Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Chabbisodhana Sutta

112

.

Kinh Sáu Thanh tịnh

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tinh xá ông Anathapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo, “Này các Tỷ-kheo”. — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :

— Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo nói lên chánh trí (annam) như sau: “Ta tuệ tri như vầy:”Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa””.

Này các Tỷ-kheo, lời nói của vi Tỷ-kheo ấy, không nên tán thán cũng không nên bác bỏ. Không tán thán, không bác bỏ, cần hỏi câu hỏi: “Này Hiền giả, có bốn hình thức tuyên bố này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chân chánh nói lên. Thế nào là bốn? Cái gì được thấy được nói lên như là được thấy. Cái gì được nghe được nói lên là được nghe. Cái gì được cảm giác được nói lên như là cảm giác. Cái gì được nhận thức được nói lên như là được nhận thức. Bốn hình thức tuyên bố này, Này Hiền giả, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh nói lên. Nhưng biết cái gì, thấy cái gì, đối với bốn hình thức tuyên bố này, Tôn giả có thể nói là tâm của Tôn giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ?”

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo, các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp (anudhamma) của vị ấy phải như sau:

“Này chư Hiền, tôi không cảm thấy luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế, đối với những vật được thấy… được nghe… được cảm giác… được nhận thức. Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với bốn hình thức tuyên bố này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ”.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, phải được tùy hỷ với lời nói: “Lành thay!” Sau khi tán thán, tùy hỷ với lời nói: “Lành thay”, một câu hỏi nữa cần phải được hỏi.:

“Này Hiền giả, năm thủ uẩn này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chân chánh nói lên. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, thọ thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Năm thủ uẩn này, này Hiền giả, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chân chánh nói lên. Nhưng biết cái gì, thấy cái gì, đối với năm thủ uẩn này, Tôn giả có thể nói tâm của Tôn giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ?”

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp của vị ấy phải như sau:

“Này chư Hiền, sau khi biết sắc này là vô lực, biến hoại, không an ổn, đối với những sắc là những chấp thủ phương tiện (upayupadana), là những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên, đối với những sắc ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Này chư Hiền, sau khi biết thọ này…

Này chư Hiền, sau khi biết tưởng này..

Này chư Hiền, sau khi biết hành này..

Này chư Hiền, sau khi biết thức này là vô lực, biến hoại, không an ổn, đối với thức là những chấp thủ phương tiện, là những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên. Ðối với những thức ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với năm thủ uẩn này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ”.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, phải được tùy hỷ với lời nói: “Lành thay!”. Sau khi tán thán, tùy hỷ với lời nói: “Lành thay”, một câu hỏi nữa cần phải được hỏi thêm:

“Này Hiền giả, sáu giới này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh nói lên. Thế nào là sáu? Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới. Sáu giới này, này Hiền giả, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nói lên. Nhưng biết cái gì, thấy cái gì với sáu giới này, Tôn giả có thể nói tâm của Tôn giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ?”

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt mục địch, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp của vị ấy phải như sau:

“Chư Hiền, tôi đã đi đến địa giới như là không phải tự ngã, và (đi đến) tự ngã như là không tùy thuộc địa giới. Ðối với những pháp là những chấp thủ phương tiện tùy thuộc địa giới, là những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên; đối với những pháp ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến thủy giới…

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến hỏa giới…

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến phong giới…

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến không giới…

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến thức giới như là không phải tự ngã, và (đi đến) tự ngã như là không tùy thuộc thức giới. Ðối với những pháp là những chấp thủ phương tiện tùy thuộc thức giới, là những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên; đối với những pháp ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với sáu giới này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ”.

Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, cần phải được tùy hỷ với lời nói: “Lành thay!”. Sau khi tán thán tùy hỷ với lời nói:”Lành thay”, một câu hỏi nữa cần phải được hỏi:

“Này Hiền giả, sáu nội ngoại xứ này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh nói lên. Thế nào là sáu? Mắt và sắc, tai và tiếng, mũi và hương, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp. Sáu nội ngoại xứ này, này Hiền giả, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nói lên. Nhưng biết cái gì, thấy cái gì, thấy cái gì đối với sáu nội ngoại xứ này, Tôn giả có thể nói tâm của Tôn giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ?”.

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp của vị ấy phải như sau:

“Chư Hiền, đối với mắt, đối với sắc, đối với nhãn thức, đối với những pháp được nhận thức bởi nhãn thức, phàm có dục gì, tham gì, hỷ gì, ái gì, phàm có những pháp chấp thủ phương tiện, những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên. Ðối với những pháp ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát. Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với sáu nội ngoại xứ này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Chư Hiền, đối với tai, đối với tiếng, đối với nhĩ thức…; chư Hiền, đối với mũi, đối với hương, đối với tỷ thức…; chư Hiền, đối với lưỡi, đối với vị, đối với thiệt thức…; chư Hiền, đối với thân, đối với xúc, đối với thân thức…; chư Hiền, đối với ý, đối với pháp, đối với ý thức, đối với các pháp được nhận thức bởi ý thức, phàm có dục gì, tham gì, hỷ gì, ái gì, phàm có những chấp thủ phương tiện, những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên; đối với những pháp ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với sáu nội ngoại xứ này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ”.

Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, cần phải được tùy hỷ với lời nói: “Lành thay!” Sau khi tán thán, tùy hỷ với lời nói: “Lành thay”, một câu hỏi nữa cần phải được hỏi thêm:

“Nhưng này Hiền giả, do biết gì, thấy gì, do đối với các thân có nhận thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, Tôn giả có thể nói về mạn tùy miên: “Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm”, mạn tùy miên của Tôn giả được đoạn trừ một cách hoàn toàn?”.

Chư Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm, đã làm, đã đặt gánh xuống, đã thành đạt mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp của vị ấy phải như sau:

“Chư Hiền, thuở xưa, khi tôi chưa xuất gia, tôi còn ngu muội. Tôi được Như Lai, đệ tử Như Lai thuyết pháp. Sau khi nghe pháp. Tôi có lòng tịnh tín đối với Như Lai. Thành tựu được tịnh tín ấy, tôi suy nghĩ: “Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”.

Chư Hiền, một thời gian sau, tôi từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay từ bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Khi đã xuất gia như vậy, tôi thành tựu học giới và nếp sống các vị Tỷ-kheo, tôi từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót tất cả chúng sanh và các loại hữu tình. Tôi từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh không có trộm cướp. Tôi từ bỏ phi Phạm hạnh, sống theo Phạm hạnh, sống tránh xa phi Phạm hạnh, từ bỏ dâm dục tục pháp.

Tôi từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chơn thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không phản lại đời. Tôi từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi; nghe điều gì ở chỗ này, không đến nói chỗ kia để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều này ở chỗ kia, không đi nói với những người này, để sinh chia rẽ ở những người kia. Tôi sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Tôi từ bỏ nói lời độc ác, tránh xa nói lời độc ác, tôi nói những lời nhẹ nhàng, thuận tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, tôi nói những lời nói như vậy. Tôi từ bỏ nói lời phù phiếm, tránh xa nói phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.

Tôi từ bỏ, không làm hại đến các hột giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn phi thời. Tôi từ bỏ, không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn. Tôi từ bỏ, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa, các thời trang, các thời sức. Tôi từ bỏ, không dùng giường cao và giường lớn. Tôi từ bỏ, không nhận các hạt sống. Tôi từ bỏ, không nhận thịt sống. Tôi từ bỏ, không nhận đàn bà, con gái. Tôi từ bỏ, không nhận nô tỳ gái và trai. Tôi từ bỏ, không nhận cừu dê. Tôi từ bỏ, không nhận gia cầm và heo. Tôi từ bỏ, không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái. Tôi từ bỏ, không nhận ruộng nương và đất đai. Tôi từ bỏ, không nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới. Tôi từ bỏ, không buôn bán. Tôi từ bỏ các sự gian lận bằng cân tiền bạc và đo lường. Tôi từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo. Tôi từ bỏ, không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.

Tôi bằng lòng (tri túc) với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo y bát. Ví như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, tôi bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo y bát. Tôi thành tựu Thánh giới uẩn này, cảm giác lạc thọ thuộc nội tâm, không lỗi lầm.

Khi mắt thấy sắc, tôi không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì con mắt không được chế ngự khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, tôi tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp, tôi không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, tôi tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Tôi thành tựu Thánh hộ trì các căn này, cảm giác lạc thọ thuộc nội tâm, không vẩn đục.

Khi đi tới, khi đi lui, tôi đều tỉnh giác. Khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh, tôi đều tỉnh giác. Khi co tay, khi duỗi tay, tôi đều tỉnh giác. Khi mang y kép, y bát, tôi đều tỉnh giác. Khi ăn, uống, nhai, nuốt, tôi đều tỉnh giác. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, tôi đều tỉnh giác. Khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng, tôi đều tỉnh giác.

Và tôi đều thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này và thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này, chọn một chỗ thanh vắng, tịch mịch như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm.

Sau khi đi khất thực về và ăn xong, tôi ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên và an trú chánh niệm trước mặt. Tôi từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, tôi sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hân. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, tôi sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trâm thụy miên. Trừ bỏ trạo cử hối quá, tôi sống không trạo cử, hối quá, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá. Từ bỏ nghi ngờ, tôi sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

Tôi từ bỏ năm triền cái, các pháp làm cho tâm ô uế, làm cho trí tuệ muội lược này, ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Tôi diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tôi ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tôi xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tôi dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Tôi biết như thật: “Ðây là khổ”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân của khổ”, biết như thật: “Ðây là khổ diệt”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”, biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là các lậu hoặc được đoạn trừ”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc được diệt trừ”.

Tôi nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của tôi thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, tôi khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát””. Tôi biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Chư Hiền do biết như vậy, thấy như vậy, đối với các thân có nhận thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, mạn tùy miên: “Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm”, mạn tùy miên này được đoạn trừ một cách hoàn toàn”.”

Này các Tỷ-kheo Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, cần phải được tùy hỷ với lời nói: “Lành thay!” Sau khi tán thán, tùy hỷ với lời nói: “Lành thay!”, vị ấy cần phải nói thêm như sau: “Thật lợi ích thay cho chúng tôi, thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một vị sống Phạm hạnh như Tôn giả”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Chabbisodhana Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Idha, bhikkhave, bhikkhu aññaṁ byākaroti: ‘khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyāti pajānāmī’ti.

Tassa, bhikkhave, bhikkhuno bhāsitaṁ neva abhinanditabbaṁ nappaṭikkositabbaṁ. Anabhinanditvā appaṭikkositvā pañho pucchitabbo: ‘cattārome, āvuso, vohārā tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātā. Katame cattāro? Diṭṭhe diṭṭhavāditā, sute sutavāditā, mute mutavāditā, viññāte viññātavāditā—ime kho, āvuso, cattāro vohārā tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātā. Kathaṁ jānato panāyasmato, kathaṁ passato imesu catūsu vohāresu anupādāya āsavehi cittaṁ vimuttan’ti?

Khīṇāsavassa, bhikkhave, bhikkhuno vusitavato katakaraṇīyassa ohitabhārassa anuppattasadatthassa parikkhīṇabhavasaṁyojanassa sammadaññāvimuttassa ayamanudhammo hoti veyyākaraṇāya: ‘diṭṭhe kho ahaṁ, āvuso, anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṁyutto vimariyādīkatena cetasā viharāmi. Sute kho ahaṁ, āvuso …pe… mute kho ahaṁ, āvuso … viññāte kho ahaṁ, āvuso, anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṁyutto vimariyādīkatena cetasā viharāmi. Evaṁ kho me, āvuso, jānato evaṁ passato imesu catūsu vohāresu anupādāya āsavehi cittaṁ vimuttan’ti.

Tassa, bhikkhave, bhikkhuno ‘sādhū’ti bhāsitaṁ abhinanditabbaṁ anumoditabbaṁ. ‘Sādhū’ti bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uttariṁ pañho pucchitabbo.

‘Pañcime, āvuso, upādānakkhandhā tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātā. Katame pañca? Seyyathidaṁ—rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho—ime kho, āvuso, pañcupādānakkhandhā tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātā. Kathaṁ jānato panāyasmato, kathaṁ passato imesu pañcasu upādānakkhandhesu anupādāya āsavehi cittaṁ vimuttan’ti?

Khīṇāsavassa, bhikkhave, bhikkhuno vusitavato katakaraṇīyassa ohitabhārassa anuppattasadatthassa parikkhīṇabhavasaṁyojanassa sammadaññāvimuttassa ayamanudhammo hoti veyyākaraṇāya: ‘rūpaṁ kho ahaṁ, āvuso, abalaṁ virāgunaṁ anassāsikanti viditvā ye rūpe upāyūpādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā tesaṁ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā vimuttaṁ me cittanti pajānāmi. Variant: upāyūpādānā → upayūpādānā (bj, mr); upādāyupādānā (sya-all); upāyupādānā (pts1ed) | virāgunaṁ → virāgaṁ (bj, pts1ed); virāgutaṁ (ṭīkā) Vedanaṁ kho ahaṁ, āvuso …pe… saññaṁ kho ahaṁ, āvuso … saṅkhāre kho ahaṁ, āvuso … viññāṇaṁ kho ahaṁ, āvuso, abalaṁ virāgunaṁ anassāsikanti viditvā ye viññāṇe upāyūpādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā tesaṁ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā vimuttaṁ me cittanti pajānāmi. Evaṁ kho me, āvuso, jānato evaṁ passato imesu pañcasu upādānakkhandhesu anupādāya āsavehi cittaṁ vimuttan’ti.

Tassa, bhikkhave, bhikkhuno ‘sādhū’ti bhāsitaṁ abhinanditabbaṁ, anumoditabbaṁ. ‘Sādhū’ti bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uttariṁ pañho pucchitabbo.

‘Chayimā, āvuso, dhātuyo tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātā. Katamā cha? Pathavīdhātu, āpodhātu, tejodhātu, vāyodhātu, ākāsadhātu, viññāṇadhātu—imā kho, āvuso, cha dhātuyo tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātā. Kathaṁ jānato panāyasmato, kathaṁ passato imāsu chasu dhātūsu anupādāya āsavehi cittaṁ vimuttan’ti?

Khīṇāsavassa, bhikkhave, bhikkhuno vusitavato katakaraṇīyassa ohitabhārassa anuppattasadatthassa parikkhīṇabhavasaṁyojanassa sammadaññāvimuttassa ayamanudhammo hoti veyyākaraṇāya: ‘pathavīdhātuṁ kho ahaṁ, āvuso, na attato upagacchiṁ, na ca pathavīdhātunissitaṁ attānaṁ. Ye ca pathavīdhātunissitā upāyūpādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā tesaṁ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā vimuttaṁ me cittanti pajānāmi. Āpodhātuṁ kho ahaṁ, āvuso …pe… tejodhātuṁ kho ahaṁ, āvuso … vāyodhātuṁ kho ahaṁ, āvuso … ākāsadhātuṁ kho ahaṁ, āvuso … viññāṇadhātuṁ kho ahaṁ, āvuso, na attato upagacchiṁ, na ca viññāṇadhātunissitaṁ attānaṁ. Ye ca viññāṇadhātunissitā upāyūpādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā tesaṁ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā vimuttaṁ me cittanti pajānāmi. Evaṁ kho me, āvuso, jānato, evaṁ passato imāsu chasu dhātūsu anupādāya āsavehi cittaṁ vimuttan’ti.

Tassa, bhikkhave, bhikkhuno ‘sādhū’ti bhāsitaṁ abhinanditabbaṁ, anumoditabbaṁ. ‘Sādhū’ti bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uttariṁ pañho pucchitabbo.

‘Cha kho panimāni, āvuso, ajjhattikabāhirāni āyatanāni tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātāni. Katamāni cha? Cakkhu ceva rūpā ca, sotañca saddā ca, ghānañca gandhā ca, jivhā ca rasā ca, kāyo ca phoṭṭhabbā ca, mano ca dhammā ca—imāni kho, āvuso, cha ajjhattikabāhirāni āyatanāni tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sammadakkhātāni. Kathaṁ jānato panāyasmato, kathaṁ passato imesu chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu anupādāya āsavehi cittaṁ vimuttan’ti?

Khīṇāsavassa, bhikkhave, bhikkhuno vusitavato katakaraṇīyassa ohitabhārassa anuppattasadatthassa parikkhīṇabhavasaṁyojanassa sammadaññāvimuttassa ayamanudhammo hoti veyyākaraṇāya: ‘cakkhusmiṁ, āvuso, rūpe cakkhuviññāṇe cakkhuviññāṇaviññātabbesu dhammesu yo chando yo rāgo yā nandī yā taṇhā ye ca upāyūpādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā tesaṁ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā vimuttaṁ me cittanti pajānāmi. Variant: nandī → nandi (bj, sya-all, km) Sotasmiṁ, āvuso, sadde sotaviññāṇe …pe… ghānasmiṁ, āvuso, gandhe ghānaviññāṇe … jivhāya, āvuso, rase jivhāviññāṇe … kāyasmiṁ, āvuso, phoṭṭhabbe kāyaviññāṇe … manasmiṁ, āvuso, dhamme manoviññāṇe manoviññāṇaviññātabbesu dhammesu yo chando yo rāgo yā nandī yā taṇhā ye ca upāyūpādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā tesaṁ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā vimuttaṁ me cittanti pajānāmi. Evaṁ kho me, āvuso, jānato evaṁ passato imesu chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu anupādāya āsavehi cittaṁ vimuttan’ti.

Tassa, bhikkhave, bhikkhuno ‘sādhū’ti bhāsitaṁ abhinanditabbaṁ anumoditabbaṁ. ‘Sādhū’ti bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uttariṁ pañho pucchitabbo.

‘Kathaṁ jānato panāyasmato, kathaṁ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā samūhatā’ti? Variant: samūhatā’ti → susamūhatāti (bj, sya-all, km, pts1ed)

Khīṇāsavassa, bhikkhave, bhikkhuno vusitavato katakaraṇīyassa ohitabhārassa anuppattasadatthassa parikkhīṇabhavasaṁyojanassa sammadaññāvimuttassa ayamanudhammo hoti veyyākaraṇāya: ‘pubbe kho ahaṁ, āvuso, agāriyabhūto samāno aviddasu ahosiṁ. Tassa me tathāgato vā tathāgatasāvako vā dhammaṁ desesi. Tāhaṁ dhammaṁ sutvā tathāgate saddhaṁ paṭilabhiṁ. So tena saddhāpaṭilābhena samannāgato iti paṭisañcikkhiṁ:

“sambādho gharāvāso rajāpatho, abbhokāso pabbajjā. Nayidaṁ sukaraṁ agāraṁ ajjhāvasatā ekantaparipuṇṇaṁ ekantaparisuddhaṁ saṅkhalikhitaṁ brahmacariyaṁ carituṁ. Yannūnāhaṁ kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajeyyan”ti.

So kho ahaṁ, āvuso, aparena samayena appaṁ vā bhogakkhandhaṁ pahāya mahantaṁ vā bhogakkhandhaṁ pahāya, appaṁ vā ñātiparivaṭṭaṁ pahāya mahantaṁ vā ñātiparivaṭṭaṁ pahāya kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajiṁ. So evaṁ pabbajito samāno bhikkhūnaṁ sikkhāsājīvasamāpanno pāṇātipātaṁ pahāya pāṇātipātā paṭivirato ahosiṁ nihitadaṇḍo nihitasattho, lajjī dayāpanno sabbapāṇabhūtahitānukampī vihāsiṁ. Adinnādānaṁ pahāya adinnādānā paṭivirato ahosiṁ dinnādāyī dinnapāṭikaṅkhī, athenena sucibhūtena attanā vihāsiṁ. Abrahmacariyaṁ pahāya brahmacārī ahosiṁ ārācārī virato methunā gāmadhammā. Musāvādaṁ pahāya musāvādā paṭivirato ahosiṁ saccavādī saccasandho theto paccayiko avisaṁvādako lokassa. Pisuṇaṁ vācaṁ pahāya pisuṇāya vācāya paṭivirato ahosiṁ, ito sutvā na amutra akkhātā imesaṁ bhedāya, amutra vā sutvā na imesaṁ akkhātā amūsaṁ bhedāya; iti bhinnānaṁ vā sandhātā sahitānaṁ vā anuppadātā samaggārāmo samaggarato samagganandī samaggakaraṇiṁ vācaṁ bhāsitā ahosiṁ. Pharusaṁ vācaṁ pahāya pharusāya vācāya paṭivirato ahosiṁ; yā sā vācā nelā kaṇṇasukhā pemanīyā hadayaṅgamā porī bahujanakantā bahujanamanāpā tathārūpiṁ vācaṁ bhāsitā ahosiṁ. Samphappalāpaṁ pahāya samphappalāpā paṭivirato ahosiṁ; kālavādī bhūtavādī atthavādī dhammavādī vinayavādī nidhānavatiṁ vācaṁ bhāsitā ahosiṁ kālena sāpadesaṁ pariyantavatiṁ atthasaṁhitaṁ.

So bījagāmabhūtagāmasamārambhā paṭivirato ahosiṁ, ekabhattiko ahosiṁ rattūparato virato vikālabhojanā. Naccagītavāditavisūkadassanā paṭivirato ahosiṁ. Mālāgandhavilepanadhāraṇamaṇḍanavibhūsanaṭṭhānā paṭivirato ahosiṁ. Uccāsayanamahāsayanā paṭivirato ahosiṁ. Jātarūparajatapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṁ, āmakadhaññapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṁ, āmakamaṁsapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṁ; itthikumārikapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṁ, dāsidāsapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṁ, ajeḷakapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṁ, kukkuṭasūkarapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṁ, hatthigavassavaḷavapaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṁ, khettavatthupaṭiggahaṇā paṭivirato ahosiṁ. Dūteyyapahiṇagamanānuyogā paṭivirato ahosiṁ, kayavikkayā paṭivirato ahosiṁ, tulākūṭakaṁsakūṭamānakūṭā paṭivirato ahosiṁ, ukkoṭanavañcananikatisāciyogā paṭivirato ahosiṁ, chedanavadhabandhanaviparāmosaālopasahasākārā paṭivirato ahosiṁ.

So santuṭṭho ahosiṁ kāyaparihārikena cīvarena, kucchiparihārikena piṇḍapātena. So yena yeneva pakkamiṁ samādāyeva pakkamiṁ. Variant: yena yeneva → yena yena ca (mr) Seyyathāpi nāma pakkhī sakuṇo yena yeneva ḍeti sapattabhārova ḍeti; evameva kho ahaṁ, āvuso; santuṭṭho ahosiṁ kāyaparihārikena cīvarena, kucchiparihārikena piṇḍapātena. So yena yeneva pakkamiṁ samādāyeva pakkamiṁ. So iminā ariyena sīlakkhandhena samannāgato ajjhattaṁ anavajjasukhaṁ paṭisaṁvedesiṁ.

So cakkhunā rūpaṁ disvā na nimittaggāhī ahosiṁ nānubyañjanaggāhī; yatvādhikaraṇamenaṁ cakkhundriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ, tassa saṁvarāya paṭipajjiṁ; rakkhiṁ cakkhundriyaṁ, cakkhundriye saṁvaraṁ āpajjiṁ. Sotena saddaṁ sutvā …pe… ghānena gandhaṁ ghāyitvā …pe… jivhāya rasaṁ sāyitvā …pe… kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā …pe… manasā dhammaṁ viññāya na nimittaggāhī ahosiṁ nānubyañjanaggāhī; yatvādhikaraṇamenaṁ manindriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ, tassa saṁvarāya paṭipajjiṁ; rakkhiṁ manindriyaṁ, manindriye saṁvaraṁ āpajjiṁ. So iminā ariyena indriyasaṁvarena samannāgato ajjhattaṁ abyāsekasukhaṁ paṭisaṁvedesiṁ.

So abhikkante paṭikkante sampajānakārī ahosiṁ, ālokite vilokite sampajānakārī ahosiṁ, samiñjite pasārite sampajānakārī ahosiṁ, saṅghāṭipattacīvaradhāraṇe sampajānakārī ahosiṁ, asite pīte khāyite sāyite sampajānakārī ahosiṁ, uccārapassāvakamme sampajānakārī ahosiṁ, gate ṭhite nisinne sutte jāgarite bhāsite tuṇhībhāve sampajānakārī ahosiṁ.

So iminā ca ariyena sīlakkhandhena samannāgato, imāya ca ariyāya santuṭṭhiyā samannāgato, iminā ca ariyena indriyasaṁvarena samannāgato, iminā ca ariyena satisampajaññena samannāgato Variant: imāya ca ariyāya santuṭṭhiyā samannāgato → etthantare pāṭho si, sya-all, km, pts1ed potthakesu natthi; 9M:1042 cūḷahatthipadopamasutte vivittaṁ senāsanaṁ bhajiṁ araññaṁ rukkhamūlaṁ pabbataṁ kandaraṁ giriguhaṁ susānaṁ vanapatthaṁ abbhokāsaṁ palālapuñjaṁ. So pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto nisīdiṁ pallaṅkaṁ ābhujitvā ujuṁ kāyaṁ paṇidhāya parimukhaṁ satiṁ upaṭṭhapetvā.

So abhijjhaṁ loke pahāya vigatābhijjhena cetasā vihāsiṁ, abhijjhāya cittaṁ parisodhesiṁ. Byāpādapadosaṁ pahāya abyāpannacitto vihāsiṁ sabbapāṇabhūtahitānukampī, byāpādapadosā cittaṁ parisodhesiṁ. Thinamiddhaṁ pahāya vigatathinamiddho vihāsiṁ ālokasaññī sato sampajāno, thinamiddhā cittaṁ parisodhesiṁ. Uddhaccakukkuccaṁ pahāya anuddhato vihāsiṁ ajjhattaṁ, vūpasantacitto, uddhaccakukkuccā cittaṁ parisodhesiṁ. Vicikicchaṁ pahāya tiṇṇavicikiccho vihāsiṁ akathaṅkathī kusalesu dhammesu, vicikicchāya cittaṁ parisodhesiṁ.

So ime pañca nīvaraṇe pahāya cetaso upakkilese paññāya dubbalīkaraṇe vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja vihāsiṁ. Vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ …pe… tatiyaṁ jhānaṁ … catutthaṁ jhānaṁ upasampajja vihāsiṁ.

So evaṁ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte āsavānaṁ khayañāṇāya cittaṁ abhininnāmesiṁ. So idaṁ dukkhanti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ, ayaṁ dukkhasamudayoti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ, ayaṁ dukkhanirodhoti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ, ayaṁ dukkhanirodhagāminī paṭipadāti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ; ime āsavāti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ, ayaṁ āsavasamudayoti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ, ayaṁ āsavanirodhoti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ, ayaṁ āsavanirodhagāminī paṭipadāti yathābhūtaṁ abbhaññāsiṁ.

Tassa me evaṁ jānato evaṁ passato kāmāsavāpi cittaṁ vimuccittha, bhavāsavāpi cittaṁ vimuccittha, avijjāsavāpi cittaṁ vimuccittha. Vimuttasmiṁ vimuttamiti ñāṇaṁ ahosi. Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyāti abbhaññāsiṁ. Evaṁ kho me, āvuso, jānato evaṁ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā samūhatā’ti.

Tassa, bhikkhave, bhikkhuno ‘sādhū’ti bhāsitaṁ abhinanditabbaṁ anumoditabbaṁ. ‘Sādhū’ti bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā evamassa vacanīyo: ‘lābhā no, āvuso, suladdhaṁ no, āvuso, ye mayaṁ āyasmantaṁ tādisaṁ sabrahmacāriṁ samanupassāmā’”ti. Variant: sabrahmacāriṁ samanupassāmā’”ti → brahmacāriṁ passāmāti (bj, pts1ed)

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Chabbisodhanasuttaṁ niṭṭhitaṁ dutiyaṁ.

Chabbisodhana Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC