Laṭukikopama Sutta
.
Kinh Ví dụ con chim cáy
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở tại Anguttarapa (Ương-già Bắc Phương Thủy). Apana là một thị tứ của Anguttarapa.
Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Apana để khất thực. Khất thực ở Apana xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến một khu rừng để trú ban ngày. Thế Tôn đi sâu vào khu rừng này, ngồi dưới một gốc cây để trú ban ngày.
Tôn giả Udayi (Ưu-đa-di) buổi sáng cũng đắp y, cầm y bát đi vào Apana để khất thực. Khất thực ở Apana xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Tôn giả đi đến một khu rừng để trú ban ngày. Tôn giả đi sâu vào khu rừng này, và ngồi dưới một gốc cây để trú ban ngày.
Rồi Tôn giả Udayi, trong khi độc cư Thiền tịnh, sự suy tư sau đây đã khởi lên trong tâm trí Tôn giả: “Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều bất thiện pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều thiện pháp cho chúng ta”.
Rồi Tôn giả Udayi vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Udayi bạch Thế Tôn:
— Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi con đang độc cư Thiền tịnh, sự suy tư sau đây đã khởi lên trong tâm trí con: “Như Lai thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta… Như Lai thật sự là vị đã mang lại nhiều thiện pháp cho chúng ta”. Bạch Thế Tôn, thuở trước chúng con thường ăn buổi chiều, buổi sáng, ban ngày và phi thời. Bạch Thế Tôn, thời ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và bảo: “Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ ăn ban ngày phi thời”. Bạch Thế Tôn, do vậy con cảm thấy thất vọng, con cảm thấy sầu muộn, nghĩ rằng: “Những món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, các tín chủ cúng dường cho chúng ta ban ngày và phi thời. Nay Thế Tôn dạy chúng ta phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng ta phải từ bỏ”. Bạch Thế Tôn, giữa chúng con, những ai nhìn Thế Tôn với lòng ái mộ, với lòng tôn kính và với lòng tàm quý, liền từ bỏ ăn ban ngày phi thời.
Rồi bạch Thế Tôn, chúng con thường ăn buổi chiều và buổi sáng. Bạch Thế Tôn, thời ấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và bảo: “Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ ăn ban đêm phi thời”. Bạch Thế Tôn, do vậy con cảm thấy thất vọng, con cảm thấy sầu muộn, nghĩ rằng: “Buổi ăn này gọi là có thượng vị hơn trong hai buổi ăn này của chúng ta. Thế Tôn dạy chúng ta phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng ta phải từ bỏ”. Bạch Thế Tôn, thuở xưa có người được một món ăn cúng ban ngày bèn nói: “Hãy để món ăn này một bên, và ban đêm tất cả chúng ta cùng ăn với nhau”. Bạch Thế Tôn, phàm mọi sự nấu nướng, tất cả đều làm ban đêm, rất ít làm ban ngày. Bạch Thế Tôn, giữa chúng con, những ai nhìn Thế Tôn với lòng ái mộ, với lòng tôn kính và với lòng tàm quý, liền từ bỏ ăn ban đêm phi thời.
Thuở trước, bạch Thế Tôn, các vị Tỷ-kheo thường đi khất thực trong đêm đen tối tăm, họ bước lầm vào vũng nước nhớp, rơi vào vũng nước nhớp, đi lầm vào hàng rào gai, đi lầm vào chỗ con bò cái đang ngủ, gặp các loại đạo tặc đã hành sự hay chưa hành sự, gặp các người đàn bà mời mọc một cách bất chánh. Thuở trước, bạch Thế Tôn, con đi khất thực trong đêm đen tối tăm. Một người đàn bà đang rửa chén bát, thấy con trong khi trời chớp nhoáng, liền hoảng sợ và hét lớn: “Ôi kinh khủng thay cho tôi, có con quỷ (chạy) theo tôi!” Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, con nói với người đàn bà ấy: “Này chị, không phải quỷ đâu. Ðây là Tỷ-kheo đang đứng khất thực”. “Cha Tỷ-kheo hãy chết đi! Mẹ Tỷ-kheo hãy chết đi! Này Tỷ-kheo, thật tốt hơn cho Ông nếu Ông lấy con dao sắc bén của người đồ tể cắt bụng của Ông, còn hơn là vì lỗ bụng đi khất thực trong ban đêm tối tăm”. Bạch Thế Tôn, khi con nhớ như vậy, con suy nghĩ như sau: “Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều bất thiện pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều thiện pháp cho chúng ta”.
— Tuy vậy, này Udayi, ở đây có một số người ngu si; khi Ta nói: “Hãy từ bỏ việc này”, liền nói như sau: “Có sá gì sự việc tiểu tiết, nhỏ mọn này. Sa-môn này đặt quá nặng về cấm đoán đoạn giảm”. Họ không chịu từ bỏ và gây lên bất mãn chống Ta và chống những Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sự việc ấy, này Udayi, đối với họ, trở thành một trói buộc mạnh mẽ, một trói buộc vững chắc, một trói buộc kiên cường, một trói buộc không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
Ví như, này Udayi, có con chim cáy mái nhỏ bị tấm lưới bằng dây leo trói chặt, ở đây con chim có thể bị hại, hay bị bắt nhốt, hay bị chết. Này Udayi, nếu có ai nói như sau: “Con chim cáy mái nhỏ ấy bị tấm lưới làm bằng dây leo trói chặt, ở đây, con chim có thể bị sát hại, hay bị bắt nhốt, hay bị chết. Tuy vậy đối với con chim kia, lưới ấy không có chắc mạnh, lưới ấy yếu ớt, lưới ấy bị mục nát, lưới ấy không có cứng chắc”. Này Udayi, ai nói như vậy có phải nói một cách chơn chánh không?
— Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, con chim cáy mái nhỏ ấy bị tấm lưới làm bằng dây leo trói chặt, ở đấy con chim có thể bị sát hại, hay bị bắt nhốt, hay bị chết. Ðối với con chim kia, lưới ấy là mạnh mẽ, lưới ấy là vững chắc, lưới ấy là kiên cường, lưới ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
— Cũng vậy, này Udayi, ở đây, có một số người ngu si, khi được Ta nói: “Hãy từ bỏ việc này”, liền nói như sau: “Có sá gì việc tiểu tiết, nhỏ mọn này! Vị Sa-môn này đặt quá nặng về cấm đoán, đoạn giảm”, và họ không chịu từ bỏ và gây lên bất mãn chống Ta và chống những Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sự việc này, này Udayi, đối với họ trở thành một trói buộc mạnh mẽ, một trói buộc vững chắc, một trói buộc kiên cường, một trói buộc không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
Nhưng này Udayi, một số Thiện gia nam tử, khi được Ta nói: “Hãy từ bỏ sự việc này”, liền nói như sau: “Có sá gì sự từ bỏ việc tiểu tiết, nhỏ mọn này mà Thế Tôn dạy chúng con phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng con phải từ bỏ!”. Họ từ bỏ sự việc ấy, và không gây lên bất mãn chống Ta và chống các Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sau khi từ bỏ việc ấy, họ sống ít lăng xăng, lắng dịu, tùy thuộc những người khác (bố thí), sống với một tâm như con thú rừng. Này Udayi, như vậy đối với các vị kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.
Ví như, này Udayi, một con voi của vua, có ngà dài như cán cày, to lớn, thuộc loại giống tốt, lấy bãi chiến trường làm nhà, nếu bị trói buộc bởi sự trói buộc bằng da nịt vững chắc, chỉ cần chuyển thân một cách dễ dàng, sau khi cắt đứt, bứt đứt những trói buộc ấy, có thể muốn đi chỗ nào nó muốn. Này Udayi, nếu có ai nói như sau: “Con voi của vua có ngà dài như một cán cày ấy, to lớn, thuộc loại giống tốt, lấy bãi chiến trường làm nhà, nếu bị trói buộc bởi sự trói buộc bằng da nịt vững chắc, chỉ cần chuyển thân một cách dễ dàng, sau khi cắt đứt, bứt đứt những trói buộc ấy, có thể muốn đi chỗ nào nó muốn. Tuy vậy đối với con voi kia, sự trói buộc ấy vững chắc, sự trói buộc ấy kiên cường, sự trói buộc ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn”. Này Udayi, ai nói như vậy có phải nói một cách chơn chánh không?
— Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, con voi của vua có ngà dài như một cán cày ấy, to lớn, thuộc loại giống tốt, lấy bãi chiến trường làm nhà, nếu bị trói buộc bởi sự trói buộc bằng da nịt vững chắc, chỉ cần chuyển thân một cách dễ dàng, sau khi cắt đứt, bứt đứt những trói buộc ấy, có thể muốn đi chỗ nào nó muốn. Ðối với con voi kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có kiên cường.
— Cũng vậy, này Udayi, ở đây có một số Thiện gia nam tử khi được Ta nói: “Hãy từ bỏ sự việc này”, liền nói như sau: “Có sá chi việc tiểu tiết, nhỏ mọn này mà Thế Tôn dạy chúng con phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng con phải từ bỏ ! ” Họ từ bỏ việc ấy, và không gây lên bất mãn chống Ta và chống các Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sau khi từ bỏ việc ấy, họ sống ít lăng xăng, lắng dịu, tùy thuộc những người khác (bố thí), sống với một tâm như con thú rừng. Này Udayi, như vậy đối với các vị kia sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.
Ví như, này Udayi, một người nghèo khổ, không có vật sở hữu, khốn cùng, có một chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, có một giường nằm hư nát, không đẹp mắt chút nào, các loại gạo lúa cất chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, và một bà vợ không đẹp mắt chút nào. Người ấy thấy một Tỷ-kheo trong tịnh xá, tay chân lau rửa sạch sẽ, sau khi ăn buổi cơm ngon lành, đang ngồi trong bóng mát, hướng về tăng thượng tâm. Người ấy suy nghĩ: “An lạc thay, Sa-môn hạnh! Vô bệnh thay, Sa-môn hạnh! Vậy sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Nhưng người ấy không có thể từ bỏ cái chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ cái giường nằm hư nát, không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ các loại gạo lúa cất chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào, để có thể sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này Udayi, nếu có ai nói như sau: “Người kia, bị trói buộc bởi những trói buộc ấy không có thể từ bỏ cái chòi ở hư nát… không có thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào để có thể sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc”, thời này Udayi, ai nói như vậy có phải nói một cách chân chánh không?
— Bạch Thế Tôn, không. Người kia bị trói buộc bởi những trói buộc ấy không thể từ bỏ chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ giường nằm hư nát không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ các loại gạo lúa cất chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào, để có thể, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy vững chắc, sự trói buộc ấy kiên cường, sự trói buộc ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
— Cũng vậy, này Udayi, ở đây, có một số người ngu si khi được Ta nói ra: “Hãy từ bỏ việc này”, liền nói như sau: “Có sá gì sự việc tiểu tiết, nhỏ mọn này. Vị Sa-môn này đặt quá nặng về cấm đoán, đoạn giảm!” Và họ không chịu từ bỏ và gây lên bất mãn chống Ta và chống những Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sự việc này, này Udayi, đối với họ, trở thành một trói buộc mạnh mẽ, một trói buộc vững chắc, một trói buộc kiên cường, một trói buộc không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
Ví như, này Udayi, một gia chủ hay con người gia chủ, giàu có, tài sản lớn, tiền của lớn, vô số vàng bạc, vô số gạo thóc, vô số ruộng nương, vô số đất đai, vô số thê thiếp, vô số đầy tớ nam, vô số nữ tỳ. Vị này thấy một Tỷ-kheo trong một tinh xá, tay chân lau rửa sạch sẽ, sau khi ăn bữa cơm ngon lành, đang ngồi trong bóng mát, hướng về tăng thượng tâm. Vị này suy nghĩ: “An lạc thay, Sa-môn hạnh! Vô bệnh thay, Sa-môn hạnh! Vậy sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Vị này có thể từ bỏ vô số vàng bạc, có thể từ bỏ vô số gạo thóc, có thể từ bỏ vô số ruộng nương, có thể từ bỏ vô số đất đai, có thể từ bỏ vô số thê thiếp, có thể từ bỏ vô số đầy tớ nam, có thể từ bỏ vô số nữ tỳ. Này Udayi, nếu có ai nói như sau: “Người gia chủ hay con người gia chủ kia, bị trói buộc bởi những trói buộc ấy, có thể từ bỏ vô số vàng bạc… có thể từ bỏ vô số nữ tỳ để có thể sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy vững chắc, sự trói buộc ấy kiên cường, sự trói buộc ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn”. Này Udayi, ai nói như vậy, có phải nói một cách chơn chánh không?
— Bạch Thế Tôn, không. Người kia bị trói buộc bởi những trói buộc ấy có thể từ bỏ vô số vàng bạc, có thể từ bỏ vô số gạo thóc, có thể từ bỏ vô số ruộng nương, có thể từ bỏ vô số đất đai, có thể từ bỏ vô số thê thiếp, có thể từ bỏ vô số đầy tớ nam, có thể từ bỏ vô số nữ tỳ, để có thể, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.
— Cũng vậy, này Udayi, ở đây, có một số Thiện gia nam tử, khi được Ta nói: “Hãy từ bỏ việc này”, liền nói như sau: “Có sá chi sự việc tiểu tiết, nhỏ mọn này mà Thế Tôn dạy chúng con phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng con phải từ bỏ!” Họ từ bỏ sự việc ấy, và không gây lên bất mãn chống Ta và chống các Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sau khi từ bỏ sự việc ấy, họ sống ít lăng xăng, lắng dịu, tùy thuộc những người khác (bố thí), sống với một tâm như con thú rừng. Này Udayi, như vậy đối với họ, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.
Này Udayi, có bốn hạng người có mặt trên đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này Udayi, có người sống, hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, những tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y hiện hành khởi lên. Vị này chấp nhận chúng, không đoạn trừ chúng, không từ bỏ chúng, không chấm dứt chúng, không tiêu diệt chúng. Này Udayi, Ta nói: “Người này bị trói buộc, không phải không bị trói buộc”. Vì sao vậy? Này Udayi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.
Nhưng ở đây, này Udayi, có người sống, hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, những tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y hiện hành khởi lên. Nhưng vị này không chấp nhận chúng, đoạn trừ chúng, từ bỏ chúng, chấm dứt chúng, tiêu diệt chúng, Này Udayi, Ta nói: “Người này bị trói buộc, không phải không bị trói buộc”. Vì sao vậy? Này Udayi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.
Nhưng ở đây, này Udayi, có người sống, hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, các tư niệm điên đảo, các tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y, tùy lúc tùy thời hiện hành khởi lên. Này Udayi, niệm khởi lên chậm chạp và vị này đoạn trừ niệm ấy một cách mau chóng, từ bỏ, chấm dứt, tiêu diệt (niệm ấy). Này Udayi, ví như một người nhỏ hai hay ba giọt nước vào một ấm nước đun sôi cả ngày. Này Udayi giọt nước rơi một cách chậm chạp như bị tiêu diệt, tiêu mất một cách mau chóng. Cũng vậy, này Udayi, có người sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, các tư niệm điên đảo, các tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y tùy lúc, tùy thời, hiện hành khởi lên. Này Udayi, niệm khởi lên chậm chạp và vị này đoạn trừ niệm ấy một cách mau chóng, từ bỏ, chấm dứt, tiêu diệt (niệm ấy). Này Udayi, Ta nói: “Người này cũng bị trói buộc, không phải không bị trói buộc”. Vì sao vậy? Này Udayi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.
Nhưng ở đây, này Udayi, có người nghĩ rằng: “Sanh y là nguồn gốc của đau khổ”, sau khi biết như vậy, vị ấy thành vô sanh y, giải thoát với sự đoạn diệt sanh y. Này Udayi, Ta nói: “Người này không bị trói buộc, không phải bị trói buộc”. Vì sao vậy? Này Udayi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.
Này Udayi, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Tiếng do tai nhận thức,… hương do mũi nhận thức,… vị do lưỡi nhận thức,… xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Những pháp này, này Udayi, là năm dục trưởng dưỡng.
Này Udayi, phàm có lạc gì, hỷ gì khởi lên, do duyên năm dục trưởng dưỡng này, lạc hỷ ấy được gọi là dục lạc, ô uế lạc, phàm phu lạc, phi Thánh lạc, không nên thực hiện, không nên tu tập, không nên làm cho sung mãn. Ta nói rằng lạc ấy đáng phải sợ hãi.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, vị ấy chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh.
Như vậy được gọi là yếm ly lạc, độc trú lạc, tịch tịnh lạc, chánh giác lạc, cần phải thực hiện, cần phải tu tập, cần làm cho sung mãn. Ta nói rằng lạc ấy không đáng sợ hãi.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất. Thiền này, này Udayi, Ta nói rằng ở trong tình trạng dao động. Và ở đây, cái gì dao động? Ở đây, chính là tầm tứ chưa đoạn diệt, chính tầm tứ này ở trong tình trạng dao động.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ… chứng và trú Thiền thứ hai. Các Thiền này, này Udayi, Ta nói rằng ở trong tình trạng dao động. Và ở đây, cái gì dao động? Ở đây chính là hỷ lạc chưa được đoạn diệt, chính hỷ lạc này ở trong tình trạng dao động.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả… chứng và trú Thiền thứ ba. Thiền này, này Udayi, Ta nói ở trong tình trạng dao động. Và ở đây, cái gì dao động? Ở đây, chính là xả lạc chưa được đoạn diệt, chính xả lạc này ở trong tình trạng dao động.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ… chứng và trú Thiền thứ tư. Thiền này, này Udayi, Ta nói là không ở trong tình trạng dao động.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất. Thiền này, này Udayi, Ta nói: “Chưa được hoàn toàn”, Ta nói: “Hãy từ bỏ đi”, Ta nói: “Hãy vượt qua đi” và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ… chứng và trú Thiền thứ hai, đây là điều vị ấy cần vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: “Chưa được hoàn toàn”, Ta nói: “Hãy từ bỏ đi”, Ta nói: “Hãy vượt qua đi”. Và này, Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả… chứng và trú Thiền thứ ba, đây là điều vị ấy cần vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: “Chưa được hoàn toàn, Ta nói: “Hãy từ bỏ đi”, Ta nói: “Hãy vượt qua đi”. Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ… chứng và trú Thiền thứ tư. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: “Chưa được hoàn toàn”, Ta nói: “Hãy từ bỏ đi”, Ta nói: “Hãy vượt qua đi” Và này Udayi, vị ấy cần phải vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: “Chưa được hoàn toàn”, Ta nói: “Hãy từ bỏ đi”, Ta nói: “Hãy vượt qua đi”. Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Hư không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: “Chưa được hoàn toàn”, Ta nói: “Hãy từ bỏ đi”, Ta nói: “Hãy vượt qua đi”. Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua, Thiền này, này Udayi, Ta nói: “Chưa được hoàn toàn”, Ta nói: “Hãy từ bỏ đi”, Ta nói: “Hãy vượt qua đi”. Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: “Chưa được hoàn toàn”, Ta nói: “Hãy từ bỏ đi”, Ta nói: “Hãy vượt qua đi”. Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Chính vì định này, này Udayi, mà Ta nói sự đoạn diệt của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này Udayi, Ông có thấy chăng, có kiết sử gì, nhỏ hay lớn mà Ta chưa nói đến sự đoạn diệt?
— Bạch Thế Tôn, không.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Udayi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn giảng.
Laṭukikopama Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā aṅguttarāpesu viharati āpaṇaṁ nāma aṅguttarāpānaṁ nigamo.
Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya āpaṇaṁ piṇḍāya pāvisi. Āpaṇe piṇḍāya caritvā pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto yenaññataro vanasaṇḍo tenupasaṅkami divāvihārāya. Taṁ vanasaṇḍaṁ ajjhogāhetvā aññatarasmiṁ rukkhamūle divāvihāraṁ nisīdi.
Āyasmāpi kho udāyī pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya āpaṇaṁ piṇḍāya pāvisi. Āpaṇe piṇḍāya caritvā pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto yena so vanasaṇḍo tenupasaṅkami divāvihārāya. Taṁ vanasaṇḍaṁ ajjhogāhetvā aññatarasmiṁ rukkhamūle divāvihāraṁ nisīdi. Atha kho āyasmato udāyissa rahogatassa paṭisallīnassa evaṁ cetaso parivitakko udapādi:
“bahūnaṁ vata no bhagavā dukkhadhammānaṁ apahattā, bahūnaṁ vata no bhagavā sukhadhammānaṁ upahattā; Variant: bahūnaṁ → bahunnaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed) bahūnaṁ vata no bhagavā akusalānaṁ dhammānaṁ apahattā, bahūnaṁ vata no bhagavā kusalānaṁ dhammānaṁ upahattā”ti.
Atha kho āyasmā udāyī sāyanhasamayaṁ paṭisallānā vuṭṭhito yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā udāyī bhagavantaṁ etadavoca:
“idha mayhaṁ, bhante, rahogatassa paṭisallīnassa evaṁ cetaso parivitakko udapādi: Variant: te → tena (mr) ‘bahūnaṁ vata no bhagavā dukkhadhammānaṁ apahattā, bahūnaṁ vata no bhagavā sukhadhammānaṁ upahattā; bahūnaṁ vata no bhagavā akusalānaṁ dhammānaṁ apahattā, bahūnaṁ vata no bhagavā kusalānaṁ dhammānaṁ upahattā’ti.
Mayañhi, bhante, pubbe sāyañceva bhuñjāma pāto ca divā ca vikāle. Ahu kho so, bhante, samayo yaṁ bhagavā bhikkhū āmantesi: ‘iṅgha tumhe, bhikkhave, etaṁ divāvikālabhojanaṁ pajahathā’ti. Tassa mayhaṁ, bhante, ahudeva aññathattaṁ, ahudeva domanassaṁ: Variant: ahudeva → ahu (bj, pts1ed) ‘yampi no saddhā gahapatikā divā vikāle paṇītaṁ khādanīyaṁ bhojanīyaṁ denti tassapi no bhagavā pahānamāha, tassapi no sugato paṭinissaggamāhā’ti. Te mayaṁ, bhante, bhagavati pemañca gāravañca hiriñca ottappañca sampassamānā evaṁ taṁ divāvikālabhojanaṁ pajahimhā. Te mayaṁ, bhante, sāyañceva bhuñjāma pāto ca.
Ahu kho so, bhante, samayo yaṁ bhagavā bhikkhū āmantesi: ‘iṅgha tumhe, bhikkhave, etaṁ rattiṁvikālabhojanaṁ pajahathā’ti. Tassa mayhaṁ, bhante, ahudeva aññathattaṁ ahudeva domanassaṁ: ‘yampi no imesaṁ dvinnaṁ bhattānaṁ paṇītasaṅkhātataraṁ tassapi no bhagavā pahānamāha, tassapi no sugato paṭinissaggamāhā’ti. Bhūtapubbaṁ, bhante, aññataro puriso divā sūpeyyaṁ labhitvā evamāha: ‘handa ca imaṁ nikkhipatha, sāyaṁ sabbeva samaggā bhuñjissāmā’ti. Yā kāci, bhante, saṅkhatiyo sabbā tā rattiṁ, appā divā. Te mayaṁ, bhante, bhagavati pemañca gāravañca hiriñca ottappañca sampassamānā evaṁ taṁ rattiṁvikālabhojanaṁ pajahimhā.
Bhūtapubbaṁ, bhante, bhikkhū rattandhakāratimisāyaṁ piṇḍāya carantā candanikampi pavisanti, oligallepi papatanti, kaṇṭakāvāṭampi ārohanti, suttampi gāviṁ ārohanti, māṇavehipi samāgacchanti katakammehipi akatakammehipi, mātugāmopi te asaddhammena nimanteti. Variant: kaṇṭakāvāṭampi → kaṇṭakavaṭṭampi (bj, pts1ed); kaṇikavāṭampi (si, mr); kaṇṭakarājimpi (sya-all, km)
Bhūtapubbāhaṁ, bhante, rattandhakāratimisāyaṁ piṇḍāya carāmi. Addasā kho maṁ, bhante, aññatarā itthī vijjantarikāya bhājanaṁ dhovantī. Disvā maṁ bhītā vissaramakāsi: ‘abhumme pisāco vata man’ti. Variant: abhumme → abbhuṁ me (bj, pts1ed); abbhumme (sya-all)
Evaṁ vutte, ahaṁ, bhante, taṁ itthiṁ etadavocaṁ: ‘nāhaṁ, bhagini, pisāco; bhikkhu piṇḍāya ṭhito’ti.
‘Bhikkhussa ātumārī, bhikkhussa mātumārī. Variant: Bhikkhussa ātumārī, bhikkhussa mātumārī → ṭhitoti. bhikkhussa ātu māri bhikkhussa mātu māri (sya-all, pts1ed); ṭhito’ti. bhikkhussa ātumātumārī (mr) Varaṁ te, bhikkhu, tiṇhena govikantanena kucchi parikanto, na tveva varaṁ yaṁ rattandhakāratimisāyaṁ kucchihetu piṇḍāya carasī’ti. Variant: na tveva varaṁ yaṁ → na tveva yā (bj, pts1ed); na tveva yaṁ (sya-all) | carasī’ti → carasāti (si, pts1ed)
Tassa mayhaṁ, bhante, tadanussarato evaṁ hoti: ‘bahūnaṁ vata no bhagavā dukkhadhammānaṁ apahattā, bahūnaṁ vata no bhagavā sukhadhammānaṁ upahattā; bahūnaṁ vata no bhagavā akusalānaṁ dhammānaṁ apahattā, bahūnaṁ vata no bhagavā kusalānaṁ dhammānaṁ upahattā’”ti.
“Evameva panudāyi, idhekacce moghapurisā ‘idaṁ pajahathā’ti mayā vuccamānā te evamāhaṁsu: ‘kiṁ panimassa appamattakassa oramattakassa adhisallikhatevāyaṁ samaṇo’ti. Te tañceva nappajahanti, mayi ca appaccayaṁ upaṭṭhāpenti. Ye ca bhikkhū sikkhākāmā tesaṁ taṁ, udāyi, hoti balavaṁ bandhanaṁ, daḷhaṁ bandhanaṁ, thiraṁ bandhanaṁ, apūtikaṁ bandhanaṁ, thūlo, kaliṅgaro—
seyyathāpi, udāyi, laṭukikā sakuṇikā pūtilatāya bandhanena baddhā tattheva vadhaṁ vā bandhaṁ vā maraṇaṁ vā āgameti. Yo nu kho, udāyi, evaṁ vadeyya: ‘yena sā laṭukikā sakuṇikā pūtilatāya bandhanena baddhā tattheva vadhaṁ vā bandhaṁ vā maraṇaṁ vā āgameti, tañhi tassā abalaṁ bandhanaṁ, dubbalaṁ bandhanaṁ, pūtikaṁ bandhanaṁ, asārakaṁ bandhanan’ti; sammā nu kho so, udāyi, vadamāno vadeyyā”ti?
“No hetaṁ, bhante. Yena sā, bhante, laṭukikā sakuṇikā pūtilatāya bandhanena baddhā tattheva vadhaṁ vā bandhaṁ vā maraṇaṁ vā āgameti, tañhi tassā balavaṁ bandhanaṁ, daḷhaṁ bandhanaṁ, thiraṁ bandhanaṁ apūtikaṁ bandhanaṁ, thūlo, kaliṅgaro”ti.
“Evameva kho, udāyi, idhekacce moghapurisā ‘idaṁ pajahathā’ti mayā vuccamānā te evamāhaṁsu: ‘kiṁ panimassa appamattakassa oramattakassa adhisallikhatevāyaṁ samaṇo’ti? Te tañceva nappajahanti, mayi ca appaccayaṁ upaṭṭhāpenti. Ye ca bhikkhū sikkhākāmā tesaṁ taṁ, udāyi, hoti balavaṁ bandhanaṁ, daḷhaṁ bandhanaṁ, thiraṁ bandhanaṁ, apūtikaṁ bandhanaṁ, thūlo, kaliṅgaro.
Idha panudāyi, ekacce kulaputtā ‘idaṁ pajahathā’ti mayā vuccamānā te evamāhaṁsu: ‘kiṁ panimassa appamattakassa oramattakassa pahātabbassa yassa no bhagavā pahānamāha, yassa no sugato paṭinissaggamāhā’ti? Te tañceva pajahanti, mayi ca na appaccayaṁ upaṭṭhāpenti. Ye ca bhikkhū sikkhākāmā te taṁ pahāya appossukkā pannalomā paradattavuttā migabhūtena cetasā viharanti. Variant: paradattavuttā → paradavuttā (bj, sya-all, km, pts1ed) Tesaṁ taṁ, udāyi, hoti abalaṁ bandhanaṁ, dubbalaṁ bandhanaṁ, pūtikaṁ bandhanaṁ, asārakaṁ bandhanaṁ—
seyyathāpi, udāyi, rañño nāgo īsādanto urūḷhavā abhijāto saṅgāmāvacaro daḷhehi varattehi bandhanehi baddho īsakaṁyeva kāyaṁ sannāmetvā tāni bandhanāni saṁchinditvā sampadāletvā yena kāmaṁ pakkamati. Yo nu kho, udāyi, evaṁ vadeyya: ‘yehi so rañño nāgo īsādanto urūḷhavā abhijāto saṅgāmāvacaro daḷhehi varattehi bandhanehi baddho īsakaṁyeva kāyaṁ sannāmetvā tāni bandhanāni saṁchinditvā sampadāletvā yena kāmaṁ pakkamati, tañhi tassa balavaṁ bandhanaṁ, daḷhaṁ bandhanaṁ, thiraṁ bandhanaṁ, apūtikaṁ bandhanaṁ, thūlo, kaliṅgaro’ti; sammā nu kho so, udāyi, vadamāno vadeyyā”ti?
“No hetaṁ, bhante. Yehi so, bhante, rañño nāgo īsādanto urūḷhavā abhijāto saṅgāmāvacaro daḷhehi varattehi bandhanehi baddho īsakaṁyeva kāyaṁ sannāmetvā tāni bandhanāni saṁchinditvā sampadāletvā yena kāmaṁ pakkamati, tañhi tassa abalaṁ bandhanaṁ …pe… asārakaṁ bandhanan”ti.
“Evameva kho, udāyi, idhekacce kulaputtā ‘idaṁ pajahathā’ti mayā vuccamānā te evamāhaṁsu: ‘kiṁ panimassa appamattakassa oramattakassa pahātabbassa yassa no bhagavā pahānamāha, yassa no sugato paṭinissaggamāhā’ti? Te tañceva pajahanti, mayi ca na appaccayaṁ upaṭṭhāpenti. Ye ca bhikkhū sikkhākāmā te taṁ pahāya appossukkā pannalomā paradattavuttā migabhūtena cetasā viharanti. Tesaṁ taṁ, udāyi, hoti abalaṁ bandhanaṁ, dubbalaṁ bandhanaṁ, pūtikaṁ bandhanaṁ, asārakaṁ bandhanaṁ.
Seyyathāpi, udāyi, puriso daliddo assako anāḷhiyo; tassassa ekaṁ agārakaṁ oluggaviluggaṁ kākātidāyiṁ naparamarūpaṁ, ekā khaṭopikā oluggaviluggā naparamarūpā, ekissā kumbhiyā dhaññasamavāpakaṁ naparamarūpaṁ, ekā jāyikā naparamarūpā. Variant: khaṭopikā → kaḷopikā (sya-all, mr) | kākātidāyiṁ → kākātiḍāyiṁ (?) So ārāmagataṁ bhikkhuṁ passeyya sudhotahatthapādaṁ manuññaṁ bhojanaṁ bhuttāviṁ sītāya chāyāya nisinnaṁ adhicitte yuttaṁ. Tassa evamassa: ‘sukhaṁ vata bho sāmaññaṁ, ārogyaṁ vata bho sāmaññaṁ. So vatassaṁ yohaṁ kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajeyyan’ti. Variant: vatassaṁ → so vatassa (si, mr) So na sakkuṇeyya ekaṁ agārakaṁ oluggaviluggaṁ kākātidāyiṁ naparamarūpaṁ pahāya, ekaṁ khaṭopikaṁ oluggaviluggaṁ naparamarūpaṁ pahāya, ekissā kumbhiyā dhaññasamavāpakaṁ naparamarūpaṁ pahāya, ekaṁ jāyikaṁ naparamarūpaṁ pahāya kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajituṁ. Yo nu kho, udāyi, evaṁ vadeyya: ‘yehi so puriso bandhanehi baddho na sakkoti ekaṁ agārakaṁ oluggaviluggaṁ kākātidāyiṁ naparamarūpaṁ pahāya, ekaṁ khaṭopikaṁ oluggaviluggaṁ naparamarūpaṁ pahāya, ekissā kumbhiyā dhaññasamavāpakaṁ naparamarūpaṁ pahāya, ekaṁ jāyikaṁ naparamarūpaṁ pahāya kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajituṁ; tañhi tassa abalaṁ bandhanaṁ, dubbalaṁ bandhanaṁ, pūtikaṁ bandhanaṁ, asārakaṁ bandhanan’ti; sammā nu kho so, udāyi, vadamāno vadeyyā”ti?
“No hetaṁ, bhante. Yehi so, bhante, puriso bandhanehi baddho, na sakkoti ekaṁ agārakaṁ oluggaviluggaṁ kākātidāyiṁ naparamarūpaṁ pahāya, ekaṁ khaṭopikaṁ oluggaviluggaṁ naparamarūpaṁ pahāya, ekissā kumbhiyā dhaññasamavāpakaṁ naparamarūpaṁ pahāya, ekaṁ jāyikaṁ naparamarūpaṁ pahāya kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajituṁ; tañhi tassa balavaṁ bandhanaṁ, daḷhaṁ bandhanaṁ, thiraṁ bandhanaṁ, apūtikaṁ bandhanaṁ, thūlo, kaliṅgaro”ti.
“Evameva kho, udāyi, idhekacce moghapurisā ‘idaṁ pajahathā’ti mayā vuccamānā te evamāhaṁsu: ‘kiṁ panimassa appamattakassa oramattakassa adhisallikhatevāyaṁ samaṇo’ti? Te tañceva nappajahanti, mayi ca appaccayaṁ upaṭṭhāpenti. Ye ca bhikkhū sikkhākāmā tesaṁ taṁ, udāyi, hoti balavaṁ bandhanaṁ, daḷhaṁ bandhanaṁ, thiraṁ bandhanaṁ, apūtikaṁ bandhanaṁ, thūlo, kaliṅgaro.
Seyyathāpi, udāyi, gahapati vā gahapatiputto vā aḍḍho mahaddhano mahābhogo, nekānaṁ nikkhagaṇānaṁ cayo, nekānaṁ dhaññagaṇānaṁ cayo, nekānaṁ khettagaṇānaṁ cayo, nekānaṁ vatthugaṇānaṁ cayo, nekānaṁ bhariyagaṇānaṁ cayo, nekānaṁ dāsagaṇānaṁ cayo, nekānaṁ dāsigaṇānaṁ cayo; so ārāmagataṁ bhikkhuṁ passeyya sudhotahatthapādaṁ manuññaṁ bhojanaṁ bhuttāviṁ sītāya chāyāya nisinnaṁ adhicitte yuttaṁ. Tassa evamassa: ‘sukhaṁ vata bho sāmaññaṁ, ārogyaṁ vata bho sāmaññaṁ. So vatassaṁ yohaṁ kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajeyyan’ti. So sakkuṇeyya nekāni nikkhagaṇāni pahāya, nekāni dhaññagaṇāni pahāya, nekāni khettagaṇāni pahāya, nekāni vatthugaṇāni pahāya, nekāni bhariyagaṇāni pahāya, nekāni dāsagaṇāni pahāya, nekāni dāsigaṇāni pahāya kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajituṁ. Yo nu kho, udāyi, evaṁ vadeyya: ‘yehi so gahapati vā gahapatiputto vā bandhanehi baddho, sakkoti nekāni nikkhagaṇāni pahāya, nekāni dhaññagaṇāni pahāya, nekāni khettagaṇāni pahāya, nekāni vatthugaṇāni pahāya, nekāni bhariyagaṇāni pahāya, nekāni dāsagaṇāni pahāya, nekāni dāsigaṇāni pahāya kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajituṁ, tañhi tassa balavaṁ bandhanaṁ, daḷhaṁ bandhanaṁ, thiraṁ bandhanaṁ, apūtikaṁ bandhanaṁ, thūlo, kaliṅgaro’ti; sammā nu kho so, udāyi, vadamāno vadeyyā”ti?
“No hetaṁ, bhante. Yehi so, bhante, gahapati vā gahapatiputto vā bandhanehi baddho, sakkoti nekāni nikkhagaṇāni pahāya, nekāni dhaññagaṇāni pahāya, nekāni khettagaṇāni pahāya, nekāni vatthugaṇāni pahāya, nekāni bhariyagaṇāni pahāya, nekāni dāsagaṇāni pahāya, nekāni dāsigaṇāni pahāya kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajituṁ; tañhi tassa abalaṁ bandhanaṁ, dubbalaṁ bandhanaṁ, pūtikaṁ bandhanaṁ, asārakaṁ bandhanan”ti.
“Evameva kho, udāyi, idhekacce kulaputtā ‘idaṁ pajahathā’ti mayā vuccamānā te evamāhaṁsu: ‘kiṁ panimassa appamattakassa oramattakassa pahātabbassa yassa no bhagavā pahānamāha, yassa no sugato paṭinissaggamāhā’ti? Te tañceva pajahanti, mayi ca na appaccayaṁ upaṭṭhāpenti. Ye ca bhikkhū sikkhākāmā te taṁ pahāya appossukkā pannalomā paradattavuttā migabhūtena cetasā viharanti. Tesaṁ taṁ, udāyi, hoti abalaṁ bandhanaṁ, dubbalaṁ bandhanaṁ, pūtikaṁ bandhanaṁ, asārakaṁ bandhanaṁ.
Cattārome, udāyi, puggalā santo saṁvijjamānā lokasmiṁ. Katame cattāro?
Idhudāyi, ekacco puggalo upadhipahānāya paṭipanno hoti upadhipaṭinissaggāya. Tamenaṁ upadhipahānāya paṭipannaṁ upadhipaṭinissaggāya upadhipaṭisaṁyuttā sarasaṅkappā samudācaranti. So te adhivāseti, nappajahati, na vinodeti, na byantīkaroti, na anabhāvaṁ gameti. Imaṁ kho ahaṁ, udāyi, puggalaṁ ‘saṁyutto’ti vadāmi no ‘visaṁyutto’. Taṁ kissa hetu? Indriyavemattatā hi me, udāyi, imasmiṁ puggale viditā.
Idha panudāyi, ekacco puggalo upadhipahānāya paṭipanno hoti upadhipaṭinissaggāya. Tamenaṁ upadhipahānāya paṭipannaṁ upadhipaṭinissaggāya upadhipaṭisaṁyuttā sarasaṅkappā samudācaranti. So te nādhivāseti, pajahati, vinodeti, byantīkaroti, anabhāvaṁ gameti. Imampi kho ahaṁ, udāyi, puggalaṁ ‘saṁyutto’ti vadāmi no ‘visaṁyutto’. Taṁ kissa hetu? Indriyavemattatā hi me, udāyi, imasmiṁ puggale viditā.
Idha panudāyi, ekacco puggalo upadhipahānāya paṭipanno hoti upadhipaṭinissaggāya. Tamenaṁ upadhipahānāya paṭipannaṁ upadhipaṭinissaggāya kadāci karahaci satisammosā upadhipaṭisaṁyuttā sarasaṅkappā samudācaranti; dandho, udāyi, satuppādo. Atha kho naṁ khippameva pajahati, vinodeti, byantīkaroti, anabhāvaṁ gameti. Seyyathāpi, udāyi, puriso divasaṁsantatte ayokaṭāhe dve vā tīṇi vā udakaphusitāni nipāteyya; dandho, udāyi, udakaphusitānaṁ nipāto. Atha kho naṁ khippameva parikkhayaṁ pariyādānaṁ gaccheyya.
Evameva kho, udāyi, idhekacco puggalo upadhipahānāya paṭipanno hoti upadhipaṭinissaggāya. Tamenaṁ upadhipahānāya paṭipannaṁ upadhipaṭinissaggāya kadāci karahaci satisammosā upadhipaṭisaṁyuttā sarasaṅkappā samudācaranti; dandho, udāyi, satuppādo. Atha kho naṁ khippameva pajahati, vinodeti, byantīkaroti, anabhāvaṁ gameti. Imampi kho ahaṁ, udāyi, puggalaṁ ‘saṁyutto’ti vadāmi no ‘visaṁyutto’. Taṁ kissa hetu? Indriyavemattatā hi me, udāyi, imasmiṁ puggale viditā.
Idha panudāyi, ekacco puggalo ‘upadhi dukkhassa mūlan’ti—iti viditvā nirupadhi hoti, upadhisaṅkhaye vimutto. Imaṁ kho ahaṁ, udāyi, puggalaṁ ‘visaṁyutto’ti vadāmi no ‘saṁyutto’ti. Taṁ kissa hetu? Indriyavemattatā hi me, udāyi, imasmiṁ puggale viditā. Ime kho, udāyi, cattāro puggalā santo saṁvijjamānā lokasmiṁ.
Pañca kho ime, udāyi, kāmaguṇā. Katame pañca? Cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā, sotaviññeyyā saddā …pe… ghānaviññeyyā gandhā … jivhāviññeyyā rasā … kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā. Ime kho, udāyi, pañca kāmaguṇā.
Yaṁ kho, udāyi, ime pañca kāmaguṇe paṭicca uppajjati sukhaṁ somanassaṁ idaṁ vuccati kāmasukhaṁ miḷhasukhaṁ puthujjanasukhaṁ anariyasukhaṁ, na sevitabbaṁ, na bhāvetabbaṁ, na bahulīkātabbaṁ; ‘bhāyitabbaṁ etassa sukhassā’ti vadāmi. Variant: miḷhasukhaṁ → mīḷhasukhaṁ (bj, pts1ed)
Idhudāyi, bhikkhu vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati, pītiyā ca virāgā …pe… tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati, sukhassa ca pahānā …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati.
Idaṁ vuccati nekkhammasukhaṁ pavivekasukhaṁ upasamasukhaṁ sambodhasukhaṁ, āsevitabbaṁ, bhāvetabbaṁ, bahulīkātabbaṁ; ‘na bhāyitabbaṁ etassa sukhassā’ti vadāmi.
Idhudāyi, bhikkhu vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; idaṁ kho ahaṁ, udāyi, iñjitasmiṁ vadāmi. Kiñca tattha iñjitasmiṁ? Yadeva tattha vitakkavicārā aniruddhā honti idaṁ tattha iñjitasmiṁ.
Idhudāyi, bhikkhu vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; idampi kho ahaṁ, udāyi, iñjitasmiṁ vadāmi. Kiñca tattha iñjitasmiṁ? Yadeva tattha pītisukhaṁ aniruddhaṁ hoti idaṁ tattha iñjitasmiṁ.
Idhudāyi, bhikkhu pītiyā ca virāgā …pe… tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; idampi kho ahaṁ, udāyi, iñjitasmiṁ vadāmi. Kiñca tattha iñjitasmiṁ? Yadeva tattha upekkhāsukhaṁ aniruddhaṁ hoti idaṁ tattha iñjitasmiṁ.
Idhudāyi, bhikkhu sukhassa ca pahānā …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; idaṁ kho ahaṁ, udāyi, aniñjitasmiṁ vadāmi.
Idhudāyi, bhikkhu vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; idaṁ kho ahaṁ, udāyi, ‘analan’ti vadāmi, ‘pajahathā’ti vadāmi, ‘samatikkamathā’ti vadāmi. Ko ca tassa samatikkamo?
Idhudāyi, bhikkhu vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati, ayaṁ tassa samatikkamo; idampi kho ahaṁ, udāyi, ‘analan’ti vadāmi, ‘pajahathā’ti vadāmi, ‘samatikkamathā’ti vadāmi. Ko ca tassa samatikkamo?
Idhudāyi, bhikkhu pītiyā ca virāgā …pe… tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati, ayaṁ tassa samatikkamo; idampi kho ahaṁ, udāyi, ‘analan’ti vadāmi, ‘pajahathā’ti vadāmi, ‘samatikkamathā’ti vadāmi. Ko ca tassa samatikkamo?
Idhudāyi, bhikkhu sukhassa ca pahānā …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati, ayaṁ tassa samatikkamo; idampi kho ahaṁ, udāyi, ‘analan’ti vadāmi, ‘pajahathā’ti vadāmi, ‘samatikkamathā’ti vadāmi. Ko ca tassa samatikkamo?
Idhudāyi, bhikkhu sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā paṭighasaññānaṁ atthaṅgamā nānattasaññānaṁ amanasikārā ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanaṁ upasampajja viharati, ayaṁ tassa samatikkamo; idampi kho ahaṁ, udāyi, ‘analan’ti vadāmi, ‘pajahathā’ti vadāmi, ‘samatikkamathā’ti vadāmi. Ko ca tassa samatikkamo?
Idhudāyi, bhikkhu sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkamma ‘anantaṁ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanaṁ upasampajja viharati, ayaṁ tassa samatikkamo; idampi kho ahaṁ, udāyi, ‘analan’ti vadāmi, ‘pajahathā’ti vadāmi, ‘samatikkamathā’ti vadāmi. Ko ca tassa samatikkamo?
Idhudāyi, bhikkhu sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanaṁ upasampajja viharati, ayaṁ tassa samatikkamo; idampi kho ahaṁ, udāyi, ‘analan’ti vadāmi, ‘pajahathā’ti vadāmi, ‘samatikkamathā’ti vadāmi. Ko ca tassa samatikkamo?
Idhudāyi, bhikkhu sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṁ upasampajja viharati, ayaṁ tassa samatikkamo; idampi kho ahaṁ, udāyi, ‘analan’ti vadāmi, ‘pajahathā’ti vadāmi, ‘samatikkamathā’ti vadāmi. Ko ca tassa samatikkamo?
Idhudāyi, bhikkhu sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṁ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṁ upasampajja viharati, ayaṁ tassa samatikkamo;
iti kho ahaṁ, udāyi, nevasaññānāsaññāyatanassapi pahānaṁ vadāmi. Passasi no tvaṁ, udāyi, taṁ saṁyojanaṁ aṇuṁ vā thūlaṁ vā yassāhaṁ no pahānaṁ vadāmī”ti?
“No hetaṁ, bhante”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā udāyī bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.
Laṭukikopamasuttaṁ niṭṭhitaṁ chaṭṭhaṁ.
Laṭukikopama Sutta
Dịch giả