Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Cūḷamāluṅkya sutta

63

.

Tiểu kinh Māluṅkya

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi Tôn giả Malunkyaputta, trong khi độc trú tịnh cư, khởi lên sự suy tư như sau: Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”. Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy. Vì Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy, nên ta không được hài lòng, không được thỏa mãn. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn, và sẽ hỏi ý nghĩa này. Nếu Thế Tôn trả lời cho ta: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết; Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”, thời ta sẽ sống Phạm hạnh dưới (sự chỉ dẫn của) Thế Tôn. Còn nếu Thế Tôn không trả lời cho ta: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường… (như trên)… Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”, thời ta sẽ bỏ học pháp và hoàn tục.

Rồi Tôn giả Malunkyaputta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Malunkyaputta bạch Thế Tôn:

— Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi độc trú tịnh cư, con khởi lên ý nghĩ như sau: Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên loại bỏ ra: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường… (như trên)… Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”. Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy. Vì Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy, nên ta không được hài lòng, không được thỏa mãn. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn và sẽ hỏi ý nghĩa này. Nếu Thế Tôn trả lời cho ta: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường… (như trên)… Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”, thời ta sẽ sống Phạm hạnh dưới (sự chỉ dẫn của) Thế Tôn. Còn nếu Thế Tôn không trả lời cho ta: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường… (như trên)… Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”, thời ta sẽ bỏ học pháp và hoàn tục.

Nếu Thế Tôn biết: “Thế giới là thường còn”, Thế Tôn hãy trả lời cho con: “Thế giới là thường còn”. Nếu Thế Tôn biết: “Thế giới là vô thường”. Thế Tôn hãy trả lời cho con: “Thế giới là vô thường”. Nếu Thế Tôn không biết: “Thế giới là thường còn” hay “Thế giới là vô thường”, thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: “Ta không biết, Ta không thấy”.

Nếu Thế Tôn biết: “Thế giới là hữu biên”, Thế Tôn hãy trả lời cho con: “Thế giới là hữu biên”. Nếu Thế Tôn biết: “Thế giới là vô biên”, Thế Tôn hãy trả lời cho con: “Thế giới là vô biên”. Nếu Thế Tôn không biết: “Thế giới là hữu biên” hay “Thế giới là vô biên”, thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: “Ta không biết, Ta không thấy”.

Nếu Thế Tôn biết: “Sinh mạng này và thân này là một”, Thế Tôn hãy trả lời cho con: “Sinh mạng này và thân này là một”. Nếu Thế Tôn biết: “Sinh mạng này và thân này là khác,” Thế Tôn hãy trả lời cho con: “Sinh mạng này và thân này là khác”. Nếu Thế Tôn không biết: “Sinh mạng này và thân này là một” hay “Sinh mạng này và thân này là khác”, thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: “Ta không biết, Ta không thấy”.

Nếu Thế Tôn biết: “Như Lai có tồn tại sau khi chết”, Thế Tôn hãy trả lời cho con: “Như Lai có tồn tại sau khi chết”. Nếu Thế Tôn biết: “Như Lai không có tồn tại sau khi chết”, Thế Tôn hãy trả lời cho con: “Như Lai không có tồn tại sau khi chết”. Nếu Thế Tôn không biết: “Như Lai có tồn tại sau khi chết”, hay “Như Lai không có tồn tại sau khi chết”, thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: “Ta không biết, Ta không thấy”.

Nếu Thế Tôn biết: “Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết”, Thế Tôn hãy trả lời cho con: “Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết”. Nếu Thế Tôn biết: “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”, Thế Tôn hãy trả lời cho con: “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”. Nếu Thế Tôn không biết: “Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết,” hay “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”, thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: “Ta không biết, Ta không thấy”.

— Này Malunkyaputta, Ta có nói với Ông: Này Malunkyaputta, hãy đến và sống Phạm hạnh theo Ta, Ta sẽ trả lời cho Ông: “Thế giới là thường còn” hay “Thế giới là vô thường… (như trên)… Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Hay Ông có nói với Ta như sau: Bạch Thế Tôn, con sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn, nếu Thế Tôn sẽ trả lời cho con: “Thế giới là thường còn” hay “Thế giới là vô thường… (như trên)… Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Như vậy, này Malunkyaputta, Ta không nói với Ông: Này Malunkyaputta, hãy đến và sống Phạm hạnh theo Ta và Ta sẽ trả lời cho Ông: “Thế giới là thường còn” hay “Thế giới là vô thường… (như trên)… Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”, và Ông cũng không nói với Ta: Bạch Thế Tôn, con sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn, nếu Thế Tôn sẽ trả lời cho con: “Thế giới là thường còn” hay “Thế giới là vô thường… (như trên)… Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”. Sự tình là như vậy, thời này kẻ ngu kia, Ông là ai, và Ông phủ nhận cái gì?

Này Malunkyaputta, nếu có ai nói như sau: Ta sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn khi nào Thế Tôn sẽ trả lời cho ta: “Thế giới là thường còn” hay “Thế giới là vô thường… (như trên)… Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”, thời này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được Như Lai trả lời. Này Malunkyaputta, ví như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến săn sóc. Nhưng người ấy lại nói: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc giòng hoàng tộc, hay Bà-la-môn, hay buôn bán, hay người làm công”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi tên là gì, tộc tánh là gì?” Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là cao hay thấp, hay người bậc trung”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là da đen, da sẫm hay da vàng”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành phố nào”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hay loại cung nỏ”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai, hay một thứ cây có nhựa”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau này hay cây lau khác”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con kên, hoặc lông con cò, hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại két”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loại gân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc là gân lừa”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc loại tên nhọn, hay thuộc loại tên móc, hay thuộc loại tên như đầu sào, hay thuộc loại tên như răng bò, hay thuộc loại tên như kẽm gai”. Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì.

Cũng vậy, này Malunkyaputta, ai nói như sau: “Ta sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn khi nào Thế Tôn trả lời cho ta: “Thế giới là thường còn” hay “thế giới là vô thường… (như trên)… Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”, thời này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được Như Lai trả lời.

Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm “Thế giới là thường còn”. Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm “Thế giới là vô thường”. Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm “Thế giới là thường còn”, hay dầu cho có quan điểm “Thế giới là vô thường”, thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não, mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.

Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm “Thế giới là hữu biên”. Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm “Thế giới là vô biên”. Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm “Thế giới là hữu biên”, hay dầu cho có quan điểm “Thế giới là vô biên”, thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.

Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm “Sinh mạng này và thân này là một”. Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm “Sinh mạng này và thân này là khác”. Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm “Sinh mạng này và thân này là một”, hay dầu cho có quan điểm “Sinh mạng này và thân này là khác”, thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.

Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm “Như Lai có tồn tại sau khi chết”. Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm “Như Lai không có tồn tại sau khi chết”. Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm “Như Lai có tồn tại sau khi chết” hay dầu cho có quan điểm “Như Lai không có tồn tại sau khi chết”, thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.

Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc vào quan điểm “Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết”. Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”. Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm “Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết”, hay dầu cho có quan điểm “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”, thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại”.

Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những gì Ta không trả lời. Hãy thọ trì là có trả lời những gì Ta có trả lời. Và này Malunkyaputta, điều gì Ta không trả lời? “Thế giới là thường còn”, này Malunkyaputta là điều Ta không trả lời. “Thế giới là vô thường” là điều Ta không trả lời. “Thế giới là hữu biên” là điều Ta không trả lời. “Thế giới là vô biên” là điều Ta không trả lời. “Sinh mạng này và thân này là một” là điều Ta không trả lời. “Sinh mạng này và thân này khác” là điều Ta không trả lời. “Như Lai có tồn tại sau khi chết” là điều Ta không trả lời. “Như Lai không có tồn tại sau khi chết” là điều Ta không trả lời. “Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết” là điều Ta không trả lời. “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết” là điều Ta không trả lời.

Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta không trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy không phải là căn bản Phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Ta không trả lời.

Và này Malunkyaputta, điều gì Ta trả lời? “Ðây là khổ”, này Malunkyaputta là điều Ta trả lời”. “Ðây là khổ tập” là điều Ta trả lời. “Ðây là khổ diệt” là điều Ta trả lời. “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt” là điều Ta trả lời.

Và này Malunkyaputta,vì sao điều ấy Ta trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy có liên hệ đến mục đích, điều ấy là căn bản Phạm hạnh, điều ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, vì vậy điều ấy Ta trả lời. Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những điều Ta không trả lời. Hãy thọ trì là trả lời những điều Ta có trả lời.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Malunkyaputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Cūḷamāluṅkya sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

Atha kho āyasmato mālukyaputtassa rahogatassa paṭisallīnassa evaṁ cetaso parivitakko udapādi:

“yānimāni diṭṭhigatāni bhagavatā abyākatāni ṭhapitāni paṭikkhittāni: ‘sassato loko’tipi, ‘asassato loko’tipi, ‘antavā loko’tipi, ‘anantavā loko’tipi, ‘taṁ jīvaṁ taṁ sarīran’tipi, ‘aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīran’tipi, ‘hoti tathāgato paraṁ maraṇā’tipi, ‘na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’tipi, ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā’tipi, ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’tipi—tāni me bhagavā na byākaroti. Yāni me bhagavā na byākaroti taṁ me na ruccati, taṁ me nakkhamati. Sohaṁ bhagavantaṁ upasaṅkamitvā etamatthaṁ pucchissāmi. Sace me bhagavā byākarissati: ‘sassato loko’ti vā ‘asassato loko’ti vā …pe… ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti vā—evāhaṁ bhagavati brahmacariyaṁ carissāmi; no ce me bhagavā byākarissati: ‘sassato loko’ti vā ‘asassato loko’ti vā …pe… ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti vā—evāhaṁ sikkhaṁ paccakkhāya hīnāyāvattissāmī”ti.

Atha kho āyasmā mālukyaputto sāyanhasamayaṁ paṭisallānā vuṭṭhito yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā mālukyaputto bhagavantaṁ etadavoca:

“Idha mayhaṁ, bhante, rahogatassa paṭisallīnassa evaṁ cetaso parivitakko udapādi—yānimāni diṭṭhigatāni bhagavatā abyākatāni ṭhapitāni paṭikkhittāni: ‘sassato loko’tipi, ‘asassato loko’tipi …pe… ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’tipi—tāni me bhagavā na byākaroti. Yāni me bhagavā na byākaroti taṁ me na ruccati, taṁ me nakkhamati. Sohaṁ bhagavantaṁ upasaṅkamitvā etamatthaṁ pucchissāmi. Sace me bhagavā byākarissati: ‘sassato loko’ti vā, ‘asassato loko’ti vā …pe… ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti vā—evāhaṁ bhagavati, brahmacariyaṁ carissāmi. No ce me bhagavā byākarissati: ‘sassato loko’ti vā, ‘asassato loko’ti vā …pe… ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti vā—evāhaṁ sikkhaṁ paccakkhāya hīnāyāvattissāmīti. Sace bhagavā jānāti: ‘sassato loko’ti, ‘sassato loko’ti me bhagavā byākarotu; sace bhagavā jānāti: ‘asassato loko’ti, ‘asassato loko’ti me bhagavā byākarotu. No ce bhagavā jānāti: ‘sassato loko’ti vā, ‘asassato loko’ti vā, ajānato kho pana apassato etadeva ujukaṁ hoti yadidaṁ: ‘na jānāmi, na passāmī’ti. Sace bhagavā jānāti: ‘antavā loko’ti, ‘anantavā loko’ti me bhagavā byākarotu; sace bhagavā jānāti: ‘anantavā loko’ti, ‘anantavā loko’ti me bhagavā byākarotu. No ce bhagavā jānāti: ‘antavā loko’ti vā, ‘anantavā loko’ti vā, ajānato kho pana apassato etadeva ujukaṁ hoti yadidaṁ: ‘na jānāmi, na passāmī’ti. Sace bhagavā jānāti: ‘taṁ jīvaṁ taṁ sarīran’ti, ‘taṁ jīvaṁ taṁ sarīran’ti me bhagavā byākarotu; sace bhagavā jānāti: ‘aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīran’ti, ‘aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīran’ti me bhagavā byākarotu. No ce bhagavā jānāti: ‘taṁ jīvaṁ taṁ sarīran’ti vā, ‘aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīran’ti vā, ajānato kho pana apassato etadeva ujukaṁ hoti yadidaṁ: ‘na jānāmi, na passāmī’ti. Sace bhagavā jānāti: ‘hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti, ‘hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti me bhagavā byākarotu; sace bhagavā jānāti: ‘na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti, ‘na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti me bhagavā byākarotu. No ce bhagavā jānāti: ‘hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti vā, ‘na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti vā, ajānato kho pana apassato etadeva ujukaṁ hoti yadidaṁ: ‘na jānāmi na passāmī’ti. Sace bhagavā jānāti: ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti, ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti me bhagavā byākarotu; sace bhagavā jānāti: ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti, ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti me bhagavā byākarotu. No ce bhagavā jānāti: ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti vā, ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti vā, ajānato kho pana apassato etadeva ujukaṁ hoti yadidaṁ: ‘na jānāmi, na passāmī’”ti.

“Kiṁ nu tāhaṁ, mālukyaputta, evaṁ avacaṁ: Variant: “Kiṁ nu → kiṁnu kho (cck, km, mr), kinnu (sya1ed, sya2ed) ‘ehi tvaṁ, mālukyaputta, mayi brahmacariyaṁ cara, ahaṁ te byākarissāmi:

“sassato loko”ti vā, “asassato loko”ti vā, “antavā loko”ti vā, “anantavā loko”ti vā, “taṁ jīvaṁ taṁ sarīran”ti vā, “aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīran”ti vā, “hoti tathāgato paraṁ maraṇā”ti vā, “na hoti tathāgato paraṁ maraṇā”ti vā, “hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā”ti vā, “neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā”ti vā’”ti?

“No hetaṁ, bhante”.

“Tvaṁ vā pana maṁ evaṁ avaca: ‘ahaṁ, bhante, bhagavati brahmacariyaṁ carissāmi, bhagavā me byākarissati:

“sassato loko”ti vā, “asassato loko”ti vā, “antavā loko”ti vā, “anantavā loko”ti vā, “taṁ jīvaṁ taṁ sarīran”ti vā, “aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīran”ti vā, “hoti tathāgato paraṁ maraṇā”ti vā, “na hoti tathāgato paraṁ maraṇā”ti vā, “hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā”ti vā, “neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā”ti vā’”ti?

“No hetaṁ, bhante”.

“Iti kira, mālukyaputta, nevāhaṁ taṁ vadāmi: ‘ehi tvaṁ, mālukyaputta, mayi brahmacariyaṁ cara, ahaṁ te byākarissāmi: “sassato loko”ti vā, “asassato loko”ti vā …pe… “neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇāti vā”’ti; napi kira maṁ tvaṁ vadesi: ‘ahaṁ, bhante, bhagavati brahmacariyaṁ carissāmi, bhagavā me byākarissati: “sassato loko”ti vā “asassato loko”ti vā …pe… “neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā”ti vā’ti. Evaṁ sante, moghapurisa, ko santo kaṁ paccācikkhasi?

Yo kho, mālukyaputta, evaṁ vadeyya: ‘na tāvāhaṁ bhagavati brahmacariyaṁ carissāmi yāva me bhagavā na byākarissati: “sassato loko”ti vā, “asassato loko”ti vā …pe… “neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā”ti vā’ti, abyākatameva taṁ, mālukyaputta, tathāgatena assa, atha so puggalo kālaṁ kareyya.

Seyyathāpi, mālukyaputta, puriso sallena viddho assa savisena gāḷhapalepanena. Tassa mittāmaccā ñātisālohitā bhisakkaṁ sallakattaṁ upaṭṭhapeyyuṁ. So evaṁ vadeyya: ‘na tāvāhaṁ imaṁ sallaṁ āharissāmi yāva na taṁ purisaṁ jānāmi yenamhi viddho, khattiyo vā brāhmaṇo vā vesso vā suddo vā’ti; so evaṁ vadeyya: ‘na tāvāhaṁ imaṁ sallaṁ āharissāmi yāva na taṁ purisaṁ jānāmi yenamhi viddho, evaṁnāmo evaṅgotto iti vā’ti; so evaṁ vadeyya: ‘na tāvāhaṁ imaṁ sallaṁ āharissāmi yāva na taṁ purisaṁ jānāmi yenamhi viddho, dīgho vā rasso vā majjhimo vā’ti; so evaṁ vadeyya: ‘na tāvāhaṁ imaṁ sallaṁ āharissāmi yāva na taṁ purisaṁ jānāmi yenamhi viddho, kāḷo vā sāmo vā maṅguracchavī vā’ti; so evaṁ vadeyya: ‘na tāvāhaṁ imaṁ sallaṁ āharissāmi yāva na taṁ purisaṁ jānāmi yenamhi viddho, amukasmiṁ gāme vā nigame vā nagare vā’ti; so evaṁ vadeyya: ‘na tāvāhaṁ imaṁ sallaṁ āharissāmi yāva na taṁ dhanuṁ jānāmi yenamhi viddho, yadi vā cāpo yadi vā kodaṇḍo’ti; so evaṁ vadeyya: ‘na tāvāhaṁ imaṁ sallaṁ āharissāmi yāva na taṁ jiyaṁ jānāmi yāyamhi viddho, yadi vā akkassa yadi vā saṇhassa yadi vā nhārussa yadi vā maruvāya yadi vā khīrapaṇṇino’ti; Variant: saṇhassa → saṇṭhassa (bj, sya-all, km, pts1ed) so evaṁ vadeyya: ‘na tāvāhaṁ imaṁ sallaṁ āharissāmi yāva na taṁ kaṇḍaṁ jānāmi yenamhi viddho, yadi vā gacchaṁ yadi vā ropiman’ti; so evaṁ vadeyya: ‘na tāvāhaṁ imaṁ sallaṁ āharissāmi yāva na taṁ kaṇḍaṁ jānāmi yenamhi viddho, yassa pattehi vājitaṁ yadi vā gijjhassa yadi vā kaṅkassa yadi vā kulalassa yadi vā morassa yadi vā sithilahanuno’ti; Variant: vājitaṁ → vākhittaṁ (mr) so evaṁ vadeyya: ‘na tāvāhaṁ imaṁ sallaṁ āharissāmi yāva na taṁ kaṇḍaṁ jānāmi yenamhi viddho, yassa nhārunā parikkhittaṁ yadi vā gavassa yadi vā mahiṁsassa yadi vā bheravassa yadi vā semhārassā’ti; Variant: bheravassa → roruvassa (bj, sya-all, km, pts1ed) so evaṁ vadeyya: ‘na tāvāhaṁ imaṁ sallaṁ āharissāmi yāva na taṁ sallaṁ jānāmi yenamhi viddho, yadi vā sallaṁ yadi vā khurappaṁ yadi vā vekaṇḍaṁ yadi vā nārācaṁ yadi vā vacchadantaṁ yadi vā karavīrapattan’ti—aññātameva taṁ, mālukyaputta, tena purisena assa, atha so puriso kālaṁ kareyya.

Evameva kho, mālukyaputta, yo evaṁ vadeyya: ‘na tāvāhaṁ bhagavati brahmacariyaṁ carissāmi yāva me bhagavā na byākarissati: “sassato loko”ti vā “asassato loko”ti vā …pe… “neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā”ti vā’ti—abyākatameva taṁ, mālukyaputta, tathāgatena assa, atha so puggalo kālaṁ kareyya.

‘Sassato loko’ti, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati brahmacariyavāso abhavissāti, evaṁ no. ‘Asassato loko’ti, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati brahmacariyavāso abhavissāti, evampi no. ‘Sassato loko’ti vā, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati, ‘asassato loko’ti vā diṭṭhiyā sati attheva jāti, atthi jarā, atthi maraṇaṁ, santi sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā; yesāhaṁ diṭṭheva dhamme nighātaṁ paññapemi. ‘Antavā loko’ti, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati brahmacariyavāso abhavissāti, evaṁ no. ‘Anantavā loko’ti, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati brahmacariyavāso abhavissāti, evampi no. ‘Antavā loko’ti vā, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati, ‘anantavā loko’ti vā diṭṭhiyā sati attheva jāti, atthi jarā, atthi maraṇaṁ, santi sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā; yesāhaṁ diṭṭheva dhamme nighātaṁ paññapemi. ‘Taṁ jīvaṁ taṁ sarīran’ti, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati brahmacariyavāso abhavissāti, evaṁ no. ‘Aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīran’ti, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati brahmacariyavāso abhavissāti, evampi no. ‘Taṁ jīvaṁ taṁ sarīran’ti vā, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati, ‘aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīran’ti vā diṭṭhiyā sati attheva jāti …pe… nighātaṁ paññapemi. ‘Hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati brahmacariyavāso abhavissāti, evaṁ no. ‘Na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati brahmacariyavāso abhavissāti, evampi no. ‘Hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti vā, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati, ‘na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti vā diṭṭhiyā sati attheva jāti …pe… yesāhaṁ diṭṭheva dhamme nighātaṁ paññapemi. ‘Hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati brahmacariyavāso abhavissāti, evaṁ no. ‘Neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati brahmacariyavāso abhavissāti, evampi no. ‘Hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti, mālukyaputta, diṭṭhiyā sati, ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti vā diṭṭhiyā sati attheva jāti …pe… yesāhaṁ diṭṭheva dhamme nighātaṁ paññapemi.

Tasmātiha, mālukyaputta, abyākatañca me abyākatato dhāretha; byākatañca me byākatato dhāretha. Kiñca, mālukyaputta, mayā abyākataṁ? ‘Sassato loko’ti mālukyaputta, mayā abyākataṁ; ‘asassato loko’ti—mayā abyākataṁ; ‘antavā loko’ti—mayā abyākataṁ; ‘anantavā loko’ti—Variant: na → netaṁ (bj) mayā abyākataṁ; ‘taṁ jīvaṁ taṁ sarīran’ti—mayā abyākataṁ; ‘aññaṁ jīvaṁ aññaṁ sarīran’ti—mayā abyākataṁ; ‘hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti—mayā abyākataṁ; ‘na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti—mayā abyākataṁ; ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti—mayā abyākataṁ; ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṁ maraṇā’ti—mayā abyākataṁ.

Kasmā cetaṁ, mālukyaputta, mayā abyākataṁ? Na hetaṁ, mālukyaputta, atthasaṁhitaṁ na ādibrahmacariyakaṁ na nibbidāya na virāgāya na nirodhāya na upasamāya na abhiññāya na sambodhāya na nibbānāya saṁvattati. Tasmā taṁ mayā abyākataṁ.

Kiñca, mālukyaputta, mayā byākataṁ? ‘Idaṁ dukkhan’ti, mālukyaputta, mayā byākataṁ; ‘ayaṁ dukkhasamudayo’ti—mayā byākataṁ; ‘ayaṁ dukkhanirodho’ti—mayā byākataṁ; ‘ayaṁ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti—mayā byākataṁ.

Kasmā cetaṁ, mālukyaputta, mayā byākataṁ? Etañhi, mālukyaputta, atthasaṁhitaṁ etaṁ ādibrahmacariyakaṁ nibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati. Tasmā taṁ mayā byākataṁ. Tasmātiha, mālukyaputta, abyākatañca me abyākatato dhāretha; byākatañca me byākatato dhārethā”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā mālukyaputto bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Cūḷamālukyasuttaṁ niṭṭhitaṁ tatiyaṁ.

Cūḷamāluṅkya sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC