Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Kukkuravatiya Sutta

57

.

Kinh Hạnh con chó

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Koliya Haliddavasana là tên một thị trấn của dân chúng Koliya.

Rồi Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, và lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, cùng đi đến Thế Tôn, sau khi đến Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Còn lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, nói lời hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên lời hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên, ngồi chõ hỏ như con chó. Sau khi ngồi một bên, Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, thực hành những hạnh khó hành, ăn đồ ăn quăng xuống đất, chấp nhận và hành trì hạnh con chó trong một thời gian dài, vậy sanh thú ông ấy thế nào, vận mạng ông ấy thế nào?

— Thôi vừa rồi Punna, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa.

Lần thứ hai… (như trên)… Lần thứ ba Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, lõa thể Seniya hành trì hạnh con chó, thực hành những hạnh khó hành, ăn đồ ăn quăng dưới đất, chấp nhận và hành trì hạnh con chó trong một thời gian dài, vậy sanh thú ông ấy thế nào, vận mạng ông ấy thế nào?

— Này Punna, thật sự Ta đã không chấp nhận (câu hỏi) của Ông và đã nói: “Thôi vừa rồi Punna, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa”. Tuy vậy, Ta sẽ trả lời cho Ông. Ở đây, này Punna, người nào hành trì hạnh con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì giới con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì tâm con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì uy nghi con chó một cách hoàn toàn viên mãn, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh thân hữu cùng với các loài chó. Nếu Ông ấy có tà kiến như sau: “Do giới này, hạnh này, khổ hạnh này, hay phạm hạnh này, ta sẽ sanh thành chư Thiên này, hay chư Thiên khác”, thời này Punna, đối với kẻ có tà kiến, Ta nói có một trong hai sanh thú như sau: địa ngục hay bàng sanh. Như vậy, này Punna, nếu hạnh con chó được thành tựu, thời được sanh trong loài chó, nếu không được thành tựu, thời được sanh trong địa ngục.

Khi được nói vậy, lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, khóc than chảy nước mắt. Rồi Thế Tôn nói với Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò:

— Này Punna, Ta đã không chấp nhận (câu hỏi) của ông và đã nói: “Thôi vừa rồi Punna, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa”.

— Bạch Thế Tôn, con khóc như vậy không phải vì lời Thế Tôn nói về con. Nhưng vì bạch Thế Tôn, con đã chấp nhận và hành trì hạnh con chó này trong một thời gian dài. Bạch Thế Tôn, Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò này, đã chấp nhận và hành trì hạnh con bò này, trong một thời gian dài, vậy sanh thú của ông ấy thế nào, vận mạng của ông ấy thế nào?

— Thôi vừa rồi Seniya, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa.

Lần thứ hai… (như trên)… Lần thứ ba, lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Punna Koliyaputta này đã chấp nhận và hành trì hạnh con bò này trong một thời gian dài, vậy sanh thú của ông ấy thế nào, vận mạng của ông ấy thế nào?

— Này Seniya, thật sự Ta đã không chấp nhận (câu hỏi) của Ông và đã nói: “Thôi vừa rồi Seniya, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa”. Tuy vậy ta sẽ trả lời cho Ông. Ở đây, này Seniya, người nào hạnh trì hạnh con bò một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì giới con bò một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì tâm con bò một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì uy nghi con bò một cách hoàn toàn viên mãn, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh thân hữu cùng với các loài bò. Nếu Ông ấy có tà kiến như sau: “Do giới này, hạnh này, khổ hạnh này, hay phạm hạnh này, ta sẽ sanh thành chư Thiên này hay chư Thiên khác”, thời này Seniya, đối với kẻ có tà kiến, Ta nói có một trong hai sanh thú như sau: địa ngục hay bàng sanh. Như vậy, này Seniya, nếu hạnh con bò được thành tựu, thời được sanh trong loài bò, nếu không được thành tựu, thời được sanh trong địa ngục.

Khi được nói vậy, Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, khóc than, chảy nước mắt. Rồi Thế Tôn nói với lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó:

— Này Seniya, Ta đã không chấp nhận (câu hỏi) của Ông và đã nói: “Thồi vừa rồi Seniya, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa”.

— Bạch Thế Tôn, con khóc như vậy không phải vì lời Thế Tôn nói về con. Nhưng vì, bạch Thế Tôn, con đã chấp nhận và hành trì hạnh con bò này trong một thời gian dài. Bạch Thế Tôn, con có lòng tin tưởng đối với Thế Tôn: Thế Tôn có thể thuyết pháp cho con để con có thể từ bỏ hạnh con bò này và để lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, có thể bỏ hạnh con chó này.

— Này Punna, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Punna Koliyaputta vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Này Punna có bốn loại nghiệp này, Ta đã tự chứng tri, chứng ngộ và tuyên thuyết. Thế nào là bốn? Này Punna, có nghiệp đen đưa đến quả báo đen, này Punna, có nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng, này Punna, có nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng, này Punna, có nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp.

Và này Punna, thế nào là nghiệp đen đưa đến quả báo đen? Ở đây, này Punna có người tạo ra thân hành có tổn hại, tạo ra khẩu hành có tổn hại, tạo ra ý hành có tổn hại. Sau khi tạo ra thân hành có tổn hại, khẩu hành có tổn hại, ý hành có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới có tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới có tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc có tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc có tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ thọ, như các chúng sanh trong địa ngục. Như vậy, này Punna, là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình, và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích mình. Do vậy, này Punna, Ta nói: “Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)”. Như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp đen đưa đến quả báo đen.

Và này Punna, thế nào là nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng? Ở đây, này Punna, có người làm thân hành không không có tổn hại, làm khẩu hành không có tổn hại, làm ý hành không không có tổn hại. Sau khi làm thân hành không không có tổn hại, khẩu hành không không có tổn hại, ý hành không không có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới không không có tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới không không có tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc không không có tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc không không có tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ không không có tổn hại, thuần nhất lạc thọ, như chư Thiên Subhakinha (Biến Tịnh thiên). Như vậy này Punna là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình; và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích chúng sanh ấy. Do vậy, này Punna, Ta nói: “Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)”. Như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng.

Và này Punna, thế nào là nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng? Ở đây, này Punna, có người làm các thân hành có tổn hại và không tổn hại, các khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, các ý hành có tổn hại và không tổn hại. Sau khi làm các thân hành có tổn hại và không tổn hại, khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, ý hành có tổn hại và không tổn hại, vị này được sanh vào thế giới có tổn hại và không tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới có tổn hại và không tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ có tổn hại và không tổn hại, có lạc thọ khổ thọ xen lẫn, như một số loài Người, một số chư Thiên và một số chúng sanh trong đọa xứ. Như vậy, này Punna là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình; và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích chúng sanh ấy. Do vậy, này Punna, Ta nói: “Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)”. Như vậy này Punna, được gọi là nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng.

Và này Punna, thế nào là nghiệp không đen trắng, đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp? Ở đây, này Punna chỗ nào có ý chí (Cetana: Tư tâm sở) đoạn trừ nghiệp đen đưa đến quả báo đen, chỗ nào có ý chí đoạn trừ nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng, chỗ nào có ý chí đoạn trừ nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng. Ở đây, này Punna, chỗ nào có ý chí như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp. Này Punna, bốn loại nghiệp này, Ta đã tự chứng tri, chứng ngộ và tuyên thuyết.

Khi được nói vậy, Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Còn lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn ! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn ! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn cho con được xuất gia với Thế Tôn, mong cho con thọ đại giới.

— Này Seniya, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này phải sống bốn tháng biệt trú. Sau khi sống bốn tháng biệt trú, chúng Tăng nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng Ta nhận thấy ở đây là tánh con người sai biệt nhau.

— Bạch Thế Tôn, nếu những người xưa kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong pháp và luật này, phải sống bốn tháng biệt trú, sau khi sống bốn tháng biệt trú, chúng Tăng nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới, để thành vị Tỷ-kheo, thời con sẽ xin sống biệt trú bốn năm. Sau khi sống biệt trú bốn năm, nếu chư Tỷ-kheo đồng ý, mong chư Tỷ-kheo hãy xuất gia cho con, thọ đại giới cho con để thành vị Tỷ-kheo.

Và lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Seniya sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Và không bao lâu vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là vô thượng phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa”. Và Tôn giả Seniya trở thành một vị A-la-hán nữa.

Kukkuravatiya Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā koliyesu viharati haliddavasanaṁ nāma koliyānaṁ nigamo.

Atha kho puṇṇo ca koliyaputto govatiko acelo ca seniyo kukkuravatiko yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā puṇṇo koliyaputto govatiko bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Acelo pana seniyo kukkuravatiko bhagavatā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā kukkurova palikujjitvā ekamantaṁ nisīdi. Variant: palikujjitvā → paḷikujjitvā (bj); palikuṇṭhitvā (sya-all, km); paliguṇṭhitvā (mr)

Ekamantaṁ nisinno kho puṇṇo koliyaputto govatiko bhagavantaṁ etadavoca: “ayaṁ, bhante, acelo seniyo kukkuravatiko dukkarakārako chamānikkhittaṁ bhojanaṁ bhuñjati. Tassa taṁ kukkuravataṁ dīgharattaṁ samattaṁ samādinnaṁ. Tassa kā gati, ko abhisamparāyo”ti?

“Alaṁ, puṇṇa, tiṭṭhatetaṁ; mā maṁ etaṁ pucchī”ti.

Dutiyampi kho puṇṇo koliyaputto govatiko …pe… tatiyampi kho puṇṇo koliyaputto govatiko bhagavantaṁ etadavoca: “ayaṁ, bhante, acelo seniyo kukkuravatiko dukkarakārako chamānikkhittaṁ bhojanaṁ bhuñjati. Tassa taṁ kukkuravataṁ dīgharattaṁ samattaṁ samādinnaṁ. Tassa kā gati, ko abhisamparāyo”ti?

“Addhā kho te ahaṁ, puṇṇa, na labhāmi. Alaṁ, puṇṇa, tiṭṭhatetaṁ; mā maṁ etaṁ pucchīti; api ca tyāhaṁ byākarissāmi.

Idha, puṇṇa, ekacco kukkuravataṁ bhāveti paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ, kukkurasīlaṁ bhāveti paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ, kukkuracittaṁ bhāveti paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ, kukkurākappaṁ bhāveti paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ. So kukkuravataṁ bhāvetvā paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ, kukkurasīlaṁ bhāvetvā paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ, kukkuracittaṁ bhāvetvā paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ, kukkurākappaṁ bhāvetvā paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā kukkurānaṁ sahabyataṁ upapajjati. Sace kho panassa evaṁdiṭṭhi hoti: ‘imināhaṁ sīlena vā vatena vā tapena vā brahmacariyena vā devo vā bhavissāmi devaññataro vā’ti, sāssa hoti micchādiṭṭhi. Variant: sāssa → sāyaṁ (mr) Micchādiṭṭhissa kho ahaṁ, puṇṇa, dvinnaṁ gatīnaṁ aññataraṁ gatiṁ vadāmi—nirayaṁ vā tiracchānayoniṁ vā. Iti kho, puṇṇa, sampajjamānaṁ kukkuravataṁ kukkurānaṁ sahabyataṁ upaneti, vipajjamānaṁ nirayan”ti.

Evaṁ vutte, acelo seniyo kukkuravatiko parodi, assūni pavattesi.

Atha kho bhagavā puṇṇaṁ koliyaputtaṁ govatikaṁ etadavoca: “etaṁ kho te ahaṁ, puṇṇa, nālatthaṁ. Alaṁ, puṇṇa, tiṭṭhatetaṁ; mā maṁ etaṁ pucchī”ti.

“Nāhaṁ, bhante, etaṁ rodāmi yaṁ maṁ bhagavā evamāha; api ca me idaṁ, bhante, kukkuravataṁ dīgharattaṁ samattaṁ samādinnaṁ. Ayaṁ, bhante, puṇṇo koliyaputto govatiko. Tassa taṁ govataṁ dīgharattaṁ samattaṁ samādinnaṁ. Tassa kā gati, ko abhisamparāyo”ti?

“Alaṁ, seniya, tiṭṭhatetaṁ; mā maṁ etaṁ pucchī”ti.

Dutiyampi kho acelo seniyo …pe… tatiyampi kho acelo seniyo kukkuravatiko bhagavantaṁ etadavoca: “ayaṁ, bhante, puṇṇo koliyaputto govatiko. Tassa taṁ govataṁ dīgharattaṁ samattaṁ samādinnaṁ. Tassa kā gati, ko abhisamparāyo”ti?

“Addhā kho te ahaṁ, seniya, na labhāmi. Alaṁ, seniya, tiṭṭhatetaṁ; mā maṁ etaṁ pucchīti; api ca tyāhaṁ byākarissāmi.

Idha, seniya, ekacco govataṁ bhāveti paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ, gosīlaṁ bhāveti paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ, gocittaṁ bhāveti paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ, gavākappaṁ bhāveti paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ. Variant: gavākappaṁ → gvākappaṁ (mr) So govataṁ bhāvetvā paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ, gosīlaṁ bhāvetvā paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ, gocittaṁ bhāvetvā paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ, gavākappaṁ bhāvetvā paripuṇṇaṁ abbokiṇṇaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā gunnaṁ sahabyataṁ upapajjati. Sace kho panassa evaṁdiṭṭhi hoti: ‘imināhaṁ sīlena vā vatena vā tapena vā brahmacariyena vā devo vā bhavissāmi devaññataro vā’ti, sāssa hoti micchādiṭṭhi. Micchādiṭṭhissa kho ahaṁ, seniya, dvinnaṁ gatīnaṁ aññataraṁ gatiṁ vadāmi—nirayaṁ vā tiracchānayoniṁ vā. Iti kho, seniya, sampajjamānaṁ govataṁ gunnaṁ sahabyataṁ upaneti, vipajjamānaṁ nirayan”ti.

Evaṁ vutte, puṇṇo koliyaputto govatiko parodi, assūni pavattesi.

Atha kho bhagavā acelaṁ seniyaṁ kukkuravatikaṁ etadavoca: “etaṁ kho te ahaṁ, seniya, nālatthaṁ. Alaṁ, seniya, tiṭṭhatetaṁ; mā maṁ etaṁ pucchī”ti.

“Nāhaṁ, bhante, etaṁ rodāmi yaṁ maṁ bhagavā evamāha; api ca me idaṁ, bhante, govataṁ dīgharattaṁ samattaṁ samādinnaṁ. Evaṁ pasanno ahaṁ, bhante, bhagavati; pahoti bhagavā tathā dhammaṁ desetuṁ yathā ahaṁ cevimaṁ govataṁ pajaheyyaṁ, ayañceva acelo seniyo kukkuravatiko taṁ kukkuravataṁ pajaheyyā”ti.

“Tena hi, puṇṇa, suṇāhi, sādhukaṁ manasi karohi, bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho puṇṇo koliyaputto govatiko bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca:

“Cattārimāni, puṇṇa, kammāni mayā sayaṁ abhiññā sacchikatvā paveditāni. Katamāni cattāri?

  1. Atthi, puṇṇa, kammaṁ kaṇhaṁ kaṇhavipākaṁ;
  2. atthi, puṇṇa, kammaṁ sukkaṁ sukkavipākaṁ;
  3. atthi, puṇṇa, kammaṁ kaṇhasukkaṁ kaṇhasukkavipākaṁ;
  4. atthi, puṇṇa, kammaṁ akaṇhaṁ asukkaṁ akaṇhaasukkavipākaṁ, kammakkhayāya saṁvattati.

Katamañca, puṇṇa, kammaṁ kaṇhaṁ kaṇhavipākaṁ? Idha, puṇṇa, ekacco sabyābajjhaṁ kāyasaṅkhāraṁ abhisaṅkharoti, sabyābajjhaṁ vacīsaṅkhāraṁ abhisaṅkharoti, sabyābajjhaṁ manosaṅkhāraṁ abhisaṅkharoti. Variant: sabyābajjhaṁ → sabyāpajjhaṁ (bj, sya-all, km) So sabyābajjhaṁ kāyasaṅkhāraṁ abhisaṅkharitvā, sabyābajjhaṁ vacīsaṅkhāraṁ abhisaṅkharitvā, sabyābajjhaṁ manosaṅkhāraṁ abhisaṅkharitvā, sabyābajjhaṁ lokaṁ upapajjati. Tamenaṁ sabyābajjhaṁ lokaṁ upapannaṁ samānaṁ sabyābajjhā phassā phusanti. So sabyābajjhehi phassehi phuṭṭho samāno sabyābajjhaṁ vedanaṁ vedeti ekantadukkhaṁ, seyyathāpi sattā nerayikā. Iti kho, puṇṇa, bhūtā bhūtassa upapatti hoti; yaṁ karoti tena upapajjati, upapannamenaṁ phassā phusanti. Evampāhaṁ, puṇṇa, ‘kammadāyādā sattā’ti vadāmi. Idaṁ vuccati, puṇṇa, kammaṁ kaṇhaṁ kaṇhavipākaṁ.

Katamañca, puṇṇa, kammaṁ sukkaṁ sukkavipākaṁ? Idha, puṇṇa, ekacco abyābajjhaṁ kāyasaṅkhāraṁ abhisaṅkharoti, abyābajjhaṁ vacīsaṅkhāraṁ abhisaṅkharoti, abyābajjhaṁ manosaṅkhāraṁ abhisaṅkharoti. So abyābajjhaṁ kāyasaṅkhāraṁ abhisaṅkharitvā, abyābajjhaṁ vacīsaṅkhāraṁ abhisaṅkharitvā, abyābajjhaṁ manosaṅkhāraṁ abhisaṅkharitvā abyābajjhaṁ lokaṁ upapajjati. Tamenaṁ abyābajjhaṁ lokaṁ upapannaṁ samānaṁ abyābajjhā phassā phusanti. So abyābajjhehi phassehi phuṭṭho samāno abyābajjhaṁ vedanaṁ vedeti ekantasukhaṁ, seyyathāpi devā subhakiṇhā. Iti kho, puṇṇa, bhūtā bhūtassa upapatti hoti; yaṁ karoti tena upapajjati, upapannamenaṁ phassā phusanti. Evampāhaṁ, puṇṇa, ‘kammadāyādā sattā’ti vadāmi. Idaṁ vuccati, puṇṇa, kammaṁ sukkaṁ sukkavipākaṁ.

Katamañca, puṇṇa, kammaṁ kaṇhasukkaṁ kaṇhasukkavipākaṁ? Idha, puṇṇa, ekacco sabyābajjhampi abyābajjhampi kāyasaṅkhāraṁ abhisaṅkharoti, sabyābajjhampi abyābajjhampi vacīsaṅkhāraṁ abhisaṅkharoti, sabyābajjhampi abyābajjhampi manosaṅkhāraṁ abhisaṅkharoti. So sabyābajjhampi abyābajjhampi kāyasaṅkhāraṁ abhisaṅkharitvā, sabyābajjhampi abyābajjhampi vacīsaṅkhāraṁ abhisaṅkharitvā, sabyābajjhampi abyābajjhampi manosaṅkhāraṁ abhisaṅkharitvā sabyābajjhampi abyābajjhampi lokaṁ upapajjati. Tamenaṁ sabyābajjhampi abyābajjhampi lokaṁ upapannaṁ samānaṁ sabyābajjhāpi abyābajjhāpi phassā phusanti. So sabyābajjhehipi abyābajjhehipi phassehi phuṭṭho samāno sabyābajjhampi abyābajjhampi vedanaṁ vedeti vokiṇṇasukhadukkhaṁ, seyyathāpi manussā ekacce ca devā ekacce ca vinipātikā. Iti kho, puṇṇa, bhūtā bhūtassa upapatti hoti; yaṁ karoti tena upapajjati. Upapannamenaṁ phassā phusanti. Evampāhaṁ, puṇṇa, ‘kammadāyādā sattā’ti vadāmi. Idaṁ vuccati, puṇṇa, kammaṁ kaṇhasukkaṁ kaṇhasukkavipākaṁ.

Katamañca, puṇṇa, kammaṁ akaṇhaṁ asukkaṁ akaṇhaasukkavipākaṁ, kammakkhayāya saṁvattati? Tatra, puṇṇa, yamidaṁ kammaṁ kaṇhaṁ kaṇhavipākaṁ tassa pahānāya yā cetanā, yamidaṁ kammaṁ sukkaṁ sukkavipākaṁ tassa pahānāya yā cetanā, yamidaṁ kammaṁ kaṇhasukkaṁ kaṇhasukkavipākaṁ tassa pahānāya yā cetanā—Variant: yamidaṁ → yampidaṁ (bj, pts1ed) idaṁ vuccati, puṇṇa, kammaṁ akaṇhaṁ asukkaṁ akaṇhaasukkavipākaṁ, kammakkhayāya saṁvattatīti.

Imāni kho, puṇṇa, cattāri kammāni mayā sayaṁ abhiññā sacchikatvā paveditānī”ti.

Evaṁ vutte, puṇṇo koliyaputto govatiko bhagavantaṁ etadavoca: “abhikkantaṁ, bhante, abhikkantaṁ, bhante. Seyyathāpi, bhante …pe… upāsakaṁ maṁ bhagavā dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gatan”ti.

Acelo pana seniyo kukkuravatiko bhagavantaṁ etadavoca: “abhikkantaṁ, bhante, abhikkantaṁ, bhante. Seyyathāpi, bhante …pe… pakāsito. Esāhaṁ, bhante, bhagavantaṁ saraṇaṁ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Labheyyāhaṁ, bhante, bhagavato santike pabbajjaṁ, labheyyaṁ upasampadan”ti.

“Yo kho, seniya, aññatitthiyapubbo imasmiṁ dhammavinaye ākaṅkhati pabbajjaṁ, ākaṅkhati upasampadaṁ so cattāro māse parivasati. Catunnaṁ māsānaṁ accayena āraddhacittā bhikkhū pabbājenti, upasampādenti bhikkhubhāvāya. Api ca mettha puggalavemattatā viditā”ti.

“Sace, bhante, aññatitthiyapubbā imasmiṁ dhammavinaye ākaṅkhantā pabbajjaṁ ākaṅkhantā upasampadaṁ te cattāro māse parivasanti catunnaṁ māsānaṁ accayena āraddhacittā bhikkhū pabbājenti upasampādenti bhikkhubhāvāya, ahaṁ cattāri vassāni parivasissāmi catunnaṁ vassānaṁ accayena āraddhacittā bhikkhū pabbājentu, upasampādentu bhikkhubhāvāyā”ti.

Alattha kho acelo seniyo kukkuravatiko bhagavato santike pabbajjaṁ, alattha upasampadaṁ. Acirūpasampanno kho panāyasmā seniyo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti, Tadanuttaraṁ—brahmacariyapariyosānaṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi.

“Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā”ti abbhaññāsi. Aññataro kho panāyasmā seniyo arahataṁ ahosīti.

Kukkuravatikasuttaṁ niṭṭhitaṁ sattamaṁ.

Kukkuravatiya Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC