Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Mahākammavibhaṅga Sutta

136

.

Đại kinh Nghiệp phân biệt

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Samiddhi trú tại một cái cốc trong rừng. Rồi du sĩ ngoại đạo Potaliputta tiêu dao tản bộ, tuần tự du hành, đi đến Tôn giả Samiddhi; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Samiddhi những lời chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, du sĩ ngoại đạo Potaliputta thưa với Tôn giả Samiddhi:

— Này Hiền giả Samiddhi, trước mặt Thế Tôn, tôi tự thân nghe, tự thân ghi nhận như sau: “Hư vọng là thân nghiệp, hư vọng là khẩu nghiệp, chỉ có ý nghiệp là chân thật. Và có một Thiền chứng (samapatti), do thành tựu Thiền chứng này, sẽ không có cảm giác gì”.

— Này Hiền giả Potaliputta, chớ có nói vậy. Này Hiền giả Potaliputta, chớ có nói vậy. Chớ có phỉ báng Thế Tôn; phỉ báng Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy: “Hư vọng là thân nghiệp, hư vọng là khẩu nghiệp, chỉ có ý nghiệp là chân thật”. Và Hiền giả, có một Thiền Chứng, do thành tựu thiền chứng này, sẽ không có cảm giác gì.

— Ngài xuất gia đã bao lâu, thưa Hiền giả Samiddhi?

— Không lâu, thưa Hiền giả. Có ba năm.

— Nay ở đây chúng tôi còn hỏi các Tỷ-kheo trưởng lão làm gì khi một tân Tỷ-kheo nghĩ rằng cần phải bảo vệ vị Ðạo sư như vậy. Thưa Hiền giả Samiddhi, khi một người có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thời người ấy có cảm giác gì?

— Này Hiền giả Potaliputta, khi một người có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thời người ấy cảm giác khổ đau.

Rồi du sĩ ngoại đạo Potaliputta, không tán thán cũng không phản đối lời nói của Tôn giả Samiddhi. Không tán thán, không phản đối, du sĩ ngoại đạo Potaliputta từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi.

Rồi Tôn giả Samiddhi, sau khi du sĩ ngoại đạo Potaliputta ra đi không bao lâu, liền đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Samiddhi kể lại cho Tôn giả Ananda tất cả cuộc đàm thoại với du sĩ ngoại đạo Potaliputta. Sau khi nghe nói vậy, Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Samiddhi:

— Này Hiền giả Samiddhi, đây là đề tài một câu chuyện cần phải yết kiến Thế Tôn. Này Hiền giả Samiddhi, chúng ta hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến hãy trình bày lên Thế Tôn rõ ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời chúng ta như thế nào, chúng ta hãy như vậy thọ trì.

— Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Samiddhi vâng đáp Tôn giả Ananda. Rồi Tôn giả Ananda và Tôn giả Samiddhi đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda, trình lên Thế Tôn tất cả câu chuyện giữa Tôn giả Samiddhi với du sĩ ngoại đạo Potaliputta.

Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

— Này Ananda, Ta chưa từng thấy du sĩ ngoại đạo Potaliputta, thời câu chuyện này từ đây xảy ra? Này Ananda, câu hỏi đáng lý phải trả lời phân tích rõ ràng cho du sĩ ngoại đạo Potaliputta, lại được kẻ ngu si Samiddhi này trả lời theo một chiều.

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Udayi bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, nếu đây là ý nghĩa của Tôn giả Samiddhi nói lên, thời cảm giác gì người ấy cảm thọ là cảm giác khổ đau.

Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

— Này Ananda, hãy xem con đường sai lạc của kẻ ngu si Udayi này. Này Ananda, Ta biết rằng, nếu nay kẻ ngu si Udayi này mở miệng ra (đề cập vấn đề gì), ông ấy sẽ mở miệng đề cập một cách không như lý (ayoniso). Này Ananda, thật sự chỗ khởi thủy của du sĩ ngoại đạo Potaliputta hỏi là về ba cảm thọ. Này Ananda, nếu kẻ ngu si Samiddhi này được du sĩ ngoại đạo Potaliputta hỏi như vậy và trả lời như sau: “Này Hiền giả Potaliputta, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, có khả năng đưa đến lạc thọ, người ấy sẽ cảm giác lạc thọ. Này Hiền giả Potaliputta, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có khả năng đưa đến khổ thọ, người ấy sẽ cảm giác khổ thọ. Này Hiền giả Potaliputta, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có khả năng đưa đến bất khổ bất lạc thọ, người ấy sẽ cảm giác bất khổ bất lạc thọ”; nếu trả lời như vậy, này Ananda, kẻ ngu si Samiddhi đã trả lời một cách chơn chánh cho du sĩ ngoại đạo Potaliputta. Và lại nữa, này Ananda, những kẻ du sĩ ngoại đạo ngu si, kém học, họ sẽ hiểu được đại phân biệt về nghiệp của Như Lai, này Ananda, nếu Ông nghe Như Lai phân tích đại phân biệt về nghiệp”.

— Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời; bạch Thiện Thệ nay đã đến thời, Thế Tôn hãy phân tích đại phân biệt về nghiệp! Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

— Vậy này Ananda, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Này Ananda, có bốn loại người này có mặt ở đời. Thế nào là bốn? Ở đây, này Ananda, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tham dục, có sân tâm, có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Nhưng ở đây, này Ananda, có người sát sanh,… có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Ở đây, này Ananda, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói ác khẩu, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham dục, từ bỏ sân tâm, có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Nhưng ở đây, này Ananda, có người từ bỏ sát sanh,… có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Ở đây, này Ananda, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh tác ý, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, nhờ thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, vị ấy thấy có người ở đây sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tham dục, có sân tâm, có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Vị ấy nói như sau: “Thật sự có những ác nghiệp, có quả báo ác hạnh. Và ta đã thấy có người ở đây sát sanh, lấy của không cho… nói hai lưỡi… có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”. Vị ấy nói như sau: “Chắc chắn tất cả mọi người sát sanh, lấy của không cho… có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”. Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà trí. Như vậy, điều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: “Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng”.

Ở đây, này Ananda, có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn,… vị ấy thấy có người sát sanh, lấy của không cho… có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Vị ấy nói như sau: “Thật sự không có những ác nghiệp, không có quả báo ác hạnh. Và ta đã thấy có người ở đây sát sanh, lấy của không cho… có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Vị ấy nói như sau: “Chắc chắn tất cả mọi người sát sanh, lấy của không cho… có tà kiến; “sau khi thân hoại mạng chung, họ đều được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này”. Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà trí”. Như vậy, điều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: “Chỉ như vậy mới chân thực, ngoài ra đều là hư vọng”.

Ở đây, này Ananda, có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn,… vị ấy thấy có người ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Vị ấy nói như sau: “Thật sự có những thiện nghiệp, có quả báo thiện hạnh. Và ta đã thấy có người ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này”. Vị ấy nói như sau: “Chắc chắn tất cả mọi người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà trí”. Như vậy, điều này vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: “Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng”.

Ở đây, này Ananda, có Sa-môn… vị ấy thấy có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Vị ấy nói như sau: “Thật sự không có những thiện nghiệp, không có quả báo thiện hạnh. Và ta đã thấy có người ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”. Vị ấy nói như sau: “Chắc chắn tất cả mọi người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, họ đều bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà trí”. Như vậy, điều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: “Chỉ như vậy mới chân thực, ngoài ra đều là hư vọng”.

Ở đây, này Ananda, Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: “Chắc chắn có ác nghiệp, có quả báo ác nghiệp”. Như vậy, Ta chấp nhận cho vị ấy. Vị ấy nói như sau: “Tôi đã thấy ở đây có người sát sanh, lấy của không cho… có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”. Như vậy, Ta cũng chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau: “Chắc chắn tất cả những ai sát sanh, lấy của không cho… ; sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”, như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau: “Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà trí”; như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Ðiều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: “Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng”. Như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao? Khác như vậy, này Ananda, là trí của Như Lai về Ðại phân biệt về nghiệp.

Ở đây, này Ananda, Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: “Chắc chắn không có ác nghiệp, không có quả báo ác hạnh”. Như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và vị ấy nói như sau: “Tôi đã thấy ở đây có người sát sanh, lấy của không cho… có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này”. Như vậy, Ta chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau: “Chắc chắn tất cả những ai sát sanh, lấy của không cho… tất cả sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào thiện thú Thiên giới, cõi đời này”; như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau: “Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà trí”; như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Ðiều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: “Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng”. Như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao? Khác như vậy, này Ananda, là trí của Như Lai về Ðại phân biệt về nghiệp.

Ở đây, này Ananda, Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: “Chắc chắn có thiện nghiệp, có quả báo thiện hạnh”. Như vậy, Ta chấp nhận cho vị ấy. Và vị ấy nói như sau: “Tôi đã thấy ở đây có người từụ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này”. Như vậy, Ta cũng chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau: “Chắc chắn tất cả những ai từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… tất cả sau khi thân hoại mạng chung; họ đều sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này”; như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau: “Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà trí”; như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Ðiều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: “Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng”. Như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao? Khác như vậy, này Ananda, là trí của Như Lai về Ðại phân biệt về nghiệp.

Ở đây, này Ananda, Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: “Chắc chắn không có thiện nghiệp, không có quả báo thiện hạnh “. Như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và vị ấy nói như sau: “Tôi đã thấy ở đây có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”. Như vậy, Ta chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau: “Chắc chắn những ai từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến, tất cả sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”; như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau: “Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà trí”; như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Ðiều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: “Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng”. Như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao? Khác như vậy, này Ananda, là trí của Như Lai về Ðại phân biệt về nghiệp.

Ở đây, này Ananda, người nào sát sanh, lấy của không cho… có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục… Hoặc là một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm lúc trước, hay một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một tà kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Và ai ở đây sát sanh, lấy của không cho… có tà kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

Ở đây, này Ananda, người nào sát sanh, lấy của không cho… có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này… Hoặc là một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm lúc trước, hay một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một chánh kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Và ai ở đây sát sanh, lấy của không cho… có tà kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

Ở đây, này Ananda, người nào từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này… Hoặc là một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm từ trước, hay một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một chánh kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Và ai ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại, hay trong một đời khác.

Ở đây, này Ananda, người nào từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục… Hoặc là một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm từ trước, hay một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một tà kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Và ai ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

Như vậy, này Ananda, có nghiệp vô hữu tợ vô hữu, có nghiệp vô hữu tợ hữu, có nghiệp hữu tợ hữu, có nghiệp hữu tợ vô hữu.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Mahākammavibhaṅga Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe.

Tena kho pana samayena āyasmā samiddhi araññakuṭikāyaṁ viharati. Atha kho potaliputto paribbājako jaṅghāvihāraṁ anucaṅkamamāno anuvicaramāno yenāyasmā samiddhi tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā samiddhinā saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho potaliputto paribbājako āyasmantaṁ samiddhiṁ etadavoca:

“sammukhā metaṁ, āvuso samiddhi, samaṇassa gotamassa sutaṁ, sammukhā paṭiggahitaṁ: ‘moghaṁ kāyakammaṁ moghaṁ vacīkammaṁ, manokammameva saccan’ti. Atthi ca sā samāpatti yaṁ samāpattiṁ samāpanno na kiñci vediyatī”ti? Variant: Atthi ca sā → atthi cesā (mr)

“Mā hevaṁ, āvuso potaliputta, avaca; mā hevaṁ, āvuso potaliputta, avaca; mā bhagavantaṁ abbhācikkhi. Na hi sādhu bhagavato abbhakkhānaṁ. Na hi bhagavā evaṁ vadeyya: Variant: mā hevaṁ, āvuso potaliputta, avaca → idaṁ vākyaṁ sya-all, km potthakesu ‘moghaṁ kāyakammaṁ moghaṁ vacīkammaṁ, manokammameva saccan’ti. ‘Atthi ca kho sā, āvuso, samāpatti yaṁ samāpattiṁ samāpanno na kiñci vediyatī’”ti. Variant: Atthi ca kho → atthi ceva kho (mr)

“Kīvaciraṁ pabbajitosi, āvuso samiddhī”ti?

“Na ciraṁ, āvuso, tīṇi vassānī”ti.

“Ettha dāni mayaṁ there bhikkhū kiṁ vakkhāma, yatra hi nāma evaṁnavo bhikkhu satthāraṁ parirakkhitabbaṁ maññissati. Variant: nāma evaṁnavo bhikkhu → nāmevaṁ navo bhikkhu (bj); navakena bhikkhunā (mr) Sañcetanikaṁ, āvuso samiddhi, kammaṁ katvā kāyena vācāya manasā kiṁ so vediyatī”ti?

“Sañcetanikaṁ, āvuso potaliputta, kammaṁ katvā kāyena vācāya manasā dukkhaṁ so vediyatī”ti. Atha kho potaliputto paribbājako āyasmato samiddhissa bhāsitaṁ neva abhinandi nappaṭikkosi; anabhinanditvā appaṭikkositvā uṭṭhāyāsanā pakkāmi.

Atha kho āyasmā samiddhi acirapakkante potaliputte paribbājake yenāyasmā ānando tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā ānandena saddhiṁ sammodi. Sammodanīyaṁ kathaṁ sāraṇīyaṁ vītisāretvā ekamantaṁ nisīdi. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā samiddhi yāvatako ahosi potaliputtena paribbājakena saddhiṁ kathāsallāpo taṁ sabbaṁ āyasmato ānandassa ārocesi.

Evaṁ vutte, āyasmā ānando āyasmantaṁ samiddhiṁ etadavoca: “atthi kho idaṁ, āvuso samiddhi, kathāpābhataṁ bhagavantaṁ dassanāya. Āyāmāvuso samiddhi, yena bhagavā tenupasaṅkamissāma; upasaṅkamitvā etamatthaṁ bhagavato ārocessāma. Yathā no bhagavā byākarissati tathā naṁ dhāressāmā”ti.

“Evamāvuso”ti kho āyasmā samiddhi āyasmato ānandassa paccassosi.

Atha kho āyasmā ca ānando āyasmā ca samiddhi yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā ānando yāvatako ahosi āyasmato samiddhissa potaliputtena paribbājakena saddhiṁ kathāsallāpo taṁ sabbaṁ bhagavato ārocesi.

Evaṁ vutte, bhagavā āyasmantaṁ ānandaṁ etadavoca: “dassanampi kho ahaṁ, ānanda, potaliputtassa paribbājakassa nābhijānāmi, kuto panevarūpaṁ kathāsallāpaṁ? Iminā ca, ānanda, samiddhinā moghapurisena potaliputtassa paribbājakassa vibhajjabyākaraṇīyo pañho ekaṁsena byākato”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā udāyī bhagavantaṁ etadavoca: “sace pana, bhante, āyasmatā samiddhinā idaṁ sandhāya bhāsitaṁ—Variant: sace pana → kiṁ pana (mr) yaṁ kiñci vedayitaṁ taṁ dukkhasmin”ti.

Atha kho bhagavā āyasmantaṁ ānandaṁ āmantesi: Variant: Atha kho → evaṁ vutte (sya-all, km) “passasi no tvaṁ, ānanda, imassa udāyissa moghapurisassa ummaṅgaṁ? Variant: ummaṅgaṁ → ummaggaṁ (bj, sya-all, km, pts1ed); umaṅgaṁ (mr) Aññāsiṁ kho ahaṁ, ānanda: ‘idānevāyaṁ udāyī moghapuriso ummujjamāno ayoniso ummujjissatī’ti. Ādiṁyeva, ānanda, potaliputtena paribbājakena tisso vedanā pucchitā. Variant: Ādiṁyeva → ādisova (pts1ed); ādiyeva (mr) Sacāyaṁ, ānanda, samiddhi moghapuriso potaliputtassa paribbājakassa evaṁ puṭṭho evaṁ byākareyya: ‘sañcetanikaṁ, āvuso potaliputta, kammaṁ katvā kāyena vācāya manasā sukhavedanīyaṁ sukhaṁ so vedayati; sañcetanikaṁ, āvuso potaliputta, kammaṁ katvā kāyena vācāya manasā dukkhavedanīyaṁ dukkhaṁ so vedayati; sañcetanikaṁ, āvuso potaliputta, kammaṁ katvā kāyena vācāya manasā adukkhamasukhavedanīyaṁ adukkhamasukhaṁ so vedayatī’ti. Evaṁ byākaramāno kho, ānanda, samiddhi moghapuriso potaliputtassa paribbājakassa sammā byākaramāno byākareyya. Variant: byākaramāno → idaṁ padaṁ bj, sya-all, km, pts1ed potthakesu

Api ca, ānanda, ke ca aññatitthiyā paribbājakā bālā abyattā ke ca tathāgatassa mahākammavibhaṅgaṁ jānissanti? Variant: ca → keci (mr) Sace tumhe, ānanda, suṇeyyātha tathāgatassa mahākammavibhaṅgaṁ vibhajantassā”ti.

“Etassa, bhagavā, kālo, etassa, sugata, kālo yaṁ bhagavā mahākammavibhaṅgaṁ vibhajeyya. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī”ti.

“Tena hānanda, suṇāhi, sādhukaṁ manasi karohi; bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho āyasmā ānando bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca:

“Cattārome, ānanda, puggalā santo saṁvijjamānā lokasmiṁ. Katame cattāro? Idhānanda, ekacco puggalo idha pāṇātipātī hoti, adinnādāyī hoti, kāmesumicchācārī hoti, musāvādī hoti, pisuṇavāco hoti, pharusavāco hoti, samphappalāpī hoti, abhijjhālu hoti, byāpannacitto hoti, micchādiṭṭhi hoti. So kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati.

Idha panānanda, ekacco puggalo idha pāṇātipātī hoti, adinnādāyī hoti, kāmesumicchācārī hoti, musāvādī hoti, pisuṇavāco hoti, pharusavāco hoti, samphappalāpī hoti, abhijjhālu hoti, byāpannacitto hoti, micchādiṭṭhi hoti. So kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati.

Idhānanda, ekacco puggalo idha pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānā paṭivirato hoti, kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, musāvādā paṭivirato hoti, pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, pharusāya vācāya paṭivirato hoti, samphappalāpā paṭivirato hoti, anabhijjhālu hoti, abyāpannacitto hoti, sammādiṭṭhi hoti. So kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati.

Idha panānanda, ekacco puggalo idha pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānā paṭivirato hoti, kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, musāvādā paṭivirato hoti, pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, pharusāya vācāya paṭivirato hoti, samphappalāpā paṭivirato hoti, anabhijjhālu hoti, abyāpannacitto hoti, sammādiṭṭhi hoti. So kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati.

Idhānanda, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṁ cetosamādhiṁ phusati yathāsamāhite citte dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena amuṁ puggalaṁ passati—idha pāṇātipātiṁ adinnādāyiṁ kāmesumicchācāriṁ musāvādiṁ pisuṇavācaṁ pharusavācaṁ samphappalāpiṁ abhijjhāluṁ byāpannacittaṁ micchādiṭṭhiṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā passati apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannaṁ. So evamāha: ‘atthi kira, bho, pāpakāni kammāni, atthi duccaritassa vipāko. Amāhaṁ puggalaṁ addasaṁ idha pāṇātipātiṁ adinnādāyiṁ …pe… micchādiṭṭhiṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā passāmi apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannan’ti. Variant: Amāhaṁ → apāhaṁ (bj, pts1ed, mr) So evamāha: ‘yo kira, bho, pāṇātipātī adinnādāyī …pe… micchādiṭṭhi, sabbo so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati. Ye evaṁ jānanti, te sammā jānanti; ye aññathā jānanti, micchā tesaṁ ñāṇan’ti. Variant: micchā tesaṁ ñāṇan’ti → micchā te sañjānanti (mr) Iti so yadeva tassa sāmaṁ ñātaṁ sāmaṁ diṭṭhaṁ sāmaṁ viditaṁ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati: ‘idameva saccaṁ, moghamaññan’ti. Variant: parāmāsā → parāmassa (bj, pts1ed)

Idha panānanda, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṁ cetosamādhiṁ phusati yathāsamāhite citte dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena amuṁ puggalaṁ passati—idha pāṇātipātiṁ adinnādāyiṁ …pe… micchādiṭṭhiṁ, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā passati sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannaṁ. So evamāha: ‘natthi kira, bho, pāpakāni kammāni, natthi duccaritassa vipāko. Amāhaṁ puggalaṁ addasaṁ—idha pāṇātipātiṁ adinnādāyiṁ …pe… micchādiṭṭhiṁ, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā passāmi sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannan’ti. So evamāha: ‘yo kira, bho, pāṇātipātī adinnādāyī …pe… micchādiṭṭhi, sabbo so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati. Ye evaṁ jānanti te sammā jānanti; ye aññathā jānanti, micchā tesaṁ ñāṇan’ti. Iti so yadeva tassa sāmaṁ ñātaṁ sāmaṁ diṭṭhaṁ sāmaṁ viditaṁ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati: ‘idameva saccaṁ, moghamaññan’ti.

Idhānanda, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṁ cetosamādhiṁ phusati yathāsamāhite citte dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena amuṁ puggalaṁ passati—idha pāṇātipātā paṭivirataṁ adinnādānā paṭivirataṁ kāmesumicchācārā paṭivirataṁ musāvādā paṭivirataṁ pisuṇāya vācāya paṭivirataṁ pharusāya vācāya paṭivirataṁ samphappalāpā paṭivirataṁ anabhijjhāluṁ abyāpannacittaṁ sammādiṭṭhiṁ, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā passati sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannaṁ. So evamāha: ‘atthi kira, bho, kalyāṇāni kammāni, atthi sucaritassa vipāko. Amāhaṁ puggalaṁ addasaṁ—idha pāṇātipātā paṭivirataṁ adinnādānā paṭivirataṁ …pe… sammādiṭṭhiṁ, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā passāmi sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannan’ti. So evamāha: ‘yo kira, bho, pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato …pe… sammādiṭṭhi sabbo so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati. Ye evaṁ jānanti te sammā jānanti; ye aññathā jānanti, micchā tesaṁ ñāṇan’ti. Iti so yadeva tassa sāmaṁ ñātaṁ sāmaṁ diṭṭhaṁ sāmaṁ viditaṁ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati: ‘idameva saccaṁ, moghamaññan’ti.

Idha panānanda, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṁ cetosamādhiṁ phusati yathāsamāhite citte dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena amuṁ puggalaṁ passati—idha pāṇātipātā paṭivirataṁ …pe… sammādiṭṭhiṁ, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā passati apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannaṁ. So evamāha: ‘natthi kira, bho, kalyāṇāni kammāni, natthi sucaritassa vipāko. Amāhaṁ puggalaṁ addasaṁ—idha pāṇātipātā paṭivirataṁ adinnādānā paṭivirataṁ …pe… sammādiṭṭhiṁ, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā passāmi apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannan’ti. So evamāha: ‘yo kira, bho, pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato …pe… sammādiṭṭhi, sabbo so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati. Ye evaṁ jānanti te sammā jānanti; ye aññathā jānanti, micchā tesaṁ ñāṇan’ti. Iti so yadeva tassa sāmaṁ ñātaṁ sāmaṁ diṭṭhaṁ sāmaṁ viditaṁ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati: ‘idameva saccaṁ, moghamaññan’ti.

Tatrānanda, yvāyaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā evamāha: ‘atthi kira, bho, pāpakāni kammāni, atthi duccaritassa vipāko’ti idamassa anujānāmi; yampi so evamāha: ‘amāhaṁ puggalaṁ addasaṁ—idha pāṇātipātiṁ adinnādāyiṁ …pe… micchādiṭṭhiṁ, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā passāmi apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannan’ti idampissa anujānāmi; yañca kho so evamāha: ‘yo kira, bho, pāṇātipātī adinnādāyī …pe… micchādiṭṭhi, sabbo so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjatī’ti idamassa nānujānāmi; yampi so evamāha: ‘ye evaṁ jānanti te sammā jānanti; ye aññathā jānanti, micchā tesaṁ ñāṇan’ti idampissa nānujānāmi; yampi so yadeva tassa sāmaṁ ñātaṁ sāmaṁ diṭṭhaṁ sāmaṁ viditaṁ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati: ‘idameva saccaṁ, moghamaññan’ti idampissa nānujānāmi. Taṁ kissa hetu? Aññathā hi, ānanda, tathāgatassa mahākammavibhaṅge ñāṇaṁ hoti.

Tatrānanda, yvāyaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā evamāha: ‘natthi kira, bho, pāpakāni kammāni, natthi duccaritassa vipāko’ti idamassa nānujānāmi; yañca kho so evamāha: ‘amāhaṁ puggalaṁ addasaṁ—idha pāṇātipātiṁ adinnādāyiṁ …pe… micchādiṭṭhiṁ kāyassa bhedā paraṁ maraṇā passāmi sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannan’ti idamassa anujānāmi; yañca kho so evamāha: ‘yo kira, bho, pāṇātipātī adinnādāyī …pe… micchādiṭṭhi, sabbo so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjatī’ti idamassa nānujānāmi; yampi so evamāha: ‘ye evaṁ jānanti te sammā jānanti; ye aññathā jānanti, micchā tesaṁ ñāṇan’ti idampissa nānujānāmi; yampi so yadeva tassa sāmaṁ ñātaṁ sāmaṁ diṭṭhaṁ sāmaṁ viditaṁ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati: ‘idameva saccaṁ, moghamaññan’ti idampissa nānujānāmi. Taṁ kissa hetu? Aññathā hi, ānanda, tathāgatassa mahākammavibhaṅge ñāṇaṁ hoti.

Tatrānanda, yvāyaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā evamāha: ‘atthi kira, bho, kalyāṇāni kammāni, atthi sucaritassa vipāko’ti idamassa anujānāmi; yampi so evamāha: ‘amāhaṁ puggalaṁ addasaṁ—idha pāṇātipātā paṭivirataṁ adinnādānā paṭivirataṁ …pe… sammādiṭṭhiṁ, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā passāmi sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapannan’ti idampissa anujānāmi; yañca kho so evamāha: ‘yo kira, bho, pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato …pe… sammādiṭṭhi, sabbo so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjatī’ti idamassa nānujānāmi; yampi so evamāha: ‘ye evaṁ jānanti te sammā jānanti; ye aññathā jānanti, micchā tesaṁ ñāṇan’ti idampissa nānujānāmi; yampi so yadeva tassa sāmaṁ ñātaṁ sāmaṁ diṭṭhaṁ sāmaṁ viditaṁ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati: ‘idameva saccaṁ, moghamaññan’ti idampissa nānujānāmi. Taṁ kissa hetu? Aññathā hi, ānanda, tathāgatassa mahākammavibhaṅge ñāṇaṁ hoti.

Tatrānanda, yvāyaṁ samaṇo vā brāhmaṇo vā evamāha: ‘natthi kira, bho, kalyāṇāni kammāni, natthi sucaritassa vipāko’ti idamassa nānujānāmi; yañca kho so evamāha: ‘amāhaṁ puggalaṁ addasaṁ—idha pāṇātipātā paṭivirataṁ adinnādānā paṭivirataṁ …pe… sammādiṭṭhiṁ, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā passāmi apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapannan’ti idamassa anujānāmi; yañca kho so evamāha: ‘yo kira, bho, pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato …pe… sammādiṭṭhi, sabbo so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjatī’ti idamassa nānujānāmi; yañca kho so evamāha: ‘ye evaṁ jānanti te sammā jānanti; ye aññathā jānanti, micchā tesaṁ ñāṇan’ti idampissa nānujānāmi; yampi so yadeva tassa sāmaṁ ñātaṁ sāmaṁ diṭṭhaṁ sāmaṁ viditaṁ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati: ‘idameva saccaṁ, moghamaññan’ti idampissa nānujānāmi. Taṁ kissa hetu? Aññathā hi, ānanda, tathāgatassa mahākammavibhaṅge ñāṇaṁ hoti.

Tatrānanda, yvāyaṁ puggalo idha pāṇātipātī adinnādāyī …pe… micchādiṭṭhi, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati, pubbe vāssa taṁ kataṁ hoti pāpakammaṁ dukkhavedanīyaṁ, pacchā vāssa taṁ kataṁ hoti pāpakammaṁ dukkhavedanīyaṁ, maraṇakāle vāssa hoti micchādiṭṭhi samattā samādinnā. Tena so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati. Yañca kho so idha pāṇātipātī hoti adinnādāyī hoti …pe… micchādiṭṭhi hoti tassa diṭṭheva dhamme vipākaṁ paṭisaṁvedeti upapajja vā apare vā pariyāye.

Tatrānanda, yvāyaṁ puggalo idha pāṇātipātī adinnādāyī …pe… micchādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati, pubbe vāssa taṁ kataṁ hoti kalyāṇakammaṁ sukhavedanīyaṁ, pacchā vāssa taṁ kataṁ hoti kalyāṇakammaṁ sukhavedanīyaṁ, maraṇakāle vāssa hoti sammādiṭṭhi samattā samādinnā. Tena so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati. Yañca kho so idha pāṇātipātī hoti adinnādāyī hoti …pe… micchādiṭṭhi hoti tassa diṭṭheva dhamme vipākaṁ paṭisaṁvedeti upapajja vā apare vā pariyāye.

Tatrānanda, yvāyaṁ puggalo idha pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato …pe… sammādiṭṭhi, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati, pubbe vāssa taṁ kataṁ hoti kalyāṇakammaṁ sukhavedanīyaṁ, pacchā vāssa taṁ kataṁ hoti kalyāṇakammaṁ sukhavedanīyaṁ, maraṇakāle vāssa hoti sammādiṭṭhi samattā samādinnā. Tena so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjati. Yañca kho so idha pāṇātipātā paṭivirato hoti adinnādānā paṭivirato hoti …pe… sammādiṭṭhi hoti, tassa diṭṭheva dhamme vipākaṁ paṭisaṁvedeti upapajja vā apare vā pariyāye.

Tatrānanda, yvāyaṁ puggalo idha pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato …pe… sammādiṭṭhi, kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati, pubbe vāssa taṁ kataṁ hoti pāpakammaṁ dukkhavedanīyaṁ, pacchā vāssa taṁ kataṁ hoti pāpakammaṁ dukkhavedanīyaṁ, maraṇakāle vāssa hoti micchādiṭṭhi samattā samādinnā. Tena so kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjati. Yañca kho so idha pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānā paṭivirato hoti …pe… sammādiṭṭhi hoti, tassa diṭṭheva dhamme vipākaṁ paṭisaṁvedeti upapajja vā apare vā pariyāye.

Iti kho, ānanda, atthi kammaṁ abhabbaṁ abhabbābhāsaṁ, atthi kammaṁ abhabbaṁ bhabbābhāsaṁ, atthi kammaṁ bhabbañceva bhabbābhāsañca, atthi kammaṁ bhabbaṁ abhabbābhāsan”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṁ abhinandīti.

Mahākammavibhaṅgasuttaṁ niṭṭhitaṁ chaṭṭhaṁ.

Mahākammavibhaṅga Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC