Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Mahācattārīsaka Sutta

117

.

Đại kinh Bốn mươi

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. — “Bạch Thế Tôn”. — “Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ. Hãy lắng tai nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng”. — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh chánh định với các cận duyên và các tư trợ? Chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Này các Tỷ-kheo, phàm có nhất tâm nào (ekaggata) được tư trợ với bảy chi phần này, này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ.

(Chánh kiến)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà kiến là tà kiến, tuệ tri chánh kiến là chánh kiến. Như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà kiến? Không có bố thí, không có cúng dường, không có tế tự, không có quả báo các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh; ở đời không có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà kiến.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến? Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakka); có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (magganga).

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà kiến, chánh niệm đạt được và an trú chánh kiến; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh kiến, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

(Chánh tư duy)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà tư duy là tà tư duy, tuệ tri chánh tư duy là chánh tư duy, như vậy là chánh kiến của các vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà tư duy? Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy, này các Tỷ-kheo, như vậy là tà tư duy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Ly dục tư duy, vô sân tư duy, bất hại tư duy, như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh tư duy, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì này các Tỷ-kheo thuộc suy tư, tầm cầu, tư duy, một ngữ hành do sự hoàn toàn chú tâm chuyên tâm của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm; chánh tư duy như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà tư duy, thành tựu chánh tư duy, như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà tư duy, chánh niệm đạt được và an trú chánh tư duy, như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh tư duy, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

(Chánh ngữ)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà ngữ là tà ngữ, tuệ tri chánh ngữ là chánh ngữ; như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà ngữ? Vọng ngữ, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói lời phù phiếm; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà ngữ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Viễn ly vọng ngữ, viễn ly nói hai lưỡi, viễn ly ác khẩu, viễn ly phù phiếm ngữ; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh ngữ hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly bốn ngữ ác hành, đối với một vị tu tập Thánh đạo, thuần thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh ngữ thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà ngữ, thành tựu chánh ngữ; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà ngữ, chánh niệm đạt được và an trú chánh ngữ; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy, ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh ngữ, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

(Chánh nghiệp)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà nghiệp là tà nghiệp, tuệ tri chánh nghiệp là chánh nghiệp; như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà nghiệp? Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà nghiệp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: Có loại chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp thuộc hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Viễn ly sát sanh, viễn ly lấy của không cho, viễn ly tà hạnh trong các dục; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh nghiệp, thuộc hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly ba thân ác hành đối với một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh nghiệp thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà nghiệp, chánh niệm đạt được và an trú chánh nghiệp; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh nghiệp, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

(Chánh mạng)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri được tà mạng là tà mạng, tuệ tri được chánh mạng là chánh mạng; như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà mạng? Lừa đảo, nói lời mê ly, hiện tướng, gian trá, lấy lợi cầu lợi; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà mạng.

Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh mạng? Chánh mạng, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh mạng, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh mạng, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và thế nào, này các Tỷ-kheo là chánh mạng hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử bỏ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng; như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh mạng hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly tà mạng đối với một vị tu tập Thánh đạo, thuần thục trong Thánh đạo. Có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh mạng thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà mạng, chánh niệm đạt được và an trú chánh mạng, như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy, ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh mạng, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

(Ðại pháp môn Bốn mươi)

Ở đây, này các Tỷ-kheo chánh kiến đi hàng đầu. Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh kiến, được khởi lên. Chánh ngữ do chánh tư duy được khởi lên. Chánh nghiệp do chánh ngữ được khởi lên. Chánh mạng do chánh nghiệp được khởi lên. Chánh tinh tấn do chánh mạng được khởi lên. Chánh niệm do chánh tinh tấn được khởi lên. Chánh định do chánh niệm được khởi lên. Chánh trí do chánh định được khởi lên. Chánh giải thoát do chánh trí được khởi lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám chi phần, và đạo lộ của vị A-la-hán gồm có mười chi phần.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tà kiến, này các Tỷ-kheo, do chánh kiến làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà kiến duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong vị có chánh kiến. Và những thiện pháp được chánh kiến duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh tư duy làm cho tiêu diệt và những ác bất thiện pháp, được tà tư duy duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh tư duy. Và những thiện pháp được chánh tư duy duyên khởi, các pháp ấy được phát triển trở thành viên mãn.

Tà ngữ, này các Tỷ-kheo, do chánh ngữ làm cho tiêu diệt và những ác bất thiện pháp được tà ngữ duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh ngữ. Và những thiện pháp được chánh ngữ duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà nghiệp, này các Tỷ-kheo, do chánh nghiệp làm cho tiêu diệt, và những ác bất thiện pháp được tà nghiệp duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh nghiệp. Và những thiện pháp được chánh nghiệp duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà mạng, này các Tỷ-kheo, do chánh mạng làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà mạng duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh mạng. Và những thiện pháp được chánh mạng duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà tinh tấn, này các Tỷ-kheo, do chánh tinh tấn làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà tinh tấn duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh tinh tấn. Và những thiện pháp được khởi lên do duyên chánh tinh tấn, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà niệm, này các Tỷ-kheo, do chánh niệm làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà niệm duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh niệm. Và những thiện pháp được chánh niệm duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà định, này các Tỷ-kheo do chánh định làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà định duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh định. Và những thiện pháp được chánh định duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà trí, này các Tỷ-kheo, do chánh trí làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà trí duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh trí. Và những thiện pháp được chánh trí duyên khởi, các pháp ấy được phát triển và trở thành viên mãn.

Tà giải thoát, này các Tỷ-kheo, do chánh giải thoát làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà giải thoát duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh giải thoát. Và các thiện pháp được chánh giải thoát duyên khởi, các pháp ấy được phát triển và trở thành viên mãn.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, có hai mươi thiện phần, hai mươi bất thiện phần. Ðại pháp môn Bốn mươi đã được chuyển vận không bị chận đứng lại bởi một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay một ai ở đời.

Nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi này đáng bị phê bình, đáng bị phỉ báng, thời ngay hiện tại, mười thuận thuyết tùy thuyết hợp pháp được nói lên để chỉ trích người ấy. Nếu Tôn giả chỉ trích chánh kiến, thời các Sa-môn có tà kiến, các Tôn giả ấy là những vị đáng được cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị đáng được tán thán. Nếu Tôn giả chỉ trích chánh tư duy, thời các Sa-môn, Bà-la-môn có tà tư duy, các Tôn giả ấy là những vị đáng được cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị đáng được tán thán. Nếu Tôn giả chỉ trích chánh ngữ… chánh nghiệp… chánh mạng… chánh tinh tấn… chánh niệm… chánh định… chánh trí… Nếu Tôn giả chỉ trích chánh giải thoát, thời các Sa-môn, Bà-la-môn có tà giải thoát, các Tôn giả ấy là những vị đáng cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị đáng được tán thán. Nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi này đáng bị phê bình, đáng bị phỉ báng, thời ngay hiện tại, mười thuận thuyết hợp pháp được nói lên để chỉ trích người ấy.

Này các Tỷ-kheo, cho đến các dân chúng ở Ukkala và dân chúng Vassa, dân chúng Bhanna theo vô nhân luận, theo vô tác luận, theo hư vô luận, những vị ấy cũng không nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi đáng chỉ trích, đáng bị phỉ báng. Vì sao vậy? Vì sợ quở trách, phẫn nộ, công kích.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Mahācattārīsaka Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“ariyaṁ vo, bhikkhave, sammāsamādhiṁ desessāmi saupanisaṁ saparikkhāraṁ. Taṁ suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Katamo ca, bhikkhave, ariyo sammāsamādhi saupaniso saparikkhāro? Seyyathidaṁ—sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammāājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati; yā kho, bhikkhave, imehi sattahaṅgehi cittassa ekaggatā parikkhatā—ayaṁ vuccati, bhikkhave, ariyo sammāsamādhi saupaniso itipi, saparikkhāro itipi.

Tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. Kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? Micchādiṭṭhiṁ ‘micchādiṭṭhī’ti pajānāti, sammādiṭṭhiṁ ‘sammādiṭṭhī’ti pajānāti—sāssa hoti sammādiṭṭhi.

Katamā ca, bhikkhave, micchādiṭṭhi? ‘Natthi dinnaṁ, natthi yiṭṭhaṁ, natthi hutaṁ, natthi sukatadukkaṭānaṁ kammānaṁ phalaṁ vipāko, natthi ayaṁ loko, natthi paro loko, natthi mātā, natthi pitā, natthi sattā opapātikā, natthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṁ parañca lokaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedentī’ti—ayaṁ, bhikkhave, micchādiṭṭhi.

Katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi? Sammādiṭṭhimpahaṁ, bhikkhave, dvāyaṁ vadāmi—Variant: dvāyaṁ → dvayaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed) atthi, bhikkhave, sammādiṭṭhi sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā; atthi, bhikkhave, sammādiṭṭhi ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā.

Katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā? ‘Atthi dinnaṁ, atthi yiṭṭhaṁ, atthi hutaṁ, atthi sukatadukkaṭānaṁ kammānaṁ phalaṁ vipāko, atthi ayaṁ loko, atthi paro loko, atthi mātā, atthi pitā, atthi sattā opapātikā, atthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṁ parañca lokaṁ sayaṁ abhiññā sacchikatvā pavedentī’ti—ayaṁ, bhikkhave, sammādiṭṭhi sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā.

Katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā? Yā kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṁ bhāvayato paññā paññindriyaṁ paññābalaṁ dhammavicayasambojjhaṅgo sammādiṭṭhi maggaṅgaṁ—Variant: maggaṅgaṁ → maggaṅgā (si, pts1ed) ayaṁ vuccati, bhikkhave, sammādiṭṭhi ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā.

So micchādiṭṭhiyā pahānāya vāyamati, sammādiṭṭhiyā, upasampadāya, svāssa hoti sammāvāyāmo. Variant: svāssa → sāssa (si, pts1ed); svāyaṁ (mr) So sato micchādiṭṭhiṁ pajahati, sato sammādiṭṭhiṁ upasampajja viharati, sāssa hoti sammāsati. Variant: sāssa → sāyaṁ (mr) Itiyime tayo dhammā sammādiṭṭhiṁ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṁ—sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati. Variant: Itiyime → itissime (bj, sya-all, km, pts1ed); itime (si)

Tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. Kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? Micchāsaṅkappaṁ ‘micchāsaṅkappo’ti pajānāti, sammāsaṅkappaṁ ‘sammāsaṅkappo’ti pajānāti, sāssa hoti sammādiṭṭhi.

Katamo ca, bhikkhave, micchāsaṅkappo? Kāmasaṅkappo, byāpādasaṅkappo, vihiṁsāsaṅkappo—ayaṁ, bhikkhave, micchāsaṅkappo.

Katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo? Sammāsaṅkappampahaṁ, bhikkhave, dvāyaṁ vadāmi—atthi, bhikkhave, sammāsaṅkappo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko; atthi, bhikkhave, sammāsaṅkappo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo.

Katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko? Nekkhammasaṅkappo, abyāpādasaṅkappo, avihiṁsāsaṅkappo: ‘ayaṁ, bhikkhave, sammāsaṅkappo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko’.

Katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo? Yo kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṁ bhāvayato takko vitakko saṅkappo appanā byappanā cetaso abhiniropanā vacīsaṅkhāro—ayaṁ, bhikkhave, sammāsaṅkappo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo.

So micchāsaṅkappassa pahānāya vāyamati, sammāsaṅkappassa upasampadāya, svāssa hoti sammāvāyāmo. So sato micchāsaṅkappaṁ pajahati, sato sammāsaṅkappaṁ upasampajja viharati; sāssa hoti sammāsati. Itiyime tayo dhammā sammāsaṅkappaṁ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṁ—sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati.

Tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. Kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? Micchāvācaṁ ‘micchāvācā’ti pajānāti, sammāvācaṁ ‘sammāvācā’ti pajānāti; sāssa hoti sammādiṭṭhi.

Katamā ca, bhikkhave, micchāvācā? Musāvādo, pisuṇā vācā, pharusā vācā, samphappalāpo—ayaṁ, bhikkhave, micchāvācā.

Katamā ca, bhikkhave, sammāvācā? Sammāvācampahaṁ, bhikkhave, dvāyaṁ vadāmi—atthi, bhikkhave, sammāvācā sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā; atthi, bhikkhave, sammāvācā ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā.

Katamā ca, bhikkhave, sammāvācā sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā? Musāvādā veramaṇī, pisuṇāya vācāya veramaṇī, pharusāya vācāya veramaṇī, samphappalāpā veramaṇī—ayaṁ, bhikkhave, sammāvācā sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā.

Katamā ca, bhikkhave, sammāvācā ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā? Yā kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṁ bhāvayato catūhi vacīduccaritehi ārati virati paṭivirati veramaṇī—ayaṁ, bhikkhave, sammāvācā ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā.

So micchāvācāya pahānāya vāyamati, sammāvācāya upasampadāya; svāssa hoti sammāvāyāmo. So sato micchāvācaṁ pajahati, sato sammāvācaṁ upasampajja viharati; sāssa hoti sammāsati. Itiyime tayo dhammā sammāvācaṁ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṁ—sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati.

Tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. Kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? Micchākammantaṁ ‘micchākammanto’ti pajānāti, sammākammantaṁ ‘sammākammanto’ti pajānāti; sāssa hoti sammādiṭṭhi.

Katamo ca, bhikkhave, micchākammanto? Pāṇātipāto, adinnādānaṁ, kāmesumicchācāro—ayaṁ, bhikkhave, micchākammanto.

Katamo ca, bhikkhave, sammākammanto? Sammākammantampahaṁ, bhikkhave, dvāyaṁ vadāmi—atthi, bhikkhave, sammākammanto sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko; atthi, bhikkhave, sammākammanto ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo.

Katamo ca, bhikkhave, sammākammanto sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko? Pāṇātipātā veramaṇī, adinnādānā veramaṇī, kāmesumicchācārā veramaṇī—ayaṁ, bhikkhave, sammākammanto sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko.

Katamo ca, bhikkhave, sammākammanto ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo? Yā kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṁ bhāvayato tīhi kāyaduccaritehi ārati virati paṭivirati veramaṇī—ayaṁ, bhikkhave, sammākammanto ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo.

So micchākammantassa pahānāya vāyamati, sammākammantassa upasampadāya; svāssa hoti sammāvāyāmo. So sato micchākammantaṁ pajahati, sato sammākammantaṁ upasampajja viharati; sāssa hoti sammāsati. Itiyime tayo dhammā sammākammantaṁ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṁ—sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati.

Tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. Kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? Micchāājīvaṁ ‘micchāājīvo’ti pajānāti, sammāājīvaṁ ‘sammāājīvo’ti pajānāti; sāssa hoti sammādiṭṭhi.

Katamo ca, bhikkhave, micchāājīvo? Kuhanā, lapanā, nemittikatā, nippesikatā, lābhena lābhaṁ nijigīsanatā—Variant: nijigīsanatā → nijigiṁsanatā (bj, sya-all, km, pts1ed) ayaṁ, bhikkhave, micchāājīvo.

Katamo ca, bhikkhave, sammāājīvo? Sammāājīvampahaṁ, bhikkhave, dvāyaṁ vadāmi—atthi, bhikkhave, sammāājīvo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko; atthi, bhikkhave, sammāājīvo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo.

Katamo ca, bhikkhave, sammāājīvo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko? Idha, bhikkhave, ariyasāvako micchāājīvaṁ pahāya sammāājīvena jīvikaṁ kappeti—ayaṁ, bhikkhave, sammāājīvo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko.

Katamo ca, bhikkhave, sammāājīvo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo? Yā kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṁ bhāvayato micchāājīvā ārati virati paṭivirati veramaṇī—ayaṁ, bhikkhave, sammāājīvo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo.

So micchāājīvassa pahānāya vāyamati, sammāājīvassa upasampadāya; svāssa hoti sammāvāyāmo. So sato micchāājīvaṁ pajahati, sato sammāājīvaṁ upasampajja viharati; sāssa hoti sammāsati. Itiyime tayo dhammā sammāājīvaṁ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṁ—sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati.

Tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. Kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? Sammādiṭṭhissa, bhikkhave, sammāsaṅkappo pahoti, sammāsaṅkappassa sammāvācā pahoti, sammāvācassa sammākammanto pahoti, sammākammantassa sammāājīvo pahoti, sammāājīvassa sammāvāyāmo pahoti, sammāvāyāmassa sammāsati pahoti, sammāsatissa sammāsamādhi pahoti, sammāsamādhissa sammāñāṇaṁ pahoti, sammāñāṇassa sammāvimutti pahoti. Iti kho, bhikkhave, aṭṭhaṅgasamannāgato sekkho, dasaṅgasamannāgato arahā hoti. Variant: sekkho → sekkhā (bj); sekho (sya-all); sekho pāṭipado (pts1ed, mr) Tatrapi sammāñāṇena aneke pāpakā akusalā dhammā vigatā bhāvanāpāripūriṁ gacchanti.

Tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. Kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? Sammādiṭṭhissa, bhikkhave, micchādiṭṭhi nijjiṇṇā hoti. Ye ca micchādiṭṭhipaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te cassa nijjiṇṇā honti. Sammādiṭṭhipaccayā aneke kusalā dhammā bhāvanāpāripūriṁ gacchanti. Sammāsaṅkappassa, bhikkhave, micchāsaṅkappo nijjiṇṇo hoti …pe… sammāvācassa, bhikkhave, micchāvācā nijjiṇṇā hoti … sammākammantassa, bhikkhave, micchākammanto nijjiṇṇo hoti … sammāājīvassa, bhikkhave, micchāājīvo nijjiṇṇo hoti … sammāvāyāmassa, bhikkhave, micchāvāyāmo nijjiṇṇo hoti … sammāsatissa, bhikkhave, micchāsati nijjiṇṇā hoti … sammāsamādhissa, bhikkhave, micchāsamādhi nijjiṇṇo hoti … sammāñāṇassa, bhikkhave, micchāñāṇaṁ nijjiṇṇaṁ hoti … sammāvimuttassa, bhikkhave, micchāvimutti nijjiṇṇā hoti. Ye ca micchāvimuttipaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te cassa nijjiṇṇā honti. Sammāvimuttipaccayā ca aneke kusalā dhammā bhāvanāpāripūriṁ gacchanti.

Iti kho, bhikkhave, vīsati kusalapakkhā, vīsati akusalapakkhā—mahācattārīsako dhammapariyāyo pavattito appaṭivattiyo samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmiṁ.

Yo hi koci, bhikkhave, samaṇo vā brāhmaṇo vā imaṁ mahācattārīsakaṁ dhammapariyāyaṁ garahitabbaṁ paṭikkositabbaṁ maññeyya tassa diṭṭheva dhamme dasasahadhammikā vādānuvādā gārayhaṁ ṭhānaṁ āgacchanti—sammādiṭṭhiñce bhavaṁ garahati, ye ca micchādiṭṭhī samaṇabrāhmaṇā te bhoto pujjā, te bhoto pāsaṁsā; sammāsaṅkappañce bhavaṁ garahati, ye ca micchāsaṅkappā samaṇabrāhmaṇā te bhoto pujjā, te bhoto pāsaṁsā; sammāvācañce bhavaṁ garahati …pe… sammākammantañce bhavaṁ garahati … sammāājīvañce bhavaṁ garahati … sammāvāyāmañce bhavaṁ garahati … sammāsatiñce bhavaṁ garahati … sammāsamādhiñce bhavaṁ garahati … sammāñāṇañce bhavaṁ garahati … sammāvimuttiñce bhavaṁ garahati, ye ca micchāvimuttī samaṇabrāhmaṇā te bhoto pujjā, te bhoto pāsaṁsā. Yo koci, bhikkhave, samaṇo vā brāhmaṇo vā imaṁ mahācattārīsakaṁ dhammapariyāyaṁ garahitabbaṁ paṭikkositabbaṁ maññeyya tassa diṭṭheva dhamme ime dasasahadhammikā vādānuvādā gārayhaṁ ṭhānaṁ āgacchanti.

Yepi te, bhikkhave, ahesuṁ okkalā vassabhaññā ahetuvādā akiriyavādā natthikavādā tepi mahācattārīsakaṁ dhammapariyāyaṁ na garahitabbaṁ nappaṭikkositabbaṁ amaññiṁsu. Variant: amaññiṁsu → maññeyyuṁ (sya-all, pts1ed, mr) | vassabhaññā → vayabhiññā (mr) Taṁ kissa hetu? Nindābyārosaupārambhabhayā”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Mahācattārīsakasuttaṁ niṭṭhitaṁ sattamaṁ.

Mahācattārīsaka Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC