Cūḷasīhanāda Sutta
.
Tiểu kinh sư tử hống
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), trong vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo.” –“Bạch Thế Tôn,” những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết như sau:
— Này các Tỷ-kheo, chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất; ở đây là có Sa-môn thứ hai; ở đây là có Sa-môn thứ ba; ở đây là có Sa-môn thứ tư; các ngoại đạo khác không có Sa-môn. Này các Tỷ-kheo, các Ông hãy chân chánh rống tiếng rống sư tử như vậy.
Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra khi ở đây những Du sĩ ngoại đạo có thể nói: “Chư Tôn giả có tin tưởng gì, có sức lực gì mà chư Tôn giả tuyên bố: ‘Chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất; ở đây là có Sa-môn thứ hai; ở đây là có Sa-môn thứ ba; ở đây là có Sa-môn thứ tư; các ngoại đạo khác không có Sa-môn'”. Này các Tỷ-kheo, nếu được các Du sĩ ngoại đạo nói như vậy, cần phải trả lời họ như sau: “Chư Hiền, vì chúng tôi tự chánh kiến bốn pháp, được Thế Tôn tuyên bố cho chúng tôi biết, bậc đã thấy, đã biết, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nên chúng tôi nói: ‘Chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất, ở đây là có Sa-môn thứ hai; Sa-môn thứ ba; Sa-môn thứ tư’. Thế nào là bốn? Chư Hiền, chúng tôi có lòng tin bậc Ðạo Sư, có lòng tin Pháp, có sự thành tựu viên mãn các Giới luật, và những pháp hữu của chúng tôi, những người cư sĩ và những người xuất gia, được chúng tôi thương, chúng tôi mến. Chư Hiền, vì chúng tôi tự chánh kiến bốn pháp, được Thế Tôn tuyên bố cho chúng tôi biết, bậc đã thấy, đã biết, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nên chúng tôi nói: ‘Chỉ ở đây là Sa-môn… Sa-môn thứ tư'”.
Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra, khi ở đây, những Du sĩ ngoại đạo có thể nói: “Chư Hiền, chúng tôi cũng có lòng tin bậc Ðạo Sư, vị ấy là Ðạo Sư của chúng tôi. Chúng tôi có lòng tin Pháp, Pháp ấy là Pháp của chúng tôi, chúng tôi thành tựu viên mãn các Giới luật, những Giới luật ấy là Giới luật của chúng tôi. Và những pháp hữu của chúng tôi, những người cư sĩ và cả những người xuất gia, được chúng tôi thương, được chúng tôi mến. Chư Hiền, như vậy có sự sai biệt gì, có sự đặc thù gì, có sự khác biệt gì giữa quý vị và chúng tôi?”.
Chư Tỷ-kheo, nếu được các Du sĩ ngoại đạo nói như vậy, cần phải trả lời họ như sau: “Chư Hiền, cứu cánh là một hay cứu cánh là đa diện?” Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh là một, cứu cánh không phải đa diện”. –“Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có tham, hay cho người không tham?” Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không tham, không phải cho người có tham”. –“Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có sân, hay cho người không sân?” Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không sân, không phải cho người có sân”. –“Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có si hay cho người không si? Nếu trả lời đứng đắn… phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không si, không phải cho người có si”. –“Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có ái, hay cho người không ái?” Nếu trả lời đứng đắn… phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không ái, không phải cho người có ái”. –“Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có chấp thủ, hay cho người không chấp thủ?” Nếu trả lời đứng đắn… phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không chấp thủ, không phải cho người chấp thủ”. –“Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có trí, hay cho người không có trí?” Nếu trả lời đứng đắn… phải trả lời: “Cứu cánh ấy cho người có trí, không phải cho người không có trí”. –“Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người thuận ứng, nghịch ứng hay cho người không thuận ứng, không nghịch ứng?” Nếu trả lời đứng đắn… phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không thuận ứng, không nghịch ứng, không phải cho người thuận ứng, nghịch ứng”. –“Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người ưa hý luận, thích hý luận hay cho người không ưa hý luận, không thích hý luận?” Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo cần phải trả lời: “Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không ưa hý luận, không thích hý luận, không phải cho người ưa hý luận, thích hý luận”.
Chư Tỷ-kheo, có hai loại tri kiến này: hữu kiến và phi hữu kiến. Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chấp trước hữu kiến, thân thiết hữu kiến, cố chấp hữu kiến; những vị ấy bị chướng ngại đối với phi hữu kiến. Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chấp trước phi hữu kiến, thân thiết phi hữu kiến, cố chấp phi hữu kiến; những vị ấy bị chướng ngại bởi hữu kiến.
Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri sự tập khởi và sự đoạn diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của chúng, những vị này là những vị có tham, có sân, có si, có ái, có chấp thủ, không có trí, có thuận ứng, có nghịch ứng, có ưa hý luận, có thích hý luận; những vị ấy không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói những vị ấy không giải thoát khỏi đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào như thật tuệ tri sự tập khởi và sự đoạn diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự xuất ly của chúng; những vị này là những vị không tham, không sân, không si, không ái, không chấp thủ, có trí, không có thuận ứng, không có nghịch ứng, không ưa hý luận, không thích hý luận; những vị ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói những vị ấy giải thoát khỏi đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, có bốn chấp thủ. Thế nào là bốn? Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ.
Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ; họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về kiến thủ, về giới cấm thủ, về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri ba sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về kiến thủ, về giới cấm thủ, về ngã luận thủ.
Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ nhưng không hiển thị sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri hai sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ; nhưng không hiển thị sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ.
Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri một sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ.
Chư Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với Ðạo Sư, tịnh tín ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có thành tựu viên mãn các Giới luật, sự thành tựu ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có sự thương mến đối với những pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là không hoàn toàn. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, sự tình là như vậy, trong một Pháp và Luật không khéo thuyết giảng, không khéo hiển thị, không có hướng thượng, không dẫn đến tịch tịnh, không được bậc Chánh Ðẳng Giác hiển thị.
Và Như Tỷ-kheo, bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tự xưng liễu tri tất cả thủ, chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Như Lai hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ.
Chư Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn; nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn; nếu có thành tựu viên mãn các Giới luật, sự thành tựu ấy được xem là hoàn toàn; nếu có sự thương mến đối với các pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là hoàn toàn. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, sự tình là như vậy, trong một Pháp và Luật khéo thuyết giảng, khéo hiển thị, có hướng thượng, dẫn đến tịch tịnh, được bậc Chánh Ðẳng Giác hiển thị.
Chư Tỷ-kheo, bốn loại chấp thủ này, lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân? Bốn loại chấp thủ này lấy ái làm duyên, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm chủng, lấy ái làm nhân. Chư Tỷ-kheo, ái này lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, ái này lấy thọ làm duyên, lấy thọ làm tập khởi, lấy thọ làm chủng, lấy thọ làm nhân. Chư Tỷ-kheo, thọ này lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân ? Chư Tỷ-kheo, thọ này lấy xúc làm duyên, lấy xúc làm tập khởi, lấy xúc làm chủng, lấy xúc làm nhân. Chư Tỷ-kheo, xúc này lấy gì làm duyên… lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, xúc này lấy sáu nhập làm duyên… lấy sáu nhập làm nhân. Chư Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy gì làm duyên… lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy danh sắc làm duyên… lấy danh sắc làm nhân. Chư Tỷ-kheo, danh sắc này lấy gì làm duyên… lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, danh sắc này lấy thức làm duyên… lấy thức làm nhân. Chư Tỷ-kheo, thức này lấy gì làm duyên… lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, thức này lấy hành làm duyên… lấy hành làm nhân. Chư Tỷ-kheo, hành này lấy gì làm duyên… lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, hành này lấy vô minh làm duyên… lấy vô minh làm nhân.
Và Chư Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo đã đoạn trừ vô minh, đã làm minh sanh khởi, vị ấy do vô minh được đoạn trừ, do minh sanh khởi, nên không chấp thủ dục thủ, không chấp thủ kiến thủ, không chấp thủ giới cấm thủ, không chấp thủ ngã luận thủ. Nhờ không chấp thủ nên không tháo động, nhờ không tháo động, nên tự thân chứng được Niết-bàn; vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Cūḷasīhanāda Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.
“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:
“Idheva, bhikkhave, samaṇo, idha dutiyo samaṇo, idha tatiyo samaṇo, idha catuttho samaṇo; suññā parappavādā samaṇebhi aññehīti. Variant: samaṇebhi aññehīti → samaṇehi aññeti (bj, pts1ed, mr); samaṇehi aññebhīti (sya-all) Evametaṁ, bhikkhave, sammā sīhanādaṁ nadatha. Variant: Evametaṁ → evameva (bj, sya-all, mr)
Ṭhānaṁ kho panetaṁ, bhikkhave, vijjati yaṁ aññatitthiyā paribbājakā evaṁ vadeyyuṁ: ‘ko panāyasmantānaṁ assāso, kiṁ balaṁ, yena tumhe āyasmanto evaṁ vadetha—idheva samaṇo, idha dutiyo samaṇo, idha tatiyo samaṇo, idha catuttho samaṇo; suññā parappavādā samaṇebhi aññehī’ti? Evaṁvādino, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evamassu vacanīyā: ‘atthi kho no, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena cattāro dhammā akkhātā ye mayaṁ attani sampassamānā evaṁ vadema—
idheva samaṇo, idha dutiyo samaṇo, idha tatiyo samaṇo, idha catuttho samaṇo; suññā parappavādā samaṇebhi aññehīti. Katame cattāro? Atthi kho no, āvuso, satthari pasādo, atthi dhamme pasādo, atthi sīlesu paripūrakāritā; sahadhammikā kho pana piyā manāpā—gahaṭṭhā ceva pabbajitā ca. Ime kho no, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena cattāro dhammā akkhātā ye mayaṁ attani sampassamānā evaṁ vadema—idheva samaṇo, idha dutiyo samaṇo, idha tatiyo samaṇo, idha catuttho samaṇo; suññā parappavādā samaṇebhi aññehī’ti.
Ṭhānaṁ kho panetaṁ, bhikkhave, vijjati yaṁ aññatitthiyā paribbājakā evaṁ vadeyyuṁ: ‘amhākampi kho, āvuso, atthi satthari pasādo yo amhākaṁ satthā, amhākampi atthi dhamme pasādo yo amhākaṁ dhammo, mayampi sīlesu paripūrakārino yāni amhākaṁ sīlāni, amhākampi sahadhammikā piyā manāpā—gahaṭṭhā ceva pabbajitā ca. Idha no, āvuso, ko viseso ko adhippayāso kiṁ nānākaraṇaṁ yadidaṁ tumhākañceva amhākañcā’ti? Variant: adhippayāso → adhippāyo (bj, sya-all, pts1ed); adhippāyaso (bj-a); adhippayogo (mr)
Evaṁvādino, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evamassu vacanīyā: ‘kiṁ panāvuso, ekā niṭṭhā, udāhu puthu niṭṭhā’ti? Sammā byākaramānā, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evaṁ byākareyyuṁ: ‘ekāvuso, niṭṭhā, na puthu niṭṭhā’ti.
‘Sā panāvuso, niṭṭhā sarāgassa udāhu vītarāgassā’ti? Sammā byākaramānā, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evaṁ byākareyyuṁ: ‘vītarāgassāvuso, sā niṭṭhā, na sā niṭṭhā sarāgassā’ti.
‘Sā panāvuso, niṭṭhā sadosassa udāhu vītadosassā’ti? Sammā byākaramānā, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evaṁ byākareyyuṁ: ‘vītadosassāvuso, sā niṭṭhā, na sā niṭṭhā sadosassā’ti.
‘Sā panāvuso, niṭṭhā samohassa udāhu vītamohassā’ti? Sammā byākaramānā, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evaṁ byākareyyuṁ: ‘vītamohassāvuso, sā niṭṭhā, na sā niṭṭhā samohassā’ti.
‘Sā panāvuso, niṭṭhā sataṇhassa udāhu vītataṇhassā’ti? Sammā byākaramānā, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evaṁ byākareyyuṁ: ‘vītataṇhassāvuso, sā niṭṭhā, na sā niṭṭhā sataṇhassā’ti.
‘Sā panāvuso, niṭṭhā saupādānassa udāhu anupādānassā’ti? Sammā byākaramānā, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evaṁ byākareyyuṁ: ‘anupādānassāvuso, sā niṭṭhā, na sā niṭṭhā saupādānassā’ti.
‘Sā panāvuso, niṭṭhā viddasuno udāhu aviddasuno’ti? Sammā byākaramānā, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evaṁ byākareyyuṁ: ‘viddasuno, āvuso, sā niṭṭhā, na sā niṭṭhā aviddasuno’ti.
‘Sā panāvuso, niṭṭhā anuruddhappaṭiviruddhassa udāhu ananuruddhaappaṭiviruddhassā’ti? Sammā byākaramānā, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evaṁ byākareyyuṁ: ‘ananuruddhaappaṭiviruddhassāvuso, sā niṭṭhā, na sā niṭṭhā anuruddhappaṭiviruddhassā’ti.
‘Sā panāvuso, niṭṭhā papañcārāmassa papañcaratino udāhu nippapañcārāmassa nippapañcaratino’ti? Sammā byākaramānā, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evaṁ byākareyyuṁ: ‘nippapañcārāmassāvuso, sā niṭṭhā nippapañcaratino, na sā niṭṭhā papañcārāmassa papañcaratino’ti.
Dvemā, bhikkhave, diṭṭhiyo—bhavadiṭṭhi ca vibhavadiṭṭhi ca. Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā bhavadiṭṭhiṁ allīnā bhavadiṭṭhiṁ upagatā bhavadiṭṭhiṁ ajjhositā, vibhavadiṭṭhiyā te paṭiviruddhā. Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā vibhavadiṭṭhiṁ allīnā vibhavadiṭṭhiṁ upagatā vibhavadiṭṭhiṁ ajjhositā, bhavadiṭṭhiyā te paṭiviruddhā.
Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā imāsaṁ dvinnaṁ diṭṭhīnaṁ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṁ nappajānanti, ‘te sarāgā te sadosā te samohā te sataṇhā te saupādānā te aviddasuno te anuruddhappaṭiviruddhā te papañcārāmā papañcaratino; te na parimuccanti jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi; na parimuccanti dukkhasmā’ti vadāmi.
Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā imāsaṁ dvinnaṁ diṭṭhīnaṁ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṁ pajānanti, ‘te vītarāgā te vītadosā te vītamohā te vītataṇhā te anupādānā te viddasuno te ananuruddhaappaṭiviruddhā te nippapañcārāmā nippapañcaratino; te parimuccanti jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi; parimuccanti dukkhasmā’ti vadāmi.
Cattārimāni, bhikkhave, upādānāni. Katamāni cattāri? Kāmupādānaṁ, diṭṭhupādānaṁ, sīlabbatupādānaṁ, attavādupādānaṁ.
Santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā sabbupādānapariññāvādā paṭijānamānā. Te na sammā sabbupādānapariññaṁ paññapenti—kāmupādānassa pariññaṁ paññapenti, na diṭṭhupādānassa pariññaṁ paññapenti, na sīlabbatupādānassa pariññaṁ paññapenti, na attavādupādānassa pariññaṁ paññapenti. Taṁ kissa hetu? Imāni hi te bhonto samaṇabrāhmaṇā tīṇi ṭhānāni yathābhūtaṁ nappajānanti. Tasmā te bhonto samaṇabrāhmaṇā sabbupādānapariññāvādā paṭijānamānā; te na sammā sabbupādānapariññaṁ paññapenti—kāmupādānassa pariññaṁ paññapenti, na diṭṭhupādānassa pariññaṁ paññapenti, na sīlabbatupādānassa pariññaṁ paññapenti, na attavādupādānassa pariññaṁ paññapenti.
Santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā sabbupādānapariññāvādā paṭijānamānā. Te na sammā sabbupādānapariññaṁ paññapenti—kāmupādānassa pariññaṁ paññapenti, diṭṭhupādānassa pariññaṁ paññapenti, na sīlabbatupādānassa pariññaṁ paññapenti, na attavādupādānassa pariññaṁ paññapenti. Taṁ kissa hetu? Imāni hi te bhonto samaṇabrāhmaṇā dve ṭhānāni yathābhūtaṁ nappajānanti. Tasmā te bhonto samaṇabrāhmaṇā sabbupādānapariññāvādā paṭijānamānā; te na sammā sabbupādānapariññaṁ paññapenti—kāmupādānassa pariññaṁ paññapenti, diṭṭhupādānassa pariññaṁ paññapenti, na sīlabbatupādānassa pariññaṁ paññapenti, na attavādupādānassa pariññaṁ paññapenti.
Santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā sabbupādānapariññāvādā paṭijānamānā. Te na sammā sabbupādānapariññaṁ paññapenti—kāmupādānassa pariññaṁ paññapenti, diṭṭhupādānassa pariññaṁ paññapenti, sīlabbatupādānassa pariññaṁ paññapenti, na attavādupādānassa pariññaṁ paññapenti. Taṁ kissa hetu? Imañhi te bhonto samaṇabrāhmaṇā ekaṁ ṭhānaṁ yathābhūtaṁ nappajānanti. Tasmā te bhonto samaṇabrāhmaṇā sabbupādānapariññāvādā paṭijānamānā; te na sammā sabbupādānapariññaṁ paññapenti—kāmupādānassa pariññaṁ paññapenti, diṭṭhupādānassa pariññaṁ paññapenti, sīlabbatupādānassa pariññaṁ paññapenti, na attavādupādānassa pariññaṁ paññapenti.
Evarūpe kho, bhikkhave, dhammavinaye yo satthari pasādo so na sammaggato akkhāyati; yo dhamme pasādo so na sammaggato akkhāyati; yā sīlesu paripūrakāritā sā na sammaggatā akkhāyati; yā sahadhammikesu piyamanāpatā sā na sammaggatā akkhāyati. Taṁ kissa hetu? Evañhetaṁ, bhikkhave, hoti yathā taṁ durakkhāte dhammavinaye duppavedite aniyyānike anupasamasaṁvattanike asammāsambuddhappavedite.
Tathāgato ca kho, bhikkhave, arahaṁ sammāsambuddho sabbupādānapariññāvādo paṭijānamāno sammā sabbupādānapariññaṁ paññapeti—kāmupādānassa pariññaṁ paññapeti, diṭṭhupādānassa pariññaṁ paññapeti, sīlabbatupādānassa pariññaṁ paññapeti, attavādupādānassa pariññaṁ paññapeti.
Evarūpe kho, bhikkhave, dhammavinaye yo satthari pasādo so sammaggato akkhāyati; yo dhamme pasādo so sammaggato akkhāyati; yā sīlesu paripūrakāritā sā sammaggatā akkhāyati; yā sahadhammikesu piyamanāpatā sā sammaggatā akkhāyati. Taṁ kissa hetu? Evañhetaṁ, bhikkhave, hoti yathā taṁ svākkhāte dhammavinaye suppavedite niyyānike upasamasaṁvattanike sammāsambuddhappavedite.
Ime ca, bhikkhave, cattāro upādānā. Kiṁnidānā kiṁsamudayā kiṁjātikā kiṁpabhavā? Ime cattāro upādānā taṇhānidānā taṇhāsamudayā taṇhājātikā taṇhāpabhavā. Taṇhā cāyaṁ, bhikkhave, kiṁnidānā kiṁsamudayā kiṁjātikā kiṁpabhavā? Taṇhā vedanānidānā vedanāsamudayā vedanājātikā vedanāpabhavā. Vedanā cāyaṁ, bhikkhave, kiṁnidānā kiṁsamudayā kiṁjātikā kiṁpabhavā? Vedanā phassanidānā phassasamudayā phassajātikā phassapabhavā. Phasso cāyaṁ, bhikkhave, kiṁnidāno kiṁsamudayo kiṁjātiko kiṁpabhavo? Phasso saḷāyatananidāno saḷāyatanasamudayo saḷāyatanajātiko saḷāyatanapabhavo. Saḷāyatanañcidaṁ, bhikkhave, kiṁnidānaṁ kiṁsamudayaṁ kiṁjātikaṁ kiṁpabhavaṁ? Saḷāyatanaṁ nāmarūpanidānaṁ nāmarūpasamudayaṁ nāmarūpajātikaṁ nāmarūpapabhavaṁ. Nāmarūpañcidaṁ, bhikkhave, kiṁnidānaṁ kiṁsamudayaṁ kiṁjātikaṁ kiṁpabhavaṁ? Nāmarūpaṁ viññāṇanidānaṁ viññāṇasamudayaṁ viññāṇajātikaṁ viññāṇapabhavaṁ. Viññāṇañcidaṁ, bhikkhave, kiṁnidānaṁ kiṁsamudayaṁ kiṁjātikaṁ kiṁpabhavaṁ? Viññāṇaṁ saṅkhāranidānaṁ saṅkhārasamudayaṁ saṅkhārajātikaṁ saṅkhārapabhavaṁ. Saṅkhārā cime, bhikkhave, kiṁnidānā kiṁsamudayā kiṁjātikā kiṁpabhavā? Saṅkhārā avijjānidānā avijjāsamudayā avijjājātikā avijjāpabhavā.
Yato ca kho, bhikkhave, bhikkhuno avijjā pahīnā hoti vijjā uppannā, so avijjāvirāgā vijjuppādā neva kāmupādānaṁ upādiyati, na diṭṭhupādānaṁ upādiyati, na sīlabbatupādānaṁ upādiyati, na attavādupādānaṁ upādiyati. Anupādiyaṁ na paritassati, aparitassaṁ paccattaññeva parinibbāyati.
‘Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā’ti pajānātī”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.
Cūḷasīhanādasuttaṁ niṭṭhitaṁ paṭhamaṁ.
Cūḷasīhanāda Sutta
Dịch giả