Bhaddekaratta Sutta
.
Kinh Nhất dạ hiền giả
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. –“Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
— Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông: ‘Nhứt Dạ Hiền Giả’ (Bhaddekaratta), tổng thuyết và biệt thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ thuyết giảng.
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là hành của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy, “Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là truy tìm quá khứ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là tưởng của tôi… Như vậy là hành của tôi… Như vậy là thức của tôi trong quá khứ”; và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không truy tìm quá khứ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy là tưởng của tôi… là hành của tôi… là thức của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là tưởng… sẽ là hành… sẽ là thức của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không ước vọng trong tương lai.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc; hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ, hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ; hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong tưởng; hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ… không quán tưởng… không quán hành… không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Khi ta nói: “Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông: ‘Nhứt Dạ Hiền Giả’, tổng thuyết và biệt thuyết”, chính duyên ở đây mà nói vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Bhaddekaratta Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.
“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:
“bhaddekarattassa vo, bhikkhave, uddesañca vibhaṅgañca desessāmi. Taṁ suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.
“Evaṁ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:
“Atītaṁ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṁ; Yadatītaṁ pahīnaṁ taṁ, appattañca anāgataṁ.
Paccuppannañca yo dhammaṁ, Tattha tattha vipassati; Asaṁhīraṁ asaṅkuppaṁ, Variant: Asaṁhīraṁ → asaṁhiraṁ (sya-all, km, mr) Taṁ vidvā manubrūhaye.
Ajjeva kiccamātappaṁ, Variant: kiccamātappaṁ → kiccaṁ ātappaṁ (bj, mr) ko jaññā maraṇaṁ suve; Na hi no saṅgaraṁ tena, mahāsenena maccunā.
Evaṁvihāriṁ ātāpiṁ, ahorattamatanditaṁ; Taṁ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate muni. Variant: muni → munīti (bj, sya-all, km, pts1ed)
Kathañca, bhikkhave, atītaṁ anvāgameti? ‘Evaṁrūpo ahosiṁ atītamaddhānan’ti tattha nandiṁ samanvāneti, ‘evaṁvedano ahosiṁ atītamaddhānan’ti tattha nandiṁ samanvāneti, ‘evaṁsañño ahosiṁ atītamaddhānan’ti tattha nandiṁ samanvāneti, ‘evaṁsaṅkhāro ahosiṁ atītamaddhānan’ti tattha nandiṁ samanvāneti, ‘evaṁviññāṇo ahosiṁ atītamaddhānan’ti tattha nandiṁ samanvāneti—evaṁ kho, bhikkhave, atītaṁ anvāgameti.
Kathañca, bhikkhave, atītaṁ nānvāgameti? ‘Evaṁrūpo ahosiṁ atītamaddhānan’ti tattha nandiṁ na samanvāneti, ‘evaṁvedano ahosiṁ atītamaddhānan’ti tattha nandiṁ na samanvāneti, ‘evaṁsañño ahosiṁ atītamaddhānan’ti tattha nandiṁ na samanvāneti, ‘evaṁsaṅkhāro ahosiṁ atītamaddhānan’ti tattha nandiṁ na samanvāneti, ‘evaṁviññāṇo ahosiṁ atītamaddhānan’ti tattha nandiṁ na samanvāneti—evaṁ kho, bhikkhave, atītaṁ nānvāgameti.
Kathañca, bhikkhave, anāgataṁ paṭikaṅkhati? ‘Evaṁrūpo siyaṁ anāgatamaddhānan’ti tattha nandiṁ samanvāneti, evaṁvedano siyaṁ …pe… evaṁsañño siyaṁ … evaṁsaṅkhāro siyaṁ … evaṁviññāṇo siyaṁ anāgatamaddhānanti tattha nandiṁ samanvāneti—evaṁ kho, bhikkhave, anāgataṁ paṭikaṅkhati.
Kathañca, bhikkhave, anāgataṁ nappaṭikaṅkhati? ‘Evaṁrūpo siyaṁ anāgatamaddhānan’ti tattha nandiṁ na samanvāneti, evaṁvedano siyaṁ … evaṁsañño siyaṁ … evaṁsaṅkhāro siyaṁ … ‘evaṁviññāṇo siyaṁ anāgatamaddhānan’ti tattha nandiṁ na samanvāneti—evaṁ kho, bhikkhave, anāgataṁ nappaṭikaṅkhati.
Kathañca, bhikkhave, paccuppannesu dhammesu saṁhīrati? Idha, bhikkhave, assutavā puthujjano ariyānaṁ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto sappurisānaṁ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto rūpaṁ attato samanupassati, rūpavantaṁ vā attānaṁ, attani vā rūpaṁ, rūpasmiṁ vā attānaṁ; vedanaṁ …pe… saññaṁ … saṅkhāre … viññāṇaṁ attato samanupassati, viññāṇavantaṁ vā attānaṁ attani vā viññāṇaṁ, viññāṇasmiṁ vā attānaṁ—evaṁ kho, bhikkhave, paccuppannesu dhammesu saṁhīrati.
Kathañca, bhikkhave, paccuppannesu dhammesu na saṁhīrati? Idha, bhikkhave, sutavā ariyasāvako ariyānaṁ dassāvī ariyadhammassa kovido ariyadhamme suvinīto sappurisānaṁ dassāvī sappurisadhammassa kovido sappurisadhamme suvinīto na rūpaṁ attato samanupassati, na rūpavantaṁ vā attānaṁ, na attani vā rūpaṁ, na rūpasmiṁ vā attānaṁ; na vedanaṁ … na saññaṁ … na saṅkhāre … na viññāṇaṁ attato samanupassati, na viññāṇavantaṁ vā attānaṁ, na attani vā viññāṇaṁ, na viññāṇasmiṁ vā attānaṁ—evaṁ kho, bhikkhave, paccuppannesu dhammesu na saṁhīrati.
Atītaṁ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṁ; Yadatītaṁ pahīnaṁ taṁ, appattañca anāgataṁ.
Paccuppannañca yo dhammaṁ, tattha tattha vipassati; Asaṁhīraṁ asaṅkuppaṁ, taṁ vidvā manubrūhaye.
Ajjeva kiccamātappaṁ, ko jaññā maraṇaṁ suve; Na hi no saṅgaraṁ tena, mahāsenena maccunā.
Evaṁvihāriṁ ātāpiṁ, ahorattamatanditaṁ; Taṁ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti.
‘Bhaddekarattassa vo, bhikkhave, uddesañca vibhaṅgañca desessāmī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ idametaṁ paṭicca vuttan”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.
Bhaddekarattasuttaṁ niṭṭhitaṁ paṭhamaṁ.
Bhaddekaratta Sutta
Dịch giả