Acchariyabbhuta Sutta
.
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi một số rất đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực về, đang ngồi tụ họp trong thị giả đường (upatthanasala), câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng:
“Thật hy hữu thay chư Hiền! Thật vị tằng hữu thay chư Hiền, là đại thần thông lực, đại uy lực của Như Lai! Vì Ngài biết được chư Phật quá khứ, đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các hý luận, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt luân hồi, đã thoát ly mọi khổ: “Chư Thế Tôn ấy sanh tánh như vậy, danh tánh như vậy, tộc tánh như vậy, giới hạnh như vậy, pháp hạnh như vậy, tuệ hạnh như vậy, trú hạnh như vậy, chư Thế Tôn ấy giải thoát như vậy”.
Khi được nghe nói như vậy, Tôn giả Ananda nói với các Tỷ-kheo ấy: “Thật hy hữu thay chư Hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay chư Hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!”
Và câu chuyện giữa các Tỷ-kheo ấy bị gián đoạn. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến thị giả đường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
— Này các Tỷ-kheo, nay các Ông ngồi nói chuyện gì? Câu chuyện gì giữa các Ông bị gián đoạn?
— Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi tụ họp tại thị giả đường, câu chuyện sau đây được khởi lên: “Hy hữu thay, chư Hiền! … chư Thế Tôn ấy được giải thoát như vậy”. Khi được nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, Tôn giả Ananda nói với chúng con như sau: “Thật hy hữu thay… Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay… Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!” Câu chuyện này giữa chúng con, bạch Thế Tôn, bị gián đoạn. Rồi Thế Tôn đến.
Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:
— Do vậy, này Ananda, hãy nói lên nhiều nữa, những đặc tánh hy hữu, vị tằng hữu của Như Lai.
— Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Chánh niệm tỉnh giác, này Ananda, Bồ-tát sanh trong Thiên chúng (Kaya) Tusita”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sanh trong Thiên chúng Tusita, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Chánh niệm tỉnh giác, này Ananda, Bồ-tát an trú trong Thiên chúng Tusita”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú trong Thiên chúng Tusita, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Chánh niệm tỉnh giác, này Ananda, Bồ-tát an trú tại Thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú tại Thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Chánh niệm tỉnh giác này Ananda, Bồ-tát sau khi từ Thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sau khi từ Thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát nhập vào mẫu thai, này Ananda, khi ấy một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên và thế giới ở dưới gồm các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các thế giới ở giữa các thế giới, tối tăm, u ám không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, với đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại những chỗ ấy nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: “Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây”. Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn”.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, bốn vị Thiên tử đến canh gác bốn phương trời và nói: “Không cho một ai, người hay không phải loài người được phiền nhiễu Bồ-tát, hay mẹ vị Bồ-tát”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn”.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, mẹ Bồ-tát giữ giới một cách hồn nhiên, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống các thứ rượu nấu, rượu lên chất men”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, mẹ Bồ-tát không khởi dục tâm đối với một nam nhân nào, và mẹ Bồ-tát không bị xâm phạm bởi bất kỳ người đàn ông nào có nhiễm tâm”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, mẹ vị Bồ-tát tận hưởng năm dục công đức đầy đủ, tận hưởng trọn năm dục công đức”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, mẹ Bồ-tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với tâm khoan khoái. Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ mọi bộ phận và chân tay. Này Ananda, ví như viên ngọc lưu ly, thanh tịnh, thuần nhất, có tám cạnh, khéo cắt, khéo dũa, trong sáng, không tỳ vết, hoàn hảo trong mọi phương diện. Rồi một sợi dây được xâu qua viên ngọc ấy, dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng lợt. Nếu có người có mắt để viên ngọc trên bàn tay của mình, người ấy sẽ thấy rõ ràng: “Ðây là viên ngọc lưu ly, thanh tịnh, thuần nhất, có tám cạnh, khéo cắt, khéo dũa, trong sáng, không tỳ vết, hoàn hảo trong mọi phương diện. Ðây là sợi dây xâu qua, sợi dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng lợt”. Cũng vậy, này Ananda, khi Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ Bồ-tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với tâm khoan khoái. Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ bộ phận và chân tay”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Sau khi sanh Bồ-tát bảy ngày, này Ananda, mẹ Bồ-tát mệnh chung và sanh lên cõi trời Ðâu suất”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Trong khi các người đàn bà khác, này Ananda, mang bầu thai trong bụng chín tháng hay mười tháng rồi mới sanh, mẹ Bồ-tát sanh Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát mang Bồ-tát trong bụng mười tháng rồi mới sanh”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Trong khi các người đàn bà khác, này Ananda, hoặc ngồi hoặc nằm mà sanh con, mẹ vị Bồ-tát sanh Bồ- tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát đứng mà sanh Bồ-tát”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, chư Thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài người”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, Bồ-tát không đụng đến đất. Có bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: “Hoàng hậu hãy hoan hỷ! Hoàng Hậu sanh một bậc vĩ nhân”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch. Này Ananda, ví như một viên ngọc ma-ni bảo châu đặt trên một tấm vải Ba-la-nại. Viên ngọc không làm nhiễm ô tấm vải Ba-la-nại, tấm vải Ba-la-nai cũng không làm nhiễm ô hòn ngọc. Vì sao vậy? Vì cả hai đều thanh tịnh. Cũng vậy, này Ananda, khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho Bồ-tát và cho bà mẹ”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Bồ-tát khi sanh ra, này Ananda, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: “Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, khi ấy một hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên, hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên, và thế giới ở dưới gồm các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các cảnh giới giữa các thế giới, tối tăm, u ám, không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại các chỗ ấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau mà nói: “Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây”. Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
— Do vậy, này Ananda, hãy thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai. Ở đây, này Ananda, các cảm thọ khởi lên nơi Thế Tôn được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại; các tưởng được biết đến; các tầm khởi lên được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại. Này Ananda, hãy thọ trì việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai.
— Vì rằng, bạch Thế Tôn, các cảm thọ khởi lên nơi Thế Tôn được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại; các tưởng được biết đến; các tầm khởi lên được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại. Bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai.
Tôn giả Ananda nói như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Ananda nói.
Acchariyabbhuta Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.
Atha kho sambahulānaṁ bhikkhūnaṁ pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkantānaṁ upaṭṭhānasālāyaṁ sannisinnānaṁ sannipatitānaṁ ayamantarākathā udapādi:
“acchariyaṁ, āvuso, abbhutaṁ, āvuso. Tathāgatassa mahiddhikatā mahānubhāvatā, yatra hi nāma tathāgato atīte buddhe parinibbute chinnapapañce chinnavaṭume pariyādinnavaṭṭe sabbadukkhavītivatte jānissati: ‘evaṁjaccā te bhagavanto ahesuṁ’ itipi, ‘evaṁnāmā te bhagavanto ahesuṁ’ itipi, ‘evaṅgottā te bhagavanto ahesuṁ’ itipi, ‘evaṁsīlā te bhagavanto ahesuṁ’ itipi, ‘evaṁdhammā te bhagavanto ahesuṁ’ itipi, ‘evaṁpaññā te bhagavanto ahesuṁ’ itipi, ‘evaṁvihārī te bhagavanto ahesuṁ’ itipi, ‘evaṁvimuttā te bhagavanto ahesuṁ’ itipī”ti.
Evaṁ vutte, āyasmā ānando te bhikkhū etadavoca: “acchariyā ceva, āvuso, tathāgatā acchariyadhammasamannāgatā ca; abbhutā ceva, āvuso, tathāgatā abbhutadhammasamannāgatā cā”ti. Ayañca hidaṁ tesaṁ bhikkhūnaṁ antarākathā vippakatā hoti.
Atha kho bhagavā sāyanhasamayaṁ paṭisallānā vuṭṭhito yenupaṭṭhānasālā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Nisajja kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “kāya nuttha, bhikkhave, etarahi kathāya sannisinnā, kā ca pana vo antarākathā vippakatā”ti?
“Idha, bhante, amhākaṁ pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkantānaṁ upaṭṭhānasālāyaṁ sannisinnānaṁ sannipatitānaṁ ayamantarākathā udapādi: ‘acchariyaṁ, āvuso, abbhutaṁ, āvuso, tathāgatassa mahiddhikatā mahānubhāvatā, yatra hi nāma tathāgato atīte buddhe parinibbute chinnapapañce chinnavaṭume pariyādinnavaṭṭe sabbadukkhavītivatte jānissati—evaṁjaccā te bhagavanto ahesuṁ itipi, evaṁnāmā … evaṅgottā … evaṁsīlā … evaṁdhammā … evaṁpaññā … evaṁvihārī … evaṁvimuttā te bhagavanto ahesuṁ itipī’ti. Evaṁ vutte, bhante, āyasmā ānando amhe etadavoca: ‘acchariyā ceva, āvuso, tathāgatā acchariyadhammasamannāgatā ca; abbhutā ceva, āvuso, tathāgatā abbhutadhammasamannāgatā cā’ti. Ayaṁ kho no, bhante, antarākathā vippakatā; atha bhagavā anuppatto”ti. Atha kho bhagavā āyasmantaṁ ānandaṁ āmantesi: “tasmātiha taṁ, ānanda, bhiyyoso mattāya paṭibhantu tathāgatassa acchariyā abbhutadhammā”ti. Variant: abbhutadhammā”ti → abbhūtadhammāti (sya-all); abbhutā dhammāti (?)
“Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘sato sampajāno, ānanda, bodhisatto tusitaṁ kāyaṁ upapajjī’ti. Yampi, bhante, sato sampajāno bodhisatto tusitaṁ kāyaṁ upapajji idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘sato sampajāno, ānanda, bodhisatto tusite kāye aṭṭhāsī’ti. Yampi, bhante, sato sampajāno bodhisatto tusite kāye aṭṭhāsi idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi. Variant: idampāhaṁ → idaṁpahaṁ (sya-all, km, pts1ed)
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘yāvatāyukaṁ, ānanda, bodhisatto tusite kāye aṭṭhāsī’ti. Yampi, bhante, yāvatāyukaṁ bodhisatto tusite kāye aṭṭhāsi idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘sato sampajāno, ānanda, bodhisatto tusitā, kāyā cavitvā mātukucchiṁ okkamī’ti. Yampi, bhante, sato sampajāno bodhisatto tusitā kāyā cavitvā mātukucchiṁ okkami idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘yadā, ānanda, bodhisatto tusitā kāyā cavitvā mātukucchiṁ okkamati, atha sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya appamāṇo uḷāro obhāso loke pātubhavati atikkammeva devānaṁ devānubhāvaṁ. Yāpi tā lokantarikā aghā asaṁvutā andhakārā andhakāratimisā, yatthapime candimasūriyā evaṁmahiddhikā evaṁmahānubhāvā ābhāya nānubhonti tatthapi appamāṇo uḷāro obhāso loke pātubhavati atikkammeva devānaṁ devānubhāvaṁ. Yepi tattha sattā upapannā tepi tenobhāsena aññamaññaṁ sañjānanti—aññepi kira, bho, santi sattā idhūpapannāti. Ayañca dasasahassī lokadhātu saṅkampati sampakampati sampavedhati appamāṇo ca uḷāro obhāso loke pātubhavati atikkammeva devānaṁ devānubhāvan’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchiṁ okkanto hoti, cattāro devaputtā catuddisaṁ ārakkhāya upagacchanti—mā naṁ bodhisattaṁ vā bodhisattamātaraṁ vā manusso vā amanusso vā koci vā viheṭhesī’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchiṁ okkanto hoti, pakatiyā sīlavatī bodhisattamātā hoti viratā pāṇātipātā viratā adinnādānā viratā kāmesumicchācārā viratā musāvādā viratā surāmerayamajjapamādaṭṭhānā’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchiṁ okkanto hoti, na bodhisattamātu purisesu mānasaṁ uppajjati kāmaguṇūpasaṁhitaṁ, anatikkamanīyā ca bodhisattamātā hoti kenaci purisena rattacittenā’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchiṁ okkanto hoti, lābhinī bodhisattamātā hoti pañcannaṁ kāmaguṇānaṁ. Sā pañcahi kāmaguṇehi samappitā samaṅgībhūtā paricāretī’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchiṁ okkanto hoti, na bodhisattamātu kocideva ābādho uppajjati; sukhinī bodhisattamātā hoti akilantakāyā; bodhisattañca bodhisattamātā tirokucchigataṁ passati sabbaṅgapaccaṅgaṁ ahīnindriyaṁ. Seyyathāpi, ānanda, maṇi veḷuriyo subho jātimā aṭṭhaṁso suparikammakato. Tatrāssa suttaṁ āvutaṁ nīlaṁ vā pītaṁ vā lohitaṁ vā odātaṁ vā paṇḍusuttaṁ vā. Tamenaṁ cakkhumā puriso hatthe karitvā paccavekkheyya—ayaṁ kho maṇi veḷuriyo subho jātimā aṭṭhaṁso suparikammakato, tatridaṁ suttaṁ āvutaṁ nīlaṁ vā pītaṁ vā lohitaṁ vā odātaṁ vā paṇḍusuttaṁ vāti.
Evameva kho, ānanda, yadā bodhisatto mātukucchiṁ okkanto hoti, na bodhisattamātu kocideva ābādho uppajjati; sukhinī bodhisattamātā hoti akilantakāyā; bodhisattañca bodhisattamātā tirokucchigataṁ passati sabbaṅgapaccaṅgaṁ ahīnindriyan’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘sattāhajāte, ānanda, bodhisatte bodhisattamātā kālaṁ karoti, tusitaṁ kāyaṁ upapajjatī’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘yathā kho panānanda, aññā itthikā nava vā dasa vā māse gabbhaṁ kucchinā pariharitvā vijāyanti, na hevaṁ bodhisattaṁ bodhisattamātā vijāyati. Daseva māsāni bodhisattaṁ bodhisattamātā kucchinā pariharitvā vijāyatī’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘yathā kho panānanda, aññā itthikā nisinnā vā nipannā vā vijāyanti, na hevaṁ bodhisattaṁ bodhisattamātā vijāyati. Ṭhitāva bodhisattaṁ bodhisattamātā vijāyatī’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchimhā nikkhamati, devā naṁ paṭhamaṁ paṭiggaṇhanti pacchā manussā’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchimhā nikkhamati, appattova bodhisatto pathaviṁ hoti, cattāro naṁ devaputtā paṭiggahetvā mātu purato ṭhapenti—attamanā, devi, hohi; mahesakkho te putto uppanno’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchimhā nikkhamati, visadova nikkhamati amakkhito udena amakkhito semhena amakkhito ruhirena amakkhito kenaci asucinā suddho visado. Variant: udena → uddena (bj, sya-all, km, pts1ed) | visado → visuddho (sya-all) Seyyathāpi, ānanda, maṇiratanaṁ kāsike vatthe nikkhittaṁ neva maṇiratanaṁ kāsikaṁ vatthaṁ makkheti nāpi kāsikaṁ vatthaṁ maṇiratanaṁ makkheti. Taṁ kissa hetu? Ubhinnaṁ suddhattā.
Evameva kho, ānanda, yadā bodhisatto mātukucchimhā nikkhamati, visadova nikkhamati amakkhito udena amakkhito semhena amakkhito ruhirena amakkhito kenaci asucinā suddho visado’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchimhā nikkhamati, dve udakassa dhārā antalikkhā pātubhavanti—ekā sītassa, ekā uṇhassa; yena bodhisattassa udakakiccaṁ karonti mātu cā’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘sampatijāto, ānanda, bodhisatto samehi pādehi pathaviyaṁ patiṭṭhahitvā uttarābhimukho sattapadavītihārena gacchati, setamhi chatte anudhāriyamāne, sabbā ca disā viloketi, āsabhiñca vācaṁ bhāsati—aggohamasmi lokassa, jeṭṭhohamasmi lokassa, seṭṭhohamasmi lokassa. Ayamantimā jāti, natthi dāni punabbhavo’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi.
Sammukhā metaṁ, bhante, bhagavato sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchimhā nikkhamati, atha sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya appamāṇo uḷāro obhāso loke pātubhavati atikkammeva devānaṁ devānubhāvaṁ. Yāpi tā lokantarikā aghā asaṁvutā andhakārā andhakāratimisā yatthapime candimasūriyā evaṁmahiddhikā evaṁmahānubhāvā ābhāya nānubhonti tatthapi appamāṇo uḷāro obhāso loke pātubhavati atikkammeva devānaṁ devānubhāvaṁ. Yepi tattha sattā upapannā tepi tenobhāsena aññamaññaṁ sañjānanti—aññepi kira, bho, santi sattā idhūpapannāti. Ayañca dasasahassī lokadhātu saṅkampati sampakampati sampavedhati, appamāṇo ca uḷāro obhāso loke pātubhavati atikkammeva devānaṁ devānubhāvan’ti. Yampi, bhante …pe… idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremī”ti.
“Tasmātiha tvaṁ, ānanda, idampi tathāgatassa acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhārehi. Idhānanda, tathāgatassa viditā vedanā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṁ gacchanti; viditā saññā uppajjanti …pe… viditā vitakkā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṁ gacchanti. Idampi kho tvaṁ, ānanda, tathāgatassa acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhārehī”ti.
“Yampi, bhante, bhagavato viditā vedanā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṁ gacchanti; viditā saññā … viditā vitakkā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṁ gacchanti. Idampāhaṁ, bhante, bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremī”ti.
Idamavoca āyasmā ānando. Samanuñño satthā ahosi; attamanā ca te bhikkhū āyasmato ānandassa bhāsitaṁ abhinandunti.
Acchariyaabbhutasuttaṁ niṭṭhitaṁ tatiyaṁ.
Acchariyabbhuta Sutta
Dịch giả