Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Sāmagāma Sutta

104

.

Kinh Làng Sama

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở giữa các vị Sakka (Thích Ca), tại Samagama (Xá-di thôn).

Lúc bấy giờ, Nigantha Nataputta vừa mới tạ thế ở Pava. Sau khi vị này tạ thế, các vị Nigantha chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau, tranh chấp nhau, tranh luận nhau và sống tàn hại nhau với binh khí miệng lưỡi. “Ông không biết Pháp và Luật này, ta biết Pháp và Luật  này. Sao Ông có thể biết Pháp và Luật  này? Ông theo tà hạnh, ta theo chánh hạnh. Lời nói ta tương ưng, lời nói Ông không tương ưng. Ðiều đáng nói trước, Ông nói sau; điều đáng nói sau, Ông nói trước. Ðiều Ông quan niệm, trình bày đã bị đảo lộn. Quan điểm của Ông đã bị thách đố. Ông đã bị đánh bại. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ông. Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ông có thể làm được!” Hình như các đệ tử của Nigantha Nataputta muốn tàn hại lẫn nhau. Chính các đệ tử cư sĩ mặc đồ trắng của Nigantha Nataputta cũng chán ngấy, cơ hiềm, và phản đối các Nigantha, vì pháp luật của họ đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.

Rồi Sa-di Cunda, sau khi an cư mùa mưa ở Pava, đến thăm Tôn giả Ananda ở Samagama, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Sa-di Cunda bạch Tôn giả Ananda:

— Bạch Tôn giả, Nigantha Nataputtta đã từ trần ở Pava. Sau khi vị này tạ thế, các Nigantha chia ra làm hai phái… tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ananda nói với Sa di Cunda:

— Này Hiền giả Cunda, đây là vấn đề đáng đưa ra để yết kiến Thế Tôn. Này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi yết kiến Thế Tôn; sau khi đến, chúng ta hãy trình bày vấn đề này để Thế Tôn biết.

— Thưa vâng, Tôn giả .

Sa di Cunda vâng lời Tôn giả Ananda. Rồi Tôn giả Ananda cùng với Sa di Cunda đi đến yết kiến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Sa di Cunda có nói: “Nigantha Nataputta đã từ trần ở Pava. Sau khi vị này từ trần, các vị Nigantha chia ra làm hai phái… tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ”. Bạch Thế Tôn, con nghĩ như sau: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, chớ để cho tranh luận khởi lên giữa Tăng chúng. Tranh luận ấy đưa đến sự bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài người”.

— Này Ananda, Ông nghĩ thế nào? Những pháp Ta dạy cho các Ông với thượng trí, như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Thánh đạo tám ngành. Ông có thấy chăng, này Ananda, có hai Tỷ-kheo đối với những pháp này tuyên bố sai khác nhau?

— Bạch Thế Tôn, những pháp Thế Tôn dạy cho con với thượng trí, như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Thánh đạo tám ngành, con không thấy cho đến hai Tỷ-kheo đối với những pháp này tuyên bố sai khác nhau. Bạch Thế Tôn, và những người nào sống y cứ sùng kính Thế Tôn, những người ấy sau khi Thế Tôn nhập diệt, có thể khởi lên những tranh luận giữa tăng chúng, hoặc về Tăng thượng hoạt mạng, hoặc về Tăng thượng Giới bổn (Patimokkha). Tranh luận ấy đem đến bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người.

— Là nhỏ nhặt, này Ananda, là sự tranh luận ấy, tức là tranh luận về Tăng thượng hoạt mạng hay Tăng thượng giới bổn. Này Ananda, sự tranh luận khởi lên giữa Tăng chúng về con đường (magga) hay về đường hướng tu hành (patipada), sự tranh luận ấy mới đưa đến bất an cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người.

Này Ananda, có sáu căn bản tranh chấp này. Thế nào là sáu? Ở đây, Tỷ-kheo phẫn nộ, sân hận. Này Ananda, vị Tỷ-kheo nào phẩn nộ, sân hận, vị ấy sống không cung kính, không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng, và sống không viên mãn sự học tập. Này Ananda, Tỷ-kheo nào sống không cung kính, không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng; và sống không viên mãn sự học tập, vị ấy khởi lên tranh luận giữa Tăng chúng. Sự tranh luận nào đưa đến bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người. Này Ananda, nếu Ông thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa các người khác, ở đây, này Ananda, Ông phải tinh tấn đoạn trừ ác căn bản tranh luận ấy. Này Ananda, nếu Ông không thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa các người khác; ở đây, này Ananda, Ông phải theo một đường hướng để không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận ấy. Có sự đoạn diệt ác căn bản tranh luận ấy, như vậy mới không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận ấy như vậy.

Lại nữa này Ananda, vị Tỷ-kheo hiềm hận não hại… tật đố, xan tham… gian manh, xảo trá… ác dục tà kiến… chấp thủ thế trí, cố chấp, khó thuyết phục. Này Ananda, Tỷ-kheo nào chấp thủ thế trí, cố chấp khó thuyết phục, vị ấy sống không cung kính, không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng; và sống không viên mãn sự học tập. Này Ananda, vị Tỷ-kheo nào sống không cung kính, không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng; và sống không viên mãn sự học tập, vị ấy khởi lên sự tranh luận giữa Tăng chúng. Sự tranh luận nào đưa đến bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người, này Ananda, nếu Ông thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa các người khác, ở đây, này Ananda, Ông phải tinh tấn đoạn trừ ác căn bản tranh luận ấy. Này Ananda, nếu Ông không thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa người khác, ở đây, này Ananda, Ông phải theo một đường hướng để không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận ấy. Có sự đoạn diệt ác căn bản tranh luận ấy, như vậy mới không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận như vậy. Những pháp này, này Ananda, là sáu căn bản tranh chấp.

Này Ananda, có bốn tránh sự này. Thế nào là bốn? Tránh sự khởi lên do tranh luận, tránh sự khởi lên do chỉ trích, tránh sự khởi lên do phạm giới tội, tránh sự khởi lên do trách nhiệm (kiccadhikaranam: hành tránh sự). Những pháp này, này Ananda, là bốn tránh sự.

Nhưng này Ananda, có bảy diệt tránh pháp này để giải quyết diệt trừ các tránh pháp thỉnh thoảng khởi lên: phán quyết với sự hiện diện cần được ban cho (sammukhavinayo databbo: ưng dữ hiện tiền tỳ- ni), phán quyết ức niệm cần được ban cho (sativinayadatabbo: ưng dữ ức niệm tỳ-ni), phán quyết bất si cần được ban cho (amulhavinayo databbo: ưng dữ bất si tỳ-ni), quyết định tùy theo thú nhận (patinnaya karetabbam), quyết định đa số (yebhuya ssika: đa nhân mích tội), quyết định tùy theo giới tội người phạm (tassa papiyyasika), trải cỏ che lấp (tinavattha rako: như thảo phú địa).

Này Ananda, thế nào là phán quyết với sự hiện diện cần được ban cho? Ở đây, này Ananda, các Tỷ-kheo tranh chấp nhau: “Ðây là pháp, hay đây là phi pháp, hay đây là luật, hay đây là phi luật”. Này Ananda, tất cả các Tỷ-kheo ấy phải tập hợp hòa hợp với nhau, sau khi tập hợp, pháp quy chế (dhammanetti) phải được thảo luận, phân tích. Sau khi pháp quy chế được thảo luận, phân tích, ở đây, làm thế nào để đồng nhất đạt được, như vậy, tránh sự phải được giải quyết. Như vậy, này Ananda, là phán quyết với sự hiện diện; và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh sự tức là dùng phán quyết với sự hiện diện.

Và này Ananda, thế nào là quyết định đa số (yebbuyyasika)? Này Ananda, nếu các Tỷ-kheo kia không có thể giải quyết tránh ấy tại trú xứ ấy, thời này Ananda, các vị Tỷ-kheo kia cần phải đi đến chỗ trú xứ có nhiều Tỷ-kheo hơn, tại đấy tất cả các Tỷ-kheo phải hòa đồng tập hợp lại; sau khi tập hợp, pháp quy chế (dhammanetti) phải được thảo luận, phân tích. Sau khi pháp quy chế được thảo luận, phân tích, ở đây làm thế nào, để đồng nhất đạt được như vậy, tránh sự phải được giải quyết. Như vậy, này Ananda, là sự giải quyết một số tránh sự tức là dùng sự quyết định đa số.

Và này Ananda, thế nào phán quyết ức niệm? Ở đây, này Ananda, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo về một trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di, nói rằng: “Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?” Vị ấy trả lời như sau: “Chư Hiền, tôi không nhớ tôi đã phạm trọng tội như vậy, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di”. Như vậy, này Ananda, một phán quyết ức niệm cần phải cho Tỷ-kheo ấy. Như vậy, này Ananda, là phán quyết ức niệm. Như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh sự tức là nhờ phán quyết ức niệm.

Và này Ananda, thế nào là phán quyết bất si? Ở đây, này Ananda, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo về một trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di nói rằng: “Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?” Vị ấy trả lời như sau: “Chư Hiền, tôi không nhớ tôi đã phạm trọng tội như vậy, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di”. Tỷ-kheo ấy bị các vị Tỷ-kheo kia dồn ép phải thú nhận: “Tôn giả hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả có nhớ có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di”. Tỷ-kheo ấy trả lời như sau: “Này Chư Hiền, tôi đã bị cuồng si, tâm trí tôi điên đảo; do tôi cuồng si như vậy, nhiều việc đã được tôi làm, tôi nói không xứng Sa-môn hạnh. Vì bị cuồng si, tôi không nhớ đã làm như vậy”. Này Ananda, phán quyết bất si cần phải cho Tỷ-kheo ấy. Như vậy, này Ananda, là phán quyết bất si. Và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh pháp, tức là nhờ phán quyết bất si.

Và này Ananda, thế nào là quyết định tùy theo thú nhận? Ở đây, này Ananda, bị buộc tội hay không bị buộc tội, Tỷ-kheo nhớ một giới tội, tỏ lộ, trình bày. Tỷ-kheo ấy phải đến một Tỷ-kheo lớn tuổi hơn, đắp y phía một bên vai, đảnh lễ chân vị ấy, ngồi gối hai chân, chấp tay và nói như sau: “Bạch Tôn giả, tôi có phạm giới tội tên như thế này, nay xin sám hối”. Tỷ-kheo kia nói như sau: “Ông có thấy chăng?”- “Tôi có thấy” — “Ông có gìn giữ trong tương lai không?” — “Tôi sẽ gìn giữ”. Như vậy, này Ananda, là quyết định tùy theo thú nhận, như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh sự tức là nhờ quyết định tùy theo thú nhận.

Và này Ananda, thế nào là quyết định tùy theo giới tội người phạm? Ở đây, này Ananda, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo về một trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di, nói rằng: “Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?” Vị ấy trả lời như sau: “Chư Hiền, tôi không nhớ tôi đã phạm trọng tội như vậy, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di”. Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo kia dồn ép phải tỏ lộ ra: “Tôn giả hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả có nhớ có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?” Tỷ-kheo ấy trả lời như sau: “Chư Hiền, tôi không có nhớ tôi có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di. Chư Hiền, tôi nhớ tôi có phạm khinh tội như thế này”. Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo kia dồn ép phải tỏ lộ: “Tôn giả hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả nhớ có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di hoặc gần Ba-la-di?”. Vị ấy trả lời như sau: “Chư Hiền, dầu không ai hỏi tội, tôi sẽ thú nhận có phạm khinh tội như thế này, làm sao tôi có thể, khi có người hỏi tôi, lại không thú nhận có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba la di, hoặc gần Ba-la-di?” Vị kia nói như sau: “Này Hiền giả, dầu Ông có phạm khinh tội này, nếu không hỏi, Ông sẽ không thú nhận, làm sao khi đã phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di, nếu có hỏi, Ông lại có thể thú nhận? Tôn giả hãy biết rõ ràng, nếu Tôn giả nhớ có phạm trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di. hoặc gần Ba-la-di?” Vị ấy trả lời như sau: “Chư Hiền, tôi nhớ, tôi có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di. Ðiều tôi đã nói như vậy, là nói chơi, điều tôi đã nói như vậy là để cười (rava) Tôi không có nhớ tôi đã phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di”. Như vậy, này Ananda, là quyết định tùy theo giới tội người phạm. Và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh tội, tức là nhờ quyết định tùy theo giới tội người phạm.

Và này Ananda, thế nào là trải cỏ che lấp? Ở đây, này Ananda, một số Tỷ-kheo sống tranh chấp, tranh cãi, tranh luận với nhau, có nhiều việc đã làm, đã nói không xứng Sa-môn hạnh. Tất cả các Tỷ-kheo ấy phải tập hợp hòa đồng với nhau. Sau khi tập hợp, một Tỷ-kheo thông minh có kinh nghiệm hơn của một phe nhóm Tỷ-kheo, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y về phía một bên vai, chắp tay, bạch Tăng chúng, nói rằng: “Chư Tôn giả, Tăng chúng hãy nghe tôi. Khi chúng tôi sống tranh chấp, tranh cãi, tranh luận với nhau, nhiều việc đã làm, đã nói không xứng Sa-môn hạnh. Nếu Tăng chúng xem là phải thời, tôi xin tỏ lộ bất cứ giới tội nào của các Tôn giả này và bất cứ giới tội nào của tôi. Vì lợi ích cho chư Tôn giả và cũng vì lợi ích cho tự thân, tôi xin tỏ lộ giữa Tăng chúng, như lấy cỏ trải ra, trừ các trọng tội, trừ tội liên hệ đến cư sĩ”.

Rồi một vị Tỷ-kheo thông minh, kinh nghiệm của nhóm Tỷ-kheo khác, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y về phía một bên vai, chấp tay bạch Tăng chúng, nói rằng: “Chư Tôn giả, Tăng chúng hãy nghe tôi. Khi chúng tôi sống tranh chấp, tranh cãi, tranh luận với nhau, nhiều việc đã làm, đã nói không xứng Sa-môn hạnh. Nếu Tăng chúng xem là phải thời, tôi xin tỏ lộ bất cứ giới tội nào của các Tôn giả này và bất cứ giới tội nào của tôi. Vì lợi ích cho chư Tôn giả và cũng vì lợi ích cho tự thân, tôi xin tỏ lộ giữa Tăng chúng, như lấy cỏ trải ra, trừ các trọng tội, trừ tội liên hệ đến cư sĩ”. Như vậy, này Ananda, là trải cỏ che lấp, và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh pháp, tức là nhờ trải cỏ che lấp.

Này Ananda, có sáu khả niệm pháp này, tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất. Thế nào là sáu?

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo an trú từ thân nghiệp, đối với các vị đồng Phạm hạnh, chỗ đông người và chỗ vắng người. Khả niệm pháp này, tác thành khả ái, tác thành tôn kính đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo an trú từ khẩu nghiệp, đối với các vị đồng Phạm hạnh, chỗ đông người và chỗ vắng người. Khả niệm pháp này, tác thành khả ái, tác thành tôn kính đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo an trú từ ý nghiệp đối với các vị đồng Phạm hạnh, chỗ đông người và chỗ vắng người. Khả niệm pháp này tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ananda, với mọi sở đắc như pháp, mọi lợi dưỡng đúng pháp cho đến những thọ lãnh trong bình bát, Tỷ-kheo là vị san sẻ các lợi dưỡng như vậy, là vị thọ hưởng chúng cùng với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức. Khả niệm pháp này cũng tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ananda, đối với mọi giới luật nào, không sứt mẻ, không tỳ, không vết, không ô uế, giải thoát, được người trí tán thán, không chấp thủ, đưa đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu những giới luật như vậy cùng với các vị đồng Phạm hạnh giữa chỗ đông người và tại chỗ vắng người. Khả niệm pháp này cũng tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ananda, đối với mọi tri kiến thánh thiện, đưa đến xuất ly, dẫn đến sự chơn chánh, đoạn diệt khổ đau cho những ai thực hành theo, Tỷ-kheo sống thành tựu những tri kiến như vậy cùng với các vị đồng Phạm hạnh trước chỗ đông người và tại chỗ vắng người. Khả niệm pháp này cũng tác thành khả ái, tác thành tôn kính đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa đồng, đồng nhất.

Này Ananda, sáu pháp khả niệm này tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa đồng, đồng nhất. Này Ananda, nếu Ông thọ trì và thực hành sáu pháp khả niệm này, thời này Ananda, Ông thấy có những cách nói nào, hoặc tế hoặc thô, khiến Ông không có thể kham nhẫn?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Do vậy, này Ananda, hãy thọ trì và thực hành sáu pháp khả niệm này, như vậy sẽ đưa đến cho Ông an lạc và hạnh phúc lâu dài.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Sāmagāma Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sakkesu viharati sāmagāme.

Tena kho pana samayena nigaṇṭho nāṭaputto pāvāyaṁ adhunākālaṅkato hoti. Variant: nāṭaputto → nātaputto (bj, pts1ed) Tassa kālaṅkiriyāya bhinnā nigaṇṭhā dvedhikajātā bhaṇḍanajātā kalahajātā vivādāpannā aññamaññaṁ mukhasattīhi vitudantā viharanti: Variant: dvedhikajātā → dveḷhakajātā (sya-all, km, mr) “na tvaṁ imaṁ dhammavinayaṁ ājānāsi, ahaṁ imaṁ dhammavinayaṁ ājānāmi. Kiṁ tvaṁ imaṁ dhammavinayaṁ ājānissasi. Micchāpaṭipanno tvamasi, ahamasmi sammāpaṭipanno. Sahitaṁ me, asahitaṁ te. Purevacanīyaṁ pacchā avaca, pacchāvacanīyaṁ pure avaca. Adhiciṇṇaṁ te viparāvattaṁ. Āropito te vādo. Niggahitosi, cara vādappamokkhāya; nibbeṭhehi vā sace pahosī”ti. Variant: Adhiciṇṇaṁ → āciṇṇaṁ (bj); aviciṇṇaṁ (si); aviciṇṇan (pts1ed) Vadhoyeva kho maññe nigaṇṭhesu nāṭaputtiyesu vattati. Variant: Vadhoyeva kho → vadhoyeveko (si, sya-all, km, pts1ed, mr) Yepi nigaṇṭhassa nāṭaputtassa sāvakā gihī odātavasanā tepi nigaṇṭhesu nāṭaputtiyesu nibbinnarūpā virattarūpā paṭivānarūpā yathā taṁ durakkhāte dhammavinaye duppavedite aniyyānike anupasamasaṁvattanike asammāsambuddhappavedite bhinnathūpe appaṭisaraṇe. Variant: nibbinnarūpā → nibbiṇṇarūpā (cck); nibbindarūpā (sya1ed, sya2ed, km, pts1ed, mr)

Atha kho cundo samaṇuddeso pāvāyaṁ vassaṁvuṭṭho yena sāmagāmo yenāyasmā ānando tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ ānandaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho cundo samaṇuddeso āyasmantaṁ ānandaṁ etadavoca: Variant: vassaṁvuṭṭho → vassaṁ vuttho (bj, sya-all, km); vassavuttho (pts1ed) “nigaṇṭho, bhante, nāṭaputto pāvāyaṁ adhunākālaṅkato. Tassa kālaṅkiriyāya bhinnā nigaṇṭhā dvedhikajātā …pe… bhinnathūpe appaṭisaraṇe”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā ānando cundaṁ samaṇuddesaṁ etadavoca: “atthi kho idaṁ, āvuso cunda, kathāpābhataṁ bhagavantaṁ dassanāya. Āyāma, āvuso cunda, yena bhagavā tenupasaṅkamissāma; upasaṅkamitvā etamatthaṁ bhagavato ārocessāmā”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho cundo samaṇuddeso āyasmato ānandassa paccassosi.

Atha kho āyasmā ca ānando cundo ca samaṇuddeso yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā ānando bhagavantaṁ etadavoca: “ayaṁ, bhante, cundo samaṇuddeso evamāha: ‘nigaṇṭho, bhante, nāṭaputto pāvāyaṁ adhunākālaṅkato. Tassa kālaṅkiriyāya bhinnā nigaṇṭhā dvedhikajātā …pe… bhinnathūpe appaṭisaraṇe’ti. Tassa mayhaṁ, bhante, evaṁ hoti: ‘mā heva bhagavato accayena saṅghe vivādo uppajji; svāssa vivādo bahujanāhitāya bahujanāsukhāya bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānan’”ti. Variant: svāssa → sossa (bj, pts1ed); svāyaṁ (mr)

“Taṁ kiṁ maññasi, ānanda, ye vo mayā dhammā abhiññā desitā, seyyathidaṁ—cattāro satipaṭṭhānā cattāro sammappadhānā cattāro iddhipādā pañcindriyāni pañca balāni satta bojjhaṅgā ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, passasi no tvaṁ, ānanda, imesu dhammesu dvepi bhikkhū nānāvāde”ti?

“Ye me, bhante, dhammā bhagavatā abhiññā desitā, seyyathidaṁ—cattāro satipaṭṭhānā cattāro sammappadhānā cattāro iddhipādā pañcindriyāni pañca balāni satta bojjhaṅgā ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, nāhaṁ passāmi imesu dhammesu dvepi bhikkhū nānāvāde. Ye ca kho, bhante, puggalā bhagavantaṁ patissayamānarūpā viharanti tepi bhagavato accayena saṅghe vivādaṁ janeyyuṁ ajjhājīve vā adhipātimokkhe vā. Variant: ca kho → santi ca kho (sya-all, km); santi ca (mr) Svāssa vivādo bahujanāhitāya bahujanāsukhāya bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānan”ti. Variant: Svāssa → sossa (bj, pts1ed); svāyaṁ (mr)

“Appamattako so, ānanda, vivādo yadidaṁ—ajjhājīve vā adhipātimokkhe vā. Magge vā hi, ānanda, paṭipadāya vā saṅghe vivādo uppajjamāno uppajjeyya; svāssa vivādo bahujanāhitāya bahujanāsukhāya bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānaṁ.

Chayimāni, ānanda, vivādamūlāni. Katamāni cha? Idhānanda, bhikkhu kodhano hoti upanāhī. Yo so, ānanda, bhikkhu kodhano hoti upanāhī so sattharipi agāravo viharati appatisso, dhammepi agāravo viharati appatisso, saṅghepi agāravo viharati appatisso, sikkhāyapi na paripūrakārī hoti. Yo so, ānanda, bhikkhu satthari agāravo viharati appatisso, dhamme … saṅghe agāravo viharati appatisso, sikkhāya na paripūrakārī hoti, so saṅghe vivādaṁ janeti; yo hoti vivādo bahujanāhitāya bahujanāsukhāya, bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānaṁ. Evarūpañce tumhe, ānanda, vivādamūlaṁ ajjhattaṁ vā bahiddhā vā samanupasseyyātha, tatra tumhe, ānanda, tasseva pāpakassa vivādamūlassa pahānāya vāyameyyātha. Evarūpañce tumhe, ānanda, vivādamūlaṁ ajjhattaṁ vā bahiddhā vā na samanupasseyyātha. Tatra tumhe, ānanda, tasseva pāpakassa vivādamūlassa āyatiṁ anavassavāya paṭipajjeyyātha. Evametassa pāpakassa vivādamūlassa pahānaṁ hoti, evametassa pāpakassa vivādamūlassa āyatiṁ anavassavo hoti.

Puna caparaṁ, ānanda, bhikkhu makkhī hoti paḷāsī …pe… issukī hoti maccharī …pe… saṭho hoti māyāvī …pe… pāpiccho hoti micchādiṭṭhi …pe… Variant: micchādiṭṭhi → micchādiṭṭhī (bj, sya-all, km, pts1ed, mr) sandiṭṭhiparāmāsī hoti ādhānaggāhī duppaṭinissaggī. Yo so, ānanda, bhikkhu sandiṭṭhiparāmāsī hoti ādhānaggāhī duppaṭinissaggī so sattharipi agāravo viharati appatisso, dhammepi agāravo viharati appatisso, saṅghepi agāravo viharati appatisso, sikkhāyapi na paripūrakārī hoti. Yo so, ānanda, bhikkhu satthari agāravo viharati appatisso, dhamme … saṅghe … sikkhāya na paripūrakārī hoti so saṅghe vivādaṁ janeti; yo hoti vivādo bahujanāhitāya bahujanāsukhāya, bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānaṁ. Evarūpañce tumhe, ānanda, vivādamūlaṁ ajjhattaṁ vā bahiddhā vā samanupasseyyātha. Tatra tumhe, ānanda, tasseva pāpakassa vivādamūlassa pahānāya vāyameyyātha. Evarūpañce tumhe, ānanda, vivādamūlaṁ ajjhattaṁ vā bahiddhā vā na samanupasseyyātha, tatra tumhe, ānanda, tasseva pāpakassa vivādamūlassa āyatiṁ anavassavāya paṭipajjeyyātha. Evametassa pāpakassa vivādamūlassa pahānaṁ hoti, evametassa pāpakassa vivādamūlassa āyatiṁ anavassavo hoti. Imāni kho, ānanda, cha vivādamūlāni.

Cattārimāni, ānanda, adhikaraṇāni. Katamāni cattāri? Vivādādhikaraṇaṁ, anuvādādhikaraṇaṁ, āpattādhikaraṇaṁ, kiccādhikaraṇaṁ—imāni kho, ānanda, cattāri adhikaraṇāni. Satta kho panime, ānanda, adhikaraṇasamathā—uppannuppannānaṁ adhikaraṇānaṁ samathāya vūpasamāya sammukhāvinayo dātabbo, sativinayo dātabbo, amūḷhavinayo dātabbo, paṭiññāya kāretabbaṁ, yebhuyyasikā, tassapāpiyasikā, tiṇavatthārako.

Kathañcānanda, sammukhāvinayo hoti? Idhānanda, bhikkhū vivadanti dhammoti vā adhammoti vā vinayoti vā avinayoti vā. Tehānanda, bhikkhūhi sabbeheva samaggehi sannipatitabbaṁ. Sannipatitvā dhammanetti samanumajjitabbā. Dhammanettiṁ samanumajjitvā yathā tattha sameti tathā taṁ adhikaraṇaṁ vūpasametabbaṁ. Evaṁ kho, ānanda, sammukhāvinayo hoti; evañca panidhekaccānaṁ adhikaraṇānaṁ vūpasamo hoti yadidaṁ—sammukhāvinayena.

Kathañcānanda, yebhuyyasikā hoti? Te ce, ānanda, bhikkhū na sakkonti taṁ adhikaraṇaṁ tasmiṁ āvāse vūpasametuṁ. Tehānanda, bhikkhūhi yasmiṁ āvāse bahutarā bhikkhū so āvāso gantabbo. Tattha sabbeheva samaggehi sannipatitabbaṁ. Sannipatitvā dhammanetti samanumajjitabbā. Dhammanettiṁ samanumajjitvā yathā tattha sameti tathā taṁ adhikaraṇaṁ vūpasametabbaṁ. Evaṁ kho, ānanda, yebhuyyasikā hoti, evañca panidhekaccānaṁ adhikaraṇānaṁ vūpasamo hoti yadidaṁ—yebhuyyasikāya.

Kathañcānanda, sativinayo hoti? Idhānanda, bhikkhū bhikkhuṁ evarūpāya garukāya āpattiyā codenti pārājikena vā pārājikasāmantena vā: ‘saratāyasmā evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā’ti? Variant: evarūpiṁ → evarūpaṁ (sya-all, km, pts1ed) So evamāha: ‘na kho ahaṁ, āvuso, sarāmi evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā’ti. Tassa kho, ānanda, bhikkhuno sativinayo dātabbo. Variant: Tassa kho → tassa kho evaṁ (si, sya-all, pts1ed) Evaṁ kho, ānanda, sativinayo hoti, evañca panidhekaccānaṁ adhikaraṇānaṁ vūpasamo hoti yadidaṁ—sativinayena.

Kathañcānanda, amūḷhavinayo hoti? Idhānanda, bhikkhū bhikkhuṁ evarūpāya garukāya āpattiyā codenti pārājikena vā pārājikasāmantena vā: ‘saratāyasmā evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā’ti? So evamāha: ‘na kho ahaṁ, āvuso, sarāmi evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā’ti. Tamenaṁ so nibbeṭhentaṁ ativeṭheti: ‘iṅghāyasmā sādhukameva jānāhi yadi sarasi evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā’ti. So evamāha: ‘ahaṁ kho, āvuso, ummādaṁ pāpuṇiṁ cetaso vipariyāsaṁ. Tena me ummattakena bahuṁ assāmaṇakaṁ ajjhāciṇṇaṁ bhāsitaparikkantaṁ. Nāhaṁ taṁ sarāmi. Mūḷhena me etaṁ katan’ti. Tassa kho, ānanda, bhikkhuno amūḷhavinayo dātabbo. Variant: Tassa kho → tassa kho evaṁ (sya-all, km, mr) Evaṁ kho, ānanda, amūḷhavinayo hoti, evañca panidhekaccānaṁ adhikaraṇānaṁ vūpasamo hoti yadidaṁ—amūḷhavinayena.

Kathañcānanda, paṭiññātakaraṇaṁ hoti? Idhānanda, bhikkhu codito vā acodito vā āpattiṁ sarati, vivarati uttānīkaroti. Variant: uttānīkaroti → uttāniṁ karoti (mr) Tena, ānanda, bhikkhunā vuḍḍhataraṁ bhikkhuṁ upasaṅkamitvā ekaṁsaṁ cīvaraṁ katvā pāde vanditvā ukkuṭikaṁ nisīditvā añjaliṁ paggahetvā evamassa vacanīyo: Variant: vuḍḍhataraṁ bhikkhuṁ → buḍḍhataro bhikkhu (bj, pts1ed); vuḍḍhataro bhikkhu (sya-all, km) ‘ahaṁ, bhante, itthannāmaṁ āpattiṁ āpanno, taṁ paṭidesemī’ti. So evamāha: ‘passasī’ti? ‘Āma passāmī’ti. ‘Āyatiṁ saṁvareyyāsī’ti. ‘Saṁvarissāmī’ti. Evaṁ kho, ānanda, paṭiññātakaraṇaṁ hoti, evañca panidhekaccānaṁ adhikaraṇānaṁ vūpasamo hoti yadidaṁ—paṭiññātakaraṇena.

Kathañcānanda, tassapāpiyasikā hoti? Idhānanda, bhikkhu bhikkhuṁ evarūpāya garukāya āpattiyā codeti pārājikena vā pārājikasāmantena vā: ‘saratāyasmā evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā’ti? So evamāha: ‘na kho ahaṁ, āvuso, sarāmi evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā’ti. Tamenaṁ so nibbeṭhentaṁ ativeṭheti: ‘iṅghāyasmā sādhukameva jānāhi yadi sarasi evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā’ti. So evamāha: ‘na kho ahaṁ, āvuso, sarāmi evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā; sarāmi ca kho ahaṁ, āvuso, evarūpiṁ appamattikaṁ āpattiṁ āpajjitā’ti. Tamenaṁ so nibbeṭhentaṁ ativeṭheti: ‘iṅghāyasmā sādhukameva jānāhi yadi sarasi evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā’ti? So evamāha: ‘imañhi nāmāhaṁ, āvuso, appamattikaṁ āpattiṁ āpajjitvā apuṭṭho paṭijānissāmi. Variant: puṭṭho → apuṭṭho (sya-all, km, mr) Kiṁ panāhaṁ evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitvā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā puṭṭho na paṭijānissāmī’ti? So evamāha: ‘imañhi nāma tvaṁ, āvuso, appamattikaṁ āpattiṁ āpajjitvā apuṭṭho na paṭijānissasi, kiṁ pana tvaṁ evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitvā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā puṭṭho paṭijānissasi? Iṅghāyasmā sādhukameva jānāhi yadi sarasi evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā’ti. So evamāha: ‘sarāmi kho ahaṁ, āvuso, evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā. Davā me etaṁ vuttaṁ, ravā me etaṁ vuttaṁ—nāhaṁ taṁ sarāmi evarūpiṁ garukaṁ āpattiṁ āpajjitā pārājikaṁ vā pārājikasāmantaṁ vā’ti. Evaṁ kho, ānanda, tassapāpiyasikā hoti, evañca panidhekaccānaṁ adhikaraṇānaṁ vūpasamo hoti yadidaṁ—tassapāpiyasikāya.

Kathañcānanda, tiṇavatthārako hoti? Idhānanda, bhikkhūnaṁ bhaṇḍanajātānaṁ kalahajātānaṁ vivādāpannānaṁ viharataṁ bahuṁ assāmaṇakaṁ ajjhāciṇṇaṁ hoti bhāsitaparikkantaṁ. Tehānanda, bhikkhūhi sabbeheva samaggehi sannipatitabbaṁ. Sannipatitvā ekatopakkhikānaṁ bhikkhūnaṁ byattena bhikkhunā uṭṭhāyāsanā ekaṁsaṁ cīvaraṁ katvā añjaliṁ paṇāmetvā saṅgho ñāpetabbo—Variant: byattena → byattatarena (bj, pts1ed, mr)

Suṇātu me, bhante, saṅgho. Idaṁ amhākaṁ bhaṇḍanajātānaṁ kalahajātānaṁ vivādāpannānaṁ viharataṁ bahuṁ assāmaṇakaṁ ajjhāciṇṇaṁ bhāsitaparikkantaṁ. Yadi saṅghassa pattakallaṁ, ahaṁ yā ceva imesaṁ āyasmantānaṁ āpatti yā ca attano āpatti, imesañceva āyasmantānaṁ atthāya attano ca atthāya, saṅghamajjhe tiṇavatthārakena deseyyaṁ, ṭhapetvā thullavajjaṁ ṭhapetvā gihipaṭisaṁyuttan’ti.

Athāparesaṁ ekatopakkhikānaṁ bhikkhūnaṁ byattena bhikkhunā uṭṭhāyāsanā ekaṁsaṁ cīvaraṁ katvā añjaliṁ paṇāmetvā saṅgho ñāpetabbo:

‘Suṇātu me, bhante, saṅgho. Idaṁ amhākaṁ bhaṇḍanajātānaṁ kalahajātānaṁ vivādāpannānaṁ viharataṁ bahuṁ assāmaṇakaṁ ajjhāciṇṇaṁ bhāsitaparikkantaṁ. Yadi saṅghassa pattakallaṁ, ahaṁ yā ceva imesaṁ āyasmantānaṁ āpatti yā ca attano āpatti, imesañceva āyasmantānaṁ atthāya attano ca atthāya, saṅghamajjhe tiṇavatthārakena deseyyaṁ, ṭhapetvā thullavajjaṁ ṭhapetvā gihipaṭisaṁyuttan’ti.

Evaṁ kho, ānanda, tiṇavatthārako hoti, evañca panidhekaccānaṁ adhikaraṇānaṁ vūpasamo hoti yadidaṁ—tiṇavatthārakena.

Chayime, ānanda, dhammā sāraṇīyā piyakaraṇā garukaraṇā saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṁvattanti. Katame cha? Idhānanda, bhikkhuno mettaṁ kāyakammaṁ paccupaṭṭhitaṁ hoti sabrahmacārīsu āvi ceva raho ca. Ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṁvattati.

Puna caparaṁ, ānanda, bhikkhuno mettaṁ vacīkammaṁ paccupaṭṭhitaṁ hoti sabrahmacārīsu āvi ceva raho ca. Ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṁvattati.

Puna caparaṁ, ānanda, bhikkhuno mettaṁ manokammaṁ paccupaṭṭhitaṁ hoti sabrahmacārīsu āvi ceva raho ca. Ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṁvattati.

Puna caparaṁ, ānanda, bhikkhu—ye te lābhā dhammikā dhammaladdhā antamaso pattapariyāpannamattampi tathārūpehi lābhehi—apaṭivibhattabhogī hoti, sīlavantehi sabrahmacārīhi sādhāraṇabhogī. Ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṁvattati.

Puna caparaṁ, ānanda, bhikkhu—yāni tāni sīlāni akhaṇḍāni acchiddāni asabalāni akammāsāni bhujissāni viññuppasatthāni aparāmaṭṭhāni samādhisaṁvattanikāni tathārūpesu sīlesu—sīlasāmaññagato viharati sabrahmacārīhi āvi ceva raho ca. Ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṁvattati.

Puna caparaṁ, ānanda, bhikkhu—yāyaṁ diṭṭhi ariyā niyyānikā niyyāti takkarassa sammā dukkhakkhayāya tathārūpāya diṭṭhiyā—diṭṭhisāmaññagato viharati sabrahmacārīhi āvi ceva raho ca. Ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṁvattati.

Ime kho, ānanda, cha sāraṇīyā dhammā piyakaraṇā garukaraṇā saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṁvattanti.

Ime ce tumhe, ānanda, cha sāraṇīye dhamme samādāya vatteyyātha, passatha no tumhe, ānanda, taṁ vacanapathaṁ aṇuṁ vā thūlaṁ vā yaṁ tumhe nādhivāseyyāthā”ti?

“No hetaṁ, bhante”.

“Tasmātihānanda, ime cha sāraṇīye dhamme samādāya vattatha. Taṁ vo bhavissati dīgharattaṁ hitāya sukhāyā”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Sāmagāmasuttaṁ niṭṭhitaṁ catutthaṁ.

Sāmagāma Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC