Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Makhādeva Sutta

83

.

Kinh Makhādeva

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Mithila (Di-tát-la), tại rừng Makhadevamba.

Rồi Thế Tôn mỉm cười khi đến tại một địa điểm. Tôn giả Ananda liền suy nghĩ: “Do nhân gì, do duyên gì, Thế Tôn lại mỉm cười? Không phải không có lý do khiến Thế Tôn mỉm cười”. Rồi Tôn giả Ananda, đắp y phía một bên vai, chắp tay vái chào Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì Thế Tôn lại mỉm cười? Không phải không lý do khiến Thế Tôn mỉm cười.

— Thuở xưa, này Ananda, vị vua chính nước Mithila này tên là Makhadeva, là vị pháp vương như pháp, kiên trì trên pháp, vị Ðại vương thực hành Chánh pháp, giữa các Bà-la-môn, gia chủ, giữa thị dân và thôn dân, hành trì lễ Uposatha (Bố-tát) vào các ngày 14, ngày 15 và ngày mồng 8. Rồi này Ananda, vua Makhadeva sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, bảo người thợ cạo tóc:

“– Này Thợ cạo tóc, khi nào Ông thấy trên đầu ta, có mọc tóc bạc, hãy báo cho ta biết”.

“– Thưa vâng, tâu Ðại vương”.

Này Ananda, người thợ cạo tóc vâng đáp vua Makhadeva. Này Ananda, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, người thợ cạo tóc thấy trên đầu vua Makhadeva có sanh tóc bạc, thấy vậy liền tâu vua Makhadeva:

“– Các Thiên sứ đã hiện ra cho Ðại vương. Tóc bạc đã được thấy mọc ra trên đầu”.

“– Vậy này Thợ cạo tóc, hãy khéo nhổ những sợi tóc bạc ấy với cái nhíp, và đặt chúng trên bàn tay của ta”.

“– Thưa vâng, tâu Ðại vương”.

Này Ananda, người thợ cạo tóc vâng đáp vua Makhadeva, sau khi khéo nhổ những sợi tóc bạc ấy với cái nhíp, đặt chúng trên bàn tay của vua Makhadeva. Rồi này Ananda, vua Makhadeva, sau khi cho người thợ cạo tóc một lương ấp như một ân tứ, liền cho gọi hoàng tử con đầu và nói:

“– Này Hoàng tử thân yêu, các Thiên sứ đã hiện ra cho ta, tóc bạc đã được thấy mọc ra trên đầu. Ta đã hưởng thọ các dục lạc thế gian, nay đã đến thời đi tìm kiếm các thiên lạc. Hãy đến đây, này Hoàng tử thân yêu, hãy trị vì quốc độ này. Sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Và này Hoàng tử thân yêu, khi nào con thấy tóc bạc mọc ra trên đầu, thời hãy cho người thợ cạo tóc một lương ấp như một ân tứ, sau khi khéo giao lại quốc gia cho hoàng tử con đầu, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập, con phải tiếp tục duy trì, con chớ thành người tối hậu sau ta. Này Hoàng tử thân yêu, khi hai người còn tồn tại, và có sự đứt đoạn của truyền thống này, thời người nào làm cho đứt đoạn, người ấy là người tối hậu. Vậy này Hoàng tử thân yêu, ta nói với con: “Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập, con phải tiếp tục duy trì. Con chớ thành người tối hậu sau ta”.

Rồi này Ananda, vua Makhadeva, sau khi cho người thợ cạo tóc một lương ấp như là một ân tứ, sau khi khéo giao quốc gia cho hoàng tử con đầu, chính tại rừng xoài Makhadeva này, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, vua Makhadeva đã xuất gia.

Vị này an trú, biến mãn một phương với tâm thấm nhuần lòng từ; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm thấm nhuần lòng từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Với tâm thấm nhuần lòng bi… với tâm thấm nhuần lòng hỷ,… an trú biến mãn một phương với tâm thấm nhuần lòng xả; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm thấm nhuần lòng xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Nhưng này Ananda, vua Makhadeva, tám vạn bốn ngàn năm, đã chơi trò chơi của hoàng tử, tám vạn bốn ngàn năm, đã trị vì như một phó vương; tám vạn bốn ngàn năm, đã chấp chánh như một quốc vương; tám vạn bốn ngàn năm, chính tại ngôi rừng xoài Makhadeva này, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sống theo Phạm hạnh. Vị này, sau khi tụ tập bốn Phạm trú, khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Phạm thiên giới.

Rồi này Ananda, con vua Makhadeva, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm cho gọi người thợ cạo tóc:

“– Này thợ cạo tóc, khi nào Ông thấy trên đầu Ta có mọc tóc bạc, hãy báo cho ta biết”.

“– Thưa vâng, tâu Ðại vương”.

Này Ananda, người thợ cạo tóc vâng đáp con vua Makhadeva. Này Ananda, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, người thợ cạo tóc thấy trên đầu con vua Makhadeva có sanh tóc bạc, thấy vậy liền tâu với con vua Makhadeva:

“– Các Thiên sứ đã hiện ra cho Ðại vương. Tóc bạc đã được thấy mọc ra trên đầu”.

“– Vậy này thợ cạo tóc, hãy khéo nhổ những sợi tóc bạc ấy với cái nhíp, và đặt chúng trên bàn tay của ta”.

“– Thưa vâng, tâu Ðại vương”.

Này Ananda, người thợ cạo tóc vâng đáp con vua Makhadeva, sau khi khéo nhổ những sợi tóc bạc ấy với cái nhíp, đặt chúng trên bàn tay của con vua Makhadeva. Rồi này Ananda, con vua Makhadeva, sau khi cho người thợ cạo tóc một lương ấp như một ân tứ, liền cho gọi vị hoàng tử con đầu và nói:

“– Này Hoàng tử thân yêu, các Thiên sứ đã hiện ra cho ta, tóc bạc đã thấy sanh ra trên đầu. Ta đã hưởng thọ dục lạc thế gian, nay đã đến thời đi tìm kiếm các thiên lạc. Hãy đến đây, này Hoàng tử thân yêu, hãy trị vì quốc độ này. Sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Và nay, này Hoàng tử thân yêu, khi nào con thấy tóc bạc mọc ra trên đầu, thời hãy cho người thợ cạo tóc một lương ấp như một ân tứ, sau khi khéo giao lại quốc gia này cho vị hoàng tử con đầu, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập. Con phải tiếp tục duy trì, chớ thành người tối hậu sau ta. Này Hoàng tử thân yêu, khi hai người còn tồn tại, và có sự đứt đoạn của truyền thống này, thời người nào làm cho đứt đoạn, người ấy là người tối hậu. Vậy này Hoàng tử thân yêu, ta nói với con: “Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập, con phải tiếp tục duy trì. Con chớ thành người tối hậu sau ta”.

Rồi này Ananda, con vua Makhadeva, sau khi cho người thợ cạo tóc một lương ấp như một ân tứ, sau khi khéo giao quốc gia cho vị hoàng tử con đầu, chính tại rừng xoài này, con vua Makhadeva, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, đã xuất gia, vị này an trú, biến mãn một phương với tâm thấm nhuần lòng từ; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm thấm nhuần lòng từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Với tâm thấm nhuần lòng bi… Với tâm thấm nhuần lòng hỷ… an trú biến mãn một phương với tâm thấm nhuần lòng xả; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm thấm nhuần lòng xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Nhưng này Ananda, con vua Makhadeva tám vạn bốn ngàn năm, đã chơi trò chơi của hoàng tử; tám vạn bốn ngàn năm, đã trị vì như một phó vương; tám vạn bốn ngàn năm, đã chấp chánh như một quốc vương; tám vạn bốn ngàn năm, chính tại ngôi rừng xoài này, con vua Makhadeva sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sống theo Phạm hạnh. Vị này, sau khi tu tập bốn Phạm trú, khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Phạm thiên giới.

Rồi này Ananda, các tử tôn của vua Makhadeva truyền nối tiếp tục vua ấy, sau tám vạn bốn ngàn năm làm vương tộc (Khattiya), chính tại ngôi rừng xoài Makhadeva này, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các vị ấy biến mãn một phương với tâm thấm nhuần lòng từ và an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm thấm nhuần lòng từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm thấm nhuần lòng bi… Với tâm thấm nhuần lòng hỷ… … an trú, biến mãn một phương với tâm thấm nhuần lòng xả; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, những vị ấy an trú biến mãn với tâm thấm nhuần lòng xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy tám vạn bốn ngàn năm đã chơi trò chơi của hoàng tử, tám vạn bốn ngàn năm, đã trị vì như một phó vương; tám vạn bốn ngàn năm, đã chấp chánh như một quốc vương; tám vạn bốn ngàn năm, chính tại ngôi rừng xoài Makhadeva này, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sống theo Phạm hạnh. Các vị ấy, sau khi tu tập bốn Phạm trú, khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Phạm thiên giới.

Nemi là vị cuối cùng của các vị vua ấy, là vị pháp vương như pháp, kiên trì trên pháp, vị đại vương thực hành Chánh pháp giữa các Bà-la-môn, gia chủ, giữa thị dân và thôn dân, hành trì lễ Uposatha (Bố-tát) vào các ngày 14, ngày 15 và ngày mồng 8.

Thuở xưa, này Ananda, khi chư Thiên ở Tavatimsa (Tam thập tam thiên) ngồi hội họp với nhau tại giảng đường Thiện Pháp (Sudhamma), cuộc đối thoại sau đây được khởi lên: “Thật hạnh phúc thay cho dân chúng Videha, thật tốt đẹp thay cho dân chúng Videha, được vua Nemi là vị pháp vương như pháp, kiên trì trên pháp, vị Ðại vương thực hành Chánh pháp giữa các Bà-la-môn, gia chủ, giữa thị dân và thôn dân, hành trì lễ Uposatha (Bố-tát) vào các ngày 14, ngày 15 và ngày mồng 8”.

Rồi này Ananda, Thiên chủ Sakka nói với chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba:

“– Chư Khanh, chư Khanh có muốn yết kiến vua Nemi không?”.

“– Thưa Thiên chủ, chúng tôi muốn yết kiến vua Nemi”.

Lúc bấy giờ, vua Nemi trong ngày rằm lễ Bố-Tát (Uposatha), đã gội đầu, giữ trai giới đang ngồi trên lầu cung điện. Rồi này Ananda, Thiên chủ Sakka, như nhà lực sĩ duỗi bàn tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra; cũng vậy, Thiên chủ biến mất giữa chư Thiên cõi trời Ba mươi ba, và hiện ra trước mặt vua Nemi. Rồi này Ananda, Thiên chủ Sakka nói với vua Nemi:

“– Tâu Ðại vương, thật hạnh phúc thay cho Ðại vương, thật tốt lành thay cho Ðại vương! Tâu Ðại vương, chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba đang ngồi tại giảng đường Thiện Pháp tán thán Ðại vương và nói: “Thật hạnh phúc thay cho dân chúng Videha… và ngày mồng 8”. Tâu Ðại vương, chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba muốn yết kiến Ðại vương. Tâu Ðại vương, tôi sẽ gởi cho Ðại vương một cỗ xe có ngàn ngựa kéo, Ðại vương hãy cưỡi thiên xa ấy, chớ có sợ hãi! “

Này Ananda, vua Nemi im lặng nhận lời. Rồi này Ananda, Thiên chủ Sakka, sau khi biết được vua Nemi đã nhận lời, như nhà lực sĩ… liền biến mất và hiện ra giữa chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba.

Rồi này Ananda, Thiên chủ Sakka gọi người đánh xe Matali và nói:

“– Này Matali, sau khi thắng cỗ xe có ngàn ngựa kéo hãy đi đến vua Nemi và nói: “Tâu Ðại vương, đây là cỗ xe có ngàn ngựa kéo do Thiên chủ Sakka gửi đến cho Ðại vương. Ðại vương hãy cưỡi thiên xa, chớ có sợ hãi! “.

“– Thưa vâng, Tôn giả”.

Người đánh xe Matali vâng đáp Thiên chủ Sakka, cho thắng cỗ xe có ngàn ngựa kéo, đi đến vua Nemi và thưa:

“– Tâu Ðại vương, đây là cỗ xe có ngàn ngựa kéo do Thiên chủ Sakka gửi đến cho Ðại vương. Ðại vương hãy cưỡi thiên xa, chớ có sợ hãi! Và tâu Ðại vương, con sẽ dẫn Ðại vương đi đường nào? Con đường do đó các nghiệp ác đưa đến sự cảm thọ quả báo các nghiệp ác hay con đường do đó các thiện nghiệp đưa đến sự cảm thọ quả báo các thiện nghiệp”.

“– Hãy đưa Ta đi, cả hai con đường”.

Và này Ananda, người đánh xe Matali đưa vua Nemi đến giảng đường Sudhamma (Thiện Pháp). Này Ananda, Thiên chủ Sakka thấy vua Nemi đường xa đi đến, sau khi thấy vậy, liền nói với vua Nemi:

“– Hãy đến, tâu Ðại vương; thiện lai, tâu Ðại vương. Tâu Ðại vương, chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba ngồi ở giảng đường Sudhamma, tán thán Ðại vương như sau: “Thật là hạnh phúc… và ngày mồng 8″. Tâu Ðại vương, chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba muốn yết kiến Ðại vương. Tâu Ðại vương, hãy hoan lạc với thiên uy lực giữa chư Thiên”.

“– Thôi vừa rồi, Tôn giả. Hãy đưa tôi về Mithila, tại đấy tôi sẽ sống theo Chánh pháp giữa các vị Bà-la-môn, gia chủ, và giữa các thị dân và thôn dân và thọ trì trai giới vào các ngày 14, ngày 15 và ngày mồng 8”.

Rồi này Ananda, Thiên chủ Sakka nói với người đánh xe Matali:

“– Này Matali, sau khi thắng cỗ xe có ngàn ngựa kéo, hãy đưa vua Nemi về tại Mithila”.

“– Thưa vâng, Tôn giả”.

Này Ananda, người đánh xe Matali vâng đáp Thiên chủ Sakka, thắng cỗ xe có ngàn ngựa kéo, và đưa vua Nemi về Mithila.

Ở đây, này Ananda, vua Nemi sống như pháp giữa các Bà-la-môn, gia chủ và giữa thị dân và thôn dân, thọ trì trai giới vào các ngày 14, ngày 15 và ngày mồng 8.

Và này Ananda, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm; vua Nemi gọi người thợ cạo tóc:

“– Này Thợ cạo tóc, khi nào Ông thấy trên đầu ta có mọc tóc bạc, hãy báo cho ta biết”.

“– Thưa vâng, tâu Ðại vương”.

Này Ananda, người thợ cạo tóc vâng đáp vua Nemi. Này Ananda, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, người thợ cạo tóc thấy trên đầu vua Nemi có mọc tóc bạc, thấy vậy liền tâu với vua Nemi:

“– Các Thiên sứ đã hiện cho Ðại vương. Tóc bạc đã được thấy mọc ra trên đầu”.

“– Vậy này Thợ cạo tóc, hãy khéo nhổ những sợi tóc bạc ấy với cái nhíp, và đặt chúng trên bàn tay của ta”.

“– Thưa vâng, tâu Ðại vương”.

Này Ananda, người thợ cạo tóc vâng đáp vua Nemi, sau khi khéo nhổ những sợi tóc bạc ấy với cái nhíp, đặt chúng trên bàn tay vua Nemi. Rồi này Ananda, vua Nemi, sau khi cho người thợ cạo tóc một lương ấp như một ân tứ, liền cho gọi vị hoàng tử con đầu và nói:

“– Này Hoàng tử thân yêu, các Thiên sứ đã hiện ra cho ta, tóc bạc đã được thấy mọc ra trên đầu. Ta đã hưởng thọ các dục lạc thế gian, nay đã đến thời đi tìm kiếm các thiên lạc. Hãy đến đây, Hoàng tử thân yêu, hãy trị vì quốc độ này. Sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Và này Hoàng tử thân yêu, khi nào con thấy tóc bạc mọc ra trên đầu, thời hãy cho người thợ cạo tóc một lương ấp như một ân tứ, sau khi khéo giao lại quốc gia cho vị hoàng tử con đầu, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập, con phải tiếp tục duy trì, con chớ thành người tối hậu sau ta. Này Hoàng tử thân yêu, khi hai người còn tồn tại, và có sự đứt đoạn của truyền thống này, thời người nào làm cho đứt đoạn, người ấy là người tối hậu. Này Hoàng tử thân yêu, ta nói với con: “Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập, con phải tiếp tục duy trì. Con chớ thành người tối hậu sau ta”.

Rồi này Ananda, vua Nemi, sau khi cho người thợ cạo tóc một lương ấp như là một ân tứ, sau khi khéo giao quốc gia cho vị Hoàng tử con đầu, chính tại rừng xoài Makhadeva này, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, đã xuất gia, vị này an trú, biến mãn một phương với tâm thấm nhuần lòng từ; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm thấm nhuần lòng từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Với tâm thấm nhuần lòng bi… … Với tâm thấm nhuần lòng hỷ… … an trú biến mãn mọt phương với tâm thấm nhuần lòng xả; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm thấm nhuần lòng xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Nhưng này Ananda, vua Nemi, tám vạn bốn ngàn năm, đã chơi trò chơi của hoàng tử; tám vạn bốn ngàn năm, đã trị vì như phó vương; tám vạn bốn ngàn năm, đã chấp chánh như một quốc vương; tám vạn bốn ngàn năm, chính tại ngôi rừng xoài Makhadeva này, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sống theo Phạm hạnh. Vị này, sau khi tu tập bốn Phạm trú, khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Phạm thiên giới.

Nhưng này Ananda, người con của vua Nemi tên là Kalarajanaka. Vị này không xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị này đã cắt đứt truyền thống tốt đẹp ấy. Vị này là người tối hậu của các vị ấy. Này Ananda, rất có thể Ông nghĩ như sau: “Trong thời ấy, vua Makhadeva, vị đã thiết lập truyền thống tốt đẹp ấy là một vị khác”. Nhưng này Ananda, chớ có hiểu như vậy. Trong thời ấy, ta là Makhadeva. Ta đã thiết lập truyền thống tốt đẹp ấy. Dân chúng đến sau cho rằng truyền thống tốt đẹp ấy được Ta thiết lập. Nhưng này Ananda, truyền thống tốt đẹp ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn và này Ananda, nay thế nào là truyền thống tốt đẹp được Ta thiết lập, và truyền thống ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Chính là Thánh đạo Tám ngành này, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này Ananda, đây là truyền thống tốt đẹp được Ta thiết lập, và truyền thống ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Này Ananda, về vấn đề này, Ta nói như sau: “Truyền thống tốt đẹp này do Ta thiết lập, hãy tiếp tục duy trì. Các Ông chớ có thành người tối hậu sau Ta”. Này Ananda, khi hai người còn tồn tại, và có sự đứt đoạn của truyền thống này, thời người nào làm cho đứt đoạn, người ấy là người tối hậu. Vậy này Ananda, Ta nói với Ông: “Truyền thống tốt đẹp này do Ta thiết lập, các Ông hãy tiếp tục duy trì. Các Ông chớ có thành người tối hậu sau Ta”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Makhādeva Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā mithilāyaṁ viharati maghadevaambavane. Atha kho bhagavā aññatarasmiṁ padese sitaṁ pātvākāsi.

Atha kho āyasmato ānandassa etadahosi: “ko nu kho hetu, ko paccayo bhagavato sitassa pātukammāya? Na akāraṇena tathāgatā sitaṁ pātukarontī”ti.

Atha kho āyasmā ānando ekaṁsaṁ cīvaraṁ katvā yena bhagavā tenañjaliṁ paṇāmetvā bhagavantaṁ etadavoca: “ko nu kho, bhante, hetu, ko paccayo bhagavato sitassa pātukammāya? Na akāraṇena tathāgatā sitaṁ pātukarontī”ti.

“Bhūtapubbaṁ, ānanda, imissāyeva mithilāyaṁ rājā ahosi maghadevo nāma dhammiko dhammarājā dhamme ṭhito mahārājā; dhammaṁ carati brāhmaṇagahapatikesu negamesu ceva jānapadesu ca; uposathañca upavasati cātuddasiṁ pañcadasiṁ aṭṭhamiñca pakkhassa.

Atha kho, ānanda, rājā maghadevo bahūnaṁ vassānaṁ bahūnaṁ vassasatānaṁ bahūnaṁ vassasahassānaṁ accayena kappakaṁ āmantesi: ‘yadā me, samma kappaka, passeyyāsi sirasmiṁ palitāni jātāni, atha me āroceyyāsī’ti.

‘Evaṁ, devā’ti kho, ānanda, kappako rañño maghadevassa paccassosi.

Addasā kho, ānanda, kappako bahūnaṁ vassānaṁ bahūnaṁ vassasatānaṁ bahūnaṁ vassasahassānaṁ accayena rañño maghadevassa sirasmiṁ palitāni jātāni. Disvāna rājānaṁ maghadevaṁ etadavoca: ‘pātubhūtā kho devassa devadūtā, dissanti sirasmiṁ palitāni jātānī’ti.

‘Tena hi, samma kappaka, tāni palitāni sādhukaṁ saṇḍāsena uddharitvā mama añjalismiṁ patiṭṭhāpehī’ti.

‘Evaṁ, devā’ti kho, ānanda, kappako rañño maghadevassa paṭissutvā tāni palitāni sādhukaṁ saṇḍāsena uddharitvā rañño maghadevassa añjalismiṁ patiṭṭhāpesi.

Atha kho, ānanda, rājā maghadevo kappakassa gāmavaraṁ datvā jeṭṭhaputtaṁ kumāraṁ āmantāpetvā etadavoca: ‘pātubhūtā kho me, tāta kumāra, devadūtā; dissanti sirasmiṁ palitāni jātāni; bhuttā kho pana me mānusakā kāmā; samayo dibbe kāme pariyesituṁ. Ehi tvaṁ, tāta kumāra, imaṁ rajjaṁ paṭipajja. Ahaṁ pana kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajissāmi.

Tena hi, tāta kumāra, yadā tvampi passeyyāsi sirasmiṁ palitāni jātāni, atha kappakassa gāmavaraṁ datvā jeṭṭhaputtaṁ kumāraṁ sādhukaṁ rajje samanusāsitvā kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajeyyāsi. Yena me idaṁ kalyāṇaṁ vattaṁ nihitaṁ anuppavatteyyāsi, mā kho me tvaṁ antimapuriso ahosi. Yasmiṁ kho, tāta kumāra, purisayuge vattamāne evarūpassa kalyāṇassa vattassa samucchedo hoti so tesaṁ antimapuriso hoti. Taṁ tāhaṁ, tāta kumāra, evaṁ vadāmi—yena me idaṁ kalyāṇaṁ vattaṁ nihitaṁ anuppavatteyyāsi, mā kho me tvaṁ antimapuriso ahosī’ti.

Atha kho, ānanda, rājā maghadevo kappakassa gāmavaraṁ datvā jeṭṭhaputtaṁ kumāraṁ sādhukaṁ rajje samanusāsitvā imasmiṁyeva maghadevaambavane kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbaji. So mettāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā vihāsi, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ; iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā vihāsi. Variant: abyābajjhena → abyāpajjhena (bj, sya-all, km); avyāpajjhena (pts1ed); abyāpajjena (mr) Karuṇāsahagatena cetasā … muditāsahagatena cetasā … upekkhāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā vihāsi, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ; iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ upekkhāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā vihāsi.

Rājā kho panānanda, maghadevo caturāsītivassasahassāni kumārakīḷitaṁ kīḷi, caturāsītivassasahassāni oparajjaṁ kāresi, caturāsītivassasahassāni rajjaṁ kāresi, caturāsītivassasahassāni imasmiṁyeva maghadevaambavane agārasmā anagāriyaṁ pabbajito brahmacariyamacari. So cattāro brahmavihāre bhāvetvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā brahmalokūpago ahosi.

Atha kho rañño, ānanda, maghadevassa putto bahūnaṁ vassānaṁ bahūnaṁ vassasatānaṁ bahūnaṁ vassasahassānaṁ accayena kappakaṁ āmantesi: ‘yadā me, samma kappaka, passeyyāsi sirasmiṁ palitāni jātāni, atha kho āroceyyāsī’ti. ‘Evaṁ, devā’ti kho, ānanda, kappako rañño maghadevassa puttassa paccassosi. Addasā kho, ānanda, kappako bahūnaṁ vassānaṁ bahūnaṁ vassasatānaṁ bahūnaṁ vassasahassānaṁ accayena rañño maghadevassa puttassa sirasmiṁ palitāni jātāni. Disvāna rañño maghadevassa puttaṁ etadavoca: ‘pātubhūtā kho devassa devadūtā; dissanti sirasmiṁ palitāni jātānī’ti. ‘Tena hi, samma kappaka, tāni palitāni sādhukaṁ saṇḍāsena uddharitvā mama añjalismiṁ patiṭṭhāpehī’ti. ‘Evaṁ, devā’ti kho, ānanda, kappako rañño maghadevassa puttassa paṭissutvā tāni palitāni sādhukaṁ saṇḍāsena uddharitvā rañño maghadevassa puttassa añjalismiṁ patiṭṭhāpesi. Atha kho, ānanda, rañño maghadevassa putto kappakassa gāmavaraṁ datvā jeṭṭhaputtaṁ kumāraṁ āmantāpetvā etadavoca: ‘pātubhūtā kho me, tāta kumāra, devadūtā; dissanti sirasmiṁ palitāni jātāni; bhuttā kho pana me mānusakā kāmā; samayo dibbe kāme pariyesituṁ. Ehi tvaṁ, tāta kumāra, imaṁ rajjaṁ paṭipajja. Ahaṁ pana kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajissāmi. Tena hi, tāta kumāra, yadā tvampi passeyyāsi sirasmiṁ palitāni jātāni, atha kappakassa gāmavaraṁ datvā jeṭṭhaputtaṁ kumāraṁ sādhukaṁ rajje samanusāsitvā kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajeyyāsi. Yena me idaṁ kalyāṇaṁ vattaṁ nihitaṁ anuppavatteyyāsi, mā kho me tvaṁ antimapuriso ahosi. Yasmiṁ kho, tāta kumāra, purisayuge vattamāne evarūpassa kalyāṇassa vattassa samucchedo hoti so tesaṁ antimapuriso hoti. Taṁ tāhaṁ, tāta kumāra, evaṁ vadāmi—yena me idaṁ kalyāṇaṁ vattaṁ nihitaṁ anuppavatteyyāsi, mā kho me tvaṁ antimapuriso ahosī’ti. Atha kho, ānanda, rañño maghadevassa putto kappakassa gāmavaraṁ datvā jeṭṭhaputtaṁ kumāraṁ sādhukaṁ rajje samanusāsitvā imasmiṁyeva maghadevaambavane kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbaji. So mettāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā vihāsi, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ; iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā vihāsi. Karuṇāsahagatena cetasā … muditāsahagatena cetasā … upekkhāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā vihāsi, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ; iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ upekkhāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā vihāsi. Rañño kho panānanda, maghadevassa putto caturāsītivassasahassāni kumārakīḷitaṁ kīḷi, caturāsītivassasahassāni oparajjaṁ kāresi, caturāsītivassasahassāni rajjaṁ kāresi, caturāsītivassasahassāni imasmiṁyeva maghadevaambavane agārasmā anagāriyaṁ pabbajito brahmacariyamacari. So cattāro brahmavihāre bhāvetvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā brahmalokūpago ahosi.

Rañño kho panānanda, maghadevassa puttapaputtakā tassa paramparā caturāsītirājasahassāni imasmiṁyeva maghadevaambavane kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajiṁsu. Te mettāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā vihariṁsu, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ; iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā vihariṁsu. Karuṇāsahagatena cetasā … muditāsahagatena cetasā … upekkhāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā vihariṁsu, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ; iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ upekkhāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā vihariṁsu. Caturāsītivassasahassāni kumārakīḷitaṁ kīḷiṁsu, caturāsītivassasahassāni oparajjaṁ kāresuṁ, caturāsītivassasahassāni rajjaṁ kāresuṁ, caturāsītivassasahassāni imasmiṁyeva maghadevaambavane agārasmā anagāriyaṁ pabbajitā brahmacariyamacariṁsu. Te cattāro brahmavihāre bhāvetvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā brahmalokūpagā ahesuṁ.

Nimi tesaṁ rājā pacchimako ahosi dhammiko dhammarājā dhamme ṭhito mahārājā; Variant: rājā → rājānaṁ (bj, pts1ed) dhammaṁ carati brāhmaṇagahapatikesu negamesu ceva jānapadesu ca; uposathañca upavasati cātuddasiṁ pañcadasiṁ aṭṭhamiñca pakkhassa.

Bhūtapubbaṁ, ānanda, devānaṁ tāvatiṁsānaṁ sudhammāyaṁ sabhāyaṁ sannisinnānaṁ sannipatitānaṁ ayamantarākathā udapādi: ‘lābhā vata, bho, videhānaṁ, suladdhaṁ vata, bho, videhānaṁ, yesaṁ nimi rājā dhammiko dhammarājā dhamme ṭhito mahārājā; dhammaṁ carati brāhmaṇagahapatikesu negamesu ceva jānapadesu ca; uposathañca upavasati cātuddasiṁ pañcadasiṁ aṭṭhamiñca pakkhassā’ti.

Atha kho, ānanda, sakko devānamindo deve tāvatiṁse āmantesi: ‘iccheyyātha no tumhe, mārisā, nimiṁ rājānaṁ daṭṭhun’ti?

‘Icchāma mayaṁ, mārisa, nimiṁ rājānaṁ daṭṭhun’ti.

Tena kho pana, ānanda, samayena nimi rājā tadahuposathe pannarase sīsaṁnhāto uposathiko uparipāsādavaragato nisinno hoti. Variant: sīsaṁnhāto → sasīsaṁ nahāto (bj); sīsanhāto (sya-all, km); sīsaṁ nahāto (pts1ed) Atha kho, ānanda, sakko devānamindo—seyyathāpi nāma balavā puriso samiñjitaṁ vā bāhaṁ pasāreyya, pasāritaṁ vā bāhaṁ samiñjeyya; evameva—devesu tāvatiṁsesu antarahito nimissa rañño pamukhe pāturahosi. Atha kho, ānanda, sakko devānamindo nimiṁ rājānaṁ etadavoca: ‘lābhā te, mahārāja, suladdhaṁ te, mahārāja. Devā, mahārāja, tāvatiṁsā sudhammāyaṁ sabhāyaṁ kittayamānarūpā sannisinnā: “lābhā vata, bho, videhānaṁ, suladdhaṁ vata, bho, videhānaṁ, yesaṁ nimi rājā dhammiko dhammarājā dhamme ṭhito mahārājā; dhammaṁ carati brāhmaṇagahapatikesu negamesu ceva jānapadesu ca; uposathañca upavasati cātuddasiṁ pañcadasiṁ aṭṭhamiñca pakkhassā”ti. Devā te, mahārāja, tāvatiṁsā dassanakāmā. Tassa te ahaṁ, mahārāja, sahassayuttaṁ ājaññarathaṁ pahiṇissāmi; abhiruheyyāsi, mahārāja, dibbaṁ yānaṁ avikampamāno’ti. Adhivāsesi kho, ānanda, nimi rājā tuṇhībhāvena.

Atha kho, ānanda, sakko devānamindo nimissa rañño adhivāsanaṁ viditvā—seyyathāpi nāma balavā puriso samiñjitaṁ vā bāhaṁ pasāreyya, pasāritaṁ vā bāhaṁ samiñjeyya; evameva—nimissa rañño pamukhe antarahito devesu tāvatiṁsesu pāturahosi.

Atha kho, ānanda, sakko devānamindo mātaliṁ saṅgāhakaṁ āmantesi: ‘ehi tvaṁ, samma mātali, sahassayuttaṁ ājaññarathaṁ yojetvā nimiṁ rājānaṁ upasaṅkamitvā evaṁ vadehi—ayaṁ te, mahārāja, sahassayutto ājaññaratho sakkena devānamindena pesito; abhiruheyyāsi, mahārāja, dibbaṁ yānaṁ avikampamāno’ti.

‘Evaṁ, bhaddantavā’ti kho, ānanda, mātali saṅgāhako sakkassa devānamindassa paṭissutvā sahassayuttaṁ ājaññarathaṁ yojetvā nimiṁ rājānaṁ upasaṅkamitvā etadavoca: ‘ayaṁ te, mahārāja, sahassayutto ājaññaratho sakkena devānamindena pesito; abhiruha, mahārāja, dibbaṁ yānaṁ avikampamāno. Api ca, mahārāja, katamena taṁ nemi, yena vā pāpakammā pāpakānaṁ kammānaṁ vipākaṁ paṭisaṁvedenti, yena vā kalyāṇakammā kalyāṇakammānaṁ vipākaṁ paṭisaṁvedentī’ti?

‘Ubhayeneva maṁ, mātali, nehī’ti.

Sampavesesi kho, ānanda, mātali, saṅgāhako nimiṁ rājānaṁ sudhammaṁ sabhaṁ. Variant: Sampavesesi → sampāpesi (bj, pts1ed); saṁpavesi (sya-all) Addasā kho, ānanda, sakko devānamindo nimiṁ rājānaṁ dūratova āgacchantaṁ. Disvāna nimiṁ rājānaṁ etadavoca: ‘ehi kho, mahārāja. Svāgataṁ, mahārāja. Devā te dassanakāmā, mahārāja, tāvatiṁsā sudhammāyaṁ sabhāyaṁ kittayamānarūpā sannisinnā: “lābhā vata, bho, videhānaṁ, suladdhaṁ vata, bho, videhānaṁ, yesaṁ nimi rājā dhammiko dhammarājā dhamme ṭhito mahārājā; dhammaṁ carati brāhmaṇagahapatikesu negamesu ceva jānapadesu ca; uposathañca upavasati cātuddasiṁ pañcadasiṁ aṭṭhamiñca pakkhassā”ti. Devā te, mahārāja, tāvatiṁsā dassanakāmā. Abhirama, mahārāja, devesu devānubhāvenā’ti.

‘Alaṁ, mārisa, tattheva maṁ mithilaṁ paṭinetu. Tathāhaṁ dhammaṁ carissāmi brāhmaṇagahapatikesu negamesu ceva jānapadesu ca; uposathañca upavasāmi cātuddasiṁ pañcadasiṁ aṭṭhamiñca pakkhassā’ti.

Atha kho, ānanda, sakko devānamindo mātaliṁ saṅgāhakaṁ āmantesi: ‘ehi tvaṁ, samma mātali, sahassayuttaṁ ājaññarathaṁ yojetvā nimiṁ rājānaṁ tattheva mithilaṁ paṭinehī’ti.

‘Evaṁ, bhaddantavā’ti kho, ānanda, mātali saṅgāhako sakkassa devānamindassa paṭissutvā sahassayuttaṁ ājaññarathaṁ yojetvā nimiṁ rājānaṁ tattheva mithilaṁ paṭinesi. Tatra sudaṁ, ānanda, nimi rājā dhammaṁ carati brāhmaṇagahapatikesu negamesu ceva jānapadesu ca, uposathañca upavasati cātuddasiṁ pañcadasiṁ aṭṭhamiñca pakkhassāti.

Atha kho, ānanda, nimi rājā bahūnaṁ vassānaṁ bahūnaṁ vassasatānaṁ bahūnaṁ vassasahassānaṁ accayena kappakaṁ āmantesi: ‘yadā me, samma kappaka, passeyyāsi sirasmiṁ palitāni jātāni, atha me āroceyyāsī’ti. ‘Evaṁ, devā’ti kho, ānanda, kappako nimissa rañño paccassosi. Addasā kho, ānanda, kappako bahūnaṁ vassānaṁ bahūnaṁ vassasatānaṁ bahūnaṁ vassasahassānaṁ accayena nimissa rañño sirasmiṁ palitāni jātāni. Disvāna nimiṁ rājānaṁ etadavoca: ‘pātubhūtā kho devassa devadūtā; dissanti sirasmiṁ palitāni jātānī’ti. ‘Tena hi, samma kappaka, tāni palitāni sādhukaṁ saṇḍāsena uddharitvā mama añjalismiṁ patiṭṭhāpehī’ti. ‘Evaṁ, devā’ti kho, ānanda, kappako nimissa rañño paṭissutvā tāni palitāni sādhukaṁ saṇḍāsena uddharitvā nimissa rañño añjalismiṁ patiṭṭhāpesi. Atha kho, ānanda, nimi rājā kappakassa gāmavaraṁ datvā jeṭṭhaputtaṁ kumāraṁ āmantāpetvā etadavoca: ‘pātubhūtā kho me, tāta kumāra, devadūtā; dissanti sirasmiṁ palitāni jātāni; bhuttā kho pana me mānusakā kāmā; samayo dibbe kāme pariyesituṁ. Ehi tvaṁ, tāta kumāra, imaṁ rajjaṁ paṭipajja. Ahaṁ pana kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajissāmi. Tena hi, tāta kumāra, yadā tvampi passeyyāsi sirasmiṁ palitāni jātāni, atha kappakassa gāmavaraṁ datvā jeṭṭhaputtaṁ kumāraṁ sādhukaṁ rajje samanusāsitvā kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajeyyāsi. Yena me idaṁ kalyāṇaṁ vattaṁ nihitaṁ anuppavatteyyāsi, mā kho me tvaṁ antimapuriso ahosi. Yasmiṁ kho, tāta kumāra, purisayuge vattamāne evarūpassa kalyāṇassa vattassa samucchedo hoti so tesaṁ antimapuriso hoti. Taṁ tāhaṁ, tāta kumāra, evaṁ vadāmi: “yena me idaṁ kalyāṇaṁ vattaṁ nihitaṁ anuppavatteyyāsi, mā kho me tvaṁ antimapuriso ahosī”’ti.

Atha kho, ānanda, nimi rājā kappakassa gāmavaraṁ datvā jeṭṭhaputtaṁ kumāraṁ sādhukaṁ rajje samanusāsitvā imasmiṁyeva maghadevaambavane kesamassuṁ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbaji. So mettāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā vihāsi, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ; iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā vihāsi. Karuṇāsahagatena cetasā … muditāsahagatena cetasā … upekkhāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā vihāsi, tathā dutiyaṁ, tathā tatiyaṁ, tathā catutthaṁ; iti uddhamadho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ upekkhāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā vihāsi. Nimi kho panānanda, rājā caturāsītivassasahassāni kumārakīḷitaṁ kīḷi, caturāsītivassasahassāni oparajjaṁ kāresi, caturāsītivassasahassāni rajjaṁ kāresi, caturāsītivassasahassāni imasmiṁyeva maghadevaambavane agārasmā anagāriyaṁ pabbajito brahmacariyamacari. So cattāro brahmavihāre bhāvetvā kāyassa bhedā paraṁ maraṇā brahmalokūpago ahosi.

Nimissa kho panānanda, rañño kaḷārajanako nāma putto ahosi. Na so agārasmā anagāriyaṁ pabbaji. So taṁ kalyāṇaṁ vattaṁ samucchindi. So tesaṁ antimapuriso ahosi.

Siyā kho pana te, ānanda, evamassa: ‘añño nūna tena samayena rājā maghadevo ahosi, yena taṁ kalyāṇaṁ vattaṁ nihitan’ti. Variant: yena taṁ kalyāṇaṁ vattaṁ nihitan’ti → yo taṁ kalyāṇaṁ vattaṁ nihinīti (si) Na kho panetaṁ, ānanda, evaṁ daṭṭhabbaṁ. Ahaṁ tena samayena rājā maghadevo ahosiṁ. Ahaṁ taṁ kalyāṇaṁ vattaṁ nihiniṁ, mayā taṁ kalyāṇaṁ vattaṁ nihitaṁ; pacchimā janatā anuppavattesi.

Taṁ kho panānanda, kalyāṇaṁ vattaṁ na nibbidāya na virāgāya na nirodhāya na upasamāya na abhiññāya na sambodhāya na nibbānāya saṁvattati, yāvadeva brahmalokūpapattiyā. Idaṁ kho panānanda, etarahi mayā kalyāṇaṁ vattaṁ nihitaṁ ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati.

Katamañcānanda, etarahi mayā kalyāṇaṁ vattaṁ nihitaṁ ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṁ—sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammāājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi. Idaṁ kho, ānanda, etarahi mayā kalyāṇaṁ vattaṁ nihitaṁ ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṁvattati.

Taṁ vo ahaṁ, ānanda, evaṁ vadāmi: ‘yena me idaṁ kalyāṇaṁ vattaṁ nihitaṁ anuppavatteyyātha, mā kho me tumhe antimapurisā ahuvattha’. Yasmiṁ kho, ānanda, purisayuge vattamāne evarūpassa kalyāṇassa vattassa samucchedo hoti so tesaṁ antimapuriso hoti. Taṁ vo ahaṁ, ānanda, evaṁ vadāmi: ‘yena me idaṁ kalyāṇaṁ vattaṁ nihitaṁ anuppavatteyyātha, mā kho me tumhe antimapurisā ahuvatthā’”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Maghadevasuttaṁ niṭṭhitaṁ tatiyaṁ.

Makhādeva Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC