời vị này sẽ có những pháp như là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, vị này được gọi là người tùy tín hành. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, nhưng vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một vị có lòng tin đi đến gần; sau khi đến gần, vị ấy tỏ sự kính lễ; sau khi tỏ sự kính lễ, vị ấy lóng tai; sau khi lóng tai, vị ấy nghe pháp; sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp; sau khi thọ trì, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì; sau khi suy tư ý nghĩa, các pháp được chấp thuận; sau khi các pháp được chấp thuận, ước muốn sanh khởi; sau khi ước muốn sanh khởi, vị ấy nỗ lực; sau khi nỗ lực, vị ấy cân nhắc; sau khi cân nhắc, vị ấy tinh cần. Do tinh cần, vị ấy tự thân chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy, vị ấy thấy.
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu không có lòng tin ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự đến gần ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có tỏ sự kính lễ ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự lóng tai ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nghe pháp ấy, thời này Tỷ-kheo, không có sự thọ trì pháp ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự suy tư ý nghĩa ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự chấp thuận pháp ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự ước muốn ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nỗ lực ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự cân nhắc ấy, thời này các Tỷ-kheo không có sự tinh cần ấy. Này các Tỷ kheo, ở đây, các Ông đã đi vào phi đạo. Này các Tỷ-kheo, ở đây, các Ông đã đi vào tà đạo. Thật là quá xa, này các Tỷ-kheo, các kẻ ngu này đã đi ra ngoài Pháp và Luật này.
Này các Tỷ-kheo, có sự thuyết trình gồm có bốn phần (Catuppadam = Bốn cú) chính nhờ thuyết trình này người có trí, không bao lâu, nhờ tuệ biết được ý nghĩa. Ta sẽ đọc sự thuyết trình ấy lên cho các Ông, này các Tỷ-kheo, các Ông nhờ Ta mà sẽ hiểu thuyết trình ấy.
— Bạch Thế Tôn, chúng con là ai có thể biết được Pháp?
— Này các Tỷ-kheo, cho đến một bậc Ðạo sư sống quá trọng vọng tài vật, là vị thừa tự tài vật, và sống liên hệ với tài vật, thời sự mua may bán đắt này không xảy ra: “Chúng tôi sẽ làm việc này như vậy, và như vậy chúng tôi sẽ không làm việc này như vậy”, huống nữa là Như Lai, này các Tỷ-kheo, là vị sống hoàn toàn không liên hệ với các tài vật. Này các Tỷ-kheo, đối với một đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời tùy pháp (anudhamma) được khởi lên: “Bậc Ðạo sư là Thế Tôn, đệ tử là tôi. Thế Tôn biết, tôi không biết”. Này các Tỷ-kheo, đến với một đệ tử, có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời giáo pháp bậc Ðạo sư được hưng thịnh, được nhiều sinh lực. Này các Tỷ-kheo, đối với đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo Sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời tùy pháp này được khởi lên: “Dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn lực để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu nhẫn nại, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng”. Này các Tỷ-kheo, đối với một đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, vị ấy sẽ chứng được một trong hai quả như sau: Chánh trí ngay trong hiện tại, và nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn.
Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kīṭāgiri Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā kāsīsu cārikaṁ carati mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi:
“ahaṁ kho, bhikkhave, aññatreva rattibhojanā bhuñjāmi. Variant: rattibhojanā → rattibhojanaṁ (mr) Aññatra kho panāhaṁ, bhikkhave, rattibhojanā bhuñjamāno appābādhatañca sañjānāmi appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañca. Etha, tumhepi, bhikkhave, aññatreva rattibhojanā bhuñjatha. Aññatra kho pana, bhikkhave, tumhepi rattibhojanā bhuñjamānā appābādhatañca sañjānissatha appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañcā”ti.
“Evaṁ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ.
Atha kho bhagavā kāsīsu anupubbena cārikaṁ caramāno yena kīṭāgiri nāma kāsīnaṁ nigamo tadavasari. Tatra sudaṁ bhagavā kīṭāgirismiṁ viharati kāsīnaṁ nigame.
Tena kho pana samayena assajipunabbasukā nāma bhikkhū kīṭāgirismiṁ āvāsikā honti. Atha kho sambahulā bhikkhū yena assajipunabbasukā bhikkhū tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā assajipunabbasuke bhikkhū etadavocuṁ: “bhagavā kho, āvuso, aññatreva rattibhojanā bhuñjati bhikkhusaṅgho ca. Aññatra kho panāvuso, rattibhojanā bhuñjamānā appābādhatañca sañjānanti appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañca. Etha, tumhepi, āvuso, aññatreva rattibhojanā bhuñjatha. Aññatra kho panāvuso, tumhepi rattibhojanā bhuñjamānā appābādhatañca sañjānissatha appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañcā”ti.
Evaṁ vutte, assajipunabbasukā bhikkhū te bhikkhū etadavocuṁ: “mayaṁ kho, āvuso, sāyañceva bhuñjāma pāto ca divā ca vikāle. Te mayaṁ sāyañceva bhuñjamānā pāto ca divā ca vikāle appābādhatañca sañjānāma appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañca. Te mayaṁ kiṁ sandiṭṭhikaṁ hitvā kālikaṁ anudhāvissāma? Sāyañceva mayaṁ bhuñjissāma pāto ca divā ca vikāle”ti.
Yato kho te bhikkhū nāsakkhiṁsu assajipunabbasuke bhikkhū saññāpetuṁ, atha yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṁ etadavocuṁ: “idha mayaṁ, bhante, yena assajipunabbasukā bhikkhū tenupasaṅkamimha; upasaṅkamitvā assajipunabbasuke bhikkhū etadavocumha: ‘bhagavā kho, āvuso, aññatreva rattibhojanā bhuñjati bhikkhusaṅgho ca; aññatra kho panāvuso, rattibhojanā bhuñjamānā appābādhatañca sañjānanti appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañca. Etha, tumhepi, āvuso, aññatreva rattibhojanā bhuñjatha. Aññatra kho panāvuso, tumhepi rattibhojanā bhuñjamānā appābādhatañca sañjānissatha appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañcā’ti. Evaṁ vutte, bhante, assajipunabbasukā bhikkhū amhe etadavocuṁ: ‘mayaṁ kho, āvuso, sāyañceva bhuñjāma pāto ca divā ca vikāle. Te mayaṁ sāyañceva bhuñjamānā pāto ca divā ca vikāle appābādhatañca sañjānāma appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañca. Te mayaṁ kiṁ sandiṭṭhikaṁ hitvā kālikaṁ anudhāvissāma? Sāyañceva mayaṁ bhuñjissāma pāto ca divā ca vikāle’ti. Yato kho mayaṁ, bhante, nāsakkhimha assajipunabbasuke bhikkhū saññāpetuṁ, atha mayaṁ etamatthaṁ bhagavato ārocemā”ti.
Atha kho bhagavā aññataraṁ bhikkhuṁ āmantesi: “ehi tvaṁ, bhikkhu, mama vacanena assajipunabbasuke bhikkhū āmantehi: ‘satthā āyasmante āmantetī’”ti.
“Evaṁ, bhante”ti kho so bhikkhu bhagavato paṭissutvā yena assajipunabbasukā bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā assajipunabbasuke bhikkhū etadavoca: “satthā āyasmante āmantetī”ti.
“Evamāvuso”ti kho assajipunabbasukā bhikkhū tassa bhikkhuno paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinne kho assajipunabbasuke bhikkhū bhagavā etadavoca:
“saccaṁ kira, bhikkhave, sambahulā bhikkhū tumhe upasaṅkamitvā etadavocuṁ: Variant: kira → kiṁ nu (mr) ‘bhagavā kho, āvuso, aññatreva rattibhojanā bhuñjati bhikkhusaṅgho ca. Aññatra kho panāvuso, rattibhojanā bhuñjamānā appābādhatañca sañjānanti appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañca. Etha, tumhepi, āvuso, aññatreva rattibhojanā bhuñjatha. Aññatra kho panāvuso, tumhepi rattibhojanā bhuñjamānā appābādhatañca sañjānissatha appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañcā’ti. Evaṁ vutte, kira, bhikkhave, tumhe te bhikkhū evaṁ avacuttha: ‘mayaṁ kho panāvuso, sāyañceva bhuñjāma pāto ca divā ca vikāle. Te mayaṁ sāyañceva bhuñjamānā pāto ca divā ca vikāle appābādhatañca sañjānāma appātaṅkatañca lahuṭṭhānañca balañca phāsuvihārañca. Te mayaṁ kiṁ sandiṭṭhikaṁ hitvā kālikaṁ anudhāvissāma? Sāyañceva mayaṁ bhuñjissāma pāto ca divā ca vikāle’”ti.
“Evaṁ, bhante”.
“Kiṁ nu me tumhe, bhikkhave, evaṁ dhammaṁ desitaṁ ājānātha yaṁ kiñcāyaṁ purisapuggalo paṭisaṁvedeti sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā tassa akusalā dhammā parihāyanti kusalā dhammā abhivaḍḍhantī”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Nanu me tumhe, bhikkhave, evaṁ dhammaṁ desitaṁ ājānātha idhekaccassa yaṁ evarūpaṁ sukhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti kusalā dhammā parihāyanti, idha panekaccassa evarūpaṁ sukhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhanti, idhekaccassa evarūpaṁ dukkhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti kusalā dhammā parihāyanti, idha panekaccassa evarūpaṁ dukkhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā parihāyanti kusalā dhammā abhivaḍḍhanti, idhekaccassa evarūpaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti kusalā dhammā parihāyanti, idha panekaccassa evarūpaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā parihāyanti kusalā dhammā abhivaḍḍhantī”ti?
“Evaṁ, bhante”.
“Sādhu, bhikkhave. Mayā cetaṁ, bhikkhave, aññātaṁ abhavissa adiṭṭhaṁ aviditaṁ asacchikataṁ aphassitaṁ paññāya: ‘idhekaccassa evarūpaṁ sukhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti kusalā dhammā parihāyantī’ti, evāhaṁ ajānanto ‘evarūpaṁ sukhaṁ vedanaṁ pajahathā’ti vadeyyaṁ; api nu me etaṁ, bhikkhave, patirūpaṁ abhavissā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Yasmā ca kho etaṁ, bhikkhave, mayā ñātaṁ diṭṭhaṁ viditaṁ sacchikataṁ phassitaṁ paññāya: ‘idhekaccassa evarūpaṁ sukhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti kusalā dhammā parihāyantī’ti, tasmāhaṁ ‘evarūpaṁ sukhaṁ vedanaṁ pajahathā’ti vadāmi. Mayā cetaṁ, bhikkhave, aññātaṁ abhavissa adiṭṭhaṁ aviditaṁ asacchikataṁ aphassitaṁ paññāya: ‘idhekaccassa evarūpaṁ sukhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā parihāyanti kusalā dhammā abhivaḍḍhantī’ti, evāhaṁ ajānanto ‘evarūpaṁ sukhaṁ vedanaṁ upasampajja viharathā’ti vadeyyaṁ; api nu me etaṁ, bhikkhave, patirūpaṁ abhavissā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Yasmā ca kho etaṁ, bhikkhave, mayā ñātaṁ diṭṭhaṁ viditaṁ sacchikataṁ phassitaṁ paññāya: ‘idhekaccassa evarūpaṁ sukhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā parihāyanti, kusalā dhammā abhivaḍḍhantī’ti, tasmāhaṁ ‘evarūpaṁ sukhaṁ vedanaṁ upasampajja viharathā’ti vadāmi.
Mayā cetaṁ, bhikkhave, aññātaṁ abhavissa adiṭṭhaṁ aviditaṁ asacchikataṁ aphassitaṁ paññāya: ‘idhekaccassa evarūpaṁ dukkhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti kusalā dhammā parihāyantī’ti, evāhaṁ ajānanto ‘evarūpaṁ dukkhaṁ vedanaṁ pajahathā’ti vadeyyaṁ; api nu me etaṁ, bhikkhave, patirūpaṁ abhavissā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Yasmā ca kho etaṁ, bhikkhave, mayā ñātaṁ diṭṭhaṁ viditaṁ sacchikataṁ phassitaṁ paññāya: ‘idhekaccassa evarūpaṁ dukkhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti kusalā dhammā parihāyantī’ti, tasmāhaṁ ‘evarūpaṁ dukkhaṁ vedanaṁ pajahathā’ti vadāmi. Mayā cetaṁ, bhikkhave, aññātaṁ abhavissa adiṭṭhaṁ aviditaṁ asacchikataṁ aphassitaṁ paññāya: ‘idhekaccassa evarūpaṁ dukkhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā parihāyanti kusalā dhammā abhivaḍḍhantī’ti, evāhaṁ ajānanto ‘evarūpaṁ dukkhaṁ vedanaṁ upasampajja viharathā’ti vadeyyaṁ; api nu me etaṁ, bhikkhave, patirūpaṁ abhavissā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Yasmā ca kho etaṁ, bhikkhave, mayā ñātaṁ diṭṭhaṁ viditaṁ sacchikataṁ phassitaṁ paññāya: ‘idhekaccassa evarūpaṁ dukkhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā parihāyanti kusalā dhammā abhivaḍḍhantī’ti, tasmāhaṁ ‘evarūpaṁ dukkhaṁ vedanaṁ upasampajja viharathā’ti vadāmi.
Mayā cetaṁ, bhikkhave, aññātaṁ abhavissa adiṭṭhaṁ aviditaṁ asacchikataṁ aphassitaṁ paññāya: ‘idhekaccassa evarūpaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti kusalā dhammā parihāyantī’ti, evāhaṁ ajānanto ‘evarūpaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ pajahathā’ti vadeyyaṁ; api nu me etaṁ, bhikkhave, patirūpaṁ abhavissā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Yasmā ca kho etaṁ, bhikkhave, mayā ñātaṁ diṭṭhaṁ viditaṁ sacchikataṁ phassitaṁ paññāya: ‘idhekaccassa evarūpaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā abhivaḍḍhanti kusalā dhammā parihāyantī’ti, tasmāhaṁ ‘evarūpaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ pajahathā’ti vadāmi. Mayā cetaṁ, bhikkhave, aññātaṁ abhavissa adiṭṭhaṁ aviditaṁ asacchikataṁ aphassitaṁ paññāya: ‘idhekaccassa evarūpaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā parihāyanti kusalā dhammā abhivaḍḍhantī’ti, evāhaṁ ajānanto ‘evarūpaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ upasampajja viharathā’ti vadeyyaṁ; api nu me etaṁ, bhikkhave, patirūpaṁ abhavissā”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Yasmā ca kho etaṁ, bhikkhave, mayā ñātaṁ diṭṭhaṁ viditaṁ sacchikataṁ phassitaṁ paññāya: ‘idhekaccassa evarūpaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ vedayato akusalā dhammā parihāyanti kusalā dhammā abhivaḍḍhantī’ti, tasmāhaṁ ‘evarūpaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ upasampajja viharathā’ti vadāmi.
Nāhaṁ, bhikkhave, sabbesaṁyeva bhikkhūnaṁ ‘appamādena karaṇīyan’ti vadāmi; na panāhaṁ, bhikkhave, sabbesaṁyeva bhikkhūnaṁ ‘na appamādena karaṇīyan’ti vadāmi. Ye te, bhikkhave, bhikkhū arahanto khīṇāsavā vusitavanto katakaraṇīyā ohitabhārā anuppattasadatthā parikkhīṇabhavasaṁyojanā sammadaññāvimuttā, tathārūpānāhaṁ, bhikkhave, bhikkhūnaṁ ‘na appamādena karaṇīyan’ti vadāmi. Taṁ kissa hetu? Kataṁ tesaṁ appamādena. Abhabbā te pamajjituṁ.
Ye ca kho te, bhikkhave, bhikkhū sekkhā appattamānasā anuttaraṁ yogakkhemaṁ patthayamānā viharanti, tathārūpānāhaṁ, bhikkhave, bhikkhūnaṁ ‘appamādena karaṇīyan’ti vadāmi. Taṁ kissa hetu? Appeva nāmime āyasmanto anulomikāni senāsanāni paṭisevamānā kalyāṇamitte bhajamānā indriyāni samannānayamānā—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti, tadanuttaraṁ—brahmacariyapariyosānaṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyyunti. Imaṁ kho ahaṁ, bhikkhave, imesaṁ bhikkhūnaṁ appamādaphalaṁ sampassamāno ‘appamādena karaṇīyan’ti vadāmi.
Sattime, bhikkhave, puggalā santo saṁvijjamānā lokasmiṁ. Katame satta? Ubhatobhāgavimutto, paññāvimutto, kāyasakkhi, diṭṭhippatto, saddhāvimutto, dhammānusārī, saddhānusārī.
Katamo ca, bhikkhave, puggalo ubhatobhāgavimutto? Idha, bhikkhave, ekacco puggalo ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā te kāyena phusitvā viharati paññāya cassa disvā āsavā parikkhīṇā honti. Variant: phusitvā → phassitvā (bj, pts1ed) Ayaṁ vuccati, bhikkhave, puggalo ubhatobhāgavimutto imassa kho ahaṁ, bhikkhave, bhikkhuno ‘na appamādena karaṇīyan’ti vadāmi. Taṁ kissa hetu? Kataṁ tassa appamādena. Abhabbo so pamajjituṁ.
Katamo ca, bhikkhave, puggalo paññāvimutto? Idha, bhikkhave, ekacco puggalo ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā te na kāyena phusitvā viharati, paññāya cassa disvā āsavā parikkhīṇā honti. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, puggalo paññāvimutto. Imassapi kho ahaṁ, bhikkhave, bhikkhuno ‘na appamādena karaṇīyan’ti vadāmi. Taṁ kissa hetu? Kataṁ tassa appamādena. Abhabbo so pamajjituṁ.
Katamo ca, bhikkhave, puggalo kāyasakkhi? Idha, bhikkhave, ekacco puggalo ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā te kāyena phusitvā viharati, paññāya cassa disvā ekacce āsavā parikkhīṇā honti. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, puggalo kāyasakkhi. Imassa kho ahaṁ, bhikkhave, bhikkhuno ‘appamādena karaṇīyan’ti vadāmi. Taṁ kissa hetu? Appeva nāma ayamāyasmā anulomikāni senāsanāni paṭisevamāno kalyāṇamitte bhajamāno indriyāni samannānayamāno—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti, tadanuttaraṁ—brahmacariyapariyosānaṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyyāti. Imaṁ kho ahaṁ, bhikkhave, imassa bhikkhuno appamādaphalaṁ sampassamāno ‘appamādena karaṇīyan’ti vadāmi.
Katamo ca, bhikkhave, puggalo diṭṭhippatto? Idha, bhikkhave, ekacco puggalo ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā te na kāyena phusitvā viharati, paññāya cassa disvā ekacce āsavā parikkhīṇā honti, tathāgatappaveditā cassa dhammā paññāya vodiṭṭhā honti vocaritā. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, puggalo diṭṭhippatto. Imassapi kho ahaṁ, bhikkhave, bhikkhuno ‘appamādena karaṇīyan’ti vadāmi. Taṁ kissa hetu? Appeva nāma ayamāyasmā anulomikāni senāsanāni paṭisevamāno kalyāṇamitte bhajamāno indriyāni samannānayamāno—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti, tadanuttaraṁ—brahmacariyapariyosānaṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyyāti. Imaṁ kho ahaṁ, bhikkhave, imassa bhikkhuno appamādaphalaṁ sampassamāno ‘appamādena karaṇīyan’ti vadāmi.
Katamo ca, bhikkhave, puggalo saddhāvimutto. Idha, bhikkhave, ekacco puggalo ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā te na kāyena phusitvā viharati, paññāya cassa disvā ekacce āsavā parikkhīṇā honti, tathāgate cassa saddhā niviṭṭhā hoti mūlajātā patiṭṭhitā. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, puggalo saddhāvimutto. Imassapi kho ahaṁ, bhikkhave, bhikkhuno ‘appamādena karaṇīyan’ti vadāmi. Taṁ kissa hetu? Appeva nāma ayamāyasmā anulomikāni senāsanāni paṭisevamāno kalyāṇamitte bhajamāno indriyāni samannānayamāno—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti, tadanuttaraṁ—brahmacariyapariyosānaṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyyāti. Imaṁ kho ahaṁ, bhikkhave, imassa bhikkhuno appamādaphalaṁ sampassamāno ‘appamādena karaṇīyan’ti vadāmi.
Katamo ca, bhikkhave, puggalo dhammānusārī? Idha, bhikkhave, ekacco puggalo ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā te na kāyena phusitvā viharati, paññāya cassa disvā ekacce āsavā parikkhīṇā honti, tathāgatappaveditā cassa dhammā paññāya mattaso nijjhānaṁ khamanti, api cassa ime dhammā honti, seyyathidaṁ—Variant: cassa disvā ekacce āsavā parikkhīṇā → disvā āsavā aparikkhīṇā (bj, pts1ed) saddhindriyaṁ, vīriyindriyaṁ, satindriyaṁ, samādhindriyaṁ, paññindriyaṁ. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, puggalo dhammānusārī. Imassapi kho ahaṁ, bhikkhave, bhikkhuno ‘appamādena karaṇīyan’ti vadāmi. Taṁ kissa hetu? Appeva nāma ayamāyasmā anulomikāni senāsanāni paṭisevamāno kalyāṇamitte bhajamāno indriyāni samannānayamāno—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti, tadanuttaraṁ—brahmacariyapariyosānaṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyyāti. Imaṁ kho ahaṁ, bhikkhave, imassa bhikkhuno appamādaphalaṁ sampassamāno ‘appamādena karaṇīyan’ti vadāmi.
Katamo ca, bhikkhave, puggalo saddhānusārī? Idha, bhikkhave, ekacco puggalo ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā te na kāyena phusitvā viharati, paññāya cassa disvā ekacce āsavā parikkhīṇā honti, tathāgate cassa saddhāmattaṁ hoti pemamattaṁ, api cassa ime dhammā honti, seyyathidaṁ—Variant: cassa disvā ekacce āsavā parikkhīṇā → disvā āsavā aparikkhīṇā (bj, pts1ed) saddhindriyaṁ, vīriyindriyaṁ, satindriyaṁ, samādhindriyaṁ, paññindriyaṁ. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, puggalo saddhānusārī. Imassapi kho ahaṁ, bhikkhave, bhikkhuno ‘appamādena karaṇīyan’ti vadāmi. Taṁ kissa hetu? Appeva nāma ayamāyasmā anulomikāni senāsanāni paṭisevamāno kalyāṇamitte bhajamāno indriyāni samannānayamāno—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti, tadanuttaraṁ—brahmacariyapariyosānaṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyyāti. Imaṁ kho ahaṁ, bhikkhave, imassa bhikkhuno appamādaphalaṁ sampassamāno ‘appamādena karaṇīyan’ti vadāmi.
Nāhaṁ, bhikkhave, ādikeneva aññārādhanaṁ vadāmi; api ca, bhikkhave, anupubbasikkhā anupubbakiriyā anupubbapaṭipadā aññārādhanā hoti.
Kathañca, bhikkhave, anupubbasikkhā anupubbakiriyā anupubbapaṭipadā aññārādhanā hoti? Idha, bhikkhave, saddhājāto upasaṅkamati, upasaṅkamanto payirupāsati, payirupāsanto sotaṁ odahati, ohitasoto dhammaṁ suṇāti, sutvā dhammaṁ dhāreti, dhatānaṁ dhammānaṁ atthaṁ upaparikkhati, atthaṁ upaparikkhato dhammā nijjhānaṁ khamanti, dhammanijjhānakkhantiyā sati chando jāyati, chandajāto ussahati, ussāhetvā tuleti, tulayitvā padahati, pahitatto samāno kāyena ceva paramasaccaṁ sacchikaroti, paññāya ca naṁ ativijjha passati. Variant: dhatānaṁ → dhātānaṁ (mr)
Sāpi nāma, bhikkhave, saddhā nāhosi; tampi nāma, bhikkhave, upasaṅkamanaṁ nāhosi; sāpi nāma, bhikkhave, payirupāsanā nāhosi; tampi nāma, bhikkhave, sotāvadhānaṁ nāhosi; tampi nāma, bhikkhave, dhammassavanaṁ nāhosi; sāpi nāma, bhikkhave, dhammadhāraṇā nāhosi; sāpi nāma, bhikkhave, atthūpaparikkhā nāhosi; sāpi nāma, bhikkhave, dhammanijjhānakkhanti nāhosi; sopi nāma, bhikkhave, chando nāhosi; sopi nāma, bhikkhave, ussāho nāhosi; sāpi nāma, bhikkhave, tulanā nāhosi; tampi nāma, bhikkhave, padhānaṁ nāhosi. Vippaṭipannāttha, bhikkhave, micchāpaṭipannāttha, bhikkhave. Kīva dūrevime, bhikkhave, moghapurisā apakkantā imamhā dhammavinayā.
Atthi, bhikkhave, catuppadaṁ veyyākaraṇaṁ yassuddiṭṭhassa viññū puriso nacirasseva paññāyatthaṁ ājāneyya. Uddisissāmi vo, bhikkhave, ājānissatha me tan”ti? Variant: vo → uddiṭṭhassāpi (mr)
“Ke ca mayaṁ, bhante, ke ca dhammassa aññātāro”ti?
“Yopi so, bhikkhave, satthā āmisagaru āmisadāyādo āmisehi saṁsaṭṭho viharati tassa pāyaṁ evarūpī paṇopaṇaviyā na upeti: ‘evañca no assa atha naṁ kareyyāma, na ca no evamassa na naṁ kareyyāmā’ti, kiṁ pana, bhikkhave, yaṁ tathāgato sabbaso āmisehi visaṁsaṭṭho viharati.
Saddhassa, bhikkhave, sāvakassa satthusāsane pariyogāhiya vattato ayamanudhammo hoti: Variant: pariyogāhiya → pariyogāya (bj, cck, pts1ed, mr); pariyogayha (sya1ed, sya2ed, km) ‘satthā bhagavā, sāvakohamasmi; jānāti bhagavā, nāhaṁ jānāmī’ti. Saddhassa, bhikkhave, sāvakassa satthusāsane pariyogāhiya vattato ruḷhanīyaṁ satthusāsanaṁ hoti ojavantaṁ. Variant: ruḷhanīyaṁ → rumhaniyaṁ (bj, pts1ed) Saddhassa, bhikkhave, sāvakassa satthusāsane pariyogāhiya vattato ayamanudhammo hoti: ‘kāmaṁ taco ca nhāru ca aṭṭhi ca avasissatu, sarīre upassussatu maṁsalohitaṁ, yaṁ taṁ purisathāmena purisavīriyena purisaparakkamena pattabbaṁ na taṁ apāpuṇitvā vīriyassa saṇṭhānaṁ bhavissatī’ti. Variant: sarīre upassussatu → upasussatu sarīre (bj); sarīre avasussatu (sya-all, mr) | saṇṭhānaṁ → santhānaṁ (bj, cck, sya1ed, pts1ed) Saddhassa, bhikkhave, sāvakassa satthusāsane pariyogāhiya vattato dvinnaṁ phalānaṁ aññataraṁ phalaṁ pāṭikaṅkhaṁ—diṭṭheva dhamme aññā, sati vā upādisese anāgāmitā”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.
Kīṭāgirisuttaṁ niṭṭhitaṁ dasamaṁ.
Bhikkhuvaggo niṭṭhito dutiyo.
Tassuddānaṁ
Kuñjara rāhula sassataloko, Mālukyaputto ca bhaddāli nāmo; Khudda dijātha sahampatiyācaṁ, Nāḷaka raññikiṭāgirināmo.
Kīṭāgiri Sutta
Dịch giả