Bhūmija Sutta
.
Kinh Phù-di
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc.
Rồi Tôn giả Bhumija (Phù-di) vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của vương tử Jayasena, sau khi đến ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi vương tử Jayasena đi đến Tôn giả Bhumija, sau khi đến nói lên với Tôn giả Bhumija những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vương tử Jayasena thưa với Tôn giả Bhumija:
— Thưa Tôn giả Bhumija, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Nếu có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị”. Ở đây, bậc Ðạo sư của Tôn giả Bhumija có nói gì, và có lập luận gì?
— Thưa Vương tử, tôi không tận mặt Thế Tôn được nghe như vậy, được ghi nhớ như vậy. Và sự việc này xảy ra, Thế Tôn có giải thích như sau: “Nếu có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng (ayoni so), thời không đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị. Còn nếu có ước nguyện, hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện, hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị”. Thưa Vương tử, tôi không tận mặt Thế Tôn được nghe như vậy, được ghi nhớ như vậy. Sự việc xảy ra, Thế Tôn có giải thích như vậy.
— Nếu Ðạo sư của Tôn giả Bhumija thuyết lý như vậy, lập luận như vậy, thời tôi nghĩ rằng chắc chắn vị Ðạo sư của Tôn giả Bhumija, đứng cao hơn trên đầu tất cả Sa-môn, Bà-la-môn tầm thường.
Rồi vương tử Jayasena mời Tôn giả Bhumija, dùng với bát ăn (thalipaka) của mình.
Rồi Tôn giả Bhumija, sau bữa ăn khất thực trở về đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Bhumija bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, ở đây, vào buổi sáng con đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của vương tử Jayasena, sau khi đến con ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, bạch Thế Tôn, vương tử Jayasena đến chỗ con, sau khi đến nói lên với con những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn, vương tử Jayasena nói với con như sau: “Thưa Tôn giả Bhumija, một số Sa-môn, Bà-la-môn, …. bậc Ðạo sư của Tôn giả có nói gì, có lập luận gì?” Khi được nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, con có nói với vương tử Jayasena, như sau: “Này Vương tử, tôi không tận mặt Thế Tôn, được nghe như sau, được ghi nhớ như sau:… “. — “Nếu Ðạo sư của Tôn giả Bhumija… Tôi nghĩ rằng chắc chắn Ðạo sư của Tôn giả Bhumija, đứng cao hơn trên đầu tất cả Sa-môn, Bà-la-môn tầm thường”. Bạch Thế Tôn, không hiểu hỏi như vậy, trả lời như vậy, con có nói đúng lời Thế Tôn nói, con không xuyên tạc lời Thế Tôn với điều không đúng sự thực, nhưng con đã giải thích đúng pháp, tùy pháp, và một vị đồng Phạm hạnh nói đúng pháp, tùy pháp sẽ không có lý do để chỉ trích?
— Thật vậy, này Bhumija, được hỏi vậy, được trả lời vậy, Ông nói đúng lời Thế Tôn nói, Ông không xuyên tạc Thế Tôn với điều không đúng sự thực, Ông đã giải thích đúng pháp, tùy pháp, và một vị đồng Phạm hạnh nói đúng pháp, tùy pháp không có lý do gì để chỉ trích.
Này Bhumija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, nếu họ có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhumija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhumija, một người cần dầu, tìm cầu dầu, đi chỗ này chỗ kia để tìm dầu. Sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu). Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Nếu người ấy không có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Nếu người ấy có và không có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhumija, để lấy được dầu. Cũng vậy, này Bhumija, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến, tà tư duy… tà định, nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không ước nguyện… có và không có ước nguyện… không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp này Bhumija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhumija, một người cần sữa, tìm cầu sữa, đi chỗ này chỗ kia để tìm sữa, nắm sừng con bò cái trẻ để vắt sữa. Nếu người ấy có ước nguyện, nắm sừng con bò cái trẻ để vắt sữa, người ấy không lấy được sữa. Nếu người ấy không có ước nguyện… Nếu người ấy có và không có ước nguyện… Nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, nắm sừng con bò cái trẻ để vắt sữa, người ấy không lấy được sữa. Vì sao vậy? Này Bhumija, đây không phải là phương pháp để lấy sữa. Cũng vậy, này Bhumija, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn, có tà kiến… có tà định, nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện … ; nếu họ có và không có ước nguyện …; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhumija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhumija, một người cần sanh tô, tìm cầu sanh tô, đi chỗ này chỗ kia để tìm cầu sanh tô, sau khi đổ nước vào một cái ghè, rồi lấy que khuấy đánh. Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ nước vào một cái ghè, lấy que khuấy đánh, người ấy không lấy được sanh tô. Nếu người ấy không có ước nguyện…; nếu người ấy có và không có ước nguyện…; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, đổ nước vào một cái ghè, lấy que khuấy đánh, người ấy không lấy được sanh tô. Vì sao vậy? Này Bhumija, đây không phải là phương pháp để lấy sanh tô. Cũng vậy, này Bhumija, những Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến… có tà định, nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện…; nếu họ có và không có ước nguyện…; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Này Bhumija, đây không phải là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhumija, một người cần lửa, tìm cầu lửa, đi chỗ này chỗ kia để tìm lửa. Người ấy đem phần phía trên đồ quay lửa, rồi cọ xát với một khúc que ướt và có nhựa. Nếu người ấy có ước nguyện, đem phần phía trên đồ quay lửa, rồi cọ xát với một khúc que ướt và có nhựa, thời người ấy không lấy được lửa; nếu người ấy không có ước nguyện…; nếu người ấy có và không có ước nguyện …; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, đem phần trên đồ quay lửa, rồi cọ xát với một khúc que ướt và có nhựa, thời người ấy không lấy được lửa. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhumija, để lấy được lửa. Cũng vậy, này Bhumija, có những Sa-môn, hay Bà-la-môn có tà kiến… có tà định; nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện…; nếu họ có và không có ước nguyện…; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ không thể đạt được quả vị. Vì cớ sao? Ðây không phải là phương pháp, này Bhumija, để đạt được quả vị.
Này Bhumija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện …; nếu họ có và không có ước nguyện …; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Ðây là phương pháp, này Bhumija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhumija, một người cần dầu, cầu tìm dầu, đi chỗ này chỗ kia để tìm dầu, sau khi đổ những hột giống dầu vào cái thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cho ra dầu). Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ những giống dầu vào trong cái thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cho ra dầu), thời người ấy lấy được dầu. Nếu người ấy không có ước nguyện …; nếu người ấy có và không có ước nguyện …; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, sau khi đổ những hột giống dầu vào trong cái thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cho ra dầu), thời người ấy lấy được dầu. Vì cớ sao? Này Bhumija, đây là phương pháp để lấy được dầu. Cũng vậy, này Bhumija, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến… có chánh định. Nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện …; nếu họ có và không có ước nguyện …; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Này Bhumija, đây là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhumija, một người cần sữa, tìm cầu sữa, đi chỗ này chỗ kia để tìm sữa. Và người ấy vắt sữa từ nơi vú con bò cái còn trẻ. Nếu người ấy có ước nguyện, vắt sữa từ nơi vú con bò cái còn trẻ, thời người ấy lấy được sữa. Nếu người ấy không có ước nguyện …; nếu người ấy có và không có ước nguyện …; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, người ấy vắt sữa từ nơi vú con bò cái còn trẻ, thời người ấy lấy được sữa. Vì cớ sao? Này Bhumija, đây là phương pháp để lấy được sữa. Cũng vậy, này Bhumija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến… có chánh định, nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Nếu họ không có ước nguyện …; nếu họ có và không có ước nguyện …; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Này Bhumija, đây là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhumija, một người cần sanh tô, tìm cầu sanh tô, đi chỗ này chỗ kia tìm cầu sanh tô; sau khi đổ lạc (dadhi) vào trong một cái ghè, rồi lấy cây que khuấy, đánh. Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ lạc (dadhi) vào trong một cái ghè, rồi lấy cây que khuấy, đánh, thời người ấy lấy được sanh tô. Nếu người ấy không có ước nguyện …; nếu người ấy có và không có ước nguyện …; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, thời sau khi đổ lạc (dadhi) vào trong một cái ghè, rồi lấy que khuấy, đánh, người ấy lấy được sanh tô. Vì cớ sao? Này Bhumija, đây là phương pháp để lấy được sanh tô. Cũng vậy, này Bhumija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến… có chánh định; nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Nếu họ không có ước nguyện …; nếu họ có và không có ước nguyện …; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Này Bhumija, đây là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhumija, có một người cần lửa, tìm cầu lửa, đi chỗ này chỗ kia để tìm lửa, sau khi mang phần trên đồ quay lửa rồi cọ xát với một khúc cây khô không có nhựa. Nếu người ấy có ước nguyện, đem phần phía trên đồ quay lửa rồi cọ xát với một khúc cây khô không có nhựa, thời người ấy lấy được lửa. Nếu người ấy không có ước nguyện …; nếu người ấy có và không có ước nguyện …; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, đem phần phía trên đồ quay lửa rồi cọ xát với một khúc cây khô không có nhựa, thời người ấy lấy được lửa. Vì cớ sao? Này Bhumija, đây là phương pháp để lấy được lửa. Cũng vậy, này Bhumija, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến… chánh định. Nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện …; nếu họ có và không có ước nguyện …, nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì sao vậy? Này Bhumija, đây là phương pháp để đạt được quả vị.
Nếu bốn ví dụ này, này Bhumija, khởi đến từ nơi Ông cho vương tử Jayasena, thời vương tử Jayasena tự nhiên tin tưởng Ông, và khi đã tin tưởng, sẽ hành động đúng theo cung cách một người đã tin tưởng Ông.
— Nhưng làm sao, bạch Thế Tôn, bốn ví dụ này khởi đến từ nơi con cho vương tử Jayasena, khởi lên một cách tự nhiên, từ trước chưa từng được nghe, như Thế Tôn được?
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Bhumja hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Bhūmija Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe.
Atha kho āyasmā bhūmijo pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena jayasenassa rājakumārassa nivesanaṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi.
Atha kho jayaseno rājakumāro yenāyasmā bhūmijo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā bhūmijena saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho jayaseno rājakumāro āyasmantaṁ bhūmijaṁ etadavoca:
“santi, bho bhūmija, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘āsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; āsañca anāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; Variant: āsañca anāsañcepi → āsañca anāsañca cepi (aṭṭha.) nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāyā’ti. Idha bhoto bhūmijassa satthā kiṁvādī kimakkhāyī”ti? Variant: kiṁvādī → kiṁvādī kiṁdiṭṭhi (cck); kiṁvādī kiṁdiṭṭhī (sya1ed, sya2ed, km, mr)
“Na kho metaṁ, rājakumāra, bhagavato sammukhā sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ. Ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ bhagavā evaṁ byākareyya: ‘āsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; āsañca anāsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya. Āsañcepi karitvā yoniso brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā yoniso brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya; āsañca anāsañcepi karitvā yoniso brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya; nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā yoniso brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāyā’ti. Na kho me taṁ, rājakumāra, bhagavato sammukhā sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ. Ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ bhagavā evaṁ byākareyyā”ti.
“Sace kho bhoto bhūmijassa satthā evaṁvādī evamakkhāyī, addhā bhoto bhūmijassa satthā sabbesaṁyeva puthusamaṇabrāhmaṇānaṁ muddhānaṁ maññe āhacca tiṭṭhatī”ti. Variant: muddhānaṁ → buddhānaṁ (mr) | satthā evaṁvādī → evaṁvādī evaṁdiṭṭhi (cck); evaṁvādī evaṁdiṭṭhī (sya1ed, sya2ed, km, mr) Atha kho jayaseno rājakumāro āyasmantaṁ bhūmijaṁ sakeneva thālipākena parivisi.
Atha kho āyasmā bhūmijo pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā bhūmijo bhagavantaṁ etadavoca: “idhāhaṁ, bhante, pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena jayasenassa rājakumārassa nivesanaṁ tenupasaṅkamiṁ; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdiṁ. Atha kho, bhante, jayaseno rājakumāro yenāhaṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā mayā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho, bhante, jayaseno rājakumāro maṁ etadavoca: ‘santi, bho bhūmija, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino—āsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā …pe… āsañca anāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāyā’ti. ‘Idha bhoto bhūmijassa satthā kiṁvādī kimakkhāyī’ti? Evaṁ vutte, ahaṁ, bhante, jayasenaṁ rājakumāraṁ etadavocaṁ: ‘na kho me taṁ, rājakumāra, bhagavato sammukhā sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ. Ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ bhagavā evaṁ byākareyya—āsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; āsañca anāsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya. Āsañcepi karitvā yoniso brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā …pe… āsañca anāsañcepi karitvā …pe… nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā yoniso brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāyāti. Na kho me taṁ, rājakumāra, bhagavato sammukhā sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ. Ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ bhagavā evaṁ byākareyyā’ti. ‘Sace bhoto bhūmijassa satthā evaṁvādī evamakkhāyī, addhā bhoto bhūmijassa satthā sabbesaṁyeva puthusamaṇabrāhmaṇānaṁ muddhānaṁ maññe āhacca tiṭṭhatī’ti. ‘Kaccāhaṁ, bhante, evaṁ puṭṭho evaṁ byākaramāno vuttavādī ceva bhagavato homi, na ca bhagavantaṁ abhūtena abbhācikkhāmi, dhammassa cānudhammaṁ byākaromi, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṁ ṭhānaṁ āgacchatī’”ti?
“Taggha tvaṁ, bhūmija, evaṁ puṭṭho evaṁ byākaramāno vuttavādī ceva me hosi, na ca maṁ abhūtena abbhācikkhasi, dhammassa cānudhammaṁ byākarosi, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṁ ṭhānaṁ āgacchati.
Ye hi keci, bhūmija, samaṇā vā brāhmaṇā vā micchādiṭṭhino micchāsaṅkappā micchāvācā micchākammantā micchāājīvā micchāvāyāmā micchāsatī micchāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; āsañca anāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Ayoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
Seyyathāpi, bhūmija, puriso telatthiko telagavesī telapariyesanaṁ caramāno vālikaṁ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṁ paripphosakaṁ pīḷeyya. Āsañcepi karitvā vālikaṁ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṁ paripphosakaṁ pīḷeyya, abhabbo telassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā vālikaṁ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṁ paripphosakaṁ pīḷeyya, abhabbo telassa adhigamāya; āsañca anāsañcepi karitvā vālikaṁ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṁ paripphosakaṁ pīḷeyya, abhabbo telassa adhigamāya; nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā vālikaṁ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṁ paripphosakaṁ pīḷeyya, abhabbo telassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Ayoni hesā, bhūmija, telassa adhigamāya.
Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā micchādiṭṭhino micchāsaṅkappā micchāvācā micchākammantā micchāājīvā micchāvāyāmā micchāsatī micchāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; āsañca anāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Ayoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
Seyyathāpi, bhūmija, puriso khīratthiko khīragavesī khīrapariyesanaṁ caramāno gāviṁ taruṇavacchaṁ visāṇato āviñcheyya. Variant: āviñcheyya → āviñjeyya (bj, sya-all, km, pts1ed) Āsañcepi karitvā gāviṁ taruṇavacchaṁ visāṇato āviñcheyya, abhabbo khīrassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā …pe… āsañca anāsañcepi karitvā …pe… nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā gāviṁ taruṇavacchaṁ visāṇato āviñcheyya, abhabbo khīrassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Ayoni hesā, bhūmija, khīrassa adhigamāya.
Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā micchādiṭṭhino …pe… micchāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā …pe… āsañca anāsañcepi karitvā …pe… nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Ayoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
Seyyathāpi, bhūmija, puriso navanītatthiko navanītagavesī navanītapariyesanaṁ caramāno udakaṁ kalase āsiñcitvā matthena āviñcheyya. Variant: matthena → manthena (bj); mattena (mr) Āsañcepi karitvā udakaṁ kalase āsiñcitvā matthena āviñcheyya, abhabbo navanītassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā …pe… āsañca anāsañcepi karitvā …pe… nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā udakaṁ kalase āsiñcitvā matthena āviñcheyya, abhabbo navanītassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Ayoni hesā, bhūmija, navanītassa adhigamāya.
Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā micchādiṭṭhino …pe… micchāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā …pe… āsañca anāsañcepi karitvā …pe… nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Ayoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
Seyyathāpi, bhūmija, puriso aggitthiko aggigavesī aggipariyesanaṁ caramāno allaṁ kaṭṭhaṁ sasnehaṁ uttarāraṇiṁ ādāya abhimantheyya. Variant: abhimantheyya → abhimattheyya (si, sya-all, km, pts1ed, mr) | aggitthiko → aggatthiko (bj) Āsañcepi karitvā allaṁ kaṭṭhaṁ sasnehaṁ uttarāraṇiṁ ādāya abhimantheyya, abhabbo aggissa adhigamāya; anāsañcepi karitvā …pe… āsañca anāsañcepi karitvā …pe… nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā allaṁ kaṭṭhaṁ sasnehaṁ uttarāraṇiṁ ādāya abhimantheyya, abhabbo aggissa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Ayoni hesā, bhūmija, aggissa adhigamāya.
Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā micchādiṭṭhino …pe… micchāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā …pe… āsañca anāsañcepi karitvā …pe… nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Ayoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
Ye hi keci, bhūmija, samaṇā vā brāhmaṇā vā sammādiṭṭhino sammāsaṅkappā sammāvācā sammākammantā sammāājīvā sammāvāyāmā sammāsatī sammāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya; āsañca anāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya; nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Yoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
Seyyathāpi, bhūmija, puriso telatthiko telagavesī telapariyesanaṁ caramāno tilapiṭṭhaṁ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṁ paripphosakaṁ pīḷeyya. Āsañcepi karitvā tilapiṭṭhaṁ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṁ paripphosakaṁ pīḷeyya, bhabbo telassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā …pe… āsañca anāsañcepi karitvā …pe… nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā tilapiṭṭhaṁ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṁ paripphosakaṁ pīḷeyya, bhabbo telassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Yoni hesā, bhūmija, telassa adhigamāya.
Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā sammādiṭṭhino …pe… sammāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā …pe… āsañca anāsañcepi karitvā …pe… nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Yoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
Seyyathāpi, bhūmija, puriso khīratthiko khīragavesī khīrapariyesanaṁ caramāno gāviṁ taruṇavacchaṁ thanato āviñcheyya. Āsañcepi karitvā gāviṁ taruṇavacchaṁ thanato āviñcheyya, bhabbo khīrassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā …pe… āsañca anāsañcepi karitvā …pe… nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā gāviṁ taruṇavacchaṁ thanato āviñcheyya, bhabbo khīrassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Yoni hesā, bhūmija, khīrassa adhigamāya.
Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā sammādiṭṭhino …pe… sammāsamādhino te āsañcepi karitvā …pe… anāsañcepi karitvā …pe… āsañca anāsañcepi karitvā …pe… nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Yoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
Seyyathāpi, bhūmija, puriso navanītatthiko navanītagavesī navanītapariyesanaṁ caramāno dadhiṁ kalase āsiñcitvā matthena āviñcheyya. Āsañcepi karitvā dadhiṁ kalase āsiñcitvā matthena āviñcheyya, bhabbo navanītassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā … āsañca anāsañcepi karitvā … nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā dadhiṁ kalase āsiñcitvā matthena āviñcheyya, bhabbo navanītassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Yoni hesā, bhūmija, navanītassa adhigamāya.
Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā sammādiṭṭhino …pe… sammāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā … āsañca anāsañcepi karitvā … nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Yoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
Seyyathāpi, bhūmija, puriso aggitthiko aggigavesī aggipariyesanaṁ caramāno sukkhaṁ kaṭṭhaṁ koḷāpaṁ uttarāraṇiṁ ādāya abhimantheyya; (…) āsañcepi karitvā … Variant: (…) → (bhabbo aggissa adhigamāya) (sabbattha) anāsañcepi karitvā … āsañca anāsañcepi karitvā … nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā sukkhaṁ kaṭṭhaṁ koḷāpaṁ uttarāraṇiṁ ādāya abhimantheyya, bhabbo aggissa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Yoni hesā, bhūmija, aggissa adhigamāya.
Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā sammādiṭṭhino …pe… sammāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya; anāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya; āsañca anāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya; nevāsaṁ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṁ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya. Taṁ kissa hetu? Yoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
Sace kho taṁ, bhūmija, jayasenassa rājakumārassa imā catasso upamā paṭibhāyeyyuṁ anacchariyaṁ te jayaseno rājakumāro pasīdeyya, pasanno ca te pasannākāraṁ kareyyā”ti.
“Kuto pana maṁ, bhante, jayasenassa rājakumārassa imā catasso upamā paṭibhāyissanti anacchariyā pubbe assutapubbā, seyyathāpi bhagavantan”ti?
Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā bhūmijo bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.
Bhūmijasuttaṁ niṭṭhitaṁ chaṭṭhaṁ.
Bhūmija Sutta
Dịch giả