Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Mahāsīhanāda Sutta

12

.

Đại kinh sư tử hống

Dịch giả

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú tại Vesali (Tỳ-xá-ly), ở phía ngoài thành, trong một khu rừng phía Tây. 

Lúc bấy giờ, Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi, vừa mới từ bỏ Pháp và Luật này, nói lời nói như sau trong Hội chúng ở Vesali: “Sa-môn Gotama không có pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm, và thuyết cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau”. 

Lúc ấy Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) vào buổi sáng, đắp y, cầm bát, vào thành Vesali để khất thực. Tôn giả Sariputta nghe Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi nói như sau trong hội chúng ở Vesali: “Sa-môn Gotama không có pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm và thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau”.

Rồi Tôn giả Sariputta khất thực xong, sau khi ăn và đi khất thực trở về đến chỗ ở Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi, vừa mới từ bỏ Pháp và Luật này, nói lời nói như sau trong hội chúng Vesali: “Sa-môn Gotama không có pháp thượng nhân… (như trên)… diệt tận khổ đau”.

— Này Sariputta, Sunakkhatta phẫn nộ và ngu si, do phẫn nộ nên nói lên lời ấy. Này Sariputta, Ông ta nghĩ: “Ta sẽ nói xấu”. Thế mà kẻ ngu Sunakkhatta lại nói lời tán thán Như Lai. Này Sariputta, ai nói như sau là tán thán Như Lai: “Pháp ấy được thuyết giảng cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng dẫn người thực hành diệt tận khổ đau”. 

Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia, sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: “Ðây là Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. 

Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia, sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: “Ðây là Thế Tôn, vị đã chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua thành, qua núi, như đi ngang hư không, độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước không chìm như trên đất liền, ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên”. Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia sẽ không có tùy pháp này về Ta như sau: “Ðây là Thế Tôn với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân có thể nghe hai loại tiếng chư Thiên và loài Người, xa và gần”. 

Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: “Ðây là Thế Tôn, sau khi đi sâu vào tâm chúng sanh, tâm loài Người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau: “Tâm có tham biết là tâm có tham. Hay tâm không tham biết là tâm không tham… tâm chuyên chú… tâm tán loạn… đại hành tâm… không phải đại hành tâm… tâm chưa vô thượng… tâm vô thượng… Tâm Thiền định… Tâm không Thiền định… tâm giải thoát… tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát”. Vị ấy biết như vậy. 

(Mười lực của Như Lai)

Này Sariputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực, chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là mười?

(1) Ở đây, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ (Tri thị xứ phi xứ lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống lên tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, và chuyển Phạm luân. 

(2) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại (Tri tam thế nghiệp báo lực.) Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri… (như trên)… và chuyển Phạm luân. 

(3) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri con đường đưa đến tất cả cảnh giới (Tri nhứt thiết đạo trí lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri… (như trên)… và chuyển Phạm luân. 

(4) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại, nhiều sai biệt (Tri thế gian chủng chủng tánh lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri… (như trên)… và chuyển Phạm luân. 

(5) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri chí hướng sai biệt của các loại hữu tình (Tri tha chúng sanh chưởng chưởng dục lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri … chuyển Phạm luân. 

(6) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri những căn thượng hạ của các loài hữu tình, loài Người (Tri tha chúng sanh chư căn thượng hạ lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri… (như trên)… và chuyển Phạm luân. 

(7) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền, chứng về Thiền, về giải thoát, về định (Tri chư Thiền tam muội lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri… (như trên)… và chuyển Phạm luân. 

(8) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều thành hoại kiếp. Ngài nhớ rằng: “Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, Ta được sanh ra ở đây”. Như vậy, Như Lai nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri… (như trên)… và chuyển Phạm luân. 

(9) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Như Lai tuệ tri rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Các chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, về lời và về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Như Lai tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri… (như trên)… và chuyển Phạm luân. 

(10) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc tự mình chứng tri, chứng ngộ, thành tựu và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này Sariputta, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân. 

Này Sariputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực. Chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân. 

Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy, thấy Ta như vậy mà còn nói: “Sa-môn Gotama không có pháp Thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm, thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể hướng dẫn người thực hành diệt tận khổ đau”. Này Sariputta, nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy; không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy; người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên. Này Sariputta, như Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh, thành tựu Thiền định, thành tựu trí tuệ có thể chứng được chánh trí ngay trong hiện tại. Này Sariputta, Ta nói như vậy là sự thành tựu như vậy. Nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy; người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên. 

(Bốn pháp vô sở úy)

Này Sariputta, có bốn pháp vô sở úy chính nhờ thành tựu bốn pháp này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sử tử trong các hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là bốn? 

Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì, một Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: “Các pháp này chưa được chứng ngộ hoàn toàn, mà quý vị tự xưng đã chứng ngộ hoàn toàn”. Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy. 

Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì… có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: “Các lậu hoặc này chưa được đoạn trừ mà quý vị tự xưng đã đoạn trừ”. Này Sariputta, vì Ta không thấy… đạt được vô úy. 

Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì… có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: “Những pháp này được gọi là các chướng ngại pháp khi được thực hành thời không có gì gọi là chướng ngại pháp cả”. Này Sariputta, vì Ta không thấy… đạt được vô úy. 

Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì một Sa-môn Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: “Pháp do quý vị thuyết giảng không đưa đến mục tiêu đặc biệt, không có khả năng hướng thượng, không có thể dẫn người thực hành đến diệt tận khổ đau”. Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy. 

Này Sariputta, có bốn pháp vô sở úy, chính nhờ thành tựu bốn pháp này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sử tử trong các hội chúng và chuyển Phạm luân. 

Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy… người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên. 

(Tám hội chúng)

Này Sariputta, có tám Hội chúng này: Hội chúng Sát-đế-lị, Hội chúng Bà-la-môn, Hội chúng Gia chủ, Hội chúng Sa-môn, Hội chúng Tứ thiên vương, Hội chúng Tam thập tam thiên, Hội chúng Màra, Hội chúng Phạm thiên. Này Sariputta, có tám Hội chúng này. Này Sariputta, Như Lai thành tựu bốn pháp vô sở úy như vậy, đến gần và vào tám Hội chúng này. 

Này Sariputta, Ta nhớ lại Ta đã đến hàng trăm Hội chúng Sát-đế-lị. Tuy vậy, trước khi Ta ngồi xuống tại chỗ ấy, trước khi Ta nói chuyện và trước khi Ta đàm luận; này Sariputta, ta thấy không có lý do gì để nghĩ rằng: “Chắc chắn sự sợ hãi và run sợ sẽ đến ám ảnh Ta”. Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy. 

Này Sariputta, Ta nhớ lại, Ta đã đến hàng trăm Hội chúng Bà-la-môn… (như trên)… Hội chúng Gia chủ… Hội chúng Sa-môn… Hội chúng Tứ thiên vương… Hội chúng Tam thập tam thiên… Hội chúng Màra… Hội chúng Phạm thiên. Tuy vậy, trước khi Ta ngồi xuống tại chỗ ấy, trước khi Ta nói chuyện và trước khi Ta đàm luận, này Sariputta, Ta thấy không có một lý do gì để nghĩ rằng: “Chắc chắn sự sợ hãi và run sợ sẽ đến ám ảnh Ta”. Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy. 

Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy… người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục, như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên. 

(Bốn loại sanh)

Này Sariputta, có bốn loại sanh. Thế nào là bốn? Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh. 

Này Sariputta, thế nào là noãn sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá vỏ trứng, mà sanh, này Sariputta như vậy gọi là noãn sanh. Và này Sariputta, thế nào là thai sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá màn da mỏng che chỗ kín mà sanh, này Sariputta, như vậy gọi là thai sanh. Và này Sariputta, thế nào là thấp sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào sanh ra từ cá thúi, từ xác chết thúi, từ cháo cơm thúi, hay trong hồ nước dơ hay trong ao nước nhớp. Này Sariputta, như vậy gọi là thấp sanh. Và này Sariputta, thế nào là hóa sanh? Chư Thiên, các chúng sanh ở địa ngục, một số thuộc loài người và một số thuộc đọa xứ. Này Sariputta, như vậy gọi là hóa sanh. 

Này Sariputta có bốn loại sanh như vậy. Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy… người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục, như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên. 

(Năm sanh thú và Niết bàn)

Này Sariputta, có năm loại sanh thú này. Thế nào là năm? Ðịa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, loài Người, chư Thiên. 

(1) Này Sariputta, Ta tuệ tri địa ngục, con đường đưa đến địa ngục và hành lộ đưa đến địa ngục. Tùy theo hạnh nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự việc này ta cũng tuệ tri. 

(2) Và này Sariputta, Ta tuệ tri bàng sanh, con đường đưa đến bàng sanh và hành lộ đưa đến bàng sanh. Tùy theo hạnh nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào bàng sanh, sự việc này Ta cũng tuệ tri. 

(3) Và này Sariputta, Ta tuệ tri ngạ quỷ, con đường đưa đến ngạ quỷ và hành lộ đưa đến ngạ quỷ. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào ngạ quỷ, sự việc này Ta cũng tuệ tri. 

(4) Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri loài Người, con đường đưa đến thế giới loài Người và hành lộ đưa đến thế giới loài Người. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào loài Người, sự việc này Ta cũng tuệ tri. 

(5) Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri chư Thiên, con đường đưa đến Thiên giới và hành lộ đưa đến Thiên giới. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, thế giới này, sự việc này Ta cũng tuệ tri. 

Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri Niết-bàn, con đường đưa đến Niết-bàn và hành lộ đưa đến Niết-bàn. Tùy theo hành nghiệp, do đoạn trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, sự việc này, Ta cũng tuệ tri. 

(1) Này Sariputta, ở đây, với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người. Do hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục như vậy. Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, Ta thấy người ấy, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng như có một hố than sâu hơn thân người, đầy vun than hừng, không có lửa ngọn, không có khói, và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi khô cổ, đắng họng, khát nước, và đi thẳng đến hố than ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy, có thể nói: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hố than kia”. Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia rơi vào hố than ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục như vậy”. Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy người ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. 

(2) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào bàng sanh”. Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy kẻ ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào bàng sanh, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng như có một hố phân, sâu hơn thân người, đầy những phẩn uế, và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến hố phân ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hố phân ấy”. Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia rơi vào hố phân ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta… (như trên)… thống khổ, khốc liệt. 

(3) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy… sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào ngạ quỷ, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt”. Này Sariputta, cũng như có một cây sống trên miếng đất không bằng phẳng, với lá thưa thớt, với bóng che từng đám lưa thưa. Và một người đi đến bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến cây ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến cây ấy”. Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia ngồi hay nằm dưới bóng cây ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy ở đây với tâm của Ta… (như trên)… thống khổ, khốc liệt. 

(4) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta biết tâm của một số người: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy… sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào loài người”. Sau một thời gian… Ta thấy người ấy sanh vào loài người, và cảm thọ được nhiều cảm giác lạc thọ. Này Sariputta, cũng như có một cây sống trên miếng đất bằng phẳng với lá sum sê, với bóng cây rậm rạp. Và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến cây ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ của người này như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến cây ấy”. Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia, ngồi hay nằm dưới bóng cây ấy và cảm thọ được nhiều cảm giác lạc thọ. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây, với tâm của Ta… được nhiều cảm giác lạc thọ. 

(5) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy… sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này”. Sau một thời gian… Ta thấy người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này và cảm thọ những cảm giác cực lạc. Này Sariputta, giống như một ngôi lầu, có gác nhọn, có tô vôi cả trong lẫn ngoài, được che gió, có then chốt đóng lại và có các cửa sổ khép kín. Tại đây có một sàng tọa, trải nệm lông dài, trải nệm màu trắng, trải nệm bông có thêu hoa, trải nệm bằng da sơn dương gọi là kadali, có nệm với khuôn màu treo phía trên, có gối dài màu đỏ cả hai đầu. Và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến ngôi lầu ấy. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến ngôi lầu ấy”. Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia ngồi hay nằm trong ngôi lầu ấy, trong gác nhọn ấy, trên sàng tọa ấy và cảm thọ được nhiều cảm thọ cực lạc. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta… được nhiều cảm giác lạc thọ. 

(6) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát như vậy”. Sau một thời gian, Ta thấy vị ấy đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, cảm thọ những cảm giác cực lạc. Này Sariputta, giống như một hồ sen có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước trong sáng, có bờ hồ khéo sắp đặt, đẹp đẽ, và không xa hồ ấy có khu rừng rậm rạp. Một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến hồ sen ấy. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hồ sen ấy”. Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia, sau khi tẩm mình vào hồ sen ấy, sau khi tắm rửa, uống nước và làm cho dịu bớt mọi ưu tư, mệt mỏi, phiền não, sau khi ra khỏi hồ liền qua ngồi hay nằm trong rừng cây rậm rạp ấy và cảm thọ những cảm giác cực lạc. Cũng vậy, này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: “Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát như vậy”. Sau một thời gian, Ta thấy vị ấy đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, cảm thọ những cảm giác cực lạc. 

Này Sariputta, năm loại này là năm sanh thú. Này Sariputta, có ai biết Ta như vậy, thấy Ta như vậy, và nói: “Sa-môn Gotama không có pháp Thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuộc trắc nghiệm”. Này Sariputta, nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy, thì người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên. Này Sariputta, Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh, thành tựu thiền định, thành tựu trí tuệ, có thể chứng được chánh trí ngay trong hiện tại. Này Sariputta, Ta nói như vậy là sự thành tựu như vậy. Nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy, thì người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên. 

(Khổ hạnh của Bồ-tát)

Này Sariputta, Ta thắng tri phạm hạnh, đầy đủ bốn hạnh: về khổ hạnh, Ta khổ hạnh đệ nhất; về bần uế, Ta bần uế đệ nhất; về yểm ly, Ta yểm ly đệ nhất; về độc cư, Ta độc cư đệ nhất.

Này Sariputta, ở đây, khổ hạnh của Ta như sau: Ta sống lõa thể, phóng túng, không theo khuôn phép, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo, không nhận đồ ăn tại ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men. Ta chỉ nhận đồ ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay chỉ nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay chỉ nhận ăn tại bảy nhà, chỉ nhận ăn bảy miếng. Ta nuôi sống chỉ với một chén, nuôi sống chỉ với hai chén, nuôi sống chỉ với bảy chén. Ta chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy Ta sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Ta chỉ ăn cỏ lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải nivara, ăn da vụn, ăn trấu, uống nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Ta mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm rồi quăng đi, mặc áo phấn tảo y, mặc vỏ cây tititaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Ta sống nhổ râu tóc, Ta theo tập tục sống nhổ râu tóc, Ta theo hạnh thường đứng không dùng chỗ ngồi, Ta là người ngồi chõ hỏ, sống tinh tấn theo hạnh ngồi chõ hỏ. Ta dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống dùng ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần, thường nằm ngủ một bên hông, sống để bụi và nhớp che dính thân mình, sống và ngủ ngoài trời, theo hạnh bạ đâu nằm đấy, sống ăn các uế vật, sống không uống nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm. Như vậy Ta sống theo hạnh hành hạ, dày vò thân thể theo nhiều cách. Này Sariputta, như vậy là khổ hạnh của Ta. 

Này Sariputta, ở đây hạnh bần uế của Ta như sau: Trên thân Ta, bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng. Như gốc cây tinduka bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng; cũng vậy, này Sariputta, trên thân Ta bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng. Này Sariputta, Ta không nghĩ rằng: “Với tay của Ta, Ta hãy phủi sạch bụi bặm này đi, hay những người khác với tay của họ hãy phủi sạch bụi bặm này đi cho Ta”. Này Sariputta, Ta không có nghĩ như vậy. Này Sariputta, như vậy là sự bần uế của Ta. 

Này Sariputta, như thế này là sự yểm ly của Ta. Này Sariputta, tỉnh giác, Ta đi tới; tỉnh giác Ta đi lui, Ta an trú lòng từ cho đến trong một giọt nước với tâm tư: “Mong rằng Ta không làm hại một chúng sanh nhỏ nào trong những ác đạo của họ!” Này Sariputta, như vậy là sự yểm ly của Ta. 

Này Sariputta, như thế này là sự độc cư của Ta. Này Sariputta, Ta đi sâu vào một khu rừng và an trú tại chỗ ấy. Khi Ta thấy người chăn bò, người mục súc, người cắt cỏ, người đốn củi hay người thợ rừng, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Ta nghĩ rằng: “Mong họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!” Này Sariputta, giống như một con thú rừng thấy người liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Cũng vậy, này Sariputta, khi Ta thấy người chăn bò, người mục súc, người cắt cỏ, người đốn củi, hay người tiều phu, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Ta nghĩ rằng: “Mong họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!” Này Sariputta, như vậy là hạnh độc cư của Ta. 

Này Sariputta, rồi Ta bò bốn chân đến các chuồng bò, khi các con bò cái đã bỏ đi, khi các người chăn bò không có mặt, rồi Ta ăn phân các con bò con, các con bò còn trẻ, các con bò còn bú. Khi nước tiểu và phân của Ta còn tồn tại, Ta tự nuôi sống với các loại ấy. Này Sariputta, như vậy là hạnh đại bất tịnh thực của Ta. 

Này Sariputta, Ta đi sâu vào một khu rừng rậm rạp kinh hoàng và an trú tại chỗ ấy. Này Sariputta, tại khu rừng rậm rạp kinh hoàng này, những ai còn tham ái đi vào khu rừng rậm rạp ấy, thời lông tóc người ấy dựng ngược. Này Sariputta, rồi Ta trong những đêm đông lạnh lẽo, giữa những ngày mồng tám, khi có tuyết rơi, trong những đêm như vậy, Ta sống giữa trời, và ban ngày sống trong khu rừng rậm rạp. Ta sống trong những ngày cuối tháng hè, ban ngày thì sống giữa trời, còn ban đêm trong khu rừng rậm rạp. Rồi này Sariputta, những bài kệ kỳ diệu từ trước chưa từng được nghe sau đây được khởi lên:

Nay bị thiêu đốt, bị buốt lạnh,
Cô độc sống trong rừng kinh hoàng, 
Trần truồng, Ta ngồi không lửa ấm, 
Ẩn sĩ, trong lý tưởng đăm chiêu.

Này Sariputta, Ta nằm ngủ trong bãi tha ma, dựa trên một bộ xương. Này Sariputta, những đứa mục đồng đến gần Ta, khạc nhổ trên Ta, tiểu tiện trên Ta, rắc bụi trên Ta và lấy que đâm vào lỗ tai. Này Sariputta, và Ta biết Ta không khởi ác tâm đối với chúng. Này Sariputta, như vậy là hạnh trú xả của Ta. 

Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh đạt được nhờ món ăn”. Họ nói: “Chúng ta sống nhờ trái táo”, và họ ăn trái táo, họ ăn bột táo, họ uống nước trái táo dưới nhiều hình thức. Này Sariputta, Ta tự xưng Ta sống chỉ ăn một trái táo. Này Sariputta, có thể các Người nghĩ như sau: “Trái táo thời ấy to lớn”. Này Sariputta, chớ có hiểu như vậy. Vì trái táo thời ấy giống với trái táo hiện tại. Này Sariputta, trong khi Ta sống chỉ ăn một trái táo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, các xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột nhà sàn hư nát. Vì ta ăn quá ít, nên con ngươi của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo khô cằn. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ da bụng”, chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ xương sống”, thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sariputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: “Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện”, thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Sariputta, nếu Ta muốn thoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Sariputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít. 

Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh đạt được nhờ món ăn”. Họ nói: “Chúng ta sống nhờ đậu xanh… (như trên)… chúng ta sống nhờ vừng mè… (như trên)… chúng ta sống nhờ hột gạo”, và họ ăn hột gạo, họ ăn hột gạo nghiền thành bột, họ uống nước gạo, và họ ăn hột gạo dưới nhiều hình thức. Này Sariputta, Ta tự xưng Ta sống chỉ ăn một hột gạo. Này Sariputta, có thể các Người nghĩ như sau: “Hột gạo thời ấy to lớn”. Này Sariputta, chớ có hiểu như vậy. Vì hột gạo thời ấy giống với hột gạo hiện tại. Này Sariputta, trong khi Ta chỉ sống ăn một hột gạo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột của một nhà sàn hư nát. Vì Ta ăn quá ít, con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo, khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo, khô cằn. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ da bụng”, thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy rờ xương sống”, thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sariputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: “Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện”, thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Sariputta, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thời này Sariputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít. 

Này Sariputta, dầu Ta có theo cử chỉ như vậy, theo hành lộ như vậy, theo khổ hạnh như vậy, Ta cũng không chứng được các pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Vì sao vậy? Vì với những phương tiện ấy, không chứng được pháp thượng nhân với Thánh trí tuệ. Chính Thánh trí tuệ này chứng được thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau. 

Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ luân hồi”. Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự luân hồi mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên (Suddhavasa). Này Sariputta, nếu Ta luân hồi tại Tịnh cư thiên thì Ta đã không trở lại đời này nữa. 

Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ sanh khởi”. Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự sanh khởi mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên. Này Sariputta, nếu Ta sanh khởi tại Tịnh cư thiên, thì Ta đã không trở lại đời này nữa. 

Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ an trú”. Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự an trú mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên. Này Sariputta, nếu Ta an trú tại Tịnh cư thiên, thì Ta đã không trở lại đời này nữa. 

Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ tế tự”. Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự tế tự mà xưa kia Ta không làm trong một thời gian khá dài, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị có làm lễ quán đảnh, hay làm vị Bà-la-môn giàu có. 

Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ thờ lửa”. Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự thờ lửa mà xưa kia Ta không làm trong một thời gian khá dài, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị có làm lễ quán đảnh, hay làm vị Bà-la-môn giàu có. 

Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Khi một thiếu niên còn trẻ tuổi, tóc đen nhánh, huyết khí sung mãn, trong tuổi thanh xuân, người ấy thành tựu trí tuệ biện tài tối thượng. Nhưng khi người ấy già cả, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đi đến đoạn cuối cuộc đời, khi đã tám mươi, chín mươi hay một trăm tuổi, khi ấy trí tuệ biện tài tối thượng ấy bị đoạn trừ”. Này Sariputta, chớ có quan niệm như vậy. Này Sariputta, nay Ta đã già, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đi dến đoạn cuối cuộc đời, tuổi Ta nay đã đến tám mươi. Này Sariputta, ở đây Ta có bốn vị đệ tử, tuổi thọ đến một trăm, đã sống một trăm tuổi, thành tựu chánh niệm đệ nhất, thành tựu chuyên tâm đệ nhất, thành tựu tinh cần đệ nhất và đầy đủ trí tuệ biện tài tối thượng. Này Sariputta, ví như một người bắn cung thiện xảo, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ, có thể dễ dàng bắn ngang qua bóng một cây ta-la. Cũng vậy, những vị này với chánh niệm đệ nhất như vậy, được thành tựu trí tuệ biện tài tối thượng như vậy, nếu những vị này hỏi Ta nhiều lần một câu hỏi về Bốn Niệm xứ, và nếu Ta, được hỏi nhiều lần như vậy, phải giải thích cho họ hiểu và nếu họ được Ta giải thích như vậy, có thể hiểu như đã giải thích, và nếu họ không hỏi Ta về những vấn đề phụ thuộc và các vấn đề khác, trừ khi ăn, uống, nhai, nếm, trừ khi đi đại tiện, tiểu tiện, trừ khi ngủ để lấy lại sức. Này Sariputta, dầu vậy, sự thuyết pháp của Như Lai cũng chưa hoàn tất, sự giải thích cú pháp của Như Lai cũng chưa hoàn tất, sự trả lời các câu hỏi của Như Lai cũng chưa hoàn tất, khi mà bốn đệ tử của Ta, tuổi thọ đến một trăm tuổi, đã sống một trăm tuổi, đã từ trần sau một trăm tuổi. Này Sariputta, nếu Ông có gánh Ta trên giường đi chỗ này chỗ kia, thật sự trí tuệ biện tài của Như Lai không có gì thay đổi. 

Này Sariputta, những ai nói một cách chân chánh sẽ nói như sau: “Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người”. Vị ấy sẽ nói về Ta một cách chân chánh như sau: “Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người”.

Lúc bấy giờ Tôn giả Nagasamala đứng sau lưng Thế Tôn và quạt cho Ngài! Tôn giả Nagasamala bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Sau khi nghe pháp môn này, lông tóc con dựng ngược. Bạch Thế Tôn, pháp môn này tên gọi là gì?

— Này Nagasamala, do vậy pháp môn này gọi là “Pháp môn Lông tóc dựng ngược”. Ông hãy như vậy thọ trì. 

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Nagasamala hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn. 

Mahāsīhanāda Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā vesāliyaṁ viharati bahinagare aparapure vanasaṇḍe.

Tena kho pana samayena sunakkhatto licchaviputto acirapakkanto hoti imasmā dhammavinayā. So vesāliyaṁ parisati evaṁ vācaṁ bhāsati: Variant: evaṁ → etaṁ (pts1ed, mr) | parisati → parisatiṁ (bj, pts1ed)

“natthi samaṇassa gotamassa uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso. Variant: uttari → uttariṁ (pts1ed) Takkapariyāhataṁ samaṇo gotamo dhammaṁ deseti vīmaṁsānucaritaṁ sayampaṭibhānaṁ. Yassa ca khvāssa atthāya dhammo desito so niyyāti takkarassa sammā dukkhakkhayāyā”ti.

Atha kho āyasmā sāriputto pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya vesāliṁ piṇḍāya pāvisi. Assosi kho āyasmā sāriputto sunakkhattassa licchaviputtassa vesāliyaṁ parisati evaṁ vācaṁ bhāsamānassa: “natthi samaṇassa gotamassa uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso. Takkapariyāhataṁ samaṇo gotamo dhammaṁ deseti vīmaṁsānucaritaṁ sayampaṭibhānaṁ. Yassa ca khvāssa atthāya dhammo desito so niyyāti takkarassa sammā dukkhakkhayāyā”ti.

Atha kho āyasmā sāriputto vesāliyaṁ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā sāriputto bhagavantaṁ etadavoca: “sunakkhatto, bhante, licchaviputto acirapakkanto imasmā dhammavinayā. So vesāliyaṁ parisati evaṁ vācaṁ bhāsati: ‘natthi samaṇassa gotamassa uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso. Takkapariyāhataṁ samaṇo gotamo dhammaṁ deseti vīmaṁsānucaritaṁ sayampaṭibhānaṁ. Yassa ca khvāssa atthāya dhammo desito so niyyāti takkarassa sammā dukkhakkhayāyā’”ti.

“Kodhano heso, sāriputta, sunakkhatto moghapuriso. Kodhā ca panassa esā vācā bhāsitā. ‘Avaṇṇaṁ bhāsissāmī’ti kho, sāriputta, sunakkhatto moghapuriso vaṇṇaṁyeva tathāgatassa bhāsati. Vaṇṇo heso, sāriputta, tathāgatassa yo evaṁ vadeyya: ‘yassa ca khvāssa atthāya dhammo desito so niyyāti takkarassa sammā dukkhakkhayāyā’ti.

Ayampi hi nāma, sāriputta, sunakkhattassa moghapurisassa mayi dhammanvayo na bhavissati: ‘itipi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi, satthā devamanussānaṁ, buddho bhagavā’ti.

Ayampi hi nāma, sāriputta, sunakkhattassa moghapurisassa mayi dhammanvayo na bhavissati: ‘itipi so bhagavā anekavihitaṁ iddhividhaṁ paccanubhoti—ekopi hutvā bahudhā hoti, bahudhāpi hutvā eko hoti; āvibhāvaṁ, tirobhāvaṁ; tirokuṭṭaṁ tiropākāraṁ tiropabbataṁ asajjamāno gacchati, seyyathāpi ākāse; pathaviyāpi ummujjanimujjaṁ karoti, seyyathāpi udake; udakepi abhijjamāne gacchati, seyyathāpi pathaviyaṁ; ākāsepi pallaṅkena kamati, seyyathāpi pakkhī sakuṇo; imepi candimasūriye evaṁmahiddhike evaṁmahānubhāve pāṇinā parimasati parimajjati; yāva brahmalokāpi kāyena vasaṁ vattetī’ti.

Ayampi hi nāma, sāriputta, sunakkhattassa moghapurisassa mayi dhammanvayo na bhavissati: ‘itipi so bhagavā dibbāya sotadhātuyā visuddhāya atikkantamānusikāya ubho sadde suṇāti—dibbe ca mānuse ca, ye dūre santike cā’ti.

Ayampi hi nāma, sāriputta, sunakkhattassa moghapurisassa mayi dhammanvayo na bhavissati: ‘itipi so bhagavā parasattānaṁ parapuggalānaṁ cetasā ceto paricca pajānāti—sarāgaṁ vā cittaṁ sarāgaṁ cittanti pajānāti, vītarāgaṁ vā cittaṁ vītarāgaṁ cittanti pajānāti; sadosaṁ vā cittaṁ sadosaṁ cittanti pajānāti, vītadosaṁ vā cittaṁ vītadosaṁ cittanti pajānāti; samohaṁ vā cittaṁ samohaṁ cittanti pajānāti, vītamohaṁ vā cittaṁ vītamohaṁ cittanti pajānāti; saṅkhittaṁ vā cittaṁ saṅkhittaṁ cittanti pajānāti, vikkhittaṁ vā cittaṁ vikkhittaṁ cittanti pajānāti; mahaggataṁ vā cittaṁ mahaggataṁ cittanti pajānāti, amahaggataṁ vā cittaṁ amahaggataṁ cittanti pajānāti; sauttaraṁ vā cittaṁ sauttaraṁ cittanti pajānāti, anuttaraṁ vā cittaṁ anuttaraṁ cittanti pajānāti; samāhitaṁ vā cittaṁ samāhitaṁ cittanti pajānāti, asamāhitaṁ vā cittaṁ asamāhitaṁ cittanti pajānāti; vimuttaṁ vā cittaṁ vimuttaṁ cittanti pajānāti, avimuttaṁ vā cittaṁ avimuttaṁ cittanti pajānātī’ti.

Dasa kho panimāni, sāriputta, tathāgatassa tathāgatabalāni yehi balehi samannāgato tathāgato āsabhaṁ ṭhānaṁ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṁ nadati, brahmacakkaṁ pavatteti. Katamāni dasa?

Idha, sāriputta, tathāgato ṭhānañca ṭhānato aṭṭhānañca aṭṭhānato yathābhūtaṁ pajānāti. Yampi, sāriputta, tathāgato ṭhānañca ṭhānato aṭṭhānañca aṭṭhānato yathābhūtaṁ pajānāti, idampi, sāriputta, tathāgatassa tathāgatabalaṁ hoti yaṁ balaṁ āgamma tathāgato āsabhaṁ ṭhānaṁ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṁ nadati, brahmacakkaṁ pavatteti.

Puna caparaṁ, sāriputta, tathāgato atītānāgatapaccuppannānaṁ kammasamādānānaṁ ṭhānaso hetuso vipākaṁ yathābhūtaṁ pajānāti. Yampi, sāriputta, tathāgato atītānāgatapaccuppannānaṁ kammasamādānānaṁ ṭhānaso hetuso vipākaṁ yathābhūtaṁ pajānāti, idampi, sāriputta, tathāgatassa tathāgatabalaṁ hoti yaṁ balaṁ āgamma tathāgato āsabhaṁ ṭhānaṁ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṁ nadati, brahmacakkaṁ pavatteti.

Puna caparaṁ, sāriputta, tathāgato sabbatthagāminiṁ paṭipadaṁ yathābhūtaṁ pajānāti. Yampi, sāriputta, tathāgato sabbatthagāminiṁ paṭipadaṁ yathābhūtaṁ pajānāti, idampi, sāriputta, tathāgatassa tathāgatabalaṁ hoti yaṁ balaṁ āgamma tathāgato āsabhaṁ ṭhānaṁ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṁ nadati, brahmacakkaṁ pavatteti.

Puna caparaṁ, sāriputta, tathāgato anekadhātunānādhātulokaṁ yathābhūtaṁ pajānāti. Yampi, sāriputta, tathāgato anekadhātunānādhātulokaṁ yathābhūtaṁ pajānāti, idampi, sāriputta, tathāgatassa tathāgatabalaṁ hoti yaṁ balaṁ āgamma tathāgato āsabhaṁ ṭhānaṁ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṁ nadati, brahmacakkaṁ pavatteti.

Puna caparaṁ, sāriputta, tathāgato sattānaṁ nānādhimuttikataṁ yathābhūtaṁ pajānāti. Yampi, sāriputta, tathāgato sattānaṁ nānādhimuttikataṁ yathābhūtaṁ pajānāti, idampi, sāriputta, tathāgatassa tathāgatabalaṁ hoti yaṁ balaṁ āgamma tathāgato āsabhaṁ ṭhānaṁ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṁ nadati, brahmacakkaṁ pavatteti.

Puna caparaṁ, sāriputta, tathāgato parasattānaṁ parapuggalānaṁ indriyaparopariyattaṁ yathābhūtaṁ pajānāti. Yampi, sāriputta, tathāgato parasattānaṁ parapuggalānaṁ indriyaparopariyattaṁ yathābhūtaṁ pajānāti, idampi, sāriputta, tathāgatassa tathāgatabalaṁ hoti yaṁ balaṁ āgamma tathāgato āsabhaṁ ṭhānaṁ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṁ nadati, brahmacakkaṁ pavatteti.

Puna caparaṁ, sāriputta, tathāgato jhānavimokkhasamādhisamāpattīnaṁ saṅkilesaṁ vodānaṁ vuṭṭhānaṁ yathābhūtaṁ pajānāti. Yampi, sāriputta, tathāgato jhānavimokkhasamādhisamāpattīnaṁ saṅkilesaṁ vodānaṁ vuṭṭhānaṁ yathābhūtaṁ pajānāti, idampi, sāriputta, tathāgatassa tathāgatabalaṁ hoti yaṁ balaṁ āgamma tathāgato āsabhaṁ ṭhānaṁ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṁ nadati, brahmacakkaṁ pavatteti.

Puna caparaṁ, sāriputta, tathāgato anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati, seyyathidaṁ—ekampi jātiṁ dvepi jātiyo tissopi jātiyo catassopi jātiyo pañcapi jātiyo dasapi jātiyo vīsampi jātiyo tiṁsampi jātiyo cattālīsampi jātiyo paññāsampi jātiyo jātisatampi jātisahassampi jātisatasahassampi anekepi saṁvaṭṭakappe anekepi vivaṭṭakappe anekepi saṁvaṭṭavivaṭṭakappe: ‘amutrāsiṁ evaṁnāmo evaṅgotto evaṁvaṇṇo evamāhāro evaṁsukhadukkhappaṭisaṁvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṁ; tatrāpāsiṁ evaṁnāmo evaṅgotto evaṁvaṇṇo evamāhāro evaṁsukhadukkhappaṭisaṁvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapanno’ti. Iti sākāraṁ sauddesaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati. Yampi, sāriputta, tathāgato anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati, seyyathidaṁ—ekampi jātiṁ dvepi jātiyo …pe… iti sākāraṁ sauddesaṁ anekavihitaṁ pubbenivāsaṁ anussarati, idampi, sāriputta, tathāgatassa tathāgatabalaṁ hoti yaṁ balaṁ āgamma tathāgato āsabhaṁ ṭhānaṁ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṁ nadati, brahmacakkaṁ pavatteti.

Puna caparaṁ, sāriputta, tathāgato dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajānāti: ‘ime vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā manoduccaritena samannāgatā ariyānaṁ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannā. Ime vā pana bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā vacīsucaritena samannāgatā manosucaritena samannāgatā ariyānaṁ anupavādakā sammādiṭṭhikā sammādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannā’ti. Iti dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajānāti. Yampi, sāriputta, tathāgato dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajānāti: ‘ime vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā manoduccaritena samannāgatā ariyānaṁ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannā. Ime vā pana bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā vacīsucaritena samannāgatā manosucaritena samannāgatā ariyānaṁ anupavādakā sammādiṭṭhikā sammādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannā’ti. Iti dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajānāti. Idampi, sāriputta, tathāgatassa tathāgatabalaṁ hoti yaṁ balaṁ āgamma tathāgato āsabhaṁ ṭhānaṁ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṁ nadati, brahmacakkaṁ pavatteti.

Puna caparaṁ, sāriputta, tathāgato āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati. Yampi, sāriputta, tathāgato āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati, idampi, sāriputta, tathāgatassa tathāgatabalaṁ hoti yaṁ balaṁ āgamma tathāgato āsabhaṁ ṭhānaṁ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṁ nadati, brahmacakkaṁ pavatteti.

Imāni kho, sāriputta, dasa tathāgatassa tathāgatabalāni yehi balehi samannāgato tathāgato āsabhaṁ ṭhānaṁ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṁ nadati, brahmacakkaṁ pavatteti.

Yo kho maṁ, sāriputta, evaṁ jānantaṁ evaṁ passantaṁ evaṁ vadeyya: ‘natthi samaṇassa gotamassa uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso; takkapariyāhataṁ samaṇo gotamo dhammaṁ deseti vīmaṁsānucaritaṁ sayampaṭibhānan’ti, taṁ, sāriputta, vācaṁ appahāya taṁ cittaṁ appahāya taṁ diṭṭhiṁ appaṭinissajjitvā yathābhataṁ nikkhitto evaṁ niraye. Seyyathāpi, sāriputta, bhikkhu sīlasampanno samādhisampanno paññāsampanno diṭṭheva dhamme aññaṁ ārādheyya, evaṁ sampadamidaṁ, sāriputta, vadāmi. Taṁ vācaṁ appahāya, taṁ cittaṁ appahāya taṁ diṭṭhiṁ appaṭinissajjitvā yathābhataṁ nikkhitto evaṁ niraye.

Cattārimāni, sāriputta, tathāgatassa vesārajjāni yehi vesārajjehi samannāgato tathāgato āsabhaṁ ṭhānaṁ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṁ nadati, brahmacakkaṁ pavatteti. Katamāni cattāri?

‘Sammāsambuddhassa te paṭijānato ime dhammā anabhisambuddhā’ti. Tatra vata maṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā koci vā lokasmiṁ sahadhammena paṭicodessatīti nimittametaṁ, sāriputta, na samanupassāmi. Etamahaṁ, sāriputta, nimittaṁ asamanupassanto khemappatto abhayappatto vesārajjappatto viharāmi. Variant: Etamahaṁ → etampahaṁ (bj, pts1ed)

‘Khīṇāsavassa te paṭijānato ime āsavā aparikkhīṇā’ti. Tatra vata maṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā koci vā lokasmiṁ sahadhammena paṭicodessatīti nimittametaṁ, sāriputta, na samanupassāmi. Etamahaṁ, sāriputta, nimittaṁ asamanupassanto khemappatto abhayappatto vesārajjappatto viharāmi.

‘Ye kho pana te antarāyikā dhammā vuttā, te paṭisevato nālaṁ antarāyāyā’ti. Tatra vata maṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā koci vā lokasmiṁ sahadhammena paṭicodessatīti nimittametaṁ, sāriputta, na samanupassāmi. Etamahaṁ, sāriputta, nimittaṁ asamanupassanto khemappatto abhayappatto vesārajjappatto viharāmi.

‘Yassa kho pana te atthāya dhammo desito, so na niyyāti takkarassa sammā dukkhakkhayāyā’ti. Tatra vata maṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā koci vā lokasmiṁ sahadhammena paṭicodessatīti nimittametaṁ, sāriputta, na samanupassāmi. Etamahaṁ, sāriputta, nimittaṁ asamanupassanto khemappatto abhayappatto vesārajjappatto viharāmi.

Imāni kho, sāriputta, cattāri tathāgatassa vesārajjāni yehi vesārajjehi samannāgato tathāgato āsabhaṁ ṭhānaṁ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṁ nadati, brahmacakkaṁ pavatteti.

Yo kho maṁ, sāriputta, evaṁ jānantaṁ evaṁ passantaṁ evaṁ vadeyya: ‘natthi samaṇassa gotamassa uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso, takkapariyāhataṁ samaṇo gotamo dhammaṁ deseti vīmaṁsānucaritaṁ sayampaṭibhānan’ti, taṁ, sāriputta, vācaṁ appahāya taṁ cittaṁ appahāya taṁ diṭṭhiṁ appaṭinissajjitvā yathābhataṁ nikkhitto evaṁ niraye. Seyyathāpi, sāriputta, bhikkhu sīlasampanno samādhisampanno paññāsampanno diṭṭheva dhamme aññaṁ ārādheyya, evaṁ sampadamidaṁ, sāriputta, vadāmi. Taṁ vācaṁ appahāya taṁ cittaṁ appahāya taṁ diṭṭhiṁ appaṭinissajjitvā yathābhataṁ nikkhitto evaṁ niraye.

Aṭṭha kho imā, sāriputta, parisā. Katamā aṭṭha? Khattiyaparisā, brāhmaṇaparisā, gahapatiparisā, samaṇaparisā, cātumahārājikaparisā, tāvatiṁsaparisā, māraparisā, brahmaparisā—imā kho, sāriputta, aṭṭha parisā. Imehi kho, sāriputta, catūhi vesārajjehi samannāgato tathāgato imā aṭṭha parisā upasaṅkamati ajjhogāhati. Abhijānāmi kho panāhaṁ, sāriputta, anekasataṁ khattiyaparisaṁ upasaṅkamitā. Tatrapi mayā sannisinnapubbañceva, sallapitapubbañca, sākacchā ca samāpajjitapubbā. Tatra vata maṁ bhayaṁ vā sārajjaṁ vā okkamissatīti nimittametaṁ, sāriputta, na samanupassāmi. Etamahaṁ, sāriputta, nimittaṁ asamanupassanto khemappatto abhayappatto vesārajjappatto viharāmi.

Abhijānāmi kho panāhaṁ, sāriputta, anekasataṁ brāhmaṇaparisaṁ …pe… gahapatiparisaṁ … samaṇaparisaṁ … cātumahārājikaparisaṁ … tāvatiṁsaparisaṁ … māraparisaṁ … brahmaparisaṁ upasaṅkamitā. Tatrapi mayā sannisinnapubbañceva, sallapitapubbañca, sākacchā ca samāpajjitapubbā. Tatra vata maṁ bhayaṁ vā sārajjaṁ vā okkamissatīti nimittametaṁ, sāriputta, na samanupassāmi. Etamahaṁ, sāriputta, nimittaṁ asamanupassanto khemappatto abhayappatto vesārajjappatto viharāmi.

Yo kho maṁ, sāriputta, evaṁ jānantaṁ evaṁ passantaṁ evaṁ vadeyya: ‘natthi samaṇassa gotamassa uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso, takkapariyāhataṁ samaṇo gotamo dhammaṁ deseti vīmaṁsānucaritaṁ sayampaṭibhānan’ti, taṁ, sāriputta, vācaṁ appahāya taṁ cittaṁ appahāya taṁ diṭṭhiṁ appaṭinissajjitvā yathābhataṁ nikkhitto evaṁ niraye. Seyyathāpi, sāriputta, bhikkhu sīlasampanno samādhisampanno paññāsampanno diṭṭheva dhamme aññaṁ ārādheyya, evaṁ sampadamidaṁ, sāriputta, vadāmi. Taṁ vācaṁ appahāya taṁ cittaṁ appahāya taṁ diṭṭhiṁ appaṭinissajjitvā yathābhataṁ nikkhitto evaṁ niraye.

Catasso kho imā, sāriputta, yoniyo. Katamā catasso? Aṇḍajā yoni, jalābujā yoni, saṁsedajā yoni, opapātikā yoni.

Katamā ca, sāriputta, aṇḍajā yoni? Ye kho te, sāriputta, sattā aṇḍakosaṁ abhinibbhijja jāyanti—ayaṁ vuccati, sāriputta, aṇḍajā yoni. Katamā ca, sāriputta, jalābujā yoni? Ye kho te, sāriputta, sattā vatthikosaṁ abhinibbhijja jāyanti—ayaṁ vuccati, sāriputta, jalābujā yoni. Katamā ca, sāriputta, saṁsedajā yoni? Ye kho te, sāriputta, sattā pūtimacche vā jāyanti pūtikuṇape vā pūtikummāse vā candanikāye vā oḷigalle vā jāyanti—ayaṁ vuccati, sāriputta, saṁsedajā yoni. Katamā ca, sāriputta, opapātikā yoni? Devā, nerayikā, ekacce ca manussā, ekacce ca vinipātikā—ayaṁ vuccati, sāriputta, opapātikā yoni. Imā kho, sāriputta, catasso yoniyo.

Yo kho maṁ, sāriputta, evaṁ jānantaṁ evaṁ passantaṁ evaṁ vadeyya: ‘natthi samaṇassa gotamassa uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso, takkapariyāhataṁ samaṇo gotamo dhammaṁ deseti vīmaṁsānucaritaṁ sayampaṭibhānan’ti, taṁ, sāriputta, vācaṁ appahāya taṁ cittaṁ appahāya taṁ diṭṭhiṁ appaṭinissajjitvā yathābhataṁ nikkhitto evaṁ niraye. Seyyathāpi, sāriputta, bhikkhu sīlasampanno samādhisampanno paññāsampanno diṭṭheva dhamme aññaṁ ārādheyya, evaṁ sampadamidaṁ, sāriputta, vadāmi. Taṁ vācaṁ appahāya taṁ cittaṁ appahāya taṁ diṭṭhiṁ appaṭinissajjitvā yathābhataṁ nikkhitto evaṁ niraye.

Pañca kho imā, sāriputta, gatiyo. Katamā pañca? Nirayo, tiracchānayoni, pettivisayo, manussā, devā.

Nirayañcāhaṁ, sāriputta, pajānāmi, nirayagāmiñca maggaṁ, nirayagāminiñca paṭipadaṁ; yathā paṭipanno ca kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati tañca pajānāmi. Tiracchānayoniñcāhaṁ, sāriputta, pajānāmi, tiracchānayonigāmiñca maggaṁ, tiracchānayonigāminiñca paṭipadaṁ; yathā paṭipanno ca kāyassa bhedā paraṁ maraṇā tiracchānayoniṁ upapajjati tañca pajānāmi. Pettivisayañcāhaṁ, sāriputta, pajānāmi, pettivisayagāmiñca maggaṁ, pettivisayagāminiñca paṭipadaṁ; yathā paṭipanno ca kāyassa bhedā paraṁ maraṇā pettivisayaṁ upapajjati tañca pajānāmi. Manusse cāhaṁ, sāriputta, pajānāmi, manussalokagāmiñca maggaṁ, manussalokagāminiñca paṭipadaṁ; yathā paṭipanno ca kāyassa bhedā paraṁ maraṇā manussesu upapajjati tañca pajānāmi. Deve cāhaṁ, sāriputta, pajānāmi, devalokagāmiñca maggaṁ, devalokagāminiñca paṭipadaṁ; yathā paṭipanno ca kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati tañca pajānāmi. Nibbānañcāhaṁ, sāriputta, pajānāmi, nibbānagāmiñca maggaṁ, nibbānagāminiñca paṭipadaṁ; yathā paṭipanno ca āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati tañca pajānāmi.

Idhāhaṁ, sāriputta, ekaccaṁ puggalaṁ evaṁ cetasā ceto paricca pajānāmi—tathāyaṁ puggalo paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho, yathā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjissatīti. Tamenaṁ passāmi aparena samayena dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannaṁ, ekantadukkhā tibbā kaṭukā vedanā vedayamānaṁ. Seyyathāpi, sāriputta, aṅgārakāsu sādhikaporisā pūrā aṅgārānaṁ vītaccikānaṁ vītadhūmānaṁ. Atha puriso āgaccheyya ghammābhitatto ghammapareto kilanto tasito pipāsito ekāyanena maggena tameva aṅgārakāsuṁ paṇidhāya. Tamenaṁ cakkhumā puriso disvā evaṁ vadeyya: ‘tathāyaṁ bhavaṁ puriso paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho, yathā imaṁyeva aṅgārakāsuṁ āgamissatī’ti. Tamenaṁ passeyya aparena samayena tassā aṅgārakāsuyā patitaṁ, ekantadukkhā tibbā kaṭukā vedanā vedayamānaṁ.

Evameva kho ahaṁ, sāriputta, idhekaccaṁ puggalaṁ evaṁ cetasā ceto paricca pajānāmi—tathāyaṁ puggalo paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho yathā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjissatīti. Tamenaṁ passāmi aparena samayena dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannaṁ, ekantadukkhā tibbā kaṭukā vedanā vedayamānaṁ.

Idha panāhaṁ, sāriputta, ekaccaṁ puggalaṁ evaṁ cetasā ceto paricca pajānāmi—tathāyaṁ puggalo paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho, yathā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā tiracchānayoniṁ upapajjissatīti. Tamenaṁ passāmi aparena samayena dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena kāyassa bhedā paraṁ maraṇā tiracchānayoniṁ upapannaṁ, dukkhā tibbā kaṭukā vedanā vedayamānaṁ. Seyyathāpi, sāriputta, gūthakūpo sādhikaporiso, pūro gūthassa. Atha puriso āgaccheyya ghammābhitatto ghammapareto kilanto tasito pipāsito ekāyanena maggena tameva gūthakūpaṁ paṇidhāya. Tamenaṁ cakkhumā puriso disvā evaṁ vadeyya: ‘tathāyaṁ bhavaṁ puriso paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho yathā imaṁyeva gūthakūpaṁ āgamissatī’ti. Tamenaṁ passeyya aparena samayena tasmiṁ gūthakūpe patitaṁ, dukkhā tibbā kaṭukā vedanā vedayamānaṁ.

Evameva kho ahaṁ, sāriputta, idhekaccaṁ puggalaṁ evaṁ cetasā ceto paricca pajānāmi—tathāyaṁ puggalo paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho, yathā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā tiracchānayoniṁ upapajjissatīti. Tamenaṁ passāmi aparena samayena dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena kāyassa bhedā paraṁ maraṇā tiracchānayoniṁ upapannaṁ, dukkhā tibbā kaṭukā vedanā vedayamānaṁ.

Idha panāhaṁ, sāriputta, ekaccaṁ puggalaṁ evaṁ cetasā ceto paricca pajānāmi—tathāyaṁ puggalo paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho, yathā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā pettivisayaṁ upapajjissatīti. Tamenaṁ passāmi aparena samayena dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena kāyassa bhedā paraṁ maraṇā pettivisayaṁ upapannaṁ, dukkhabahulā vedanā vedayamānaṁ. Seyyathāpi, sāriputta, rukkho visame bhūmibhāge jāto tanupattapalāso kabaracchāyo. Atha puriso āgaccheyya ghammābhitatto ghammapareto kilanto tasito pipāsito ekāyanena maggena tameva rukkhaṁ paṇidhāya. Tamenaṁ cakkhumā puriso disvā evaṁ vadeyya: ‘tathāyaṁ bhavaṁ puriso paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho, yathā imaṁyeva rukkhaṁ āgamissatī’ti. Tamenaṁ passeyya, aparena samayena tassa rukkhassa chāyāya nisinnaṁ vā nipannaṁ vā dukkhabahulā vedanā vedayamānaṁ.

Evameva kho ahaṁ, sāriputta, idhekaccaṁ puggalaṁ evaṁ cetasā ceto paricca pajānāmi—tathāyaṁ puggalo paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho, yathā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā pettivisayaṁ upapajjissatīti. Tamenaṁ passāmi aparena samayena dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena kāyassa bhedā paraṁ maraṇā pettivisayaṁ upapannaṁ, dukkhabahulā vedanā vedayamānaṁ.

Idha panāhaṁ, sāriputta, ekaccaṁ puggalaṁ evaṁ cetasā ceto paricca pajānāmi—tathāyaṁ puggalo paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho yathā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā manussesu upapajjissatīti. Tamenaṁ passāmi aparena samayena dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena kāyassa bhedā paraṁ maraṇā manussesu upapannaṁ, sukhabahulā vedanā vedayamānaṁ. Seyyathāpi, sāriputta, rukkho same bhūmibhāge jāto bahalapattapalāso sandacchāyo. Variant: sandacchāyo → saṇḍacchāyo (sya-all); santacchāyo (mr) Atha puriso āgaccheyya ghammābhitatto ghammapareto kilanto tasito pipāsito ekāyanena maggena tameva rukkhaṁ paṇidhāya. Tamenaṁ cakkhumā puriso disvā evaṁ vadeyya: ‘tathāyaṁ bhavaṁ puriso paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho, yathā imameva rukkhaṁ āgamissatī’ti. Tamenaṁ passeyya aparena samayena tassa rukkhassa chāyāya nisinnaṁ vā nipannaṁ vā sukhabahulā vedanā vedayamānaṁ.

Evameva kho ahaṁ, sāriputta, idhekaccaṁ puggalaṁ evaṁ cetasā ceto paricca pajānāmi—tathāyaṁ puggalo paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho yathā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā manussesu upapajjissatīti. Tamenaṁ passāmi aparena samayena dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena kāyassa bhedā paraṁ maraṇā manussesu upapannaṁ, sukhabahulā vedanā vedayamānaṁ.

Idha panāhaṁ, sāriputta, ekaccaṁ puggalaṁ evaṁ cetasā ceto paricca pajānāmi: ‘tathāyaṁ puggalo paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho, yathā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjissatī’ti. Tamenaṁ passāmi aparena samayena dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannaṁ, ekantasukhā vedanā vedayamānaṁ. Seyyathāpi, sāriputta, pāsādo, tatrāssa kūṭāgāraṁ ullittāvalittaṁ nivātaṁ phusitaggaḷaṁ pihitavātapānaṁ. Tatrāssa pallaṅko gonakatthato paṭikatthato paṭalikatthato kadalimigapavarapaccattharaṇo sauttaracchado ubhatolohitakūpadhāno. Atha puriso āgaccheyya ghammābhitatto ghammapareto kilanto tasito pipāsito ekāyanena maggena tameva pāsādaṁ paṇidhāya. Tamenaṁ cakkhumā puriso disvā evaṁ vadeyya: ‘tathāyaṁ bhavaṁ puriso paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho, yathā imaṁyeva pāsādaṁ āgamissatī’ti. Tamenaṁ passeyya aparena samayena tasmiṁ pāsāde tasmiṁ kūṭāgāre tasmiṁ pallaṅke nisinnaṁ vā nipannaṁ vā ekantasukhā vedanā vedayamānaṁ.

Evameva kho ahaṁ, sāriputta, idhekaccaṁ puggalaṁ evaṁ cetasā ceto paricca pajānāmi—tathāyaṁ puggalo paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho yathā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjissatīti. Tamenaṁ passāmi aparena samayena dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannaṁ, ekantasukhā vedanā vedayamānaṁ.

Idha panāhaṁ, sāriputta, ekaccaṁ puggalaṁ cetasā ceto paricca pajānāmi—tathāyaṁ puggalo paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho, yathā āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharissatīti. Tamenaṁ passāmi aparena samayena āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantaṁ, ekantasukhā vedanā vedayamānaṁ. Seyyathāpi, sāriputta, pokkharaṇī acchodakā sātodakā sītodakā setakā supatitthā ramaṇīyā. Avidūre cassā tibbo vanasaṇḍo. Atha puriso āgaccheyya ghammābhitatto ghammapareto kilanto tasito pipāsito ekāyanena maggena tameva pokkharaṇiṁ paṇidhāya. Tamenaṁ cakkhumā puriso disvā evaṁ vadeyya: ‘tathā bhavaṁ puriso paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho, yathā imaṁyeva pokkharaṇiṁ āgamissatī’ti. Tamenaṁ passeyya aparena samayena taṁ pokkharaṇiṁ ogāhetvā nhāyitvā ca pivitvā ca sabbadarathakilamathapariḷāhaṁ paṭippassambhetvā paccuttaritvā tasmiṁ vanasaṇḍe nisinnaṁ vā nipannaṁ vā, ekantasukhā vedanā vedayamānaṁ.

Evameva kho ahaṁ, sāriputta, idhekaccaṁ puggalaṁ evaṁ cetasā ceto paricca pajānāmi: ‘tathāyaṁ puggalo paṭipanno tathā ca iriyati tañca maggaṁ samārūḷho, yathā āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharissatī’ti. Tamenaṁ passāmi aparena samayena āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantaṁ, ekantasukhā vedanā vedayamānaṁ. Imā kho, sāriputta, pañca gatiyo.

Yo kho maṁ, sāriputta, evaṁ jānantaṁ evaṁ passantaṁ evaṁ vadeyya: ‘natthi samaṇassa gotamassa uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso; takkapariyāhataṁ samaṇo gotamo dhammaṁ deseti vīmaṁsānucaritaṁ sayampaṭibhānan’ti taṁ, sāriputta, vācaṁ appahāya taṁ cittaṁ appahāya taṁ diṭṭhiṁ appaṭinissajjitvā yathābhataṁ nikkhitto evaṁ niraye. Seyyathāpi, sāriputta, bhikkhu sīlasampanno samādhisampanno paññāsampanno diṭṭheva dhamme aññaṁ ārādheyya; evaṁ sampadamidaṁ, sāriputta, vadāmi taṁ vācaṁ appahāya taṁ cittaṁ appahāya taṁ diṭṭhiṁ appaṭinissajjitvā yathābhataṁ nikkhitto evaṁ niraye.

Abhijānāmi kho panāhaṁ, sāriputta, caturaṅgasamannāgataṁ brahmacariyaṁ caritā—Variant: caritā → caritvā (mr) tapassī sudaṁ homi paramatapassī, lūkho sudaṁ homi paramalūkho, jegucchī sudaṁ homi paramajegucchī, pavivitto sudaṁ homi paramapavivitto. Variant: pavivitto sudaṁ → pavivittassudaṁ (bj, pts1ed) | lūkho sudaṁ → lūkhassudaṁ (bj, pts1ed)

Tatrāssu me idaṁ, sāriputta, tapassitāya hoti—acelako homi muttācāro hatthāpalekhano, naehibhaddantiko natiṭṭhabhaddantiko; nābhihaṭaṁ na uddissakataṁ na nimantanaṁ sādiyāmi. So na kumbhimukhā paṭiggaṇhāmi, na kaḷopimukhā paṭiggaṇhāmi, na eḷakamantaraṁ, na daṇḍamantaraṁ, na musalamantaraṁ, na dvinnaṁ bhuñjamānānaṁ, na gabbhiniyā, na pāyamānāya, na purisantaragatāya, na saṅkittīsu, na yattha sā upaṭṭhito hoti, na yattha makkhikā saṇḍasaṇḍacārinī; na macchaṁ na maṁsaṁ na suraṁ na merayaṁ na thusodakaṁ pivāmi; Variant: pāyamānāya → pāyantiyā (mr) so ekāgāriko vā homi ekālopiko, dvāgāriko vā homi dvālopiko …pe… sattāgāriko vā homi sattālopiko; ekissāpi dattiyā yāpemi, dvīhipi dattīhi yāpemi …pe… sattahipi dattīhi yāpemi; ekāhikampi āhāraṁ āhāremi, dvīhikampi āhāraṁ āhāremi …pe… sattāhikampi āhāraṁ āhāremi; iti evarūpaṁ addhamāsikampi pariyāyabhattabhojanānuyogamanuyutto viharāmi.

So sākabhakkho vā homi, sāmākabhakkho vā homi, nīvārabhakkho vā homi, daddulabhakkho vā homi, haṭabhakkho vā homi, kaṇabhakkho vā homi, ācāmabhakkho vā homi, piññākabhakkho vā homi, tiṇabhakkho vā homi, gomayabhakkho vā homi, vanamūlaphalāhāro yāpemi pavattaphalabhojī.

So sāṇānipi dhāremi, masāṇānipi dhāremi, chavadussānipi dhāremi, paṁsukūlānipi dhāremi, tirīṭānipi dhāremi, ajinampi dhāremi, ajinakkhipampi dhāremi, kusacīrampi dhāremi, vākacīrampi dhāremi, phalakacīrampi dhāremi, kesakambalampi dhāremi, vāḷakambalampi dhāremi, ulūkapakkhampi dhāremi; kesamassulocakopi homi kesamassulocanānuyogamanuyutto; ubbhaṭṭhakopi homi āsanapaṭikkhitto; ukkuṭikopi homi ukkuṭikappadhānamanuyutto; kaṇṭakāpassayikopi homi kaṇṭakāpassaye seyyaṁ kappemi; sāyatatiyakampi udakorohanānuyogamanuyutto viharāmi—iti evarūpaṁ anekavihitaṁ kāyassa ātāpanaparitāpanānuyogamanuyutto viharāmi. Idaṁsu me, sāriputta, tapassitāya hoti.

Tatrāssu me idaṁ, sāriputta, lūkhasmiṁ hoti—nekavassagaṇikaṁ rajojallaṁ kāye sannicitaṁ hoti papaṭikajātaṁ. Seyyathāpi, sāriputta, tindukakhāṇu nekavassagaṇiko sannicito hoti papaṭikajāto, evamevāssu me, sāriputta, nekavassagaṇikaṁ rajojallaṁ kāye sannicitaṁ hoti papaṭikajātaṁ. Tassa mayhaṁ, sāriputta, na evaṁ hoti: ‘aho vatāhaṁ imaṁ rajojallaṁ pāṇinā parimajjeyyaṁ, aññe vā pana me imaṁ rajojallaṁ pāṇinā parimajjeyyun’ti. Evampi me, sāriputta, na hoti. Idaṁsu me, sāriputta, lūkhasmiṁ hoti.

Tatrāssu me idaṁ, sāriputta, jegucchismiṁ hoti—so kho ahaṁ, sāriputta, satova abhikkamāmi, satova paṭikkamāmi, yāva udakabindumhipi me dayā paccupaṭṭhitā hoti: ‘māhaṁ khuddake pāṇe visamagate saṅghātaṁ āpādesin’ti. Idaṁsu me, sāriputta, jegucchismiṁ hoti.

Tatrāssu me idaṁ, sāriputta, pavivittasmiṁ hoti—so kho ahaṁ, sāriputta, aññataraṁ araññāyatanaṁ ajjhogāhetvā viharāmi. Yadā passāmi gopālakaṁ vā pasupālakaṁ vā tiṇahārakaṁ vā kaṭṭhahārakaṁ vā vanakammikaṁ vā, vanena vanaṁ gahanena gahanaṁ ninnena ninnaṁ thalena thalaṁ sampatāmi. Variant: sampatāmi → papatāmi (bj, sya-all, pts1ed) Taṁ kissa hetu? Mā maṁ te addasaṁsu ahañca mā te addasanti. Seyyathāpi, sāriputta, āraññako mago manusse disvā vanena vanaṁ gahanena gahanaṁ ninnena ninnaṁ thalena thalaṁ sampatati; evameva kho ahaṁ, sāriputta, yadā passāmi gopālakaṁ vā pasupālakaṁ vā tiṇahārakaṁ vā kaṭṭhahārakaṁ vā vanakammikaṁ vā vanena vanaṁ gahanena gahanaṁ ninnena ninnaṁ thalena thalaṁ sampatāmi. Taṁ kissa hetu? Mā maṁ te addasaṁsu ahañca mā te addasanti. Idaṁsu me, sāriputta, pavivittasmiṁ hoti.

So kho ahaṁ, sāriputta, ye te goṭṭhā paṭṭhitagāvo apagatagopālakā, tattha catukkuṇḍiko upasaṅkamitvā yāni tāni vacchakānaṁ taruṇakānaṁ dhenupakānaṁ gomayāni tāni sudaṁ āhāremi. Yāvakīvañca me, sāriputta, sakaṁ muttakarīsaṁ apariyādinnaṁ hoti, sakaṁyeva sudaṁ muttakarīsaṁ āhāremi. Idaṁsu me, sāriputta, mahāvikaṭabhojanasmiṁ hoti.

So kho ahaṁ, sāriputta, aññataraṁ bhiṁsanakaṁ vanasaṇḍaṁ ajjhogāhetvā viharāmi. Tatrāssudaṁ, sāriputta, bhiṁsanakassa vanasaṇḍassa bhiṁsanakatasmiṁ hoti—yo koci avītarāgo taṁ vanasaṇḍaṁ pavisati, yebhuyyena lomāni haṁsanti. So kho ahaṁ, sāriputta, yā tā rattiyo sītā hemantikā antaraṭṭhakā himapātasamayā tathārūpāsu rattīsu rattiṁ abbhokāse viharāmi, divā vanasaṇḍe; Variant: antaraṭṭhakā himapātasamayā → antaraṭṭhake himapātasamaye (bj, pts1ed) gimhānaṁ pacchime māse divā abbhokāse viharāmi, rattiṁ vanasaṇḍe. Apissu maṁ, sāriputta, ayaṁ anacchariyagāthā paṭibhāsi pubbe assutapubbā:

‘Sotatto sosinno ceva, Variant: sosinno → sosīno (bj, cck, sya1ed, pts1ed, mr); so sino (sya2ed); sosindo (saddanīti) eko bhiṁsanake vane; Naggo na caggimāsīno, esanāpasuto munī’ti.

So kho ahaṁ, sāriputta, susāne seyyaṁ kappemi chavaṭṭhikāni upadhāya. Apissu maṁ, sāriputta, gāmaṇḍalā upasaṅkamitvā oṭṭhubhantipi, omuttentipi, paṁsukenapi okiranti, kaṇṇasotesupi salākaṁ pavesenti. Variant: gāmaṇḍalā → gomaṇḍalā (bahūsu) Na kho panāhaṁ, sāriputta, abhijānāmi tesu pāpakaṁ cittaṁ uppādetā. Idaṁsu me, sāriputta, upekkhāvihārasmiṁ hoti.

Santi kho pana, sāriputta, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘āhārena suddhī’ti. Te evamāhaṁsu: ‘kolehi yāpemā’ti. Te kolampi khādanti, kolacuṇṇampi khādanti, kolodakampi pivanti—anekavihitampi kolavikatiṁ paribhuñjanti. Abhijānāmi kho panāhaṁ, sāriputta, ekaṁyeva kolaṁ āhāraṁ āhāritā. Siyā kho pana te, sāriputta, evamassa: ‘mahā nūna tena samayena kolo ahosī’ti. Na kho panetaṁ, sāriputta, evaṁ daṭṭhabbaṁ. Tadāpi etaparamoyeva kolo ahosi seyyathāpi etarahi. Tassa mayhaṁ, sāriputta, ekaṁyeva kolaṁ āhāraṁ āhārayato adhimattakasimānaṁ patto kāyo hoti. Seyyathāpi nāma āsītikapabbāni vā kāḷapabbāni vā; evamevassu me aṅgapaccaṅgāni bhavanti tāyevappāhāratāya. Seyyathāpi nāma oṭṭhapadaṁ; evamevassu me ānisadaṁ hoti tāyevappāhāratāya. Seyyathāpi nāma vaṭṭanāvaḷī; evamevassu me piṭṭhikaṇṭako unnatāvanato hoti tāyevappāhāratāya. Seyyathāpi nāma jarasālāya gopānasiyo oluggaviluggā bhavanti; evamevassu me phāsuḷiyo oluggaviluggā bhavanti tāyevappāhāratāya. Seyyathāpi nāma gambhīre udapāne udakatārakā gambhīragatā okkhāyikā dissanti; evamevassu me akkhikūpesu akkhitārakā gambhīragatā okkhāyikā dissanti tāyevappāhāratāya. Seyyathāpi nāma tittakālābu āmakacchinno vātātapena samphuṭito hoti sammilāto; evamevassu me sīsacchavi samphuṭitā hoti sammilātā tāyevappāhāratāya. Variant: samphuṭito → saṁphusito (sya-all); sampuṭito (pts1ed); saṁpuṭito (mr) So kho ahaṁ, sāriputta, ‘udaracchaviṁ parimasissāmī’ti piṭṭhikaṇṭakaṁyeva pariggaṇhāmi, ‘piṭṭhikaṇṭakaṁ parimasissāmī’ti udaracchaviṁyeva pariggaṇhāmi, yāvassu me, sāriputta, udaracchavi piṭṭhikaṇṭakaṁ allīnā hoti tāyevappāhāratāya. So kho ahaṁ, sāriputta, ‘vaccaṁ vā muttaṁ vā karissāmī’ti tattheva avakujjo papatāmi tāyevappāhāratāya. So kho ahaṁ, sāriputta, tameva kāyaṁ assāsento pāṇinā gattāni anomajjāmi. Tassa mayhaṁ, sāriputta, pāṇinā gattāni anomajjato pūtimūlāni lomāni kāyasmā patanti tāyevappāhāratāya.

Santi kho pana, sāriputta, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘āhārena suddhī’ti. Te evamāhaṁsu: ‘muggehi yāpema …pe… tilehi yāpema …pe… taṇḍulehi yāpemā’ti. Te taṇḍulampi khādanti, taṇḍulacuṇṇampi khādanti, taṇḍulodakampi pivanti—anekavihitampi taṇḍulavikatiṁ paribhuñjanti. Abhijānāmi kho panāhaṁ, sāriputta, ekaṁyeva taṇḍulaṁ āhāraṁ āhāritā. Siyā kho pana te, sāriputta, evamassa: ‘mahā nūna tena samayena taṇḍulo ahosī’ti. Na kho panetaṁ, sāriputta, evaṁ daṭṭhabbaṁ. Tadāpi etaparamoyeva taṇḍulo ahosi, seyyathāpi etarahi. Tassa mayhaṁ, sāriputta, ekaṁyeva taṇḍulaṁ āhāraṁ āhārayato adhimattakasimānaṁ patto kāyo hoti. Seyyathāpi nāma āsītikapabbāni vā kāḷapabbāni vā; evamevassu me aṅgapaccaṅgāni bhavanti tāyevappāhāratāya. Seyyathāpi nāma oṭṭhapadaṁ; evamevassu me ānisadaṁ hoti tāyevappāhāratāya. Seyyathāpi nāma vaṭṭanāvaḷī; evamevassu me piṭṭhikaṇṭako unnatāvanato hoti tāyevappāhāratāya. Seyyathāpi nāma jarasālāya gopānasiyo oluggaviluggā bhavanti; evamevassu me phāsuḷiyo oluggaviluggā bhavanti tāyevappāhāratāya. Seyyathāpi nāma gambhīre udapāne udakatārakā gambhīragatā okkhāyikā dissanti; evamevassu me akkhikūpesu akkhitārakā gambhīragatā okkhāyikā dissanti tāyevappāhāratāya. Seyyathāpi nāma tittakālābu āmakacchinno vātātapena samphuṭito hoti sammilāto; evamevassu me sīsacchavi samphuṭitā hoti sammilātā tāyevappāhāratāya. So kho ahaṁ, sāriputta, ‘udaracchaviṁ parimasissāmī’ti piṭṭhikaṇṭakaṁyeva pariggaṇhāmi, ‘piṭṭhikaṇṭakaṁ parimasissāmī’ti udaracchaviṁyeva pariggaṇhāmi. Yāvassu me, sāriputta, udaracchavi piṭṭhikaṇṭakaṁ allīnā hoti tāyevappāhāratāya. So kho ahaṁ, sāriputta, ‘vaccaṁ vā muttaṁ vā karissāmī’ti tattheva avakujjo papatāmi tāyevappāhāratāya. So kho ahaṁ, sāriputta, tameva kāyaṁ assāsento pāṇinā gattāni anomajjāmi. Tassa mayhaṁ, sāriputta, pāṇinā gattāni anomajjato pūtimūlāni lomāni kāyasmā patanti tāyevappāhāratāya.

Tāyapi kho ahaṁ, sāriputta, iriyāya tāya paṭipadāya tāya dukkarakārikāya nājjhagamaṁ uttariṁ manussadhammā alamariyañāṇadassanavisesaṁ. Taṁ kissa hetu? Imissāyeva ariyāya paññāya anadhigamā, yāyaṁ ariyā paññā adhigatā ariyā niyyānikā, niyyāti takkarassa sammā dukkhakkhayāya.

Santi kho pana, sāriputta, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘saṁsārena suddhī’ti. Na kho pana so, sāriputta, saṁsāro sulabharūpo yo mayā asaṁsaritapubbo iminā dīghena addhunā, aññatra suddhāvāsehi devehi. Variant: Na kho pana so → na kho paneso (bj, sya-all) Suddhāvāse cāhaṁ, sāriputta, deve saṁsareyyaṁ, nayimaṁ lokaṁ punarāgaccheyyaṁ.

Santi kho pana, sāriputta, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘upapattiyā suddhī’ti. Na kho pana sā, sāriputta, upapatti sulabharūpā yā mayā anupapannapubbā iminā dīghena addhunā, aññatra suddhāvāsehi devehi. Suddhāvāse cāhaṁ, sāriputta, deve upapajjeyyaṁ, nayimaṁ lokaṁ punarāgaccheyyaṁ.

Santi kho pana, sāriputta, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘āvāsena suddhī’ti. Na kho pana so, sāriputta, āvāso sulabharūpo yo mayā anāvuṭṭhapubbo iminā dīghena addhunā, aññatra suddhāvāsehi devehi. Variant: anāvuṭṭhapubbo → anāvutthapubbo (bj, pts1ed) Suddhāvāse cāhaṁ, sāriputta, deve āvaseyyaṁ, nayimaṁ lokaṁ punarāgaccheyyaṁ.

Santi kho pana, sāriputta, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘yaññena suddhī’ti. Na kho pana so, sāriputta, yañño sulabharūpo yo mayā ayiṭṭhapubbo iminā dīghena addhunā, tañca kho raññā vā satā khattiyena muddhāvasittena brāhmaṇena vā mahāsālena.

Santi kho pana, sāriputta, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘aggiparicariyāya suddhī’ti. Na kho pana so, sāriputta, aggi sulabharūpo yo mayā apariciṇṇapubbo iminā dīghena addhunā, tañca kho raññā vā satā khattiyena muddhāvasittena brāhmaṇena vā mahāsālena.

Santi kho pana, sāriputta, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino: ‘yāvadevāyaṁ bhavaṁ puriso daharo hoti yuvā susukāḷakeso bhadrena yobbanena samannāgato paṭhamena vayasā tāvadeva paramena paññāveyyattiyena samannāgato hoti. Yato ca kho ayaṁ bhavaṁ puriso jiṇṇo hoti vuddho mahallako addhagato vayoanuppatto, āsītiko vā nāvutiko vā vassasatiko vā jātiyā, atha tamhā paññāveyyattiyā, parihāyatī’ti. Na kho panetaṁ, sāriputta, evaṁ daṭṭhabbaṁ. Ahaṁ kho pana, sāriputta, etarahi jiṇṇo vuddho mahallako addhagato vayoanuppatto, āsītiko me vayo vattati. Idha me assu, sāriputta, cattāro sāvakā vassasatāyukā vassasatajīvino, paramāya satiyā ca gatiyā ca dhitiyā ca samannāgatā paramena ca paññāveyyattiyena. Seyyathāpi, sāriputta, daḷhadhammā dhanuggaho sikkhito katahattho katūpāsano lahukena asanena appakasireneva tiriyaṁ tālacchāyaṁ atipāteyya, Variant: daḷhadhammā → daḷhadhammo (sabbattha) evaṁ adhimattasatimanto evaṁ adhimattagatimanto evaṁ adhimattadhitimanto evaṁ paramena paññāveyyattiyena samannāgatā. Te maṁ catunnaṁ satipaṭṭhānānaṁ upādāyupādāya pañhaṁ puccheyyuṁ, puṭṭho puṭṭho cāhaṁ tesaṁ byākareyyaṁ, byākatañca me byākatato dhāreyyuṁ, na ca maṁ dutiyakaṁ uttari paṭipuccheyyuṁ. Aññatra asitapītakhāyitasāyitā aññatra uccārapassāvakammā, aññatra niddākilamathapaṭivinodanā apariyādinnāyevassa, sāriputta, tathāgatassa dhammadesanā, apariyādinnaṁyevassa tathāgatassa dhammapadabyañjanaṁ, apariyādinnaṁyevassa tathāgatassa pañhapaṭibhānaṁ. Atha me te cattāro sāvakā vassasatāyukā vassasatajīvino vassasatassa accayena kālaṁ kareyyuṁ. Mañcakena cepi maṁ, sāriputta, pariharissatha, nevatthi tathāgatassa paññāveyyattiyassa aññathattaṁ.

Yaṁ kho taṁ, sāriputta, sammā vadamāno vadeyya: Variant: Yaṁ kho taṁ → yaṁ kho panetaṁ (bj) ‘asammohadhammo satto loke uppanno bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānan’ti, mameva taṁ sammā vadamāno vadeyya ‘asammohadhammo satto loke uppanno bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānan’”ti.

Tena kho pana samayena āyasmā nāgasamālo bhagavato piṭṭhito ṭhito hoti bhagavantaṁ bījayamāno. Atha kho āyasmā nāgasamālo bhagavantaṁ etadavoca:

“acchariyaṁ, bhante, abbhutaṁ, bhante. Api hi me, bhante, imaṁ dhammapariyāyaṁ sutvā lomāni haṭṭhāni. Konāmo ayaṁ, bhante, dhammapariyāyo”ti?

“Tasmātiha tvaṁ, nāgasamāla, imaṁ dhammapariyāyaṁ lomahaṁsanapariyāyotveva naṁ dhārehī”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā nāgasamālo bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Mahāsīhanādasuttaṁ niṭṭhitaṁ dutiyaṁ.

Mahāsīhanāda Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC