Dhammadāyāda Sutta
.
Kinh thừa tự pháp
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Khi ở tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”, –“Bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:
— Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Ngươi và Ta nghĩ: “Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật?”. Và này các Tỷ-kheo, nếu các Ngươi là những người thừa tự tài vật của Ta, không phải là những người thừa tự Pháp, thì không những các Ngươi trở thành những người mà người ta nói: “Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự Pháp”, mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: “Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự Pháp”.
Và này các Tỷ-kheo, nếu các Ngươi là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật, thời không những các Ngươi trở thành những người mà người ta nói: “Cả Thầy và trò là những người thừa tự Pháp, không phải là những người thừa tự tài vật”, mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: “Cả Thầy và trò đều là những người thừa tự Pháp, không phải là những người thừa tự tài vật”. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là những người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Ngươi và Ta nghĩ: “Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật?”.
Này các Tỷ-kheo, ở đây, một thời Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực của Ta đáng được quăng bỏ. Khi ấy có hai Tỷ-kheo đến, đói lả và kiệt sức. Ta có thể nói với hai vị ấy: “Này các Tỷ-kheo, Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực này của Ta đáng được quăng bỏ. Nếu các Ngươi muốn, hãy ăn đi. Nếu các Ngươi không muốn ăn, Ta sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay Ta sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy”. Rồi một Tỷ-kheo có thể nghĩ như sau: “Nay Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Nhưng Thế Tôn có dạy như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật”. Ðây là loại tài vật; món đồ ăn này, ta hãy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày hôm nay, bị đói lả và kiệt sức”. Rồi vị ấy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày ấy, đói lả và kiệt sức. Tỷ-kheo thứ hai nghĩ như sau: “Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Vậy ta hãy ăn loại đồ ăn này, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm nay như vậy”. Rồi vị ấy ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy. Này các Tỷ-kheo, dầu cho Tỷ-kheo này, sau khi ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy, nhưng đối với Ta, Tỷ-kheo đầu tiên đáng được kính nể hơn, và đáng được tán thán hơn. Vì sao vậy? Vì như vậy sẽ đưa đến cho Tỷ-kheo ấy, trong một thời gian lâu ngày, ít dục, biết đủ, khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng, tinh cần, tinh tấn. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Nói xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh xá. Lúc ấy, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), sau khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, liền gọi các Tỷ-kheo: “Này các Hiền giả Tỷ-kheo!” –“Thưa vâng Hiền giả”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói:
“Này các Hiền giả, như thế nào vị Ðạo sư sống viễn ly mà các đệ tử không tùy học viễn ly? Và như thế nào vị Ðạo sư sống viễn ly và các đệ tử tùy học viễn ly?” –“Này Hiền giả, chúng tôi từ xa lại để được hiểu nghĩa lý câu nói này từ Tôn giả Sariputta. Lành thay, nếu Tôn giả Sariputta thuyết giảng nghĩa lý câu nói ấy. Sau khi được nghe Tôn giả Sariputta thuyết giảng, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì” –“Chư Hiền, vậy hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ giảng” –“Thưa vâng, Hiền giả”, những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
— Này chư Hiền, ở đây vị Ðạo Sư sống viễn ly mà các đệ tử không tùy học viễn ly. Những pháp nào vị Ðạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ, và họ sống trong sự đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly.
Này chư Hiền, các Thượng Tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách. Vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly. Ðó là trường hợp thứ nhất, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và những pháp nào vị Ðạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ. Ðó là trường hợp thứ hai, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Ðó là trường hợp thứ ba, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này đáng bị quở trách.
Này chư Hiền, các Trung tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách, … (như trên)…
Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách. Vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly. Ðó là trường hợp thứ nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và những pháp nào vị Ðạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ. Ðó là trường hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Ðó là trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng bị quở trách.
Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly.
Và như thế nào, vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly? Này chư Hiền, vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Những pháp nào, vị Ðạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ; và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly.
Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Ðó là trường hợp thứ nhất, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Ðạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Ðó là trường hợp thứ hai, các Thượng tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly. Ðó là trường hợp thứ ba, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.
Này chư Hiền, các Trung tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. … (như trên)…
Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Ðó là trường hợp thứ nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Ðạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Ðó là trường hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về viễn ly. Ðó là trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.
Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly.
Ở đây, này chư Hiền, tham là ác pháp, và sân cũng là ác pháp, có một con đường Trung đạo diệt trừ tham và diệt trừ sân, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền con đường Trung đạo ấy là gì – (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Ðó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Ở đây, này chư Hiền, phẫn nộ là ác pháp và hiềm hận cũng là ác pháp, giả dối là ác pháp và não hại cũng là ác pháp, tật đố là ác pháp và xan lẫn cũng là ác pháp, man trá là ác pháp và phản bội cũng là ác pháp, ngoan cố là ác pháp và bồng bột nông nổi cũng là ác pháp, mạn là ác pháp và tăng thượng mạn cũng là ác pháp, kiêu là ác pháp và phóng dật cũng là ác pháp. Có một con đường Trung đạo diệt trừ kiêu và diệt trừ phóng dật, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì – (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Ðó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta.
Dhammadāyāda Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.
“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:
“Dhammadāyādā me, bhikkhave, bhavatha, mā āmisadāyādā. Atthi me tumhesu anukampā: ‘kinti me sāvakā dhammadāyādā bhaveyyuṁ, no āmisadāyādā’ti.
Tumhe ca me, bhikkhave, āmisadāyādā bhaveyyātha no dhammadāyādā, tumhepi tena ādiyā bhaveyyātha: Variant: ādiyā → ādissā (bj, sya-all, pts1ed) ‘āmisadāyādā satthusāvakā viharanti, no dhammadāyādā’ti; ahampi tena ādiyo bhaveyyaṁ: ‘āmisadāyādā satthusāvakā viharanti, no dhammadāyādā’ti.
Tumhe ca me, bhikkhave, dhammadāyādā bhaveyyātha, no āmisadāyādā, tumhepi tena na ādiyā bhaveyyātha: ‘dhammadāyādā satthusāvakā viharanti, no āmisadāyādā’ti; ahampi tena na ādiyo bhaveyyaṁ: ‘dhammadāyādā satthusāvakā viharanti, no āmisadāyādā’ti.
Tasmātiha me, bhikkhave, dhammadāyādā bhavatha, mā āmisadāyādā. Atthi me tumhesu anukampā: ‘kinti me sāvakā dhammadāyādā bhaveyyuṁ, no āmisadāyādā’ti.
Idhāhaṁ, bhikkhave, bhuttāvī assaṁ pavārito paripuṇṇo pariyosito suhito yāvadattho; siyā ca me piṇḍapāto atirekadhammo chaḍḍanīyadhammo. Atha dve bhikkhū āgaccheyyuṁ jighacchādubbalyaparetā. Tyāhaṁ evaṁ vadeyyaṁ: ‘ahaṁ khomhi, bhikkhave, bhuttāvī pavārito paripuṇṇo pariyosito suhito yāvadattho; atthi ca me ayaṁ piṇḍapāto atirekadhammo chaḍḍanīyadhammo. Sace ākaṅkhatha, bhuñjatha, no ce tumhe bhuñjissatha, idānāhaṁ appaharite vā chaḍḍessāmi, appāṇake vā udake opilāpessāmī’ti. Variant: tumhe bhuñjissatha → sace tumhe na bhuñjissatha (bj, sya-all, pts1ed)
Tatrekassa bhikkhuno evamassa: ‘bhagavā kho bhuttāvī pavārito paripuṇṇo pariyosito suhito yāvadattho; atthi cāyaṁ bhagavato piṇḍapāto atirekadhammo chaḍḍanīyadhammo. Sace mayaṁ na bhuñjissāma, idāni bhagavā appaharite vā chaḍḍessati, appāṇake vā udake opilāpessati. Vuttaṁ kho panetaṁ bhagavatā: “dhammadāyādā me, bhikkhave, bhavatha, mā āmisadāyādā”ti. Āmisaññataraṁ kho panetaṁ, yadidaṁ piṇḍapāto. Yannūnāhaṁ imaṁ piṇḍapātaṁ abhuñjitvā imināva jighacchādubbalyena evaṁ imaṁ rattindivaṁ vītināmeyyan’ti. Variant: rattindivaṁ → rattidivaṁ (mr) So taṁ piṇḍapātaṁ abhuñjitvā teneva jighacchādubbalyena evaṁ taṁ rattindivaṁ vītināmeyya.
Atha dutiyassa bhikkhuno evamassa: ‘bhagavā kho bhuttāvī pavārito paripuṇṇo pariyosito suhito yāvadattho; atthi cāyaṁ bhagavato piṇḍapāto atirekadhammo chaḍḍanīyadhammo. Sace mayaṁ na bhuñjissāma, idāni bhagavā appaharite vā chaḍḍessati, appāṇake vā udake opilāpessati. Yannūnāhaṁ imaṁ piṇḍapātaṁ bhuñjitvā jighacchādubbalyaṁ paṭivinodetvā evaṁ imaṁ rattindivaṁ vītināmeyyan’ti. Variant: paṭivinodetvā → paṭivinetvā (bj, pts1ed) So taṁ piṇḍapātaṁ bhuñjitvā jighacchādubbalyaṁ paṭivinodetvā evaṁ taṁ rattindivaṁ vītināmeyya.
Kiñcāpi so, bhikkhave, bhikkhu taṁ piṇḍapātaṁ bhuñjitvā jighacchādubbalyaṁ paṭivinodetvā evaṁ taṁ rattindivaṁ vītināmeyya, atha kho asuyeva me purimo bhikkhu pujjataro ca pāsaṁsataro ca. Taṁ kissa hetu? Tañhi tassa, bhikkhave, bhikkhuno dīgharattaṁ appicchatāya santuṭṭhiyā sallekhāya subharatāya vīriyārambhāya saṁvattissati.
Tasmātiha me, bhikkhave, dhammadāyādā bhavatha, mā āmisadāyādā. Atthi me tumhesu anukampā: ‘kinti me sāvakā dhammadāyādā bhaveyyuṁ, no āmisadāyādā’”ti.
Idamavoca bhagavā. Idaṁ vatvāna sugato uṭṭhāyāsanā vihāraṁ pāvisi. Variant: vatvāna → vatvā (bj, pts1ed)
Tatra kho āyasmā sāriputto acirapakkantassa bhagavato bhikkhū āmantesi: “āvuso bhikkhave”ti.
“Āvuso”ti kho te bhikkhū āyasmato sāriputtassa paccassosuṁ. Āyasmā sāriputto etadavoca:
“Kittāvatā nu kho, āvuso, satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekaṁ nānusikkhanti, kittāvatā ca pana satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekamanusikkhantī”ti?
“Dūratopi kho mayaṁ, āvuso, āgacchāma āyasmato sāriputtassa santike etassa bhāsitassa atthamaññātuṁ. Sādhu vatāyasmantaṁyeva sāriputtaṁ paṭibhātu etassa bhāsitassa attho; āyasmato sāriputtassa sutvā bhikkhū dhāressantī”ti.
“Tena hāvuso, suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.
“Evamāvuso”ti kho te bhikkhū āyasmato sāriputtassa paccassosuṁ. Āyasmā sāriputto etadavoca:
“Kittāvatā nu kho, āvuso, satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekaṁ nānusikkhanti? Idhāvuso, satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekaṁ nānusikkhanti, yesañca dhammānaṁ satthā pahānamāha, te ca dhamme nappajahanti, bāhulikā ca honti, sāthalikā, okkamane pubbaṅgamā, paviveke nikkhittadhurā. Variant: bāhulikā → bāhullikā (sya-all) Tatrāvuso, therā bhikkhū tīhi ṭhānehi gārayhā bhavanti. ‘Satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekaṁ nānusikkhantī’ti—iminā paṭhamena ṭhānena therā bhikkhū gārayhā bhavanti. ‘Yesañca dhammānaṁ satthā pahānamāha te ca dhamme nappajahantī’ti—iminā dutiyena ṭhānena therā bhikkhū gārayhā bhavanti. ‘Bāhulikā ca, sāthalikā, okkamane pubbaṅgamā, paviveke nikkhittadhurā’ti—iminā tatiyena ṭhānena therā bhikkhū gārayhā bhavanti. Therā, āvuso, bhikkhū imehi tīhi ṭhānehi gārayhā bhavanti. Tatrāvuso, majjhimā bhikkhū …pe… navā bhikkhū tīhi ṭhānehi gārayhā bhavanti. ‘Satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekaṁ nānusikkhantī’ti—iminā paṭhamena ṭhānena navā bhikkhū gārayhā bhavanti. ‘Yesañca dhammānaṁ satthā pahānamāha te ca dhamme nappajahantī’ti—iminā dutiyena ṭhānena navā bhikkhū gārayhā bhavanti. ‘Bāhulikā ca honti, sāthalikā, okkamane pubbaṅgamā, paviveke nikkhittadhurā’ti—iminā tatiyena ṭhānena navā bhikkhū gārayhā bhavanti. Navā, āvuso, bhikkhū imehi tīhi ṭhānehi gārayhā bhavanti. Ettāvatā kho, āvuso, satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekaṁ nānusikkhanti.
Kittāvatā ca panāvuso, satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekamanusikkhanti? Idhāvuso, satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekamanusikkhanti—yesañca dhammānaṁ satthā pahānamāha te ca dhamme pajahanti; na ca bāhulikā honti, na sāthalikā okkamane nikkhittadhurā paviveke pubbaṅgamā. Tatrāvuso, therā bhikkhū tīhi ṭhānehi pāsaṁsā bhavanti. ‘Satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekamanusikkhantī’ti—iminā paṭhamena ṭhānena therā bhikkhū pāsaṁsā bhavanti. ‘Yesañca dhammānaṁ satthā pahānamāha te ca dhamme pajahantī’ti—iminā dutiyena ṭhānena therā bhikkhū pāsaṁsā bhavanti. ‘Na ca bāhulikā, na sāthalikā okkamane nikkhittadhurā paviveke pubbaṅgamā’ti—iminā tatiyena ṭhānena therā bhikkhū pāsaṁsā bhavanti. Therā, āvuso, bhikkhū imehi tīhi ṭhānehi pāsaṁsā bhavanti. Tatrāvuso, majjhimā bhikkhū …pe… navā bhikkhū tīhi ṭhānehi pāsaṁsā bhavanti. ‘Satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekamanusikkhantī’ti—iminā paṭhamena ṭhānena navā bhikkhū pāsaṁsā bhavanti. ‘Yesañca dhammānaṁ satthā pahānamāha te ca dhamme pajahantī’ti—iminā dutiyena ṭhānena navā bhikkhū pāsaṁsā bhavanti. ‘Na ca bāhulikā, na sāthalikā okkamane nikkhittadhurā paviveke pubbaṅgamā’ti—iminā tatiyena ṭhānena navā bhikkhū pāsaṁsā bhavanti. Navā, āvuso, bhikkhū imehi tīhi ṭhānehi pāsaṁsā bhavanti. Ettāvatā kho, āvuso, satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekamanusikkhanti.
Tatrāvuso, lobho ca pāpako doso ca pāpako. Lobhassa ca pahānāya dosassa ca pahānāya atthi majjhimā paṭipadā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati. Katamā ca sā, āvuso, majjhimā paṭipadā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṁ—Variant: seyyathidaṁ → seyyathīdaṁ (bj, sya-all, pts1ed) sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi. Ayaṁ kho sā, āvuso, majjhimā paṭipadā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati.
Tatrāvuso, kodho ca pāpako upanāho ca pāpako …pe… makkho ca pāpako paḷāso ca pāpako, issā ca pāpikā maccherañca pāpakaṁ, māyā ca pāpikā sāṭheyyañca pāpakaṁ, thambho ca pāpako sārambho ca pāpako, māno ca pāpako atimāno ca pāpako, mado ca pāpako pamādo ca pāpako. Madassa ca pahānāya pamādassa ca pahānāya atthi majjhimā paṭipadā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati. Katamā ca sā, āvuso, majjhimā paṭipadā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṁ—sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi. Ayaṁ kho sā, āvuso, majjhimā paṭipadā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattatī”ti.
Idamavocāyasmā sāriputto. Attamanā te bhikkhū āyasmato sāriputtassa bhāsitaṁ abhinandunti.
Dhammadāyādasuttaṁ niṭṭhitaṁ tatiyaṁ.
Dhammadāyāda Sutta
Dịch giả