Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Anaṅgaṇa Sutta

5

.

Kinh không uế nhiễm

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe. 

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở tại đây, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo. “Chư Hiền Tỷ-kheo”. –“Thưa Hiền giả”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau: 

— Này chư Hiền, ở đời có bốn hạng người. Thế nào là bốn? Chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Lại nữa chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Lại nữa chư Hiền, ở đây có hạng người không có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Lại nữa, chư Hiền, ở đây, có hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. 

Chư Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt. Chư Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người ưu thắng. 

Chư Hiền, ở đây, có hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Trong hai hạng người không có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt. Chư Hiền, ở đây, hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Trong hai hạng người không có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người ưu thắng. 

Ðược nói như vậy, Tôn giả Mahamoggallana (Ðại Mục-kiền-liên) nói với Tôn giả Sariputta như sau:

— Tôn giả Sariputta, do nhân gì, do duyên gì, trong hai hạng người có cấu uế này, một hạng người được gọi là hạ liệt, một hạng người được gọi là ưu thắng? Tôn giả Sariputta, do nhân gì, do duyên gì trong hai hạng người không có cấu uế này, một hạng người được gọi là hạ liệt, một hạng người được gọi là ưu thắng? 

— Ở đây, Hiền giả, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ không khởi lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm”. Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, phủ đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian càng ô nhiễm hơn, càng đầy bụi bặm hơn. 

— Này Hiền giả, sự thật là vậy. 

— Này Hiền giả, như vậy hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ không khởi lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn nhiễm”. 

Ở đây, này Hiền giả, hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ khởi lên ước muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm”. Này Hiền giả, giống như cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, phủ đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian được thanh tịnh hơn, được sạch sẽ hơn. 

— Này Hiền giả, sự thật là vậy. 

— Này Hiền giả, như vậy hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Với hạng người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ khởi lên ước muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn, để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm”.

Ở đây, này Hiền giả, hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm”. Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ. Và người chủ cái bát ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian, càng ô nhiễm hơn, càng bụi bặm hơn.

— Này Hiền giả, sự thật là vậy. 

— Này Hiền giả, như vậy hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Với người này có thể chờ đợi sau: “Người này sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm”.

Ở đây, này Hiền giả, hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Với người này có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ không tư niệm tịnh tướng. Do không tư niệm tịnh tướng, tham sẽ không làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi không có tham, không có sân, không có si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm”. Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ và người chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian, càng được thanh tịnh hơn, càng được sạch sẽ hơn. 

— Này Hiền giả, sự thật là vậy. 

— Này Hiền giả, như vậy hạng người không có cấu uế, và như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Với người này có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ không tư niệm tịnh tướng. Do không tư niệm tịnh tướng, tham sẽ không làm ô nhiễm tâm người này. Người này sẽ từ trần, không có tham, không có sân, không có si, không còn cấu uế, tâm không còn ô nhiễm”.

Này Hiền giả Moggallana, do nhân này, do duyên này, trong hai người có cấu uế này, một người được gọi là hạ liệt, một người được gọi là ưu thắng. Này Hiền giả Moggallana, do nhân này, do duyên này, trong hai người không có cấu uế này, một người được gọi là hạ liệt, một người được gọi là ưu thắng. 

— Này Hiền giả, cấu uế gọi là cấu uế, danh từ gì là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế? 

— Này Hiền giả, các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế. 

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng các Tỷ-kheo chớ có biết về ta rằng là đã phạm giới tội”. Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo có thể biết được các Tỷ-kheo ấy đã phạm giới tội. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Các Tỷ-kheo đã biết được ta đã phạm giới tội”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế. 

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng các Tỷ-kheo hãy quở trách ta ở chỗ kín đáo, không phải ở giữa Tăng chúng”. Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo quở trách Tỷ-kheo ấy ở giữa Tăng chúng, không phải ở chỗ kín đáo. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Các Tỷ-kheo quở trách ta ở giữa Tăng chúng, không phải ở chỗ kín đáo”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ, và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế. 

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng một Tỷ-kheo đồng đẳng hãy quở trách ta, chớ không phải một vị không đồng đẳng”. Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo không đồng đẳng quở trách Tỷ-kheo ấy, không phải một Tỷ-kheo đồng đẳng. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Một Tỷ-kheo không đồng đẳng quở trách ta, không phải một Tỷ-kheo đồng đẳng”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế. 

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng bậc Ðạo Sư hãy hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo! Mong rằng bậc Ðạo Sư không hỏi Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo!”. Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: bậc Ðạo Sư hỏi một Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo, bậc Ðạo Sư không hỏi Tỷ-kheo ấy nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Bậc Ðạo Sư hỏi một Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo. Bậc Ðạo Sư không hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế. 

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng các Tỷ-kheo hãy để ta đi trước trong khi vào làng để dùng cơm! Mong rằng các Tỷ-kheo không để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm, các Tỷ-kheo không để Tỷ-kheo ấy đi trước trong khi vào làng để dùng cơm. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Các Tỷ-kheo để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm, các Tỷ-kheo không để ta đi trước trong khi vào làng để dùng cơm”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế. 

Này Hiền giả, sự tình xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng tại chỗ ăn, ta được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất! Mong rằng Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất; còn Tỷ-kheo ấy tại chỗ ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất. Tại chỗ ăn, ta không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế. 

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng tại chỗ ăn sau khi ăn xong, ta sẽ thuyết tùy hỷ pháp, không phải Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, sẽ thuyết tùy hỷ pháp!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, thuyết tùy hỷ pháp; Tỷ-kheo ấy tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, không thuyết tùy hỷ pháp. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, thuyết tùy hỷ pháp. Ta tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, không thuyết tùy hỷ pháp”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế. 

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng, ta sẽ thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá, chớ không phải một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn Tỷ-kheo ấy không thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá, còn ta không thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế. 

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng, ta sẽ thuyết pháp cho các Tỷ-kheo-ni tụ tập tại ngôi tịnh xá,… (như trên)… ta sẽ thuyết pháp cho các Nam cư sĩ… ta sẽ thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá, chớ không phải một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn Tỷ-kheo ấy không thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn ta không thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế. 

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta; các vị Tỷ-kheo chớ có cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường một Tỷ-kheo khác!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng lễ bái, cũng dường một Tỷ-kheo khác, các Tỷ-kheo không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác chớ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế. 

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng các Tỷ-kheo-ni… (như trên)… các Nam cư sĩ… (như trên)… các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta. Các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác, các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác; các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế. 

Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng ta nhận được các y phục tối thắng, Tỷ-kheo khác không nhận được các y phục tối thắng!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác nhận được các y phục tối thắng, Tỷ-kheo ấy không nhận được các y phục tối thắng. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Một Tỷ-kheo khác nhận được các y phục tối thắng; ta không nhận được các y phục tối thắng”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế. 

Này Hiền giả sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng ta nhận được các đồ ăn khất thực tối thắng… (như trên)… các sàng tọa tối thắng, các dược phẩm trị bịnh tối thắng. Tỷ-kheo khác không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng!” Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng, còn Tỷ-kheo ấy không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng”. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: “Một Tỷ-kheo khác nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng; còn ta không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế. 

Này Hiền giả, các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục này là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế. 

Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo nào, các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này còn được thấy và nghe là chưa được diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy là vị sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh khất thực, thứ lớp khất thực từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo y, mặc y phục thô xấu, thời các đồng phạm hạnh không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này còn được thấy và còn được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới dục của Tỷ-kheo chưa được diệt trừ. 

Này Hiền giả, ví như một bát bằng đồng, mang từ chợ về hay từ nhà người thợ rèn về, bát ấy thanh tịnh, sạch sẽ. Nhưng người chủ của bát ấy đựng đầy bát với xác rắn, xác chó hay xác người, đậy lại với một cái bát đồng khác rồi mang về hàng chợ lại. Có người thấy vậy bèn hỏi: “Bạn mang cái gì có vẻ đẹp đẽ ngon lành vậy?” Khi cầm cái bát lên, mở ra và nhìn vào, thì với người ấy, không ưa thích khởi lên, sự ghê tởm khởi lên, và sự yếm ố khởi lên. Những người đói còn chưa muốn ăn các thứ ấy, huống nữa là những người đã no. 

Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo nào, các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này còn được thấy và được nghe là chưa được diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy là vị sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh khất thực, thứ lớp khất thực từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo y, mặc y phục thô xấu, thời các đồng phạm hạnh không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này còn được thấy và còn được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này là chưa được diệt trừ. 

Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo nào mà các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này được thấy và được nghe là đã diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy sống gần làng mạc, chấp nhận biệt thỉnh thực, mang y người gia chủ cúng, thời các đồng phạm hạnh cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường vị Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này được thấy và được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục của vị Tỷ-kheo ấy đã được diệt trừ. 

Này Hiền giả, ví như một bát đồng, mang từ hàng chợ về hay từ nhà người thợ rèn về, bát ấy thanh tịnh, sạch sẽ. Người chủ cái bát ấy dựng đầy với gạo ngon, cơm lành, các hột đen đã lấy ra, các loại đồ ăn, đậy lại với một bát đồng khác rồi mang về hàng chợ lại. Các người thấy vậy bèn hỏi: “Bạn mang cái gì có vẻ đẹp đẽ ngon lành vậy?” Khi cầm cái bát lên, mở ra và nhìn vào, thì đối với người ấy, ưa thích khởi lên, sự không ghê tởm khởi lên, sự không yếm ố khởi lên. Người no còn muốn ăn các thứ ấy huống nữa là người đói. 

Này Hiền giả, cũng vậy, đối với vị Tỷ-kheo nào, mà các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này được thấy và được nghe là đã diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy sống ở biên giới gần làng mạc, chấp nhận biệt thỉnh thực, mang y người gia chủ cúng, thời các đồng phạm hạnh cung kính, tôn trọng lễ bái cúng dường Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này được thấy và được nghe các ác, bất thiện pháp cảnh giới của dục này đã được diệt trừ.

Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Mahamoggallana thưa với Tôn giả Sariputta: 

— Hiền giả Sariputta, một ví dụ khởi lên cho tôi!

— Hiền giả Moggallana, hãy nói lên ví dụ ấy. 

— Hiền giả, một thời tôi ở thành Vương Xá, tại Giribbaja. Này Hiền giả, rồi tôi đắp y vào buổi sáng, mang theo y bát, vào thành Vương Xá để khất thực. Lúc bấy giờ, Samiti, con một người làm xe, đang đẽo một vành xe, và tà mạng ngoại đạo Panduputta, trước là con của một người làm xe, đang đứng một bên. Rồi tà mạng ngoại đạo Panduputta trước là con một người làm xe, khởi lên ý nghĩ như sau: “Mong rằng Samiti, con người thợ xe, hãy đẽo đường cong này, đường méo này và các mắt gỗ này, để vành xe này không có cong, không có đường méo, không có mắt gỗ, được trơn tru và được đặt vào trong trục chính”. Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panduputta, trước là con một người làm xe suy nghĩ như thế nào, thời đúng như vậy, Samiti, con người làm xe, đẽo đường cong này, đường méo này và các mắt gỗ này của vành xe ấy. Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panduputta trước là con người làm xe, hoan hỷ nói lên lời hoan hỷ như sau: “Hình như người này đang đẽo (vành xe ấy) như là với tâm của anh ta, anh ta biết tâm ta vậy”. 

Này Hiền giả, những ai không có lòng tin, vì mục đích sinh sống, không phải vì lòng tin mà xuất gia, sống đời sống vô gia đình, những vị gian ngụy, xảo trá, khi cuống, trạo cử, kiêu mạn, dao động, lắm lời, tạp thoại, không hộ trì các căn, không tiết độ trong ăn uống, không chú tâm cảnh giác, không tha thiết với hạnh Sa-môn, không nhiệt thành tôn trọng Phật pháp, ưa sống sung túc, biếng nhác, dẫn đầu về đọa lạc, chối bỏ trọng trách sống viễn ly, giải đãi không tinh tấn, lãng quên không chú niệm, không định tâm, tâm tán loạn, liệt tuệ, đần độn. Tôn giả Sariputta với pháp môn này, như là với tâm của Tôn giả, Tôn giả biết tâm của những hạng người ấy. 

Những kẻ Thiện nam tử, do lòng tin, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; những vị nào không gian ngụy, không xảo trá, không khi cuống, không trạo cử, không kiêu mạn, không dao động, không lắm lời, không tạp thoại, hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, tha thiết với hạnh Sa-môn, nhiệt thành tôn trọng Phật pháp, không sống trong sung túc, không biếng nhác, bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc, dẫn đầu về viễn ly, tinh cần, tinh tấn, nỗ lực, chú tâm cảnh giác, định tâm, nhất tâm, có trí tuệ, không đần độn. Những vị này sau khi nghe pháp môn này của Tôn giả Sariputta, hình như đang uống, hình như đang nếm với lời nói và tâm ý. Thật lành thay, một vị Tôn giả đồng phạm hạnh đã khiến cho vượt khỏi bất thiện và an trú vào chánh thiện! 

Này Hiền giả, ví như một người đàn bà hay người đàn ông, còn đang tuổi trẻ, tánh ưa trang sức, sau khi gội đầu xong, sau khi được một vòng hoa sen xanh hay một vòng vũ sanh hoa, hay một vòng thiện tư hoa, dùng hai tay cầm lấy vòng hoa ấy và đặt trên đỉnh đầu. Này Hiền giả, cũng vậy những Thiện nam tử vì lòng tin đã xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, không gian ngụy… (như trên)… Thật lành thay một Tôn giả đồng phạm hạnh đã khiến cho vượt khỏi bất thiện và an trú vào chánh thiện!

Như vậy hai vị cao đức ấy cùng nhau thiện thuyết, cùng nhau tùy hỷ. 

Anaṅgaṇa Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho āyasmā sāriputto bhikkhū āmantesi: “āvuso bhikkhave”ti.

“Āvuso”ti kho te bhikkhū āyasmato sāriputtassa paccassosuṁ. Āyasmā sāriputto etadavoca:

“Cattārome, āvuso, puggalā santo saṁvijjamānā lokasmiṁ. Katame cattāro? Idhāvuso, ekacco puggalo sāṅgaṇova samāno ‘atthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ nappajānāti. Idha panāvuso, ekacco puggalo sāṅgaṇova samāno ‘atthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ pajānāti. Idhāvuso, ekacco puggalo anaṅgaṇova samāno ‘natthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ nappajānāti. Idha panāvuso, ekacco puggalo anaṅgaṇova samāno ‘natthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ pajānāti. Tatrāvuso, yvāyaṁ puggalo sāṅgaṇova samāno ‘atthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ nappajānāti, ayaṁ imesaṁ dvinnaṁ puggalānaṁ sāṅgaṇānaṁyeva sataṁ hīnapuriso akkhāyati. Tatrāvuso, yvāyaṁ puggalo sāṅgaṇova samāno ‘atthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ayaṁ imesaṁ dvinnaṁ puggalānaṁ sāṅgaṇānaṁyeva sataṁ seṭṭhapuriso akkhāyati. Tatrāvuso, yvāyaṁ puggalo anaṅgaṇova samāno ‘natthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ nappajānāti, ayaṁ imesaṁ dvinnaṁ puggalānaṁ anaṅgaṇānaṁyeva sataṁ hīnapuriso akkhāyati. Tatrāvuso, yvāyaṁ puggalo anaṅgaṇova samāno ‘natthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ayaṁ imesaṁ dvinnaṁ puggalānaṁ anaṅgaṇānaṁyeva sataṁ seṭṭhapuriso akkhāyatī”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā mahāmoggallāno āyasmantaṁ sāriputtaṁ etadavoca:

“Ko nu kho, āvuso sāriputta, hetu ko paccayo yenimesaṁ dvinnaṁ puggalānaṁ sāṅgaṇānaṁyeva sataṁ eko hīnapuriso akkhāyati, eko seṭṭhapuriso akkhāyati? Ko panāvuso sāriputta, hetu ko paccayo yenimesaṁ dvinnaṁ puggalānaṁ anaṅgaṇānaṁyeva sataṁ eko hīnapuriso akkhāyati, eko seṭṭhapuriso akkhāyatī”ti?

“Tatrāvuso, yvāyaṁ puggalo sāṅgaṇova samāno ‘atthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ nappajānāti, tassetaṁ pāṭikaṅkhaṁ—na chandaṁ janessati na vāyamissati na vīriyaṁ ārabhissati tassaṅgaṇassa pahānāya; so sarāgo sadoso samoho sāṅgaṇo saṅkiliṭṭhacitto kālaṁ karissati. Seyyathāpi, āvuso, kaṁsapāti ābhatā āpaṇā vā kammārakulā vā rajena ca malena ca pariyonaddhā. Tamenaṁ sāmikā na ceva paribhuñjeyyuṁ na ca pariyodapeyyuṁ, rajāpathe ca naṁ nikkhipeyyuṁ. Variant: pariyodapeyyuṁ → pariyodāpeyyuṁ (?) Evañhi sā, āvuso, kaṁsapāti aparena samayena saṅkiliṭṭhatarā assa malaggahitā”ti?

“Evamāvuso”ti.

“Evameva kho, āvuso, yvāyaṁ puggalo sāṅgaṇova samāno ‘atthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ nappajānāti, tassetaṁ pāṭikaṅkhaṁ—na chandaṁ janessati na vāyamissati na vīriyaṁ ārabhissati tassaṅgaṇassa pahānāya; so sarāgo sadoso samoho sāṅgaṇo saṅkiliṭṭhacitto kālaṁ karissati.

Tatrāvuso, yvāyaṁ puggalo sāṅgaṇova samāno ‘atthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ pajānāti, tassetaṁ pāṭikaṅkhaṁ—chandaṁ janessati vāyamissati vīriyaṁ ārabhissati tassaṅgaṇassa pahānāya; so arāgo adoso amoho anaṅgaṇo asaṅkiliṭṭhacitto kālaṁ karissati. Seyyathāpi, āvuso, kaṁsapāti ābhatā āpaṇā vā kammārakulā vā rajena ca malena ca pariyonaddhā. Tamenaṁ sāmikā paribhuñjeyyuñceva pariyodapeyyuñca, na ca naṁ rajāpathe nikkhipeyyuṁ. Evañhi sā, āvuso, kaṁsapāti aparena samayena parisuddhatarā assa pariyodātā”ti?

“Evamāvuso”ti.

“Evameva kho, āvuso, yvāyaṁ puggalo sāṅgaṇova samāno ‘atthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ pajānāti, tassetaṁ pāṭikaṅkhaṁ—chandaṁ janessati vāyamissati vīriyaṁ ārabhissati tassaṅgaṇassa pahānāya; so arāgo adoso amoho anaṅgaṇo asaṅkiliṭṭhacitto kālaṁ karissati.

Tatrāvuso, yvāyaṁ puggalo anaṅgaṇova samāno ‘natthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ nappajānāti, tassetaṁ pāṭikaṅkhaṁ—subhanimittaṁ manasi karissati, tassa subhanimittassa manasikārā rāgo cittaṁ anuddhaṁsessati; so sarāgo sadoso samoho sāṅgaṇo saṅkiliṭṭhacitto kālaṁ karissati. Seyyathāpi, āvuso, kaṁsapāti ābhatā āpaṇā vā kammārakulā vā parisuddhā pariyodātā. Tamenaṁ sāmikā na ceva paribhuñjeyyuṁ na ca pariyodapeyyuṁ, rajāpathe ca naṁ nikkhipeyyuṁ. Evañhi sā, āvuso, kaṁsapāti aparena samayena saṅkiliṭṭhatarā assa malaggahitā”ti?

“Evamāvuso”ti.

“Evameva kho, āvuso, yvāyaṁ puggalo anaṅgaṇova samāno ‘natthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ nappajānāti, tassetaṁ pāṭikaṅkhaṁ—subhanimittaṁ manasi karissati, tassa subhanimittassa manasikārā rāgo cittaṁ anuddhaṁsessati; so sarāgo sadoso samoho sāṅgaṇo saṅkiliṭṭhacitto kālaṁ karissati.

Tatrāvuso, yvāyaṁ puggalo anaṅgaṇova samāno ‘natthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ pajānāti, tassetaṁ pāṭikaṅkhaṁ—subhanimittaṁ na manasi karissati, tassa subhanimittassa amanasikārā rāgo cittaṁ nānuddhaṁsessati; so arāgo adoso amoho anaṅgaṇo asaṅkiliṭṭhacitto kālaṁ karissati. Seyyathāpi, āvuso, kaṁsapāti ābhatā āpaṇā vā kammārakulā vā parisuddhā pariyodātā. Tamenaṁ sāmikā paribhuñjeyyuñceva pariyodapeyyuñca, na ca naṁ rajāpathe nikkhipeyyuṁ. Evañhi sā, āvuso, kaṁsapāti aparena samayena parisuddhatarā assa pariyodātā”ti?

“Evamāvuso”ti.

“Evameva kho, āvuso, yvāyaṁ puggalo anaṅgaṇova samāno ‘natthi me ajjhattaṁ aṅgaṇan’ti yathābhūtaṁ pajānāti, tassetaṁ pāṭikaṅkhaṁ—subhanimittaṁ na manasi karissati, tassa subhanimittassa amanasikārā rāgo cittaṁ nānuddhaṁsessati; so arāgo adoso amoho anaṅgaṇo asaṅkiliṭṭhacitto kālaṁ karissati.

Ayaṁ kho, āvuso moggallāna, hetu ayaṁ paccayo yenimesaṁ dvinnaṁ puggalānaṁ sāṅgaṇānaṁyeva sataṁ eko hīnapuriso akkhāyati, eko seṭṭhapuriso akkhāyati. Ayaṁ panāvuso moggallāna, hetu ayaṁ paccayo yenimesaṁ dvinnaṁ puggalānaṁ anaṅgaṇānaṁyeva sataṁ eko hīnapuriso akkhāyati, eko seṭṭhapuriso akkhāyatī”ti.

“Aṅgaṇaṁ aṅgaṇanti, āvuso, vuccati. Kissa nu kho etaṁ, āvuso, adhivacanaṁ yadidaṁ aṅgaṇan”ti?

“Pāpakānaṁ kho etaṁ, āvuso, akusalānaṁ icchāvacarānaṁ adhivacanaṁ, yadidaṁ aṅgaṇan”ti.

“Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evaṁ icchā uppajjeyya: ‘āpattiñca vata āpanno assaṁ, na ca maṁ bhikkhū jāneyyuṁ āpattiṁ āpanno’ti. Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ taṁ bhikkhuṁ bhikkhū jāneyyuṁ: ‘āpattiṁ āpanno’ti. ‘Jānanti maṁ bhikkhū āpattiṁ āpanno’ti—iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo—ubhayametaṁ aṅgaṇaṁ.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evaṁ icchā uppajjeyya: ‘āpattiñca vata āpanno assaṁ, anuraho maṁ bhikkhū codeyyuṁ, no saṅghamajjhe’ti. Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ taṁ bhikkhuṁ bhikkhū saṅghamajjhe codeyyuṁ, no anuraho. ‘Saṅghamajjhe maṁ bhikkhū codenti, no anuraho’ti—iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo—ubhayametaṁ aṅgaṇaṁ.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evaṁ icchā uppajjeyya: ‘āpattiñca vata āpanno assaṁ, sappaṭipuggalo maṁ codeyya, no appaṭipuggalo’ti. Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ taṁ bhikkhuṁ appaṭipuggalo codeyya, no sappaṭipuggalo. ‘Appaṭipuggalo maṁ codeti, no sappaṭipuggalo’ti—iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo—ubhayametaṁ aṅgaṇaṁ.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evaṁ icchā uppajjeyya: ‘aho vata mameva satthā paṭipucchitvā paṭipucchitvā bhikkhūnaṁ dhammaṁ deseyya, na aññaṁ bhikkhuṁ satthā paṭipucchitvā paṭipucchitvā bhikkhūnaṁ dhammaṁ deseyyā’ti. Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ aññaṁ bhikkhuṁ satthā paṭipucchitvā paṭipucchitvā bhikkhūnaṁ dhammaṁ deseyya, na taṁ bhikkhuṁ satthā paṭipucchitvā paṭipucchitvā bhikkhūnaṁ dhammaṁ deseyya. ‘Aññaṁ bhikkhuṁ satthā paṭipucchitvā paṭipucchitvā bhikkhūnaṁ dhammaṁ deseti, na maṁ satthā paṭipucchitvā paṭipucchitvā bhikkhūnaṁ dhammaṁ desetī’ti—iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo—ubhayametaṁ aṅgaṇaṁ.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evaṁ icchā uppajjeyya: ‘aho vata mameva bhikkhū purakkhatvā purakkhatvā gāmaṁ bhattāya paviseyyuṁ, na aññaṁ bhikkhuṁ bhikkhū purakkhatvā purakkhatvā gāmaṁ bhattāya paviseyyun’ti. Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ aññaṁ bhikkhuṁ bhikkhū purakkhatvā purakkhatvā gāmaṁ bhattāya paviseyyuṁ, na taṁ bhikkhuṁ bhikkhū purakkhatvā purakkhatvā gāmaṁ bhattāya paviseyyuṁ. ‘Aññaṁ bhikkhuṁ bhikkhū purakkhatvā purakkhatvā gāmaṁ bhattāya pavisanti, na maṁ bhikkhū purakkhatvā purakkhatvā gāmaṁ bhattāya pavisantī’ti—iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo—ubhayametaṁ aṅgaṇaṁ.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evaṁ icchā uppajjeyya: ‘aho vata ahameva labheyyaṁ bhattagge aggāsanaṁ aggodakaṁ aggapiṇḍaṁ, na añño bhikkhu labheyya bhattagge aggāsanaṁ aggodakaṁ aggapiṇḍan’ti. Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ añño bhikkhu labheyya bhattagge aggāsanaṁ aggodakaṁ aggapiṇḍaṁ, na so bhikkhu labheyya bhattagge aggāsanaṁ aggodakaṁ aggapiṇḍaṁ. ‘Añño bhikkhu labhati bhattagge aggāsanaṁ aggodakaṁ aggapiṇḍaṁ, nāhaṁ labhāmi bhattagge aggāsanaṁ aggodakaṁ aggapiṇḍan’ti—iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo—ubhayametaṁ aṅgaṇaṁ.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evaṁ icchā uppajjeyya: ‘aho vata ahameva bhattagge bhuttāvī anumodeyyaṁ, na añño bhikkhu bhattagge bhuttāvī anumodeyyā’ti. Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ añño bhikkhu bhattagge bhuttāvī anumodeyya, na so bhikkhu bhattagge bhuttāvī anumodeyya. ‘Añño bhikkhu bhattagge bhuttāvī anumodati, nāhaṁ bhattagge bhuttāvī anumodāmī’ti—iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo—ubhayametaṁ aṅgaṇaṁ.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evaṁ icchā uppajjeyya: ‘aho vata ahameva ārāmagatānaṁ bhikkhūnaṁ dhammaṁ deseyyaṁ, na añño bhikkhu ārāmagatānaṁ bhikkhūnaṁ dhammaṁ deseyyā’ti. Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ añño bhikkhu ārāmagatānaṁ bhikkhūnaṁ dhammaṁ deseyya, na so bhikkhu ārāmagatānaṁ bhikkhūnaṁ dhammaṁ deseyya. ‘Añño bhikkhu ārāmagatānaṁ bhikkhūnaṁ dhammaṁ deseti, nāhaṁ ārāmagatānaṁ bhikkhūnaṁ dhammaṁ desemī’ti—iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo—ubhayametaṁ aṅgaṇaṁ.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evaṁ icchā uppajjeyya: ‘aho vata ahameva ārāmagatānaṁ bhikkhunīnaṁ dhammaṁ deseyyaṁ …pe… upāsakānaṁ dhammaṁ deseyyaṁ …pe… upāsikānaṁ dhammaṁ deseyyaṁ, na añño bhikkhu ārāmagatānaṁ upāsikānaṁ dhammaṁ deseyyā’ti. Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ añño bhikkhu ārāmagatānaṁ upāsikānaṁ dhammaṁ deseyya, na so bhikkhu ārāmagatānaṁ upāsikānaṁ dhammaṁ deseyya. ‘Añño bhikkhu ārāmagatānaṁ upāsikānaṁ dhammaṁ deseti, nāhaṁ ārāmagatānaṁ upāsikānaṁ dhammaṁ desemī’ti—iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo—ubhayametaṁ aṅgaṇaṁ.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evaṁ icchā uppajjeyya: ‘aho vata mameva bhikkhū sakkareyyuṁ garuṁ kareyyuṁ māneyyuṁ pūjeyyuṁ, na aññaṁ bhikkhuṁ bhikkhū sakkareyyuṁ garuṁ kareyyuṁ māneyyuṁ pūjeyyun’ti. Variant: garuṁ kareyyuṁ → garukareyyuṁ (bj, sya-all, pts1ed) Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ aññaṁ bhikkhuṁ bhikkhū sakkareyyuṁ garuṁ kareyyuṁ māneyyuṁ pūjeyyuṁ, na taṁ bhikkhuṁ bhikkhū sakkareyyuṁ garuṁ kareyyuṁ māneyyuṁ pūjeyyuṁ. ‘Aññaṁ bhikkhuṁ bhikkhū sakkaronti garuṁ karonti mānenti pūjenti, na maṁ bhikkhū sakkaronti garuṁ karonti mānenti pūjentī’ti—iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo—ubhayametaṁ aṅgaṇaṁ.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evaṁ icchā uppajjeyya: ‘aho vata mameva bhikkhuniyo …pe… upāsakā …pe… upāsikā sakkareyyuṁ garuṁ kareyyuṁ māneyyuṁ pūjeyyuṁ, na aññaṁ bhikkhuṁ upāsikā sakkareyyuṁ garuṁ kareyyuṁ māneyyuṁ pūjeyyun’ti. Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ aññaṁ bhikkhuṁ upāsikā sakkareyyuṁ garuṁ kareyyuṁ māneyyuṁ pūjeyyuṁ, na taṁ bhikkhuṁ upāsikā sakkareyyuṁ garuṁ kareyyuṁ māneyyuṁ pūjeyyuṁ. ‘Aññaṁ bhikkhuṁ upāsikā sakkaronti garuṁ karonti mānenti pūjenti, na maṁ upāsikā sakkaronti garuṁ karonti mānenti pūjentī’ti—iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo—ubhayametaṁ aṅgaṇaṁ.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evaṁ icchā uppajjeyya: ‘aho vata ahameva lābhī assaṁ paṇītānaṁ cīvarānaṁ, na añño bhikkhu lābhī assa paṇītānaṁ cīvarānan’ti. Variant: lābhī → lābhī assaṁ (mr) Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ añño bhikkhu lābhī assa paṇītānaṁ cīvarānaṁ, na so bhikkhu lābhī assa paṇītānaṁ cīvarānaṁ. ‘Añño bhikkhu lābhī paṇītānaṁ cīvarānaṁ, nāhaṁ lābhī paṇītānaṁ cīvarānan’ti—iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo—ubhayametaṁ aṅgaṇaṁ.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evaṁ icchā uppajjeyya: ‘aho vata ahameva lābhī assaṁ paṇītānaṁ piṇḍapātānaṁ …pe… Variant: lābhī → lābhī assaṁ (bj, mr) paṇītānaṁ senāsanānaṁ …pe… paṇītānaṁ gilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṁ, na añño bhikkhu lābhī assa paṇītānaṁ gilānappaccayabhesajjaparikkhārānan’ti. Ṭhānaṁ kho panetaṁ, āvuso, vijjati yaṁ añño bhikkhu lābhī assa paṇītānaṁ gilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṁ, na so bhikkhu lābhī assa paṇītānaṁ gilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṁ. ‘Añño bhikkhu lābhī paṇītānaṁ gilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṁ, nāhaṁ lābhī paṇītānaṁ gilānappaccayabhesajjaparikkhārānan’ti—iti so kupito hoti appatīto. Yo ceva kho, āvuso, kopo yo ca appaccayo—ubhayametaṁ aṅgaṇaṁ.

Imesaṁ kho etaṁ, āvuso, pāpakānaṁ akusalānaṁ icchāvacarānaṁ adhivacanaṁ, yadidaṁ aṅgaṇanti.

Yassa kassaci, āvuso, bhikkhuno ime pāpakā akusalā icchāvacarā appahīnā dissanti ceva sūyanti ca, kiñcāpi so hoti āraññiko pantasenāsano piṇḍapātiko sapadānacārī paṁsukūliko lūkhacīvaradharo, atha kho naṁ sabrahmacārī na ceva sakkaronti na garuṁ karonti na mānenti na pūjenti. Taṁ kissa hetu? Te hi tassa āyasmato pāpakā akusalā icchāvacarā appahīnā dissanti ceva sūyanti ca. Seyyathāpi, āvuso, kaṁsapāti ābhatā āpaṇā vā kammārakulā vā parisuddhā pariyodātā. Tamenaṁ sāmikā ahikuṇapaṁ vā kukkurakuṇapaṁ vā manussakuṇapaṁ vā racayitvā aññissā kaṁsapātiyā paṭikujjitvā antarāpaṇaṁ paṭipajjeyyuṁ. Tamenaṁ jano disvā evaṁ vadeyya: ‘ambho, kimevidaṁ harīyati jaññajaññaṁ viyā’ti? Tamenaṁ uṭṭhahitvā apāpuritvā olokeyya. Variant: apāpuritvā → avāpuritvā (bj) Tassa sahadassanena amanāpatā ca saṇṭhaheyya, pāṭikulyatā ca saṇṭhaheyya, jegucchatā ca saṇṭhaheyya; Variant: pāṭikulyatā → pāṭikkūlatā (bj); pāṭikkūlyatā (sya1ed, sya2ed); paṭikūlatā (mr) | jegucchatā ca → jegucchitā ca (pts1ed, mr) jighacchitānampi na bhottukamyatā assa, pageva suhitānaṁ.

Evameva kho, āvuso, yassa kassaci bhikkhuno ime pāpakā akusalā icchāvacarā appahīnā dissanti ceva sūyanti ca, kiñcāpi so hoti āraññiko pantasenāsano piṇḍapātiko sapadānacārī paṁsukūliko lūkhacīvaradharo, atha kho naṁ sabrahmacārī na ceva sakkaronti na garuṁ karonti na mānenti na pūjenti. Taṁ kissa hetu? Te hi tassa āyasmato pāpakā akusalā icchāvacarā appahīnā dissanti ceva sūyanti ca.

Yassa kassaci, āvuso, bhikkhuno ime pāpakā akusalā icchāvacarā pahīnā dissanti ceva sūyanti ca, kiñcāpi so hoti gāmantavihārī nemantaniko gahapaticīvaradharo, atha kho naṁ sabrahmacārī sakkaronti garuṁ karonti mānenti pūjenti. Taṁ kissa hetu? Te hi tassa āyasmato pāpakā akusalā icchāvacarā pahīnā dissanti ceva sūyanti ca. Seyyathāpi, āvuso, kaṁsapāti ābhatā āpaṇā vā kammārakulā vā parisuddhā pariyodātā. Tamenaṁ sāmikā sālīnaṁ odanaṁ vicitakāḷakaṁ anekasūpaṁ anekabyañjanaṁ racayitvā aññissā kaṁsapātiyā paṭikujjitvā antarāpaṇaṁ paṭipajjeyyuṁ. Variant: vicitakāḷakaṁ → vicinitakāḷakaṁ (mr) Tamenaṁ jano disvā evaṁ vadeyya: ‘ambho, kimevidaṁ harīyati jaññajaññaṁ viyā’ti? Tamenaṁ uṭṭhahitvā apāpuritvā olokeyya. Tassa saha dassanena manāpatā ca saṇṭhaheyya, appāṭikulyatā ca saṇṭhaheyya, ajegucchatā ca saṇṭhaheyya; suhitānampi bhottukamyatā assa, pageva jighacchitānaṁ.

Evameva kho, āvuso, yassa kassaci bhikkhuno ime pāpakā akusalā icchāvacarā pahīnā dissanti ceva sūyanti ca, kiñcāpi so hoti gāmantavihārī nemantaniko gahapaticīvaradharo, atha kho naṁ sabrahmacārī sakkaronti garuṁ karonti mānenti pūjenti. Taṁ kissa hetu? Te hi tassa āyasmato pāpakā akusalā icchāvacarā pahīnā dissanti ceva sūyanti cā”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā mahāmoggallāno āyasmantaṁ sāriputtaṁ etadavoca: “upamā maṁ, āvuso sāriputta, paṭibhātī”ti.

“Paṭibhātu taṁ, āvuso moggallānā”ti.

“Ekamidāhaṁ, āvuso, samayaṁ rājagahe viharāmi giribbaje. Atha khvāhaṁ, āvuso, pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya rājagahaṁ piṇḍāya pāvisiṁ. Tena kho pana samayena samīti yānakāraputto rathassa nemiṁ tacchati. Tamenaṁ paṇḍuputto ājīvako purāṇayānakāraputto paccupaṭṭhito hoti. Atha kho, āvuso, paṇḍuputtassa ājīvakassa purāṇayānakāraputtassa evaṁ cetaso parivitakko udapādi: ‘aho vatāyaṁ samīti yānakāraputto imissā nemiyā imañca vaṅkaṁ imañca jimhaṁ imañca dosaṁ taccheyya, evāyaṁ nemi apagatavaṅkā apagatajimhā apagatadosā suddhā assa sāre patiṭṭhitā’ti. Variant: suddhā assa → suddhāssa (bj, pts1ed); suddhā (mr) Yathā yathā kho, āvuso, paṇḍuputtassa ājīvakassa purāṇayānakāraputtassa cetaso parivitakko hoti tathā tathā samīti yānakāraputto tassā nemiyā tañca vaṅkaṁ tañca jimhaṁ tañca dosaṁ tacchati. Atha kho, āvuso, paṇḍuputto ājīvako purāṇayānakāraputto attamano attamanavācaṁ nicchāresi: ‘hadayā hadayaṁ maññe aññāya tacchatī’ti.

Evameva kho, āvuso, ye te puggalā assaddhā, jīvikatthā na saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, saṭhā māyāvino ketabino uddhatā unnaḷā capalā mukharā vikiṇṇavācā, indriyesu aguttadvārā, bhojane amattaññuno, jāgariyaṁ ananuyuttā, sāmaññe anapekkhavanto, sikkhāya na tibbagāravā, bāhulikā sāthalikā, okkamane pubbaṅgamā, paviveke nikkhittadhurā, kusītā hīnavīriyā muṭṭhassatī asampajānā asamāhitā vibbhantacittā duppaññā eḷamūgā, tesaṁ āyasmā sāriputto iminā dhammapariyāyena hadayā hadayaṁ maññe aññāya tacchati. Variant: ketabino → keṭubhino (bahūsu)

Ye pana te kulaputtā saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, asaṭhā amāyāvino aketabino anuddhatā anunnaḷā acapalā amukharā avikiṇṇavācā, indriyesu guttadvārā, bhojane mattaññuno, jāgariyaṁ anuyuttā, sāmaññe apekkhavanto, sikkhāya tibbagāravā, na bāhulikā na sāthalikā, okkamane nikkhittadhurā, paviveke pubbaṅgamā, āraddhavīriyā pahitattā upaṭṭhitassatī sampajānā samāhitā ekaggacittā paññavanto aneḷamūgā, te āyasmato sāriputtassa imaṁ dhammapariyāyaṁ sutvā pivanti maññe, ghasanti maññe vacasā ceva manasā ca: ‘sādhu vata, bho, sabrahmacārī akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetī’ti.

Seyyathāpi, āvuso, itthī vā puriso vā daharo yuvā maṇḍanakajātiko sīsaṁnhāto uppalamālaṁ vā vassikamālaṁ vā atimuttakamālaṁ vā labhitvā ubhohi hatthehi paṭiggahetvā uttamaṅge sirasmiṁ patiṭṭhapeyya; evameva kho, āvuso, ye te kulaputtā saddhā agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā, asaṭhā amāyāvino aketabino anuddhatā anunnaḷā acapalā amukharā avikiṇṇavācā, indriyesu guttadvārā, bhojane mattaññuno, jāgariyaṁ anuyuttā, sāmaññe apekkhavanto, sikkhāya tibbagāravā, na bāhulikā na sāthalikā, okkamane nikkhittadhurā, paviveke pubbaṅgamā, āraddhavīriyā pahitattā upaṭṭhitassatī sampajānā samāhitā ekaggacittā paññavanto aneḷamūgā, te āyasmato sāriputtassa imaṁ dhammapariyāyaṁ sutvā pivanti maññe, ghasanti maññe vacasā ceva manasā ca: ‘sādhu vata, bho, sabrahmacārī akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetī’”ti. Itiha te ubho mahānāgā aññamaññassa subhāsitaṁ samanumodiṁsūti.

Anaṅgaṇasuttaṁ niṭṭhitaṁ pañcamaṁ.

Anaṅgaṇa Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC