Sekha Sutta
.
Kinh Hữu học
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn sống giữa các Sakya (Thích-ca), thành Kapilavatthu, tại tinh xá Nigrodha.
Lúc bấy giờ, một ngôi giảng đường mới được dựng lên không bao lâu cho các Sakya ở Kapilavatthu, và chưa được một Sa-môn, Bà-la-môn, hay một người nào đến ở. Rồi các Sakya ở Kapilavatthu đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Các Sakya ở Kapilavatthu đang ngồi một bên, bạch Thế Tôn:
— Ở đây, bạch Thế Tôn, có một ngôi giảng đường mới, được dựng lên không bao lâu cho các Sakya ở Kapilavatthu, và chưa được một Sa-môn, Bà-la-môn, hay một người nào đến ở. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy dùng nhà giảng đường ấy trước tiên, rồi các Sakya ở Kapilavatthu sẽ dùng sau, và như vậy các vị Sakya ở Kapilavatthu sẽ hưởng hạnh phúc, an lạc lâu dài.
Thế Tôn im lặng nhận lời. Các vị Sakya ở Kapilavatthu, sau khi được biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi đi đến ngôi giảng đường, sau khi đến, cho lấy nệm trải khắp giảng đường, sắp đặt chỗ ngồi, đặt ghè nước, treo đèn dầu, rồi đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Các Sakya ở Kapilavatthu đứng một bên, bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, ngôi giảng đường đã được trải nệm tất cả, các chỗ ngồi đã được sắp đặt, ghè nước đã được đặt sẵn, đèn dầu đã được treo lên. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy làm những gì Thế Tôn nghĩ là hợp thời.
Rồi Thế Tôn đắp y, cầm y bát, cùng với chúng Tỷ-kheo Tăng đi đến giảng đường, sau khi đến, Ngài rửa chân, bước vào ngôi giảng đường và ngồi xuống, dựa vào cột ở giữa, mặt hướng phía Ðông. Chúng Tỷ-kheo Tăng, sau khi rửa chân, bước vào giảng đường, ngồi dựa vào bức tường phía Tây, mặt hướng về phía Ðông, với Thế Tôn ngồi trước họ. Các Sakya ở thành Kapilavatthu cũng rửa chân, bước vào ngôi giảng đường, rồi ngồi xuống dựa vào bức tường phía Ðông, mặt hướng phía Tây, với Thế Tôn ngồi trước mặt. Rồi Thế Tôn cho đến quá nửa đêm, thuyết pháp, khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Sakya ở Kapilavatthu, rồi nói với Tôn giả Ananda:
— Này Ananda, hãy giảng hữu học đạo cho các Sakya ở Kapilavatthu. Ta bị đau lưng. Ta sẽ nằm nghỉ.
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn trải đại y gấp bốn lại, nằm xuống phía bên hông bên hữu như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại.
Rồi Tôn giả Ananda nói với Sakya Mahanama:
— Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử, thành tựu giới hạnh, hộ trì các căn, biết tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, thành tựu bảy diệu pháp, hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức.
Và này Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử thành tựu giới hạnh? Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học các học pháp. Này Mahanama, như vậy là vị Thánh đệ tử thành tựu giới hạnh.
Và này Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử hộ trì các căn? Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử, khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ưu, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ưu, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Này Mahanama, như vậy là vị Thánh đệ tử hộ trì các căn.
Và này Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử biết tiết độ trong ăn uống? Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử chơn chánh giác sát, thọ dụng món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, chỉ để thân này được duy trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại, để chấp trì Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới; và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống được an ổn”. Này Mahanama, như vậy là vị Thánh đệ tử biết tiết độ trong sự ăn uống.
Và này Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử chú tâm cảnh giác? Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử ban ngày trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp, ban đêm trong canh một, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp, ban đêm trong canh giữa, vị này nằm xuống phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại. Ban đêm trong canh cuối, khi đã thức dậy, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp. Này Mahanama, như vậy là vị Thánh đệ tử chú tâm cảnh giác.
Và này Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử thành tựu bảy diệu pháp? Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử có lòng tin, có lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị này có lòng tàm, tự xấu hổ vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự xấu hổ vì thành tựu ác, bất thiện pháp. Vị này có lòng quý, tự sợ hãi vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự sợ hãi vì thành tựu ác, bất thiện pháp. Vị này là vị đa văn, nhớ nghĩ những điều đã nghe, tích tụ những điều đã nghe. Những pháp nào, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, nói lên phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì, đọc tụng bằng lời, được ý suy tư, được chánh kiến thể nhập. Vị ấy sống tinh cần tinh tấn, trừ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp. Vị ấy có niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, nhớ lại, nhớ lại nhiều lần những gì đã làm từ lâu, đã nói từ lâu. Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này Mahanama, như vậy vị Thánh đệ tử thành tựu bảy diệu pháp.
Và này, Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức? Ở đây, này Mahanama, (vị ấy) ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, vị ấy chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Mahanama, như vậy là vị Thánh đệ tử hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức.
Này Mahanama, khi một vị Thánh đệ tử thành tựu giới hạnh như vậy, hộ trì các căn như vậy, biết tiết độ trong ăn uống như vậy, chú tâm cảnh giác như vậy, đầy đủ bảy diệu pháp như vậy, hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức như vậy, này Mahanama, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là đang đi trên con đường hữu học, có trứng không bị hư hoại, có khả năng phá vỡ, có khả năng giác ngộ, có khả năng chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các ách phược.
Này Mahanama, ví như có tám, có mười hay có mười hai trứng gà, được gà mái khéo ấp ngồi, khéo ấp nóng, khéo ấp dưỡng; dầu cho con gà mái ấy không khởi lên ý muốn: “Mong rằng, các con gà con của ta, sau khi phá vỡ vỏ trứng với móng chân, hay với mỏ của chúng, thoát ra ngoài một cách an toàn”. Những con gà con ấy, sau khi phá vỡ vỏ trứng với móng chân hay mỏ của chúng, có thể thoát ra ngoài một cách an toàn. Cũng vậy, này Mahanama, khi một vị Thánh đệ tử, thành tựu giới hạnh như vậy, hộ trì các căn như vậy, biết tiết độ trong ăn uống như vậy, chú tâm cảnh giác như vậy, đầy đủ bảy diệu pháp như vậy, hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức như vậy, này Mahanama, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là đang đi trên con đường hữu học, có trứng không bị hư hoại, có khả năng phá vỡ, có khả năng giác ngộ, có khả năng chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các ách phược.
Này Mahanama, vị Thánh đệ tử ấy, khi chứng được vô thượng xả niệm thanh tịnh này, nhớ đến các đời sống quá khứ sai biệt, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy, vị ấy nhớ đến những đời sống quá khứ, cũng với các nét đại cương và các chi tiết. Ðây là sự phá vỡ thứ nhất của con gà con ra khỏi vỏ trứng.
Này Mahanama, vị Thánh đệ tử ấy, khi chứng được vô thượng xả niệm thanh tịnh này, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Vị ấy nghĩ rằng: “Thật sự những vị chúng sanh này thành tựu những ác hạnh về thân, thành tựu những ác hạnh về lời nói, thành tựu những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những vị chúng sanh này thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, trên đời này. Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Ðây là sự phá vỡ thứ hai của con gà con ra khỏi vỏ trứng.
Này Mahanama, vị Thánh đệ tử ấy, khi chứng được vô thượng xả niệm thanh tịnh này, với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình ngay trong hiện tại với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây là sự phá vỡ thứ ba của con gà con ra khỏi vỏ trứng.
Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào thành tựu giới hạnh, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào hộ trì các căn, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào có tiết độ trong ăn uống, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào chú tâm cảnh giác, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào đầy đủ bảy diệu pháp, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy.
Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào, nhớ đến các đời sống quá khứ sai biệt, như một đời, hai đời… (như trên)… cùng với các nét đại cương và các chi tiết, như vậy thuộc về trí đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh… (như trên)… đều do hạnh nghiệp của họ, như vậy thuộc về trí đức của vị ấy. Này Mahanama, vị Thánh đệ tử nào với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình ngay trong hiện tại với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, như vậy thuộc về trí đức của vị ấy.
Như vậy, này Mahanama, vị Thánh đệ tử được gọi là minh cụ túc, hạnh cụ túc, minh hạnh cụ túc. Này Mahanama, Phạm thiên Sanankumara (Thường Ðồng Hình Phạm thiên) có nói bài kệ như sau:
Chúng sanh tin giai cấp
Vương tộc là tối thượng.
Vị minh hạnh cụ túc,
Tối thắng ở Nhơn Thiên.
Này Mahanama, bài kệ ấy được Phạm thiên Sanankumara khéo hát, không phải vụng hát, khéo nói, không phải vụng nói, có ý nghĩa, không phải vô nghĩa, và được Thế Tôn ấn khả.
Rồi Thế Tôn ngồi dậy, nói với Tôn giả Ananda:
— Lành thay, lành thay, Ananda ! Thật lành thay, này Ananda, người đã giảng hữu học đạo cho các Sakya (Thích ca) ở Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ).
Tôn giả Ananda thuyết giảng như vậy, bậc Ðạo Sư ấn khả. Các vị Sakya ở Kapilavatthu hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Ananda dạy.
Sekha Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sakkesu viharati kapilavatthusmiṁ nigrodhārāme.
Tena kho pana samayena kāpilavatthavānaṁ sakyānaṁ navaṁ santhāgāraṁ acirakāritaṁ hoti anajjhāvuṭṭhaṁ samaṇena vā brāhmaṇena vā kenaci vā manussabhūtena. Variant: anajjhāvuṭṭhaṁ → anajjhāvutthaṁ (bj, km, pts1ed); anajjhāvuṭṭhapubbaṁ (sya-all) | acirakāritaṁ → acirakāritaṁ hoti (sya-all, km, mr) Atha kho kāpilavatthavā sakyā yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinnā kho kāpilavatthavā sakyā bhagavantaṁ etadavocuṁ:
“idha, bhante, kāpilavatthavānaṁ sakyānaṁ navaṁ santhāgāraṁ acirakāritaṁ anajjhāvuṭṭhaṁ samaṇena vā brāhmaṇena vā kenaci vā manussabhūtena. Taṁ, bhante, bhagavā paṭhamaṁ paribhuñjatu. Bhagavatā paṭhamaṁ paribhuttaṁ pacchā kāpilavatthavā sakyā paribhuñjissanti. Tadassa kāpilavatthavānaṁ sakyānaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāyā”ti. Adhivāsesi bhagavā tuṇhībhāvena.
Atha kho kāpilavatthavā sakyā bhagavato adhivāsanaṁ viditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā yena navaṁ santhāgāraṁ tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā sabbasanthariṁ santhāgāraṁ santharitvā āsanāni paññapetvā udakamaṇikaṁ upaṭṭhapetvā telappadīpaṁ āropetvā yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; Variant: sabbasanthariṁ santhāgāraṁ → sabbasanthariṁ santhataṁ (bj, mr) upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ aṭṭhaṁsu. Ekamantaṁ ṭhitā kho kāpilavatthavā sakyā bhagavantaṁ etadavocuṁ: “sabbasanthariṁ santhataṁ, bhante, santhāgāraṁ, āsanāni paññattāni, udakamaṇiko upaṭṭhāpito, telappadīpo āropito. Yassadāni, bhante, bhagavā kālaṁ maññatī”ti.
Atha kho bhagavā nivāsetvā pattacīvaramādāya saddhiṁ bhikkhusaṅghena yena santhāgāraṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā pāde pakkhāletvā santhāgāraṁ pavisitvā majjhimaṁ thambhaṁ nissāya puratthābhimukho nisīdi. Bhikkhusaṅghopi kho pāde pakkhāletvā santhāgāraṁ pavisitvā pacchimaṁ bhittiṁ nissāya puratthābhimukho nisīdi, bhagavantaṁyeva purakkhatvā. Kāpilavatthavāpi kho sakyā pāde pakkhāletvā santhāgāraṁ pavisitvā puratthimaṁ bhittiṁ nissāya pacchimābhimukhā nisīdiṁsu, bhagavantaṁyeva purakkhatvā.
Atha kho bhagavā kāpilavatthave sakye bahudeva rattiṁ dhammiyā kathāya sandassetvā samādapetvā samuttejetvā sampahaṁsetvā āyasmantaṁ ānandaṁ āmantesi: “paṭibhātu taṁ, ānanda, kāpilavatthavānaṁ sakyānaṁ sekho pāṭipado. Variant: pāṭipado → paṭipado (sya-all, km, mr) Piṭṭhi me āgilāyati; tamahaṁ āyamissāmī”ti.
“Evaṁ, bhante”ti kho āyasmā ānando bhagavato paccassosi. Atha kho bhagavā catugguṇaṁ saṅghāṭiṁ paññāpetvā dakkhiṇena passena sīhaseyyaṁ kappesi, pāde pādaṁ accādhāya, sato sampajāno, uṭṭhānasaññaṁ manasi karitvā.
Atha kho āyasmā ānando mahānāmaṁ sakkaṁ āmantesi:
“idha, mahānāma, ariyasāvako sīlasampanno hoti, indriyesu guttadvāro hoti, bhojane mattaññū hoti, jāgariyaṁ anuyutto hoti, sattahi saddhammehi samannāgato hoti, catunnaṁ jhānānaṁ ābhicetasikānaṁ diṭṭhadhammasukhavihārānaṁ nikāmalābhī hoti akicchalābhī akasiralābhī.
Kathañca, mahānāma, ariyasāvako sīlasampanno hoti? Idha, mahānāma, ariyasāvako sīlavā hoti, pātimokkhasaṁvarasaṁvuto viharati ācāragocarasampanno aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī, samādāya sikkhati sikkhāpadesu. Evaṁ kho, mahānāma, ariyasāvako sīlasampanno hoti.
Kathañca, mahānāma, ariyasāvako indriyesu guttadvāro hoti? Idha, mahānāma, ariyasāvako cakkhunā rūpaṁ disvā na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṁ cakkhundriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ tassa saṁvarāya paṭipajjati, rakkhati cakkhundriyaṁ, cakkhundriye saṁvaraṁ āpajjati. Sotena saddaṁ sutvā …pe… ghānena gandhaṁ ghāyitvā …pe… jivhāya rasaṁ sāyitvā …pe… kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā …pe… manasā dhammaṁ viññāya na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṁ manindriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ tassa saṁvarāya paṭipajjati, rakkhati manindriyaṁ, manindriye saṁvaraṁ āpajjati. Evaṁ kho, mahānāma, ariyasāvako indriyesu guttadvāro hoti.
Kathañca, mahānāma, ariyasāvako bhojane mattaññū hoti? Idha, mahānāma, ariyasāvako paṭisaṅkhā yoniso āhāraṁ āhāreti: ‘neva davāya na madāya na maṇḍanāya na vibhūsanāya; yāvadeva imassa kāyassa ṭhitiyā yāpanāya vihiṁsūparatiyā brahmacariyānuggahāya. Iti purāṇañca vedanaṁ paṭihaṅkhāmi, navañca vedanaṁ na uppādessāmi, yātrā ca me bhavissati anavajjatā ca phāsuvihāro cā’ti. Evaṁ kho, mahānāma, ariyasāvako bhojane mattaññū hoti.
Kathañca, mahānāma, ariyasāvako jāgariyaṁ anuyutto hoti? Idha, mahānāma, ariyasāvako divasaṁ caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi dhammehi cittaṁ parisodheti, rattiyā paṭhamaṁ yāmaṁ caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi dhammehi cittaṁ parisodheti, rattiyā majjhimaṁ yāmaṁ dakkhiṇena passena sīhaseyyaṁ kappeti, pāde pādaṁ accādhāya, sato sampajāno, uṭṭhānasaññaṁ manasi karitvā, rattiyā pacchimaṁ yāmaṁ paccuṭṭhāya caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi dhammehi cittaṁ parisodheti. Evaṁ kho, mahānāma, ariyasāvako jāgariyaṁ anuyutto hoti.
Kathañca, mahānāma, ariyasāvako sattahi saddhammehi samannāgato hoti? Idha, mahānāma, ariyasāvako saddho hoti, saddahati tathāgatassa bodhiṁ: ‘itipi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā’ti.
Hirimā hoti, hirīyati kāyaduccaritena vacīduccaritena manoduccaritena, hirīyati pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ samāpattiyā.
Ottappī hoti, ottappati kāyaduccaritena vacīduccaritena manoduccaritena, ottappati pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ samāpattiyā.
Bahussuto hoti sutadharo sutasannicayo. Ye te dhammā ādikalyāṇā majjhekalyāṇā pariyosānakalyāṇā sātthā sabyañjanā kevalaparipuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ abhivadanti tathārūpāssa dhammā bahussutā honti dhātā vacasā paricitā manasānupekkhitā diṭṭhiyā suppaṭividdhā. Variant: dhātā → dhatā (bj, sya-all, km, pts1ed) | bahussutā → bahū sutā (?)
Āraddhavīriyo viharati akusalānaṁ dhammānaṁ pahānāya, kusalānaṁ dhammānaṁ upasampadāya, thāmavā daḷhaparakkamo anikkhittadhuro kusalesu dhammesu.
Satimā hoti, paramena satinepakkena samannāgato, cirakatampi cirabhāsitampi saritā anussaritā.
Paññavā hoti, udayatthagāminiyā paññāya samannāgato, ariyāya nibbedhikāya sammā dukkhakkhayagāminiyā. Evaṁ kho, mahānāma, ariyasāvako sattahi saddhammehi samannāgato hoti.
Kathañca, mahānāma, ariyasāvako catunnaṁ jhānānaṁ ābhicetasikānaṁ diṭṭhadhammasukhavihārānaṁ nikāmalābhī hoti akicchalābhī akasiralābhī? Idha, mahānāma, ariyasāvako vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ …pe… dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; pītiyā ca virāgā …pe… tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṁ atthaṅgamā …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. Evaṁ kho, mahānāma, ariyasāvako catunnaṁ jhānānaṁ ābhicetasikānaṁ diṭṭhadhammasukhavihārānaṁ nikāmalābhī hoti akicchalābhī akasiralābhī.
Yato kho, mahānāma, ariyasāvako evaṁ sīlasampanno hoti, evaṁ indriyesu guttadvāro hoti, evaṁ bhojane mattaññū hoti, evaṁ jāgariyaṁ anuyutto hoti, evaṁ sattahi saddhammehi samannāgato hoti, evaṁ catunnaṁ jhānānaṁ ābhicetasikānaṁ diṭṭhadhammasukhavihārānaṁ nikāmalābhī hoti akicchalābhī akasiralābhī, ayaṁ vuccati, mahānāma, ariyasāvako sekho pāṭipado apuccaṇḍatāya samāpanno, bhabbo abhinibbhidāya, bhabbo sambodhāya, bhabbo anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya. Seyyathāpi, mahānāma, kukkuṭiyā aṇḍāni aṭṭha vā dasa vā dvādasa vā tānāssu kukkuṭiyā sammā adhisayitāni sammā pariseditāni sammā paribhāvitāni, kiñcāpi tassā kukkuṭiyā na evaṁ icchā uppajjeyya: ‘aho vatime kukkuṭapotakā pādanakhasikhāya vā mukhatuṇḍakena vā aṇḍakosaṁ padāletvā sotthinā abhinibbhijjeyyun’ti, atha kho bhabbāva te kukkuṭapotakā pādanakhasikhāya vā mukhatuṇḍakena vā aṇḍakosaṁ padāletvā sotthinā abhinibbhijjituṁ.
Evameva kho, mahānāma, yato ariyasāvako evaṁ sīlasampanno hoti, evaṁ indriyesu guttadvāro hoti, evaṁ bhojane mattaññū hoti, evaṁ jāgariyaṁ anuyutto hoti, evaṁ sattahi saddhammehi samannāgato hoti, evaṁ catunnaṁ jhānānaṁ ābhicetasikānaṁ diṭṭhadhammasukhavihārānaṁ nikāmalābhī hoti akicchalābhī akasiralābhī, ayaṁ vuccati, mahānāma, ariyasāvako sekho pāṭipado apuccaṇḍatāya samāpanno, bhabbo abhinibbhidāya, bhabbo sambodhāya, bhabbo anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya.
Sa kho so, mahānāma, ariyasāvako imaṁyeva anuttaraṁ upekkhāsatipārisuddhiṁ āgamma anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati, seyyathidaṁ—ekampi jātiṁ dvepi jātiyo …pe… iti sākāraṁ sauddesaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati, ayamassa paṭhamābhinibbhidā hoti kukkuṭacchāpakasseva aṇḍakosamhā.
Sa kho so, mahānāma, ariyasāvako imaṁyeva anuttaraṁ upekkhāsatipārisuddhiṁ āgamma dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate …pe… yathākammūpage satte pajānāti, ayamassa dutiyābhinibbhidā hoti kukkuṭacchāpakasseva aṇḍakosamhā.
Sa kho so, mahānāma, ariyasāvako imaṁyeva anuttaraṁ upekkhāsatipārisuddhiṁ āgamma āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati, ayamassa tatiyābhinibbhidā hoti kukkuṭacchāpakasseva aṇḍakosamhā.
Yampi, mahānāma, ariyasāvako sīlasampanno hoti, idampissa hoti caraṇasmiṁ; Variant: Yampi → yampi kho (bj, mr) yampi, mahānāma, ariyasāvako indriyesu guttadvāro hoti, idampissa hoti caraṇasmiṁ; yampi, mahānāma, ariyasāvako bhojane mattaññū hoti, idampissa hoti caraṇasmiṁ; yampi, mahānāma, ariyasāvako jāgariyaṁ anuyutto hoti, idampissa hoti caraṇasmiṁ; yampi, mahānāma, ariyasāvako sattahi saddhammehi samannāgato hoti, idampissa hoti caraṇasmiṁ; yampi, mahānāma, ariyasāvako catunnaṁ jhānānaṁ ābhicetasikānaṁ diṭṭhadhammasukhavihārānaṁ nikāmalābhī hoti akicchalābhī akasiralābhī, idampissa hoti caraṇasmiṁ.
Yañca kho, mahānāma, ariyasāvako anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati, seyyathidaṁ—ekampi jātiṁ dvepi jātiyo …pe… iti sākāraṁ sauddesaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati, idampissa hoti vijjāya; yampi, mahānāma, ariyasāvako dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate …pe… yathākammūpage satte pajānāti, idampissa hoti vijjāya. Yampi, mahānāma, ariyasāvako āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati, idampissa hoti vijjāya.
Ayaṁ vuccati, mahānāma, ariyasāvako vijjāsampanno itipi caraṇasampanno itipi vijjācaraṇasampanno itipi.
Brahmunāpesā, mahānāma, sanaṅkumārena gāthā bhāsitā:
‘Khattiyo seṭṭho janetasmiṁ, ye gottapaṭisārino; Vijjācaraṇasampanno, so seṭṭho devamānuse’ti.
Sā kho panesā, mahānāma, brahmunā sanaṅkumārena gāthā sugītā no duggītā, subhāsitā no dubbhāsitā, atthasaṁhitā no anatthasaṁhitā, anumatā bhagavatā”ti.
Atha kho bhagavā uṭṭhahitvā āyasmantaṁ ānandaṁ āmantesi: “sādhu sādhu, ānanda, sādhu kho tvaṁ, ānanda, kāpilavatthavānaṁ sakyānaṁ sekhaṁ pāṭipadaṁ abhāsī”ti.
Idamavocāyasmā ānando. Samanuñño satthā ahosi. Attamanā kāpilavatthavā sakyā āyasmato ānandassa bhāsitaṁ abhinandunti.
Sekhasuttaṁ niṭṭhitaṁ tatiyaṁ.
Sekha Sutta
Dịch giả