Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Saṅkhāruppatti Sutta

120

.

Kinh Hành sanh

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo” — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông sự tái sanh do hành đưa lại. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng”. — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn (suta), đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ như sau: “Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh cọng trú trong đại gia tộc Sát đế lỵ!” Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ: “Mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh cọng trú trong đại gia tộc Bà-la-môn… hay trong đại gia tộc cư sĩ!” Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: “Bốn Ðại Thiên vương có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ”. Vị ấy nghĩ: “Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với chư Thiên ở cõi trời Tứ thiên!” Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập,… đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: “Chư Thiên Tavatimsa (Tam thập tam thiên)…, chư Thiên Yama (Dạ-ma)…, chư Thiên Tusita (Ðâu-suất-đà)…, chư Thiên Nimmanarati (Hóa Lạc)…, chư Thiên Paramimmitavasavatti (Tha Hóa Tự Tại) có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ. Vị ấy nghĩ: “Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với chư Thiên ở Tha Hóa Tự Tại Thiên!” Vị ấy chuyên định tâm ấy… đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: “Ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ”… Này các Tỷ-kheo, ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn một ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt cầm một trái amanda (a-ma-lặc) trong tay và nhìn trái ấy; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn một ngàn thế giới . Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Vị ấy nghĩ: “Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh cọng trú với ngàn Phạm thiên!” Vị ấy chuyên định tâm ấy… đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: “Hai ngàn Phạm thiên giới… ba ngàn Phạm thiên.. bốn ngàn Phạm thiên… năm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn năm ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Ví như này, các Tỷ-kheo, một người có mắt cầm năm trái amanda (a-ma-lặc) trong tay và nhìn các trái ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn năm ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy”. Vị ấy nghĩ: “Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh cọng trú với năm ngàn Phạm thiên!” Vị ấy chuyên định tâm ấy…. đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: “Mười ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ”. Này các Tỷ-kheo, mười ngàn Phạm thiên giới sống thấm nhuần, biến mãn mười ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hòn lưu ly bảo châu, đẹp đẽ trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, đặt trên một tấm màn màu lạt, sẽ chiếu sáng, sáng chói; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, mười ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn mười ngàn thế giới ấy. Vị ấy nghĩ: “Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với mười ngàn Phạm thiên!” Vị ấy chuyên định tâm ấy… đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: “Trăm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ”. Này các Tỷ-kheo, trăm ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn trăm ngàn thế giới… Vị ấy cũng thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy. Ví như một đồ trang sức làm bằng vàng ròng (jambonada), được khéo tôi luyện trong lò của một thợ vàng thiện xảo, nếu được đặt trên một tấm màn màu lạt sẽ chiếu sáng, rực sáng, chói sáng; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trăm ngàn Phạm thiên an trú thấm nhuần biến mãn trăm ngàn thế giới… Vị ấy nghĩ: “Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với trăm ngàn Phạm thiên!” Vị ấy chuyên định tâm ấy…” … đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: “Chư Quang thiên… Thiểu Quang thiên, Vô Lượng Quang thiên… Quang Âm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ”. Vị ấy nghĩ: “Mong rằng … “… đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: “Chư Tịnh thiên…. Thiểu Tịnh thiên… Vô lượng Tịnh thiên… Biến Tịnh thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ”. Vị ấy nghĩ: “Mong rằng… “…  đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: “Quảng Quả thiên… Vô Phiền thiên… Vô Nhiệt thiên… Thiện Kiến thiên.. A-ca-ni-sa thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ”. Vị ấy nghĩ: “Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với chư A-ca-ni-sa thiên”. Vị ấy chuyên định tâm ấy … đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: “Chư Thiên đã đạt được Hư không vô biên xứ, có thọ mạng lâu dài, cửu trú, có nhiều lạc thọ”. Vị ấy nghĩ: “Mong rằng… “… đưa đến tái sanh chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: “Chư Thiên đã đạt được Thức vô biên xứ… đã đạt được Vô sở hữu xứ… đã đạt được Phi tưởng phi phi tưởng xứ, có thọ mạng lâu dài, cửu trú, có nhiều lạc thọ”. Vị ấy nghĩ: “Mong rằng … “… đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ: “Mong rằng, với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu!” Vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này không sinh ra một nơi nào, không sinh ra một chỗ nào.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Saṅkhāruppatti Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“saṅkhārupapattiṁ vo, bhikkhave, desessāmi, taṁ suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Idha, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena samannāgato hoti, cāgena samannāgato hoti, paññāya samannāgato hoti. Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā khattiyamahāsālānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti. So taṁ cittaṁ dahati, taṁ cittaṁ adhiṭṭhāti, taṁ cittaṁ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṁ bhāvitā evaṁ bahulīkatā tatrupapattiyā saṁvattanti. Variant: tatrupapattiyā → tatrūpapattiyā (bj, sya-all, km); tatruppattiyā (pts1ed) Ayaṁ, bhikkhave, maggo ayaṁ paṭipadā tatrupapattiyā saṁvattati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena samannāgato hoti, cāgena samannāgato hoti, paññāya samannāgato hoti. Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā brāhmaṇamahāsālānaṁ …pe… gahapatimahāsālānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti. So taṁ cittaṁ dahati, taṁ cittaṁ adhiṭṭhāti, taṁ cittaṁ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṁ bhāvitā evaṁ bahulīkatā tatrupapattiyā saṁvattanti. Ayaṁ, bhikkhave, maggo ayaṁ paṭipadā tatrupapattiyā saṁvattati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena samannāgato hoti, cāgena samannāgato hoti, paññāya samannāgato hoti. Variant: Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena samannāgato hoti, cāgena samannāgato hoti, paññāya samannāgato hoti. → etthantare pāṭho cck, sya1ed potthakesu Tassa sutaṁ hoti: ‘cātumahārājikā devā dīghāyukā vaṇṇavanto sukhabahulā’ti. Variant: cātumahārājikā → cātummahārājikā (bj, sya-all, km, pts1ed) Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā cātumahārājikānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti. So taṁ cittaṁ dahati, taṁ cittaṁ adhiṭṭhāti, taṁ cittaṁ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṁ bhāvitā evaṁ bahulīkatā tatrupapattiyā saṁvattanti. Ayaṁ, bhikkhave, maggo ayaṁ paṭipadā tatrupapattiyā saṁvattati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena samannāgato hoti, cāgena samannāgato hoti, paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṁ hoti—tāvatiṁsā devā …pe… yāmā devā … tusitā devā … nimmānaratī devā … paranimmitavasavattī devā dīghāyukā vaṇṇavanto sukhabahulāti. Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā paranimmitavasavattīnaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti. So taṁ cittaṁ dahati, taṁ cittaṁ adhiṭṭhāti, taṁ cittaṁ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṁ bhāvitā evaṁ bahulīkatā tatrupapattiyā saṁvattanti. Ayaṁ, bhikkhave, maggo ayaṁ paṭipadā tatrupapattiyā saṁvattati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena samannāgato hoti, cāgena samannāgato hoti, paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṁ hoti: ‘sahasso brahmā dīghāyuko vaṇṇavā sukhabahulo’ti. Sahasso, bhikkhave, brahmā sahassilokadhātuṁ pharitvā adhimuccitvā viharati. Variant: adhimuccitvā → adhimuñcitvā (mr) Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Seyyathāpi, bhikkhave, cakkhumā puriso ekaṁ āmaṇḍaṁ hatthe karitvā paccavekkheyya; evameva kho, bhikkhave, sahasso brahmā sahassilokadhātuṁ pharitvā adhimuccitvā viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sahassassa brahmuno sahabyataṁ upapajjeyyan’ti. So taṁ cittaṁ dahati, taṁ cittaṁ adhiṭṭhāti, taṁ cittaṁ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṁ bhāvitā evaṁ bahulīkatā tatrupapattiyā saṁvattanti. Ayaṁ, bhikkhave, maggo ayaṁ paṭipadā tatrupapattiyā saṁvattati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena … cāgena … paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṁ hoti—dvisahasso brahmā …pe… tisahasso brahmā … catusahasso brahmā … pañcasahasso brahmā dīghāyuko vaṇṇavā sukhabahuloti. Pañcasahasso, bhikkhave, brahmā pañcasahassilokadhātuṁ pharitvā adhimuccitvā viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Seyyathāpi, bhikkhave, cakkhumā puriso pañca āmaṇḍāni hatthe karitvā paccavekkheyya; evameva kho, bhikkhave, pañcasahasso brahmā pañcasahassilokadhātuṁ pharitvā adhimuccitvā viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā pañcasahassassa brahmuno sahabyataṁ upapajjeyyan’ti. So taṁ cittaṁ dahati, taṁ cittaṁ adhiṭṭhāti, taṁ cittaṁ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṁ bhāvitā evaṁ bahulīkatā tatrupapattiyā saṁvattanti. Ayaṁ, bhikkhave, maggo ayaṁ paṭipadā tatrupapattiyā saṁvattati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena samannāgato hoti, sutena … cāgena … paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṁ hoti: ‘dasasahasso brahmā dīghāyuko vaṇṇavā sukhabahulo’ti. Dasasahasso, bhikkhave, brahmā dasasahassilokadhātuṁ pharitvā adhimuccitvā viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Seyyathāpi, bhikkhave, maṇi veḷuriyo subho jātimā aṭṭhaṁso suparikammakato paṇḍukambale nikkhitto bhāsate ca tapate ca virocati ca; Variant: bhāsate ca tapate ca → bhāsati ca tapati ca (sya-all, km); bhāsati ca (pts1ed) evameva kho, bhikkhave, dasasahasso brahmā dasasahassilokadhātuṁ pharitvā adhimuccitvā viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā dasasahassassa brahmuno sahabyataṁ upapajjeyyan’ti. So taṁ cittaṁ dahati, taṁ cittaṁ adhiṭṭhāti, taṁ cittaṁ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṁ bhāvitā evaṁ bahulīkatā tatrupapattiyā saṁvattanti. Ayaṁ, bhikkhave, maggo ayaṁ paṭipadā tatrupapattiyā saṁvattati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena … sutena … cāgena … paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṁ hoti: ‘satasahasso brahmā dīghāyuko vaṇṇavā sukhabahulo’ti. Satasahasso, bhikkhave, brahmā satasahassilokadhātuṁ pharitvā adhimuccitvā viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Seyyathāpi, bhikkhave, nikkhaṁ jambonadaṁ dakkhakammāraputtaukkāmukhasukusalasampahaṭṭhaṁ paṇḍukambale nikkhittaṁ bhāsate ca tapate ca virocati ca; Variant: nikkhaṁ → nekkhaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed) evameva kho, bhikkhave, satasahasso brahmā satasahassilokadhātuṁ pharitvā adhimuccitvā viharati. Yepi tattha sattā upapannā tepi pharitvā adhimuccitvā viharati. Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā satasahassassa brahmuno sahabyataṁ upapajjeyyan’ti. So taṁ cittaṁ dahati, taṁ cittaṁ adhiṭṭhāti, taṁ cittaṁ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṁ bhāvitā evaṁ bahulīkatā tatrupapattiyā saṁvattanti. Ayaṁ, bhikkhave, maggo ayaṁ paṭipadā tatrupapattiyā saṁvattati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena … sutena … cāgena … paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṁ hoti—ābhā devā …pe… parittābhā devā … appamāṇābhā devā … ābhassarā devā dīghāyukā vaṇṇavanto sukhabahulāti. Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā ābhassarānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti. So taṁ cittaṁ dahati, taṁ cittaṁ adhiṭṭhāti, taṁ cittaṁ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṁ bhāvitā evaṁ bahulīkatā tatrupapattiyā saṁvattanti. Ayaṁ, bhikkhave, maggo ayaṁ paṭipadā tatrupapattiyā saṁvattati. Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena … sutena … cāgena … paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṁ hoti—parittasubhā devā …pe… appamāṇasubhā devā … subhakiṇhā devā dīghāyukā vaṇṇavanto sukhabahulāti. Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā subhakiṇhānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti. So taṁ cittaṁ dahati, taṁ cittaṁ adhiṭṭhāti, taṁ cittaṁ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṁ bhāvitā evaṁ bahulīkatā tatrupapattiyā saṁvattanti. Ayaṁ, bhikkhave, maggo ayaṁ paṭipadā tatrupapattiyā saṁvattati. Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena … sutena … cāgena … paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṁ hoti—vehapphalā devā …pe… avihā devā … atappā devā … sudassā devā … sudassī devā … akaniṭṭhā devā dīghāyukā vaṇṇavanto sukhabahulāti. Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā akaniṭṭhānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti. So taṁ cittaṁ dahati, taṁ cittaṁ adhiṭṭhāti, taṁ cittaṁ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṁ bhāvitā evaṁ bahulīkatā tatrupapattiyā saṁvattanti. Ayaṁ, bhikkhave, maggo ayaṁ paṭipadā tatrupapattiyā saṁvattati. Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena … sutena … cāgena … paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṁ hoti: ‘ākāsānañcāyatanūpagā devā dīghāyukā ciraṭṭhitikā sukhabahulā’ti. Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā ākāsānañcāyatanūpagānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti. So taṁ cittaṁ dahati, taṁ cittaṁ adhiṭṭhāti, taṁ cittaṁ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṁ bhāvitā evaṁ bahulīkatā tatrupapattiyā saṁvattanti. Ayaṁ, bhikkhave, maggo ayaṁ paṭipadā tatrupapattiyā saṁvattati. Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena … sutena … cāgena … paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṁ hoti: ‘viññāṇañcāyatanūpagā devā dīghāyukā ciraṭṭhitikā sukhabahulā’ti. Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā viññāṇañcāyatanūpagānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti. So taṁ cittaṁ dahati, taṁ cittaṁ adhiṭṭhāti, taṁ cittaṁ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṁ bhāvitā evaṁ bahulīkatā tatrupapattiyā saṁvattanti. Ayaṁ, bhikkhave, maggo ayaṁ paṭipadā tatrupapattiyā saṁvattati. Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena … sutena … cāgena … paññāya samannāgato hoti. Tassa sutaṁ hoti—ākiñcaññāyatanūpagā devā …pe… nevasaññānāsaññāyatanūpagā devā dīghāyukā ciraṭṭhitikā sukhabahulāti. Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā nevasaññānāsaññāyatanūpagānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti. So taṁ cittaṁ dahati, taṁ cittaṁ adhiṭṭhāti, taṁ cittaṁ bhāveti. Tassa te saṅkhārā ca vihārā ca evaṁ bhāvitā evaṁ bahulīkatā tatrupapattiyā saṁvattanti. Ayaṁ, bhikkhave, maggo ayaṁ paṭipadā tatrupapattiyā saṁvattati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu saddhāya samannāgato hoti, sīlena … sutena … cāgena … paññāya samannāgato hoti. Tassa evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyyan’ti. So āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati. Ayaṁ, bhikkhave, bhikkhu na katthaci upapajjatī”ti. Variant: na katthaci upapajjatī”ti → na kuhiñci upapajjatīti (bj); na katthaci uppajjati na kuhiñci uppajjatīti (pts1ed); na kuhiñci upasampajja viharatīti. (mr)

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Saṅkhārupapattisuttaṁ niṭṭhitaṁ dasamaṁ.

Anupadavaggo niṭṭhito dutiyo.

Tassuddānaṁ

Anupada sodhana porisadhammo, Sevitabba bahudhātu vibhatti; Buddhassa kittināma cattārīsena, Ānāpāno kāyagato upapatti. Variant: upapatti → ito paraṁ bj potthake evampi dissati–anupada sodhana porisa dhammā,

Saṅkhāruppatti Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC