Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Sāleyyakā Sutta

41

.

Kinh Sāleyyakā

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn đang du hành trong nước Kosala (Kiều tất la) cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo đi đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Sala.

Các gia chủ Bà-la-môn ở Sala nghe rằng: “Người ta nói Sa-môn Gotama, là Thích Tử, xuất gia từ gia tộc Sakya, đang du hành trong nước Kosala với Ðại chúng Tỷ-kheo, và đã đến Sa-la. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa. Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Lành thay, nếu được yết kiến một A-la-hán như vậy!”

Rồi các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, một số đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên những lời chào đón, thân hữu xã giao với Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số chấp tay vái Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên tên họ của mình trước mặt Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số giữ im lặng rồi ngồi xuống một bên.

Sau khi ngồi xuống một bên, các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la bạch Thế Tôn:

— Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục? Này Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này?

— Này các Gia chủ, do nhân hành phi pháp, hành phi pháp chánh đạo, này các Gia chủ, mà như vậy, ở đây có một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các Gia chủ, mà như vậy, ở đây có một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này.

— Chúng con không thể hiểu đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết một cách vắn tắt nếu không được giải thích rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng con để chúng con có thể hiểu đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết một cách vắn tắt!

— Như vậy, này các Gia chủ, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Các vị gia chủ Bà-la-môn, ở Sa-la vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Này các Gia chủ, có ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo, có ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo. Này các Gia chủ, thế nào là ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình. Người này lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh đối với các dục lạc, giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo.

Này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì Ông biết”; dầu cho người ấy không biết, người ấy nói: “Tôi biết”; dầu cho người ấy biết, người ấy nói: “Tôi không biết”; hay dầu cho người ấy không thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”; hay dầu cho người ấy thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”. Như vậy, lời nói của người ấy trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia, nói đễ sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp hay xúi dục những kẻ ly gián, ưa thích phá hoại, vui thích phá hoại, thích thú phá hoại, nói những lời đưa đến phá hoại. Và người ấy là người nói lời thô ác. Bất cứ lời gì thô ác, tàn ác, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo.

Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!” Lại có người có tâm sân, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: “Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại!” Lại có người có tà kiến, có tưởng điên đảo như: “Không có bố thí, không có kết quả của bố thí, không có tế lễ, không có cúng dường, các hành vi thiện ác, không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chính hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”. Như vậy, này các Gia chủ, là ba ý hành phi pháp, phi chánh đạo. Như vậy do nhân hành phi pháp, hành phi chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Này các Gia chủ, có ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo? Này các Gia chủ, thế nào là ba loại thân hành đúng pháp, đúng thánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình; từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy; từ bỏ sống theo tà hạnh đối với các dục, không giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo.

Và này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ vọng ngữ, tránh xa vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì Ông biết”, nếu biết, người ấy nói: “Tôi biết”; nếu không biết, người ấy nói: “Tôi không biết”; hay nếu không thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”; nếu thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy, lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia; như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, ưa thích hòa hợp, vui thích hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, những lời nói nhu hòa, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, người ấy nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có ích lợi. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo.

Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người không có tham ái, không tham lam tài vật của kẻ khác, không nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!” Lại có người không có tâm sân, không có khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: “Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân!” Người ấy có chánh kiến, không có tưởng điên đảo, nghĩ rằng: “Có bố thí, có kết quả của bố thí, có tế lễ, có cúng dường, các hành vi thiện ác có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời, có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”. Như vậy, này các Gia chủ, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Như vậy, do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này.

Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: “Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh vào đại phú gia, vương tộc Sát-đế-lị!” Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào đại phú gia, vương tộc Sát-đế-lị. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.

Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: “Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh vào đại phú gia Bà-la-môn… đại phú gia gia chủ!” Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào đại phú gia gia chủ. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: “Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh thân hữu với chư thiên Tứ thiên vương… với chư thiên cõi trời Ba mươi ba… với chư thiên Dạ ma… với chư thiên Ðâu-suất-đà… với chư thiên Hóa lạc… với chư thiên Tha hóa tự tại… với chư thiên Phạm chúng… với chư thiên Quang thiên… với chư thiên Thiểu Quang thiên… với chư thiên Vô lượng quang thiên… với chư thiên Quang âm thiên… với chư thiên Tịnh thiên… với chư thiên Thiểu tịnh thiên… với chư thiên Vô lượng tịnh thiên… với chư thiên Biến tịnh thiên… với chư thiên Quảng quả thiên… với chư thiên Vô phiền thiên… với chư thiên Vô nhiệt thiên… với chư thiên Thiện hiện thiên… với chư thiên Thiện kiến thiên… với chư thiên Sắc cứu kính thiên… với chư thiên Hư không vô biên xứ thiên… với chư thiên Thức Vô biên xứ thiên… với chư thiên Vô sở hữu xứ thiên… với chư thiên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên!” Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh thân hữu với chư thiên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.

Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: “Ôi, mong rằng, với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu !” Sự kiện này xảy ra, vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.

Khi nghe nói vậy, các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vị diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện để trình bày. Và nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng, mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng!

Sāleyyakā Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā kosalesu cārikaṁ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ yena sālā nāma kosalānaṁ brāhmaṇagāmo tadavasari.

Assosuṁ kho sāleyyakā brāhmaṇagahapatikā: “samaṇo khalu, bho, gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito kosalesu cārikaṁ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṁ sālaṁ anuppatto. Taṁ kho pana bhavantaṁ gotamaṁ evaṁ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato: ‘itipi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā’. So imaṁ lokaṁ sadevakaṁ samārakaṁ sabrahmakaṁ sassamaṇabrāhmaṇiṁ pajaṁ sadevamanussaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedeti. So dhammaṁ deseti ādikalyāṇaṁ majjhekalyāṇaṁ pariyosānakalyāṇaṁ sātthaṁ sabyañjanaṁ; kevalaparipuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ pakāseti. Sādhu kho pana tathārūpānaṁ arahataṁ dassanaṁ hotī”ti.

Atha kho sāleyyakā brāhmaṇagahapatikā yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā appekacce bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu; appekacce bhagavatā saddhiṁ sammodiṁsu, sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdiṁsu; appekacce yena bhagavā tenañjaliṁ paṇāmetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu; appekacce bhagavato santike nāmagottaṁ sāvetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu; appekacce tuṇhībhūtā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinnā kho sāleyyakā brāhmaṇagahapatikā bhagavantaṁ etadavocuṁ:

“ko nu kho, bho gotama, hetu, ko paccayo, yena m’idhekacce sattā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjanti? Ko pana, bho gotama, hetu, ko paccayo, yena m’idhekacce sattā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjantī”ti?

“Adhammacariyāvisamacariyāhetu kho, gahapatayo, evam’idhekacce sattā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjanti. Dhammacariyāsamacariyāhetu kho, gahapatayo, evam’idhekacce sattā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjantī”ti.

“Na kho mayaṁ imassa bhoto gotamassa saṅkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṁ avibhattassa, vitthārena atthaṁ ājānāma. Sādhu no bhavaṁ gotamo tathā dhammaṁ desetu, yathā mayaṁ imassa bhoto gotamassa saṅkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṁ avibhattassa, vitthārena atthaṁ ājāneyyāmā”ti.

“Tena hi, gahapatayo, suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bho”ti kho sāleyyakā brāhmaṇagahapatikā bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Tividhaṁ kho, gahapatayo, kāyena adhammacariyāvisamacariyā hoti, catubbidhaṁ vācāya adhammacariyāvisamacariyā hoti, tividhaṁ manasā adhammacariyāvisamacariyā hoti.

Kathañca, gahapatayo, tividhaṁ kāyena adhammacariyāvisamacariyā hoti? Idha, gahapatayo, ekacco pāṇātipātī hoti, luddo lohitapāṇi hatappahate niviṭṭho adayāpanno pāṇabhūtesu. Variant: luddo → luddo dāruṇo (mr) | adayāpanno pāṇabhūtesu → sabbapāṇabhūtesu (sya-all, km, mr)

Adinnādāyī kho pana hoti. Yaṁ taṁ parassa paravittūpakaraṇaṁ, gāmagataṁ vā araññagataṁ vā, taṁ adinnaṁ theyyasaṅkhātaṁ ādātā hoti.

Kāmesumicchācārī kho pana hoti. Yā tā māturakkhitā piturakkhitā mātāpiturakkhitā bhāturakkhitā bhaginirakkhitā ñātirakkhitā gottarakkhitā dhammarakkhitā sassāmikā saparidaṇḍā antamaso mālāguḷaparikkhittāpi, tathārūpāsu cārittaṁ āpajjitā hoti. Evaṁ kho, gahapatayo, tividhaṁ kāyena adhammacariyāvisamacariyā hoti.

Kathañca, gahapatayo, catubbidhaṁ vācāya adhammacariyāvisamacariyā hoti? Idha, gahapatayo, ekacco musāvādī hoti. Sabhāgato vā parisāgato vā, ñātimajjhagato vā pūgamajjhagato vā rājakulamajjhagato vā, abhinīto sakkhipuṭṭho: ‘ehambho purisa, yaṁ jānāsi taṁ vadehī’ti, so ajānaṁ vā āha: ‘jānāmī’ti, jānaṁ vā āha: na jānāmī’ti, ‘apassaṁ vā āha: ‘passāmī’ti, passaṁ vā āha: ‘na passāmī’ti. Iti attahetu vā parahetu vā āmisakiñcikkhahetu vā sampajānamusā bhāsitā hoti.

Pisuṇavāco kho pana hoti. Ito sutvā amutra akkhātā imesaṁ bhedāya, amutra vā sutvā imesaṁ akkhātā amūsaṁ bhedāya. Iti samaggānaṁ vā bhettā, bhinnānaṁ vā anuppadātā, vaggārāmo vaggarato vagganandī vaggakaraṇiṁ vācaṁ bhāsitā hoti. Variant: bhettā → bhedetā (sya-all, km); bhedakā (mr)

Pharusavāco kho pana hoti. Yā sā vācā aṇḍakā kakkasā parakaṭukā parābhisajjanī kodhasāmantā asamādhisaṁvattanikā, tathārūpiṁ vācaṁ bhāsitā hoti. Variant: aṇḍakā → kaṇḍakā (mr)

Samphappalāpī kho pana hoti. Akālavādī abhūtavādī anatthavādī adhammavādī avinayavādī. Anidhānavatiṁ vācaṁ bhāsitā hoti akālena anapadesaṁ apariyantavatiṁ anatthasaṁhitaṁ. Evaṁ kho, gahapatayo, catubbidhaṁ vācāya adhammacariyāvisamacariyā hoti.

Kathañca, gahapatayo, tividhaṁ manasā adhammacariyāvisamacariyā hoti? Idha, gahapatayo, ekacco abhijjhālu hoti, yaṁ taṁ parassa paravittūpakaraṇaṁ taṁ abhijjhātā hoti: ‘aho vata yaṁ parassa taṁ mamassā’ti.

Byāpannacitto kho pana hoti paduṭṭhamanasaṅkappo: ‘ime sattā haññantu vā vajjhantu vā ucchijjantu vā vinassantu vā mā vā ahesun’ti. Variant: ahesun’ti → mā vā ahesuṁ iti vāti (bj, pts1ed, mr) | vinassantu vā → etthantare pāṭho sya-all potthakesu

Micchādiṭṭhiko kho pana hoti viparītadassano: ‘natthi dinnaṁ natthi yiṭṭhaṁ natthi hutaṁ, natthi sukatadukkaṭānaṁ kammānaṁ phalaṁ vipāko, natthi ayaṁ loko natthi paro loko, natthi mātā natthi pitā, natthi sattā opapātikā, natthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṁ parañca lokaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedentī’ti. Evaṁ kho, gahapatayo, tividhaṁ manasā adhammacariyāvisamacariyā hoti.

Evaṁ adhammacariyāvisamacariyāhetu kho, gahapatayo, evam’idhekacce sattā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjanti.

Tividhaṁ kho, gahapatayo, kāyena dhammacariyāsamacariyā hoti, catubbidhaṁ vācāya dhammacariyāsamacariyā hoti, tividhaṁ manasā dhammacariyāsamacariyā hoti.

Kathañca, gahapatayo, tividhaṁ kāyena dhammacariyāsamacariyā hoti? Idha, gahapatayo, ekacco pāṇātipātaṁ pahāya pāṇātipātā paṭivirato hoti, nihitadaṇḍo nihitasattho lajjī dayāpanno sabbapāṇabhūtahitānukampī viharati.

Adinnādānaṁ pahāya adinnādānā paṭivirato hoti. Yaṁ taṁ parassa paravittūpakaraṇaṁ, gāmagataṁ vā araññagataṁ vā, taṁ nādinnaṁ theyyasaṅkhātaṁ ādātā hoti.

Kāmesumicchācāraṁ pahāya kāmesumicchācārā paṭivirato hoti. Yā tā māturakkhitā piturakkhitā mātāpiturakkhitā bhāturakkhitā bhaginirakkhitā ñātirakkhitā gottarakkhitā dhammarakkhitā sassāmikā saparidaṇḍā antamaso mālāguḷaparikkhittāpi, tathārūpāsu na cārittaṁ āpajjitā hoti. Evaṁ kho, gahapatayo, tividhaṁ kāyena dhammacariyāsamacariyā hoti.

Kathañca, gahapatayo, catubbidhaṁ vācāya dhammacariyāsamacariyā hoti? Idha, gahapatayo, ekacco musāvādaṁ pahāya musāvādā paṭivirato hoti. Sabhāgato vā parisāgato vā, ñātimajjhagato vā pūgamajjhagato vā rājakulamajjhagato vā, abhinīto sakkhipuṭṭho: ‘ehambho purisa, yaṁ jānāsi taṁ vadehī’ti, so ajānaṁ vā āha: ‘na jānāmī’ti, jānaṁ vā āha: ‘jānāmī’ti, apassaṁ vā āha: ‘na passāmī’ti, passaṁ vā āha: ‘passāmī’ti. Iti attahetu vā parahetu vā āmisakiñcikkhahetu vā na sampajānamusā bhāsitā hoti.

Pisuṇaṁ vācaṁ pahāya pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, ito sutvā na amutra akkhātā imesaṁ bhedāya, amutra vā sutvā na imesaṁ akkhātā amūsaṁ bhedāya. Iti bhinnānaṁ vā sandhātā, sahitānaṁ vā anuppadātā, samaggārāmo samaggarato samagganandī samaggakaraṇiṁ vācaṁ bhāsitā hoti.

Pharusaṁ vācaṁ pahāya pharusāya vācāya paṭivirato hoti. Yā sā vācā nelā kaṇṇasukhā pemanīyā hadayaṅgamā porī bahujanakantā bahujanamanāpā—tathārūpiṁ vācaṁ bhāsitā hoti.

Samphappalāpaṁ pahāya samphappalāpā paṭivirato hoti. Kālavādī bhūtavādī atthavādī dhammavādī vinayavādī nidhānavatiṁ vācaṁ bhāsitā hoti kālena sāpadesaṁ pariyantavatiṁ atthasaṁhitaṁ. Evaṁ kho, gahapatayo, catubbidhaṁ vācāya dhammacariyāsamacariyā hoti.

Kathañca, gahapatayo, tividhaṁ manasā dhammacariyāsamacariyā hoti? Idha, gahapatayo, ekacco anabhijjhālu hoti, yaṁ taṁ parassa paravittūpakaraṇaṁ taṁ nābhijjhātā hoti: ‘aho vata yaṁ parassa taṁ mamassā’ti.

Abyāpannacitto kho pana hoti appaduṭṭhamanasaṅkappo: ‘ime sattā averā abyābajjhā anīghā sukhī attānaṁ pariharantū’ti.

Sammādiṭṭhiko kho pana hoti aviparītadassano: ‘atthi dinnaṁ atthi yiṭṭhaṁ atthi hutaṁ, atthi sukatadukkaṭānaṁ kammānaṁ phalaṁ vipāko, atthi ayaṁ loko atthi paro loko, atthi mātā atthi pitā, atthi sattā opapātikā, atthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṁ parañca lokaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedentī’ti. Evaṁ kho, gahapatayo, tividhaṁ manasā dhammacariyāsamacariyā hoti.

Evaṁ dhammacariyāsamacariyāhetu kho, gahapatayo, evam’idhekacce sattā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjanti.

Ākaṅkheyya ce, gahapatayo, dhammacārī samacārī: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā khattiyamahāsālānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti; ṭhānaṁ kho panetaṁ vijjati, yaṁ so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā khattiyamahāsālānaṁ sahabyataṁ upapajjeyya. Taṁ kissa hetu? Tathā hi so dhammacārī samacārī.

Ākaṅkheyya ce, gahapatayo, dhammacārī samacārī: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā brāhmaṇamahāsālānaṁ …pe… gahapatimahāsālānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti; ṭhānaṁ kho panetaṁ vijjati, yaṁ so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā gahapatimahāsālānaṁ sahabyataṁ upapajjeyya. Taṁ kissa hetu? Tathā hi so dhammacārī samacārī. Ākaṅkheyya ce, gahapatayo, dhammacārī samacārī: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā cātumahārājikānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti; ṭhānaṁ kho panetaṁ vijjati, yaṁ so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā cātumahārājikānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyya. Taṁ kissa hetu? Tathā hi so dhammacārī samacārī. Ākaṅkheyya ce, gahapatayo, dhammacārī samacārī: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā tāvatiṁsānaṁ devānaṁ …pe… yāmānaṁ devānaṁ … tusitānaṁ devānaṁ … nimmānaratīnaṁ devānaṁ … paranimmitavasavattīnaṁ devānaṁ … brahmakāyikānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti; ṭhānaṁ kho panetaṁ vijjati, yaṁ so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā brahmakāyikānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyya. Taṁ kissa hetu? Tathā hi so dhammacārī samacārī. Ākaṅkheyya ce, gahapatayo, dhammacārī samacārī: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā ābhānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti; ṭhānaṁ kho panetaṁ vijjati, yaṁ so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā ābhānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyya. Taṁ kissa hetu? Tathā hi so dhammacārī samacārī. Ākaṅkheyya ce, gahapatayo, dhammacārī samacārī: ‘aho vatāhaṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā parittābhānaṁ devānaṁ …pe… appamāṇābhānaṁ devānaṁ … ābhassarānaṁ devānaṁ … parittasubhānaṁ devānaṁ … appamāṇasubhānaṁ devānaṁ … subhakiṇhānaṁ devānaṁ … vehapphalānaṁ devānaṁ … avihānaṁ devānaṁ … atappānaṁ devānaṁ … sudassānaṁ devānaṁ … sudassīnaṁ devānaṁ … akaniṭṭhānaṁ devānaṁ … ākāsānañcāyatanūpagānaṁ devānaṁ … viññāṇañcāyatanūpagānaṁ devānaṁ … ākiñcaññāyatanūpagānaṁ devānaṁ … nevasaññānāsaññāyatanūpagānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyyan’ti; ṭhānaṁ kho panetaṁ vijjati, yaṁ so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā nevasaññānāsaññāyatanūpagānaṁ devānaṁ sahabyataṁ upapajjeyya. Taṁ kissa hetu? Tathā hi so dhammacārī samacārī.

Ākaṅkheyya ce, gahapatayo, dhammacārī samacārī: ‘aho vatāhaṁ āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyyan’ti; ṭhānaṁ kho panetaṁ vijjati, yaṁ so āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyya. Taṁ kissa hetu? Tathā hi so dhammacārī samacārī”ti.

Evaṁ vutte, sāleyyakā brāhmaṇagahapatikā bhagavantaṁ etadavocuṁ: “abhikkantaṁ, bho gotama, abhikkantaṁ, bho gotama. Seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṁ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṁ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṁ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṁ dhāreyya: ‘cakkhumanto rūpāni dakkhantī’ti; evamevaṁ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Ete mayaṁ bhavantaṁ gotamaṁ saraṇaṁ gacchāma dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsake no bhavaṁ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupete saraṇaṁ gate”ti. Variant: pāṇupete → pāṇupetaṁ (mr)

Sāleyyakasuttaṁ niṭṭhitaṁ paṭhamaṁ.

Sāleyyakā Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC