Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Cūḷapuṇṇama Sutta

110

.

Tiểu kinh Mãn nguyệt

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Pubbarama (Ðông Viên), Migaramatupasada (Lộc Mẫu Giảng đường).

Lúc bấy giờ trong ngày Bố-tát, ngày trăng tròn, trong đêm trăng rằm, Thế Tôn đang ngồi giữa trời, xung quanh có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn nhìn chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng và bảo các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, một người bất chánh (asappurisa) có thể biết một người bất chánh: “Người bất chánh là vị này”, hay không?

— Bạch Thế Tôn, không biết được.

— Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ-kheo, không thể có sự tình, không thể có sự kiện, một người bất chánh có thể biết một người bất chánh: “Người bất chánh là vị này.” Này các Tỷ-kheo, nhưng một người bất chánh có thể biết một người chơn chánh: “Người chơn chánh là vị này” hay không?

— Bạch Thế Tôn, không biết được.

— Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ-kheo, không thể có sự tình, không thể có sự kiện một người bất chánh có thể biết được một người chơn chánh: “Người chơn chánh là vị này”.

Người bất chánh, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ pháp bất chánh, giao du với người bất chánh, suy tư như người bất chánh, tư lường như người bất chánh, nói năng như người bất chánh, hành động như người bất chánh, có tà kiến như người bất chánh, bố thí như người bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh đầy đủ pháp bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh bất tín, vô tàm, vô quý, nghe ít, biếng nhác, thất niệm, liệt tuệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh đầy đủ pháp bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh giao du với những người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Bà-la-môn nào bất tín, vô tàm, vô quý, ít nghe, biếng nhác, thất niệm, liệt tuệ, những vị ấy là bạn, là thân hữu với người bất chánh ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh giao du với người bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh suy tư như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh suy nghĩ tự làm hại mình, suy nghĩ làm hại người khác, suy nghĩ làm hại cả hai.. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh suy tư như người bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh tư lường như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh tư lường tự làm hại mình, tư lường làm hại người, tư lường làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh tư lường như người bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh nói năng như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh nói lời nói láo, nói lời hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm. Như vậy này các Tỷ-kheo, là người bất chánh nói năng như người bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh hành động như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh sát sanh, lấy của không cho, làm các tà hạnh trong các dục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh hành động như người bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người bất chánh có tà kiến như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh có tà kiến như sau: “Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có cha, không có mẹ, không có loại hóa sanh. Ở đời, không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh đã tự mình chứng đạt với thượng trí đời này và đời khác, và truyền dạy lại”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh có tà kiến như người bất chánh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người bất chánh bố thí như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bất chánh bố thí một cách vô lễ, bố thí không phải tự tay, bố thí không có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật không cần dùng, bố thí không nghĩ đến tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh bố thí như người bất chánh.

Này các Tỷ-kheo, người bất chánh ấy, đầy đủ pháp bất chánh như vậy, giao du với người bất chánh như vậy, suy tư như người bất chánh như vậy, tư lường như người bất chánh như vậy, nói năng như người bất chánh như vậy, hành động như người bất chánh như vậy, có tà kiến như người bất chánh như vậy, bố thí như người bất chánh như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cảnh giới của những người bất chánh. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là cảnh giới của những người bất chánh? Ðịa ngục hay là bàng sanh.

Này các Tỷ-kheo, một người chơn chánh có thể biết được một người chơn chánh: “Người chơn chánh là vị này” hay không?

— Thưa biết được, bạch Thế Tôn.

— Lành thay, này các Tỷ-kheo! Sự tình này xảy ra là người chơn chánh có thể biết được người chơn chánh: “Người chơn chánh là vị này”. Nhưng này các Tỷ-kheo, người chơn chánh có thể biết được người bất chánh: “Người bất chánh là vị này” hay không?

— Thưa biết được, bạch Thế Tôn.

— Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ-kheo, có sự tình này là người chơn chánh có thể biết được người bất chánh: “Người bất chánh là vị này”. Này các Tỷ-kheo, người chơn chánh đầy đủ Chánh pháp, giao du với các bậc chơn chánh, suy nghĩ như các bậc chơn chánh, tư lường như các bậc chơn chánh, nói năng như bậc chơn chánh, hành động như bậc chơn chánh, có chánh kiến như bậc chơn chánh, bố thí như bậc chơn chánh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh đầy đủ Chánh pháp? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh có lòng tin, có lòng tàm, có lòng quý, có nghe nhiều, có tinh cần, tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh đầy đủ những Chánh pháp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh giao du với các bậc chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có lòng tin, có lòng tàm, có lòng quý nghe nhiều, tinh cần, tinh tấn, chánh niệm, có trí tuệ, những vị ấy là bạn, là thân hữu của vị chơn chánh ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh giao du với các bậc chơn chánh.

Và này, các Tỷ-kheo, như thế nào là người chơn chánh suy tư như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh không suy nghĩ tự làm hại mình, không suy nghĩ làm hại người khác, không suy nghĩ làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh suy tư như người chơn chánh.

Và này, các Tỷ-kheo, như thế nào là người chơn chánh tư lường như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh không tư lường tự làm hại mình, không tư lường làm hại người khác, không tư lường làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh tư lường như người chơn chánh?

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người chơn chánh nói năng như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh từ bỏ không nói láo, từ bỏ không nói hai lưỡi, từ bỏ không nói ác khẩu, từ bỏ không nói phiếm luận. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh nói năng như người chơn chánh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh hành động như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ làm các tà hạnh trong dâm dục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh hành động như người chơn chánh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh có chánh kiến như bậc chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh có chánh kiến như sau: “Có bố thí, có lễ hy sinh, có tế tự, có quả dị thục các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có cha, có mẹ, có loại hóa sanh. Ở đời có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình chứng đạt với thượng trí đời này và đời khác, và truyền dạy lại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh bố thí như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh bố thí một cách lễ độ, bố thí với tự tay, bố thí có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật cần dùng, bố thí có nghĩ đến tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh bố thí như người chơn chánh.

Này các Tỷ-kheo, người chơn chánh ấy, đầy đủ Chánh pháp như vậy, giao du với người chơn chánh như vậy, suy tư như người chơn chánh như vậy, tư lường như người chơn chánh như vậy, nói năng như người chơn chánh như vậy, hành động như người chơn chánh như vậy, có chánh kiến như người như người chơn chánh như vậy, bố thí như người chơn chánh như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cảnh giới của những người chơn chánh. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là cảnh giới của những người chơn chánh? Ðại tánh của chư Thiên hay đại tánh của loài Người.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Cūḷapuṇṇama Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati pubbārāme migāramātupāsāde.

Tena kho pana samayena bhagavā tadahuposathe pannarase puṇṇāya puṇṇamāya rattiyā bhikkhusaṅghaparivuto abbhokāse nisinno hoti. Atha kho bhagavā tuṇhībhūtaṁ tuṇhībhūtaṁ bhikkhusaṅghaṁ anuviloketvā bhikkhū āmantesi: “jāneyya nu kho, bhikkhave, asappuriso asappurisaṁ: ‘asappuriso ayaṁ bhavan’”ti?

“No hetaṁ, bhante”.

“Sādhu, bhikkhave; aṭṭhānametaṁ, bhikkhave, anavakāso yaṁ asappuriso asappurisaṁ jāneyya: ‘asappuriso ayaṁ bhavan’ti. Jāneyya pana, bhikkhave, asappuriso sappurisaṁ: ‘sappuriso ayaṁ bhavan’”ti?

“No hetaṁ, bhante”.

“Sādhu, bhikkhave; etampi kho, bhikkhave, aṭṭhānaṁ anavakāso yaṁ asappuriso sappurisaṁ jāneyya: ‘sappuriso ayaṁ bhavan’ti. Asappuriso, bhikkhave, assaddhammasamannāgato hoti, asappurisabhatti hoti, asappurisacintī hoti, asappurisamantī hoti, asappurisavāco hoti, asappurisakammanto hoti, asappurisadiṭṭhi hoti; asappurisadānaṁ deti.

Kathañca, bhikkhave, asappuriso assaddhammasamannāgato hoti? Idha, bhikkhave, asappuriso assaddho hoti, ahiriko hoti, anottappī hoti, appassuto hoti, kusīto hoti, muṭṭhassati hoti, duppañño hoti. Evaṁ kho, bhikkhave, asappuriso assaddhammasamannāgato hoti.

Kathañca, bhikkhave, asappuriso asappurisabhatti hoti? Idha, bhikkhave, asappurisassa ye te samaṇabrāhmaṇā assaddhā ahirikā anottappino appassutā kusītā muṭṭhassatino duppaññā tyāssa mittā honti te sahāyā. Evaṁ kho, bhikkhave, asappuriso asappurisabhatti hoti.

Kathañca, bhikkhave, asappuriso asappurisacintī hoti? Idha, bhikkhave, asappuriso attabyābādhāyapi ceteti, parabyābādhāyapi ceteti, ubhayabyābādhāyapi ceteti. Evaṁ kho, bhikkhave, asappuriso asappurisacintī hoti.

Kathañca, bhikkhave, asappuriso asappurisamantī hoti? Idha, bhikkhave, asappuriso attabyābādhāyapi manteti, parabyābādhāyapi manteti, ubhayabyābādhāyapi manteti. Evaṁ kho, bhikkhave, asappuriso asappurisamantī hoti.

Kathañca, bhikkhave, asappuriso asappurisavāco hoti? Idha, bhikkhave, asappuriso musāvādī hoti, pisuṇavāco hoti, pharusavāco hoti, samphappalāpī hoti. Evaṁ kho, bhikkhave, asappuriso asappurisavāco hoti.

Kathañca, bhikkhave, asappuriso asappurisakammanto hoti? Idha, bhikkhave, asappuriso pāṇātipātī hoti, adinnādāyī hoti, kāmesumicchācārī hoti. Evaṁ kho, bhikkhave, asappuriso asappurisakammanto hoti.

Kathañca, bhikkhave, asappuriso asappurisadiṭṭhi hoti? Idha, bhikkhave, asappuriso evaṁdiṭṭhi hoti: Variant: evaṁdiṭṭhi → evaṁdiṭṭhī (bj, pts1ed); evaṁdiṭṭhiko (sya-all, km) ‘natthi dinnaṁ, natthi yiṭṭhaṁ, natthi hutaṁ, natthi sukatadukkaṭānaṁ kammānaṁ phalaṁ vipāko, natthi ayaṁ loko, natthi paro loko, natthi mātā, natthi pitā, natthi sattā opapātikā, natthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā, ye imañca lokaṁ parañca lokaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedentī’ti. Variant: sammaggatā → samaggatā (mr) Evaṁ kho, bhikkhave, asappuriso asappurisadiṭṭhi hoti.

Kathañca, bhikkhave, asappuriso asappurisadānaṁ deti? Idha, bhikkhave, asappuriso asakkaccaṁ dānaṁ deti, asahatthā dānaṁ deti, acittīkatvā dānaṁ deti, apaviṭṭhaṁ dānaṁ deti anāgamanadiṭṭhiko dānaṁ deti. Evaṁ kho, bhikkhave, asappuriso asappurisadānaṁ deti.

So, bhikkhave, asappuriso evaṁ assaddhammasamannāgato, evaṁ asappurisabhatti, evaṁ asappurisacintī, evaṁ asappurisamantī, evaṁ asappurisavāco, evaṁ asappurisakammanto, evaṁ asappurisadiṭṭhi; evaṁ asappurisadānaṁ datvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā yā asappurisānaṁ gati tattha upapajjati. Kā ca, bhikkhave, asappurisānaṁ gati? Nirayo vā tiracchānayoni vā.

Jāneyya nu kho, bhikkhave, sappuriso sappurisaṁ: ‘sappuriso ayaṁ bhavan’”ti?

“Evaṁ, bhante”.

“Sādhu, bhikkhave; ṭhānametaṁ, bhikkhave, vijjati yaṁ sappuriso sappurisaṁ jāneyya: ‘sappuriso ayaṁ bhavan’ti. Jāneyya pana, bhikkhave, sappuriso asappurisaṁ: ‘asappuriso ayaṁ bhavan’”ti?

“Evaṁ, bhante”.

“Sādhu, bhikkhave; etampi kho, bhikkhave, ṭhānaṁ vijjati yaṁ sappuriso asappurisaṁ jāneyya: ‘asappuriso ayaṁ bhavan’ti. Sappuriso, bhikkhave, saddhammasamannāgato hoti, sappurisabhatti hoti, sappurisacintī hoti, sappurisamantī hoti, sappurisavāco hoti, sappurisakammanto hoti, sappurisadiṭṭhi hoti; sappurisadānaṁ deti.

Kathañca, bhikkhave, sappuriso saddhammasamannāgato hoti? Idha, bhikkhave, sappuriso saddho hoti, hirimā hoti, ottappī hoti, bahussuto hoti, āraddhavīriyo hoti, upaṭṭhitassati hoti, paññavā hoti. Evaṁ kho, bhikkhave, sappuriso saddhammasamannāgato hoti.

Kathañca, bhikkhave, sappuriso sappurisabhatti hoti? Idha, bhikkhave, sappurisassa ye te samaṇabrāhmaṇā saddhā hirimanto ottappino bahussutā āraddhavīriyā upaṭṭhitassatino paññavanto tyāssa mittā honti, te sahāyā. Evaṁ kho, bhikkhave, sappuriso sappurisabhatti hoti.

Kathañca, bhikkhave, sappuriso sappurisacintī hoti? Idha, bhikkhave, sappuriso nevattabyābādhāya ceteti, na parabyābādhāya ceteti, na ubhayabyābādhāya ceteti. Evaṁ kho, bhikkhave, sappuriso sappurisacintī hoti.

Kathañca, bhikkhave, sappuriso sappurisamantī hoti? Idha, bhikkhave, sappuriso nevattabyābādhāya manteti, na parabyābādhāya manteti, na ubhayabyābādhāya manteti. Evaṁ kho, bhikkhave, sappuriso sappurisamantī hoti.

Kathañca, bhikkhave, sappuriso sappurisavāco hoti? Idha, bhikkhave, sappuriso musāvādā paṭivirato hoti, pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, pharusāya vācāya paṭivirato hoti, samphappalāpā paṭivirato hoti. Evaṁ kho, bhikkhave, sappuriso sappurisavāco hoti.

Kathañca, bhikkhave, sappuriso sappurisakammanto hoti? Idha, bhikkhave, sappuriso pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānā paṭivirato hoti, kāmesumicchācārā paṭivirato hoti. Evaṁ kho, bhikkhave, sappuriso sappurisakammanto hoti.

Kathañca, bhikkhave, sappuriso sappurisadiṭṭhi hoti? Idha, bhikkhave, sappuriso evaṁdiṭṭhi hoti: ‘atthi dinnaṁ, atthi yiṭṭhaṁ, atthi hutaṁ, atthi sukatadukkaṭānaṁ kammānaṁ phalaṁ vipāko, atthi ayaṁ loko, atthi paro loko, atthi mātā, atthi pitā, atthi sattā opapātikā, atthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṁ parañca lokaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedentī’ti. Evaṁ kho, bhikkhave, sappuriso sappurisadiṭṭhi hoti.

Kathañca, bhikkhave, sappuriso sappurisadānaṁ deti? Idha, bhikkhave, sappuriso sakkaccaṁ dānaṁ deti, sahatthā dānaṁ deti, cittīkatvā dānaṁ deti, anapaviṭṭhaṁ dānaṁ deti, āgamanadiṭṭhiko dānaṁ deti. Evaṁ kho, bhikkhave, sappuriso sappurisadānaṁ deti.

So, bhikkhave, sappuriso evaṁ saddhammasamannāgato, evaṁ sappurisabhatti, evaṁ sappurisacintī, evaṁ sappurisamantī, evaṁ sappurisavāco, evaṁ sappurisakammanto, evaṁ sappurisadiṭṭhi; evaṁ sappurisadānaṁ datvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā yā sappurisānaṁ gati tattha upapajjati. Kā ca, bhikkhave, sappurisānaṁ gati? Devamahattatā vā manussamahattatā vā”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Cūḷapuṇṇamasuttaṁ niṭṭhitaṁ dasamaṁ.

Devadahavaggo niṭṭhito paṭhamo.

Tassuddānaṁ

Devadahaṁ pañcattayaṁ, Kinti sāma sunakkhattaṁ; Sappāya gaṇa gopaka—Mahāpuṇṇa cūḷapuṇṇañcāti.

Cūḷapuṇṇama Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC