Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Devadūta Sutta

130

.

Kinh Thiên sứ

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà viên), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Ví như, này các Tỷ-kheo, có hai nhà có cửa; ở đây, một người có mắt đứng chính giữa có thể thấy những người đi vào nhà, đi ra khỏi nhà, đi qua, đi lại. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy các chúng hữu tình chết đi sanh lại, hạ liệt, cao sang, đẹp trai, xấu hình, thiện thú, ác thú, tùy theo hạnh nghiệp của họ, và Ta nghĩ: “Các bậc hữu tình này do thành tựu thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, không công kích các bậc Thánh, có chánh kiến, thọ trì nghiệp phù hợp chánh kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời này. Hay các vị hữu tình này, do thành tựu thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, không công kích các bậc Thánh, có chánh kiến, thọ trì nghiệp phù hợp với chánh kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh ra giữa loài Người. Còn các hữu tình, do thành tựu thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, công kích các bậc Thánh, có tà kiến, thọ trì nghiệp phù hợp với tà kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi ngạ quỹ (pettivisaya). Hay các hữu tình này, do thành tựu thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, công kích các bậc Thánh, có tà kiến, thọ trì nghiệp phù hợp tà kiến, các hữu tình ấy sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào các loại bàng sanh. Hay các hữu tình này, do thành tựu thân ác hành… Sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Ðịa ngục”.

Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục, sau khi bắt giữ người ấy với nhiều cánh tay, dẫn người ấy đến trước vua Yama và thưa:

“– Tâu Ðại vương, người này không có từ tâm, không xứng là Sa-môn, không xứng là Bà-la-môn, không kính trọng các vị lớn tuổi trong gia đình. Ðại vương hãy trừng phạt nó ! “

Này các Tỷ-kheo, vua Yama, chất vấn người ấy, cật vấn, thẩm vấn người ấy về Thiên sứ thứ nhất: “Này người kia, Ngươi có thấy Thiên sứ thứ nhất đã hiện ra giữa loài Người không?”

Người ấy nói: “Thưa Ngài, không thấy”. Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: “Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người có đứa con nít nhỏ, yếu ớt, nằm ngửa, nằm rơi vào giữa phân và nước tiểu của nó hay không?” Người ấy đáp: “Thưa Ngài, có thấy”. Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: “Này người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: “Ta bị sanh chi phối, ta không thoát khỏi sanh; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý”. Người ấy đáp: “Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật”. Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: “Này người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân, khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự phóng dật ấy của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn và thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Người phải cảm thọ quả báo việc làm ấy”.

Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn và thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ nhất, vua Yama mới chất vấn, cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ hai: “Này người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ hai hiện ra không?” Người ấy đáp: “Thưa Ngài, không thấy”. Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người kia: “Này Người kia, Ngươi có thấy người đàn bà hay người đàn ông tám mươi tuổi, hay chín mươi tuổi, hay một trăm tuổi, già yếu, cong như nóc nhà, lưng còm, chống gậy, vừa đi vừa run, bệnh hoạn, tuổi trẻ đã qua mất, răng rụng, tóc sói, da nhăn, run rẩy, với tay chân bạc màu?” Người ấy đáp: “Thưa Ngài, có thấy”.

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: “Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: “Ta bị già chi phối, ta không thoát khỏi già; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý”. Người ấy đáp: “Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa Ngài”. Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: “Này Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân, khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn và thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả báo sự làm ấy”.

Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ hai, vua Yama mới chất vấn, cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ ba: “Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ ba hiện ra không?” Người ấy đáp: “Thưa Ngài không thấy”. Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người kia: “Này Người kia, Người có thấy người đàn bà hay người đàn ông bị bệnh hoạn, khổ não, bị bệnh trầm trọng nằm rơi vào trong nước tiểu và phân của mình, cần người khác nâng dậy, cần người khác dìu nằm xuống?” Người ấy đáp: “Thưa Ngài, có thấy”.

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với nó: “Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: “Ta bị bệnh chi phối, ta không thoát khỏi bệnh; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý”. Người ấy đáp: “Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa Ngài”. Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: “Này Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện, về thân, khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn bè thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả báo việc làm ấy”.

Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ ba, vua Yama mới chất vấn, cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ tư: “Này người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ tư hiện ra không?” Người ấy đáp: “Thưa Ngài, không thấy”. Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người kia: “Này người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, các vua chúa sau khi bắt được tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy… họ lấy gươm chặt đầu?”. Người ấy nói: “Thưa Ngài, có thấy”.

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: “Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: “Thật sự những ai làm các ác nghiệp, họ phải chịu những hình phạt sai khác, ngay trong hiện tại như vậy, huống nữa là về đời sau! Ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu, ý”. Người ấy đáp: “Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa Ngài”. Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với nó: “Này Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân, khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này người kia, tùy theo sự phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn bè thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả báo việc làm ấy”.

Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ tư, vua Yama mới chất vấn, cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ năm: “Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ năm hiện ra không? “Người ấy đáp: “Thưa Ngài, không thấy”. Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: “Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, người đàn bà hay người đàn ông chết đã được một ngày, hai ngày hay ba ngày, sưng phồng lên, xanh xám lại, rữa nát ra?” Người ấy nói: “Thưa Ngài, có thấy”.

Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: “Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: “Ta bị chết chi phối, ta không thoát khỏi chết; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý”. Người ấy đáp: “Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa Ngài”. Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: “Này Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân, khẩu ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn bè thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính là Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả báo việc làm ấy”.

Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, thẩm vấn, người ấy về Thiên sứ thứ năm, vua Yama giữ im lặng.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục bắt người ấy chịu hình phạt gọi là năm cọc (Pancavidhabandhanam), họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn tay, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn tay thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào giữa ngực, Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục bắt người ấy nằm xuống và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây cảm thọ.. chưa tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục cột người ấy vào một chiếc xe, kéo người ấy chạy tới chạy lui trên đất được đốt cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ… chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục đẩy người ấy lên, kéo người ấy xuống một sườn núi đầy than hừng, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ… chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và quăng người ấy vào một vạc dầu bằng đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, khi thì trôi nổi lên trên, khi thì chìm xuống đáy, khi thì trôi dạt ngang. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, những người coi giữ Ðịa ngục quăng người ấy vào Ðại địa ngục. Này các Tỷ-kheo, Ðại địa ngục ấy có bốn góc, bốn cửa, chia thành phần bằng nhau, xung quanh có tường sắt, mái sắt lợp lên trên. Nền Ðịa ngục bằng sắt nung đỏ, chảy đỏ rực, đứng thẳng, luôn có mặt, rộng một trăm do tuần.

Này các Tỷ-kheo, từ tường phía Ðông của Ðại địa ngục ấy, những ngọn lửa bừng cháy lên được thổi tạt đến tường phía Tây. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Tây được thổi tạt đến tường phía Ðông. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Bắc được thổi tạt đến tường phía Nam. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Nam được thổi tạt đến tường phía Bắc. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ phía Dưới, được thổi tạt lên phía Trên. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ phía Trên, được thổi tạt xuống phía Dưới. Người ấy ở đây cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, rồi có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Ðông của Ðại địa ngục được mở ra. Người ấy chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ. Khi người ấy chạy rất nhanh và mau lẹ, da ngoài bị cháy, da trong bị cháy, thịt bị cháy, dây gân bị cháy, xương bị khói xông đen. Sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Này các Tỷ-kheo, dù cho người ấy có cố gắng rất nhiều, cửa vẫn đóng chống lại người ấy. Tại đây người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Tây được mở ra… cửa phía Bắc được mở ra… cửa phía Nam được mở ra. Người ấy liền chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ. Khi người ấy chạy rất nhanh và mau lẹ, da ngoài bị cháy, da trong bị cháy, thịt bị cháy, dây gân bị cháy, xương bị khói xông đen. Sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Này các Tỷ-kheo, dầu cho người ấy có cố gắng rất nhiều, cửa vẫn đóng chống lại người ấy. Tại đây người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi các ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Ðông được mở ra, người ấy liền chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ… sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Người ấy đi ra khỏi cửa Ðịa ngục ấy.

Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Ðại địa ngục là Ðại Phấn nị Ðịa ngục (Guthaniraya). Người ấy rơi vào Ðịa ngục này. Này các Tỷ-kheo, tại Phấn nị Ðịa ngục ấy, các chúng sanh với miệng như mũi kim cắt đứt da ngoài; sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong; sau khi cắt dứt da trong, chúng cắt đứt thịt; sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân; sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương; sau khi cắt đứt xương, chúng cắt đứt xương tủy. Ở đây, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Ðại địa ngục Phấn nị ấy là Ðại địa ngục Nhiệt khôi (Than hừng – Kukkulaniraya). Người ấy rơi vào ở đấy. Ở đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Ðại địa ngục Nhiệt khôi là Ðại Châm thọ lâm (Sambalivanam) cao một do tuần, với những gai nhọn dài mười sáu ngón tay, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Họ bắt người ấy leo lên, leo xuống. Ở đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Đại Châm thọ lâm là Ðại Kiếm diệp lâm (Rừng lá gươm – Asipattavanta). Người ấy vào trong ấy. Ở đấy, các lá cây, do gió lay động, cắt đứt tay của người ấy, cắt đứt chân, cắt đứt tay chân, cắt đứt tai, cắt đứt mũi, cắt đứt tai mũi. Ở đây, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mạng chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Đại Kiếm diệp lâm là Ðại Khôi hà (Sông vôi – Kharodakanadi). Người ấy rơi vào trong ấy. Tại đấy, người ấy bị trôi thuận theo dòng nước, người ấy bị trôi ngược lại dòng nước, người ấy trôi thuận theo, ngược lại dòng nước. Tại đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung, cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, những người coi giữ Ðịa ngục, câu người ấy lên với móc câu, đặt người ấy trên đất và nói với người ấy: “Này Người kia, Ngươi muốn gì?” Người ấy nói: “Thưa các Ngài, tôi đói bụng”. Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục lấy cọc sắt nung đỏ cạy miệng người ấy và nhét vào miệng người ấy những cục đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Môi người ấy bị cháy, miệng bị cháy, cổ họng bị cháy, ngực bị cháy. Và kéo theo một ruột lớn, ruột nhỏ, các cục đồng ấy rơi ra ngoài từ phía dưới. Ở đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mạng chung, cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục nói với người ấy: “Này Người kia, Ngươi muốn gì?” Người ấy nói: “Thưa các Ngài, tôi khát nước”. Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục lấy cọc sắt nung đỏ cạy miệng người ấy ra, và đổ vào miệng người ấy nước đồng nấu sôi, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Môi ngươi ấy bị cháy, miệng bị cháy, cổ họng bị cháy, ngực bị cháy. Và kéo theo ruột lớn, ruột nhỏ, nước đồng sôi ấy chảy ra ngoài từ phía dưới. Người ấy ở đấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mạng chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục lại quăng người ấy vào Ðại địa ngục.

Một thời xưa lắm, này các Tỷ-kheo, vua Yama suy nghĩ như sau: “Những ai làm ác nghiệp ở đời, phải thọ lãnh những hình phạt sai khác như vậy. Mong rằng ta được làm người, và Như lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, và ta có thể hầu hạ Thế Tôn, và Thế Tôn thuyết pháp cho ta, và ta có thể thông hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng”.

Này các Tỷ-kheo, điều Ta đang nói không phải Ta nghe từ một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác; nhưng điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi Thiện thệ nói như vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm như sau:

Dầu Thiên sứ báo động,
Thanh niên vẫn phóng dật,
Họ ưu buồn lâu dài,
Sanh làm người hạ liệt.

Ở đây bậc Chân nhân,
Ðược Thiên sứ báo động,
Không bao giờ phóng dật,
Trong diệu pháp bậc Thánh.

Thấy sợ trong chấp thủ,
Trong hiện hữu sanh tử.
Ðược giải thoát chấp thủ,
Sanh tử được đoạn trừ,
Ðược yên ổn an lạc,
Ngay hiện tại tịch tịnh,
Mọi oán hận sợ hãi,
Các vị ấy vượt qua,
Mọi đau đớn sầu khổ,
Họ đều được siêu thoát.

Devadūta Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Seyyathāpi, bhikkhave, dve agārā sadvārā, tattha cakkhumā puriso majjhe ṭhito passeyya manusse gehaṁ pavisantepi nikkhamantepi anucaṅkamantepi anuvicarantepi; Variant: sadvārā → sandhidvārā (mr)

evameva kho ahaṁ, bhikkhave, dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passāmi cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate duggate yathākammūpage satte pajānāmi: ‘ime vata bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā vacīsucaritena samannāgatā manosucaritena samannāgatā ariyānaṁ anupavādakā sammādiṭṭhikā sammādiṭṭhikammasamādānā; te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannā. Ime vā pana bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā vacīsucaritena samannāgatā manosucaritena samannāgatā ariyānaṁ anupavādakā sammādiṭṭhikā sammādiṭṭhikammasamādānā; te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā manussesu upapannā. Ime vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā manoduccaritena samannāgatā ariyānaṁ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā; te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā pettivisayaṁ upapannā. Ime vā pana bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā manoduccaritena samannāgatā ariyānaṁ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā; te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā tiracchānayoniṁ upapannā. Ime vā pana bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā manoduccaritena samannāgatā ariyānaṁ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā; te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannā’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā nānābāhāsu gahetvā yamassa rañño dassenti: ‘ayaṁ, deva, puriso amatteyyo apetteyyo asāmañño abrāhmañño, na kule jeṭṭhāpacāyī. Imassa devo daṇḍaṁ paṇetū’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā paṭhamaṁ devadūtaṁ samanuyuñjati samanugāhati samanubhāsati: ‘ambho purisa, na tvaṁ addasa manussesu paṭhamaṁ devadūtaṁ pātubhūtan’ti?

So evamāha: ‘nāddasaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, na tvaṁ addasa manussesu daharaṁ kumāraṁ mandaṁ uttānaseyyakaṁ sake muttakarīse palipannaṁ semānan’ti?

So evamāha: ‘addasaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, tassa te viññussa sato mahallakassa na etadahosi—ahampi khomhi jātidhammo, jātiṁ anatīto. Handāhaṁ kalyāṇaṁ karomi kāyena vācāya manasā’ti?

So evamāha: ‘nāsakkhissaṁ, bhante, pamādassaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, pamādavatāya na kalyāṇamakāsi kāyena vācāya manasā. Taggha tvaṁ, ambho purisa, tathā karissanti yathā taṁ pamattaṁ. Taṁ kho pana te etaṁ pāpakammaṁ neva mātarā kataṁ na pitarā kataṁ na bhātarā kataṁ na bhaginiyā kataṁ na mittāmaccehi kataṁ na ñātisālohitehi kataṁ na samaṇabrāhmaṇehi kataṁ na devatāhi kataṁ, tayāvetaṁ pāpakammaṁ kataṁ, tvaññevetassa vipākaṁ paṭisaṁvedissasī’ti. Variant: pāpakammaṁ → pāpaṁ kammaṁ (bj, pts1ed)

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā paṭhamaṁ devadūtaṁ samanuyuñjitvā samanugāhitvā samanubhāsitvā dutiyaṁ devadūtaṁ samanuyuñjati samanugāhati samanubhāsati: ‘ambho purisa, na tvaṁ addasa manussesu dutiyaṁ devadūtaṁ pātubhūtan’ti?

So evamāha: ‘nāddasaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, na tvaṁ addasa manussesu itthiṁ vā purisaṁ vā (…) jiṇṇaṁ gopānasivaṅkaṁ bhoggaṁ daṇḍaparāyanaṁ pavedhamānaṁ gacchantaṁ āturaṁ gatayobbanaṁ khaṇḍadantaṁ palitakesaṁ vilūnaṁ khalitasiraṁ valinaṁ tilakāhatagattan’ti?

So evamāha: ‘addasaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, tassa te viññussa sato mahallakassa na etadahosi—ahampi khomhi jarādhammo, jaraṁ anatīto. Handāhaṁ kalyāṇaṁ karomi kāyena vācāya manasā’ti?

So evamāha: ‘nāsakkhissaṁ, bhante, pamādassaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, pamādavatāya na kalyāṇamakāsi kāyena vācāya manasā. Taggha tvaṁ, ambho purisa, tathā karissanti yathā taṁ pamattaṁ. Taṁ kho pana te etaṁ pāpakammaṁ neva mātarā kataṁ na pitarā kataṁ na bhātarā kataṁ na bhaginiyā kataṁ na mittāmaccehi kataṁ na ñātisālohitehi kataṁ na samaṇabrāhmaṇehi kataṁ na devatāhi kataṁ, tayāvetaṁ pāpakammaṁ kataṁ, tvaññevetassa vipākaṁ paṭisaṁvedissasī’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā dutiyaṁ devadūtaṁ samanuyuñjitvā samanugāhitvā samanubhāsitvā tatiyaṁ devadūtaṁ samanuyuñjati samanugāhati samanubhāsati: ‘ambho purisa, na tvaṁ addasa manussesu tatiyaṁ devadūtaṁ pātubhūtan’ti?

So evamāha: ‘nāddasaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, na tvaṁ addasa manussesu itthiṁ vā purisaṁ vā ābādhikaṁ dukkhitaṁ bāḷhagilānaṁ sake muttakarīse palipannaṁ semānaṁ aññehi vuṭṭhāpiyamānaṁ aññehi saṁvesiyamānan’ti?

So evamāha: ‘addasaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, tassa te viññussa sato mahallakassa na etadahosi—ahampi khomhi byādhidhammo, byādhiṁ anatīto. Handāhaṁ kalyāṇaṁ karomi kāyena vācāya manasā’ti? So evamāha: ‘nāsakkhissaṁ, bhante, pamādassaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, pamādavatāya na kalyāṇamakāsi kāyena vācāya manasā. Taggha tvaṁ, ambho purisa, tathā karissanti yathā taṁ pamattaṁ. Taṁ kho pana te etaṁ pāpakammaṁ neva mātarā kataṁ na pitarā kataṁ na bhātarā kataṁ na bhaginiyā kataṁ na mittāmaccehi kataṁ na ñātisālohitehi kataṁ na samaṇabrāhmaṇehi kataṁ na devatāhi kataṁ, tayāvetaṁ pāpakammaṁ kataṁ, tvaññevetassa vipākaṁ paṭisaṁvedissasī’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā tatiyaṁ devadūtaṁ samanuyuñjitvā samanugāhitvā samanubhāsitvā catutthaṁ devadūtaṁ samanuyuñjati samanugāhati samanubhāsati: ‘ambho purisa, na tvaṁ addasa manussesu catutthaṁ devadūtaṁ pātubhūtan’ti?

So evamāha: ‘nāddasaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, na tvaṁ addasa manussesu rājāno coraṁ āgucāriṁ gahetvā vividhā kammakāraṇā kārente—kasāhipi tāḷente vettehipi tāḷente addhadaṇḍakehipi tāḷente hatthampi chindante pādampi chindante hatthapādampi chindante kaṇṇampi chindante nāsampi chindante kaṇṇanāsampi chindante bilaṅgathālikampi karonte saṅkhamuṇḍikampi karonte rāhumukhampi karonte jotimālikampi karonte hatthapajjotikampi karonte erakavattikampi karonte cīrakavāsikampi karonte eṇeyyakampi karonte baḷisamaṁsikampi karonte kahāpaṇikampi karonte khārāpatacchikampi karonte palighaparivattikampi karonte palālapīṭhakampi karonte tattenapi telena osiñcante sunakhehipi khādāpente jīvantampi sūle uttāsente asināpi sīsaṁ chindante’ti?

So evamāha: ‘addasaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, tassa te viññussa sato mahallakassa na etadahosi—ye kira, bho, pāpakāni kammāni karonti te diṭṭheva dhamme evarūpā vividhā kammakāraṇā karīyanti, kimaṅgaṁ pana parattha. Handāhaṁ kalyāṇaṁ karomi kāyena vācāya manasā’ti? Variant: kimaṅgaṁ → kimaṅga (bj, cck, pts1ed)

So evamāha: ‘nāsakkhissaṁ, bhante, pamādassaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, pamādavatāya na kalyāṇamakāsi kāyena vācāya manasā. Taggha tvaṁ, ambho purisa, tathā karissanti yathā taṁ pamattaṁ. Taṁ kho pana te etaṁ pāpakammaṁ neva mātarā kataṁ na pitarā kataṁ na bhātarā kataṁ na bhaginiyā kataṁ na mittāmaccehi kataṁ na ñātisālohitehi kataṁ na samaṇabrāhmaṇehi kataṁ na devatāhi kataṁ, tayāvetaṁ pāpakammaṁ kataṁ, tvaññevetassa vipākaṁ paṭisaṁvedissasī’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā catutthaṁ devadūtaṁ samanuyuñjitvā samanugāhitvā samanubhāsitvā pañcamaṁ devadūtaṁ samanuyuñjati samanugāhati samanubhāsati: ‘ambho purisa, na tvaṁ addasa manussesu pañcamaṁ devadūtaṁ pātubhūtan’ti?

So evamāha: ‘nāddasaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, na tvaṁ addasa manussesu itthiṁ vā purisaṁ vā ekāhamataṁ vā dvīhamataṁ vā tīhamataṁ vā uddhumātakaṁ vinīlakaṁ vipubbakajātan’ti?

So evamāha: ‘addasaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, tassa te viññussa sato mahallakassa na etadahosi—ahampi khomhi maraṇadhammo, maraṇaṁ anatīto. Handāhaṁ kalyāṇaṁ karomi kāyena vācāya manasā’ti?

So evamāha: ‘nāsakkhissaṁ, bhante, pamādassaṁ, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā evamāha: ‘ambho purisa, pamādavatāya na kalyāṇamakāsi kāyena vācāya manasā. Taggha tvaṁ, ambho purisa, tathā karissanti yathā taṁ pamattaṁ. Taṁ kho pana te etaṁ pāpakammaṁ neva mātarā kataṁ na pitarā kataṁ na bhātarā kataṁ na bhaginiyā kataṁ na mittāmaccehi kataṁ na ñātisālohitehi kataṁ na samaṇabrāhmaṇehi kataṁ na devatāhi kataṁ, tayāvetaṁ pāpakammaṁ kataṁ, tvaññevetassa vipākaṁ paṭisaṁvedissasī’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, yamo rājā pañcamaṁ devadūtaṁ samanuyuñjitvā samanugāhitvā samanubhāsitvā tuṇhī hoti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā pañcavidhabandhanaṁ nāma kammakāraṇaṁ karonti—tattaṁ ayokhilaṁ hatthe gamenti, tattaṁ ayokhilaṁ dutiye hatthe gamenti, tattaṁ ayokhilaṁ pāde gamenti, tattaṁ ayokhilaṁ dutiye pāde gamenti, tattaṁ ayokhilaṁ majjheurasmiṁ gamenti. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā saṁvesetvā kuṭhārīhi tacchanti …pe…

tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā uddhampādaṁ adhosiraṁ gahetvā vāsīhi tacchanti …pe…

tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā rathe yojetvā ādittāya pathaviyā sampajjalitāya sajotibhūtāya sārentipi, paccāsārentipi …pe…

tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā mahantaṁ aṅgārapabbataṁ ādittaṁ sampajjalitaṁ sajotibhūtaṁ āropentipi oropentipi …pe…

tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā uddhampādaṁ adhosiraṁ gahetvā tattāya lohakumbhiyā pakkhipanti ādittāya sampajjalitāya sajotibhūtāya. So tattha pheṇuddehakaṁ paccati. So tattha pheṇuddehakaṁ paccamāno sakimpi uddhaṁ gacchati, sakimpi adho gacchati, sakimpi tiriyaṁ gacchati. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā mahāniraye pakkhipanti. So kho pana, bhikkhave, mahānirayo—

Catukkaṇṇo catudvāro, vibhatto bhāgaso mito; Ayopākārapariyanto, ayasā paṭikujjito.

Tassa ayomayā bhūmi, jalitā tejasāyutā; Samantā yojanasataṁ, pharitvā tiṭṭhati sabbadā.

Tassa kho pana, bhikkhave, mahānirayassa puratthimāya bhittiyā acci uṭṭhahitvā pacchimāya bhittiyā paṭihaññati, pacchimāya bhittiyā acci uṭṭhahitvā puratthimāya bhittiyā paṭihaññati, uttarāya bhittiyā acci uṭṭhahitvā dakkhiṇāya bhittiyā paṭihaññati, dakkhiṇāya bhittiyā acci uṭṭhahitvā uttarāya bhittiyā paṭihaññati, heṭṭhā acci uṭṭhahitvā upari paṭihaññati, uparito acci uṭṭhahitvā heṭṭhā paṭihaññati. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti.

Hoti kho so, bhikkhave, samayo yaṁ kadāci karahaci dīghassa addhuno accayena tassa mahānirayassa puratthimaṁ dvāraṁ apāpurīyati. Variant: apāpurīyati → avāpurīyati (bj) So tattha sīghena javena dhāvati. Tassa sīghena javena dhāvato chavimpi ḍayhati, cammampi ḍayhati, maṁsampi ḍayhati, nhārumpi ḍayhati, aṭṭhīnipi sampadhūpāyanti, ubbhataṁ tādisameva hoti. Yato ca kho so, bhikkhave, bahusampatto hoti, atha taṁ dvāraṁ pidhīyati. Variant: pidhīyati → pithīyati (bj, sya-all, km, pts1ed) So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti.

Hoti kho so, bhikkhave, samayo yaṁ kadāci karahaci dīghassa addhuno accayena tassa mahānirayassa pacchimaṁ dvāraṁ apāpurīyati …pe… uttaraṁ dvāraṁ apāpurīyati …pe… dakkhiṇaṁ dvāraṁ apāpurīyati. So tattha sīghena javena dhāvati. Tassa sīghena javena dhāvato chavimpi ḍayhati, cammampi ḍayhati, maṁsampi ḍayhati, nhārumpi ḍayhati, aṭṭhīnipi sampadhūpāyanti, ubbhataṁ tādisameva hoti. Yato ca kho so, bhikkhave, bahusampatto hoti, atha taṁ dvāraṁ pidhīyati. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti.

Hoti kho so, bhikkhave, samayo yaṁ kadāci karahaci dīghassa addhuno accayena tassa mahānirayassa puratthimaṁ dvāraṁ apāpurīyati. So tattha sīghena javena dhāvati. Tassa sīghena javena dhāvato chavimpi ḍayhati, cammampi ḍayhati, maṁsampi ḍayhati, nhārumpi ḍayhati, aṭṭhīnipi sampadhūpāyanti, ubbhataṁ tādisameva hoti. So tena dvārena nikkhamati.

Tassa kho pana, bhikkhave, mahānirayassa samanantarā sahitameva mahanto gūthanirayo. So tattha patati. Tasmiṁ kho pana, bhikkhave, gūthaniraye sūcimukhā pāṇā chaviṁ chindanti, chaviṁ chetvā cammaṁ chindanti, cammaṁ chetvā maṁsaṁ chindanti, maṁsaṁ chetvā nhāruṁ chindanti, nhāruṁ chetvā aṭṭhiṁ chindanti, aṭṭhiṁ chetvā aṭṭhimiñjaṁ khādanti. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti.

Tassa kho pana, bhikkhave, gūthanirayassa samanantarā sahitameva mahanto kukkulanirayo. So tattha patati. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti.

Tassa kho pana, bhikkhave, kukkulanirayassa samanantarā sahitameva mahantaṁ simbalivanaṁ uddhaṁ yojanamuggataṁ soḷasaṅgulakaṇṭakaṁ ādittaṁ sampajjalitaṁ sajotibhūtaṁ. Variant: uddhaṁ → uccaṁ (sya-all, km); ubbhato (mr) Tattha āropentipi oropentipi. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti.

Tassa kho pana, bhikkhave, simbalivanassa samanantarā sahitameva mahantaṁ asipattavanaṁ. So tattha pavisati. Tassa vāteritāni pattāni patitāni hatthampi chindanti, pādampi chindanti, hatthapādampi chindanti, kaṇṇampi chindanti, nāsampi chindanti, kaṇṇanāsampi chindanti. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti.

Tassa kho pana, bhikkhave, asipattavanassa samanantarā sahitameva mahatī khārodakā nadī. Variant: khārodakā nadī → khārodikā nadī (bj) So tattha patati. So tattha anusotampi vuyhati, paṭisotampi vuyhati, anusotapaṭisotampi vuyhati. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā balisena uddharitvā thale patiṭṭhāpetvā evamāhaṁsu: ‘ambho purisa, kiṁ icchasī’ti?

So evamāha: ‘jighacchitosmi, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā tattena ayosaṅkunā mukhaṁ vivaritvā ādittena sampajjalitena sajotibhūtena tattaṁ lohaguḷaṁ mukhe pakkhipanti ādittaṁ sampajjalitaṁ sajotibhūtaṁ. So tassa oṭṭhampi dahati, mukhampi dahati, kaṇṭhampi dahati, urampi dahati, antampi antaguṇampi ādāya adhobhāgā nikkhamati. Variant: tassa → tassa (si, pts1ed); taṁ tassa (mr) | dahati → ḍayhati (bj, sya-all, km, pts1ed) | urampi → udarampi (sya-all, km) So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā evamāhaṁsu: ‘ambho purisa, kiṁ icchasī’ti?

So evamāha: ‘pipāsitosmi, bhante’ti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā tattena ayosaṅkunā mukhaṁ vivaritvā ādittena sampajjalitena sajotibhūtena tattaṁ tambalohaṁ mukhe āsiñcanti ādittaṁ sampajjalitaṁ sajotibhūtaṁ. Taṁ tassa oṭṭhampi dahati, mukhampi dahati, kaṇṭhampi dahati, urampi dahati, antampi antaguṇampi ādāya adhobhāgā nikkhamati. Variant: tassa → ettha pana pāṭhabhedo So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti, yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā puna mahāniraye pakkhipanti.

Bhūtapubbaṁ, bhikkhave, yamassa rañño etadahosi: ‘ye kira, bho, loke pāpakāni akusalāni kammāni karonti te evarūpā vividhā kammakāraṇā karīyanti. Aho vatāhaṁ manussattaṁ labheyyaṁ. Tathāgato ca loke uppajjeyya arahaṁ sammāsambuddho. Tañcāhaṁ bhagavantaṁ payirupāseyyaṁ. So ca me bhagavā dhammaṁ deseyya. Tassa cāhaṁ bhagavato dhammaṁ ājāneyyan’ti.

Taṁ kho panāhaṁ, bhikkhave, nāññassa samaṇassa vā brāhmaṇassa vā sutvā vadāmi, api ca yadeva sāmaṁ ñātaṁ sāmaṁ diṭṭhaṁ sāmaṁ viditaṁ tadevāhaṁ vadāmī”ti.

Idamavoca bhagavā. Idaṁ vatvāna sugato athāparaṁ etadavoca satthā: Variant: Idaṁ vatvāna → idaṁ vatvā (bj, pts1ed)

“Coditā devadūtehi, ye pamajjanti māṇavā; Te dīgharattaṁ socanti, hīnakāyūpagā narā.

Ye ca kho devadūtehi, santo sappurisā idha; Coditā nappamajjanti, ariyadhamme kudācanaṁ.

Upādāne bhayaṁ disvā, jātimaraṇasambhave; Anupādā vimuccanti, jātimaraṇasaṅkhaye.

Te khemappattā sukhino, diṭṭhadhammābhinibbutā; Sabbaverabhayātītā, sabbadukkhaṁ upaccagun”ti. Variant: sabbadukkhaṁ → sabbadukkhā (mr)

Devadūtasuttaṁ niṭṭhitaṁ dasamaṁ.

Suññatavaggo niṭṭhito tatiyo.

Tassuddānaṁ

Dvidhāva suññatā hoti, Abbhutadhammabākulaṁ; Aciravatabhūmijanāmo, Anuruddhupakkilesaṁ; Bālapaṇḍito devadūtañca te dasāti.

Devadūta Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC