Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Bālapaṇḍita Sutta

129

.

Kinh Hiền Ngu

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà viên), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

(Người Ngu)

— Này các Tỷ-kheo, có ba đặc điểm, đặc tướng, và đặc ấn này của người ngu. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ và hành các ác hạnh. Này các Tỷ-kheo, nếu người ngu không tư duy ác tư duy, không nói lời ác ngữ, không hành ác hạnh, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy: “Người này là người ngu, không phải là Chân nhân”? Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ, hành ác hạnh, do vậy, người trí biết người ấy: “Người này là người ngu, không phải là Chân nhân”.

Người ngu ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại cảm thọ ba loại khổ ưu. Này các Tỷ-kheo, nếu người ngu ngồi giữa hội chúng, hay ngồi bên đường có xe cộ qua lại, hay tại ngã (ba, ngã tư) đường, tại đấy (nếu) có người nghĩ đến câu chuyện thích hợp về người ấy. Nếu người ngu, này các Tỷ-kheo, sát sanh, lấy của không cho, theo tà hạnh trong dâm dục, nói láo, say rượu men, rượu nấu, thường ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu ấy suy nghĩ như sau: “Các người ấy nghĩ đến câu chuyện thích hợp về ta, vì những pháp ấy thật có nơi ta và ta có những pháp ấy”. Này các Tỷ-kheo, đây là loại khổ ưu thứ nhất, người ngu cảm thọ ngay trong hiện tại.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ngu thấy các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi; họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò) họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình, hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa), chúc thủ hình (đốt tay), khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt), bì y hình (lấy vỏ cây làm áo), linh dương hình (hình phạt con dê núi), câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt), tiền hình (cắt thịt thành hình đồng tiền), khối trấp hình, chuyển hình, cao đạp đài, họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu nghĩ như sau: “Do nhân các ác hành như vậy, các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng những hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân.. họ lấy gươm chặt đầu. Những pháp ấy có thật nơi ta và ta có những pháp ấy. Nếu các vua chúa biết về ta, các vua chúa ấy sau khi bắt ta liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn… họ lấy gươm chặt đầu.” Này các Tỷ-kheo, đây là loại khổ ưu thứ hai, người ngu cảm thọ ngay trong hiện tại.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi người ngu leo ngồi trên ghế, hay trên giường, hay nằm trên đất, lúc bấy giờ, những ác nghiệp người ấy làm từ trước, như thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, treo nằm, treo áp, treo đè lên người ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, những bóng các đỉnh núi treo nằm, treo áp, treo đè trên đất; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi người ngu ngồi trên ghế, hay ngồi trên giường, hay nằm dưới đất, trong khi ấy các nghiệp quá khứ của người ấy, tức là thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu suy nghĩ như sau: “Thật sự ta không làm điều phước, không làm điều thiện, không làm điều chống lại sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều tội lỗi. Do không làm điều phước, không làm điều thiện, không làm điều chống lại sợ hãi, do làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều tội lỗi nên phải đi đến ác thú; ác thú ấy sau khi chết ta phải đi”. Người ấy sầu muộn, than van, than khóc, đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, đây là sự khổ ưu thứ ba, ngay trong hiện tại, người ngu (phải) cảm thọ.

Này các Tỷ-kheo, kẻ ngu kia sau khi làm thân ác hành, sau khi làm khẩu ác hành, sau khi làm ý ác hành, khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

(Ðịa ngục)

Này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói một cách đúng đắn về người ấy, phải nói rằng người ấy hoàn toàn không tốt đẹp, hoàn toàn không khả ái, hoàn toàn không thích ý. Cũng như muốn nói một cách đúng đắn về Ðịa ngục, phải nói rằng Ðịa ngục, hoàn toàn không tốt đẹp, hoàn toàn không khả ái, hoàn toàn không thích ý. Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, cho đến một ví dụ cũng không dễ gì, vì rất nhiều là sự đau khổ của Ðịa ngục.

Khi được nói vậy, một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho con một ví dụ được không?

Thế Tôn đáp:

— Có thể được, này Tỷ-kheo. Ví như, này Tỷ-kheo, có người bắt được một tên trộm cắp, dẫn đến trước mặt vua và thưa: “Tâu Ðại vương, đây là một tên trộm cướp phạm tội cho Ngài! Hãy hình phạt nó như Ðại vương muốn”. Và vị vua ấy nói như sau về tên trộm cướp ấy: “Này các Ông, hãy đi và vào buổi sáng hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo”. Và vào buổi sáng, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo. Rồi đến trưa, vua nói như sau: “Này các Ông, người ấy ra sao?” — “Tâu Ðại vương, nó vẫn còn sống”. Rồi vua lại nói như sau về tên trộm cướp ấy: “Này các Ông, hãy đi và vào buổi trưa, hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo”. Và vào buổi trưa, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo. Rồi đến chiều, vua nói như sau: “Này các Ông, người ấy ra sao?” — “Tâu Ðại vương, nó vẫn còn sống”. Rồi vua lại nói như sau về người kia: “Này các Ông, hãy đi và vào buổi chiều, hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo”. Và vào buổi chiều, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo.

Này các Tỷ-kheo, Ông nghĩ thế nào? Người ấy bị đâm ba trăm ngọn giáo, do nhân duyên ấy, có cảm thọ khổ ưu không?

— Bạch Thế Tôn, chỉ bị ngọn giáo đâm một lần, người kia do nhân duyên ấy cũng cảm thấy khổ ưu, còn nói gì đến ba trăm ngọn giáo!

Rồi Thế Tôn lượm lên một hòn đá nhỏ, lớn bằng bàn tay và nói với các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Cái gì lớn hơn, hòn đá này, to bằng bàn tay do ta lượm lên, hay núi Tuyết Sơn (Himalaya), vua các loại núi?

— Thật là quá nhỏ, bạch Thế Tôn, hòn đá này lớn bằng bàn tay do Thế Tôn lượm lên. So sánh với Tuyết Sơn vua các loại núi, nó không đáng kể gì, nó không bằng một phần ngàn vạn lần (của núi Tuyết), không thể so sánh được!

— Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy bị đâm bởi ba trăm ngọn giáo, do nhân duyên ấy cảm thọ khổ ưu. Khổ ưu ấy so sánh với khổ ưu ở Ðịa ngục không đáng kể gì, không bằng một phần ngàn vạn lần, không thể so sánh được. Này các Tỷ-kheo, các người giữ địa ngục bắt người ấy chịu hình phạt gọi là năm cọc (pancavidhabandhanam). Họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn tay, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn tay thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào giữa ngực. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục bắt người ấy nằm xuống và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây cảm thọ… chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục cột người ấy vào một chiếc xe, kéo người ấy chạy tới chạy lui trên đất được đốt cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ… chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục đẩy người ấy lên kéo người ấy xuống trên một sườn núi đầy than hừng, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ… chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và quăng người ấy vào một vạc dầu bằng đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, ở đây bị nấu với vạc nước sôi sùng sục; khi thì nổi lên trên, khi thì chìm xuống đáy, khi thì trôi dạt ngang. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, những người giữ Ðịa ngục quăng người ấy vào Ðại địa ngục. Này các Tỷ-kheo, Ðại địa ngục ấy, có bốn góc, bốn cửa, chia thành phần bằng nhau; xung quanh có tường sắt; mái sắt lợp lên trên. Nền Ðịa ngục bằng sắt nung đỏ, cháy đỏ rực; đứng thẳng, luôn có mặt, rộng một trăm do tuần.

Này các Tỷ-kheo, với rất nhiều pháp môn, Ta nói về Ðịa ngục, nhưng thật khó nói cho được đầy đủ, này các Tỷ-kheo, vì đau khổ ở Ðịa ngục quá nhiều.

(Cõi thú)

Này các Tỷ-kheo, có những loại sanh vật thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, ăn cỏ. Chúng ăn những cỏ ướt và khô, với răng nhai nghiền, cỏ ấy. Này các Tỷ-kheo, những sanh vật ấy thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, ăn cỏ là gì? Các loại ngựa, trâu, bò, lừa, dê, nai hay các sanh vật khác, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, ăn cỏ. Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loài hữu tình ấy, những loại hữu tình ăn cỏ.

Này các Tỷ-kheo, có các sanh vật thuộc loại bàng sanh, có hơi thở và ăn phân. Chúng ngửi được mùi phân từ đường xa, liền chạy tới, nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây”. Ví như các Bà-la-môn chạy đến, ngửi được mùi lễ tế sanh, nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây”. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, có các loại sanh vật, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, và ăn phân. Chúng ngửi được mùi phân từ đường xa, liền chạy tới, nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây”. Và này các Tỷ-kheo, các sanh vật ấy, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở và ăn phân là gì? Các loại gà, heo, chó, chó rừng (giả can), hay tất cả các sanh vật khác, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, ăn phân. Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loại hữu tình ấy, những loại hữu tình ăn phân.

Này các Tỷ-kheo, có các loại sanh vật thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong bóng tối, già trong bóng tối và chết trong bóng tối. Này các Tỷ-kheo, những sanh vật ấy, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong bóng tối, già trong bóng tối và chết trong bóng tối là gì? Các loại côn trùng, con sùng, con dòi, con sâu đôm đốm và các loại sanh vật khác thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sống trong bóng tối. Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loài hữu tình ấy tức là các loại hữu tình sinh ra trong bóng tối, già trong bóng tối, chết trong bóng tối.

Này các Tỷ-kheo, có những sanh vật, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sinh ra trong nước, già trong nước, chết trong nước. Và này các Tỷ-kheo, các sanh vật ấy thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong nước, già trong nước, chết trong nước là gì? Các loại cá, rùa, cá sấu, hay các sanh vật khác, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong nước, già trong nước, chết trong nước. Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy, do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loài hữu tình ấy, tức là các loài hữu tình sanh ra trong nước, già trong nước, chết trong nước.

Này các Tỷ-kheo, có các sanh vật thuộc loài bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong bất tịnh, già trong bất tịnh, chết trong bất tịnh. Và này các Tỷ-kheo, các sanh vật ấy, các loại thuộc bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong bất tịnh, già trong bất tịnh, chết trong bất tịnh là gì? Này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình nào sanh ra trong cá thúi hay già trong cá thúi, hay chết trong cá thúi, hay trong tử thi thúi, hay trong đồ ăn thúi, hay trong vũng nước, hay sinh ra trong đầm nước (nhớp)… già… hay chết trong đầm nước (nhớp). Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy, do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loài hữu tình ấy, tức là các loài hữu tình sanh ra trong bất tịnh, già trong bất tịnh, chết trong bất tịnh.

Này các Tỷ-kheo, với rất nhiều pháp môn, Ta nói về các loại bàng sanh, nhưng thật khó nói cho được đầy đủ, này các Tỷ-kheo, vì đau khổ ở loài bàng sanh quá nhiều.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quăng một khúc cây có một cái lỗ trên biển, một ngọn gió từ phương Ðông thổi nó trôi qua phía tây; một ngọn gió từ phương Tây thổi nó trôi qua phía đông; một ngọn gió từ phương Bắc thổi nó trôi qua phía nam; một ngọn gió từ phương Nam thổi nó trôi qua phía bắc. Rồi có một con rùa mù, cứ một trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Con rùa mù ấy có thể đút cổ nó vào trong lỗ cây này được không?

— Nếu có được chăng nữa, bạch Thế Tôn, thời chỉ được một lần, sau một thời gian rất lâu dài.

— Còn mau hơn, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy có thể chui cổ vào khúc cây có lỗ hổng kia; nhưng này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng còn khó hơn được làm người trở lại, một khi người ngu bị rơi vào đọa xứ. Vì sao vậy? Vì ở đấy, này các Tỷ-kheo, không có pháp hành, an tịnh hành, thiện hành, phước hành. Này các Tỷ-kheo, ở đây chỉ có ăn lẫn nhau và ăn thịt kẻ yếu.

Và này các Tỷ-kheo, nếu người ngu ấy sau một thời gian rất lâu dài, có được làm người trở lại, thời người ấy sẽ sanh trong gia đình thấp hèn, trong gia đình hạ cấp, trong gia đình kẻ đi săn, trong gia đình kẻ đan tre, trong gia đình người làm xe, hay trong gia đình người đổ phân, trong những gia đình nghèo khốn, không đủ để uống hay để ăn, cho đến miếng vải che lưng cũng khó tìm được. Lại nữa, người ấy thô xấu, khó nhìn, lùn thấp, hay bệnh, mù hay có tật, què hay bị bại, người ấy không có thể được các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, giường nằm, chỗ trú xứ và ánh sáng. Người ấy hành thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành; vì hành thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành; sau khi thân hoại mạng chung, sinh ra trong cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Ðịa ngục.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đánh bạc, trong canh đổ bạc đầu tiên, mất con, mất vợ, mất tất cả tài sản, lại cuối cùng phải tù tội. Nhưng này các Tỷ-kheo, còn nhỏ bé canh đổ bạc ấy, do canh đổ bạc đầu tiên này, người ấy mất con, mất vợ, mất tất cả tài sản, lại cuối cùng phải tù tội. Và canh bạc này to lớn hơn, với canh bạc ấy, người ngu, do thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Ðịa ngục. Này các Tỷ-kheo, đây là địa xứ hoàn toàn viên mãn của kẻ ngu.

(Người Hiền trí)

Này các Tỷ-kheo, có ba đặc điểm, đặc tướng, và đặc ấn này của người trí. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí tư duy thiện tư duy, nói lời thiện ngữ, và hành các thiện hành. Này các Tỷ-kheo, nếu người trí không tư duy thiện tư duy, không nói lời thiện ngữ, không hành các thiện hành, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy: “Vị này là người trí, là bậc Chân nhân”? Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, người trí tư duy thiện tư duy, nói lời thiện ngữ, hành thiện hành, do vậy người trí biết người ấy: “Vị này là người có trí, là bậc Chân nhân”.

Người trí ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại cảm thọ ba loại lạc hỷ. Này các Tỷ-kheo, nếu người trí ngồi giữa hội chúng, hay ngồi bên đường có xe cộ qua lại, hay tại ngã (ba, ngã tư) đường, tại đấy (nếu) có người nghĩ đến câu chuyện thích hợp về người ấy; nếu người trí, này các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong dâm dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ say rượu men rượu nấu, thời ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí ấy suy nghĩ như sau: “Các người ấy nghĩ đến câu chuyện thích hợp về ta, vì những pháp ấy thật có nơi ta và ta có những pháp ấy”. Này các Tỷ-kheo, đây là loại lạc hỷ thứ nhất, người trí cảm thọ ngay trong hiện tại.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, người trí thấy các vua chúa, sau khi bắt tên trộm cướp phạm tội, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn… họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí suy nghĩ như sau: “Do nhân các ác hành như vậy, các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng những hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy… họ lấy gươm chặt đầu, những pháp ấy thật không có nơi ta, và ta không có những pháp ấy”. Này các Tỷ-kheo, đây là loại lạc hỷ thứ hai, người trí cảm thọ ngay trong hiện tại.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi người trí leo ngồi trên ghế, hay trên giường, hay nằm trên đất, lúc bấy giờ những thiện nghiệp người ấy làm từ trước, như thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, những bóng các đỉnh núi treo nằm, treo áp, treo đè trên đất; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi người trí ngồi trên ghế hay ngồi trên giường, hay nằm dưới đất, trong khi các nghiệp quá khứ của người ấy tức là thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí suy nghĩ như sau: “Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi”. Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, đây là sự lạc hỷ thứ ba, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.

Này các Tỷ-kheo, kẻ trí kia sau khi làm thân thiện hành, sau khi làm khẩu thiện hành, sau khi làm ý thiện hành, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra trong thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói một cách đúng đắn về vị ấy phải nói rằng vị ấy hoàn toàn tốt đẹp, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn thích ý. Cũng như muốn nói một cách đúng đắn về Thiên giới phải nói rằng Thiên giới hoàn toàn tốt đẹp, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn thích ý. Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, cho đến một ví dụ cũng không dễ gì, vì rất nhiều là sự (an) lạc của Thiên giới.

(Cõi Thiên)

Khi được nói vậy, một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể làm cho con một ví dụ được không?

— Có thể được, này Tỷ-kheo. Ví như, này các Tỷ-kheo, vị vua Chuyển luân có đầy đủ bảy món báu và bốn như ý đức, do nhân duyên ấy cảm thọ lạc hỷ. Thế nào là bảy?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vua Sát đế lỵ, đã làm lễ quán đảnh, vào ngày Bố-tát trăng rằm sau khi gội đầu, lên cao điện để trai giới, thời Thiên luân báu hiện ra, đủ một ngàn cọng xa, với vành xe, trục xe, đầy đủ mọi bộ phận. Thấy vậy, vua Sát đế lỵ đã làm lễ quán đảnh suy nghĩ: “Ta nghe như vầy: Khi một vị vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh vào ngày Bố-tát trăng rằm, sau khi gội đầu, lên cao điện để trai giới, nếu có Thiên luân báu hiện ra, đủ một ngàn cọng xe, với vành xe và trục xe, đầy đủ mọi bộ phận, thời vị vua ấy là Chuyển luân vương. Như vậy, ta có thể là Chuyển luân vương”.

Này các Tỷ-kheo, rồi vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y trên một vai, tay trái cầm bình nước và với tay phải rưới nước trên xe báu và nói: “Này xe báu hãy lăn khắp. Này xe báu hãy chinh phục!” Và này các Tỷ-kheo, xe báu lăn về hướng Ðông và vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh cùng với bốn loại binh chủng đi theo sau. Và này các Tỷ-kheo, chỗ nào xe báu dừng lại, chỗ ấy vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, an trú cùng với bốn loại binh chủng.

Này các Tỷ-kheo, các địch vương ở phương Ðông đến yết kiến vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, và nói: “Hãy đến đây, Ðại vương!” Hoan nghênh, đón mừng Ðại vương! Tâu Ðại vương, tất cả đều thuộc của Ngài. Ðại vương hãy giáo huấn cho chúng tôi!”

Vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, nói rằng: “Không được sát sanh. Không được lấy của không cho. Không được tà dâm. Không được nói láo. Không được uống rượu. Hãy ăn uống cho thích nghi”.

Này các Tỷ-kheo, tất cả địch vương ở phương Ðông đều trở thành chư hầu vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, rồi xe báu ấy lặn xuống biển lớn ở phương Ðông rồi nổi lên và lặn về phương Nam… lặn xuống biển lớn ở phương Nam, rồi nổi lên và lặn về phương Tây… lặn xuống biển lớn ở phương Tây.. , rồi nổi lên và lặn về phương Bắc và vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh cùng với bốn loại binh chủng đi theo sau. Này các Tỷ-kheo, chỗ nào xe báu dừng lại, chỗ ấy vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh an trú cùng với bốn loại binh chủng.

Này các Tỷ-kheo, các địch vương ở phương Bắc đến yết kiến vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh và nói: “Hãy đến đây, Ðại vương! Hoan nghênh, đón mừng Ðại vương! Tâu Ðại vương, tất cả đều thuộc của Ngài, tất cả đều thuộc của Ngài. Ðại vương hãy giáo huấn cho chúng tôi!”

Này các Tỷ-kheo, tất cả địch vương ở phương Bắc đều trở thành chư hầu vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, xe báu ấy sau khi chinh phục trái đất cho đến hải biên, liền trở về kinh đô Kusavati, và đứng trước pháp đình, trên cửa nội cung như một trang bảo cho nội cung của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện của xe báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, voi báu xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, thuần trắng, bảy xứ kiên cường, có thần lực, phi hành trên hư không và tên là Uposatha (Bố-tát). Thấy voi báu, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, sanh tâm hoan hỷ và nghĩ: “Lành thay được cỡi con voi này, nếu nó chịu sự điều ngự”. Và này các Tỷ-kheo, như một con hiền tượng quý phái chịu sự điều ngự lâu ngày, con voi báu ấy tự đến để chịu điều ngự. Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, để thử voi báu này, sáng sớm cỡi voi đi khắp quả đất cho đến hải biên, rồi về lại kinh đô Kusavati kịp giờ ăn sáng. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện voi báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ngựa báu xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, thuần trắng, đầu đen như quạ, bờm ngựa màu đen, có thần lực, phi hành trên hư không và tên là Valahaka. Thấy ngựa báu, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, sanh tâm hoan hỷ và nghĩ: “Tốt đẹp thay được cỡi con ngựa này nếu nó chịu sự điều ngự”. Và này các Tỷ-kheo, như một con hiền mã quý phái, chịu sự điều ngự lâu ngày, con ngựa báu ấy tự đến để chịu sự điều ngự. Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh để thử con ngựa báu này, sáng sớm liền cỡi ngựa, đi khắp quả đất cho đến hải biên, rồi về lại kinh đô Kusavati kịp giờ ăn sáng. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện ngựa báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, châu báu lại xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh. Châu báu ấy là lưu ly châu, sáng suốt, thuần chất, có tám mặt, khó dũa, khó mài, thanh tịnh, trong suốt, hoàn hảo mọi phương diện. Này các Tỷ-kheo, hào quang châu báu này chiếu sáng cùng khắp một do tuần. Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh để thử châu báu này đã cho dàn bày bốn binh chủng, đặt bảo châu cao trên quân kỳ và có thể tiến quân trong đêm tối âm u. Này các Tỷ-kheo, mọi người trong làng ở xung quanh đều bắt đầu làm việc, tưởng rằng trời đã sáng rồi. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện châu báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, nữ báu lại xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, mỹ miều, khả ái, cử chỉ đoan trang, màu da tuyệt mỹ, không quá cao, không quá thấp, không béo, không gầy, không quá đen, không quá trắng, vượt trên dung sắc loài Người, ánh sáng bằng dung sắc chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, thân xác nữ báu này là (êm mịn) như bông, như nhung. Này các Tỷ-kheo, khi trời lạnh, chân tay nữ báu này trở thanh ấm áp; khi trời nóng, trở thành lạnh mát. Này các Tỷ-kheo, thân nữ báu tỏa mùi thơm chiên đàn, miệng tỏa mùi thơm hoa sen. Này các Tỷ-kheo, nữ báu này dậy trước và đi ngủ sau vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, mọi hành động làm vua thỏa thích, yên lành khả ái. Này các Tỷ-kheo, nữ báu này không có môt tư tưởng nào bất tín đối với vua Sát đế lỵ đã làm lễ quán đảnh, huống nữa là về thân thể. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện nữ báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, cư sĩ báu xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, chứng được thiên nhãn, do nghiệp dị thục sanh và nhờ thiên nhãn này có thể thấy châu báu chôn cất có chủ hay không có chủ. Cư sĩ báu này đến vua Sát-đế-lỵ đã làm quán đảnh và nói:

— “Tâu Ðại vương, Ðại vương chớ có lo âu, thần sẽ xử lý thích nghi tài sản Ðại vương”.

Này các Tỷ-kheo, thuở xưa vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, muốn thử cư sĩ báu này, liền cỡi thuyền, chèo ra giữa sông Hằng và bảo cư sĩ báu:

“- Này cư sĩ, ta cần vàng.”

“- Tâu Ðại vương, hãy cho chèo thuyền gần bờ nào cũng được.”

“- Này cư sĩ, ta cần vàng ngay tại đây.”

Này các Tỷ-kheo, khi ấy cư sĩ báu thọc hai tay xuống nước nhắc lên một ghè đầy cả vàng ròng, rồi tâu với vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh:

“- Tâu Ðại vương, như vậy đã đủ chưa? Tâu Ðại vương, làm như vậy đã được chưa?”

Vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh trả lời:

“- Này Cư sĩ, như vậy là đủ. Này Cư sĩ, làm như vậy là được rồi. Này Cư sĩ, cúng dường như vậy là được rồi”.

Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện cư sĩ báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lai nữa, này các Tỷ-kheo, tướng quân báu xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, có học thức, thông minh, sáng suốt, có khả năng khuyến cáo vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, khi đáng tiến thì tiến, khi đáng lùi thì lùi, khi đáng dừng thì dừng:

Vị này đến tâu vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh:

“- Tâu Ðại vương, Ðại vương chớ có lo âu, thần sẽ cố vấn Ðại vương”.

Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện tướng quân báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh có đầy đủ bảy báu như vậy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh có đầy đủ bốn như ý đức. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh đẹp trai, khả ái, cử chỉ thanh lịch, sắc diện tuyệt luân, thấy xa hơn mọi người. Này các Tỷ-kheo, đó là như ý đức thứ nhất của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh sống lâu, tuổi thọ thắng xa các người khác. Này các Tỷ-kheo, đó là như ý đức thứ hai của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh ít bệnh tật, ít tai ương, thể nhiệt không quá lạnh, không quá nóng, được quân phân để điều hòa sự tiêu hóa, thắng xa các người khác. Này các Tỷ-kheo, đó là như ý đức thứ ba của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ, đã làm lễ quán đảnh được các Bà-la-môn và Gia chủ ái kính và yêu mến. Này các Tỷ-kheo, như người cha được các người con ái kính và yêu mến; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh được các Bà-la-môn và Gia chủ ái kính và yêu mến. Này các Tỷ-kheo, các vị Bà-la-môn và Gia chủ được vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh ái kính và yêu mến. Này các Tỷ-kheo, như những người con được người cha ái kính và yêu mến; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn và Gia chủ được vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh ái kính và yêu mến. Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh đi đến hoa viên cùng với bốn loại binh chủng. Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn và Gia chủ đến vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh và tâu rằng:

“- Tâu Ðại vương, hãy cho đi chậm chậm để chúng tôi có thể chiêm ngưỡng lâu dài hơn. “.

Này các Tỷ-kheo, nhưng vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh lại ra lệnh cho người đánh xe:

“- Này anh Ðánh xe, hãy đánh xe chậm chậm đủ để ta có thể thấy các vị Bà-la-môn và Gia chủ lâu dài hơn”.

Này các Tỷ-kheo, như vậy là như ý đức thứ tư của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Và này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh suy nghĩ: “Nay ta hãy cho xây những hồ sen giữa các hàng cây tala, cứ cách khoảng một trăm cung tầm!”

Này các Tỷ-kheo, vua Chuyển luân có đầy đủ bốn như ý đức này.

Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Vua Chuyển luân, đầy đủ bảy món báu và bốn như ý đức; do nhân duyên ấy, có cảm thọ lạc hỷ không?

— Bạch Thế Tôn, vua Chuyển luân chỉ đầy đủ một món báu, do nhân duyên ấy, có cảm thọ lạc hỷ; còn nói gì đầy đủ bảy món báu và bốn như ý đức.

Rồi Thế Tôn lượm lên một hòn đá nhỏ, lớn bằng bàn tay và nói với các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Cái gì lớn hơn? Hòn đá này, to bằng bàn tay do Ta lượm lên hay núi Tuyết Sơn, vua các loại núi?

— Thật là quá nhỏ, bạch Thế Tôn, là hòn đá này, lớn bằng bàn tay, do Thế Tôn lượm lên, so sánh với Tuyết Sơn, vua các loại núi, nó không đáng kể gì, nó không bằng một phần ngàn vạn lần (của núi Tuyết), không thể so sánh được.

— Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vua Chuyển luân với bảy món báu và bốn như ý đức, do nhân duyên ấy cảm thọ lạc hỷ, lạc hỷ ấy so sánh với Thiên lạc không đáng kể gì, không bằng một phần ngàn vạn lần, không thể so sánh được. Này các Tỷ-kheo, người có trí ấy, nếu sau một thời gian rất lâu dài, được sinh làm người, người ấy sẽ sinh ra trong một gia đình cao quí Sát-đế-lỵ đại gia, hay Bà-la-môn đại gia, hay Cư sĩ đại gia giàu có, tài sản nhiều, tài nguyên nhiều, vàng và bạc phong phú, tài vật phong phú, lúa thóc phong phú. Hơn nữa, vị ấy đẹp trai, khả ái, dễ thương, đầy đủ dung sắc tối thượng. Vị ấy nhận được đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, giường nằm, chỗ trú xứ và ánh sáng. Vị ấy sống với thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành. Sống với thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh lên thiện thú, Thiên giới.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đánh bạc, chính trong canh bạc thứ nhất (đổ xúc sắc) được tiền bạc rất nhiều. Thật là quá nhỏ, này các Tỷ-kheo, là canh bạc ấy, nhờ canh bạc đầu tiên này, người đánh bạc ấy được tiền bạc rất nhiều. Lớn hơn canh bạc ấy là canh bạc, nhờ đó, người trí sau khi hành thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, đây là địa vức hoàn toàn viên mãn của bậc có trí.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Bālapaṇḍita Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Tīṇimāni, bhikkhave, bālassa bālalakkhaṇāni bālanimittāni bālāpadānāni. Katamāni tīṇi? Idha, bhikkhave, bālo duccintitacintī ca hoti dubbhāsitabhāsī ca dukkaṭakammakārī ca. No cetaṁ, bhikkhave, bālo duccintitacintī ca abhavissa dubbhāsitabhāsī ca dukkaṭakammakārī ca kena naṁ paṇḍitā jāneyyuṁ: Variant: ca kena naṁ → na tena naṁ (mr); na naṁ (?) ‘bālo ayaṁ bhavaṁ asappuriso’ti? Yasmā ca kho, bhikkhave, bālo duccintitacintī ca hoti dubbhāsitabhāsī ca dukkaṭakammakārī ca tasmā naṁ paṇḍitā jānanti: ‘bālo ayaṁ bhavaṁ asappuriso’ti.

Sa kho so, bhikkhave, bālo tividhaṁ diṭṭheva dhamme dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti.

Sace, bhikkhave, bālo sabhāyaṁ vā nisinno hoti, rathikāya vā nisinno hoti, siṅghāṭake vā nisinno hoti; Variant: rathikāya → rathiyāya (bahūsu) tatra ce jano tajjaṁ tassāruppaṁ kathaṁ manteti. Sace, bhikkhave, bālo pāṇātipātī hoti, adinnādāyī hoti, kāmesumicchācārī hoti, musāvādī hoti, surāmerayamajjapamādaṭṭhāyī hoti. Tatra, bhikkhave, bālassa evaṁ hoti: ‘yaṁ kho jano tajjaṁ tassāruppaṁ kathaṁ manteti, saṁvijjanteva te dhammā mayi, ahañca tesu dhammesu sandissāmī’ti. Variant: saṁvijjanteva te → saṁvijjante te ca (bj, sya-all, km, pts1ed) Idaṁ, bhikkhave, bālo paṭhamaṁ diṭṭheva dhamme dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bālo passati rājāno coraṁ āgucāriṁ gahetvā vividhā kammakāraṇā kārente—kasāhipi tāḷente vettehipi tāḷente addhadaṇḍakehipi tāḷente hatthampi chindante pādampi chindante hatthapādampi chindante kaṇṇampi chindante nāsampi chindante kaṇṇanāsampi chindante bilaṅgathālikampi karonte saṅkhamuṇḍikampi karonte rāhumukhampi karonte jotimālikampi karonte hatthapajjotikampi karonte erakavattikampi karonte cīrakavāsikampi karonte eṇeyyakampi karonte baḷisamaṁsikampi karonte kahāpaṇikampi karonte khārāpatacchikampi karonte palighaparivattikampi karonte palālapīṭhakampi karonte tattenapi telena osiñcante sunakhehipi khādāpente jīvantampi sūle uttāsente asināpi sīsaṁ chindante. Tatra, bhikkhave, bālassa evaṁ hoti: ‘yathārūpānaṁ kho pāpakānaṁ kammānaṁ hetu rājāno coraṁ āgucāriṁ gahetvā vividhā kammakāraṇā kārenti—kasāhipi tāḷenti …pe… asināpi sīsaṁ chindanti; saṁvijjanteva te dhammā mayi, ahañca tesu dhammesu sandissāmi. Mañcepi rājāno jāneyyuṁ, mampi rājāno gahetvā vividhā kammakāraṇā kāreyyuṁ—Variant: Mañcepi rājāno → sace mampi (mr) kasāhipi tāḷeyyuṁ …pe… jīvantampi sūle uttāseyyuṁ, asināpi sīsaṁ chindeyyun’ti. Idampi, bhikkhave, bālo dutiyaṁ diṭṭheva dhamme dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti.

Puna caparaṁ, bhikkhave, bālaṁ pīṭhasamārūḷhaṁ vā mañcasamārūḷhaṁ vā chamāyaṁ vā semānaṁ, yānissa pubbe pāpakāni kammāni katāni kāyena duccaritāni vācāya duccaritāni manasā duccaritāni tānissa tamhi samaye olambanti ajjholambanti abhippalambanti. Variant: chamāyaṁ → chamāya (bj, pts1ed) Seyyathāpi, bhikkhave, mahataṁ pabbatakūṭānaṁ chāyā sāyanhasamayaṁ pathaviyā olambanti ajjholambanti abhippalambanti; evameva kho, bhikkhave, bālaṁ pīṭhasamārūḷhaṁ vā mañcasamārūḷhaṁ vā chamāyaṁ vā semānaṁ, yānissa pubbe pāpakāni kammāni katāni kāyena duccaritāni vācāya duccaritāni manasā duccaritāni tānissa tamhi samaye olambanti ajjholambanti abhippalambanti. Tatra, bhikkhave, bālassa evaṁ hoti: ‘akataṁ vata me kalyāṇaṁ, akataṁ kusalaṁ, akataṁ bhīruttāṇaṁ; kataṁ pāpaṁ, kataṁ luddaṁ, kataṁ kibbisaṁ. Yāvatā, bho, akatakalyāṇānaṁ akatakusalānaṁ akatabhīruttāṇānaṁ katapāpānaṁ kataluddānaṁ katakibbisānaṁ gati taṁ gatiṁ pecca gacchāmī’ti. So socati kilamati paridevati urattāḷiṁ kandati sammohaṁ āpajjati. Idampi, bhikkhave, bālo tatiyaṁ diṭṭheva dhamme dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti.

Sa kho so, bhikkhave, bālo kāyena duccaritaṁ caritvā vācāya duccaritaṁ caritvā manasā duccaritaṁ caritvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati.

Yaṁ kho taṁ, bhikkhave, sammā vadamāno vadeyya: ‘ekantaṁ aniṭṭhaṁ ekantaṁ akantaṁ ekantaṁ amanāpan’ti, nirayameva taṁ sammā vadamāno vadeyya: ‘ekantaṁ aniṭṭhaṁ ekantaṁ akantaṁ ekantaṁ amanāpan’ti. Yāvañcidaṁ, bhikkhave, upamāpi na sukarā yāva dukkhā nirayā”ti. Variant: upamāpi → upamāhipi (si)

Evaṁ vutte, aññataro bhikkhu bhagavantaṁ etadavoca: “sakkā pana, bhante, upamaṁ kātun”ti?

“Sakkā, bhikkhū”ti bhagavā avoca.

“Seyyathāpi, bhikkhu, coraṁ āgucāriṁ gahetvā rañño dasseyyuṁ: ‘ayaṁ kho, deva, coro āgucārī, imassa yaṁ icchasi taṁ daṇḍaṁ paṇehī’ti. Tamenaṁ rājā evaṁ vadeyya: ‘gacchatha, bho, imaṁ purisaṁ pubbaṇhasamayaṁ sattisatena hanathā’ti. Tamenaṁ pubbaṇhasamayaṁ sattisatena haneyyuṁ. Atha rājā majjhanhikasamayaṁ evaṁ vadeyya: ‘ambho, kathaṁ so puriso’ti? ‘Tatheva, deva, jīvatī’ti. Tamenaṁ rājā evaṁ vadeyya: ‘gacchatha, bho, taṁ purisaṁ majjhanhikasamayaṁ sattisatena hanathā’ti. Tamenaṁ majjhanhikasamayaṁ sattisatena haneyyuṁ. Atha rājā sāyanhasamayaṁ evaṁ vadeyya: ‘ambho, kathaṁ so puriso’ti? ‘Tatheva, deva, jīvatī’ti. Tamenaṁ rājā evaṁ vadeyya: ‘gacchatha, bho, taṁ purisaṁ sāyanhasamayaṁ sattisatena hanathā’ti. Tamenaṁ sāyanhasamayaṁ sattisatena haneyyuṁ.

Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, api nu so puriso tīhi sattisatehi haññamāno tatonidānaṁ dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvediyethā”ti?

“Ekissāpi, bhante, sattiyā haññamāno so puriso tatonidānaṁ dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvediyetha, ko pana vādo tīhi sattisatehī”ti?

Atha kho bhagavā parittaṁ pāṇimattaṁ pāsāṇaṁ gahetvā bhikkhū āmantesi: “Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, katamo nu kho mahantataro—yo cāyaṁ mayā paritto pāṇimatto pāsāṇo gahito, yo ca himavā pabbatarājā”ti?

“Appamattako ayaṁ, bhante, bhagavatā paritto pāṇimatto pāsāṇo gahito, himavantaṁ pabbatarājānaṁ upanidhāya saṅkhampi na upeti, kalabhāgampi na upeti, upanidhampi na upe”ti. Variant: upanidhampi → upanidhimpi (bj, pts1ed)

“Evameva kho, bhikkhave, yaṁ so puriso tīhi sattisatehi haññamāno tatonidānaṁ dukkhaṁ domanassaṁ paṭisaṁvedeti taṁ nirayakassa dukkhassa upanidhāya saṅkhampi na upeti, kalabhāgampi na upeti, upanidhampi na upeti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā pañcavidhabandhanaṁ nāma kammakāraṇaṁ karonti—Variant: nirayapālā → nirayapālā punappunaṁ (mr) tattaṁ ayokhilaṁ hatthe gamenti, tattaṁ ayokhilaṁ dutiye hatthe gamenti, tattaṁ ayokhilaṁ pāde gamenti, tattaṁ ayokhilaṁ dutiye pāde gamenti, tattaṁ ayokhilaṁ majjhe urasmiṁ gamenti. Variant: ayokhilaṁ → ayokhīlaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed) So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti. Variant: byantīhoti → byantihoti (cck, pts1ed, mr)

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā saṁvesetvā kuṭhārīhi tacchanti. Variant: kuṭhārīhi → kudhārīhi (cck, mr); kūṭhārīhi (pts1ed) So tattha dukkhā tibbā …pe… byantīhoti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā uddhampādaṁ adhosiraṁ gahetvā vāsīhi tacchanti. So tattha dukkhā tibbā …pe… byantīhoti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā rathe yojetvā ādittāya pathaviyā sampajjalitāya sajotibhūtāya sārentipi paccāsārentipi. Variant: sajotibhūtāya → sañjotibhūtāya (sya-all, km, pts1ed) So tattha dukkhā tibbā …pe… byantīhoti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā mahantaṁ aṅgārapabbataṁ ādittaṁ sampajjalitaṁ sajotibhūtaṁ āropentipi oropentipi. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā uddhampādaṁ adhosiraṁ gahetvā tattāya lohakumbhiyā pakkhipanti ādittāya sampajjalitāya sajotibhūtāya. So tattha pheṇuddehakaṁ paccati. So tattha pheṇuddehakaṁ paccamāno sakimpi uddhaṁ gacchati, sakimpi adho gacchati, sakimpi tiriyaṁ gacchati. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṁ karoti yāva na taṁ pāpakammaṁ byantīhoti.

Tamenaṁ, bhikkhave, nirayapālā mahāniraye pakkhipanti. So kho pana, bhikkhave, mahānirayo—

Catukkaṇṇo catudvāro, vibhatto bhāgaso mito; Ayopākārapariyanto, ayasā paṭikujjito.

Tassa ayomayā bhūmi, jalitā tejasā yutā; Samantā yojanasataṁ, pharitvā tiṭṭhati sabbadā.

Anekapariyāyenapi kho ahaṁ, bhikkhave, nirayakathaṁ katheyyaṁ; yāvañcidaṁ, bhikkhave, na sukarā akkhānena pāpuṇituṁ yāva dukkhā nirayā.

Santi, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā tiṇabhakkhā. Te allānipi tiṇāni sukkhānipi tiṇāni dantullehakaṁ khādanti. Katame ca, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā tiṇabhakkhā? Hatthī assā goṇā gadrabhā ajā migā, ye vā panaññepi keci tiracchānagatā pāṇā tiṇabhakkhā. Sa kho so, bhikkhave, bālo idha pubbe rasādo idha pāpāni kammāni karitvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā tesaṁ sattānaṁ sahabyataṁ upapajjati ye te sattā tiṇabhakkhā.

Santi, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā gūthabhakkhā. Te dūratova gūthagandhaṁ ghāyitvā dhāvanti: ‘ettha bhuñjissāma, ettha bhuñjissāmā’ti. Seyyathāpi nāma brāhmaṇā āhutigandhena dhāvanti: ‘ettha bhuñjissāma, ettha bhuñjissāmā’ti; evameva kho, bhikkhave, santi tiracchānagatā pāṇā gūthabhakkhā, te dūratova gūthagandhaṁ ghāyitvā dhāvanti: ‘ettha bhuñjissāma, ettha bhuñjissāmā’ti. Katame ca, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā gūthabhakkhā? Kukkuṭā sūkarā soṇā siṅgālā, ye vā panaññepi keci tiracchānagatā pāṇā gūthabhakkhā. Sa kho so, bhikkhave, bālo idha pubbe rasādo idha pāpāni kammāni karitvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā tesaṁ sattānaṁ sahabyataṁ upapajjati ye te sattā gūthabhakkhā.

Santi, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā andhakāre jāyanti andhakāre jīyanti andhakāre mīyanti. Variant: jīyanti → jiyyanti (mr) | mīyanti → miyyanti (mr) Katame ca, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā andhakāre jāyanti andhakāre jīyanti andhakāre mīyanti? Kīṭā puḷavā gaṇḍuppādā, ye vā panaññepi keci tiracchānagatā pāṇā andhakāre jāyanti andhakāre jīyanti andhakāre mīyanti. Variant: puḷavā → pulavā (bj); paṭaṅgā (sya-all, km, mr) Sa kho so, bhikkhave, bālo idha pubbe rasādo, idha pāpāni kammāni karitvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā tesaṁ sattānaṁ sahabyataṁ upapajjati ye te sattā andhakāre jāyanti andhakāre jīyanti andhakāre mīyanti.

Santi, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā udakasmiṁ jāyanti udakasmiṁ jīyanti udakasmiṁ mīyanti. Katame ca, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā udakasmiṁ jāyanti udakasmiṁ jīyanti udakasmiṁ mīyanti? Macchā kacchapā susumārā, ye vā panaññepi keci tiracchānagatā pāṇā udakasmiṁ jāyanti udakasmiṁ jīyanti udakasmiṁ mīyanti. Sa kho so, bhikkhave, bālo idha pubbe rasādo idha pāpāni kammāni karitvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā tesaṁ sattānaṁ sahabyataṁ upapajjati ye te sattā udakasmiṁ jāyanti udakasmiṁ jīyanti udakasmiṁ mīyanti.

Santi, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā asucismiṁ jāyanti asucismiṁ jīyanti asucismiṁ mīyanti. Katame ca, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā asucismiṁ jāyanti asucismiṁ jīyanti asucismiṁ mīyanti? Ye te, bhikkhave, sattā pūtimacche vā jāyanti pūtimacche vā jīyanti pūtimacche vā mīyanti pūtikuṇape vā …pe… pūtikummāse vā … candanikāya vā … oligalle vā jāyanti, ye vā panaññepi keci tiracchānagatā pāṇā asucismiṁ jāyanti asucismiṁ jīyanti asucismiṁ mīyanti. Variant: ye vā panaññepi keci tiracchānagatā pāṇā asucismiṁ jāyanti asucismiṁ jīyanti asucismiṁ mīyanti → etthantare pāṭho pts1ed potthake Sa kho so, bhikkhave, bālo idha pubbe rasādo idha pāpāni kammāni karitvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā tesaṁ sattānaṁ sahabyataṁ upapajjati ye te sattā asucismiṁ jāyanti asucismiṁ jīyanti asucismiṁ mīyanti.

Anekapariyāyenapi kho ahaṁ, bhikkhave, tiracchānayonikathaṁ katheyyaṁ; yāvañcidaṁ, bhikkhave, na sukaraṁ akkhānena pāpuṇituṁ yāva dukkhā tiracchānayoni.

Seyyathāpi, bhikkhave, puriso ekacchiggalaṁ yugaṁ mahāsamudde pakkhipeyya. Tamenaṁ puratthimo vāto pacchimena saṁhareyya, pacchimo vāto puratthimena saṁhareyya, uttaro vāto dakkhiṇena saṁhareyya, dakkhiṇo vāto uttarena saṁhareyya. Tatrāssa kāṇo kacchapo, so vassasatassa vassasatassa accayena sakiṁ ummujjeyya. Variant: vassasatassa → …pe… (bj); vassasatassa (sya-all, km, pts1ed)

Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, api nu so kāṇo kacchapo amusmiṁ ekacchiggale yuge gīvaṁ paveseyyā”ti?

“No hetaṁ, bhante”. “Yadi pana, bhante, kadāci karahaci dīghassa addhuno accayenā”ti. Variant: Yadi pana → yadi nūna (bj, sya-all, km, pts1ed)

“Khippataraṁ kho so, bhikkhave, kāṇo kacchapo amusmiṁ ekacchiggale yuge gīvaṁ paveseyya, ato dullabhatarāhaṁ, bhikkhave, manussattaṁ vadāmi sakiṁ vinipātagatena bālena. Taṁ kissa hetu? Na hettha, bhikkhave, atthi dhammacariyā samacariyā kusalakiriyā puññakiriyā. Aññamaññakhādikā ettha, bhikkhave, vattati dubbalakhādikā.

Sa kho so, bhikkhave, bālo sace kadāci karahaci dīghassa addhuno accayena manussattaṁ āgacchati, yāni tāni nīcakulāni—caṇḍālakulaṁ vā nesādakulaṁ vā venakulaṁ vā rathakārakulaṁ vā pukkusakulaṁ vā. Variant: venakulaṁ → veṇakulaṁ (bj, pts1ed); venukulaṁ (sya-all) Tathārūpe kule paccājāyati dalidde appannapānabhojane kasiravuttike, yattha kasirena ghāsacchādo labbhati. So ca hoti dubbaṇṇo duddasiko okoṭimako bavhābādho kāṇo vā kuṇī vā khujjo vā pakkhahato vā na lābhī annassa pānassa vatthassa yānassa mālāgandhavilepanassa seyyāvasathapadīpeyyassa. Variant: bavhābādho → bahvābādho (sya-all, mr) So kāyena duccaritaṁ carati vācāya duccaritaṁ carati manasā duccaritaṁ carati. So kāyena duccaritaṁ caritvā vācāya duccaritaṁ caritvā manasā duccaritaṁ caritvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati.

Seyyathāpi, bhikkhave, akkhadhutto paṭhameneva kaliggahena puttampi jīyetha, dārampi jīyetha, sabbaṁ sāpateyyampi jīyetha, uttaripi adhibandhaṁ nigaccheyya. Variant: adhibandhaṁ → anubandhaṁ (bj, pts1ed); addhubandhaṁ (sya-all, km) Appamattako so, bhikkhave, kaliggaho yaṁ so akkhadhutto paṭhameneva kaliggahena puttampi jīyetha, dārampi jīyetha, sabbaṁ sāpateyyampi jīyetha, uttaripi adhibandhaṁ nigaccheyya. Atha kho ayameva tato mahantataro kaliggaho yaṁ so bālo kāyena duccaritaṁ caritvā vācāya duccaritaṁ caritvā manasā duccaritaṁ caritvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati. Ayaṁ, bhikkhave, kevalā paripūrā bālabhūmīti. Variant: kevalā paripūrā → kevalaparipūrā (bj, pts1ed)

Tīṇimāni, bhikkhave, paṇḍitassa paṇḍitalakkhaṇāni paṇḍitanimittāni paṇḍitāpadānāni. Katamāni tīṇi? Idha, bhikkhave, paṇḍito sucintitacintī ca hoti subhāsitabhāsī ca sukatakammakārī ca. No cetaṁ, bhikkhave, paṇḍito sucintitacintī ca abhavissa subhāsitabhāsī ca sukatakammakārī ca, kena naṁ paṇḍitā jāneyyuṁ: Variant: ca, kena naṁ → na tena naṁ (mr); na naṁ (?) ‘paṇḍito ayaṁ bhavaṁ sappuriso’ti?

Yasmā ca kho, bhikkhave, paṇḍito sucintitacintī ca hoti subhāsitabhāsī ca sukatakammakārī ca tasmā naṁ paṇḍitā jānanti: ‘paṇḍito ayaṁ bhavaṁ sappuriso’ti. Sa kho so, bhikkhave, paṇḍito tividhaṁ diṭṭheva dhamme sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti. Sace, bhikkhave, paṇḍito sabhāyaṁ vā nisinno hoti, rathikāya vā nisinno hoti, siṅghāṭake vā nisinno hoti; tatra ce jano tajjaṁ tassāruppaṁ kathaṁ manteti. Sace, bhikkhave, paṇḍito pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānā paṭivirato hoti, kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, musāvādā paṭivirato hoti, surāmerayamajjappamādaṭṭhānā paṭivirato hoti; tatra, bhikkhave, paṇḍitassa evaṁ hoti: ‘yaṁ kho jano tajjaṁ tassāruppaṁ kathaṁ manteti; saṁvijjanteva te dhammā mayi, ahañca tesu dhammesu sandissāmī’ti. Idaṁ, bhikkhave, paṇḍito paṭhamaṁ diṭṭheva dhamme sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti.

Puna caparaṁ, bhikkhave, paṇḍito passati rājāno coraṁ āgucāriṁ gahetvā vividhā kammakāraṇā kārente—kasāhipi tāḷente vettehipi tāḷente addhadaṇḍakehipi tāḷente hatthampi chindante pādampi chindante hatthapādampi chindante kaṇṇampi chindante nāsampi chindante kaṇṇanāsampi chindante bilaṅgathālikampi karonte saṅkhamuṇḍikampi karonte rāhumukhampi karonte jotimālikampi karonte hatthapajjotikampi karonte erakavattikampi karonte cīrakavāsikampi karonte eṇeyyakampi karonte balisamaṁsikampi karonte kahāpaṇikampi karonte khārāpatacchikampi karonte palighaparivattikampi karonte palālapīṭhakampi karonte tattenapi telena osiñcante sunakhehipi khādāpente jīvantampi sūle uttāsente asināpi sīsaṁ chindante. Tatra, bhikkhave, paṇḍitassa evaṁ hoti: ‘yathārūpānaṁ kho pāpakānaṁ kammānaṁ hetu rājāno coraṁ āgucāriṁ gahetvā vividhā kammakāraṇā kārenti kasāhipi tāḷenti, vettehipi tāḷenti, addhadaṇḍakehipi tāḷenti, hatthampi chindanti, pādampi chindanti, hatthapādampi chindanti, kaṇṇampi chindanti, nāsampi chindanti, kaṇṇanāsampi chindanti, bilaṅgathālikampi karonti, saṅkhamuṇḍikampi karonti, rāhumukhampi karonti, jotimālikampi karonti, hatthapajjotikampi karonti, erakavattikampi karonti, cīrakavāsikampi karonti, eṇeyyakampi karonti, balisamaṁsikampi karonti, kahāpaṇikampi karonti, khārāpatacchikampi karonti, palighaparivattikampi karonti, palālapīṭhakampi karonti, tattenapi telena osiñcanti, sunakhehipi khādāpenti, jīvantampi sūle uttāsenti, asināpi sīsaṁ chindanti, na te dhammā mayi saṁvijjanti, ahañca na tesu dhammesu sandissāmī’ti. Idampi, bhikkhave, paṇḍito dutiyaṁ diṭṭheva dhamme sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti.

Puna caparaṁ, bhikkhave, paṇḍitaṁ pīṭhasamārūḷhaṁ vā mañcasamārūḷhaṁ vā chamāyaṁ vā semānaṁ, yānissa pubbe kalyāṇāni kammāni katāni kāyena sucaritāni vācāya sucaritāni manasā sucaritāni tānissa tamhi samaye olambanti …pe… seyyathāpi, bhikkhave, mahataṁ pabbatakūṭānaṁ chāyā sāyanhasamayaṁ pathaviyā olambanti ajjholambanti abhippalambanti; evameva kho, bhikkhave, paṇḍitaṁ pīṭhasamārūḷhaṁ vā mañcasamārūḷhaṁ vā chamāyaṁ vā semānaṁ yānissa pubbe kalyāṇāni kammāni katāni kāyena sucaritāni vācāya sucaritāni manasā sucaritāni tānissa tamhi samaye olambanti ajjholambanti abhippalambanti. Tatra, bhikkhave, paṇḍitassa evaṁ hoti: ‘akataṁ vata me pāpaṁ, akataṁ luddaṁ, akataṁ kibbisaṁ; kataṁ kalyāṇaṁ, kataṁ kusalaṁ, kataṁ bhīruttāṇaṁ. Yāvatā, bho, akatapāpānaṁ akataluddānaṁ akatakibbisānaṁ katakalyāṇānaṁ katakusalānaṁ katabhīruttāṇānaṁ gati taṁ gatiṁ pecca gacchāmī’ti. So na socati, na kilamati, na paridevati, na urattāḷiṁ kandati, na sammohaṁ āpajjati. Idampi, bhikkhave, paṇḍito tatiyaṁ diṭṭheva dhamme sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti.

Sa kho so, bhikkhave, paṇḍito kāyena sucaritaṁ caritvā vācāya sucaritaṁ caritvā manasā sucaritaṁ caritvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati.

Yaṁ kho taṁ, bhikkhave, sammā vadamāno vadeyya: ‘ekantaṁ iṭṭhaṁ ekantaṁ kantaṁ ekantaṁ manāpan’ti, saggameva taṁ sammā vadamāno vadeyya: ‘ekantaṁ iṭṭhaṁ ekantaṁ kantaṁ ekantaṁ manāpan’ti. Yāvañcidaṁ, bhikkhave, upamāpi na sukarā yāva sukhā saggā”ti.

Evaṁ vutte, aññataro bhikkhu bhagavantaṁ etadavoca: “sakkā pana, bhante, upamaṁ kātun”ti?

“Sakkā, bhikkhū”ti bhagavā avoca.

“Seyyathāpi, bhikkhave, rājā cakkavattī sattahi ratanehi samannāgato catūhi ca iddhīhi tatonidānaṁ sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti.

Katamehi sattahi? Idha, bhikkhave, rañño khattiyassa muddhāvasittassa tadahuposathe pannarase sīsaṁnhātassa uposathikassa uparipāsādavaragatassa dibbaṁ cakkaratanaṁ pātubhavati sahassāraṁ sanemikaṁ sanābhikaṁ sabbākāraparipūraṁ. Taṁ disvāna rañño khattiyassa muddhāvasittassa evaṁ hoti: Variant: evaṁ hoti → etadahosi (sya-all, km, mr) ‘sutaṁ kho pana metaṁ yassa rañño khattiyassa muddhāvasittassa tadahuposathe pannarase sīsaṁnhātassa uposathikassa uparipāsādavaragatassa dibbaṁ cakkaratanaṁ pātubhavati sahassāraṁ sanemikaṁ sanābhikaṁ sabbākāraparipūraṁ, so hoti rājā cakkavattīti. Assaṁ nu kho ahaṁ rājā cakkavattī’ti?

Atha kho, bhikkhave, rājā khattiyo muddhāvasitto vāmena hatthena bhiṅkāraṁ gahetvā dakkhiṇena hatthena cakkaratanaṁ abbhukkirati: ‘pavattatu bhavaṁ cakkaratanaṁ, abhivijinātu bhavaṁ cakkaratanan’ti. Atha kho taṁ, bhikkhave, cakkaratanaṁ puratthimaṁ disaṁ pavattati. Anvadeva rājā cakkavattī saddhiṁ caturaṅginiyā senāya. Yasmiṁ kho pana, bhikkhave, padese cakkaratanaṁ patiṭṭhāti tattha rājā cakkavattī vāsaṁ upeti saddhiṁ caturaṅginiyā senāya. Ye kho pana, bhikkhave, puratthimāya disāya paṭirājāno te rājānaṁ cakkavattiṁ upasaṅkamitvā evamāhaṁsu: ‘ehi kho, mahārāja. Svāgataṁ te, mahārāja. Sakaṁ te, mahārāja. Anusāsa, mahārājā’ti. Variant: Svāgataṁ te, mahārāja → svāgataṁ mahārāja (bj, sya-all, km, pts1ed) Rājā cakkavattī evamāha: ‘pāṇo na hantabbo, adinnaṁ nādātabbaṁ, kāmesumicchā na caritabbā, musā na bhāsitabbā, majjaṁ na pātabbaṁ, yathābhuttañca bhuñjathā’ti. Ye kho pana, bhikkhave, puratthimāya disāya paṭirājāno te rañño cakkavattissa anuyantā bhavanti. Variant: bhavanti → ahesuṁ (sya-all, km, mr) | anuyantā → anuyuttā (bj, sya-all, km, pts1ed)

Atha kho taṁ, bhikkhave, cakkaratanaṁ puratthimaṁ samuddaṁ ajjhogāhetvā paccuttaritvā dakkhiṇaṁ disaṁ pavattati …pe… Variant: ajjhogāhetvā → ajjhogahetvā (bj, sya-all, km, pts1ed) dakkhiṇaṁ samuddaṁ ajjhogāhetvā paccuttaritvā pacchimaṁ disaṁ pavattati …pe… pacchimaṁ samuddaṁ ajjhogāhetvā paccuttaritvā uttaraṁ disaṁ pavattati anvadeva rājā cakkavattī saddhiṁ caturaṅginiyā senāya. Yasmiṁ kho pana, bhikkhave, padese cakkaratanaṁ patiṭṭhāti tattha rājā cakkavattī vāsaṁ upeti saddhiṁ caturaṅginiyā senāya.

Ye kho pana, bhikkhave, uttarāya disāya paṭirājāno te rājānaṁ cakkavattiṁ upasaṅkamitvā evamāhaṁsu: ‘ehi kho, mahārāja. Svāgataṁ te, mahārāja. Sakaṁ te, mahārāja. Anusāsa, mahārājā’ti. Rājā cakkavattī evamāha: ‘pāṇo na hantabbo, adinnaṁ nādātabbaṁ, kāmesumicchā na caritabbā, musā na bhāsitabbā, majjaṁ na pātabbaṁ; yathābhuttañca bhuñjathā’ti. Ye kho pana, bhikkhave, uttarāya disāya paṭirājāno te rañño cakkavattissa anuyantā bhavanti.

Atha kho taṁ, bhikkhave, cakkaratanaṁ samuddapariyantaṁ pathaviṁ abhivijinitvā tameva rājadhāniṁ paccāgantvā rañño cakkavattissa antepuradvāre akkhāhataṁ maññe tiṭṭhati rañño cakkavattissa antepuradvāraṁ upasobhayamānaṁ. Rañño, bhikkhave, cakkavattissa evarūpaṁ cakkaratanaṁ pātubhavati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, rañño cakkavattissa hatthiratanaṁ pātubhavati—sabbaseto sattappatiṭṭho iddhimā vehāsaṅgamo uposatho nāma nāgarājā. Taṁ disvāna rañño cakkavattissa cittaṁ pasīdati: ‘bhaddakaṁ vata bho hatthiyānaṁ, sace damathaṁ upeyyā’ti. Atha kho taṁ, bhikkhave, hatthiratanaṁ seyyathāpi nāma bhaddo hatthājānīyo dīgharattaṁ suparidanto evameva damathaṁ upeti. Bhūtapubbaṁ, bhikkhave, rājā cakkavattī tameva hatthiratanaṁ vīmaṁsamāno pubbaṇhasamayaṁ abhiruhitvā samuddapariyantaṁ pathaviṁ anusaṁyāyitvā tameva rājadhāniṁ paccāgantvā pātarāsamakāsi. Rañño, bhikkhave, cakkavattissa evarūpaṁ hatthiratanaṁ pātubhavati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, rañño cakkavattissa assaratanaṁ pātubhavati—sabbaseto kāḷasīso muñjakeso iddhimā vehāsaṅgamo valāhako nāma assarājā. Taṁ disvāna rañño cakkavattissa cittaṁ pasīdati: ‘bhaddakaṁ vata bho assayānaṁ, sace damathaṁ upeyyā’ti. Atha kho taṁ, bhikkhave, assaratanaṁ seyyathāpi nāma bhaddo assājānīyo dīgharattaṁ suparidanto evameva damathaṁ upeti. Bhūtapubbaṁ, bhikkhave, rājā cakkavattī tameva assaratanaṁ vīmaṁsamāno pubbaṇhasamayaṁ abhiruhitvā samuddapariyantaṁ pathaviṁ anusaṁyāyitvā tameva rājadhāniṁ paccāgantvā pātarāsamakāsi. Rañño, bhikkhave, cakkavattissa evarūpaṁ assaratanaṁ pātubhavati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, rañño cakkavattissa maṇiratanaṁ pātubhavati. So hoti maṇi veḷuriyo subho jātimā aṭṭhaṁso suparikammakato. Tassa kho pana, bhikkhave, maṇiratanassa ābhā samantā yojanaṁ phuṭā hoti. Bhūtapubbaṁ, bhikkhave, rājā cakkavattī tameva maṇiratanaṁ vīmaṁsamāno caturaṅginiṁ senaṁ sannayhitvā maṇiṁ dhajaggaṁ āropetvā rattandhakāratimisāya pāyāsi. Ye kho pana, bhikkhave, samantā gāmā ahesuṁ te tenobhāsena kammante payojesuṁ ‘divā’ti maññamānā. Rañño, bhikkhave, cakkavattissa evarūpaṁ maṇiratanaṁ pātubhavati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, rañño cakkavattissa itthiratanaṁ pātubhavati. Sā abhirūpā dassanīyā pāsādikā paramāya vaṇṇapokkharatāya samannāgatā nātidīghā nātirassā nātikisā nātithūlā nātikāḷikā nāccodātā, atikkantā mānusaṁ vaṇṇaṁ, appattā dibbaṁ vaṇṇaṁ. Variant: nātikāḷikā → nātikāḷī (bj, pts1ed) Tassa kho pana, bhikkhave, itthiratanassa evarūpo kāyasamphasso hoti, seyyathāpi nāma tūlapicuno vā kappāsapicuno vā. Tassa kho pana, bhikkhave, itthiratanassa sīte uṇhāni gattāni honti, uṇhe sītāni gattāni honti. Tassa kho pana, bhikkhave, itthiratanassa kāyato candanagandho vāyati, mukhato uppalagandho vāyati. Taṁ kho pana, bhikkhave, itthiratanaṁ rañño cakkavattissa pubbuṭṭhāyinī hoti pacchānipātinī kiṅkārapaṭissāvinī manāpacārinī piyavādinī. Taṁ kho pana, bhikkhave, itthiratanaṁ rājānaṁ cakkavattiṁ manasāpi no aticarati, kuto pana kāyena? Rañño, bhikkhave, cakkavattissa evarūpaṁ itthiratanaṁ pātubhavati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, rañño cakkavattissa gahapatiratanaṁ pātubhavati. Tassa kammavipākajaṁ dibbacakkhu pātubhavati, yena nidhiṁ passati sassāmikampi assāmikampi. So rājānaṁ cakkavattiṁ upasaṅkamitvā evamāha: ‘appossukko tvaṁ, deva, hohi. Ahaṁ te dhanena dhanakaraṇīyaṁ karissāmī’ti. Variant: dhanakaraṇīyaṁ → dhanena karaṇīyaṁ (mr) Bhūtapubbaṁ, bhikkhave, rājā cakkavattī tameva gahapatiratanaṁ vīmaṁsamāno nāvaṁ abhiruhitvā majjhe gaṅgāya nadiyā sotaṁ ogāhitvā gahapatiratanaṁ etadavoca: Variant: ogāhitvā → ogahetvā (bj, pts1ed) ‘attho me, gahapati, hiraññasuvaṇṇenā’ti. ‘Tena hi, mahārāja, ekaṁ tīraṁ nāvā upetū’ti. ‘Idheva me, gahapati, attho hiraññasuvaṇṇenā’ti. Atha kho taṁ, bhikkhave, gahapatiratanaṁ ubhohi hatthehi udake omasitvā pūraṁ hiraññasuvaṇṇassa kumbhiṁ uddharitvā rājānaṁ cakkavattiṁ etadavoca: ‘alamettāvatā, mahārāja. Katamettāvatā, mahārāja. Pūjitamettāvatā, mahārājā’ti. Rājā cakkavattī evamāha: ‘alamettāvatā, gahapati. Katamettāvatā, gahapati. Pūjitamettāvatā, gahapatī’ti. Rañño, bhikkhave, cakkavattissa evarūpaṁ gahapatiratanaṁ pātubhavati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, rañño cakkavattissa pariṇāyakaratanaṁ pātubhavati—paṇḍito byatto medhāvī paṭibalo rājānaṁ cakkavattiṁ upayāpetabbaṁ upayāpetuṁ apayāpetabbaṁ apayāpetuṁ ṭhapetabbaṁ ṭhapetuṁ. Variant: upayāpetabbaṁ upayāpetuṁ → upaṭṭhāpetabbaṁ upaṭṭhāpetuṁ (bj, sya-all, km); upaṭṭhapetabbaṁ upaṭṭhapetuṁ (pts1ed) So rājānaṁ cakkavattiṁ upasaṅkamitvā evamāha: ‘appossukko tvaṁ, deva, hohi. Ahamanusāsissāmī’ti. Rañño, bhikkhave, cakkavattissa evarūpaṁ pariṇāyakaratanaṁ pātubhavati. Rājā, bhikkhave, cakkavattī imehi sattahi ratanehi samannāgato hoti.

Katamāhi catūhi iddhīhi?

Idha, bhikkhave, rājā cakkavattī abhirūpo hoti dassanīyo pāsādiko paramāya vaṇṇapokkharatāya samannāgato ativiya aññehi manussehi. Rājā, bhikkhave, cakkavattī imāya paṭhamāya iddhiyā samannāgato hoti.

Puna caparaṁ, bhikkhave, rājā cakkavattī dīghāyuko hoti ciraṭṭhitiko ativiya aññehi manussehi. Rājā, bhikkhave, cakkavattī imāya dutiyāya iddhiyā samannāgato hoti.

Puna caparaṁ, bhikkhave, rājā cakkavattī appābādho hoti appātaṅko samavepākiniyā gahaṇiyā samannāgato nātisītāya nāccuṇhāya ativiya aññehi manussehi. Rājā, bhikkhave, cakkavattī imāya tatiyāya iddhiyā samannāgato hoti.

Puna caparaṁ, bhikkhave, rājā cakkavattī brāhmaṇagahapatikānaṁ piyo hoti manāpo. Seyyathāpi, bhikkhave, pitā puttānaṁ piyo hoti manāpo; evameva kho, bhikkhave, rājā cakkavattī brāhmaṇagahapatikānaṁ piyo hoti manāpo. Raññopi, bhikkhave, cakkavattissa brāhmaṇagahapatikā piyā honti manāpā. Seyyathāpi, bhikkhave, pitu puttā piyā honti manāpā; evameva kho, bhikkhave, raññopi cakkavattissa brāhmaṇagahapatikā piyā honti manāpā.

Bhūtapubbaṁ, bhikkhave, rājā cakkavattī caturaṅginiyā senāya uyyānabhūmiṁ niyyāsi. Atha kho, bhikkhave, brāhmaṇagahapatikā rājānaṁ cakkavattiṁ upasaṅkamitvā evamāhaṁsu: ‘ataramāno, deva, yāhi yathā taṁ mayaṁ cirataraṁ passeyyāmā’ti. Rājāpi, bhikkhave, cakkavattī sārathiṁ āmantesi: ‘ataramāno, sārathi, pesehi yathā maṁ brāhmaṇagahapatikā cirataraṁ passeyyun’ti. Rājā, bhikkhave, cakkavattī imāya catutthāya iddhiyā samannāgato hoti.

Rājā, bhikkhave, cakkavattī imāhi catūhi iddhīhi samannāgato hoti.

Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, api nu kho rājā cakkavattī imehi sattahi ratanehi samannāgato imāhi catūhi ca iddhīhi tatonidānaṁ sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvediyethā”ti?

“Ekamekenapi, bhante, ratanena samannāgato rājā cakkavattī tatonidānaṁ sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvediyetha, ko pana vādo sattahi ratanehi catūhi ca iddhīhī”ti? Variant: Ekamekenapi, bhante, ratanena → tena bhante ratanena (bj, pts1ed)

Atha kho bhagavā parittaṁ pāṇimattaṁ pāsāṇaṁ gahetvā bhikkhū āmantesi: “Taṁ kiṁ maññatha, bhikkhave, katamo nu kho mahantataro—yo cāyaṁ mayā paritto pāṇimatto pāsāṇo gahito yo ca himavā pabbatarājā”ti?

“Appamattako ayaṁ, bhante, bhagavatā paritto pāṇimatto pāsāṇo gahito; himavantaṁ pabbatarājānaṁ upanidhāya saṅkhampi na upeti; kalabhāgampi na upeti; upanidhampi na upetī”ti.

“Evameva kho, bhikkhave, yaṁ rājā cakkavattī sattahi ratanehi samannāgato catūhi ca iddhīhi tatonidānaṁ sukhaṁ somanassaṁ paṭisaṁvedeti taṁ dibbassa sukhassa upanidhāya saṅkhampi na upeti; kalabhāgampi na upeti; upanidhampi na upeti.

Sa kho so, bhikkhave, paṇḍito sace kadāci karahaci dīghassa addhuno accayena manussattaṁ āgacchati, yāni tāni uccākulāni—khattiyamahāsālakulaṁ vā brāhmaṇamahāsālakulaṁ vā gahapatimahāsālakulaṁ vā tathārūpe kule paccājāyati aḍḍhe mahaddhane mahābhoge pahūtajātarūparajate pahūtavittūpakaraṇe pahūtadhanadhaññe. So ca hoti abhirūpo dassanīyo pāsādiko paramāya vaṇṇapokkharatāya samannāgato, lābhī annassa pānassa vatthassa yānassa mālāgandhavilepanassa seyyāvasathapadīpeyyassa. So kāyena sucaritaṁ carati, vācāya sucaritaṁ carati, manasā sucaritaṁ carati. So kāyena sucaritaṁ caritvā, vācāya sucaritaṁ caritvā, manasā sucaritaṁ caritvā, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati.

Seyyathāpi, bhikkhave, akkhadhutto paṭhameneva kaṭaggahena mahantaṁ bhogakkhandhaṁ adhigaccheyya; appamattako so, bhikkhave, kaṭaggaho yaṁ so akkhadhutto paṭhameneva kaṭaggahena mahantaṁ bhogakkhandhaṁ adhigaccheyya. Atha kho ayameva tato mahantataro kaṭaggaho yaṁ so paṇḍito kāyena sucaritaṁ caritvā, vācāya sucaritaṁ caritvā, manasā sucaritaṁ caritvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati. Ayaṁ, bhikkhave, kevalā paripūrā paṇḍitabhūmī”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Bālapaṇḍitasuttaṁ niṭṭhitaṁ navamaṁ.

Bālapaṇḍita Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC