Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Cha Chakka sutta

148

.

Kinh Sáu sáu

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm) tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”.

— “Thưa vâng, Bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

— Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ta sẽ nói lên Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh, tức là sáu sáu. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

(Tóm lược)

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Sáu nội xứ cần phải được biết. Sáu ngoại xứ cần phải được biết. Sáu thức thân cần phải được biết. Sáu xúc thân cần phải được biết. Sáu thọ thân cần phải được biết. Sáu ái thân cần phải được biết.

(Liệt kê)

Khi được nói đến: “Sáu nội xứ cần phải được biết”, do duyên gì được nói đến như vậy? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Khi được nói đến: “Sáu nội xứ cần phải được biết “, chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ nhất.

Khi được nói đến: “Sáu ngoại xứ cần phải được biết”, do duyên gì được nói đến như vậy? Sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ. Khi được nói đến: “Sáu ngoại xứ cần phải được biết”, chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ hai.

Khi được nói đến: “Sáu thức thân cần phải được biết”, do duyên gì được nói đến như vậy? Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức. Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức. Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức. Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức. Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Khi được nói đến: “Sáu thức thân cần phải được biết”, chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ ba.

Khi được nói đến: “Sáu xúc thân cần phải được biết”, do duyên gì được nói đến như vậy? Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Khi được nói đến: “Sáu xúc thân cần phải được biết”, chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ tư.

Khi được nói đến: “Sáu thọ thân cần phải được biết”, do duyên gì được nói đến như vậy? Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc là thọ. Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức… Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức… Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức… Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức… Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc là thọ. Khi được nói đến: “Sáu thọ thân cần phải được biết”, chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ năm.

Khi được nói đến: “Sáu ái thân cần phải được biết”, do duyên gì được nói đến như vậy? Do duyên mắt và duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc là thọ. Do duyên thọ là ái. Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức… Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức… Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức… Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức… Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc là thọ. Do duyên thọ là ái. Khi được nói đến: “Sáu ái thân cần phải được biết”, chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ sáu.

(Giảng về vô ngã)

Nếu ai nói rằng: “Mắt là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của mắt đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt củ mắt đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu ai nói rằng: “Mắt là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã.

Nếu ai nói rằng: “Các sắc là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của các sắc đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của các sắc đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu ai nói rằng: “Các sắc là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã.

Nếu ai nói rằng: “Nhãn thức là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của nhãn thức đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của nhãn thức đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu ai nói rằng: “Nhãn thức là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: “Nhãn xúc là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của nhãn xúc đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của nhãn xúc đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu ai nói rằng: “Nhãn xúc là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã, nhãn xúc là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: “Thọ là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của thọ đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của thọ đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu ai nói rằng: “Thọ là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã, nhãn xúc là vô ngã, thọ là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: “Ái là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ái đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ái đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu ai nói rằng: “Ái là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã, nhãn xúc là vô ngã, thọ là vô ngã, ái là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: “Tai là tự ngã”…; nếu có ai nói rằng: “”Mũi là tự ngã”…; nếu có ai nói rằng: “Lưỡi là tự ngã”…; nếu có ai nói rằng: “Thân là tự ngã”…; nếu có ai nói rằng: “Ý là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ý đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ý đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu ai nói rằng: “Ý là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: “Các pháp là tự ngã”, như vậy, là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của các pháp đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của các pháp đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu ai nói rằng: “Các pháp là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã. Nếu có ai nói rằng: “Ý thức là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ý thức đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ý thức đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu ai nói rằng: “Ý thức là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: “Ý xúc là tự ngã “, như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ý xúc đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ý xúc đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu có ai nói rằng: “Ý xúc là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã, ý xúc là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: “Thọ là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của thọ đã dược thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của thọ đã được thấy, nên đưa phải đưa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu có ai nói rằng: “Thọ là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã, ý xúc là vô ngã, thọ là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: “Ái là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ái đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ái đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: “Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi”. Do vậy, nếu có ai nói rằng: “Ái là tự ngã”, như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã, ý xúc là vô ngã, thọ là vô ngã, ái là vô ngã.

(Nguồn gốc và đoạn diệt thân kiến)

Này các Tỷ-kheo, nhưng đây là con đường đưa đến sự tập khởi của thân kiến. Ai quán mắt là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”. Ai quán các sắc… Ai quán nhãn thức… Ai quán nhãn xúc… Ai quán thọ… Ai quán ái… Ai quán tai… Ai quán mũi… Ai quán lưỡi… Ai quán thân… Ai quán ý… Ai quán các pháp… Ai quán ý thức… Ai quán ý xúc… Ai quán ái: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”.

Nhưng này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến sự đoạn diệt của thân kiến. Ai quán mắt: “”Cái này không phải là của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi”. Ai quán sắc… Ai quán nhãn thức… Ai quán nhãn xúc… Ai quán thọ… Ai quán ái… Ai quán tai… Ai quán mũi… Ai quán lưỡi… Ai quán thân… Ai quán ý… Ai quán các pháp… Ai quán ý thức… Ai quán ý xúc… Ai quán thọ… Ai quán ái: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

(Ba độc tùy miên)

Này các Tỷ-kheo, do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy do cảm xúc lạc thọ, mà hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước; tham tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy do cảm xúc khổ thọ, mà sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy do cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, mà không như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy tùy tăng. Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do không đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do không tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do không nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, không đoạn tận vô minh, không làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy không xảy ra.

Này các Tỷ-kheo, do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức… Này các Tỷ-kheo, do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức… Này các Tỷ-kheo, do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức… Này các Tỷ-kheo, do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức… Này các Tỷ-kheo, do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy do cảm xúc lạc thọ, mà hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước; tham tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy do cảm xúc khổ thọ mà sầu muốn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy do cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, mà không như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy tùy tăng. Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do không đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do không tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do không nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, không đoạn tận vô minh, không làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy không xảy ra.

(Ðoạn tận ba độc)

Này các Tỷ-kheo, do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy cảm xúc lạc thọ, mà không hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước; tham tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Vị ấy cảm xúc khổ thọ, mà không sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Vị ấy cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, mà như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, đoạn tận vô minh, làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy xảy ra.

Này các Tỷ-kheo, do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức… Này các Tỷ-kheo, do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức… Này các Tỷ-kheo, do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức… Này các Tỷ-kheo, do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức… Này các Tỷ-kheo, do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên cảm xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy cảm xúc lạc thọ mà không hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước; tham tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Vị ấy cảm xúc khổ thọ mà không sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Vị ấy cảm xúc bất khổ bất lạc thọ mà như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, đoạn tận vô minh, làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy xảy ra.

(Giải thoát)

Này các Tỷ-kheo, do thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly mắt, yếm ly các sắc, yếm ly nhãn thức; yếm ly nhãn xúc, yếm ly thọ, yếm ly ái. Vị ấy yếm ly tai, yếm ly các tiếng…; yếm ly mũi, yếm ly các hương…; yếm ly lưỡi, yếm ly các vị…; yếm ly thân, yếm ly các xúc…; yếm ly ý, yếm ly các pháp; yếm ly ý thức, yếm ly ý xúc, yếm ly thọ, yếm ly ái.

Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát là sự hiểu biết: “Ta đã được giải thoát”. Và vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự thuyết giảng này được nói lên, tâm của sáu mươi Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Cha Chakka sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“dhammaṁ vo, bhikkhave, desessāmi ādikalyāṇaṁ majjhekalyāṇaṁ pariyosānakalyāṇaṁ sātthaṁ sabyañjanaṁ, kevalaparipuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ pakāsessāmi, yadidaṁ—cha chakkāni. Taṁ suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Cha ajjhattikāni āyatanāni veditabbāni, cha bāhirāni āyatanāni veditabbāni, cha viññāṇakāyā veditabbā, cha phassakāyā veditabbā, cha vedanākāyā veditabbā, cha taṇhākāyā veditabbā.

‘Cha ajjhattikāni āyatanāni veditabbānī’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Cakkhāyatanaṁ, sotāyatanaṁ, ghānāyatanaṁ, jivhāyatanaṁ, kāyāyatanaṁ, manāyatanaṁ. ‘Cha ajjhattikāni āyatanāni veditabbānī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ, idametaṁ paṭicca vuttaṁ. Idaṁ paṭhamaṁ chakkaṁ.

‘Cha bāhirāni āyatanāni veditabbānī’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Rūpāyatanaṁ, saddāyatanaṁ, gandhāyatanaṁ, rasāyatanaṁ, phoṭṭhabbāyatanaṁ, dhammāyatanaṁ. ‘Cha bāhirāni āyatanāni veditabbānī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ, idametaṁ paṭicca vuttaṁ. Idaṁ dutiyaṁ chakkaṁ.

‘Cha viññāṇakāyā veditabbā’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṁ, sotañca paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṁ, ghānañca paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṁ, jivhañca paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṁ, kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṁ, manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṁ. ‘Cha viññāṇakāyā veditabbā’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ, idametaṁ paṭicca vuttaṁ. Idaṁ tatiyaṁ chakkaṁ.

‘Cha phassakāyā veditabbā’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso; sotañca paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso; ghānañca paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso; jivhañca paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso; kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso; manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso. ‘Cha phassakāyā veditabbā’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ, idametaṁ paṭicca vuttaṁ. Idaṁ catutthaṁ chakkaṁ.

‘Cha vedanākāyā veditabbā’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā; sotañca paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā; ghānañca paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā; jivhañca paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā; kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā; manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā. ‘Cha vedanākāyā veditabbā’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ, idametaṁ paṭicca vuttaṁ. Idaṁ pañcamaṁ chakkaṁ.

‘Cha taṇhākāyā veditabbā’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā; sotañca paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṁ …pe… ghānañca paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṁ … jivhañca paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṁ … kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṁ … manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā. ‘Cha taṇhākāyā veditabbā’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ, idametaṁ paṭicca vuttaṁ. Idaṁ chaṭṭhaṁ chakkaṁ.

‘Cakkhu attā’ti yo vadeyya taṁ na upapajjati. Cakkhussa uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, ‘attā me uppajjati ca veti cā’ti iccassa evamāgataṁ hoti. Tasmā taṁ na upapajjati: ‘cakkhu attā’ti yo vadeyya. Iti cakkhu anattā.

‘Rūpā attā’ti yo vadeyya taṁ na upapajjati. Rūpānaṁ uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, ‘attā me uppajjati ca veti cā’ti iccassa evamāgataṁ hoti. Tasmā taṁ na upapajjati: ‘rūpā attā’ti yo vadeyya. Iti cakkhu anattā, rūpā anattā.

‘Cakkhuviññāṇaṁ attā’ti yo vadeyya taṁ na upapajjati. Cakkhuviññāṇassa uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, ‘attā me uppajjati ca veti cā’ti iccassa evamāgataṁ hoti. Tasmā taṁ na upapajjati: ‘cakkhuviññāṇaṁ attā’ti yo vadeyya. Iti cakkhu anattā, rūpā anattā, cakkhuviññāṇaṁ anattā.

‘Cakkhusamphasso attā’ti yo vadeyya taṁ na upapajjati. Cakkhusamphassassa uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, ‘attā me uppajjati ca veti cā’ti iccassa evamāgataṁ hoti. Tasmā taṁ na upapajjati: ‘cakkhusamphasso attā’ti yo vadeyya. Iti cakkhu anattā, rūpā anattā, cakkhuviññāṇaṁ anattā, cakkhusamphasso anattā.

‘Vedanā attā’ti yo vadeyya taṁ na upapajjati. Vedanāya uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, ‘attā me uppajjati ca veti cā’ti iccassa evamāgataṁ hoti. Tasmā taṁ na upapajjati: ‘vedanā attā’ti yo vadeyya. Iti cakkhu anattā, rūpā anattā, cakkhuviññāṇaṁ anattā, cakkhusamphasso anattā, vedanā anattā.

‘Taṇhā attā’ti yo vadeyya taṁ na upapajjati. Taṇhāya uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, ‘attā me uppajjati ca veti cā’ti iccassa evamāgataṁ hoti. Tasmā taṁ na upapajjati: ‘taṇhā attā’ti yo vadeyya. Iti cakkhu anattā, rūpā anattā, cakkhuviññāṇaṁ anattā, cakkhusamphasso anattā, vedanā anattā, taṇhā anattā.

‘Sotaṁ attā’ti yo vadeyya …pe… ‘ghānaṁ attā’ti yo vadeyya …pe… ‘jivhā attā’ti yo vadeyya …pe… ‘kāyo attā’ti yo vadeyya …pe… ‘mano attā’ti yo vadeyya taṁ na upapajjati. Manassa uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, ‘attā me uppajjati ca veti cā’ti iccassa evamāgataṁ hoti. Tasmā taṁ na upapajjati: ‘mano attā’ti yo vadeyya. Iti mano anattā.

‘Dhammā attā’ti yo vadeyya taṁ na upapajjati. Dhammānaṁ uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, ‘attā me uppajjati ca veti cā’ti iccassa evamāgataṁ hoti. Tasmā taṁ na upapajjati: ‘dhammā attā’ti yo vadeyya. Iti mano anattā, dhammā anattā. ‘Manoviññāṇaṁ attā’ti yo vadeyya taṁ na upapajjati. Manoviññāṇassa uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, ‘attā me uppajjati ca veti cā’ti iccassa evamāgataṁ hoti. Tasmā taṁ na upapajjati: ‘manoviññāṇaṁ attā’ti yo vadeyya. Iti mano anattā, dhammā anattā, manoviññāṇaṁ anattā. ‘Manosamphasso attā’ti yo vadeyya taṁ na upapajjati. Manosamphassassa uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, ‘attā me uppajjati ca veti cā’ti iccassa evamāgataṁ hoti. Tasmā taṁ na upapajjati: ‘manosamphasso attā’ti yo vadeyya. Iti mano anattā, dhammā anattā, manoviññāṇaṁ anattā, manosamphasso anattā. ‘Vedanā attā’ti yo vadeyya taṁ na upapajjati. Vedanāya uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, ‘attā me uppajjati ca veti cā’ti iccassa evamāgataṁ hoti. Tasmā taṁ na upapajjati: ‘vedanā attā’ti yo vadeyya. Iti mano anattā, dhammā anattā, manoviññāṇaṁ anattā, manosamphasso anattā, vedanā anattā. ‘Taṇhā attā’ti yo vadeyya taṁ na upapajjati. Taṇhāya uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, ‘attā me uppajjati ca veti cā’ti iccassa evamāgataṁ hoti. Tasmā taṁ na upapajjati: ‘taṇhā attā’ti yo vadeyya. Iti mano anattā, dhammā anattā, manoviññāṇaṁ anattā, manosamphasso anattā, vedanā anattā, taṇhā anattā.

Ayaṁ kho pana, bhikkhave, sakkāyasamudayagāminī paṭipadā—cakkhuṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati;

rūpe ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati; cakkhuviññāṇaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati; cakkhusamphassaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati; vedanaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati; taṇhaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati; sotaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati …pe… ghānaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati …pe… jivhaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati …pe… kāyaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati …pe… manaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati, dhamme ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati, manoviññāṇaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati, manosamphassaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati, vedanaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati, taṇhaṁ ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati.

Ayaṁ kho pana, bhikkhave, sakkāyanirodhagāminī paṭipadā—cakkhuṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati.

Rūpe ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati. Cakkhuviññāṇaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati. Cakkhusamphassaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati. Vedanaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati. Taṇhaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati. Sotaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati …pe… ghānaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati …pe… jivhaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati …pe… kāyaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati …pe… manaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati. Dhamme ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati. Manoviññāṇaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati. Manosamphassaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati. Vedanaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati. Taṇhaṁ ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati.

Cakkhuñca, bhikkhave, paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso, phassapaccayā uppajjati vedayitaṁ sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā. So sukhāya vedanāya phuṭṭho samāno abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa rāgānusayo anuseti. Dukkhāya vedanāya phuṭṭho samāno socati kilamati paridevati urattāḷiṁ kandati sammohaṁ āpajjati. Tassa paṭighānusayo anuseti. Adukkhamasukhāya vedanāya phuṭṭho samāno tassā vedanāya samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṁ nappajānāti. Tassa avijjānusayo anuseti. So vata, bhikkhave, sukhāya vedanāya rāgānusayaṁ appahāya dukkhāya vedanāya paṭighānusayaṁ appaṭivinodetvā adukkhamasukhāya vedanāya avijjānusayaṁ asamūhanitvā avijjaṁ appahāya vijjaṁ anuppādetvā diṭṭheva dhamme dukkhassantakaro bhavissatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati.

Sotañca, bhikkhave, paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṁ …pe… ghānañca, bhikkhave, paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṁ …pe… jivhañca, bhikkhave, paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṁ …pe… kāyañca, bhikkhave, paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṁ …pe… manañca, bhikkhave, paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso, phassapaccayā uppajjati vedayitaṁ sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā. So sukhāya vedanāya phuṭṭho samāno abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa rāgānusayo anuseti. Dukkhāya vedanāya phuṭṭho samāno socati kilamati paridevati urattāḷiṁ kandati sammohaṁ āpajjati. Tassa paṭighānusayo anuseti. Adukkhamasukhāya vedanāya phuṭṭho samāno tassā vedanāya samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṁ nappajānāti. Tassa avijjānusayo anuseti. So vata, bhikkhave, sukhāya vedanāya rāgānusayaṁ appahāya dukkhāya vedanāya paṭighānusayaṁ appaṭivinodetvā adukkhamasukhāya vedanāya avijjānusayaṁ asamūhanitvā avijjaṁ appahāya vijjaṁ anuppādetvā diṭṭheva dhamme dukkhassantakaro bhavissatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati.

Cakkhuñca, bhikkhave, paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṅgati phasso, phassapaccayā uppajjati vedayitaṁ sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā. So sukhāya vedanāya phuṭṭho samāno nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa rāgānusayo nānuseti. Dukkhāya vedanāya phuṭṭho samāno na socati na kilamati na paridevati na urattāḷiṁ kandati na sammohaṁ āpajjati. Tassa paṭighānusayo nānuseti. Adukkhamasukhāya vedanāya phuṭṭho samāno tassā vedanāya samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṁ pajānāti. Tassa avijjānusayo nānuseti. So vata, bhikkhave, sukhāya vedanāya rāgānusayaṁ pahāya dukkhāya vedanāya paṭighānusayaṁ paṭivinodetvā adukkhamasukhāya vedanāya avijjānusayaṁ samūhanitvā avijjaṁ pahāya vijjaṁ uppādetvā diṭṭheva dhamme dukkhassantakaro bhavissatīti—ṭhānametaṁ vijjati.

Sotañca, bhikkhave, paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṁ …pe….

Ghānañca, bhikkhave, paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṁ …pe….

Jivhañca, bhikkhave, paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṁ …pe….

Kāyañca, bhikkhave, paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṁ …pe….

“Manañca, bhikkhave, paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṁ tiṇṇaṁ saṅgati phasso, phassapaccayā uppajjati vedayitaṁ sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā. So sukhāya vedanāya phuṭṭho samāno nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa rāgānusayo nānuseti. Dukkhāya vedanāya phuṭṭho samāno na socati na kilamati na paridevati na urattāḷiṁ kandati na sammohaṁ āpajjati. Tassa paṭighānusayo nānuseti. Adukkhamasukhāya vedanāya phuṭṭho samāno tassā vedanāya samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṁ pajānāti. Tassa avijjānusayo nānuseti. So vata, bhikkhave, sukhāya vedanāya rāgānusayaṁ pahāya dukkhāya vedanāya paṭighānusayaṁ paṭivinodetvā adukkhamasukhāya vedanāya avijjānusayaṁ samūhanitvā avijjaṁ pahāya vijjaṁ uppādetvā diṭṭheva dhamme dukkhassantakaro bhavissatīti—ṭhānametaṁ vijjati.

Evaṁ passaṁ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako cakkhusmiṁ nibbindati, rūpesu nibbindati, cakkhuviññāṇe nibbindati, cakkhusamphasse nibbindati, vedanāya nibbindati, taṇhāya nibbindati. Variant: cakkhusmiṁ → cakkhusmiṁpi (sya-all, km)

Sotasmiṁ nibbindati, saddesu nibbindati …pe… ghānasmiṁ nibbindati, gandhesu nibbindati … jivhāya nibbindati, rasesu nibbindati … kāyasmiṁ nibbindati, phoṭṭhabbesu nibbindati … manasmiṁ nibbindati, dhammesu nibbindati, manoviññāṇe nibbindati, manosamphasse nibbindati, vedanāya nibbindati, taṇhāya nibbindati. Nibbindaṁ virajjati, virāgā vimuccati. Vimuttasmiṁ vimuttamiti ñāṇaṁ hoti.

‘Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā’ti pajānātī”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti. Imasmiṁ kho pana veyyākaraṇasmiṁ bhaññamāne saṭṭhimattānaṁ bhikkhūnaṁ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṁsūti.

Chachakkasuttaṁ niṭṭhitaṁ chaṭṭhaṁ.

Cha Chakka sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC