Kinti Sutta
.
Kinh Nghĩ như thế nào?
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Kusinara, tại khu rừng Baliharana. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”, –“Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
— Này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông nghĩ như thế nào? Có phải vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân đồ ăn khất thực, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân sàng tọa, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp?
— Thưa không phải vậy, bạch Thế Tôn! Chúng con không nghĩ rằng: “Vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân đồ ăn khất thực, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân sàng tọa, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp”.
— Và như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông không nghĩ như sau: “Vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp… vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp”. Vậy này các Tỷ-kheo, đối với ta, các Ông nghĩ như thế nào?”
— Như thế này, bạch Thế Tôn, đối với Thế Tôn, chúng con nghĩ như sau: “Với từ tâm, vì lợi tha và do lòng từ, Thế Tôn thuyết pháp”.
— Như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông nghĩ như sau: “Với từ tâm, vì lợi tha và do lòng từ, Thế Tôn thuyết pháp”.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, những pháp Ta giảng cho các Ông với thượng trí, như là Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Thánh đạo tám ngành. Ở đây, các ông phải học tập tất cả, trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau. Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập trong các pháp ấy, trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể có hai vị Tỷ-kheo nói khác nhau về Thắng pháp (Abhidhamma).
Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: “Giữa các vị Tôn giả này, có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn”; ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy nói như sau: “Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau”. Rồi một Tỷ-kheo nào của phái bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: “Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau”. Như vậy, cái gì khó nắm giữ, cần phải thọ trì là khó nắm giữ. Sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên.
Ở đây, nếu các Ông suy nghĩ như sau: “Giữa các bậc Tôn giả này, có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn”. Ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau. “Giữa các Tôn giả, có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau”. Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: “Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau”. Như vậy, cái gì khó nắm giữ, cần phải thọ trì là khó nắm giữ, cái gì dễ nắm giữ phải thọ trì là dễ nắm giữ. Sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên.
Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: “Giữa các Tôn giả này, có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn”. Ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: “Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt tức là văn: Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau vì một vấn đề nhỏ nhặt”. Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy nghĩ đến vị ấy và nói như sau: “Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là văn. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau, vì một vấn đề nhỏ nhặt” Như vậy, cái gì dễ nắm giữ, phải thọ trì là dễ nắm giữ, cái gì khó nắm giữ, phải thọ trì là khó nắm giữ. Sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên.
Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: “Giữa các Tôn giả này có sự đồng nhất về nghĩa có sự đồng nhất về văn”; ở đây, vị Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: “Giữa các Tôn giả có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn nhau”. Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: “Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất về nghĩa và có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau”. Như vậy, cái gì dễ nắm giữ phải thọ trì là dễ nắm giữ. Sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật hãy được nói lên”.
Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể có một Tỷ-kheo khác phạm giới, phạm luật.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, chớ có khiển trách hấp tấp, cá nhân người kia cần phải giác sát. Các Ông phải suy nghĩ: “Sẽ không có hại gì cho ta, và sẽ không có tổn hại gì cho người kia. Nếu người kia không phẫn nộ, không uất hận, có ý kiến lanh lợi, và dễ thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện”. Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.
Nhưng nếu, này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ như sau: “Sẽ không có hại gì cho ta, và sẽ có tổn hại cho người kia. Người kia phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, nhưng dễ thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là sự tổn hại cho người kia. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện”. Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: “Sẽ có hại cho ta và không có tổn hại cho người kia. Người kia không có phẫn nộ, uất hận, có ý kiến lanh lợi, nhưng khó thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là sự tổn hại cho ta. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện”. Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: “Sẽ có hại cho ta và sẽ có tổn hại cho người kia. Người khác phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, khó thuyết phục và ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là hại cho ta và tổn hại cho người kia. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện”. Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: “Ta sẽ bị hại và người kia cũng bị tổn hại. Người kia phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, khó thuyết phục, và ta không có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện”. Ðối với một người như vậy, này các Tỷ-kheo, hãy xã, chớ có nên khinh miệt.
Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể khởi lên giữa các Ông, một khẩu hành, một ý kiến ngoan cố, một tâm hiềm hận, ưu não, phẫn nộ. Ở đây, một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: “Này Hiền giả, dầu chúng tôi học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn nhau, có khởi lên một khẩu hành, một ý kiến ngoan cố, một tâm hiềm hận, ưu não, phẫn nộ. Nếu biết được như thế, vị Sa-môn sẽ quở trách”. Trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: “Này Hiền giả, dầu cho, chúng tôi học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn nhau… , vị Sa-môn sẽ quở trách.”
Nhưng này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn có thể chứng được chăng?” Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: “Này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn không có thể chứng được”.
Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn hãy đến vị ấy và nói như sau: “Này Hiền giả, dầu chúng tôi học tập các pháp ấy… ,vị Sa-môn sẽ quở trách”. Trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: “Này Hiền giả, dầu cho chúng tôi … , vị Sa-môn sẽ quở trách.”
Nhưng này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn có thể chứng được chăng?” Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: “Này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn không có thể chứng được”.
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông khác hỏi Tỷ-kheo ấy, nói rằng: “Các Tỷ-kheo ấy có được Tôn giả khiến cho vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện chăng?” Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: “Ở đây, này Hiền giả, tôi đi đến Thế Tôn và Thế Tôn thuyết pháp của Ngài cho tôi. Sau khi nghe pháp ấy, tôi đã nói lại cho các Tỷ-kheo ấy. Khi các Tỷ-kheo ấy nghe pháp ấy xong, các vị ấy tự vượt khỏi bất thiện và an trú vào thiện”. Trả lời như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tự khen mình chê người. Vị ấy giải thích tùy pháp đúng với pháp, và không một ai trong các Pháp hữu nói lời tùy thuyết, có thể đưa đến phỉ báng.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinti Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā pisinārāyaṁ viharati baliharaṇe vanasaṇḍe. Variant: pisinārāyaṁ → kusinārāyaṁ (bj, sya-all, pts1ed) Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.
“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:
“kinti vo, bhikkhave, mayi hoti: ‘cīvarahetu vā samaṇo gotamo dhammaṁ deseti, piṇḍapātahetu vā samaṇo gotamo dhammaṁ deseti, senāsanahetu vā samaṇo gotamo dhammaṁ deseti, itibhavābhavahetu vā samaṇo gotamo dhammaṁ desetī’”ti?
“Na kho no, bhante, bhagavati evaṁ hoti: ‘cīvarahetu vā samaṇo gotamo dhammaṁ deseti, piṇḍapātahetu vā samaṇo gotamo dhammaṁ deseti, senāsanahetu vā samaṇo gotamo dhammaṁ deseti, itibhavābhavahetu vā samaṇo gotamo dhammaṁ desetī’”ti.
“Na ca kira vo, bhikkhave, mayi evaṁ hoti: ‘cīvarahetu vā samaṇo gotamo dhammaṁ deseti …pe… itibhavābhavahetu vā samaṇo gotamo dhammaṁ desetī’ti; atha kinti carahi vo, bhikkhave, mayi hotī”ti? Variant: atha kinti carahi vo → atha kinti vo (pts1ed); atha kiñcarahi vo (mr)
“Evaṁ kho no, bhante, bhagavati hoti: ‘anukampako bhagavā hitesī; anukampaṁ upādāya dhammaṁ desetī’”ti.
“Evañca kira vo, bhikkhave, mayi hoti: ‘anukampako bhagavā hitesī; anukampaṁ upādāya dhammaṁ desetī’ti.
Tasmātiha, bhikkhave, ye vo mayā dhammā abhiññā desitā, seyyathidaṁ—Variant: vo → ye te (mr) cattāro satipaṭṭhānā cattāro sammappadhānā cattāro iddhipādā pañcindriyāni pañca balāni satta bojjhaṅgā ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, tattha sabbeheva samaggehi sammodamānehi avivadamānehi sikkhitabbaṁ.
Tesañca vo, bhikkhave, samaggānaṁ sammodamānānaṁ avivadamānānaṁ sikkhataṁ siyaṁsu dve bhikkhū abhidhamme nānāvādā. Variant: siyaṁsu → tattha siyuṁ (bj); siyā (cck); siyuṁ (sya1ed, sya2ed, km)
Tatra ce tumhākaṁ evamassa: ‘imesaṁ kho āyasmantānaṁ atthato ceva nānaṁ byañjanato ca nānan’ti, tattha yaṁ bhikkhuṁ suvacataraṁ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo: Variant: suvacataraṁ → subbacataraṁ (mr) ‘āyasmantānaṁ kho atthato ceva nānaṁ, byañjanato ca nānaṁ. Tadamināpetaṁ āyasmanto jānātha—Variant: Tadamināpetaṁ → tadimināpetaṁ (sya1ed, sya2ed, km) yathā atthato ceva nānaṁ, byañjanato ca nānaṁ. Māyasmanto vivādaṁ āpajjitthā’ti. Athāparesaṁ ekatopakkhikānaṁ bhikkhūnaṁ yaṁ bhikkhuṁ suvacataraṁ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo: ‘āyasmantānaṁ kho atthato ceva nānaṁ, byañjanato ca nānaṁ. Tadamināpetaṁ āyasmanto jānātha—yathā atthato ceva nānaṁ, byañjanato ca nānaṁ. Māyasmanto vivādaṁ āpajjitthā’ti. Iti duggahitaṁ duggahitato dhāretabbaṁ, suggahitaṁ suggahitato dhāretabbaṁ. Duggahitaṁ duggahitato dhāretvā suggahitaṁ suggahitato dhāretvā yo dhammo yo vinayo so bhāsitabbo.
Tatra ce tumhākaṁ evamassa: ‘imesaṁ kho āyasmantānaṁ atthato hi kho nānaṁ, byañjanato sametī’ti, tattha yaṁ bhikkhuṁ suvacataraṁ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo: ‘āyasmantānaṁ kho atthato hi nānaṁ, byañjanato sameti. Tadamināpetaṁ āyasmanto jānātha—yathā atthato hi kho nānaṁ, byañjanato sameti. Māyasmanto vivādaṁ āpajjitthā’ti. Athāparesaṁ ekatopakkhikānaṁ bhikkhūnaṁ yaṁ bhikkhuṁ suvacataraṁ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo: ‘āyasmantānaṁ kho atthato hi kho nānaṁ, byañjanato sameti. Tadamināpetaṁ āyasmanto jānātha—yathā atthato hi kho nānaṁ, byañjanato sameti. Māyasmanto vivādaṁ āpajjitthā’ti. Iti duggahitaṁ duggahitato dhāretabbaṁ, suggahitaṁ suggahitato dhāretabbaṁ. Duggahitaṁ duggahitato dhāretvā suggahitaṁ suggahitato dhāretvā yo dhammo yo vinayo so bhāsitabbo.
Tatra ce tumhākaṁ evamassa: ‘imesaṁ kho āyasmantānaṁ atthato hi kho sameti, byañjanato nānan’ti, tattha yaṁ bhikkhuṁ suvacataraṁ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo: ‘āyasmantānaṁ kho atthato hi sameti, byañjanato nānaṁ. Tadamināpetaṁ āyasmanto jānātha—yathā atthato hi kho sameti, byañjanato nānaṁ. Appamattakaṁ kho panetaṁ yadidaṁ—byañjanaṁ. Māyasmanto appamattake vivādaṁ āpajjitthā’ti. Athāparesaṁ ekatopakkhikānaṁ bhikkhūnaṁ yaṁ bhikkhuṁ suvacataraṁ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo: ‘āyasmantānaṁ kho atthato hi sameti, byañjanato nānaṁ. Tadamināpetaṁ āyasmanto jānātha—yathā atthato hi kho sameti, byañjanato nānaṁ. Appamattakaṁ kho panetaṁ yadidaṁ—byañjanaṁ. Māyasmanto appamattake vivādaṁ āpajjitthā’ti. Iti suggahitaṁ suggahitato dhāretabbaṁ, duggahitaṁ duggahitato dhāretabbaṁ. Suggahitaṁ suggahitato dhāretvā duggahitaṁ duggahitato dhāretvā yo dhammo yo vinayo so bhāsitabbo.
Tatra ce tumhākaṁ evamassa: ‘imesaṁ kho āyasmantānaṁ atthato ceva sameti byañjanato ca sametī’ti, tattha yaṁ bhikkhuṁ suvacataraṁ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo: ‘āyasmantānaṁ kho atthato ceva sameti, byañjanato ca sameti. Tadamināpetaṁ āyasmanto jānātha—yathā atthato ceva sameti byañjanato ca sameti. Māyasmanto vivādaṁ āpajjitthā’ti. Athāparesaṁ ekatopakkhikānaṁ bhikkhūnaṁ yaṁ bhikkhuṁ suvacataraṁ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo: ‘āyasmantānaṁ kho atthato ceva sameti byañjanato ca sameti. Tadamināpetaṁ āyasmanto jānātha—yathā atthato ceva sameti byañjanato ca sameti. Māyasmanto vivādaṁ āpajjitthā’ti. Iti suggahitaṁ suggahitato dhāretabbaṁ. Suggahitaṁ suggahitato dhāretvā yo dhammo yo vinayo so bhāsitabbo.
Tesañca vo, bhikkhave, samaggānaṁ sammodamānānaṁ avivadamānānaṁ sikkhataṁ siyā aññatarassa bhikkhuno āpatti siyā vītikkamo, tatra, bhikkhave, na codanāya taritabbaṁ. Puggalo upaparikkhitabbo: Variant: taritabbaṁ → coditabbaṁ (sya-all, km, mr); turitabbaṁ (?) ‘iti mayhañca avihesā bhavissati parassa ca puggalassa anupaghāto, paro hi puggalo akkodhano anupanāhī adaḷhadiṭṭhī suppaṭinissaggī, sakkomi cāhaṁ etaṁ puggalaṁ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetun’ti. Sace, bhikkhave, evamassa, kallaṁ vacanāya.
Sace pana, bhikkhave, evamassa: ‘mayhaṁ kho avihesā bhavissati parassa ca puggalassa upaghāto, paro hi puggalo kodhano upanāhī adaḷhadiṭṭhī suppaṭinissaggī, sakkomi cāhaṁ etaṁ puggalaṁ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetuṁ. Appamattakaṁ kho panetaṁ yadidaṁ—parassa puggalassa upaghāto. Atha kho etadeva bahutaraṁ—svāhaṁ sakkomi etaṁ puggalaṁ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetun’ti. Sace, bhikkhave, evamassa, kallaṁ vacanāya.
Sace pana, bhikkhave, evamassa: ‘mayhaṁ kho vihesā bhavissati parassa ca puggalassa anupaghāto. Paro hi puggalo akkodhano anupanāhī daḷhadiṭṭhī duppaṭinissaggī, sakkomi cāhaṁ etaṁ puggalaṁ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetuṁ. Appamattakaṁ kho panetaṁ yadidaṁ—mayhaṁ vihesā. Atha kho etadeva bahutaraṁ—svāhaṁ sakkomi etaṁ puggalaṁ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetun’ti. Sace, bhikkhave, evamassa, kallaṁ vacanāya.
Sace pana, bhikkhave, evamassa: ‘mayhañca kho vihesā bhavissati parassa ca puggalassa upaghāto. Paro hi puggalo kodhano upanāhī daḷhadiṭṭhī duppaṭinissaggī, sakkomi cāhaṁ etaṁ puggalaṁ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetuṁ. Appamattakaṁ kho panetaṁ yadidaṁ—mayhañca vihesā bhavissati parassa ca puggalassa upaghāto. Atha kho etadeva bahutaraṁ—svāhaṁ sakkomi etaṁ puggalaṁ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetun’ti. Sace, bhikkhave, evamassa, kallaṁ vacanāya.
Sace pana, bhikkhave, evamassa: ‘mayhañca kho vihesā bhavissati parassa ca puggalassa upaghāto. Paro hi puggalo kodhano upanāhī daḷhadiṭṭhī duppaṭinissaggī, na cāhaṁ sakkomi etaṁ puggalaṁ akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpetun’ti. Evarūpe, bhikkhave, puggale upekkhā nātimaññitabbā.
Tesañca vo, bhikkhave, samaggānaṁ sammodamānānaṁ avivadamānānaṁ sikkhataṁ aññamaññassa vacīsaṁhāro uppajjeyya diṭṭhipaḷāso cetaso āghāto appaccayo anabhiraddhi. Variant: diṭṭhipaḷāso → diṭṭhipalāso (bj, mr) | vacīsaṁhāro → vacīsaṁsāro (bj); vacīsaṅkhāro (si, sya-all, pts1ed) Tattha ekatopakkhikānaṁ bhikkhūnaṁ yaṁ bhikkhuṁ suvacataraṁ maññeyyātha so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo: ‘yaṁ no, āvuso, amhākaṁ samaggānaṁ sammodamānānaṁ avivadamānānaṁ sikkhataṁ aññamaññassa vacīsaṁhāro uppanno diṭṭhipaḷāso cetaso āghāto appaccayo anabhiraddhi, taṁ jānamāno samaṇo garaheyyā’ti. Variant: samaṇo → samāno (bj, mr) Sammā byākaramāno, bhikkhave, bhikkhu evaṁ byākareyya: ‘yaṁ no, āvuso, amhākaṁ samaggānaṁ sammodamānānaṁ avivadamānānaṁ sikkhataṁ aññamaññassa vacīsaṁhāro uppanno diṭṭhipaḷāso cetaso āghāto appaccayo anabhiraddhi, taṁ jānamāno samaṇo garaheyyāti. Etaṁ panāvuso, dhammaṁ appahāya nibbānaṁ sacchikareyyā’ti. Sammā byākaramāno, bhikkhave, bhikkhu evaṁ byākareyya: ‘etaṁ, āvuso, dhammaṁ appahāya na nibbānaṁ sacchikareyyā’ti.
Athāparesaṁ ekatopakkhikānaṁ bhikkhūnaṁ yaṁ bhikkhuṁ suvacataraṁ maññeyyātha, so upasaṅkamitvā evamassa vacanīyo: ‘yaṁ no, āvuso, amhākaṁ samaggānaṁ sammodamānānaṁ avivadamānānaṁ sikkhataṁ aññamaññassa vacīsaṁhāro uppanno diṭṭhipaḷāso cetaso āghāto appaccayo anabhiraddhi, taṁ jānamāno samaṇo garaheyyā’ti. Sammā byākaramāno, bhikkhave, bhikkhu evaṁ byākareyya: ‘yaṁ no, āvuso, amhākaṁ samaggānaṁ sammodamānānaṁ avivadamānānaṁ sikkhataṁ aññamaññassa vacīsaṁhāro uppanno diṭṭhipaḷāso cetaso āghāto appaccayo anabhiraddhi taṁ jānamāno samaṇo garaheyyāti. Etaṁ panāvuso, dhammaṁ appahāya nibbānaṁ sacchikareyyā’ti. Sammā byākaramāno, bhikkhave, bhikkhu evaṁ byākareyya: ‘etaṁ kho, āvuso, dhammaṁ appahāya na nibbānaṁ sacchikareyyā’ti.
Tañce, bhikkhave, bhikkhuṁ pare evaṁ puccheyyuṁ: ‘āyasmatā no ete bhikkhū akusalā vuṭṭhāpetvā kusale patiṭṭhāpitā’ti? Sammā byākaramāno, bhikkhave, bhikkhu evaṁ byākareyya: ‘idhāhaṁ, āvuso, yena bhagavā tenupasaṅkamiṁ, tassa me bhagavā dhammaṁ desesi, tāhaṁ dhammaṁ sutvā tesaṁ bhikkhūnaṁ abhāsiṁ. Taṁ te bhikkhū dhammaṁ sutvā akusalā vuṭṭhahiṁsu, kusale patiṭṭhahiṁsū’ti. Evaṁ byākaramāno kho, bhikkhave, bhikkhu na ceva attānaṁ ukkaṁseti, na paraṁ vambheti, dhammassa cānudhammaṁ byākaroti, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṁ ṭhānaṁ āgacchatī”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.
Kintisuttaṁ niṭṭhitaṁ tatiyaṁ.
Kinti Sutta
Dịch giả