Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Cūlataṇhāsaṅkhaya Sutta

37

.

Tiểu kinh Đoạn tận ái

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở tại Savatthi (Xá-vệ), Ðông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatu).

Rồi Thiên chủ Sakka đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Thiên chủ Sakka đứng một bên, bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, nói một cách tóm tắt, đến mức độ nào, một Tỷ-kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người?

— Ở đây, này Thiên chủ, Tỷ-kheo được nghe như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”. Này Thiên chủ, nếu Tỷ-kheo được nghe như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”, vị ấy biết rõ tất cả pháp. Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp. Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy, nên không chấp trước một vật gì ở đời; do không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”. Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến mức độ như vậy, một Tỷ-Kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người.

Rồi Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn thuyết giảng, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ. Lúc bấy giờ, Tôn giả Maha Moggallana (Ðại Mục-kiền liên) ngồi cách Thế Tôn không xa. Rồi Tôn giả Maha Moggallana suy nghĩ: “Không hiểu Dạ-xoa (Yakkaha) kia, sau khi hoan hỷ lời Thế Tôn dạy, có tín thọ hay không? Ta hãy tìm biết Dạ- xoa kia, sau khi hoan hỷ lời Thế Tôn dạy, có tín thọ hay không?”

Rồi Tôn giả Maha Moggallana, như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, biến mất ở Ðông Viên Lộc Mẫu giảng đường và hiện ra ở giữa chư thiên cõi trời Ba mươi ba.

Lúc bấy giờ Thiên chủ Sakka, với đầy đủ năm trăm nhạc khí chư thiên, đang vui chơi tại vườn Nhất bạch liên. Thiên chủ Sakka thấy Tôn giả Maha Moggallana từ xa đến, bảo năm trăm nhạc khí chư thiên dừng nghỉ, đi đến Tôn giả Maha Moggallana, sau khi đến, thưa với Tôn giả Maha Moggallana: “Hãy đến đây, Thiện hữu Moggallana; thiện lai, Thiện hữu Moggallana! Này Thiện Hữu Moggallana, lâu lắm Thiện hữu mới có dịp đến đây. Hãy ngồi, Thiện hữu Moggallana, trên chỗ đã soạn sẵn”.

Tôn giả Mahamoggallana, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Còn Thiên chủ Sakka lấy một ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Rồi Tôn giả Mahamoggallana nói với Thiên chủ Sakka đang ngồi xuống một bên:

— Này Kosiya, về lời thuyết giảng mà Thế Tôn đã nói cho Ông một cách tóm tắt, thật tốt lành cho chúng tôi, nếu được nghe chỉ một phần lời thuyết giảng ấy.

— Thiện hữu Moggallana, chúng tôi bận nhiều công việc, chúng tôi có nhiều việc phải làm, việc làm cho chúng tôi và việc làm cho chư thiên ở cõi trời Ba mươi ba. Lại nữa, này Thiện hữu Moggallana, lời thuyết giảng ấy được khéo nghe, khéo nắm vững , khéo suy tư, khéo thẩm lự nên không thể mau quên được. Này Thiện hữu Moggallana, xưa kia phát khởi chiến tranh giữa chư Thiên và chúng Asura (A-tu-la). Này Thiện hữu Moggallana, trong trận chiến này, chư Thiên thắng, chúng Asura bại. Này thiện hữu Moggallana, sau khi thắng trận chiến ấy và nhân dịp thắng trận, chúng tôi, sau khi trở về, cho xây dựng một lâu đài tên là Vejayanta (Tối Thắng Ðiện). Này Thiện hữu Moggallana, lâu đài Vejayanta có đến một trăm vọng tháp, trong mỗi vọng tháp có bảy ngôi nhà có hình tam giác, trong mỗi nhà tam giác có bảy tiên nữ, và mỗi tiên nữ có đến bảy thị nữ. Này thiện hữu Moggallana, Thiện hữu có muốn xem những điều khả ái của lâu đài Vejayanta không?

Tôn giả Maha Moggallana im lặng nhận lời. Rồi Thiên chủ Sakka cùng với đại vương Vessavana để Tôn giả Maha Moggallana đi trước và đi đến lâu đài Vejayanta. Các thị nữ của Thiên chủ Sakka thấy Tôn giả Maha Moggallana đi từ xa đến, sau khi thấy, liền hổ thẹn, bẽn lẽn, rồi bước vào phòng của mình. Ví như cô dâu khi thấy cha chồng liền hổ thẹn, bẽn lẽn; cũng như vậy, các thị nữ của Thiên chủ Sakka, khi thấy Tôn giả Maha Moggallana liền hổ thẹn, bẽn lẽn, vào phòng riêng của mình.

Rồi Thiên chủ Sakka và đại vương Vessavana đưa Tôn giả Maha Moggallana đi thăm và xem khắp lâu đài Vejayanta: “Này Thiện hữu Moggallana, xem điều khả ái này của lâu đài Vejayanta; xem điều khả ái này của lâu đài Vejayanta. Cái này chói sáng nhờ các công đức do Tôn giả Kosiya đã làm thời xưa; và loài Người, khi thấy cái gì khả ái liền nói: ‘Thật sự, cái này chói sáng từ chư thiên cõi trời Ba mươi ba. Cái này chói sáng nhờ các công đức do Tôn giả Kosiya đã làm thời xưa'”.

Rồi Tôn giả Maha Moggallana suy nghĩ: “Dạ-xoa này sống phóng dật một cách quá đáng. Ta hãy làm cho vị này hoảng sợ”. Tôn giả Maha Moggallana liền thị hiện thần thông lực, dùng ngón chân cái làm cho lầu Vejayanta rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Thiên chủ Sakka, đại vương Sessavana và chư thiên ở cõi trời Ba mươi ba, tâm cảm thấy kỳ diệu, hy hữu: “Thật kỳ diệu thay, thật hy hữu thay đại thần thông lực, đại oai lực của Tôn giả Sa-môn! Với ngón chân cái, vị này làm cho thiên cung này rung động, chuyển động, chấn động mạnh!”

Tôn giả Mahamoggallana sau khi biết Thiên chủ Sakka đã hoảng sợ, lông tóc dựng ngược liền nói với Thiên chủ Sakka:

— Này Kosiya, về lời thuyết giảng mà Thế Tôn đã nói cho Ông một cách tóm tắt, thật tốt lành cho chúng tôi, nếu được nghe chỉ một phần lời thuyết giảng ấy.

— Ở đây, này Thiện hữu Moggallana, tôi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Này Thiện hữu Moggallana, sau khi đứng một bên, tôi bạch với Thế Tôn như sau:

“– Bạch Thế Tôn, một cách tóm tắt, đến mức độ nào, một Tỷ-kheo là ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người?

Khi nghe nói vậy, này Thiện hữu Moggallana, Thế Tôn nói với tôi như sau:

“– Ở đây, này Thiên chủ, Tỷ-kheo được nghe như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp””. Vị ấy biết rõ tất cả pháp. Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp”. Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy nên không chấp trước một vật gì ở đời; do không chấp trước nên không phiền não; do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”. “Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến mức độ như vậy, một Tỷ-kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người”.

Như vậy, này Thiện hữu Moggallana, Thế Tôn nói một cách tóm tắt cho tôi về ái tận giải thoát. “

Rồi Tôn giả Maha Moggallana, sau khi hoan hỷ, tín cho lời Thiên chủ Sakka nói, như một nhà lực sĩ duỗi ra cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, biến mất giữa chư thiên ở cõi trời Ba mươi ba, và hiện ra tại Ðông Viên Lộc Mẫu giảng đường.

Sau khi Tôn giả Mahamoggallana đi chẳng bao lâu, các thị nữ của Thiên chủ Sakka nói với Thiên chủ Sakka như sau:

— Thưa Thiên chủ, có phải vị ấy là Thế Tôn, bậc Ðạo sư của Thiên chủ?

— Không, vị ấy không phải là Thế Tôn, bậc Ðạo Sư của ta. Vị ấy là đồng phạm hạnh với ta, Tôn giả Maha Moggallana.

— Thưa Thiên chủ, thật là điều tốt lành cho Thiên chủ, có một vị đồng phạm hạnh có đại thần thông, có đại oai lực như vậy. Chắc chắn vị ấy là Thế Tôn, bậc Ðạo Sư của Thiên chủ.

Rồi Tôn giả Maha Moggallana đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Maha Moggallana bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết chăng, Thế Tôn vừa mới nói về ái tận giải thoát một cách tóm tắt cho một Dạ-xoa có đại oai lực?

— Này Moggallana, Ta biết. Ở đây, Thiên chủ Sakka đến tại chỗ Ta ở, sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, này Moggallana, Thiên chủ Sakka bạch với Ta:

“– Bạch Thế Tôn, nói một cách tóm tắt, đến mức độ nào, một Tỷ-kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người?

Khi nghe nói vậy, này Maha Moggallana, Ta nói với Thiên chủ Sakka:

“– Ở đây, này Thiên chủ, Tỷ-kheo được nghe như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”. Này Thiên chủ, nếu Tỷ-kheo được nghe như sau: “Thật không xứng đáng nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”. Vị ấy biết rõ tất cả pháp. Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp. Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy nên không chấp trước một vật gì ở đời. Do không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”. Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến mức độ như vậy, một Tỷ-kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn, khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người”.

Như vậy, này Moggallana, Ta biết Ta vừa nói một cách tóm tắt về ái tận giải thoát cho Thiên chủ Sakka.”

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Maha Moggallana hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Cūlataṇhāsaṅkhaya Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati pubbārāme migāramātupāsāde.

Atha kho sakko devānamindo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho sakko devānamindo bhagavantaṁ etadavoca:

“kittāvatā nu kho, bhante, bhikkhu saṅkhittena taṇhāsaṅkhayavimutto hoti accantaniṭṭho accantayogakkhemī accantabrahmacārī accantapariyosāno seṭṭho devamanussānan”ti?

“Idha, devānaminda, bhikkhuno sutaṁ hoti: ‘sabbe dhammā nālaṁ abhinivesāyā’ti. Evañcetaṁ, devānaminda, bhikkhuno sutaṁ hoti: ‘sabbe dhammā nālaṁ abhinivesāyā’ti. So sabbaṁ dhammaṁ abhijānāti; sabbaṁ dhammaṁ abhiññāya sabbaṁ dhammaṁ parijānāti; sabbaṁ dhammaṁ pariññāya yaṁ kiñci vedanaṁ vedeti—sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā, so tāsu vedanāsu aniccānupassī viharati, virāgānupassī viharati, nirodhānupassī viharati, paṭinissaggānupassī viharati. So tāsu vedanāsu aniccānupassī viharanto, virāgānupassī viharanto, nirodhānupassī viharanto, paṭinissaggānupassī viharanto na kiñci loke upādiyati. Anupādiyaṁ na paritassati, aparitassaṁ paccattaññeva parinibbāyati: ‘khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā’ti pajānāti. Ettāvatā kho, devānaminda, bhikkhu saṅkhittena taṇhāsaṅkhayavimutto hoti accantaniṭṭho accantayogakkhemī accantabrahmacārī accantapariyosāno seṭṭho devamanussānan”ti.

Atha kho sakko devānamindo bhagavato bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā bhagavantaṁ abhivādetvā padakkhiṇaṁ katvā tatthevantaradhāyi.

Tena kho pana samayena āyasmā mahāmoggallāno bhagavato avidūre nisinno hoti. Atha kho āyasmato mahāmoggallānassa etadahosi: “kiṁ nu kho so yakkho bhagavato bhāsitaṁ abhisamecca anumodi udāhu no; yannūnāhaṁ taṁ yakkhaṁ jāneyyaṁ—yadi vā so yakkho bhagavato bhāsitaṁ abhisamecca anumodi yadi vā no”ti?

Atha kho āyasmā mahāmoggallāno—seyyathāpi nāma balavā puriso samiñjitaṁ vā bāhaṁ pasāreyya, pasāritaṁ vā bāhaṁ samiñjeyya; evameva—pubbārāme migāramātupāsāde antarahito devesu tāvatiṁsesu pāturahosi. Tena kho pana samayena sakko devānamindo ekapuṇḍarīke uyyāne dibbehi pañcahi tūriyasatehi samappito samaṅgībhūto paricāreti. Variant: tūriyasatehi → turiyasatehi (bj, sya-all, km, pts1ed)

Addasā kho sakko devānamindo āyasmantaṁ mahāmoggallānaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna tāni dibbāni pañca tūriyasatāni paṭippaṇāmetvā yenāyasmā mahāmoggallāno tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ mahāmoggallānaṁ etadavoca: “ehi kho, mārisa moggallāna, svāgataṁ, mārisa moggallāna. Cirassaṁ kho, mārisa moggallāna, imaṁ pariyāyaṁ akāsi yadidaṁ idhāgamanāya. Nisīda, mārisa moggallāna, idamāsanaṁ paññattan”ti. Nisīdi kho āyasmā mahāmoggallāno paññatte āsane. Sakkopi kho devānamindo aññataraṁ nīcaṁ āsanaṁ gahetvā ekamantaṁ nisīdi.

Ekamantaṁ nisinnaṁ kho sakkaṁ devānamindaṁ āyasmā mahāmoggallāno etadavoca: “yathā kathaṁ pana kho, kosiya, bhagavā saṅkhittena taṇhāsaṅkhayavimuttiṁ abhāsi? Sādhu mayampi etissā kathāya bhāgino assāma savanāyā”ti. Variant: savanāyā”ti → savaṇāyāti (bj)

“Mayaṁ kho, mārisa moggallāna, bahukiccā bahukaraṇīyā—appeva sakena karaṇīyena, api ca devānaṁyeva tāvatiṁsānaṁ karaṇīyena. Api ca, mārisa moggallāna, sussutaṁyeva hoti suggahitaṁ sumanasikataṁ sūpadhāritaṁ, yaṁ no khippameva antaradhāyati. Bhūtapubbaṁ, mārisa moggallāna, devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Variant: samupabyūḷho → samupabbūḷho (bj, pts1ed); samūpabbūḷho (si); samūpabyuḷho (sya-all, km) Tasmiṁ kho pana, mārisa moggallāna, saṅgāme devā jiniṁsu, asurā parājiniṁsu. So kho ahaṁ, mārisa moggallāna, taṁ saṅgāmaṁ abhivijinitvā vijitasaṅgāmo tato paṭinivattitvā vejayantaṁ nāma pāsādaṁ māpesiṁ. Vejayantassa kho, mārisa moggallāna, pāsādassa ekasataṁ niyyūhaṁ. Ekekasmiṁ niyyūhe satta satta kūṭāgārasatāni. Ekamekasmiṁ kūṭāgāre satta satta accharāyo. Ekamekissā accharāya satta satta paricārikāyo. Iccheyyāsi no tvaṁ, mārisa moggallāna, vejayantassa pāsādassa rāmaṇeyyakaṁ daṭṭhun”ti? Adhivāsesi kho āyasmā mahāmoggallāno tuṇhībhāvena.

Atha kho sakko ca devānamindo vessavaṇo ca mahārājā āyasmantaṁ mahāmoggallānaṁ purakkhatvā yena vejayanto pāsādo tenupasaṅkamiṁsu. Addasaṁsu kho sakkassa devānamindassa paricārikāyo āyasmantaṁ mahāmoggallānaṁ dūratova āgacchantaṁ; disvā ottappamānā hirīyamānā sakaṁ sakaṁ ovarakaṁ pavisiṁsu. Variant: disvā → daṭṭhā (bj); diṭṭhā (si, pts1ed, mr) Seyyathāpi nāma suṇisā sasuraṁ disvā ottappati hirīyati; evameva sakkassa devānamindassa paricārikāyo āyasmantaṁ mahāmoggallānaṁ disvā ottappamānā hirīyamānā sakaṁ sakaṁ ovarakaṁ pavisiṁsu.

Atha kho sakko ca devānamindo vessavaṇo ca mahārājā āyasmantaṁ mahāmoggallānaṁ vejayante pāsāde anucaṅkamāpenti anuvicarāpenti: “idampi, mārisa moggallāna, passa vejayantassa pāsādassa rāmaṇeyyakaṁ; idampi, mārisa moggallāna, passa vejayantassa pāsādassa rāmaṇeyyakan”ti.

“Sobhati idaṁ āyasmato kosiyassa, yathā taṁ pubbe katapuññassa. Manussāpi kiñcideva rāmaṇeyyakaṁ disvā evamāhaṁsu: ‘sobhati vata bho yathā devānaṁ tāvatiṁsānan’ti. Tayidaṁ āyasmato kosiyassa sobhati, yathā taṁ pubbe katapuññassā”ti.

Atha kho āyasmato mahāmoggallānassa etadahosi: “atibāḷhaṁ kho ayaṁ yakkho pamatto viharati. Yannūnāhaṁ imaṁ yakkhaṁ saṁvejeyyan”ti.

Atha kho āyasmā mahāmoggallāno tathārūpaṁ iddhābhisaṅkhāraṁ abhisaṅkhāsi yathā vejayantaṁ pāsādaṁ pādaṅguṭṭhakena saṅkampesi sampakampesi sampavedhesi. Variant: abhisaṅkhāsi → abhisaṅkhāreti (sya-all, km); abhisaṅkhāresi (mr) Atha kho sakko ca devānamindo, vessavaṇo ca mahārājā, devā ca tāvatiṁsā acchariyabbhutacittajātā ahesuṁ: “acchariyaṁ vata, bho, abbhutaṁ vata, bho. Samaṇassa mahiddhikatā mahānubhāvatā, yatra hi nāma dibbabhavanaṁ pādaṅguṭṭhakena saṅkampessati sampakampessati sampavedhessatī”ti.

Atha kho āyasmā mahāmoggallāno sakkaṁ devānamindaṁ saṁviggaṁ lomahaṭṭhajātaṁ viditvā sakkaṁ devānamindaṁ etadavoca: “yathā kathaṁ pana kho, kosiya, bhagavā saṅkhittena taṇhāsaṅkhayavimuttiṁ abhāsi? Sādhu mayampi etissā kathāya bhāgino assāma savanāyā”ti.

“Idhāhaṁ, mārisa moggallāna, yena bhagavā tenupasaṅkamiṁ; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ aṭṭhāsiṁ. Ekamantaṁ ṭhito kho ahaṁ, mārisa moggallāna, bhagavantaṁ etadavocaṁ: ‘kittāvatā nu kho, bhante, bhikkhu saṅkhittena taṇhāsaṅkhayavimutto hoti accantaniṭṭho accantayogakkhemī accantabrahmacārī accantapariyosāno seṭṭho devamanussānan’ti?

Evaṁ vutte, mārisa moggallāna, bhagavā maṁ etadavoca: ‘idha, devānaminda, bhikkhuno sutaṁ hoti: “sabbe dhammā nālaṁ abhinivesāyā”ti. Evañcetaṁ, devānaminda, bhikkhuno sutaṁ hoti “sabbe dhammā nālaṁ abhinivesāyā”ti. So sabbaṁ dhammaṁ abhijānāti, sabbaṁ dhammaṁ abhiññāya sabbaṁ dhammaṁ parijānāti, sabbaṁ dhammaṁ pariññāya yaṁ kiñci vedanaṁ vedeti sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā. So tāsu vedanāsu aniccānupassī viharati, virāgānupassī viharati, nirodhānupassī viharati, paṭinissaggānupassī viharati. So tāsu vedanāsu aniccānupassī viharanto, virāgānupassī viharanto, nirodhānupassī viharanto, paṭinissaggānupassī viharanto na kiñci loke upādiyati, anupādiyaṁ na paritassati, aparitassaṁ paccattaññeva parinibbāyati: “khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā”ti pajānāti. Ettāvatā kho, devānaminda, bhikkhu saṅkhittena taṇhāsaṅkhayavimutto hoti accantaniṭṭho accantayogakkhemī accantabrahmacārī accantapariyosāno seṭṭho devamanussānan’ti. Evaṁ kho me, mārisa moggallāna, bhagavā saṅkhittena taṇhāsaṅkhayavimuttiṁ abhāsī”ti.

Atha kho āyasmā mahāmoggallāno sakkassa devānamindassa bhāsitaṁ abhinanditvā anumoditvā—seyyathāpi nāma balavā puriso samiñjitaṁ vā bāhaṁ pasāreyya, pasāritaṁ vā bāhaṁ samiñjeyya; evameva—devesu tāvatiṁsesu antarahito pubbārāme migāramātupāsāde pāturahosi.

Atha kho sakkassa devānamindassa paricārikāyo acirapakkante āyasmante mahāmoggallāne sakkaṁ devānamindaṁ etadavocuṁ: “eso nu te, mārisa, so bhagavā satthā”ti?

“Na kho me, mārisa, so bhagavā satthā. Sabrahmacārī me eso āyasmā mahāmoggallāno”ti.

“Lābhā te, mārisa, suladdhaṁ te, mārisa Variant: suladdhaṁ te, mārisa → etthantare pāṭho cck, si, pts1ed potthakesu yassa te sabrahmacārī evaṁmahiddhiko evaṁmahānubhāvo. Aho nūna te so bhagavā satthā”ti.

Atha kho āyasmā mahāmoggallāno yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā mahāmoggallāno bhagavantaṁ etadavoca: “abhijānāti no, bhante, bhagavā ahu ñātaññatarassa mahesakkhassa yakkhassa saṅkhittena taṇhāsaṅkhayavimuttiṁ bhāsitā”ti? Variant: bhagavā ahu → ahunaññeva (si, km); āhunaññeva (sya-all); ahu taññeva (pts1ed) | bhāsitā”ti → bhāsitā (bj); abhāsitthāti (pts1ed, mr)

“Abhijānāmahaṁ, moggallāna, idha sakko devānamindo yenāhaṁ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā maṁ abhivādetvā ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhito kho, moggallāna, sakko devānamindo maṁ etadavoca: ‘kittāvatā nu kho, bhante, bhikkhu saṅkhittena taṇhāsaṅkhayavimutto hoti accantaniṭṭho accantayogakkhemī accantabrahmacārī accantapariyosāno seṭṭho devamanussānan’ti.

Evaṁ vutte, ahaṁ, moggallāna, sakkaṁ devānamindaṁ etadavocaṁ ‘idha devānaminda, bhikkhuno sutaṁ hoti “sabbe dhammā nālaṁ abhinivesāyā”ti. Evaṁ cetaṁ, devānaminda, bhikkhuno sutaṁ hoti “sabbe dhammā nālaṁ abhinivesāyā”ti. So sabbaṁ dhammaṁ abhijānāti, sabbaṁ dhammaṁ abhiññāya sabbaṁ dhammaṁ parijānāti, sabbaṁ dhammaṁ pariññāya yaṁ kiñci vedanaṁ vedeti sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā. So tāsu vedanāsu aniccānupassī viharati, virāgānupassī viharati, nirodhānupassī viharati, paṭinissaggānupassī viharati. So tāsu vedanāsu aniccānupassī viharanto, virāgānupassī viharanto, nirodhānupassī viharanto, paṭinissaggānupassī viharanto na kiñci loke upādiyati, anupādiyaṁ na paritassati, aparitassaṁ paccattaññeva parinibbāyati: “khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā”ti pajānāti. Ettāvatā kho, devānaminda, bhikkhu saṅkhittena taṇhāsaṅkhayavimutto hoti accantaniṭṭho accantayogakkhemī accantabrahmacārī accantapariyosāno seṭṭho devamanussānan’ti. Evaṁ kho ahaṁ, moggallāna, abhijānāmi sakkassa devānamindassa saṅkhittena taṇhāsaṅkhayavimuttiṁ bhāsitā”ti. Variant: bhāsitā”ti → abhāsitthāti (mr)

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā mahāmoggallāno bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Cūḷataṇhāsaṅkhayasuttaṁ niṭṭhitaṁ sattamaṁ.

Cūlataṇhāsaṅkhaya Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC