Cūḷarāhulovāda Sutta
.
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
Dịch giả
Hòa thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm) tại tinh xá ông Anathapindika.
Rồi Thế Tôn trong khi nhàn tịnh độc cư, khởi lên tư niệm sau đây: “Ðã thuần thục là những pháp đã đưa đến giải thoát cho Rahula. Vậy Ta hãy huấn luyện Rahula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc”. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Savatthi để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Savatthi, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn cho gọi Tôn giả Rahula và nói:
— Này Rahula, hãy cầm tọa cụ, chúng ta sẽ đi đến Andhavana để nghỉ ban ngày.
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Rahula vâng đáp Thế Tôn, cầm lấy tọa cụ và đi theo sau lưng Thế Tôn.
Lúc bấy giờ, hàng ngàn chư Thiên đi theo Thế Tôn và nghĩ rằng: “Hôm nay, Thế Tôn sẽ huấn luyện cho Tôn giả Rahula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc”.
Rồi Thế Tôn đi sâu vào rừng Andhavana và ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn dưới một gốc cây. Tôn giả Rahula đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Rahula đang ngồi một bên:
— Này Rahula, Ông nghĩ thế nào? Con mắt là thường hay vô thường?
— Bạch Thế Tôn, là vô thường.
— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
— Bạch Thế Tôn, là khổ.
— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
— Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
Này Rahula. Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?… Nhãn thức là thường hay vô thường?… Nhãn xúc là thường hay vô thường?… ? Do duyên nhãn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức; các pháp được khởi lên ấy là thường hay vô thường?
— Bạch Thế Tôn, là vô thường.
— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
— Bạch Thế Tôn, là khổ.
— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?”
— Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
— Này Rahula, Ông nghĩ thế nào? Tai là thường hay vô thường? … Mũi là thường hay vô thường?… Lưỡi là thường hay vô thường?… Thân là thường hay vô thường… Ý là thường hay vô thường?… Pháp là thường hay vô thường?… Ý thức là thường hay vô thường?… Ý xúc là thường hay vô thường?… Do duyên ý xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức; các pháp được khởi lên ấy là thường hay vô thường?
— Bạch Thế Tôn, là vô thường.
— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
— Bạch Thế Tôn, là khổ.
— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
— Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
— Này Rahula, do thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly con mắt, yếm ly các sắc, yếm ly nhãn thức, yếm ly nhãn xúc, do duyên nhãn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức. Vị ấy yếm ly pháp được khởi lên ấy. Vị ấy yếm ly tai, yếm ly các tiếng… yếm ly mũi, yếm ly các hương… yếm ly các hương… yếm ly lưỡi, yếm ly các vị… yếm ly thân, yếm ly các xúc,… yếm ly ý, yếm ly các pháp, yếm ly ý thức, yếm ly ý xúc. Do duyên ý xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức. Vị ấy yếm ly các pháp được khởi lên ấy. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát là sự hiểu biết: “Ta đã được giải thoát “. Và vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Rahula, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự thuyết giảng này được nói lên, tâm của Tôn giả Rahula được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Và đối với hàng ngàn chư Thiên ấy, được khởi lên pháp nhãn ly trần, vô cấu: “Phàm cái gì được khởi lên, tất cả đều bị diệt tận”.
Cūḷarāhulovāda Sutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.
Atha kho bhagavato rahogatassa paṭisallīnassa evaṁ cetaso parivitakko udapādi: “paripakkā kho rāhulassa vimuttiparipācanīyā dhammā. Yannūnāhaṁ rāhulaṁ uttariṁ āsavānaṁ khaye vineyyan”ti.
Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṁ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṁ piṇḍāya pāvisi.
Sāvatthiyaṁ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto āyasmantaṁ rāhulaṁ āmantesi: “gaṇhāhi, rāhula, nisīdanaṁ; yena andhavanaṁ tenupasaṅkamissāma divāvihārāyā”ti.
“Evaṁ, bhante”ti kho āyasmā rāhulo bhagavato paṭissutvā nisīdanaṁ ādāya bhagavantaṁ piṭṭhito piṭṭhito anubandhi.
Tena kho pana samayena anekāni devatāsahassāni bhagavantaṁ anubandhāni honti: “ajja bhagavā āyasmantaṁ rāhulaṁ uttariṁ āsavānaṁ khaye vinessatī”ti.
Atha kho bhagavā andhavanaṁ ajjhogāhetvā aññatarasmiṁ rukkhamūle paññatte āsane nisīdi. Āyasmāpi kho rāhulo bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinnaṁ kho āyasmantaṁ rāhulaṁ bhagavā etadavoca:
“Taṁ kiṁ maññasi, rāhula, cakkhu niccaṁ vā aniccaṁ vā”ti?
“Aniccaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā”ti?
“Dukkhaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Taṁ kiṁ maññasi, rāhula, rūpā niccā vā aniccā vā”ti?
“Aniccā, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā”ti?
“Dukkhaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Taṁ kiṁ maññasi, rāhula, cakkhuviññāṇaṁ niccaṁ vā aniccaṁ vā”ti?
“Aniccaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā”ti?
“Dukkhaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Taṁ kiṁ maññasi, rāhula, cakkhusamphasso nicco vā anicco vā”ti?
“Anicco, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā”ti?
“Dukkhaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Taṁ kiṁ maññasi, rāhula, yamidaṁ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṁ saññāgataṁ saṅkhāragataṁ viññāṇagataṁ tampi niccaṁ vā aniccaṁ vā”ti? Variant: yamidaṁ → yampidaṁ (bj, mr)
“Aniccaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā”ti?
“Dukkhaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Taṁ kiṁ maññasi rāhula, sotaṁ niccaṁ vā aniccaṁ vā”ti? “Aniccaṁ, bhante …pe… ghānaṁ niccaṁ vā aniccaṁ vā”ti? “Aniccaṁ, bhante …pe… jivhā niccā vā aniccā vā”ti? “Aniccā, bhante … kāyo nicco vā anicco vā”ti? “Anicco, bhante … mano nicco vā anicco vā”ti?
“Anicco, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā”ti?
“Dukkhaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Taṁ kiṁ maññasi rāhula, dhammā niccā vā aniccā vā”ti?
“Aniccā, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā”ti?
“Dukkhaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Taṁ kiṁ maññasi rāhula, manoviññāṇaṁ niccaṁ vā aniccaṁ vā”ti?
“Aniccaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā”ti?
“Dukkhaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Taṁ kiṁ maññasi rāhula, manosamphasso nicco vā anicco vā”ti?
“Anicco, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā”ti?
“Dukkhaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ, kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Taṁ kiṁ maññasi, rāhula, yamidaṁ manosamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṁ saññāgataṁ saṅkhāragataṁ viññāṇagataṁ, tampi niccaṁ vā aniccaṁ vā”ti?
“Aniccaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā”ti?
“Dukkhaṁ, bhante”.
“Yaṁ panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammaṁ kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ: ‘etaṁ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“No hetaṁ, bhante”.
“Evaṁ passaṁ, rāhula, sutavā ariyasāvako cakkhusmiṁ nibbindati, rūpesu nibbindati, cakkhuviññāṇe nibbindati, cakkhusamphasse nibbindati, yamidaṁ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṁ saññāgataṁ saṅkhāragataṁ viññāṇagataṁ tasmimpi nibbindati. Variant: cakkhusmiṁ → cakkhusmiṁpi (sya-all, km) Sotasmiṁ nibbindati, saddesu nibbindati …pe… ghānasmiṁ nibbindati, gandhesu nibbindati … jivhāya nibbindati, rasesu nibbindati … kāyasmiṁ nibbindati, phoṭṭhabbesu nibbindati … manasmiṁ nibbindati, dhammesu nibbindati, manoviññāṇe nibbindati, manosamphasse nibbindati, yamidaṁ manosamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṁ saññāgataṁ saṅkhāragataṁ viññāṇagataṁ tasmimpi nibbindati. Nibbindaṁ virajjati, virāgā vimuccati. Vimuttasmiṁ vimuttamiti ñāṇaṁ hoti.
‘Khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyā’ti pajānātī”ti.
Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā rāhulo bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṁ bhaññamāne āyasmato rāhulassa anupādāya āsavehi cittaṁ vimucci.
Tāsañca anekānaṁ devatāsahassānaṁ virajaṁ vītamalaṁ dhammacakkhuṁ udapādi: “yaṁ kiñci samudayadhammaṁ sabbaṁ taṁ nirodhadhamman”ti.
Cūḷarāhulovādasuttaṁ niṭṭhitaṁ pañcamaṁ.
Cūḷarāhulovāda Sutta
Dịch giả