Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Sunakkhatta Sutta

105

.

Kinh Thiện tinh

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú tại Vesali (Tỳ-xá-ly), ở Ðại Lâm, tại Trùng Các giảng đường (Kutagarasala).

Lúc bấy giờ nhiều Tỷ-kheo, trước mặt Thế Tôn tuyên bố đã chứng trí giác: “Chúng tôi biết rằng sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những điều nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa”.

Sunakkhatta Licchaviputta (Thiện Tinh Ly-xa Tử) được nghe: “Nhiều Tỷ-kheo, trước mặt Thế Tôn tuyên bố đã chứng trí giác: ‘Chúng tôi biết rằng sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những điều nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa'”. Rồi Sunakkhatta Licchaviputta đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Sunakkhatta Licchaviputta bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, con có được nghe như sau: “Nhiều Tỷ-kheo, trước mặt Thế Tôn tuyên bố đã chứng trí giác: ‘Chúng tôi biết rằng sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những điều nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa'”. Bạch Thế Tôn, không biết các Tỷ-kheo ấy đã tuyên bố một cách chơn chánh chứng trí giác, hay ở đây có một số Tỷ-kheo, vì tăng thượng mạn đã tuyên bố chứng trí giác?

— Này Sunakkhatta, những vị Tỷ-kheo trước mặt Ta đã tuyên bố chứng trí giác: “Chúng tôi biết rằng, sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa”. Ở đây, có một số Tỷ-kheo đã chơn chánh tuyên bố chứng trí giác; nhưng ở đây, cũng có một số Tỷ-kheo chính vì tăng thượng mạn, đã tuyên bố chứng trí giác. Ở đây, này Sunakkhatta, những vị Tỷ-kheo nào đã chơn chánh tuyên bố chứng trí giác, thời đối với các vị ấy, thật là đúng như vậy. Nhưng đối với các vị Tỷ-kheo nào, vì tăng thượng mạn đã tuyên bố chứng tri giác, ở đây, này Sunakkhatta, Như Lai nghĩ như sau: “Ta hãy thuyết pháp cho những vị ấy”. Và như vậy, ở đây, này Sunakkhatta, Như Lai suy nghĩ: “Ta hãy thuyết pháp cho những vị ấy”. Nhưng ở đây, nếu có một số người ngu si, bày đặt câu hỏi, đến hỏi Như Lai; ở đây, này Sunakkhatta, Như Lai suy nghĩ như sau: “Ta hãy thuyết pháp cho những người ấy”. Như Lai suy nghĩ như vậy, không có làm khác.

— Nay đã đúng thời để thuyết pháp, bạch Thế Tôn! Nay đã đúng thời để thuyết pháp, bạch Thiện Thệ! Thế Tôn thuyết pháp như thế nào, sau khi nghe Thế Tôn xong, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

— Vậy này Sunakkhatta, hãy nghe và khéo tác ý kỹ, Ta sẽ giảng.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Sunakkhatta Licchaviputta vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Này Sunakkhatta, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức… ; các hương do mũi nhận thức… ; các vị do lưỡi nhận thức… ; các xúc do thân cảm xúc khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này Sunakkhatta, những pháp này là năm dục trưởng dưỡng.

Nhưng này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra khi ở đây có số người thiên nặng về vật chất thế gian. Ðối với người thiên nặng về vật chất thế gian, này Sunakkhatta, câu chuyện (thích hợp với người ấy) phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người nào người ấy thích thú. Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến bất động, thời người ấy không nghe, không lóng tai, và tâm không an trú vào trí giác. Và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú.

Ví như, này Sunakkhatta, có người đã lâu không trú ở trong làng hay thị trấn của mình, và có thể thấy một người vừa mới từ làng ấy hay thị trấn ấy lại. Người này sẽ hỏi người ấy về sự an ninh của làng hay thị trấn ấy, về đồ ăn uống sung túc và về ít bệnh tật, và người ấy sẽ nói cho người này biết về sự an ổn của làng hay thị trấn ấy, về đồ ăn uống sung túc và về ít bệnh tật. Này Sunakkhatta, Ông nghĩ thế nào? Có phải người này sẽ nghe người kia, lóng tai, tâm an trú vào trí giác và người này sẽ giao thiệp với người ấy mà người này thích thú?

— Thưa phải vậy, bạch Thế Tôn.

— Cũng vậy, này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra khi ở đây có số người thiên nặng về vật chất thế gian. Ðối với người thiên nặng về vật chất thế gian, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp với người ấy phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú. Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến Bất động, thời người ấy không nghe, không lóng tai và tâm không an trú vào thượng trí, và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú. Người ấy cần được hiểu như vầy: “Là hạng người thiên nặng về vật chất thế gian”.

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra, khi một số người thiên nặng về Bất động. Ðối với người thiên nặng về Bất động, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp (với người ấy) phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú. Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến vật chất thế gian, thời người ấy không nghe, không lóng tai và tâm không an trú vào thượng trí, và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú.

Ví như, này Sunakkhatta, một lá vàng khô đã rời khỏi cành, không còn xanh trở lại; cũng vậy, này Sunakkhatta, đối với hạng người thiên nặng về Bất động, đã rời khỏi kiết sử vật chất thế gian. Người ấy cần được hiểu như sau: “Ðây là hạng người không liên hệ với kiết sử vật chất thế gian, thiên nặng về Bất động”.

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra. Ở đây, có một số người thiên nặng về Vô sở hữu. Ðối với người thiên nặng về Vô sở hữu, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp với người ấy phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú. Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến Bất động, thời người ấy không nghe, không lóng tai, và tâm không an trú vào trí giác, và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú.

Ví như, này Sunakkhatta, một hòn đá bị vỡ làm đôi không thể nối liền lại được; cũng vậy, này Sunakkhatta, đối với hạng người thiên nặng về Vô sở hữu, đã bị chặt đứt khỏi kiết sử Bất động, người ấy cần được hiểu như sau: “Ðây là hạng người không liên hệ với kiết sử Bất động, thiên nặng về Vô sở hữu”.

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra. Ở đây, có một số người thiên nặng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðối với người thiên nặng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp với người ấy phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú. Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến Vô sở hữu xứ, thời người ấy không nghe, không lóng tai, và tâm không an trú vào trí giác, và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú.

Ví như, này Sunakkhatta, một người đã ăn các món ăn mỹ vị và đã quăng bỏ. Này Sunakkhatta, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có ưa ăn lại món ăn ấy không?

— Bạch Thế Tôn không. Vì sao vậy? Vì rằng, bạch Thế Tôn, món ăn ấy được xem là ghê tởm rồi.

— Cũng vậy, này Sunakkhatta, đối với hạng người thiên nặng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đã để một bên kiết sử Vô sở hữu xứ. Người ấy cần được hiểu như sau: “Ðây là hạng người không liên hệ với kiết sử Vô sở hữu xứ, thiên nặng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ”.

Này Sunakkhatta sự tình này xảy ra, khi ở đây, có số người thiên nặng về chánh Niết-bàn. Ðối với hạng người thiên nặng về chánh Niết-bàn, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp với người ấy phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú. Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thời người ấy không nghe, không lóng tai, và tâm không an trú vào trí giác. Và người ấy không giao thiệp với người mà người mà ấy không thích.

Ví như, này Sunakkhatta, cây tala ngọn cây đã bị chặt đứt không thể lớn được nữa; cũng vậy, này Sunakkhatta, đối với hạng người thiên nặng về chánh Niết-bàn, đã cắt đứt kiết sử Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đã cắt đứt từ rễ, làm cho như cây tala không thể tái sanh, không thể khởi lên lại trong tương lai. Người ấy cần phải được hiểu như sau: “Ðây là hạng người không liên hệ với kiết sử Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thiên nặng về chánh Niết-bàn”.

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra, khi ở đây, có một số người suy nghĩ như sau: “Tham ái được vị Sa-môn gọi là mũi tên. Thuốc độc vô minh làm não hại con người với dục, tham, sân. Mũi tên tham ái đã được ta đoạn diệt; thuốc độc vô minh đã được trừ khử; ta thiên nặng về chánh Niết-bàn”. Vị ấy có thể tự hào với mục đích hiện tại. Vị ấy có thể truy cầu những gì không thích hợp với khuynh hướng chánh Niết-bàn, mắt vị ấy có thể truy cầu sắc không thích hợp, tai có thể truy cầu tiếng không thích hợp, mũi có thể truy cầu hương không thích hợp, lưỡi có thể truy cầu vị không thích hợp, thân có thể truy cầu xúc không thích hợp, ý có thể truy cầu pháp không thích hợp. Khi mắt truy cầu sắc không thích hợp, tai truy cầu tiếng không thích hợp, mũi truy cầu hương không thích hợp, lưỡi truy cầu vị không thích hợp, thân truy cầu xúc không thích hợp, ý truy cầu pháp không thích hợp, thời tham dục nhiễu loạn tâm vị ấy. Vị ấy do tâm bị tham dục nhiễu loạn đi đến chết hay đi đến khổ gần như chết.

Ví như, này Sunakkhatta, một người bị mũi tên bắn, tên ấy có tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè thân hữu, bà con huyết thống người ấy cho mời một y sĩ giải phẫu. Vị y sĩ giải phẫu ấy có thể cắt xung quanh miệng vết thương với con dao; sau khi cắt xung quanh miệng vết thương với con dao, vị y sĩ giải phẫu có thể dò tìm mũi tên với một vật dụng dò tìm. Sau khi dò tìm mũi tên với một vật dụng dò tìm, y sĩ có thể rút mũi tên ra. Y sĩ có thể trừ khử hết thuốc độc, còn để lại một ít nhưng nghĩ không có thuốc độc nào còn lại, y sĩ nói như sau: “Này Hiền giả, mũi tên của Bạn đã được rút ra, thuốc độc đã được trừ khử, không còn dư tàn, và không còn gì nguy hiểm nữa cho Bạn, nhưng Bạn phải chỉ ăn các đồ ăn thích hợp, và hãy gìn giữ, nếu ăn đồ ăn không thích hợp, vết thương của Bạn sẽ làm mủ lại, và thường thường phải cho rửa vết thương, thường thường phải xức thuốc cho miệng vết thương. Trong khi thường thường cho rửa vết thương, thường thường xức thuốc cho miệng vết thương, chớ có để máu cũ đóng khô trên miệng vết thương và hãy cẩn thận khi đi ra giữa gió và nắng; hãy cẩn thận khi đi ra giữa gió và nắng, nếu không, bụi và nhớp có thể nhiễu hại miệng vết thương. Và này Bạn, nếu Bạn chăm sóc vết thương, thời vết thương sẽ được lành”.

Người ấy suy nghĩ như sau: “Mũi tên đã được rút khỏi (thân) ta, nọc độc đã được trừ khử, không còn dư tàn, và ta đã thoát khỏi nguy hiểm”. Và người ấy ăn những đồ ăn không thích hợp. Vì người ấy ăn những đồ ăn không thích hợp, nên vết thương làm mủ lại. Và thường thường người ấy không rửa vết thương, thường thường không xức thuốc miệng vết thương. Vì người ấy thường thường không rửa vết thương, vì người ấy thường thường không xức thuốc miệng vết thương, nên máu cũ đông lại trên miệng vết thương. Và người ấy thường hay đi giữa gió và nắng. Do người ấy thường hay đi giữa gió và nắng, bụi và nhớp nhiễu hại miệng vết thương; và vì người ấy không chăm sóc vết thương nên vết thương không được lành. Vì người ấy làm chính những việc không thích hợp, và do thuốc độc được trừ khử nhưng còn dư tàn, do cả hai điều ấy nên miệng vết thương có thể lở to hơn trước. Do vết thương lở to, người ấy có thể đi đến chết hay đau khổ gần như chết.

Cũng vậy, này Sunakkhatta, sự kiện này xảy ra, khi ở đây một số Tỷ-kheo nghĩ như sau: “Tham ái được bậc Sa-môn gọi là mũi tên, thuốc độc vô minh làm não hại (con người) với dục, tham, sân. Mũi tên tham ái đã được ta đoạn diệt; thuốc độc vô minh đã được trừ khử. Ta thiên nặng về chánh Niết-bàn”. Vị ấy có thể tự hào với mục đích hiện tại. Vị ấy có thể truy cầu những gì không thích hợp với khuynh hướng chánh Niết-bàn. Mắt có thể truy cầu sắc không thích hợp, tai có thể truy cầu tiếng không thích hợp, mũi có thể truy cầu hương không thích hợp, lưỡi có thể truy cầu vị không thích hợp, thân có thể truy cầu xúc không thích hợp, ý có thể truy cầu pháp không thích hợp. Khi mắt truy cầu sắc không thích hợp, tai truy cầu tiếng không thích hợp, mũi truy cầu hương không thích hợp, lưỡi truy cầu vị không thích hợp, thân truy cầu xúc không thích hợp, ý truy cầu pháp không thích hợp, thời tham dục nhiễu loạn tâm vị ấy. Vị ấy do tham dục nhiễu loạn tâm, đi đến chết hay đi đến khổ gần như chết.

Như vậy, này Sunakkhatta, là chết trong giới luật của bậc Thánh, khi vị ấy từ bỏ tu tập, trở về hoàn tục, và như vậy, này Sunakkhatta, là khổ như chết, khi vị ấy phạm một ô uế tội nào.

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra, khi ở đây một số Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Tham ái được bậc Sa-môn gọi là mũi tên, thuốc độc vô minh làm não hại con người với dục, tham, sân. Mũi tên tham ái đã được ta đoạn diệt, thuốc độc vô minh đã được trừ khử. Ta thiên nặng về chánh Niết-bàn”. Chính vì thiên nặng về chánh Niết-bàn, vị ấy không truy cầu những gì không thích hợp với khuynh hướng thiên nặng về Niết-bàn, mắt không truy cầu sắc không thích hợp, tai không truy cầu tiếng không thích hợp, mũi không truy cầu hương không thích hợp, lưỡi không truy cầu vị không thích hợp, thân không truy cầu xúc không thích hợp, ý không truy cầu pháp không thích hợp. Vì mắt vị ấy không truy cầu sắc không thích hợp, vì tai không truy cầu tiếng không thích hợp, vì mũi không truy cầu hương không thích hợp, vì lưỡi không truy cầu vị không thích hợp, vì thân không truy cầu xúc không thích hợp, vì ý không truy cầu pháp không thích hợp, nên tham dục không nhiễu loạn tâm, vì tham dục không nhiễu loạn tâm; nên vị ấy không đi đến chết hay đi đến khổ gần như chết.

Ví như, này Sunakkhatta, một người bị tên bắn, và mũi tên bị tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè thân hữu, bà con huyết thống người ấy cho mời một y sĩ giải phẫu. Vị y sĩ giải phẫu ấy có thể cắt xung quanh miệng vết thương với con dao; sau khi cắt xung quanh miệng vết thương với con dao, vị y sĩ giải phẫu có thể dò tìm tên với một vật dụng dò tìm. Sau khi dò tìm mũi tên với một vật dụng dò tìm, y sĩ có thể rút mũi tên ra… Y sĩ có thể trừ khử hết thuốc độc không còn để dư lại và biết rằng không còn để dư lại. Vị ấy nói như sau: “Này Bạn, mũi tên của Bạn đã được rút ra, thuốc độc đã được trừ khử, không có dư tàn, nhưng vẫn còn nguy hiểm cho Bạn. Và Bạn hãy ăn những đồ ăn thích hợp, chớ ăn những đồ ăn không thích hợp khiến vết thương có thể làm mủ; và thường thường hãy rửa vết thương, thường thường hãy xức thuốc miệng vết thương, thường thường rửa vết thương, thường thường xức thuốc miệng vết thương, chớ để máu cũ đóng khô lại trên miệng vết thương. Và chớ có đi ra giữa gió và nắng; đi ra giữa gió và nắng, chớ để bụi và nhớp làm nhiễu hại miệng vết thương, hãy sống gìn giữ vết thương, này Bạn, và vết thương sẽ lành”.

Người ấy suy nghĩ như sau: “Mũi tên đã được rút ra khỏi ta, thuốc độc đã được trừ khử, không có dư tàn. Và ta chưa thoát khỏi nguy hiểm”. Và vị ấy có thể chỉ ăn các đồ ăn thích hợp. Do chỉ ăn các đồ ăn thích hợp miệng vết thương có thể không làm mủ. Và thường thường vị ấy có thể rửa vết thương, thường thường có thể xức thuốc miệng vết thương. Do thường thường rửa vết thương, do thường thường xức thuốc miệng vết thương, máu cũ không có thể đóng khô lại trên miệng vết thương. Người ấy không sốt sắng đi giữa gió và nắng. Do người ấy không sốt sắng đi giữa gió và nắng, bụi và nhớp không có thể nhiễu hại miệng vết thương và người ấy sống gìn giữ vết thương, và vết thương được lành. Vì người ấy chỉ làm những điều thích hợp và vì thuốc độc được trừ khử không còn dư tàn, do hai nhân duyên ấy vết thương được khép kín lại. Khi vết thương được da che kín lại, người ấy không đi đến chết hay không đi đến khổ gần như chết.

Cũng vậy, này Sunakkhatta, sự kiện này xảy ra, khi ở đây một số Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Tham ái được bậc Sa-môn gọi là mũi tên, thuốc độc vô minh làm não hại con người với dục, tham, sân. Mũi tên tham ái đã được ta đoạn diệt…. không có truy cầu những gì không thích hợp. Mắt không truy cầu sắc không thích hợp, tai không truy cầu tiếng không thích hợp, mũi không truy cầu hương không thích hợp, lưỡi không truy cầu vị không thích hợp, thân không truy cầu xúc không thích hợp, ý không truy cầu pháp không thích hợp. Do mắt người ấy không truy cầu sắc không thích hợp, do tai không truy cầu tiếng không thích hợp, do mũi không truy cầu hương không thích hợp, do lưỡi không truy cầu vị không thích hợp, do thân không truy cầu xúc không thích hợp, do ý không truy cầu pháp không thích hợp, tham dục có thể không nhiễu hại tâm. Do tâm không bị tham dục nhiễu hại, nên người ấy không đi đến chết, hay không đi đến khổ gần như chết.

Này Sunakkhatta, Ta nói ví dụ này với mục đích làm sáng tỏ ý nghĩa. Nghĩa ở đây như sau: Vết thương, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với sáu xúc xứ (phassayatana); thuốc độc, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với vô minh; mũi tên, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với ái; vật dụng dò tìm, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với niệm; con dao, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với Thánh trí tuệ. Vị y sĩ giải phẫu, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

Thật vậy, này Sunakkhatta, Tỷ-kheo tự mình phòng hộ đối với sáu xúc xứ, nghĩ rằng: “Sanh y (Upadhi) là căn bản của khổ”, sau khi biết như vậy, vị ấy trở thành vô sanh y, giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y. Vị ấy còn chú thân của mình trên sanh y hay để tâm đến sanh y, sự tình như vậy không xảy ra.

Ví như, này Sunakkhatta, một chén uống nước bằng đồng, đẹp đẽ và hương thơm, và chén ấy lại tẩm thuốc độc. Rồi một người đến, muốn sống, muốn không chết, muốn lạc, yếm ly khổ. Này Sunakkhatta, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có uống chén bằng đồng này không, nếu người ấy biết: “Sau khi tôi uống từ đây, tôi sẽ đi đến chết hoặc đi đến gần như chết?”

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Cũng vậy, này Sunakkhatta, Tỷ-kheo ấy chắc chắn phòng hộ đối với sáu xúc xứ. “Sanh y là căn bản của đau khổ”, sau khi biết vậy, vị ấy trở thành vô sanh y, giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y. Còn chú thân của vị ấy trên sanh y, để tâm đến sanh y, sự tình như vậy không xảy ra. Ví như, này Sunakkhatta, một con rắn độc hết sức độc hại, và có một người đến, muốn sống, muốn không chết, muốn lạc, yếm ly khổ. Này Sunakkhatta, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có đưa tay hay gót chân cho con rắn độc hại này không, nếu người ấy biết: “Nếu ta bị con rắn này cắn, ta sẽ đi đến chết hay khổ gần như chết?”

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Cũng vậy, này Sunakkhatta, Tỷ-kheo ấy chắc chắn phòng hộ sáu xúc xứ. “Sanh y là căn bản đau khổ”, sau khi biết vậy, vị ấy trở thành vô sanh y, giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y. Còn chú thân của vị ấy trên sanh y, hay để tâm đến sanh y, sự tình như vậy không xảy ra.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sunakkhatta Licchaviputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Sunakkhatta Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā vesāliyaṁ viharati mahāvane kūṭāgārasālāyaṁ.

Tena kho pana samayena sambahulehi bhikkhūhi bhagavato santike aññā byākatā hoti:

“‘khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā’ti pajānāmā”ti.

Assosi kho sunakkhatto licchaviputto: “sambahulehi kira bhikkhūhi bhagavato santike aññā byākatā hoti: ‘khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyāti pajānāmā’”ti.

Atha kho sunakkhatto licchaviputto yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho sunakkhatto licchaviputto bhagavantaṁ etadavoca: “sutaṁ metaṁ, bhante: ‘sambahulehi kira bhikkhūhi bhagavato santike aññā byākatā—khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyāti pajānāmā’ti. Ye te, bhante, bhikkhū bhagavato santike aññaṁ byākaṁsu: ‘khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyāti pajānāmā’ti, kacci te, bhante, bhikkhū sammadeva aññaṁ byākaṁsu udāhu santetthekacce bhikkhū adhimānena aññaṁ byākaṁsū”ti?

“Ye te, sunakkhatta, bhikkhū mama santike aññaṁ byākaṁsu: ‘khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyāti pajānāmā’ti. Santetthekacce bhikkhū sammadeva aññaṁ byākaṁsu, santi panidhekacce bhikkhū adhimānenapi aññaṁ byākaṁsu. Variant: adhimānenapi → adhimānena (?) Tatra, sunakkhatta, ye te bhikkhū sammadeva aññaṁ byākaṁsu tesaṁ taṁ tatheva hoti; ye pana te bhikkhū adhimānena aññaṁ byākaṁsu tatra, sunakkhatta, tathāgatassa evaṁ hoti: ‘dhammaṁ nesaṁ desessan’ti. Variant: desessan’ti → deseyyanti (pts1ed, mr) Evañcettha, sunakkhatta, tathāgatassa hoti: ‘dhammaṁ nesaṁ desessan’ti. Atha ca panidhekacce moghapurisā pañhaṁ abhisaṅkharitvā abhisaṅkharitvā tathāgataṁ upasaṅkamitvā pucchanti. Tatra, sunakkhatta, yampi tathāgatassa evaṁ hoti: ‘dhammaṁ nesaṁ desessan’ti tassapi hoti aññathattan”ti.

“Etassa bhagavā kālo, etassa sugata kālo, yaṁ bhagavā dhammaṁ deseyya. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī”ti.

“Tena hi, sunakkhatta, suṇāhi, sādhukaṁ manasi karohi; bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho sunakkhatto licchaviputto bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca—

Pañca kho ime, sunakkhatta, kāmaguṇā. Katame pañca? Cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā, sotaviññeyyā saddā …pe… ghānaviññeyyā gandhā … jivhāviññeyyā rasā … kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṁhitā rajanīyā—ime kho, sunakkhatta, pañca kāmaguṇā.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, sunakkhatta, vijjati yaṁ idhekacco purisapuggalo lokāmisādhimutto assa. Lokāmisādhimuttassa kho, sunakkhatta, purisapuggalassa tappatirūpī ceva kathā saṇṭhāti, tadanudhammañca anuvitakketi, anuvicāreti, tañca purisaṁ bhajati, tena ca vittiṁ āpajjati; āneñjapaṭisaṁyuttāya ca pana kathāya kacchamānāya na sussūsati, na sotaṁ odahati, na aññā cittaṁ upaṭṭhāpeti, na ca taṁ purisaṁ bhajati, na ca tena vittiṁ āpajjati. Variant: upaṭṭhāpeti → upaṭṭhapeti (bj, sya-all, km, pts1ed)

Seyyathāpi, sunakkhatta, puriso sakamhā gāmā vā nigamā vā ciravippavuttho assa. So aññataraṁ purisaṁ passeyya tamhā gāmā vā nigamā vā acirapakkantaṁ. So taṁ purisaṁ tassa gāmassa vā nigamassa vā khematañca subhikkhatañca appābādhatañca puccheyya; tassa so puriso tassa gāmassa vā nigamassa vā khematañca subhikkhatañca appābādhatañca saṁseyya. Taṁ kiṁ maññasi, sunakkhatta, api nu so puriso tassa purisassa sussūseyya, sotaṁ odaheyya, aññā cittaṁ upaṭṭhāpeyya, tañca purisaṁ bhajeyya, tena ca vittiṁ āpajjeyyā”ti?

“Evaṁ, bhante”.

“Evameva kho, sunakkhatta, ṭhānametaṁ vijjati yaṁ idhekacco purisapuggalo lokāmisādhimutto assa. Lokāmisādhimuttassa kho, sunakkhatta, purisapuggalassa tappatirūpī ceva kathā saṇṭhāti, tadanudhammañca anuvitakketi, anuvicāreti, tañca purisaṁ bhajati, tena ca vittiṁ āpajjati; āneñjapaṭisaṁyuttāya ca pana kathāya kacchamānāya na sussūsati, na sotaṁ odahati, na aññā cittaṁ upaṭṭhāpeti, na ca taṁ purisaṁ bhajati, na ca tena vittiṁ āpajjati. So evamassa veditabbo: ‘āneñjasaṁyojanena hi kho visaṁyutto lokāmisādhimutto purisapuggalo’ti.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, sunakkhatta, vijjati yaṁ idhekacco purisapuggalo āneñjādhimutto assa. Āneñjādhimuttassa kho, sunakkhatta, purisapuggalassa tappatirūpī ceva kathā saṇṭhāti, tadanudhammañca anuvitakketi, anuvicāreti, tañca purisaṁ bhajati, tena ca vittiṁ āpajjati; lokāmisapaṭisaṁyuttāya ca pana kathāya kacchamānāya na sussūsati, na sotaṁ odahati, na aññā cittaṁ upaṭṭhāpeti, na ca taṁ purisaṁ bhajati, na ca tena vittiṁ āpajjati.

Seyyathāpi, sunakkhatta, paṇḍupalāso bandhanā pavutto abhabbo haritattāya; evameva kho, sunakkhatta, āneñjādhimuttassa purisapuggalassa ye lokāmisasaṁyojane se pavutte. So evamassa veditabbo: ‘lokāmisasaṁyojanena hi kho visaṁyutto āneñjādhimutto purisapuggalo’ti.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, sunakkhatta, vijjati yaṁ idhekacco purisapuggalo ākiñcaññāyatanādhimutto assa. Ākiñcaññāyatanādhimuttassa kho, sunakkhatta, purisapuggalassa tappatirūpī ceva kathā saṇṭhāti, tadanudhammañca anuvitakketi, anuvicāreti, tañca purisaṁ bhajati, tena ca vittiṁ āpajjati; āneñjapaṭisaṁyuttāya ca pana kathāya kacchamānāya na sussūsati, na sotaṁ odahati, na aññā cittaṁ upaṭṭhāpeti, na ca taṁ purisaṁ bhajati, na ca tena vittiṁ āpajjati.

Seyyathāpi, sunakkhatta, puthusilā dvedhābhinnā appaṭisandhikā hoti; evameva kho, sunakkhatta, ākiñcaññāyatanādhimuttassa purisapuggalassa ye āneñjasaṁyojane se bhinne. So evamassa veditabbo: ‘āneñjasaṁyojanena hi kho visaṁyutto ākiñcaññāyatanādhimutto purisapuggalo’ti.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, sunakkhatta, vijjati yaṁ idhekacco purisapuggalo nevasaññānāsaññāyatanādhimutto assa. Nevasaññānāsaññāyatanādhimuttassa kho, sunakkhatta, purisapuggalassa tappatirūpī ceva kathā saṇṭhāti, tadanudhammañca anuvitakketi, anuvicāreti, tañca purisaṁ bhajati, tena ca vittiṁ āpajjati; ākiñcaññāyatanapaṭisaṁyuttāya ca pana kathāya kacchamānāya na sussūsati, na sotaṁ odahati, na aññā cittaṁ upaṭṭhāpeti, na ca taṁ purisaṁ bhajati, na ca tena vittiṁ āpajjati.

Seyyathāpi, sunakkhatta, puriso manuññabhojanaṁ bhuttāvī chaḍḍeyya. Variant: chaḍḍeyya → chaddeyya (?) Taṁ kiṁ maññasi, sunakkhatta, api nu tassa purisassa tasmiṁ bhatte puna bhottukamyatā assā”ti? Variant: bhatte → vante (si); bhutte (mr)

“No hetaṁ, bhante”. “Taṁ kissa hetu”? “Aduñhi, bhante, bhattaṁ paṭikūlasammatan”ti.

“Evameva kho, sunakkhatta, nevasaññānāsaññāyatanādhimuttassa purisapuggalassa ye ākiñcaññāyatanasaṁyojane se vante. So evamassa veditabbo: ‘ākiñcaññāyatanasaṁyojanena hi kho visaṁyutto nevasaññānāsaññāyatanādhimutto purisapuggalo’ti.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, sunakkhatta, vijjati yaṁ idhekacco purisapuggalo sammā nibbānādhimutto assa. Sammā nibbānādhimuttassa kho, sunakkhatta, purisapuggalassa tappatirūpī ceva kathā saṇṭhāti, tadanudhammañca anuvitakketi, anuvicāreti, tañca purisaṁ bhajati, tena ca vittiṁ āpajjati; nevasaññānāsaññāyatanapaṭisaṁyuttāya ca pana kathāya kacchamānāya na sussūsati, na sotaṁ odahati, na aññā cittaṁ upaṭṭhāpeti, na ca taṁ purisaṁ bhajati, na ca tena vittiṁ āpajjati.

Seyyathāpi, sunakkhatta, tālo matthakacchinno abhabbo puna viruḷhiyā; evameva kho, sunakkhatta, sammā nibbānādhimuttassa purisapuggalassa ye nevasaññānāsaññāyatanasaṁyojane se ucchinnamūle tālāvatthukate anabhāvaṅkate āyatiṁ anuppādadhamme. Variant: anabhāvaṅkate → anabhāvakate (bj, pts1ed); anabhāvaṅgate (sya1ed, sya2ed, km) So evamassa veditabbo: ‘nevasaññānāsaññāyatanasaṁyojanena hi kho visaṁyutto sammā nibbānādhimutto purisapuggalo’ti.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, sunakkhatta, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evamassa: ‘taṇhā kho sallaṁ samaṇena vuttaṁ, avijjāvisadoso, chandarāgabyāpādena ruppati. Taṁ me taṇhāsallaṁ pahīnaṁ, apanīto avijjāvisadoso, sammā nibbānādhimuttohamasmī’ti. Evaṁmāni assa atathaṁ samānaṁ. Variant: atathaṁ samānaṁ → atathaṁ sa mānaṁ (bj); atthaṁ samānaṁ (sya-all, km, pts1ed) | Evaṁmāni → evaṁ mānī (bj, pts1ed, mr); evamādi (sya-all, km) So yāni sammā nibbānādhimuttassa asappāyāni tāni anuyuñjeyya; asappāyaṁ cakkhunā rūpadassanaṁ anuyuñjeyya, asappāyaṁ sotena saddaṁ anuyuñjeyya, asappāyaṁ ghānena gandhaṁ anuyuñjeyya, asappāyaṁ jivhāya rasaṁ anuyuñjeyya, asappāyaṁ kāyena phoṭṭhabbaṁ anuyuñjeyya, asappāyaṁ manasā dhammaṁ anuyuñjeyya. Tassa asappāyaṁ cakkhunā rūpadassanaṁ anuyuttassa, asappāyaṁ sotena saddaṁ anuyuttassa, asappāyaṁ ghānena gandhaṁ anuyuttassa, asappāyaṁ jivhāya rasaṁ anuyuttassa, asappāyaṁ kāyena phoṭṭhabbaṁ anuyuttassa, asappāyaṁ manasā dhammaṁ anuyuttassa rāgo cittaṁ anuddhaṁseyya. So rāgānuddhaṁsitena cittena maraṇaṁ vā nigaccheyya maraṇamattaṁ vā dukkhaṁ.

Seyyathāpi, sunakkhatta, puriso sallena viddho assa savisena gāḷhūpalepanena. Tassa mittāmaccā ñātisālohitā bhisakkaṁ sallakattaṁ upaṭṭhāpeyyuṁ. Tassa so bhisakko sallakatto satthena vaṇamukhaṁ parikanteyya. Satthena vaṇamukhaṁ parikantitvā esaniyā sallaṁ eseyya. Esaniyā sallaṁ esitvā sallaṁ abbuheyya, apaneyya visadosaṁ saupādisesaṁ. Saupādisesoti jānamāno so evaṁ vadeyya: Variant: Saupādisesoti → anupādisesoti (sya-all, km, pts1ed) | jānamāno → maññamāno (bj, pts1ed) ‘ambho purisa, ubbhataṁ kho te sallaṁ, apanīto visadoso saupādiseso. Variant: saupādiseso → anupādiseso (sya-all, km, pts1ed) Analañca te antarāyāya. Sappāyāni ceva bhojanāni bhuñjeyyāsi, mā te asappāyāni bhojanāni bhuñjato vaṇo assāvī assa. Kālena kālañca vaṇaṁ dhoveyyāsi, kālena kālaṁ vaṇamukhaṁ ālimpeyyāsi, mā te na kālena kālaṁ vaṇaṁ dhovato na kālena kālaṁ vaṇamukhaṁ ālimpato pubbalohitaṁ vaṇamukhaṁ pariyonandhi. Mā ca vātātape cārittaṁ anuyuñji, mā te vātātape cārittaṁ anuyuttassa rajosūkaṁ vaṇamukhaṁ anuddhaṁsesi. Vaṇānurakkhī ca, ambho purisa, vihareyyāsi vaṇasāropī’ti. Variant: vaṇasāropī’ti → vaṇassāropīti (mr)

Tassa evamassa: ‘ubbhataṁ kho me sallaṁ, apanīto visadoso anupādiseso. Analañca me antarāyāyā’ti. So asappāyāni ceva bhojanāni bhuñjeyya. Tassa asappāyāni bhojanāni bhuñjato vaṇo assāvī assa. Na ca kālena kālaṁ vaṇaṁ dhoveyya, na ca kālena kālaṁ vaṇamukhaṁ ālimpeyya. Tassa na kālena kālaṁ vaṇaṁ dhovato, na kālena kālaṁ vaṇamukhaṁ ālimpato pubbalohitaṁ vaṇamukhaṁ pariyonandheyya. Vātātape ca cārittaṁ anuyuñjeyya. Tassa vātātape cārittaṁ anuyuttassa rajosūkaṁ vaṇamukhaṁ anuddhaṁseyya. Na ca vaṇānurakkhī vihareyya na vaṇasāropī. Tassa imissā ca asappāyakiriyāya, asuci visadoso apanīto saupādiseso tadubhayena vaṇo puthuttaṁ gaccheyya. So puthuttaṁ gatena vaṇena maraṇaṁ vā nigaccheyya maraṇamattaṁ vā dukkhaṁ.

Evameva kho, sunakkhatta, ṭhānametaṁ vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evamassa: ‘taṇhā kho sallaṁ samaṇena vuttaṁ, avijjāvisadoso chandarāgabyāpādena ruppati. Taṁ me taṇhāsallaṁ pahīnaṁ, apanīto avijjāvisadoso, sammā nibbānādhimuttohamasmī’ti. Evaṁmāni assa atathaṁ samānaṁ. So yāni sammā nibbānādhimuttassa asappāyāni tāni anuyuñjeyya, asappāyaṁ cakkhunā rūpadassanaṁ anuyuñjeyya, asappāyaṁ sotena saddaṁ anuyuñjeyya, asappāyaṁ ghānena gandhaṁ anuyuñjeyya, asappāyaṁ jivhāya rasaṁ anuyuñjeyya, asappāyaṁ kāyena phoṭṭhabbaṁ anuyuñjeyya, asappāyaṁ manasā dhammaṁ anuyuñjeyya. Tassa asappāyaṁ cakkhunā rūpadassanaṁ anuyuttassa, asappāyaṁ sotena saddaṁ anuyuttassa, asappāyaṁ ghānena gandhaṁ anuyuttassa, asappāyaṁ jivhāya rasaṁ anuyuttassa, asappāyaṁ kāyena phoṭṭhabbaṁ anuyuttassa, asappāyaṁ manasā dhammaṁ anuyuttassa rāgo cittaṁ anuddhaṁseyya. So rāgānuddhaṁsitena cittena maraṇaṁ vā nigaccheyya maraṇamattaṁ vā dukkhaṁ.

Maraṇañhetaṁ, sunakkhatta, ariyassa vinaye yo sikkhaṁ paccakkhāya hīnāyāvattati; maraṇamattañhetaṁ, sunakkhatta, dukkhaṁ yaṁ aññataraṁ saṅkiliṭṭhaṁ āpattiṁ āpajjati.

Ṭhānaṁ kho panetaṁ, sunakkhatta, vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evamassa: ‘taṇhā kho sallaṁ samaṇena vuttaṁ, avijjāvisadoso chandarāgabyāpādena ruppati. Taṁ me taṇhāsallaṁ pahīnaṁ, apanīto avijjāvisadoso, sammā nibbānādhimuttohamasmī’ti. Sammā nibbānādhimuttasseva sato so yāni sammā nibbānādhimuttassa asappāyāni tāni nānuyuñjeyya, asappāyaṁ cakkhunā rūpadassanaṁ nānuyuñjeyya, asappāyaṁ sotena saddaṁ nānuyuñjeyya, asappāyaṁ ghānena gandhaṁ nānuyuñjeyya, asappāyaṁ jivhāya rasaṁ nānuyuñjeyya, asappāyaṁ kāyena phoṭṭhabbaṁ nānuyuñjeyya, asappāyaṁ manasā dhammaṁ nānuyuñjeyya. Tassa asappāyaṁ cakkhunā rūpadassanaṁ nānuyuttassa, asappāyaṁ sotena saddaṁ nānuyuttassa, asappāyaṁ ghānena gandhaṁ nānuyuttassa, asappāyaṁ jivhāya rasaṁ nānuyuttassa, asappāyaṁ kāyena phoṭṭhabbaṁ nānuyuttassa, asappāyaṁ manasā dhammaṁ nānuyuttassa rāgo cittaṁ nānuddhaṁseyya. So na rāgānuddhaṁsitena cittena neva maraṇaṁ vā nigaccheyya na maraṇamattaṁ vā dukkhaṁ.

Seyyathāpi, sunakkhatta, puriso sallena viddho assa savisena gāḷhūpalepanena. Tassa mittāmaccā ñātisālohitā bhisakkaṁ sallakattaṁ upaṭṭhāpeyyuṁ. Tassa so bhisakko sallakatto satthena vaṇamukhaṁ parikanteyya. Satthena vaṇamukhaṁ parikantitvā esaniyā sallaṁ eseyya. Esaniyā sallaṁ esitvā sallaṁ abbuheyya, apaneyya visadosaṁ anupādisesaṁ. Anupādisesoti jānamāno so evaṁ vadeyya: ‘ambho purisa, ubbhataṁ kho te sallaṁ, apanīto visadoso anupādiseso. Analañca te antarāyāya. Sappāyāni ceva bhojanāni bhuñjeyyāsi, mā te asappāyāni bhojanāni bhuñjato vaṇo assāvī assa. Kālena kālañca vaṇaṁ dhoveyyāsi, kālena kālaṁ vaṇamukhaṁ ālimpeyyāsi. Mā te na kālena kālaṁ vaṇaṁ dhovato na kālena kālaṁ vaṇamukhaṁ ālimpato pubbalohitaṁ vaṇamukhaṁ pariyonandhi. Mā ca vātātape cārittaṁ anuyuñji, mā te vātātape cārittaṁ anuyuttassa rajosūkaṁ vaṇamukhaṁ anuddhaṁsesi. Vaṇānurakkhī ca, ambho purisa, vihareyyāsi vaṇasāropī’ti.

Tassa evamassa: ‘ubbhataṁ kho me sallaṁ, apanīto visadoso anupādiseso. Analañca me antarāyāyā’ti. So sappāyāni ceva bhojanāni bhuñjeyya. Tassa sappāyāni bhojanāni bhuñjato vaṇo na assāvī assa. Kālena kālañca vaṇaṁ dhoveyya, kālena kālaṁ vaṇamukhaṁ ālimpeyya. Tassa kālena kālaṁ vaṇaṁ dhovato kālena kālaṁ vaṇamukhaṁ ālimpato na pubbalohitaṁ vaṇamukhaṁ pariyonandheyya. Na ca vātātape cārittaṁ anuyuñjeyya. Tassa vātātape cārittaṁ ananuyuttassa rajosūkaṁ vaṇamukhaṁ nānuddhaṁseyya. Vaṇānurakkhī ca vihareyya vaṇasāropī. Tassa imissā ca sappāyakiriyāya asu ca visadoso apanīto anupādiseso tadubhayena vaṇo viruheyya. Variant: asu ca → asuci (sya-all, km, pts1ed) So ruḷhena vaṇena sañchavinā neva maraṇaṁ vā nigaccheyya na maraṇamattaṁ vā dukkhaṁ.

Evameva kho, sunakkhatta, ṭhānametaṁ vijjati yaṁ idhekaccassa bhikkhuno evamassa: ‘taṇhā kho sallaṁ samaṇena vuttaṁ, avijjāvisadoso chandarāgabyāpādena ruppati. Taṁ me taṇhāsallaṁ pahīnaṁ, apanīto avijjāvisadoso, sammā nibbānādhimuttohamasmī’ti. Sammā nibbānādhimuttasseva sato so yāni sammā nibbānādhimuttassa asappāyāni tāni nānuyuñjeyya, asappāyaṁ cakkhunā rūpadassanaṁ nānuyuñjeyya, asappāyaṁ sotena saddaṁ nānuyuñjeyya, asappāyaṁ ghānena gandhaṁ nānuyuñjeyya, asappāyaṁ jivhāya rasaṁ nānuyuñjeyya, asappāyaṁ kāyena phoṭṭhabbaṁ nānuyuñjeyya, asappāyaṁ manasā dhammaṁ nānuyuñjeyya. Tassa asappāyaṁ cakkhunā rūpadassanaṁ nānuyuttassa, asappāyaṁ sotena saddaṁ nānuyuttassa, asappāyaṁ ghānena gandhaṁ nānuyuttassa, asappāyaṁ jivhāya rasaṁ nānuyuttassa, asappāyaṁ kāyena phoṭṭhabbaṁ nānuyuttassa, asappāyaṁ manasā dhammaṁ nānuyuttassa, rāgo cittaṁ nānuddhaṁseyya. So na rāgānuddhaṁsitena cittena neva maraṇaṁ vā nigaccheyya na maraṇamattaṁ vā dukkhaṁ.

Upamā kho me ayaṁ, sunakkhatta, katā atthassa viññāpanāya. Ayaṁyevettha attho—vaṇoti kho, sunakkhatta, channetaṁ ajjhattikānaṁ āyatanānaṁ adhivacanaṁ; visadosoti kho, sunakkhatta, avijjāyetaṁ adhivacanaṁ; sallanti kho, sunakkhatta, taṇhāyetaṁ adhivacanaṁ; esanīti kho, sunakkhatta, satiyāyetaṁ adhivacanaṁ; satthanti kho, sunakkhatta, ariyāyetaṁ paññāya adhivacanaṁ; bhisakko sallakattoti kho, sunakkhatta, tathāgatassetaṁ adhivacanaṁ arahato sammāsambuddhassa.

So vata, sunakkhatta, bhikkhu chasu phassāyatanesu saṁvutakārī ‘upadhi dukkhassa mūlan’ti—iti viditvā nirupadhi upadhisaṅkhaye vimutto upadhismiṁ vā kāyaṁ upasaṁharissati cittaṁ vā uppādessatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati.

Seyyathāpi, sunakkhatta, āpānīyakaṁso vaṇṇasampanno gandhasampanno rasasampanno; so ca kho visena saṁsaṭṭho. Atha puriso āgaccheyya jīvitukāmo amaritukāmo sukhakāmo dukkhapaṭikūlo. Taṁ kiṁ maññasi, sunakkhatta, api nu so puriso amuṁ āpānīyakaṁsaṁ piveyya yaṁ jaññā: ‘imāhaṁ pivitvā maraṇaṁ vā nigacchāmi maraṇamattaṁ vā dukkhan’”ti?

“No hetaṁ, bhante”.

“Evameva kho, sunakkhatta, so vata bhikkhu chasu phassāyatanesu saṁvutakārī ‘upadhi dukkhassa mūlan’ti—iti viditvā nirupadhi upadhisaṅkhaye vimutto upadhismiṁ vā kāyaṁ upasaṁharissati cittaṁ vā uppādessatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjati.

Seyyathāpi, sunakkhatta, āsīviso ghoraviso. Variant: āsīviso → āsiviso (cck, mr) Atha puriso āgaccheyya jīvitukāmo amaritukāmo sukhakāmo dukkhapaṭikūlo. Taṁ kiṁ maññasi, sunakkhatta, api nu so puriso amussa āsīvisassa ghoravisassa hatthaṁ vā aṅguṭṭhaṁ vā dajjā yaṁ jaññā: Variant: dajjā → yuñjeyya (bj, mr) ‘imināhaṁ daṭṭho maraṇaṁ vā nigacchāmi maraṇamattaṁ vā dukkhan’”ti?

“No hetaṁ, bhante”.

“Evameva kho, sunakkhatta, so vata bhikkhu chasu phassāyatanesu saṁvutakārī ‘upadhi dukkhassa mūlan’ti—iti viditvā nirupadhi upadhisaṅkhaye vimutto upadhismiṁ vā kāyaṁ upasaṁharissati cittaṁ vā uppādessatīti—netaṁ ṭhānaṁ vijjatī”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano sunakkhatto licchaviputto bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Sunakkhattasuttaṁ niṭṭhitaṁ pañcamaṁ.

Sunakkhatta Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC