Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Upāli Sutta

56

.

Kinh Ưu-ba-ly

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Nalanda, trong rừng Pavarikamba.

Lúc bấy giờ, Nigantha Nataputta trú tại Nalanda cùng với đại chúng Nigantha (Ly Hệ Phái). Rồi Nigantha Dighatapassi (Trường Khổ Hạnh Giả), sau khi đi khất thực ở Nalanda, ăn xong, trên con đường khất thực trở về, đi đến rừng Pavarikamba, chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, nói lên những lời hỏi thăm Thế Tôn. Sau khi nói lên những lời hỏi thăm thân hữu, vị này đứng một bên. Thế Tôn nói với Nigantha Dighatapassi đang đứng một bên:

— Này Tapassi, có những ghế ngồi. Nếu ông muốn, hãy ngồi xuống.

Khi nghe nói vậy, Nigantha Dighatapassi lấy một ghế thấp, rồi ngồi xuống một bên. Và Thế Tôn nói với Nigantha Dighatapassi đang ngồi một bên:

— Này Tapassi, Nigantha Nataputta chủ trương có bao nhiêu nghiệp để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp?

— Hiền giả Gotama, Nigantha Nataputta không có thông lệ chủ trương ‘nghiệp, nghiệp’. Hiền giả Gotama, Nigantha Nataputta có thông lệ chủ trương ‘phạt, phạt’.

— Này Tapassi, Nigantha Nataputta chủ trương có bao nhiêu loại phạt để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp?

— Này Hiền giả Gotama, Nigantha Nataputta chủ trương có ba loại phạt để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, tức là thân phạt, khẩu phạt, ý phạt.

— Này Tapassi, nhưng có phải thân phạt khác, khẩu phạt khác, ý phạt khác?

— Hiền giả Gotama, thân phạt khác, khẩu phạt khác, ý phạt khác.

— Này Tapassi, ba loại phạt này, được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Nigantha Nataputta chủ trương loại phạt nào tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, thân phạt chăng, khẩu phạt chăng, ý phạt chăng?

— Hiền giả Gotama, ba loại phạt này được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Nigantha Nataputta chủ trương thân phạt là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, khẩu phạt không bằng được, ý phạt không bằng được.

— Này Tapassi, có phải Ông nói thân phạt?

— Hiền giả Gotama, tôi nói thân phạt.

— Này Tapassi, có phải Ông nói thân phạt?

— Hiền giả Gotama, tôi nói thân phạt.

— Này Tapassi, có phải Ông nói thân phạt?

— Hiền giả Gotama, tôi nói thân phạt.

Như vậy Thế Tôn trong cuộc đàm thoại này đã làm Nigantha Dighatapassi xác nhận cho đến lần thứ ba quan điểm (của mình).

Khi nghe nói vậy, Nigantha Dighatapassi nói với Thế Tôn:

— Hiền giả Gotama, Hiền giả chủ trương có bao nhiêu loại phạt để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp?

— Này Tapassi, Như Lai không có thông lệ chủ trương ‘phạt, phạt’. Này Tapassi, Như Lai có thông lệ chủ trương ‘nghiệp, nghiệp’.

— Hiền giả Gotama, Hiền giả chủ trương có bao nhiêu loại nghiệp để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp?

— Này Tapassi, Ta chủ trương có ba loại nghiệp để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, tức là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp.

— Hiền giả Gotama, nhưng có phải thân nghiệp khác, khẩu nghiệp khác, ý nghiệp khác?

— Này Tapassi, thân nghiệp khác, khẩu nghiệp khác, ý nghiệp khác.

— Hiền giả Gotama, ba loại nghiệp này, được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Hiền giả chủ trương loại nghiệp nào tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp? Thân nghiệp chăng, khẩu nghiệp chăng, ý nghiệp chăng?

— Này Tapassi, ba loại nghiệp này, được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Ta chủ trương ý nghiệp là tối trọng, để tác thành ác ý, để diễn tiến ác nghiệp, thân nghiệp không bằng được, khẩu nghiệp không bằng được.

— Hiền giả Gotama, có phải Hiền giả nói ý nghiệp?

— Này Tapassi, Ta nói ý nghiệp.

— Hiền giả Gotama, có phải Hiền giả nói ý nghiệp?

— Này Tapassi, Ta nói ý nghiệp.

— Hiền giả Gotama, có phải Hiền giả nói ý nghiệp?

— Này Tapassi, Ta nói ý nghiệp.

Như vậy Nigantha Dighatapassi trong cuộc đàm thoại này, sau khi đã làm Thế Tôn xác nhận cho đến lần thứ ba quan điểm (của mình), liền từ chỗ ngồi đứng dậy và đi đến chỗ Nigantha Nataputta.

Lúc bấy giờ, Nigantha Nataputta đang ngồi với một đại chúng gia chủ rất đông, do Upali (Ưu-ba-ly) người thuộc làng Balaka cầm đầu. Nigantha Nataputta thấy Nigantha Dighatapassi từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Nigantha Dighatapassi:

— Này Tapassi, Ông từ đâu đi đến, trong ban ngày (nóng bức) như thế này?

— Thưa Tôn giả, con từ Sa-môn Gotama đi đến đây.

— Này Tapassi, Ông có đàm luận gì với Sa-môn Gotama không?

— Thưa Tôn giả, con cùng với Sa-môn Gotama có cuộc đàm thoại.

— Này Tapassi, cuộc đàm thoại của ông với Sa-môn Gotama như thế nào?

Rồi Nigantha Dighatapassi kể lại cho Nigantha Nataputta nghe một cách đầy đủ cuộc đàm thoại với Sa-môn Gotama. Ðược nghe vậy, Nigantha Nataputta nói với Dighatapassi:

— Tốt lành thay, tốt lành thay, Tapassi! Sa-môn Gotama đã được Nigantha Dighatapassi trả lời, một đệ tử đa văn đã hiểu đúng đắn lời dạy bậc Ðạo sư. Làm sao một ý phạt hèn kém có thể sáng chói, so sánh với thân phạt cường đại này được? Thân phạt thật là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, khẩu nghiệp không bằng được, ý nghiệp không bằng được.

Khi được nói vậy, gia chủ Upali thưa với Nigantha Nataputta:

— Tốt lành thay, tốt lành thay, Tôn giả Tapassi! Sa-môn Gotama đã được Tôn giả Tapassi trả lời như vậy, một đệ tử đa văn đã hiểu đúng đắn lời dạy bậc Ðạo sư. Làm sao một ý phạt hèn kém có thể sáng chói, so sánh với thân phạt cường đại này được? Thân phạt thật tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, khẩu phạt không bằng được, ý phạt không bằng được. Thưa Tôn giả, con sẽ đi và luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này. Nếu Sa-môn Gotama làm con xác nhận như đã làm Tôn giả Tapassi xác nhận thời cũng như một người lực sĩ tay nắm chặt lông một con cừu có lông dài, có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng vậy con sẽ dùng lời nói với lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Cũng như một người lực sĩ nấu rượu, sau khi nhận chìm một thùng rượu lớn xuống hồ nước sâu, nắm một góc thùng, có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng vậy, con dùng lời nói với lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Cũng như một lực sĩ nghiện rượu sống phóng đãng, sau khi nắm góc một cái sàng, lắc qua, lắc lại, lắc xoay quanh; cũng vậy, con sẽ dùng lời nói với lời nói, lắc qua, lắc lại, lắc xoay quanh Sa-môn Gotama. Và cũng như một con voi lớn sáu mươi tuổi, sau khi lặn xuống một hồ nước sâu, lại chơi trò phun nước; cũng vậy, con nghĩ, con sẽ chơi trò chơi phun nước với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, con sẽ đi và luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này.

— Này Gia chủ, hãy đi và luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này. Vì rằng, này Gia chủ, chỉ có ta hay Nigantha Dighatapassi, hay Ông mới có thể luận chiến với Sa-môn Gotama.

Khi được nói vậy, Nigantha Dighatapassi nói với Nigantha Nataputta:

— Thưa Tôn giả, con không được hài lòng để Gia chủ Upali luận chiến với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, Sa-môn Gotama là một huyễn sư, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo.

— Này Tapassi, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp Gia chủ Upali trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama; có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của gia chủ Upali. Này Gia chủ, hãy đi luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này; chỉ có ta, Nigantha Dighatapassi, hay Ông mới có thể luận chiến với Sa-môn Gotama.

Lần thứ hai… (như trên)… Lần thứ ba… Nigantha Dighatapassi nói với Nigantha Nataputta:

— Thưa Tôn giả, con không được hài lòng để gia chủ Upali luận chiến với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, Sa-môn Gotama là một huyễn sư, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo.

— Này Tapassi, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp gia chủ Upali trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama! Có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của gia chủ Upali. Này Gia chủ, hãy đi luận chiến với Sa-môn Gotama trong cuộc đàm thoại này; chỉ có ta, Nigantha Dighatapassi và Ông mới có thể luận chiến với Sa-môn Gotama!

— Thưa vâng, Tôn giả.

Gia chủ Upali vâng đáp Nigantha Nataputta, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Nigantha Nataputta, thân hữu hướng về Nigantha Nataputta, và đi đến rừng xoài Pavarika, chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, gia chủ Upali bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, không biết Nigantha Dighatapassi có đến tại đây không?

— Này gia chủ, Nigantha Dighatapassi có đến tại đây.

— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có đàm thoại với Nigantha Dighatapassi không?

— Này Gia chủ, Ta có đàm thoại với Nigantha Dighatapassi.

— Bạch Thế Tôn, cuộc đàm thoại của Thế Tôn với Nigantha Dighatapassi như thế nào?

Rồi Thế Tôn kể lại cho gia chủ Upali một cách đầy đủ cuộc đàm thoại với Nigantha Dighatapassi, Khi nghe nói vậy, gia chủ Upali bạch Thế Tôn:

— Tốt lành thay, tốt lành thay, Tôn giả Tapassi! Thế Tôn đã được Tôn giả Tapassi trả lời như vậy, một đệ tử đa văn đã hiểu đúng đắn lời dạy bậc Ðạo sư. Làm sao một ý phạt hèn kém có thể sáng chói, so sánh với thân phạt cường đại này được, vì thân phạt thật là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp? Khẩu nghiệp không bằng được, ý nghiệp không bằng được.

— Này Gia chủ, nếu Ông có thể đàm luận y cứ trên sự thật, thời ở đây, có thể có cuộc đàm thoại giữa chúng ta.

— Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây có cuộc đàm thoại giữa chúng ta.

— Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người Nigantha, bệnh hoạn, đau khổ, bạo bệnh, từ chối nước lạnh, chỉ uống nước nóng. Người này, vì không được nước lạnh nên mệnh chung. Này Gia chủ, theo Nigantha Nataputta, người ấy tái sanh chỗ nào?

— Bạch Thế Tôn, có hàng chư Thiên được gọi là Manosatta (Ý Trước thiên). Ở đấy người ấy tái sanh. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì người ấy chấp trước ý nên mệnh chung.

— Gia chủ, Gia chủ! Sau khi suy nghĩ kỹ. Ông hãy trả lời. Lời nói trước của Ông không phù hợp lời nói sau của Ông! Lời nói sau của Ông không phù hợp lời nói trước của Ông! Thế mà này Gia chủ, Ông đã nói như sau: “Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây sẽ có cuộc đàm thoại giữa chúng ta”.

— Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn có nói như vậy, nhưng chỉ có thân phạt mới là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp. Khẩu phạt không bằng được; ý phạt không bằng được.

— Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người Nigantha được phòng hộ với sự phòng hộ của bốn loại chế giới, hoàn toàn tự chế ngự đối với nước, hoàn toàn chú tâm (vào sự chế ngự) đối với nước, hoàn toàn loại trừ đối với nước, hoàn toàn thấm nhuần (với sự chế ngự) đối với nước. Vị này khi đi qua, khi đi lại, đã giết hại rất nhiều sinh vật nhỏ bé. Này Gia chủ, theo Nigantha Nataputta, người ấy thọ quả báo nào?

— Bạch Thế Tôn, vì không cố ý, nên Nigantha Nataputta xem không phải là một đại tội.

— Này Gia chủ, nếu người ấy có cố ý thời như thế nào?

— Bạch Thế Tôn, là một đại tội.

— Này Gia chủ, ý thức (ấy), Nigantha Nataputta xem thuộc về loại gì?

— Bạch Thế Tôn thuộc về ý phạt.

— Gia chủ, Gia chủ! Sau khi suy nghĩ. Ông hãy trả lời. Lời nói trước của Ông không phù hợp với lời nói sau của Ông, lời nói sau của Ông không phù hợp lời nói trước của Ông. Thế mà này Gia chủ, Ông đã nói như sau: “Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận, y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây sẽ có cuộc đàm thoại giữa chúng ta”.

— Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn có nói như vậy, nhưng chỉ có thân phạt mới là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp. Khẩu phạt không bằng được, ý phạt không bằng được.

— Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Có phải Nalanda này là phú cường và phồn thịnh, dân chúng đông đúc, nhân dân trù mật?

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Nalanda này là phú cường và phồn thịnh, dân chúng đông đúc, nhân dân trù mật.

— Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người đi đến, với thanh kiếm đưa cao, người này nói: “Trong một sát na, trong một giây phút, ta sẽ làm cho tất cả mọi người ở tại Nalanda này thành một đống thịt, thành một khối thịt”. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể trong một sát na, trong một giây phút, làm cho tất cả mọi người ở tại Nalanda này thành một đống thịt, thành một khối thịt không?

— Bạch Thế Tôn, cho đến mười người, hai mươi người, ba mươi người, bốn mươi người, năm mươi người cũng không có thể, trong một sát na, trong một giây phút, làm cho tất cả mọi người ở tại Nalanda này thành một đống thịt, thành một khối thịt, huống nữa là chỉ một người nhỏ bé sao có thể sáng chói (làm thành) được?

— Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn đến, có thần thông lực, có tâm tự tại. Vị này nói như sau. “Ta sẽ làm cho Nalanda này trở thành tro tàn với một tâm sân hận”. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Vị Sa-môn hay vị Bà-la-môn ấy, có thần thông lực, có tâm tự tại, có thể làm cho Nalanda này trở thành tro tàn với một tâm sân hận không?

— Bạch Thế Tôn, cho đến mười Nalanda, hai mươi, ba mươi Nalanda, bốn mươi Nalanda, năm mươi Nalanda, vị Sa-môn hay vị Bà-la-môn ấy có thần thông lực, có tâm tự tại có thể làm cho các Nalanda ấy trở thành tro tàn với một tâm sân hận, huống nữa là một Nalanda nhỏ bé này, sao có thể chói sáng được (khỏi bị trở thành tro tàn được)?

— Gia chủ, Gia chủ! Sau khi suy nghĩ, Ông hãy trả lời. Lời nói trước của Ông không phù hợp lời nói sau của Ông! Lời nói sau của Ông không phù hợp lời nói trước của Ông! Thế mà này Gia chủ, Ông đã nói như sau: “Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây sẽ có cuộc đàm luận giữa chúng ta”.

— Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn có nói như vậy, nhưng chỉ có thân phạt mới là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp. Khẩu phạt không bằng được, ý phạt không bằng được.

— Này Gia chủ. Ông nghĩ thế nào? Ông có nghe các rừng Dandaka, Kalinga, Mejjha, Matanga đã trở lại thành rừng như trước?

— Bạch Thế Tôn con có nghe: Các rừng Dandaka, Kalinga, Mejjha, Matanga đã trở lại thành rừng (như trước).

— Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Có thể Ông được nghe vì sao các rừng Dandaka, Kalinga, Mejjha, Matanga trở thành rừng như trước?

— Bạch Thế Tôn, con có nghe, các rừng Dandaka, Kalinga, Mejjha, Matanga trở lại thành rừng (như trước) vì tâm sân hận các vị ẩn sĩ.

— Gia chủ, Gia chủ! Sau khi suy nghĩ Ông hãy trả lời. Lời nói trước của Ông không phù hợp lời nói sau của Ông, lời nói sau của Ông không phù hợp lời nói trước của Ông. Thế mà này Gia chủ, Ông đã nói như sau: “Bạch Thế Tôn, con sẽ đàm luận y cứ trên sự thật. Mong rằng ở đây sẽ có cuộc đàm luận giữa chúng ta”.

— Bạch Thế Tôn, với ví dụ đầu tiên, con đã hoan hỷ, con đã thỏa mãn. Những gì con muốn nghe các vấn đáp sai biệt của Thế Tôn, nên con mới nghĩ đóng vai trò đối lập với Thế Tôn. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện, trình bày, giải thích. Vậy nay con quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

— Này Gia chủ, hãy chín chắn suy tư. Chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như Ông.

— Bạch Thế Tôn, con càng bội phần hoan hỷ, bội phần thỏa mãn với những lời Thế Tôn nói với con: “Này Gia chủ, hãy chín chắn suy tư. Chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như Ông”. Bạch Thế Tôn, nếu các ngoại đạo được con làm đệ tử, họ sẽ trương cờ lên và tuyên bố: “Gia chủ Upali đã trở thành đệ tử chúng tôi”. Nhưng Thế Tôn lại nói với con: “Này Gia chủ, hãy chín chắn suy tư. Chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như Ông”. Bạch Thế Tôn, lần thứ hai, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

— Này Gia chủ, đã từ lâu gia đình Ông như là giếng nước mưa nguồn cho các người Nigantha. Hãy cúng dường các món ăn cho những ai đến với Ông!

— Bạch Thế Tôn, con lại bội phần hoan hỷ, bội phần thỏa mãn với những lời Thế Tôn nói với con: “Này Gia chủ, đã từ lâu gia đình của Ông như là giếng nước mưa nguồn cho các người Nigantha. Hãy cúng dường các món ăn cho những ai đến với các Ông”. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: “Sa-môn Gotama đã nói: “Chỉ bố thí cho Ta, chớ bố thí cho các người khác. Chỉ bố thí cho các đệ tử Ta, chớ bố thí cho đệ tử những người khác. Chỉ bố thí cho Ta mới có phước lớn, bố thí những người khác không được phước lớn. Chỉ bố thí cho những đệ tử của Ta mới có phước lớn, bố thí cho những đệ tử của những người khác không có phước lớn”. Nhưng Thế Tôn lại khuyến khích con bố thí cho các vị Nigantha. Bạch Thế Tôn, và chúng con ở đây sẽ biết thời nên làm. Bạch Thế Tôn, lần thứ ba, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Rồi Thế Tôn thuận thứ thuyết pháp cho gia chủ Upali, tức là thuyết về bố thí, thuyết về giới, thuyết về các cõi trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô các dục lạc, những lợi ích của xuất ly. Khi Thế Tôn biết gia chủ Upali tâm đã sẵn sàng, tâm đã nhu thuận, tâm không triền cái, tâm được phấn khởi, tâm được hoan hỷ, Ngài mới thuyết những pháp được chư Phật tán dương đề cao: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Cũng như một tấm vải thuần bạch, các chấm đen được gột rửa rất dễ thấm màu nhuộm, cũng vậy, chính tại chỗ ngồi ấy, pháp nhãn xa trần ly cấu khởi lên với gia chủ Upali: “Phàm pháp gì được khởi lên, tất cả pháp ấy đều bị tiêu diệt”. Rồi gia chủ Upali, thấy pháp, chứng pháp, ngộ pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ tiêu trừ, do dự diệt tận, đạt được vô sở úy, không y cứ người khác đối với các pháp bậc Ðạo sư. Gia chủ Upali bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải đi, chúng con có nhiều công việc, có nhiều phận sự phải làm.

— Này Gia chủ, Ông hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.

Rồi Gia chủ Upali hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, rồi đi về trú xá của mình, sau khi đến bèn nói với người giữ cửa như sau:

— Từ nay trở đi, này người gác cửa, ta sẽ đóng cửa đối với các nam Nigantha, các nữ Nigantha. Cửa sẽ không đóng đối với các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ của Thế Tôn. Nếu có vị Nigantha nào đến, Ông hãy nói vị ấy như sau: “Tôn giả hãy đứng lại, chớ bước vào! Từ nay trở đi, Gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Cửa sẽ đóng đối với nam Nigantha, nữ Nigantha. Cửa sẽ không đóng đối với các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ của Thế Tôn. Nếu Tôn giả cần đồ ăn, hãy đứng ở đây. Và có người sẽ đem ra ở đây cho Tôn giả”.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Người giữ cửa vâng đáp gia chủ Upali.

Nigantha Dighatapassi nghe như sau: “Gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama”. Rồi Nigantha Dighatapassi đi đến chỗ Nigantha Nataputta ở, sau khi đến liền nói với Nigantha Nataputta:

— Thưa Tôn giả, tôi có nghe gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama.

— Này Tapassi, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp gia chủ Upali trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Và có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của gia chủ Upali.

Lần thứ hai… (như trên)… Lần thứ ba Nigantha Dighatapassi nói với Nigantha Nataputta:

— Thưa Tôn giả, tôi có nghe gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama.

— Này Tapassi, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp gia chủ Upali trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của gia chủ Upali.

— Thưa Tôn giả, tôi sẽ đi và tìm biết gia chủ Upali có trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama hay không.

— Này Tapassi, hãy đi và tìm biết gia chủ Upali có trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama hay không.

Rồi Nigantha Dighatapassi đi đến trú xá của gia chủ Upali. Người giữ cửa thấy Nigantha Dighatapassi ở đường xa đi đến, khi thấy vậy liền nói với Nigantha Dighatapassi:

— Thưa Tôn giả, hãy đứng ở đây, chớ có bước vào! Từ nay trở đi, gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Cửa sẽ đóng đối với nam Nigantha, nữ Nigantha. Cửa sẽ không đóng đối với các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ của Thế Tôn. Nếu Tôn giả cần đồ ăn, hãy đứng ở đây. Có người sẽ đem ra ở đây cho Tôn giả.

— Này Hiền giả, ta không cần đồ ăn.

Nói xong, Nigantha Dighatapassi đi trở lui, đến chỗ Nigantha Nataputta ở, sau khi đến, liền thưa với Nigantha Nataputta:

— Thưa Tôn giả, sự thật là gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Về vấn đề này, tôi đã không đồng ý với Tôn giả và đã nói: “Thưa Tôn giả, tôi không được hài lòng để gia chủ Upali luận chiến với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, Sa-môn Gotama là một huyễn thuật sư, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử các ngoại đạo”. Thưa Tôn giả, nay gia chủ Upali của Tôn giả đã bị huyễn thuật của Sa-môn Gotama lôi cuốn rồi.

— Này Tapassi, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp gia chủ Upali trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của gia chủ Upali.

Lần thứ hai… (như trên)… Lần thứ ba, Nigantha Dighatapassi nói với Nigantha Nataputta:

— Thưa Tôn giả, sự thật là gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Về vấn đề này, tôi đã không đồng ý với Tôn giả và đã nói: “Thưa Tôn giả, tôi không được yên lòng để gia chủ Upali luận chiến với Sa-môn Gotama. Thưa Tôn giả, Sa-môn Gotama là một huyễn thuật sư. Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử các ngoại đạo. Thưa Tôn giả, nay gia chủ Upali của Tôn giả đã bị huyễn thuật của Sa-môn Gotama lôi cuốn”.

— Này Tapassi, không thể có sự kiện, không thể có trường hợp gia chủ Upali trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Có thể có sự kiện Sa-môn Gotama trở thành đệ tử của gia chủ Upali. Này Tapassi, ta sẽ đi và tìm biết gia chủ Upali đã trở thành đệ tử Sa-môn Gotama hay không.

Rồi Nigantha Nataputta cùng với đại chúng Nigantha đi đến trú xá của gia chủ Upali. Người giữ cửa thấy Nigantha Nataputta từ xa đi đến, khi thấy vậy liền nói với Nigantha Nataputta:

— Thưa Tôn giả, hãy đứng ở đây, chớ có bước vào! Từ nay trở đi, gia chủ Upali đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Cửa sẽ đóng đối với các nam Nigantha, các nữ Nigantha. Cửa sẽ không đóng đối với các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ của Thế Tôn. Thưa Tôn giả, nếu Tôn giả cần các món ăn, hãy đứng ở đây. Có người sẽ đem ra ở đây cho Tôn giả.

— Này người giữ cửa, hãy đi đến gia chủ Upali, sau khi đến, hãy thưa với gia chủ như sau: “Thưa Tôn giả, Nigantha Nataputta cùng với đại chúng Nigantha đang đứng ở ngoài ngưỡng cửa và muốn yết kiến Tôn giả”.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Người giữ cửa vâng đáp Nigantha Nataputta, đi đến gia chủ Upali, sau khi đến liền thưa với gia chủ Upali:

— Thưa Tôn giả, có Nigantha Nataputta cùng với đại chúng Nigantha đang đứng ở ngoài ngưỡng cửa và muốn yết kiến Tôn giả.

— Này Người giữ cửa, hãy vào soạn các chỗ ngồi trong căn phòng chính giữa có cửa.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Người giữ cửa vâng đáp gia chủ Upali, sau khi cho vào soạn các chỗ ngồi trong căn phòng chính giữa có cửa, đi đến gia chủ Upali, sau khi đến, liền nói với gia chủ Upali:

— Thưa Tôn giả, các chỗ ngồi trong căn phòng chính giữa có cửa đã được sửa soạn. Tôn giả hãy làm những gì Tôn giả nghĩ là phải thời.

Rồi gia chủ Upali đi đến căn phòng chính giữa có cửa, sau khi đến tại chỗ ngồi nào là tối thượng, tối tôn, tối cao và tối thắng, sau khi ngồi trên chỗ ấy, liền bảo người gác cửa:

— Này Người giữ cửa, hãy đi đến Nigantha Nataputta: “Thưa Tôn giả, gia chủ Upali có nói: “Thưa Tôn giả, nếu muốn, Tôn giả hãy vào”.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Người giữ cửa vâng đáp gia chủ Upali, đi đến Nigantha Nataputta, sau khi đến, liền nói với Nigantha Nataputta:

— Thưa Tôn giả, Gia chủ Upali có nói: “Thưa Tôn giả, nếu muốn, Tôn giả hãy vào”.

Rồi Nigantha Nataputta với đại chúng Nigantha đi đến căn phòng ở giữa, có cửa.

Gia chủ Upali lúc trước mỗi khi thấy Nigantha Nataputta từ xa đi đến, sau khi thấy liền đi ra nghinh tiếp vào tại chỗ nào có chỗ ngồi tối thượng, tối tôn, tối cao và tối thắng, liền lấy thượng y lau chỗ ngồi ấy, giữ lấy và mời Nigantha Nataputta ngồi trên chỗ ngồi ấy. Nhưng tại chỗ có chỗ ngồi tối thượng, tối tôn, tối cao và tối thắng, gia chủ Upali lại ngồi trên chỗ ngồi ấy và nói với Nigantha Nataputta:

— Thưa Tôn giả, có những chỗ ngồi. Nếu muốn, Tôn giả hãy ngồi.

Khi nghe nói vậy, Nigantha Nataputta nói với gia chủ Upali:

— Này Gia chủ, Ông thật là điên cuồng. Này Gia chủ, Ông thật là ngu si. Ông nói: “Thưa Tôn giả, tôi sẽ đi luận chiến với Sa-môn Gotama”. Sau khi đi, Ông đã trở về bị trói buộc trong lưới lớn luận nghị. Này Gia chủ, ví như người đi với hai cao hoàn, đi về với cao hoàn bị thiến. Này Gia chủ, như người đi với hai con mắt, đi về với hai con mắt bị khoét. Cũng vậy, này Gia chủ, Ông nói: “Thưa Tôn giả, con sẽ đi luận chiến với Sa-môn Gotama, sau khi đi đã trở về bị trói buộc trong lưới lớn luận nghị”. Này Gia chủ, Ông đã bị huyễn thuật của Sa-môn Gotama lôi cuốn rồi.

— Thưa Tôn giả, vi diệu thay, huyễn thuật lôi cuốn này! Tốt lành thay, huyễn thuật lôi cuốn này! Thưa Tôn giả, nếu bà con huyết thống thân yêu của tôi được huyễn thuật này lôi cuốn, thời thật là an lạc, hạnh phúc lâu dài cho các bà con huyết thống của tôi. Thưa Tôn giả, nếu tất cả các người Sát đế ly được huyễn thuật này lôi cuốn, thời thật là an lạc hạnh phúc lâu dài cho tất cả các vị Sát-đế-lị. Thưa Tôn giả, nếu tất cả các người Bà-la-môn… nếu tất cả các người Vessa (Phệ-xá)… nếu tất cả các người Sudda (Thủ-đà) được huyễn thuật này lôi cuốn, thời thật là an lạc, và hạnh phúc lâu dài cho tất cả các người Sudda. Thưa Tôn giả, nếu thế giới với chư Thiên, chư Ma, chư Phạm thiên, với chúng Sa-môn và Bà-la-môn với chư Thiên và loài Người được huyễn thuật này lôi cuốn, thời như vậy là an lạc, hạnh phúc lâu dài cho thế giới với chư Thiên, chư Ma, chư Phạm thiên, với chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người. Thưa Tôn giả, tôi sẽ nói cho Tôn giả ví dụ này. Ở đây, những người có trí nhờ ví dụ sẽ biết rõ ý nghĩa của lời nói.

Thưa Tôn giả, thuở xưa có người Bà-la-môn đã về già, tuổi đã lớn, bậc trưởng lão, có người vợ còn trẻ, trong tuổi thanh xuân, (người vợ này) đang mang thai, sắp đến kỳ sinh nở. Thưa Tôn giả, người vợ trẻ nói với người Bà-la-môn: “Này Bà-la-môn, hãy đi phố mua một con khỉ con đực để cùng chơi với con tôi”. Thưa Tôn giả, được nói vậy, người Bà-la-môn nói với cô vợ trẻ: “Này mình, hãy chờ cho đến khi mình sanh. Nếu mình sanh con trai, tôi sẽ đi chợ mua một con khỉ con đực mang về để cùng chơi với đứa con trai của mình. Còn nếu mình sanh con gái, tôi sẽ đi chợ mua một con khỉ con cái và mang về để cùng chơi với đứa con gái của mình”. Thưa Tôn giả, lần thứ hai, người vợ trẻ nói với người Bà-la-môn ấy: “Này Bà-la-môn, hãy đi phố mua một con khỉ con đực để cùng chơi với con tôi”. Thưa Tôn giả, lần thứ hai, người Bà-la-môn ấy nói với cô vợ trẻ: “Này mình, hãy chờ cho đến khi mình sanh. Nếu mình sanh con trai, tôi sẽ đi chợ mua một con khỉ con đực mang về để cùng chơi với đứa con trai của mình. Còn nếu mình sanh con gái, tôi sẽ đi chợ mua một con khỉ con cái và mang về để cùng chơi với đứa con gái của mình”. Thưa Tôn giả, lần thứ ba, người vợ trẻ nói với người Bà-la-môn ấy: “Này Bà-la-môn, hãy đi phố mua một con khỉ con đực để cùng chơi với con tôi”. Thưa Tôn giả, người Bà-la-môn ấy vì quá yêu thương, quá ái luyến cô vợ trẻ của mình nên đi chợ mua một con khỉ đực, đem về và nói với cô vợ trẻ: “Này mình, đây là con khỉ con đực, tôi mua ở chợ và mang về, hãy để nó cùng chơi với con của mình”. Thưa Tôn giả, khi nghe nói vậy cô vợ trẻ ấy nói với người Bà-la-môn: “Này Bà-la-môn hãy đi, đem con khỉ con đực này đến Rattapani con người thợ nhuộm, sau khi đến hãy nói với Rattapani con người thợ nhuộm: “Này bạn Rattapani, tôi muốn con khỉ đực này được nhuộm với màu vàng, được khéo đập, khéo ủi xung quanh và cả hai phía được làm thành mềm dịu” Thưa Tôn giả, người Bà-la-môn ấy vì quá yêu thương, quá ái luyến cô vợ trẻ của mình đem con khỉ con đực này đi đến Rattapani, con người thợ nhuộm, khi đến xong liền nói với Rattapani, con người thợ nhuộm: “Này bạn Rattapani, tôi muốn con khỉ đực này được nhuộm màu vàng, được khéo đập, khéo ủi xung quanh, và cả hai phía được làm thành mềm dịu”. Thưa Tôn giả, được nói vậy, Rattapani, con người thợ nhuộm nói với người Bà-la-môn kia: “Này Tôn giả, con khỉ con đực này có thể nhuộm được, nhưng không có thể đập được, ủi được, không có thể làm thành mềm dịu”. Cũng vậy, thưa Tôn giả, là lý thuyết của những Nigantha ngu si, lý thuyết này có thể ăn nhuộm đối với những người ngu si, chớ không ăn nhuộm đối với người có trí. Thưa Tôn giả, người Bà-la-môn ấy, sau một thời gian, lấy một cặp áo mới, đi đến chỗ Rattapani, con người thợ nhuộm, sau khi đến, nói với Rattapani, con người thợ nhuộm: “Này Rattapani, tôi muốn nhuộm cặp áo mới này với màu nhuộm màu vàng, được đập và ủi xung quanh, và cả hai phía được làm thành mềm dịu”. Thưa Tôn giả, được nói vậy, Rattapani, con người thợ nhuộm, nói với người Bà-la-môn ấy: “Thưa Tôn giả, cặp áo mới này của Tôn giả có thể nhuộm được, có thể đập và ủi xung quanh và có thể làm thành mềm dịu”. Cũng vậy, thưa Tôn giả, là lý thuyết của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, có thể ăn nhuộm đối với người có trí, không phải đối với người ngu si, có thể đập được, ủi được, và có thể khiến trở thành mềm dịu”.

— Này Gia chủ, quần chúng này gồm cả các vua chưa được biết như sau: “Gia chủ Upali là đệ tử của Nigantha Nataputta”. Này Gia chủ, nay chúng tôi xem Gia chủ là đệ tử của ai?

Ðược nói vậy, gia chủ Upali từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y qua một bên vai, chắp tay vái chào về hướng Thế Tôn và nói với Nigantha Nataputta:

— Thưa Tôn giả, hãy nghe, tôi là đệ tử của ai:

Bậc Trí sáng suốt,
Ðoạn trừ si ám.
Phá tan hoang vu,
Chiến thắng địch quân.
Ðau khổ đoạn diệt,
Tâm an bình tĩnh.
Giới đức trưởng thành,
Tuệ đức viên minh.
Phiền não nội tịnh,
Rời trần ly cấu.
Tôi thật chính là,
Ðệ tử Thế Tôn.

Do dự đoạn trừ,
Biết vừa, biết đủ,
Thế lợi tuyệt không,
Tâm tư hoan hỷ,
Làm Sa-môn hạnh,
Sanh ở nhân gian,
Thân này sau cùng,
Làm người nhân thế.
Bậc Thánh cao nhất,
Rời trần ly cấu.
Tôi thật chính là,
Ðệ tử Thế Tôn.

Không tâm do dự,
Khéo hành thiện xảo.
Bậc trì giới luật,
Ðiều ngự tối thượng.
Là Vô Thượng Sĩ,
Sáng chói hào quang,
Nghi hoặc đoạn trừ,
Soi sáng mọi nơi.
Kiêu mạn đoạn tận,
Vô nhân anh hùng.
Tôi thật chính là
Ðệ tử Thế Tôn.

Ngài bậc Ngưu Vương,
Tâm tư vô lượng,
Thâm sâu khôn lường
Bậc thánh Mâu ni,
Tác thành an ổn,
Bậc có Trí tuệ,
An trú Pháp vị,
Tự phòng hộ thân,
Vượt qua tham ái,
Bậc Giải Thoát Trí.
Tôi thật chính là,
Ðệ tử Thế Tôn.

Ngài bậc Long Vương,
Sống xa thế tục.
Kiết sử đoạn trừ,
Siêu đẳng giải thoát.
Biện tài từ tốn,
Trong sạch thanh tịnh,
Cờ xí triệt hạ,
Tham ái đoạn trừ,
Ðiều ngự nhiếp phục,
Hý luận diệt tận.
Tôi thật chính là,
Ðệ tử Thế Tôn,

Ðệ nhất tiên nhân.
Không tin lời đồn.
Ba minh thành tựu,
Ðạt quả Phạm thiên.
Tắm sạch thân tâm,
Văn cú thông đạt.
Khinh an yên ổn,
Chánh trí chứng đắc.
Công phá thành trì,
Thiên chủ Ðế thích.
Tôi chính thật là,
Ðệ tử Thế Tôn.

Ngài bậc Thánh Giả,
Tự tu tự tập.
Chứng điều phải chứng,
Thuyết giảng hiện tại,
Chánh niệm tỉnh giác,
Thiền quán tinh tế
Không thiên tà dục,
Không nuôi tâm hận.
Giao động không còn,
Thân tâm tự tại.
Tôi chính thật là
Ðệ tử Thế Tôn.

Sống theo chánh đạo,
Trầm tư Thiền tưởng,
Nội tâm không nhiễm,
Thanh tịnh trong sạch,
Không trước không chấp,
Không nguyện không cầu,
Ðộc cư độc tọa,
Chứng tối thượng vị,
Ðã vượt qua dòng,
Giúp người vượt qua.
Tôi thật chính là
Ðệ tử Thế Tôn,

Bậc chứng tịch tịnh,
Trí tuệ vô biên,
Trí tuệ quảng đại,
Tham ái đoạn tận.
Ngài là Như Lai,
Ngài là Thiện Thệ,
Không người sánh bằng,
Không ai đồng đẳng,
Giàu đức tự tin,
Viên mãn thành tựu.
Tôi thật chính là,
Ðệ tử Thế Tôn.

Tham ái đoạn tận,
Giác ngộ chánh giác,
Khói mù tiêu tan,
Ô uế trừ sạch
Xứng đáng cúng dường,
Dạ xoa thanh tịnh.
Vô thượng Thánh nhân,
Không thể cân lường
Ðại nhân Ðại giác
Ðạt đến danh xưng.
Tôi thật chính là,
Ðệ tử Thế Tôn.

— Này Gia chủ, Ông chất chứa những ưu điểm này về Sa-môn Gotama từ bao giờ?

— Thưa Tôn giả, ví như một đống hoa, có nhiều loại khác nhau; người làm vòng hoa thiện xảo hay người đệ tử làm vòng hoa có thể kết thành một vòng hoa có những loại hoa sai biệt. Cũng vậy, thưa Tôn giả, Thế Tôn có nhiều đức tánh, có hàng trăm đức tánh. Thưa Tôn giả, và ai lại không tán thán những bậc đáng tán thán!

Vì Nigantha Nataputta không thể nghe lời tán thán Thế Tôn, nên ngay tại chỗ ấy đã thổ ra huyết nóng.

Upāli Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā nāḷandāyaṁ viharati pāvārikambavane.

Tena kho pana samayena nigaṇṭho nāṭaputto nāḷandāyaṁ paṭivasati mahatiyā nigaṇṭhaparisāya saddhiṁ. Variant: nāṭaputto → nātaputto (bj, pts1ed) Atha kho dīghatapassī nigaṇṭho nāḷandāyaṁ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto yena pāvārikambavanaṁ yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṁ sammodi.

Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhitaṁ kho dīghatapassiṁ nigaṇṭhaṁ bhagavā etadavoca: “saṁvijjanti kho, tapassi, āsanāni; sace ākaṅkhasi nisīdā”ti. Variant: kho, tapassi → dīghatapassī (cck); dīghatapassi (sya1ed, sya2ed, km, mr)

Evaṁ vutte, dīghatapassī nigaṇṭho aññataraṁ nīcaṁ āsanaṁ gahetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho dīghatapassiṁ nigaṇṭhaṁ bhagavā etadavoca: “kati pana, tapassi, nigaṇṭho nāṭaputto kammāni paññapeti pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā”ti?

“Na kho, āvuso gotama, āciṇṇaṁ nigaṇṭhassa nāṭaputtassa ‘kammaṁ, kamman’ti paññapetuṁ; ‘daṇḍaṁ, daṇḍan’ti kho, āvuso gotama, āciṇṇaṁ nigaṇṭhassa nāṭaputtassa paññapetun”ti.

“Kati pana, tapassi, nigaṇṭho nāṭaputto daṇḍāni paññapeti pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā”ti?

“Tīṇi kho, āvuso gotama, nigaṇṭho nāṭaputto daṇḍāni paññapeti pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyāti, seyyathidaṁ—kāyadaṇḍaṁ, vacīdaṇḍaṁ, manodaṇḍan”ti.

“Kiṁ pana, tapassi, aññadeva kāyadaṇḍaṁ, aññaṁ vacīdaṇḍaṁ, aññaṁ manodaṇḍan”ti?

“Aññadeva, āvuso gotama, kāyadaṇḍaṁ, aññaṁ vacīdaṇḍaṁ, aññaṁ manodaṇḍan”ti.

“Imesaṁ pana, tapassi, tiṇṇaṁ daṇḍānaṁ evaṁ paṭivibhattānaṁ evaṁ paṭivisiṭṭhānaṁ katamaṁ daṇḍaṁ nigaṇṭho nāṭaputto mahāsāvajjataraṁ paññapeti pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā, yadi vā kāyadaṇḍaṁ, yadi vā vacīdaṇḍaṁ, yadi vā manodaṇḍan”ti?

“Imesaṁ kho, āvuso gotama, tiṇṇaṁ daṇḍānaṁ evaṁ paṭivibhattānaṁ evaṁ paṭivisiṭṭhānaṁ kāyadaṇḍaṁ nigaṇṭho nāṭaputto mahāsāvajjataraṁ paññapeti pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā, no tathā vacīdaṇḍaṁ, no tathā manodaṇḍan”ti.

“Kāyadaṇḍanti, tapassi, vadesi”?

“Kāyadaṇḍanti, āvuso gotama, vadāmi”.

“Kāyadaṇḍanti, tapassi, vadesi”?

“Kāyadaṇḍanti, āvuso gotama, vadāmi”.

“Kāyadaṇḍanti, tapassi, vadesi”?

“Kāyadaṇḍanti, āvuso gotama, vadāmī”ti.

Itiha bhagavā dīghatapassiṁ nigaṇṭhaṁ imasmiṁ kathāvatthusmiṁ yāvatatiyakaṁ patiṭṭhāpesi.

Evaṁ vutte, dīghatapassī nigaṇṭho bhagavantaṁ etadavoca: “tvaṁ panāvuso gotama, kati daṇḍāni paññapesi pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā”ti?

“Na kho, tapassi, āciṇṇaṁ tathāgatassa ‘daṇḍaṁ, daṇḍan’ti paññapetuṁ; ‘kammaṁ, kamman’ti kho, tapassi, āciṇṇaṁ tathāgatassa paññapetun”ti?

“Tvaṁ panāvuso gotama, kati kammāni paññapesi pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā”ti?

“Tīṇi kho ahaṁ, tapassi, kammāni paññapemi pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā, seyyathidaṁ—kāyakammaṁ, vacīkammaṁ, manokamman”ti.

“Kiṁ panāvuso gotama, aññadeva kāyakammaṁ, aññaṁ vacīkammaṁ, aññaṁ manokamman”ti?

“Aññadeva, tapassi, kāyakammaṁ, aññaṁ vacīkammaṁ, aññaṁ manokamman”ti.

“Imesaṁ panāvuso gotama, tiṇṇaṁ kammānaṁ evaṁ paṭivibhattānaṁ evaṁ paṭivisiṭṭhānaṁ katamaṁ kammaṁ mahāsāvajjataraṁ paññapesi pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā, yadi vā kāyakammaṁ, yadi vā vacīkammaṁ, yadi vā manokamman”ti?

“Imesaṁ kho ahaṁ, tapassi, tiṇṇaṁ kammānaṁ evaṁ paṭivibhattānaṁ evaṁ paṭivisiṭṭhānaṁ manokammaṁ mahāsāvajjataraṁ paññapemi pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā, no tathā kāyakammaṁ, no tathā vacīkamman”ti.

“Manokammanti, āvuso gotama, vadesi”?

“Manokammanti, tapassi, vadāmi”.

“Manokammanti, āvuso gotama, vadesi”?

“Manokammanti, tapassi, vadāmi”.

“Manokammanti, āvuso gotama, vadesi”?

“Manokammanti, tapassi, vadāmī”ti.

Itiha dīghatapassī nigaṇṭho bhagavantaṁ imasmiṁ kathāvatthusmiṁ yāvatatiyakaṁ patiṭṭhāpetvā uṭṭhāyāsanā yena nigaṇṭho nāṭaputto tenupasaṅkami.

Tena kho pana samayena nigaṇṭho nāṭaputto mahatiyā gihiparisāya saddhiṁ nisinno hoti bālakiniyā parisāya upālipamukhāya. Addasā kho nigaṇṭho nāṭaputto dīghatapassiṁ nigaṇṭhaṁ dūratova āgacchantaṁ; disvāna dīghatapassiṁ nigaṇṭhaṁ etadavoca: “handa kuto nu tvaṁ, tapassi, āgacchasi divā divassā”ti?

“Ito hi kho ahaṁ, bhante, āgacchāmi samaṇassa gotamassa santikā”ti.

“Ahu pana te, tapassi, samaṇena gotamena saddhiṁ kocideva kathāsallāpo”ti?

“Ahu kho me, bhante, samaṇena gotamena saddhiṁ kocideva kathāsallāpo”ti.

“Yathā kathaṁ pana te, tapassi, ahu samaṇena gotamena saddhiṁ kocideva kathāsallāpo”ti? Atha kho dīghatapassī nigaṇṭho yāvatako ahosi bhagavatā saddhiṁ kathāsallāpo taṁ sabbaṁ nigaṇṭhassa nāṭaputtassa ārocesi. Evaṁ vutte, nigaṇṭho nāṭaputto dīghatapassiṁ nigaṇṭhaṁ etadavoca: “sādhu sādhu, tapassi. Yathā taṁ sutavatā sāvakena sammadeva satthusāsanaṁ ājānantena evameva dīghatapassinā nigaṇṭhena samaṇassa gotamassa byākataṁ. Kiñhi sobhati chavo manodaṇḍo imassa evaṁ oḷārikassa kāyadaṇḍassa upanidhāya. Atha kho kāyadaṇḍova mahāsāvajjataro pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā, no tathā vacīdaṇḍo, no tathā manodaṇḍo”ti.

Evaṁ vutte, upāli gahapati nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ etadavoca: “sādhu sādhu, bhante dīghatapassī. Variant: dīghatapassī → tapassī (bj, pts1ed) Yathā taṁ sutavatā sāvakena sammadeva satthusāsanaṁ ājānantena evamevaṁ bhadantena tapassinā samaṇassa gotamassa byākataṁ. Kiñhi sobhati chavo manodaṇḍo imassa evaṁ oḷārikassa kāyadaṇḍassa upanidhāya. Atha kho kāyadaṇḍova mahāsāvajjataro pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā, no tathā vacīdaṇḍo, no tathā manodaṇḍo.

Handa cāhaṁ, bhante, gacchāmi samaṇassa gotamassa imasmiṁ kathāvatthusmiṁ vādaṁ āropessāmi. Sace me samaṇo gotamo tathā patiṭṭhahissati yathā bhadantena tapassinā patiṭṭhāpitaṁ; seyyathāpi nāma balavā puriso dīghalomikaṁ eḷakaṁ lomesu gahetvā ākaḍḍheyya parikaḍḍheyya samparikaḍḍheyya; evamevāhaṁ samaṇaṁ gotamaṁ vādena vādaṁ ākaḍḍhissāmi parikaḍḍhissāmi samparikaḍḍhissāmi. Seyyathāpi nāma balavā soṇḍikākammakāro mahantaṁ soṇḍikākilañjaṁ gambhīre udakarahade pakkhipitvā kaṇṇe gahetvā ākaḍḍheyya parikaḍḍheyya samparikaḍḍheyya; evamevāhaṁ samaṇaṁ gotamaṁ vādena vādaṁ ākaḍḍhissāmi parikaḍḍhissāmi samparikaḍḍhissāmi. Seyyathāpi nāma balavā soṇḍikādhutto vālaṁ kaṇṇe gahetvā odhuneyya niddhuneyya nipphoṭeyya; evamevāhaṁ samaṇaṁ gotamaṁ vādena vādaṁ odhunissāmi niddhunissāmi nipphoṭessāmi. Variant: nipphoṭeyya → nicchodeyya (bj); nicchādeyya (si, pts1ed, mr); nippoṭheyya (sya1ed, sya2ed, km); niccoṭeyya (mr) | vālaṁ → thālaṁ (sya-all, mr) Seyyathāpi nāma kuñjaro saṭṭhihāyano gambhīraṁ pokkharaṇiṁ ogāhetvā sāṇadhovikaṁ nāma kīḷitajātaṁ kīḷati; evamevāhaṁ samaṇaṁ gotamaṁ sāṇadhovikaṁ maññe kīḷitajātaṁ kīḷissāmi. Handa cāhaṁ, bhante, gacchāmi samaṇassa gotamassa imasmiṁ kathāvatthusmiṁ vādaṁ āropessāmī”ti.

“Gaccha tvaṁ, gahapati, samaṇassa gotamassa imasmiṁ kathāvatthusmiṁ vādaṁ āropehi. Ahaṁ vā hi, gahapati, samaṇassa gotamassa vādaṁ āropeyyaṁ, dīghatapassī vā nigaṇṭho, tvaṁ vā”ti.

Evaṁ vutte, dīghatapassī nigaṇṭho nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ etadavoca: “na kho metaṁ, bhante, ruccati yaṁ upāli gahapati samaṇassa gotamassa vādaṁ āropeyya. Samaṇo hi, bhante, gotamo māyāvī āvaṭṭaniṁ māyaṁ jānāti yāya aññatitthiyānaṁ sāvake āvaṭṭetī”ti.

“Aṭṭhānaṁ kho etaṁ, tapassi, anavakāso yaṁ upāli gahapati samaṇassa gotamassa sāvakattaṁ upagaccheyya. Ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ samaṇo gotamo upālissa gahapatissa sāvakattaṁ upagaccheyya. Gaccha tvaṁ, gahapati, samaṇassa gotamassa imasmiṁ kathāvatthusmiṁ vādaṁ āropehi. Ahaṁ vā hi, gahapati, samaṇassa gotamassa vādaṁ āropeyyaṁ, dīghatapassī vā nigaṇṭho, tvaṁ vā”ti.

Dutiyampi kho dīghatapassī …pe… tatiyampi kho dīghatapassī nigaṇṭho nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ etadavoca: “na kho metaṁ, bhante, ruccati yaṁ upāli gahapati samaṇassa gotamassa vādaṁ āropeyya. Samaṇo hi, bhante, gotamo māyāvī āvaṭṭaniṁ māyaṁ jānāti yāya aññatitthiyānaṁ sāvake āvaṭṭetī”ti.

“Aṭṭhānaṁ kho etaṁ, tapassi, anavakāso yaṁ upāli gahapati samaṇassa gotamassa sāvakattaṁ upagaccheyya. Ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ samaṇo gotamo upālissa gahapatissa sāvakattaṁ upagaccheyya. Gaccha tvaṁ, gahapati, samaṇassa gotamassa imasmiṁ kathāvatthusmiṁ vādaṁ āropehi. Ahaṁ vā hi, gahapati, samaṇassa gotamassa vādaṁ āropeyyaṁ, dīghatapassī vā nigaṇṭho, tvaṁ vā”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho upāli gahapati nigaṇṭhassa nāṭaputtassa paṭissutvā uṭṭhāyāsanā nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā yena pāvārikambavanaṁ yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho upāli gahapati bhagavantaṁ etadavoca: “āgamā nu khvidha, bhante, dīghatapassī nigaṇṭho”ti?

“Āgamā khvidha, gahapati, dīghatapassī nigaṇṭho”ti.

“Ahu kho pana te, bhante, dīghatapassinā nigaṇṭhena saddhiṁ kocideva kathāsallāpo”ti?

“Ahu kho me, gahapati, dīghatapassinā nigaṇṭhena saddhiṁ kocideva kathāsallāpo”ti.

“Yathā kathaṁ pana te, bhante, ahu dīghatapassinā nigaṇṭhena saddhiṁ kocideva kathāsallāpo”ti?

Atha kho bhagavā yāvatako ahosi dīghatapassinā nigaṇṭhena saddhiṁ kathāsallāpo taṁ sabbaṁ upālissa gahapatissa ārocesi.

Evaṁ vutte, upāli gahapati bhagavantaṁ etadavoca: “sādhu sādhu, bhante tapassī. Yathā taṁ sutavatā sāvakena sammadeva satthusāsanaṁ ājānantena evamevaṁ dīghatapassinā nigaṇṭhena bhagavato byākataṁ. Kiñhi sobhati chavo manodaṇḍo imassa evaṁ oḷārikassa kāyadaṇḍassa upanidhāya? Atha kho kāyadaṇḍova mahāsāvajjataro pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā, no tathā vacīdaṇḍo, no tathā manodaṇḍo”ti.

“Sace kho tvaṁ, gahapati, sacce patiṭṭhāya manteyyāsi siyā no ettha kathāsallāpo”ti.

“Sacce ahaṁ, bhante, patiṭṭhāya mantessāmi; hotu no ettha kathāsallāpo”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, gahapati, idhassa nigaṇṭho ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno sītodakapaṭikkhitto uṇhodakapaṭisevī. So sītodakaṁ alabhamāno kālaṁ kareyya. Imassa pana, gahapati, nigaṇṭho nāṭaputto katthūpapattiṁ paññapetī”ti?

“Atthi, bhante, manosattā nāma devā tattha so upapajjati”. “Taṁ kissa hetu”? “Asu hi, bhante, manopaṭibaddho kālaṁ karotī”ti.

“Manasi karohi, gahapati, manasi karitvā kho, gahapati, byākarohi. Variant: “Manasi karohi, gahapati → gahapati gahapati (si, pts1ed), gahapati gahapati manasikarohi (sya-all, km), gahapati manasi karohi (mr) Na kho te sandhiyati purimena vā pacchimaṁ, pacchimena vā purimaṁ. Bhāsitā kho pana te, gahapati, esā vācā: ‘sacce ahaṁ, bhante, patiṭṭhāya mantessāmi, hotu no ettha kathāsallāpo’”ti.

“Kiñcāpi, bhante, bhagavā evamāha, atha kho kāyadaṇḍova mahāsāvajjataro pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā, no tathā vacīdaṇḍo, no tathā manodaṇḍo”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, gahapati, idhassa nigaṇṭho nāṭaputto cātuyāmasaṁvarasaṁvuto sabbavārivārito sabbavāriyutto sabbavāridhuto sabbavāriphuṭo. So abhikkamanto paṭikkamanto bahū khuddake pāṇe saṅghātaṁ āpādeti. Imassa pana, gahapati, nigaṇṭho nāṭaputto kaṁ vipākaṁ paññapetī”ti?

“Asañcetanikaṁ, bhante, nigaṇṭho nāṭaputto no mahāsāvajjaṁ paññapetī”ti.

“Sace pana, gahapati, cetetī”ti?

“Mahāsāvajjaṁ, bhante, hotī”ti.

“Cetanaṁ pana, gahapati, nigaṇṭho nāṭaputto kismiṁ paññapetī”ti?

“Manodaṇḍasmiṁ, bhante”ti.

“Manasi karohi, gahapati, manasi karitvā kho, gahapati, byākarohi. Na kho te sandhiyati purimena vā pacchimaṁ, pacchimena vā purimaṁ. Bhāsitā kho pana te, gahapati, esā vācā: ‘sacce ahaṁ, bhante, patiṭṭhāya mantessāmi; hotu no ettha kathāsallāpo’”ti.

“Kiñcāpi, bhante, bhagavā evamāha, atha kho kāyadaṇḍova mahāsāvajjataro pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā, no tathā vacīdaṇḍo, no tathā manodaṇḍo”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, gahapati, ayaṁ nāḷandā iddhā ceva phītā ca bahujanā ākiṇṇamanussā”ti?

“Evaṁ, bhante, ayaṁ nāḷandā iddhā ceva phītā ca bahujanā ākiṇṇamanussā”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, gahapati, idha puriso āgaccheyya ukkhittāsiko. So evaṁ vadeyya: ‘ahaṁ yāvatikā imissā nāḷandāya pāṇā te ekena khaṇena ekena muhuttena ekaṁ maṁsakhalaṁ ekaṁ maṁsapuñjaṁ karissāmī’ti. Taṁ kiṁ maññasi, gahapati, pahoti nu kho so puriso yāvatikā imissā nāḷandāya pāṇā te ekena khaṇena ekena muhuttena ekaṁ maṁsakhalaṁ ekaṁ maṁsapuñjaṁ kātun”ti?

“Dasapi, bhante, purisā, vīsampi, bhante, purisā, tiṁsampi, bhante, purisā, cattārīsampi, bhante, purisā, paññāsampi, bhante, purisā nappahonti yāvatikā imissā nāḷandāya pāṇā te ekena khaṇena ekena muhuttena ekaṁ maṁsakhalaṁ ekaṁ maṁsapuñjaṁ kātuṁ. Kiñhi sobhati eko chavo puriso”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, gahapati, idha āgaccheyya samaṇo vā brāhmaṇo vā iddhimā cetovasippatto. So evaṁ vadeyya: ‘ahaṁ imaṁ nāḷandaṁ ekena manopadosena bhasmaṁ karissāmī’ti. Taṁ kiṁ maññasi, gahapati, pahoti nu kho so samaṇo vā brāhmaṇo vā iddhimā cetovasippatto imaṁ nāḷandaṁ ekena manopadosena bhasmaṁ kātun”ti?

“Dasapi, bhante, nāḷandā, vīsampi nāḷandā, tiṁsampi nāḷandā, cattārīsampi nāḷandā, paññāsampi nāḷandā pahoti so samaṇo vā brāhmaṇo vā iddhimā cetovasippatto ekena manopadosena bhasmaṁ kātuṁ. Kiñhi sobhati ekā chavā nāḷandā”ti.

“Manasi karohi, gahapati, manasi karitvā kho, gahapati, byākarohi. Na kho te sandhiyati purimena vā pacchimaṁ, pacchimena vā purimaṁ. Bhāsitā kho pana te, gahapati, esā vācā: ‘sacce ahaṁ, bhante, patiṭṭhāya mantessāmi; hotu no ettha kathāsallāpo’”ti.

“Kiñcāpi, bhante, bhagavā evamāha, atha kho kāyadaṇḍova mahāsāvajjataro pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā, no tathā vacīdaṇḍo, no tathā manodaṇḍo”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, gahapati, sutaṁ te daṇḍakīraññaṁ kāliṅgāraññaṁ majjhāraññaṁ mātaṅgāraññaṁ araññaṁ araññabhūtan”ti? Variant: majjhāraññaṁ → mejjhāraññaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed)

“Evaṁ, bhante, sutaṁ me daṇḍakīraññaṁ kāliṅgāraññaṁ majjhāraññaṁ mātaṅgāraññaṁ araññaṁ araññabhūtan”ti.

“Taṁ kiṁ maññasi, gahapati, kinti te sutaṁ kena taṁ daṇḍakīraññaṁ kāliṅgāraññaṁ majjhāraññaṁ mātaṅgāraññaṁ araññaṁ araññabhūtan”ti?

“Sutaṁ metaṁ, bhante, isīnaṁ manopadosena taṁ daṇḍakīraññaṁ kāliṅgāraññaṁ majjhāraññaṁ mātaṅgāraññaṁ araññaṁ araññabhūtan”ti.

“Manasi karohi, gahapati, manasi karitvā kho, gahapati, byākarohi. Na kho te sandhiyati purimena vā pacchimaṁ, pacchimena vā purimaṁ. Bhāsitā kho pana te, gahapati, esā vācā: ‘sacce ahaṁ, bhante, patiṭṭhāya mantessāmi; hotu no ettha kathāsallāpo’”ti.

“Purimenevāhaṁ, bhante, opammena bhagavato attamano abhiraddho. Api cāhaṁ imāni bhagavato vicitrāni pañhapaṭibhānāni sotukāmo, evāhaṁ bhagavantaṁ paccanīkaṁ kātabbaṁ amaññissaṁ.

Abhikkantaṁ, bhante, abhikkantaṁ, bhante. Seyyathāpi, bhante, nikkujjitaṁ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṁ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṁ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṁ dhāreyya: ‘cakkhumanto rūpāni dakkhantī’ti; evamevaṁ bhagavatā anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṁ, bhante, bhagavantaṁ saraṇaṁ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṁ maṁ bhagavā dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gatan”ti.

“Anuviccakāraṁ kho, gahapati, karohi, anuviccakāro tumhādisānaṁ ñātamanussānaṁ sādhu hotī”ti.

“Imināpāhaṁ, bhante, bhagavato bhiyyoso mattāya attamano abhiraddho yaṁ maṁ bhagavā evamāha: ‘anuviccakāraṁ kho, gahapati, karohi, anuviccakāro tumhādisānaṁ ñātamanussānaṁ sādhu hotī’ti. Mañhi, bhante, aññatitthiyā sāvakaṁ labhitvā kevalakappaṁ nāḷandaṁ paṭākaṁ parihareyyuṁ: ‘upāli amhākaṁ gahapati sāvakattaṁ upagato’ti. Atha ca pana maṁ bhagavā evamāha: ‘anuviccakāraṁ kho, gahapati, karohi, anuviccakāro tumhādisānaṁ ñātamanussānaṁ sādhu hotī’ti.

Esāhaṁ, bhante, dutiyampi bhagavantaṁ saraṇaṁ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṁ maṁ bhagavā dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gatan”ti.

“Dīgharattaṁ kho te, gahapati, nigaṇṭhānaṁ opānabhūtaṁ kulaṁ yena nesaṁ upagatānaṁ piṇḍakaṁ dātabbaṁ maññeyyāsī”ti.

“Imināpāhaṁ, bhante, bhagavato bhiyyoso mattāya attamano abhiraddho yaṁ maṁ bhagavā evamāha: ‘dīgharattaṁ kho te, gahapati, nigaṇṭhānaṁ opānabhūtaṁ kulaṁ yena nesaṁ upagatānaṁ piṇḍakaṁ dātabbaṁ maññeyyāsī’ti. Sutaṁ metaṁ, bhante, samaṇo gotamo evamāha: ‘mayhameva dānaṁ dātabbaṁ, nāññesaṁ dānaṁ dātabbaṁ; mayhameva sāvakānaṁ dānaṁ dātabbaṁ, nāññesaṁ sāvakānaṁ dānaṁ dātabbaṁ; mayhameva dinnaṁ mahapphalaṁ, nāññesaṁ dinnaṁ mahapphalaṁ; mayhameva sāvakānaṁ dinnaṁ mahapphalaṁ, nāññesaṁ sāvakānaṁ dinnaṁ mahapphalan’ti. Atha ca pana maṁ bhagavā nigaṇṭhesupi dāne samādapeti. Api ca, bhante, mayamettha kālaṁ jānissāma.

Esāhaṁ, bhante, tatiyampi bhagavantaṁ saraṇaṁ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṁ maṁ bhagavā dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gatan”ti.

Atha kho bhagavā upālissa gahapatissa anupubbiṁ kathaṁ kathesi, seyyathidaṁ—Variant: anupubbiṁ kathaṁ → ānupubbīkathaṁ (bj); anupubbikathaṁ (sya-all, km, mr); ānupubbikathaṁ (pts1ed) dānakathaṁ sīlakathaṁ saggakathaṁ, kāmānaṁ ādīnavaṁ okāraṁ saṅkilesaṁ, nekkhamme ānisaṁsaṁ pakāsesi. Yadā bhagavā aññāsi upāliṁ gahapatiṁ kallacittaṁ muducittaṁ vinīvaraṇacittaṁ udaggacittaṁ pasannacittaṁ, atha yā buddhānaṁ sāmukkaṁsikā dhammadesanā taṁ pakāsesi—dukkhaṁ, samudayaṁ, nirodhaṁ, maggaṁ. Seyyathāpi nāma suddhaṁ vatthaṁ apagatakāḷakaṁ sammadeva rajanaṁ paṭiggaṇheyya; evameva upālissa gahapatissa tasmiṁyeva āsane virajaṁ vītamalaṁ dhammacakkhuṁ udapādi: “yaṁ kiñci samudayadhammaṁ sabbaṁ taṁ nirodhadhamman”ti. Atha kho upāli gahapati diṭṭhadhammo pattadhammo viditadhammo pariyogāḷhadhammo tiṇṇavicikiccho vigatakathaṅkatho vesārajjappatto aparappaccayo satthusāsane bhagavantaṁ etadavoca:

“handa ca dāni mayaṁ, bhante, gacchāma, bahukiccā mayaṁ bahukaraṇīyā”ti.

“Yassadāni tvaṁ, gahapati, kālaṁ maññasī”ti.

Atha kho upāli gahapati bhagavato bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā yena sakaṁ nivesanaṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā dovārikaṁ āmantesi: “ajjatagge, samma dovārika, āvarāmi dvāraṁ nigaṇṭhānaṁ nigaṇṭhīnaṁ, anāvaṭaṁ dvāraṁ bhagavato bhikkhūnaṁ bhikkhunīnaṁ upāsakānaṁ upāsikānaṁ. Sace koci nigaṇṭho āgacchati tamenaṁ tvaṁ evaṁ vadeyyāsi: ‘tiṭṭha, bhante, mā pāvisi. Ajjatagge upāli gahapati samaṇassa gotamassa sāvakattaṁ upagato. Āvaṭaṁ dvāraṁ nigaṇṭhānaṁ nigaṇṭhīnaṁ, anāvaṭaṁ dvāraṁ bhagavato bhikkhūnaṁ bhikkhunīnaṁ upāsakānaṁ upāsikānaṁ. Sace te, bhante, piṇḍakena attho, ettheva tiṭṭha, ettheva te āharissantī’”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho dovāriko upālissa gahapatissa paccassosi.

Assosi kho dīghatapassī nigaṇṭho: “upāli kira gahapati samaṇassa gotamassa sāvakattaṁ upagato”ti. Atha kho dīghatapassī nigaṇṭho yena nigaṇṭho nāṭaputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ etadavoca: “sutaṁ metaṁ, bhante, upāli kira gahapati samaṇassa gotamassa sāvakattaṁ upagato”ti.

“Aṭṭhānaṁ kho etaṁ, tapassi, anavakāso yaṁ upāli gahapati samaṇassa gotamassa sāvakattaṁ upagaccheyya. Ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ samaṇo gotamo upālissa gahapatissa sāvakattaṁ upagaccheyyā”ti.

Dutiyampi kho dīghatapassī nigaṇṭho …pe… tatiyampi kho dīghatapassī nigaṇṭho nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ etadavoca: “sutaṁ metaṁ, bhante …

pe… upālissa gahapatissa sāvakattaṁ upagaccheyyā”ti.

“Handāhaṁ, bhante, gacchāmi yāva jānāmi yadi vā upāli gahapati samaṇassa gotamassa sāvakattaṁ upagato yadi vā no”ti.

“Gaccha tvaṁ, tapassi, jānāhi yadi vā upāli gahapati samaṇassa gotamassa sāvakattaṁ upagato yadi vā no”ti.

Atha kho dīghatapassī nigaṇṭho yena upālissa gahapatissa nivesanaṁ tenupasaṅkami. Addasā kho dovāriko dīghatapassiṁ nigaṇṭhaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna dīghatapassiṁ nigaṇṭhaṁ etadavoca: “tiṭṭha, bhante, mā pāvisi. Ajjatagge upāli gahapati samaṇassa gotamassa sāvakattaṁ upagato. Āvaṭaṁ dvāraṁ nigaṇṭhānaṁ nigaṇṭhīnaṁ, anāvaṭaṁ dvāraṁ bhagavato bhikkhūnaṁ bhikkhunīnaṁ upāsakānaṁ upāsikānaṁ. Sace te, bhante, piṇḍakena attho, ettheva tiṭṭha, ettheva te āharissantī”ti.

“Na me, āvuso, piṇḍakena attho”ti vatvā tato paṭinivattitvā yena nigaṇṭho nāṭaputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ etadavoca: “saccaṁyeva kho, bhante, yaṁ upāli gahapati samaṇassa gotamassa sāvakattaṁ upagato. Etaṁ kho te ahaṁ, bhante, nālatthaṁ, na kho me, bhante, ruccati yaṁ upāli gahapati samaṇassa gotamassa vādaṁ āropeyya. Samaṇo hi, bhante, gotamo māyāvī āvaṭṭaniṁ māyaṁ jānāti yāya aññatitthiyānaṁ sāvake āvaṭṭetīti. Āvaṭṭo kho te, bhante, upāli gahapati samaṇena gotamena āvaṭṭaniyā māyāyā”ti.

“Aṭṭhānaṁ kho etaṁ, tapassi, anavakāso yaṁ upāli gahapati samaṇassa gotamassa sāvakattaṁ upagaccheyya. Ṭhānañca kho etaṁ vijjati yaṁ samaṇo gotamo upālissa gahapatissa sāvakattaṁ upagaccheyyā”ti.

Dutiyampi kho dīghatapassī nigaṇṭho nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ etadavoca: “saccaṁyeva, bhante …pe… upālissa gahapatissa sāvakattaṁ upagaccheyyā”ti. Tatiyampi kho dīghatapassī nigaṇṭho nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ etadavoca: “saccaṁyeva kho, bhante …

pe… upālissa gahapatissa sāvakattaṁ upagaccheyyā”ti.

“Handa cāhaṁ, tapassi, gacchāmi yāva cāhaṁ sāmaṁyeva jānāmi yadi vā upāli gahapati samaṇassa gotamassa sāvakattaṁ upagato yadi vā no”ti.

Atha kho nigaṇṭho nāṭaputto mahatiyā nigaṇṭhaparisāya saddhiṁ yena upālissa gahapatissa nivesanaṁ tenupasaṅkami. Addasā kho dovāriko nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ etadavoca: “tiṭṭha, bhante, mā pāvisi. Ajjatagge upāli gahapati samaṇassa gotamassa sāvakattaṁ upagato. Āvaṭaṁ dvāraṁ nigaṇṭhānaṁ nigaṇṭhīnaṁ, anāvaṭaṁ dvāraṁ bhagavato bhikkhūnaṁ bhikkhunīnaṁ upāsakānaṁ upāsikānaṁ. Sace te, bhante, piṇḍakena attho, ettheva tiṭṭha, ettheva te āharissantī”ti.

“Tena hi, samma dovārika, yena upāli gahapati tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā upāliṁ gahapatiṁ evaṁ vadehi: ‘nigaṇṭho, bhante, nāṭaputto mahatiyā nigaṇṭhaparisāya saddhiṁ bahidvārakoṭṭhake ṭhito; so te dassanakāmo’”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho dovāriko nigaṇṭhassa nāṭaputtassa paṭissutvā yena upāli gahapati tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā upāliṁ gahapatiṁ etadavoca: “nigaṇṭho, bhante, nāṭaputto mahatiyā nigaṇṭhaparisāya saddhiṁ bahidvārakoṭṭhake ṭhito; so te dassanakāmo”ti. “Tena hi, samma dovārika, majjhimāya dvārasālāya āsanāni paññapehī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho dovāriko upālissa gahapatissa paṭissutvā majjhimāya dvārasālāya āsanāni paññapetvā yena upāli gahapati tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā upāliṁ gahapatiṁ etadavoca: “paññattāni kho, bhante, majjhimāya dvārasālāya āsanāni. Yassadāni kālaṁ maññasī”ti.

Atha kho upāli gahapati yena majjhimā dvārasālā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā yaṁ tattha āsanaṁ aggañca seṭṭhañca uttamañca paṇītañca tattha sāmaṁ nisīditvā dovārikaṁ āmantesi: “tena hi, samma dovārika, yena nigaṇṭho nāṭaputto tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ evaṁ vadehi: ‘upāli, bhante, gahapati evamāha—pavisa kira, bhante, sace ākaṅkhasī’”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho dovāriko upālissa gahapatissa paṭissutvā yena nigaṇṭho nāṭaputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ etadavoca: “upāli, bhante, gahapati evamāha: ‘pavisa kira, bhante, sace ākaṅkhasī’”ti.

Atha kho nigaṇṭho nāṭaputto mahatiyā nigaṇṭhaparisāya saddhiṁ yena majjhimā dvārasālā tenupasaṅkami. Atha kho upāli gahapati—yaṁ sudaṁ pubbe yato passati nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ dūratova āgacchantaṁ disvāna tato paccuggantvā yaṁ tattha āsanaṁ aggañca seṭṭhañca uttamañca paṇītañca taṁ uttarāsaṅgena sammajjitvā pariggahetvā nisīdāpeti so—Variant: sammajjitvā → pamajjitvā (bj, pts1ed); saṁmajjitvā (sya-all) dāni yaṁ tattha āsanaṁ aggañca seṭṭhañca uttamañca paṇītañca tattha sāmaṁ nisīditvā nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ etadavoca: “saṁvijjanti kho, bhante, āsanāni; sace ākaṅkhasi, nisīdā”ti.

Evaṁ vutte, nigaṇṭho nāṭaputto upāliṁ gahapatiṁ etadavoca: “ummattosi tvaṁ, gahapati, dattosi tvaṁ, gahapati. ‘Gacchāmahaṁ, bhante, samaṇassa gotamassa vādaṁ āropessāmī’ti gantvā mahatāsi vādasaṅghāṭena paṭimukko āgato. Seyyathāpi, gahapati, puriso aṇḍahārako gantvā ubbhatehi aṇḍehi āgaccheyya, seyyathā vā pana gahapati puriso akkhikahārako gantvā ubbhatehi akkhīhi āgaccheyya; evameva kho tvaṁ, gahapati, ‘gacchāmahaṁ, bhante, samaṇassa gotamassa vādaṁ āropessāmī’ti gantvā mahatāsi vādasaṅghāṭena paṭimukko āgato. Āvaṭṭosi kho tvaṁ, gahapati, samaṇena gotamena āvaṭṭaniyā māyāyā”ti.

“Bhaddikā, bhante, āvaṭṭanī māyā; kalyāṇī, bhante, āvaṭṭanī māyā; piyā me, bhante, ñātisālohitā imāya āvaṭṭaniyā āvaṭṭeyyuṁ; piyānampi me assa ñātisālohitānaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya; sabbe cepi, bhante, khattiyā imāya āvaṭṭaniyā āvaṭṭeyyuṁ; sabbesānampissa khattiyānaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya; sabbe cepi, bhante, brāhmaṇā …pe… vessā …pe… suddā imāya āvaṭṭaniyā āvaṭṭeyyuṁ; sabbesānampissa suddānaṁ dīgharattaṁ hitāya sukhāya; sadevako cepi, bhante, loko samārako sabrahmako sassamaṇabrāhmaṇī pajā sadevamanussā imāya āvaṭṭaniyā āvaṭṭeyyuṁ; sadevakassapissa lokassa samārakassa sabrahmakassa sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya dīgharattaṁ hitāya sukhāyāti. Tena hi, bhante, upamaṁ te karissāmi. Upamāyapidhekacce viññū purisā bhāsitassa atthaṁ ājānanti.

Bhūtapubbaṁ, bhante, aññatarassa brāhmaṇassa jiṇṇassa vuḍḍhassa mahallakassa daharā māṇavikā pajāpatī ahosi gabbhinī upavijaññā. Atha kho, bhante, sā māṇavikā taṁ brāhmaṇaṁ etadavoca, ‘gaccha tvaṁ, brāhmaṇa, āpaṇā makkaṭacchāpakaṁ kiṇitvā ānehi, yo me kumārakassa kīḷāpanako bhavissatī’ti.

Evaṁ vutte, so brāhmaṇo taṁ māṇavikaṁ etadavoca: ‘āgamehi tāva, bhoti, yāva vijāyati. Sace tvaṁ, bhoti, kumārakaṁ vijāyissasi, tassā te ahaṁ āpaṇā makkaṭacchāpakaṁ kiṇitvā ānessāmi, yo te kumārakassa kīḷāpanako bhavissati. Sace pana tvaṁ, bhoti, kumārikaṁ vijāyissasi, tassā te ahaṁ āpaṇā makkaṭacchāpikaṁ kiṇitvā ānessāmi, yā te kumārikāya kīḷāpanikā bhavissatī’ti.

Dutiyampi kho, bhante, sā māṇavikā …pe… tatiyampi kho, bhante, sā māṇavikā taṁ brāhmaṇaṁ etadavoca: ‘gaccha tvaṁ, brāhmaṇa, āpaṇā makkaṭacchāpakaṁ kiṇitvā ānehi, yo me kumārakassa kīḷāpanako bhavissatī’ti.

Atha kho, bhante, so brāhmaṇo tassā māṇavikāya sāratto paṭibaddhacitto āpaṇā makkaṭacchāpakaṁ kiṇitvā ānetvā taṁ māṇavikaṁ etadavoca: ‘ayaṁ te, bhoti, āpaṇā makkaṭacchāpako kiṇitvā ānīto, yo te kumārakassa kīḷāpanako bhavissatī’ti.

Evaṁ vutte, bhante, sā māṇavikā taṁ brāhmaṇaṁ etadavoca: ‘gaccha tvaṁ, brāhmaṇa, imaṁ makkaṭacchāpakaṁ ādāya yena rattapāṇi rajakaputto tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā rattapāṇiṁ rajakaputtaṁ evaṁ vadehi—icchāmahaṁ, samma rattapāṇi, imaṁ makkaṭacchāpakaṁ pītāvalepanaṁ nāma raṅgajātaṁ rajitaṁ ākoṭitapaccākoṭitaṁ ubhatobhāgavimaṭṭhan’ti.

Atha kho, bhante, so brāhmaṇo tassā māṇavikāya sāratto paṭibaddhacitto taṁ makkaṭacchāpakaṁ ādāya yena rattapāṇi rajakaputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā rattapāṇiṁ rajakaputtaṁ etadavoca: ‘icchāmahaṁ, samma rattapāṇi, imaṁ makkaṭacchāpakaṁ pītāvalepanaṁ nāma raṅgajātaṁ rajitaṁ ākoṭitapaccākoṭitaṁ ubhatobhāgavimaṭṭhan’ti.

Evaṁ vutte, bhante, rattapāṇi rajakaputto taṁ brāhmaṇaṁ etadavoca: ‘ayaṁ kho te, bhante, makkaṭacchāpako raṅgakkhamo hi kho, no ākoṭanakkhamo, no vimajjanakkhamo’ti.

Evameva kho, bhante, bālānaṁ nigaṇṭhānaṁ vādo raṅgakkhamo hi kho bālānaṁ no paṇḍitānaṁ, no anuyogakkhamo, no vimajjanakkhamo.

Atha kho, bhante, so brāhmaṇo aparena samayena navaṁ dussayugaṁ ādāya yena rattapāṇi rajakaputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā rattapāṇiṁ rajakaputtaṁ etadavoca: ‘icchāmahaṁ, samma rattapāṇi, imaṁ navaṁ dussayugaṁ pītāvalepanaṁ nāma raṅgajātaṁ rajitaṁ ākoṭitapaccākoṭitaṁ ubhatobhāgavimaṭṭhan’ti.

Evaṁ vutte, bhante, rattapāṇi rajakaputto taṁ brāhmaṇaṁ etadavoca: ‘idaṁ kho te, bhante, navaṁ dussayugaṁ raṅgakkhamañceva ākoṭanakkhamañca vimajjanakkhamañcā’ti.

Evameva kho, bhante, tassa bhagavato vādo arahato sammāsambuddhassa raṅgakkhamo ceva paṇḍitānaṁ no bālānaṁ, anuyogakkhamo ca vimajjanakkhamo cā”ti.

“Sarājikā kho, gahapati, parisā evaṁ jānāti: ‘upāli gahapati nigaṇṭhassa nāṭaputtassa sāvako’ti. Kassa taṁ, gahapati, sāvakaṁ dhāremā”ti?

Evaṁ vutte, upāli gahapati uṭṭhāyāsanā ekaṁsaṁ uttarāsaṅgaṁ karitvā yena bhagavā tenañjaliṁ paṇāmetvā nigaṇṭhaṁ nāṭaputtaṁ etadavoca: “tena hi, bhante, suṇohi yassāhaṁ sāvako”ti:

“Dhīrassa vigatamohassa, Pabhinnakhīlassa vijitavijayassa; Anīghassa susamacittassa, Vuddhasīlassa sādhupaññassa; Vesamantarassa vimalassa, Variant: Vesamantarassa → vessantarassa (bj, pts1ed) Bhagavato tassa sāvakohamasmi.

Akathaṅkathissa tusitassa, Vantalokāmisassa muditassa; Katasamaṇassa manujassa, Antimasārīrassa narassa; Anopamassa virajassa, Bhagavato tassa sāvakohamasmi.

Asaṁsayassa kusalassa, Venayikassa sārathivarassa; Anuttarassa ruciradhammassa, Nikkaṅkhassa pabhāsakassa; Variant: pabhāsakassa → pabhāsakarassa (bj, sya-all, pts1ed) Mānacchidassa vīrassa, Bhagavato tassa sāvakohamasmi.

Nisabhassa appameyyassa, Gambhīrassa monapattassa; Khemaṅkarassa vedassa, Dhammaṭṭhassa saṁvutattassa; Saṅgātigassa muttassa, Bhagavato tassa sāvakohamasmi.

Nāgassa pantasenassa, Khīṇasaṁyojanassa muttassa; Paṭimantakassa dhonassa, Variant: Paṭimantakassa → paṭimantassa (mr) Pannadhajassa vītarāgassa; Dantassa nippapañcassa, Bhagavato tassa sāvakohamasmi.

Isisattamassa akuhassa, Tevijjassa brahmapattassa; Nhātakassa padakassa, Variant: Nhātakassa → nahātakassa (bj, pts1ed); ṇhātakassa (cck) Passaddhassa viditavedassa; Purindadassa sakkassa, Bhagavato tassa sāvakohamasmi.

Ariyassa bhāvitattassa, Pattipattassa veyyākaraṇassa; Satimato vipassissa, Anabhinatassa no apanatassa; Anejassa vasippattassa, Bhagavato tassa sāvakohamasmi.

Samuggatassa jhāyissa, Variant: Samuggatassa → sammaggatassa (bj, sya-all, pts1ed) Ananugatantarassa suddhassa; Asitassa hitassa, Variant: hitassa → appahīnassa (bj, pts1ed); appabhītassa (sya-all) Pavivittassa aggappattassa; Tiṇṇassa tārayantassa, Bhagavato tassa sāvakohamasmi.

Santassa bhūripaññassa, Mahāpaññassa vītalobhassa; Tathāgatassa sugatassa, Appaṭipuggalassa asamassa; Visāradassa nipuṇassa, Bhagavato tassa sāvakohamasmi.

Taṇhacchidassa buddhassa, Vītadhūmassa anupalittassa; Āhuneyyassa yakkhassa, Uttamapuggalassa atulassa; Mahato yasaggapattassa, Bhagavato tassa sāvakohamasmī”ti.

“Kadā saññūḷhā pana te, gahapati, ime samaṇassa gotamassa vaṇṇā”ti?

“Seyyathāpi, bhante, nānāpupphānaṁ mahāpuppharāsi, tamenaṁ dakkho mālākāro vā mālākārantevāsī vā vicittaṁ mālaṁ gantheyya; evameva kho, bhante, so bhagavā anekavaṇṇo anekasatavaṇṇo. Ko hi, bhante, vaṇṇārahassa vaṇṇaṁ na karissatī”ti?

Atha kho nigaṇṭhassa nāṭaputtassa bhagavato sakkāraṁ asahamānassa tattheva uṇhaṁ lohitaṁ mukhato uggacchīti. Variant: uggacchīti → uggañchi (bj); uggañchīti (sya-all, pts1ed)

Upālisuttaṁ niṭṭhitaṁ chaṭṭhaṁ.

Upāli Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC