Madhura Sutta
.
Kinh Madhura
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Mahakaccana (Ðại Ca-chiên-diên) trú ở Madhura, tại rừng Gunda.
Vua Madhura Avantiputta được nghe như sau: “Sa-môn Mahakaccana trú ở Madhura, tại rừng Gunda. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được khởi lên về Tôn giả Kaccana: “Tôn giả là bậc Hiền giả, bậc Trí giả, thông minh, đa văn, nói năng lưu loát, nhà biện tài lão luyện, bậc trưởng thượng, bậc A-la-hán. Thật tốt lành thay được yết kiến một vị A-la-hán như vậy”.
Rồi vua Madhura Avantiputta cho thắng nhiều cỗ xe thù thắng, leo lên một cỗ xe thù thắng và đi ra khỏi Madhura với uy vệ của bậc đại vương để yết kiến Tôn giả Mahakaccana. Vua đi xe cho đến chỗ còn có thể đi xe được, rồi xuống xe đi bộ đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Tôn giả Mahakaccana, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vua Madhura Avantiputta thưa với Tôn giả Mahakaccana:
— Thưa Tôn giả Kaccana, các vị Bà-la-môn đã nói như sau: “Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, các chủng tánh khác là hạ liệt; chỉ có Bà-la-môn là bạch chủng, các chủng tánh khác là hắc chủng; chỉ có Bà-la-môn là thanh tịnh, các chủng tánh phi Bà-la-môn không như vậy; các Bà-la-môn là con Phạm thiên. Các Bà-la-môn là con chính tông của Phạm thiên, sanh ra từ miệng, sanh ra từ Phạm thiên, tạo tác bởi Phạm thiên, thừa tự Phạm thiên. Ở đây, Tôn giả Kaccana đã nói gì?
— Thưa Ðại vương, đây chỉ là một âm thanh ở đời (câu nói): “Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, chủng tánh khác là hạ liệt; chỉ có Bà-la-môn là bạch chủng, các chủng tánh khác là hắc chủng; chỉ có Bà-la-môn là thanh tịnh, các chủng tánh phi Bà-la-môn không như vậy. Các Bà-la-môn là con Phạm thiên. Các Bà-la-môn là con chính tông của Phạm thiên sanh ra từ miệng, sanh ra từ Phạm thiên, tạo tác bởi Phạm thiên, thừa tự Phạm thiên”. Ðây chỉ là một pháp môn, với pháp môn này cần được hiểu như là một âm thanh ở đời. (Câu nói): “Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, các chủng tánh khác là hạ liệt… thừa tự Phạm thiên”.
Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có người Khattiya (Sát-đế-lị) sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc, người ấy có thể có một người Khattiya khác là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái; hay người ấy có thể có một vị Bà-la-môn, hay người ấy có thể có một vị Vessa (Tỳ-xá, Phệ-xá) hay người ấy có thể có một Sudda (Thủ-đà) là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái?
— Thưa Tôn giả Kaccana, nếu có người Khattiya sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc, người ấy có thể có một người Khattiya khác là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái; người ấy cũng có thể có một người Bà-la-môn, hay người ấy có thể có một Vessa, hay người ấy có thể có một người Sudda là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái.
— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một Bà-la-môn sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc, người ấy có thể có một người Bà-la-môn khác là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái; hay người ấy có thể có một vị Khattiya, hay người ấy có thể có một vị Vessa, hay người ấy có thể có một người Sudda là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái?
— Thưa Tôn giả Kaccana, nếu có người Bà-la-môn sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc, người ấy có thể có một người Bà-la-môn khác là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái; hay người ấy có thể có một vị Khattiya, hay người ấy có thể có một vị Vessa, hay người ấy có thể có một vị Sudda là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái.
— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một Vessa sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc, người ấy có thể có một người Vessa khác là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng người, lời nói kính ái; hay người ấy có thể có một Khattiya hay người ấy có thể có một Bà-la-môn, hay người ấy có thể có một Sudda là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái?
— Thưa Tôn giả Kaccana, nếu có người Vessa sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc; người ấy có thể có một người Vessa khác là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái; hay người ấy có thể có một người Khattiya, hay người ấy có thể có một người Bà-la-môn, hay người ấy có thể có một người Sudda là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái.
— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có người Sudda sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc, người ấy có thể có một người Sudda khác, là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái; hay người ấy có thể có một Khattiya, hay người ấy có thể có một người Bà-la-môn, hay người ấy có thể có một người Vessa là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái?
— Thưa Tôn giả Kaccana, nếu có người Sudda sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc, người ấy có thể có một người Sudda khác là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái; hay người ấy có thể có một Khattiya, hay người ấy có thể có một Bà-la-môn, hay người ấy có thể có một người Vessa là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái.
— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng, hay không đồng đẳng? Và ở đây Ðại vương có ý nghĩ như thế nào?
— Thật vậy, thưa Tôn giả Kaccana, nếu sự tình là như vậy thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng. Ở đây, tôi không thấy có sự sai biệt gì.
— Do pháp môn này, thưa Ðại vương, vấn đề này cần phải được hiểu như âm thanh ở trên đời (câu nói): “Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, các chủng tánh khác là hạ liệt… thừa tự Phạm thiên. Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, có người Khattiya sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong dâm dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận, tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy có sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục không, hay không phải thác sanh? Hay ở đây Ðại vương nghĩ thế nào?
— Người Khattiya, thưa Tôn giả Kaccana, sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong dâm dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận, tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ở đây, đối với tôi là vậy, và như vậy là điều tôi đã nghe từ các vị A-la-hán.
— Lành thay! lành thay, thưa Ðại vương! Lành thay Ðại vương! Ở đây, đối với Ðại vương là vậy, và lành thay như vậy là điều Ðại vương đã được nghe từ các vị A-la-hán. Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, có người Bà-la-môn; ở đây, có người Vessa; ở đây, có người Sudda sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong dâm dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận, tà kiến sau khi thân hoại mạng chung, có sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục không, hay không phải thác sanh? Hay ở đây, Ðại vương nghĩ thế nào?
— Người Sudda, thưa Tôn giả Kaccana, sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời ác ngữ, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận, tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ở đây, đối với tôi là vậy, và như vậy là điều tôi đã nghe từ các vị A-la-hán.
— Lành thay, lành thay, thưa Ðại vương! Lành thay, Ðại vương! Ở đây, đối với Ðại vương là vậy, và lành thay như vậy là điều Ðại vương đã được nghe từ các vị A-la-hán. Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng, hay không đồng đẳng? Và ở đây, Ðại vương có ý nghĩ như thế nào?
— Thật vậy, thưa Tôn giả Kaccana, nếu sự tình là như vậy thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng. Ở đây, tôi không thấy có sự sai biệt gì.
— Do pháp môn này, thưa Ðại vương, vấn đề này cần phải được hiểu như âm thanh ở trên đời, (câu nói): “Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, các chủng tánh khác là hạ liệt… thừa tự Phạm thiên. Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, có người Khattiya từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham dục, từ bỏ sân hận, có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy có thể sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này không, hay không thể thác sanh? Hay ở đây, Ðại vương nghĩ thế nào?
— Người Khattiya, thưa Tôn giả Kaccana, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham dục, từ bỏ sân hận, theo chánh kiến, sau khi thân hoại mang chung, người ấy có thể sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Ở đây, đối với tôi là vậy và như vậy là điều tôi đã nghe từ các vị A-la-hán.
— Lành thay, lành thay, thưa Ðại vương! Lành thay, Ðại vương. Ở đây, đối với Ðại vương là vậy, và lành thay như vậy là điều Ðại vương đã được nghe từ các vị A-la-hán. Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, nếu có vị Bà-la-môn, ở đây nếu có vị Vessa, ở đây nếu có vị Sudda từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham dục, từ bỏ sân hận, theo chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy có thể sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này hay không, hay không thể thác sanh? Hay ở đây, Ðại vương nghĩ thế nào?
— Người Sudda, thưa Tôn giả Kaccana, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham dục, từ bỏ sân hận, theo chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy có thể sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Ở đây, đối với tôi là vậy; và như vậy là điều tôi đã nghe từ các vị A-la-hán.
— Lành thay, lành thay, thưa Ðại vương! Lành thay, Ðại vương! Ở đây, đối với Ðại vương là vậy, và lành thay như vậy là điều Ðại vương đã được nghe từ các vị A-la-hán. Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng hay không đồng đẳng? Và ở đây, Ðại vương có ý nghĩ thế nào?
— Thật vậy thưa Tôn giả Kaccana, nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng. Ở đây, tôi không thấy có sự sai biệt gì.
— Do pháp môn này, thưa Ðại vương, vấn đề này cần phải được hiểu như âm thanh ở trên đời, (câu nói): “Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, các chủng tánh khác là hạ liệt… là thừa tự Phạm thiên. Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, vị Khattiya đột nhập nhà cửa, cướp giật đồ đạc, hành động như kẻ cướp, phục kích các đường lớn hay tư thông vợ người. Và nếu có người bắt người ấy và dẫn người ấy đến trước mặt Ðại vương và thưa: “Tâu Ðại vương, đây là kẻ ăn trộm đã làm hại đến Ðại vương. Nếu Ðại vương muốn, hãy hình phạt nó”. Hay Ðại vương đối xử người ấy như thế nào?
— Thưa Tôn giả Kaccana, chúng tôi sẽ chém giết người ấy, hay chúng tôi sẽ tra tấn người ấy, chúng tôi sẽ tẩn xuất người ấy hay chúng tôi sẽ áp dụng hình phạt tùy theo tội trạng. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Kaccana, danh xưng Khattiya mà xưa kia người ấy được gọi đã biến mất. Nay người ấy chỉ được gọi là tên ăn trộm.
— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, người Bà-la-môn; ở đây, người Vessa; ở đây, người Sudda đột nhập nhà cửa, hay cướp giật đồ đạc, hay hành động kẻ cướp, hay phục kích các đường lớn, hay tư thông vợ người. Và nếu có người bắt người ấy, dẫn người ấy đến trước mặt Ðại vương và thưa: “Tâu Ðại vương, đây là kẻ ăn trộm đã làm hại đến Ðại vương. Nếu Ðại vương muốn, hãy hình phạt nó”. Hay Ðại vương đối xử với nó như thế nào?
— Thưa Tôn giả Kaccana, chúng tôi sẽ chém giết người ấy hay chúng tôi sẽ tra tấn người ấy, hay chúng tôi sẽ tẩn xuất người ấy, hay chúng tôi sẽ áp dụng hình phạt tùy theo tội trạng. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Kaccana, danh xưng Sudda mà xưa kia người ấy được gọi đã biến mất. Nay người ấy chỉ được gọi là tên ăn trộm.
— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng hay không đồng đẳng? Và ở đây, Ðại vương có ý nghĩ gì?
— Thật vậy, thưa Tôn giả Kaccana, nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng. Ở đây, tôi không thấy có sự sai biệt gì.
— Do pháp môn này, thưa Ðại vương, vấn đề này cần phải được hiểu như âm thanh ở trên đời, (câu nói): “Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, các chủng tánh khác là hạ liệt… là thừa tự Phạm thiên”. Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, vị Khattiya, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, chỉ ăn một bữa, sống Phạm hạnh, trì giới luật, trì thiện pháp; Ðại vương đối xử với vị ấy như thế nào?
— Thưa Tôn giả Kaccana, tôi sẽ đảnh lễ hay đứng dậy, hay mời chỗ ngồi, hay cúng dường vị ấy bốn loại đồ dùng như y phục, ẩm thực, sàng tọa, y dược trị bệnh, hay chúng tôi sắp đặt sự bảo vệ hộ trì, che chở đúng pháp. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Kaccana, danh xưng Sudda mà xưa kia vị ấy được gọi đã biến mất. Nay vị ấy chỉ được gọi là một vị Sa-môn.
— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, người Bà-la-môn, ở đây người Vessa, ở đây người Sudda sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, ăn một ngày một bữa, sống Phạm hạnh, trì giới luật, trì thiện pháp; Ðại vương đối xử với vị ấy như thế nào?
— Thưa Tôn giả Kaccana, tôi sẽ đảnh lễ, hay đứng dậy, hay mời chỗ ngồi, hay cúng dường vị ấy bốn loại đồ dùng, như y phục, ẩm thực, sàng tọa, y dược trị bệnh, hay chúng tôi sắp đặt sự bảo vệ, hộ trì, che chở đúng pháp. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Kaccana, danh xưng Sudda mà xưa kia vị ấy được gọi đã biến mất. Nay vị ấy chỉ được gọi là một vị Sa-môn.
— Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đổng đẳng hay không đồng đẳng? Và Ðại vương, ở đây, Ðại vương có ý nghĩ thế nào?
— Thật vậy, thưa Tôn giả Kaccana, nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng. Ở đây, tôi không thấy có sự sai biệt gì.
— Do pháp môn này, thưa Ðại vương, vấn đề này cần phải hiểu như âm thanh ở trên đời, (câu nói): “Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, các chủng tánh khác là hạ liệt; chỉ có Bà-la-môn là bạch chủng, các chủng tánh khác là hắc chủng, chỉ có Bà-la-môn là thanh tịnh, các chủng tánh phi Bà-la-môn không phải như vậy. Các Bà-la-môn là con Phạm thiên. Các Bà-la-môn là con chính tông của Phạm thiên, sanh ra từ miệng, sanh ra từ Phạm thiên, thừa tự Phạm thiên”.
Khi được nói vậy, vua Madhura Avantiputta thưa với Tôn giả Mahakaccana:
— Thật vi diệu thay, Tôn giả Kaccana! Thật vi diệu thay, Tôn giả Kaccana! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Kaccana dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Con xin quy y Tôn giả Kaccana, quy y Pháp, quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Kaccana nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
— Thưa Ðại vương, Ðại vương chớ có quy y tôi, Ðại vương hãy quy y Thế Tôn, chính tôi đã quy y Thế Tôn.
— Thưa Tôn giả Kaccana, nay bậc Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy trú ở đâu?
— Bậc Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, nay đã nhập Niết-bàn rồi, thưa Ðại vương.
— Thưa Tôn giả Kaccana, nếu chúng tôi được nghe Thế Tôn ở xa mười yojana (do tuần), chúng tôi sẽ đi mười yojana để yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thưa Tôn giả Kaccana, nếu chúng tôi được nghe Thế Tôn ở xa hai mươi yojana, ba mươi yojana, bốn mươi yojana, năm mươi yojana, chúng tôi sẽ đi năm mươi yojana, để yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thưa Tôn giả Kaccana, vì rằng Thế Tôn đã nhập Niết-bàn rồi, chúng tôi xin quy y Thế Tôn đã nhập Niết-bàn ấy, quy y Pháp, quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Kaccana nhận con làm Cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
Madhura Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ āyasmā mahākaccāno madhurāyaṁ viharati gundāvane. Variant: madhurāyaṁ → madhurāya (sya-all); mathurāyaṁ (ṭīkā)
Assosi kho rājā mādhuro avantiputto: “samaṇo khalu, bho, kaccāno madhurāyaṁ viharati gundāvane. Taṁ kho pana bhavantaṁ kaccānaṁ evaṁ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato: ‘paṇḍito viyatto medhāvī bahussuto cittakathī kalyāṇapaṭibhāno vuddho ceva arahā ca’. Sādhu kho pana tathārūpānaṁ arahataṁ dassanaṁ hotī”ti.
Atha kho rājā mādhuro avantiputto bhadrāni bhadrāni yānāni yojāpetvā bhadraṁ yānaṁ abhiruhitvā bhadrehi bhadrehi yānehi madhurāya niyyāsi mahaccarājānubhāvena āyasmantaṁ mahākaccānaṁ dassanāya. Yāvatikā yānassa bhūmi yānena gantvā yānā paccorohitvā pattikova yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā mahākaccānena saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho rājā mādhuro avantiputto āyasmantaṁ mahākaccānaṁ etadavoca:
“brāhmaṇā, bho kaccāna, evamāhaṁsu: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo; brāhmaṇova sukko vaṇṇo, kaṇho añño vaṇṇo; brāhmaṇāva sujjhanti, no abrāhmaṇā; brāhmaṇāva brahmuno puttā orasā mukhato jātā brahmajā brahmanimmitā brahmadāyādā’ti. Idha bhavaṁ kaccāno kimakkhāyī”ti?
“Ghosoyeva kho eso, mahārāja, lokasmiṁ: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo; brāhmaṇova sukko vaṇṇo, kaṇho añño vaṇṇo; brāhmaṇāva sujjhanti, no abrāhmaṇā; brāhmaṇāva brahmuno puttā orasā mukhato jātā brahmajā brahmanimmitā brahmadāyādā’ti. Tadamināpetaṁ, mahārāja, pariyāyena veditabbaṁ yathā ghosoyeveso lokasmiṁ: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’ti.
Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, khattiyassa cepi ijjheyya dhanena vā dhaññena vā rajatena vā jātarūpena vā khattiyopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī … brāhmaṇopissāssa … vessopissāssa … suddopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī”ti?
“Khattiyassa cepi, bho kaccāna, ijjheyya dhanena vā dhaññena vā rajatena vā jātarūpena vā khattiyopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī … brāhmaṇopissāssa … vessopissāssa … suddopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, brāhmaṇassa cepi ijjheyya dhanena vā dhaññena vā rajatena vā jātarūpena vā brāhmaṇopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī … vessopissāssa … suddopissāssa … khattiyopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī”ti? “Brāhmaṇassa cepi, bho kaccāna, ijjheyya dhanena vā dhaññena vā rajatena vā jātarūpena vā brāhmaṇopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī … vessopissāssa … suddopissāssa … khattiyopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī”ti. “Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, vessassa cepi ijjheyya dhanena vā dhaññena vā rajatena vā jātarūpena vā vessopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī … suddopissāssa … khattiyopissāssa … brāhmaṇopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī”ti? “Vessassa cepi, bho kaccāna, ijjheyya dhanena vā dhaññena vā rajatena vā jātarūpena vā vessopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī … suddopissāssa … khattiyopissāssa … brāhmaṇopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī”ti. “Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, suddassa cepi ijjheyya dhanena vā dhaññena vā rajatena vā jātarūpena vā suddopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī … khattiyopissāssa … brāhmaṇopissāssa … vessopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī”ti?
“Suddassa cepi, bho kaccāna, ijjheyya dhanena vā dhaññena vā rajatena vā jātarūpena vā suddopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādīti … khattiyopissāssa … brāhmaṇopissāssa … vessopissāssa pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, yadi evaṁ sante, ime cattāro vaṇṇā samasamā honti no vā? Kathaṁ vā te ettha hotī”ti?
“Addhā kho, bho kaccāna, evaṁ sante, ime cattāro vaṇṇā samasamā honti. Nesaṁ ettha kiñci nānākaraṇaṁ samanupassāmī”ti. Variant: Nesaṁ → nāhaṁ (sya-all, km); na’saṁ (pts1ed)
“Imināpi kho etaṁ, mahārāja, pariyāyena veditabbaṁ yathā ghosoyeveso lokasmiṁ: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’ti.
Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, idhassa khattiyo pāṇātipātī adinnādāyī kāmesumicchācārī musāvādī pisuṇavāco pharusavāco samphappalāpī abhijjhālu byāpannacitto micchādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyya no vā? Variant: micchādiṭṭhi → micchādiṭṭhī (bj, sya1ed, sya2ed, km, pts1ed) Kathaṁ vā te ettha hotī”ti?
“Khattiyopi hi, bho kaccāna, pāṇātipātī adinnādāyī kāmesumicchācārī musāvādī pisuṇavāco pharusavāco samphappalāpī abhijjhālu byāpannacitto micchādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyya. Evaṁ me ettha hoti, evañca pana me etaṁ arahataṁ sutan”ti.
“Sādhu sādhu, mahārāja. Sādhu kho te etaṁ, mahārāja, evaṁ hoti, sādhu ca pana te etaṁ arahataṁ sutaṁ. Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, idhassa brāhmaṇo …pe… idhassa vesso …pe… idhassa suddo pāṇātipātī adinnādāyī …pe… micchādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyya no vā? Kathaṁ vā te ettha hotī”ti?
“Suddopi hi, bho kaccāna, pāṇātipātī adinnādāyī …pe… micchādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyya. Evaṁ me ettha hoti, evañca pana me etaṁ arahataṁ sutan”ti.
“Sādhu sādhu, mahārāja. Sādhu kho te etaṁ, mahārāja, evaṁ hoti, sādhu ca pana te etaṁ arahataṁ sutaṁ. Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, yadi evaṁ sante, ime cattāro vaṇṇā samasamā honti no vā? Kathaṁ vā te ettha hotī”ti?
“Addhā kho, bho kaccāna, evaṁ sante, ime cattāro vaṇṇā samasamā honti. Nesaṁ ettha kiñci nānākaraṇaṁ samanupassāmī”ti.
“Imināpi kho etaṁ, mahārāja, pariyāyena veditabbaṁ yathā ghosoyeveso lokasmiṁ: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, idhassa khattiyo pāṇātipātā paṭivirato, adinnādānā paṭivirato, kāmesumicchācārā paṭivirato, musāvādā paṭivirato, pisuṇāya vācāya paṭivirato, pharusāya vācāya paṭivirato, samphappalāpā paṭivirato, anabhijjhālu abyāpannacitto sammādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjeyya no vā? Variant: sammādiṭṭhi → sammādiṭṭhī (bj, sya1ed, sya2ed, km, pts1ed, mr) Kathaṁ vā te ettha hotī”ti?
“Khattiyopi hi, bho kaccāna, pāṇātipātā paṭivirato, adinnādānā paṭivirato, kāmesumicchācārā paṭivirato, musāvādā paṭivirato, pisuṇāya vācāya paṭivirato, pharusāya vācāya paṭivirato, samphappalāpā paṭivirato, anabhijjhālu abyāpannacitto sammādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjeyya. Evaṁ me ettha hoti, evañca pana me etaṁ arahataṁ sutan”ti.
“Sādhu sādhu, mahārāja. Sādhu kho te etaṁ, mahārāja, evaṁ hoti, sādhu ca pana te etaṁ arahataṁ sutaṁ. Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, idhassa brāhmaṇo, idhassa vesso, idhassa suddo pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato …pe… sammādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjeyya no vā? Kathaṁ vā te ettha hotī”ti?
“Suddopi hi, bho kaccāna, pāṇātipātā paṭivirato, adinnādānā paṭivirato …pe… sammādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjeyya. Evaṁ me ettha hoti, evañca pana me etaṁ arahataṁ sutan”ti.
“Sādhu sādhu, mahārāja. Sādhu kho te etaṁ, mahārāja, evaṁ hoti, sādhu ca pana te etaṁ arahataṁ sutaṁ. Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, yadi evaṁ sante, ime cattāro vaṇṇā samasamā honti no vā? Kathaṁ vā te ettha hotī”ti?
“Addhā kho, bho kaccāna, evaṁ sante, ime cattāro vaṇṇā samasamā honti. Nesaṁ ettha kiñci nānākaraṇaṁ samanupassāmī”ti.
“Imināpi kho etaṁ, mahārāja, pariyāyena veditabbaṁ yathā ghosoyeveso lokasmiṁ: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, idha khattiyo sandhiṁ vā chindeyya, nillopaṁ vā hareyya, ekāgārikaṁ vā kareyya, paripanthe vā tiṭṭheyya, paradāraṁ vā gaccheyya, tañce te purisā gahetvā dasseyyuṁ: ‘ayaṁ te, deva, coro āgucārī. Imassa yaṁ icchasi taṁ daṇḍaṁ paṇehī’ti. Kinti naṁ kareyyāsī”ti?
“Ghāteyyāma vā, bho kaccāna, jāpeyyāma vā pabbājeyyāma vā yathāpaccayaṁ vā kareyyāma. Taṁ kissa hetu? Yā hissa, bho kaccāna, pubbe ‘khattiyo’ti samaññā sāssa antarahitā; corotveva saṅkhyaṁ gacchatī”ti. Variant: saṅkhyaṁ → saṅkhaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed)
“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, idha brāhmaṇo, idha vesso, idha suddo sandhiṁ vā chindeyya, nillopaṁ vā hareyya, ekāgārikaṁ vā kareyya, paripanthe vā tiṭṭheyya, paradāraṁ vā gaccheyya, tañce te purisā gahetvā dasseyyuṁ: ‘ayaṁ te, deva, coro āgucārī. Imassa yaṁ icchasi taṁ daṇḍaṁ paṇehī’ti. Kinti naṁ kareyyāsī”ti?
“Ghāteyyāma vā, bho kaccāna, jāpeyyāma vā pabbājeyyāma vā yathāpaccayaṁ vā kareyyāma. Taṁ kissa hetu? Yā hissa, bho kaccāna, pubbe ‘suddo’ti samaññā sāssa antarahitā; corotveva saṅkhyaṁ gacchatī”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, yadi evaṁ sante, ime cattāro vaṇṇā samasamā honti no vā? Kathaṁ vā te ettha hotī”ti?
“Addhā kho, bho kaccāna, evaṁ sante, ime cattāro vaṇṇā samasamā honti. Nesaṁ ettha kiñci nānākaraṇaṁ samanupassāmī”ti.
“Imināpi kho etaṁ, mahārāja, pariyāyena veditabbaṁ yathā ghosoyeveso lokasmiṁ: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā’”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, idha khattiyo kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito assa virato pāṇātipātā, virato adinnādānā, virato musāvādā, rattūparato, ekabhattiko, brahmacārī, sīlavā, kalyāṇadhammo. Kinti naṁ kareyyāsī”ti?
“Abhivādeyyāma vā, bho kaccāna, paccuṭṭheyyāma vā āsanena vā nimanteyyāma abhinimanteyyāma vā naṁ cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārehi dhammikaṁ vā assa rakkhāvaraṇaguttiṁ saṁvidaheyyāma. Taṁ kissa hetu? Yā hissa, bho kaccāna, pubbe ‘khattiyo’ti samaññā sāssa antarahitā; samaṇotveva saṅkhyaṁ gacchatī”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, idha brāhmaṇo, idha vesso, idha suddo kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajito assa virato pāṇātipātā, virato adinnādānā virato musāvādā, rattūparato, ekabhattiko, brahmacārī, sīlavā, kalyāṇadhammo. Kinti naṁ kareyyāsī”ti?
“Abhivādeyyāma vā, bho kaccāna, paccuṭṭheyyāma vā āsanena vā nimanteyyāma abhinimanteyyāma vā naṁ cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārehi dhammikaṁ vā assa rakkhāvaraṇaguttiṁ saṁvidaheyyāma. Taṁ kissa hetu? Yā hissa, bho kaccāna, pubbe ‘suddo’ti samaññā sāssa antarahitā; samaṇotveva saṅkhyaṁ gacchatī”ti.
“Taṁ kiṁ maññasi, mahārāja, yadi evaṁ sante, ime cattāro vaṇṇā samasamā honti no vā? Kathaṁ vā te ettha hotī”ti?
“Addhā kho, bho kaccāna, evaṁ sante, ime cattāro vaṇṇā samasamā honti. Nesaṁ ettha kiñci nānākaraṇaṁ samanupassāmī”ti.
“Imināpi kho etaṁ, mahārāja, pariyāyena veditabbaṁ yathā ghosoyeveso lokasmiṁ: ‘brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo; brāhmaṇova sukko vaṇṇo, kaṇho añño vaṇṇo; brāhmaṇāva sujjhanti, no abrāhmaṇā; brāhmaṇāva brahmuno puttā orasā mukhato jātā brahmajā brahmanimmitā brahmadāyādā’”ti.
Evaṁ vutte, rājā mādhuro avantiputto āyasmantaṁ mahākaccānaṁ etadavoca: “abhikkantaṁ, bho kaccāna, abhikkantaṁ, bho kaccāna. Seyyathāpi, bho kaccāna, nikkujjitaṁ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṁ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṁ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṁ dhāreyya ‘cakkhumanto rūpāni dakkhantī’ti; evamevaṁ bhotā kaccānena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṁ bhavantaṁ kaccānaṁ saraṇaṁ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṁ maṁ bhavaṁ kaccāno dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gatan”ti.
“Mā kho maṁ tvaṁ, mahārāja, saraṇaṁ agamāsi. Tameva tvaṁ bhagavantaṁ saraṇaṁ gaccha yamahaṁ saraṇaṁ gato”ti. Variant: Tameva tvaṁ → tametaṁ tvaṁ (sya-all, km); tametaṁ (mr)
“Kahaṁ pana, bho kaccāna, etarahi so bhagavā viharati arahaṁ sammāsambuddho”ti?
“Parinibbuto kho, mahārāja, etarahi so bhagavā arahaṁ sammāsambuddho”ti.
“Sacepi mayaṁ, bho kaccāna, suṇeyyāma taṁ bhagavantaṁ dasasu yojanesu, dasapi mayaṁ yojanāni gaccheyyāma taṁ bhagavantaṁ dassanāya arahantaṁ sammāsambuddhaṁ. Sacepi mayaṁ, bho kaccāna, suṇeyyāma taṁ bhagavantaṁ vīsatiyā yojanesu, tiṁsāya yojanesu, cattārīsāya yojanesu, paññāsāya yojanesu, paññāsampi mayaṁ yojanāni gaccheyyāma taṁ bhagavantaṁ dassanāya arahantaṁ sammāsambuddhaṁ. Yojanasate cepi mayaṁ bho kaccāna, suṇeyyāma taṁ bhagavantaṁ, yojanasatampi mayaṁ gaccheyyāma taṁ bhagavantaṁ dassanāya arahantaṁ sammāsambuddhaṁ. Yato ca, bho kaccāna, parinibbuto so bhagavā, parinibbutampi mayaṁ bhagavantaṁ saraṇaṁ gacchāma dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṁ maṁ bhavaṁ kaccāno dhāretu ajjatagge pāṇupetaṁ saraṇaṁ gatan”ti.
Madhurasuttaṁ niṭṭhitaṁ catutthaṁ.
Madhura Sutta
Dịch giả