Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Vatthupama Sutta

7

.

Kinh ví dụ tấm vải

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe. 

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. –“Bạch Thế Tôn”, các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 

— Này các Tỷ-kheo, như một tấm vải cấu uế, nhiễm bụi, một người thợ nhuộm nhúng tấm vải ấy vào thuốc nhuộm này hay thuốc nhuộm khác – hoặc xanh, hoặc vàng, hoặc đỏ, hoặc tía – vải ấy sẽ được màu nhuộm không tốt đẹp, sẽ được màu nhuộm không sạch sẽ. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì tấm vải không được trong sạch. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cõi ác chờ đợi một tâm cấu uế. Này các Tỷ-kheo, như một tấm vải thanh tịnh, trong sạch, một người thợ nhuộm nhúng tấm vải ấy vào thuốc nhuộm này hay thuốc nhuộm khác – hoặc xanh, hoặc vàng, hoặc đỏ, hoặc tía, vải ấy sẽ được màu nhuộm tốt đẹp, sẽ được màu nhuộm sạch sẽ. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì tấm vải được trong sạch. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cõi thiện chờ đợi một tâm không cấu uế. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những cấu uế của tâm? Tham dục, tà tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, phẫn là cấu uế của tâm, hận là cấu uế của tâm, hư ngụy, não hại, tật đố, xan tham, man trá, khi cuống, ngoan cố, cấp tháo, quá mạn, kiêu, phóng dật là cấu uế của tâm. 

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghĩ rằng: “Tham dục, tà tham là cấu uế của tâm” và sau khi biết vậy, vị ấy đoạn trừ tham dục, tà tham cấu uế của tâm; nghĩ rằng: “Sân là cấu uế của tâm”, và sau khi biết vậy, vị ấy đoạn trừ sân, cấu uế của tâm; phẫn… hận… hư ngụy… não hại, tật đố, xan tham, man trá, khi cuống… ngoan cố… cấp tháo… mạn… quá mạn… kiêu; nghĩ rằng: “Phóng dật là cấu uế của tâm” thì sau khi biết vậy, vị ấy đoạn trừ phóng dật, cấu uế của tâm. 

Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo biết được: “Tham dục, tà tham là cấu uế của tâm”, tham dục, tà tham cấu uế của tâm được diệt trừ, … sân… phẫn… hận… hư ngụy… não hại… tật đố… xan tham… man trá… khi cuống… ngoan cố… cấp tháo… mạn… quá mạn… kiêu; khi nào Tỷ-kheo biết được: “Phóng dật là cấu uế của tâm”, phóng dật, cấu uế của tâm được diệt trừ, Tỷ-kheo ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Phật: Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Ðiều Ngự Trượng Phu, Vô Thượng Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp: Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí chứng hiểu.

Vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với chúng Tăng: Diệu hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Như lý hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Chánh hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn, đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. 

Ðến giai đoạn này, đối với vị ấy có sự từ bỏ, có sự diệt trừ, có sự giải thoát, có sự đoạn trừ, có sự xả ly. Vị ấy tự nghĩ: “Ta thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Thế Tôn”, và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp; từ hân hoan, hỷ sanh; từ hỷ, thân được khinh an; thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định. 

Vị ấy tự nghĩ: “Ta thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp”, và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp; từ hân hoan, hỷ sanh; từ hỷ, thân được khinh an; thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định. 

Vị ấy tự nghĩ: “Ta thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Tăng”, và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp; từ hân hoan hỷ sanh; từ hỷ, thân được khinh an, thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định. 

Vị ấy tự nghĩ: “Ðến giai đoạn này, đối với Ta, có sự từ bỏ, có sự diệt trừ, có sự giải thoát, có sự đoạn trừ, có sự xả ly”, và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp; từ hân hoan, hỷ sanh; từ hỷ, thân khinh an; thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định. 

Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo, giới như vậy, pháp như vậy, tuệ như vậy, – nếu có ăn đồ khất thực với gạo thơm, hạt đen được vất đi, với các món canh, với các món ăn khác cũng không vì vậy trở thành một chướng ngại cho vị ấy. Này các Tỷ-kheo, như một tấm vải cấu uế, nhiễm bụi, nếu bỏ trong nước sạch, trở thành thanh tịnh sạch sẽ, như bỏ vào lò lửa trở thành thanh tịnh sạch sẽ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo, giới như vậy, pháp như vậy, tuệ như vậy, – nếu có ăn đồ khất thực với gạo thơm, hạt đen được vất đi, với các món canh, với các món ăn khác, cũng không vì vậy trở thành một chướng ngại cho vị ấy. 

Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi… (như trên)… với tâm câu hữu với hỷ… (như trên)… biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân. 

Vị ấy biết: “Có cái này, có cái hạ liệt, có cái cao thượng, có sự giải thoát vượt qua các tưởng”.

Do vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã giải thoát, sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là Tỷ-kheo đã được tắm rửa với sự tắm rửa nội tâm. 

Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Sundarika Bharadvaja đang ngồi không xa Thế Tôn. Rồi Bà-la-môn Sundarika Bharadvaja bạch Thế Tôn:

— Tôn giả Gotama có đi đến sông Bahuka để tắm rửa không?

— Này Bà-la-môn, sông Bahuka là gì? Sông Bahuka có làm được lợi ích gì?

— Tôn giả Gotama, sông Bahuka được nhiều người xem là có khả năng giải thoát. Tôn giả Gotama, sông Bahuka được nhiều người xem là có khả năng đem lại công đức. Và nhiều người đã gội sạch các ác nghiệp trong sông Bahuka.

Rồi Thế Tôn nói lên những bài kệ sau đây cho Bà-la-môn Sundarika Bharadvaja:

Trong sông Bàhukà 
Tại Adhikakkà, 
Tại cả sông Gayà 
Và Sundarikà, 
Tại Sarassatì
Và tại Payàna,
Tại Bàhumatì, 
Kẻ ngu dầu thường tắm,
Ác nghiệp không rửa sạch.

Sông Sundarikà
Có thể làm được gì?
Payàga làm gì?
Cả sông Bàhukà?
Không thể rửa nghiệp đen 
Của kẻ ác gây tội.

Ðối kẻ sống thanh tịnh,
Ngày nào cũng ngày tốt,
Với kẻ sống thanh tịnh, 
Ngày nào cũng ngày lành,

Các tịnh nghiệp thanh tịnh, 
Luôn thành tựu thiện hạnh. 
Này vị Bà-la-môn,
Chỉ nên tắm ở đây, 
Khiến mọi loài chúng sanh, 
Ðược sống trong an ổn.
Nếu không nói dối trá,
Nếu không hại chúng sanh,
Không lấy của không cho, 
Có lòng tín, không tham, 
Ði Gayà làm gì, 
Gayà một giếng nước?

Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Sundarika Bharadvaja bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày. Nay con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tăng. Mong con được xuất gia với Tôn giả Gotama! Mong con được thọ đại giới!

Bà-la-môn Sundarika Bharadvaja được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới. Trong thời gian ngắn sau khi thọ đại giới, Tôn giả Bharadvaja sống độc cư, không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần và không bao lâu sau khi tự thân chứng ngộ với thượng trí, chứng đắc và an trú ngay trong hiện tại, vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích này các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy đã thắng tri: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Như vậy, Tôn giả Bharadvaja trở thành một vị A-la-hán nữa.

Vatthupama Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Seyyathāpi, bhikkhave, vatthaṁ saṅkiliṭṭhaṁ malaggahitaṁ; tamenaṁ rajako yasmiṁ yasmiṁ raṅgajāte upasaṁhareyya—yadi nīlakāya yadi pītakāya yadi lohitakāya yadi mañjiṭṭhakāya durattavaṇṇamevassa aparisuddhavaṇṇamevassa. Variant: mañjiṭṭhakāya → mañjeṭṭhakāya (bj, pts1ed); mañjeṭṭhikāya (sya-all) Taṁ kissa hetu? Aparisuddhattā, bhikkhave, vatthassa.

Evameva kho, bhikkhave, citte saṅkiliṭṭhe, duggati pāṭikaṅkhā. Seyyathāpi, bhikkhave, vatthaṁ parisuddhaṁ pariyodātaṁ; tamenaṁ rajako yasmiṁ yasmiṁ raṅgajāte upasaṁhareyya—yadi nīlakāya yadi pītakāya yadi lohitakāya yadi mañjiṭṭhakāya—surattavaṇṇamevassa parisuddhavaṇṇamevassa. Taṁ kissa hetu? Parisuddhattā, bhikkhave, vatthassa.

Evameva kho, bhikkhave, citte asaṅkiliṭṭhe, sugati pāṭikaṅkhā.

Katame ca, bhikkhave, cittassa upakkilesā? Abhijjhāvisamalobho cittassa upakkileso, byāpādo cittassa upakkileso, kodho cittassa upakkileso, upanāho cittassa upakkileso, makkho cittassa upakkileso, paḷāso cittassa upakkileso, issā cittassa upakkileso, macchariyaṁ cittassa upakkileso, māyā cittassa upakkileso, sāṭheyyaṁ cittassa upakkileso, thambho cittassa upakkileso, sārambho cittassa upakkileso, māno cittassa upakkileso, atimāno cittassa upakkileso, mado cittassa upakkileso, pamādo cittassa upakkileso.

Sa kho so, bhikkhave, bhikkhu ‘abhijjhāvisamalobho cittassa upakkileso’ti—iti viditvā abhijjhāvisamalobhaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘byāpādo cittassa upakkileso’ti—iti viditvā byāpādaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘kodho cittassa upakkileso’ti—iti viditvā kodhaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘upanāho cittassa upakkileso’ti—iti viditvā upanāhaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘makkho cittassa upakkileso’ti—iti viditvā makkhaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘paḷāso cittassa upakkileso’ti—iti viditvā paḷāsaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘issā cittassa upakkileso’ti—iti viditvā issaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘macchariyaṁ cittassa upakkileso’ti—iti viditvā macchariyaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘māyā cittassa upakkileso’ti—iti viditvā māyaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘sāṭheyyaṁ cittassa upakkileso’ti—iti viditvā sāṭheyyaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘thambho cittassa upakkileso’ti—iti viditvā thambhaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘sārambho cittassa upakkileso’ti—iti viditvā sārambhaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘māno cittassa upakkileso’ti—iti viditvā mānaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘atimāno cittassa upakkileso’ti—iti viditvā atimānaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘mado cittassa upakkileso’ti—iti viditvā madaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati; ‘pamādo cittassa upakkileso’ti—iti viditvā pamādaṁ cittassa upakkilesaṁ pajahati.

Yato kho, bhikkhave, bhikkhuno ‘abhijjhāvisamalobho cittassa upakkileso’ti—iti viditvā abhijjhāvisamalobho cittassa upakkileso pahīno hoti, Variant: Yato kho → yato ca kho (bj) ‘byāpādo cittassa upakkileso’ti—iti viditvā byāpādo cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘kodho cittassa upakkileso’ti—iti viditvā kodho cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘upanāho cittassa upakkileso’ti—iti viditvā upanāho cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘makkho cittassa upakkileso’ti—iti viditvā makkho cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘paḷāso cittassa upakkileso’ti—iti viditvā paḷāso cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘issā cittassa upakkileso’ti—iti viditvā issā cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘macchariyaṁ cittassa upakkileso’ti—iti viditvā macchariyaṁ cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘māyā cittassa upakkileso’ti—iti viditvā māyā cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘sāṭheyyaṁ cittassa upakkileso’ti—iti viditvā sāṭheyyaṁ cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘thambho cittassa upakkileso’ti—iti viditvā thambho cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘sārambho cittassa upakkileso’ti—iti viditvā sārambho cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘māno cittassa upakkileso’ti—iti viditvā māno cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘atimāno cittassa upakkileso’ti—iti viditvā atimāno cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘mado cittassa upakkileso’ti—iti viditvā mado cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘pamādo cittassa upakkileso’ti—iti viditvā pamādo cittassa upakkileso pahīno hoti. So buddhe aveccappasādena samannāgato hoti: ‘itipi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṁ buddho bhagavā’ti;

dhamme aveccappasādena samannāgato hoti: ‘svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṁ veditabbo viññūhī’ti;

saṅghe aveccappasādena samannāgato hoti: ‘suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, ujuppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, ñāyappaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, sāmīcippaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, yadidaṁ cattāri purisayugāni, aṭṭha purisapuggalā. Esa bhagavato sāvakasaṅgho āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo, anuttaraṁ puññakkhettaṁ lokassā’ti.

Yathodhi kho panassa cattaṁ hoti vantaṁ muttaṁ pahīnaṁ paṭinissaṭṭhaṁ, so ‘buddhe aveccappasādena samannāgatomhī’ti labhati atthavedaṁ, labhati dhammavedaṁ, labhati dhammūpasaṁhitaṁ pāmojjaṁ. Variant: Yathodhi → yatopi (bj); yatodhi (aṭṭhakathāyaṁ pāṭhantaraṁ) Pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṁ vedeti, sukhino cittaṁ samādhiyati; ‘dhamme …pe… saṅghe aveccappasādena samannāgatomhī’ti labhati atthavedaṁ, labhati dhammavedaṁ, labhati dhammūpasaṁhitaṁ pāmojjaṁ; pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṁ vedeti, sukhino cittaṁ samādhiyati. ‘Yathodhi kho pana me cattaṁ vantaṁ muttaṁ pahīnaṁ paṭinissaṭṭhan’ti labhati atthavedaṁ, labhati dhammavedaṁ, labhati dhammūpasaṁhitaṁ pāmojjaṁ; pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṁ vedeti, sukhino cittaṁ samādhiyati.

Sa kho so, bhikkhave, bhikkhu evaṁsīlo evaṁdhammo evaṁpañño sālīnañcepi piṇḍapātaṁ bhuñjati vicitakāḷakaṁ anekasūpaṁ anekabyañjanaṁ, nevassa taṁ hoti antarāyāya. Seyyathāpi, bhikkhave, vatthaṁ saṅkiliṭṭhaṁ malaggahitaṁ acchodakaṁ āgamma parisuddhaṁ hoti pariyodātaṁ, ukkāmukhaṁ vā panāgamma jātarūpaṁ parisuddhaṁ hoti pariyodātaṁ; evameva kho, bhikkhave, bhikkhu evaṁsīlo evaṁdhammo evaṁpañño sālīnañcepi piṇḍapātaṁ bhuñjati vicitakāḷakaṁ anekasūpaṁ anekabyañjanaṁ, nevassa taṁ hoti antarāyāya.

So mettāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā viharati, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ. Iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyāpajjena pharitvā viharati; Variant: catutthaṁ → catutthiṁ (bj, pts1ed) karuṇāsahagatena cetasā …pe… muditāsahagatena cetasā …pe… upekkhāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā viharati, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ. Iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ upekkhāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyāpajjena pharitvā viharati.

So ‘atthi idaṁ, atthi hīnaṁ, atthi paṇītaṁ, atthi imassa saññāgatassa uttari nissaraṇan’ti pajānāti.

Tassa evaṁ jānato evaṁ passato kāmāsavāpi cittaṁ vimuccati, bhavāsavāpi cittaṁ vimuccati, avijjāsavāpi cittaṁ vimuccati. Vimuttasmiṁ vimuttamiti ñāṇaṁ hoti.

‘Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā’ti pajānāti. Ayaṁ vuccati, bhikkhave: ‘bhikkhu sināto antarena sinānenā’”ti.

Tena kho pana samayena sundarikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavato avidūre nisinno hoti. Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṁ etadavoca: “gacchati pana bhavaṁ gotamo bāhukaṁ nadiṁ sināyitun”ti?

“Kiṁ, brāhmaṇa, bāhukāya nadiyā? Kiṁ bāhukā nadī karissatī”ti?

“Lokkhasammatā hi, bho gotama, bāhukā nadī bahujanassa, puññasammatā hi, bho gotama, bāhukā nadī bahujanassa, bāhukāya pana nadiyā bahujano pāpakammaṁ kataṁ pavāhetī”ti. Variant: Lokkhasammatā → lokhyasammatā (bj); lokasammatā (sya-all); mokkhasammatā (pts1ed)

Atha kho bhagavā sundarikabhāradvājaṁ brāhmaṇaṁ gāthāhi ajjhabhāsi:

“Bāhukaṁ adhikakkañca, gayaṁ sundarikaṁ mapi; Variant: sundarikaṁ mapi → sundarikāmapi (bj, sya-all, pts1ed); sundarikaṁ mahiṁ (itipi) Sarassatiṁ payāgañca, atho bāhumatiṁ nadiṁ; Niccampi bālo pakkhando, Variant: pakkhando → pakkhanno (bj, sya-all, pts1ed) kaṇhakammo na sujjhati.

Kiṁ sundarikā karissati, Kiṁ payāgā kiṁ bāhukā nadī; Variant: payāgā → payāgo (bj, sya-all, pts1ed) Veriṁ katakibbisaṁ naraṁ, Na hi naṁ sodhaye pāpakamminaṁ.

Suddhassa ve sadā phaggu, Suddhassuposatho sadā; Suddhassa sucikammassa, Sadā sampajjate vataṁ; Idheva sināhi brāhmaṇa, Sabbabhūtesu karohi khemataṁ.

Sace musā na bhaṇasi, sace pāṇaṁ na hiṁsasi; Sace adinnaṁ nādiyasi, saddahāno amaccharī; Kiṁ kāhasi gayaṁ gantvā, udapānopi te gayā”ti.

Evaṁ vutte, sundarikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṁ etadavoca: “abhikkantaṁ, bho gotama, abhikkantaṁ, bho gotama. Seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṁ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṁ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṁ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṁ dhāreyya—cakkhumanto rūpāni dakkhantīti; evamevaṁ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṁ bhavantaṁ gotamaṁ saraṇaṁ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Labheyyāhaṁ bhoto gotamassa santike pabbajjaṁ, labheyyaṁ upasampadan”ti.

Alattha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavato santike pabbajjaṁ, alattha upasampadaṁ. Acirūpasampanno kho panāyasmā bhāradvājo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṁ pabbajanti, tadanuttaraṁ—brahmacariyapariyosānaṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi.

“Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā”ti abbhaññāsi. Aññataro kho panāyasmā bhāradvājo arahataṁ ahosīti.

Vatthasuttaṁ niṭṭhitaṁ sattamaṁ.

Vatthupama Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC