Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Saḷāyatanavibhaṅga Sutta

137

.

Kinh Phân biệt sáu xứ

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo” –“Bạch Thế Tôn”. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

— Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông phân biệt sáu xứ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Có sáu nội xứ cần phải biết. Có sáu ngoại xứ cần phải biết. Có sáu thức thân cần phải biết. Có sáu xúc thân cần phải biết. Có mười tám ý hành cần phải biết. Có ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết. Tại đây, do y cứ cái này, đoạn tận cái này, có ba niệm xứ mà một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành (niệm xứ) ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng. Trong các bậc Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là bậc Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục các hạng người đáng được điều phục. Ðây là tổng thuyết về phân biệt sáu xứ.

Khi được nói đến “Sáu nội xứ cần phải biết”, do duyên gì, được nói đến như vậy? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Khi được nói đến: “Sáu nội xứ cần phải biết”, chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến “Sáu ngoại xứ cần phải biết”, do duyên gì, được nói đến như vậy? Sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ. Khi được nói đến: “Sáu ngoại xứ cần phải biết”, chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến “Sáu thức thân cần phải biết”, do duyên gì, được nói đến như vậy? Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Khi được nói đến: “Sáu thức thân cần phải biết”, chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến “Sáu xúc thân cần phải biết”, do duyên gì được nói đến như vậy? Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Khi được nói đến: “Sáu xúc thân cần phải biết”, chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến “Mười tám ý hành cần phải biết”, do duyên gì được nói đến như vậy? Sau khi mắt thấy sắc, ý chạy theo sắc trú xứ của hỷ, chạy theo sắc trú xứ của ưu, chạy theo sắc trú xứ của xả; sau khi tai nghe tiếng… ; sau khi mũi ngửi hương… sau khi lưỡi nếm vị… sau khi thân cảm xúc… sau khi ý nhận thức pháp, ý chạy theo pháp khởi lên hỷ, chạy theo pháp khởi lên ưu, chạy theo pháp khởi lên xả. Như vậy, có sáu hỷ hành, có sáu ưu hành, có sáu xả hành. Khi được nói đến “Mười tám ý hành cần phải biết”, chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến “Ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết”, do duyên gì, được nói đến như vậy? Sáu hỷ liên hệ tại gia, sáu hỷ liên hệ xuất ly, sáu ưu liên hệ tại gia, sáu ưu liên hệ xuất ly, sáu xả liên hệ tại gia, sáu xả liên hệ xuất ly.

Ở đây, thế nào là sáu hỷ liên hệ tại gia? Có hỷ khởi lên, hoặc do nhận được hay thấy sự nhận được các sắc do con mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì đã nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ tại gia. Có hỷ khởi lên, hoặc do nhận được hay thấy sự nhận được các tiếng do tai nhận thức… các hương do mũi nhận thức… các vị do lưỡi nhận thức… các xúc do thân nhận thức… các pháp do ý nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì đã nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến tại gia. Sáu hỷ này liên hệ đến tại gia.

Ở đây, thế nào là sáu hỷ liên hệ đến xuất ly? Sau khi biết các sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt và nghĩ rằng: “Các sắc pháp xưa kia và các sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại”. Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, có hỷ khởi lên. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến xuất ly. Sau khi biết được các tiếng… các hương… các vị… các xúc… các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt và nghĩ rằng: “Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến hoại”. Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, có hỷ khởi lên. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến xuất ly. Sáu hỷ này liên hệ đến xuất ly.

Ở đây, thế nào là sáu ưu liên hệ tại gia? Có ưu khởi lên; hoặc do không nhận được hay thấy sự không nhận được các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì không nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ tại gia. Có ưu khởi lên, hoặc do không nhận được hay thấy sự không nhận được các tiếng do tai nhận thức… các hương do mũi nhận thức… các vị do lưỡi nhận thức… các xúc do thân nhận thức… các pháp do ý nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì không nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ đến tại gia. Sáu ưu này liên hệ đến tại gia.

Ở đây, thế nào là sáu ưu liên hệ đến xuất ly? Sau khi biết được các sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt và nghĩ rằng: “Các sắc pháp xưa kia và các sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại”. Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, vị ấy khởi lên ước muốn đối với vô thượng giải thoát, nghĩ rằng: “Khi nào ta có thể chứng đạt và an trú trong xứ (ayatana) mà các bậc Thánh đang chứng đạt và an trú?” Như vậy, do ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, ưu khởi lên do duyên ước muốn. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ xuất ly. Sau khi biết được các tiếng… các hương… các vị… các xúc… các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt và nghĩ rằng: “Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến hoại”. Sau khi sự thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, vị ấy khởi lên ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, nghĩ rằng: “Khi nào ta có thể chứng đạt và an trú trong xứ (ayatana) mà các bậc Thánh đang chứng đạt và an trú?” Như vậy, do ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, ưu khởi lên do duyên ước muốn. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ xuất ly. Sáu ưu này liên hệ xuất ly.

Ở đây, thế nào là sáu xả liên hệ tại gia? Khi một người ngu si, ám độn, phàm phu thấy sắc với con mắt, xả khởi lên của một vô văn phàm phu, không chinh phục được (phiền não), không chinh phục được quả dị thục, không thấy sự nguy hiểm. Loại xả như vậy không vượt khỏi sắc pháp. Do vậy, đây được gọi là xả liên hệ tại gia. Khi một người ngu si, ám độn, phàm phu nghe tiếng với tai… ngửi hương với mũi… nếm vị với lưỡi… cảm xúc với thân… nhận thức pháp với ý, xả khởi lên của một vô văn phàm phu, không chinh phục được (phiền não), không chinh phục được quả dị thục, không thấy sự nguy hiểm. Loại xả như vậy không vượt khỏi các pháp. Do vậy, đây được gọi là xả liên hệ tại gia. Sáu xả này liên hệ tại gia.

Ở đây, thế nào là sáu xả liên hệ xuất ly? Sau khi biết sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt, nghĩ rằng: “Các sắc pháp xưa kia và sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại”. Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, xả khởi lên. Loại xả như vậy được gọi là xả liên hệ xuất ly. Sau khi biết được các tiếng… các hương… các vị… các xúc… các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt, nghĩ rằng: “Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến hoại”. Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, xả khởi lên. Loại xả như vậy được gọi là xả liên hệ xuất ly. Sáu xả này liên hệ xuất ly.

Khi được nói đến “Ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết”, chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến “Ở đây, do y cứ cái này, đoạn tận cái này”, do duyên gì, được nói đến như vậy? Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ do duyên sáu hỷ liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu hỷ liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng; như vậy là sự vượt qua chúng. Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu ưu liên hệ xuất ly; đoạn tận, vượt qua sáu ưu liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng; như vậy là sự vượt qua chúng. Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu xả liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu xả liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng. Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu hỷ liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu ưu liên hệ xuất ly. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng. Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên xả liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu hỷ liên hệ xuất ly. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng.

Này các Tỷ-kheo, có xả đa diện, y cứ đa diện; có xả nhứt diện, y cứ nhứt diện. Này các Tỷ-kheo, thế nào là xả đa diện, y cứ đa diện? Này các Tỷ-kheo, có xả đối với các sắc pháp, có xả đối với các tiếng, có xả đối với các hương, có xả đối với các vị, có xả đối với các xúc. Như vậy, này các Tỷ-kheo là xả đa diện, y cứ đa diện. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xả nhứt diện, y cứ nhứt diện? Có xả y cứ Hư không vô biên xứ, có xả y cứ Thức vô biên xứ, có xả y cứ Vô sở hữu xứ, có xả y cứ Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo là xả nhứt diện, y cứ nhứt diện. Ở đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên xả nhứt diện, xả y cứ nhứt diện, đoạn tận vượt qua xả đa diện, xả y cứ đa diện. Như vậy là sự đoạn tận (xả) này, như vậy là sự vượt qua (xả) này. Này các Tỷ-kheo, do y cứ không tham dục, do duyên không tham dục, đoạn tận, vượt qua xả nhứt diện, xả y cứ nhứt diện ấy. Như vậy là sự đoạn tận (xả) này, như vậy là sự vượt qua (xả) này. Khi được nói đến: “Tại đây do y cứ cái này, đoạn tận cái này”, chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến: “Có ba niệm xứ mà một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành (niệm xứ) ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng”, do duyên gì, được nói đến như vậy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, bậc Ðạo sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: “Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông”. Một số đệ tử của bậc Ðạo sư ấy không có khéo nghe, không có lóng tai, không có an trú tâm vào chánh trí, và hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư. Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai không có hoan hỷ, không có cảm giác hoan hỷ, nhưng sống không có dao động, chánh niệm, tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ thứ nhất, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Ðạo sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: “Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông”. Một số đệ tử bậc Ðạo sư ấy không có khéo nghe, không có lóng tai, không có an trú tâm vào chánh trí, và hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư. Có một số đệ tử khéo nghe, lóng tai, an trú tâm vào chánh trí, và không hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư. Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai không có hoan hỷ, không có cảm giác hoan hỷ, không có không hoan hỷ, không có cảm giác không hoan hỷ; sau khi đoạn bỏ cả hai, hoan hỷ và không hoan hỷ, Như Lai trú xả, chánh niệm, tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ hai, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có bậc Ðạo Sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: “Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông”. Ðệ tử của bậc Ðạo Sư ấy khéo nghe, lóng tai, an trú tâm vào chánh trí và không đi ngược lời dạy của bậc Ðạo Sư. Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như lai hoan hỷ, và cảm giác hoan hỷ, sống không dao động, chánh niệm, tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ thứ ba, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng cho đồ chúng.

Khi được nói đến: “Có ba niệm xứ, một bậc Thánh phải thực hành, và có (thực hành) niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng đáng là bậc Ðạo sư diễn giảng cho đồ chúng”, chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến: “Trong các vị Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là vị Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục hạng người đáng được điều phục”, do duyên gì được nói đến như vậy? Này các Tỷ-kheo, một con voi được điều phục do một vị điều ngự tượng sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam. Này các Tỷ-kheo, một con ngựa được điều phục do một vị điều ngự mã sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam. Này các Tỷ-kheo, một con bò được điều phục do một vị điều ngự sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam.

Này các Tỷ-kheo, một người được điều phục do Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác dắt dẫn, được chạy cùng khắp cả tám phương.

Có sắc, thấy các sắc pháp; đó là phương thứ nhất. Không có tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc; đó là phương thứ hai. Nghĩ đến thanh tịnh, chú tâm trên ấy; đó là phương thứ ba. Vượt qua một cách hoàn toàn các sắc tưởng, diệt trừ đối ngại tưởng, không tác ý sai biệt tưởng; và nghĩ rằng “Hư không là vô biên”, chứng đạt và an trú Không vô biên xứ; đó là phương thứ tư. Vượt qua một cách hoàn toàn Không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ; đó là phương thứ năm. Vượt qua một cách hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có gì cả”, chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ; đó là phương thứ sáu. Vượt qua một cách hoàn toàn Vô sở hữu xứ; chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là phương thứ bảy. Vượt qua một cách hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng (định); đó là phương thứ tám.

Này các Tỷ-kheo, một người đáng được điều phục do Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác dắt dẫn, được chạy cùng khắp tám phương này.

Khi được nói đến: “Trong các vị Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục hạng người đáng điều phục”, chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Saḷāyatanavibhaṅga Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“saḷāyatanavibhaṅgaṁ vo, bhikkhave, desessāmi. Taṁ suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“‘Cha ajjhattikāni āyatanāni veditabbāni, cha bāhirāni āyatanāni veditabbāni, cha viññāṇakāyā veditabbā, cha phassakāyā veditabbā, aṭṭhārasa manopavicārā veditabbā, chattiṁsa sattapadā veditabbā, tatra idaṁ nissāya idaṁ pajahatha, tayo satipaṭṭhānā yadariyo sevati yadariyo sevamāno satthā gaṇamanusāsitumarahati, so vuccati yoggācariyānaṁ anuttaro purisadammasārathī’ti—Variant: yoggācariyānaṁ → yogācariyānaṁ (mr) ayamuddeso saḷāyatanavibhaṅgassa.

‘Cha ajjhattikāni āyatanāni veditabbānī’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? ‘Cakkhāyatanaṁ sotāyatanaṁ ghānāyatanaṁ jivhāyatanaṁ kāyāyatanaṁ manāyatanaṁ—cha ajjhattikāni āyatanāni veditabbānī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

‘Cha bāhirāni āyatanāni veditabbānī’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? ‘Rūpāyatanaṁ saddāyatanaṁ gandhāyatanaṁ rasāyatanaṁ phoṭṭhabbāyatanaṁ dhammāyatanaṁ—cha bāhirāni āyatanāni veditabbānī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

‘Cha viññāṇakāyā veditabbā’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? ‘Cakkhuviññāṇaṁ sotaviññāṇaṁ ghānaviññāṇaṁ jivhāviññāṇaṁ kāyaviññāṇaṁ manoviññāṇaṁ—cha viññāṇakāyā veditabbā’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

‘Cha phassakāyā veditabbā’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? ‘Cakkhusamphasso sotasamphasso ghānasamphasso jivhāsamphasso kāyasamphasso manosamphasso—cha phassakāyā veditabbā’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

‘Aṭṭhārasa manopavicārā veditabbā’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? ‘Cakkhunā rūpaṁ disvā somanassaṭṭhānīyaṁ rūpaṁ upavicarati, domanassaṭṭhānīyaṁ rūpaṁ upavicarati, upekkhāṭṭhānīyaṁ rūpaṁ upavicarati. Sotena saddaṁ sutvā …pe… ghānena gandhaṁ ghāyitvā … jivhāya rasaṁ sāyitvā …

kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā … manasā dhammaṁ viññāya somanassaṭṭhānīyaṁ dhammaṁ upavicarati, domanassaṭṭhānīyaṁ dhammaṁ upavicarati, upekkhāṭṭhānīyaṁ dhammaṁ upavicarati. Iti cha somanassūpavicārā, cha domanassūpavicārā, cha upekkhūpavicārā, aṭṭhārasa manopavicārā veditabbā’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

‘Chattiṁsa sattapadā veditabbā’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Cha gehasitāni somanassāni, cha nekkhammasitāni somanassāni, cha gehasitāni domanassāni, cha nekkhammasitāni domanassāni, cha gehasitā upekkhā, cha nekkhammasitā upekkhā. Variant: gehasitāni → gehassitāni (?)

Tattha katamāni cha gehasitāni somanassāni? Cakkhuviññeyyānaṁ rūpānaṁ iṭṭhānaṁ kantānaṁ manāpānaṁ manoramānaṁ lokāmisapaṭisaṁyuttānaṁ paṭilābhaṁ vā paṭilābhato samanupassato pubbe vā paṭiladdhapubbaṁ atītaṁ niruddhaṁ vipariṇataṁ samanussarato uppajjati somanassaṁ. Yaṁ evarūpaṁ somanassaṁ idaṁ vuccati gehasitaṁ somanassaṁ. Sotaviññeyyānaṁ saddānaṁ … ghānaviññeyyānaṁ gandhānaṁ … jivhāviññeyyānaṁ rasānaṁ … kāyaviññeyyānaṁ phoṭṭhabbānaṁ … manoviññeyyānaṁ dhammānaṁ iṭṭhānaṁ kantānaṁ manāpānaṁ …pe… somanassaṁ. Yaṁ evarūpaṁ somanassaṁ idaṁ vuccati gehasitaṁ somanassaṁ. Imāni cha gehasitāni somanassāni.

Tattha katamāni cha nekkhammasitāni somanassāni? Rūpānaṁ tveva aniccataṁ viditvā vipariṇāmavirāganirodhaṁ, ‘pubbe ceva rūpā etarahi ca sabbe te rūpā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammā’ti evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya passato uppajjati somanassaṁ. Yaṁ evarūpaṁ somanassaṁ idaṁ vuccati nekkhammasitaṁ somanassaṁ. Saddānaṁ tveva … gandhānaṁ tveva … rasānaṁ tveva … phoṭṭhabbānaṁ tveva … dhammānaṁ tveva aniccataṁ viditvā vipariṇāmavirāganirodhaṁ, ‘pubbe ceva dhammā etarahi ca sabbe te dhammā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammā’ti evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya passato uppajjati somanassaṁ. Yaṁ evarūpaṁ somanassaṁ idaṁ vuccati nekkhammasitaṁ somanassaṁ. Imāni cha nekkhammasitāni somanassāni.

Tattha katamāni cha gehasitāni domanassāni? Cakkhuviññeyyānaṁ rūpānaṁ … pe… sotaviññeyyānaṁ saddānaṁ … ghānaviññeyyānaṁ gandhānaṁ … jivhāviññeyyānaṁ rasānaṁ … kāyaviññeyyānaṁ phoṭṭhabbānaṁ … manoviññeyyānaṁ dhammānaṁ iṭṭhānaṁ kantānaṁ manāpānaṁ manoramānaṁ lokāmisapaṭisaṁyuttānaṁ appaṭilābhaṁ vā appaṭilābhato samanupassato pubbe vā appaṭiladdhapubbaṁ atītaṁ niruddhaṁ vipariṇataṁ samanussarato uppajjati domanassaṁ. Yaṁ evarūpaṁ domanassaṁ idaṁ vuccati gehasitaṁ domanassaṁ. Imāni cha gehasitāni domanassāni.

“Tattha katamāni cha nekkhammasitāni domanassāni? Rūpānaṁ tveva aniccataṁ viditvā vipariṇāmavirāganirodhaṁ, ‘pubbe ceva rūpā etarahi ca sabbe te rūpā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammā’ti evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya disvā anuttaresu vimokkhesu pihaṁ upaṭṭhāpeti: ‘kudāssu nāmāhaṁ tadāyatanaṁ upasampajja viharissāmi yadariyā etarahi āyatanaṁ upasampajja viharantī’ti iti anuttaresu vimokkhesu pihaṁ upaṭṭhāpayato uppajjati pihapaccayā domanassaṁ. Variant: kudāssu → kudassu (bj); kadāssu (sya-all, km, pts1ed) Yaṁ evarūpaṁ domanassaṁ idaṁ vuccati nekkhammasitaṁ domanassaṁ. Saddānaṁ tveva …pe… gandhānaṁ tveva … rasānaṁ tveva … phoṭṭhabbānaṁ tveva … dhammānaṁ tveva aniccataṁ viditvā vipariṇāmavirāganirodhaṁ, ‘pubbe ceva dhammā etarahi ca sabbe te dhammā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammā’ti evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya disvā anuttaresu vimokkhesu pihaṁ upaṭṭhāpeti: ‘kudāssu nāmāhaṁ tadāyatanaṁ upasampajja viharissāmi yadariyā etarahi āyatanaṁ upasampajja viharantī’ti iti anuttaresu vimokkhesu pihaṁ upaṭṭhāpayato uppajjati pihapaccayā domanassaṁ. Yaṁ evarūpaṁ domanassaṁ idaṁ vuccati nekkhammasitaṁ domanassaṁ. Imāni cha nekkhammasitāni domanassāni.

Tattha katamā cha gehasitā upekkhā? Cakkhunā rūpaṁ disvā uppajjati upekkhā bālassa mūḷhassa puthujjanassa anodhijinassa avipākajinassa anādīnavadassāvino assutavato puthujjanassa. Variant: bālassa mūḷhassa → mūḷhassa mandassa (mr) | sā → sāyaṁ (mr) Yā evarūpā upekkhā, rūpaṁ sā nātivattati. Tasmā sā upekkhā ‘gehasitā’ti vuccati. Sotena saddaṁ sutvā … ghānena gandhaṁ ghāyitvā … jivhāya rasaṁ sāyitvā … kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā … manasā dhammaṁ viññāya uppajjati upekkhā bālassa mūḷhassa puthujjanassa anodhijinassa avipākajinassa anādīnavadassāvino assutavato puthujjanassa. Yā evarūpā upekkhā, dhammaṁ sā nātivattati. Tasmā sā upekkhā ‘gehasitā’ti vuccati. Imā cha gehasitā upekkhā.

Tattha katamā cha nekkhammasitā upekkhā? Rūpānaṁ tveva aniccataṁ viditvā vipariṇāmavirāganirodhaṁ, ‘pubbe ceva rūpā etarahi ca sabbe te rūpā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammā’ti evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya passato uppajjati upekkhā. Yā evarūpā upekkhā, rūpaṁ sā ativattati. Tasmā sā upekkhā ‘nekkhammasitā’ti vuccati. Saddānaṁ tveva … gandhānaṁ tveva … rasānaṁ tveva … phoṭṭhabbānaṁ tveva … dhammānaṁ tveva aniccataṁ viditvā vipariṇāmavirāganirodhaṁ, ‘pubbe ceva dhammā etarahi ca sabbe te dhammā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammā’ti evametaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya passato uppajjati upekkhā. Yā evarūpā upekkhā, dhammaṁ sā ativattati. Tasmā sā upekkhā ‘nekkhammasitā’ti vuccati. Imā cha nekkhammasitā upekkhā. ‘Chattiṁsa sattapadā veditabbā’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

‘Tatra idaṁ nissāya idaṁ pajahathā’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ; Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ?

Tatra, bhikkhave, yāni cha nekkhammasitāni somanassāni tāni nissāya tāni āgamma yāni cha gehasitāni somanassāni tāni pajahatha, tāni samatikkamatha. Evametesaṁ pahānaṁ hoti, evametesaṁ samatikkamo hoti.

Tatra, bhikkhave, yāni cha nekkhammasitāni domanassāni tāni nissāya tāni āgamma yāni cha gehasitāni domanassāni tāni pajahatha, tāni samatikkamatha. Evametesaṁ pahānaṁ hoti, evametesaṁ samatikkamo hoti.

Tatra, bhikkhave, yā cha nekkhammasitā upekkhā tā nissāya tā āgamma, yā cha gehasitā upekkhā tā pajahatha tā samatikkamatha. Evametāsaṁ pahānaṁ hoti, evametāsaṁ samatikkamo hoti.

Tatra, bhikkhave, yāni cha nekkhammasitāni somanassāni tāni nissāya tāni āgamma yāni cha nekkhammasitāni domanassāni tāni pajahatha, tāni samatikkamatha. Evametesaṁ pahānaṁ hoti, evametesaṁ samatikkamo hoti.

Tatra, bhikkhave, yā cha nekkhammasitā upekkhā tā nissāya tā āgamma yāni cha nekkhammasitāni somanassāni tāni pajahatha, tāni samatikkamatha. Evametesaṁ pahānaṁ hoti, evametesaṁ samatikkamo hoti.

Atthi, bhikkhave, upekkhā nānattā nānattasitā, atthi upekkhā ekattā ekattasitā.

Katamā ca, bhikkhave, upekkhā nānattā nānattasitā? Atthi, bhikkhave, upekkhā rūpesu, atthi saddesu, atthi gandhesu, atthi rasesu, atthi phoṭṭhabbesu—ayaṁ, bhikkhave, upekkhā nānattā nānattasitā.

Katamā ca, bhikkhave, upekkhā ekattā ekattasitā? Atthi, bhikkhave, upekkhā ākāsānañcāyatananissitā, atthi viññāṇañcāyatananissitā, atthi ākiñcaññāyatananissitā, atthi nevasaññānāsaññāyatananissitā—ayaṁ, bhikkhave, upekkhā ekattā ekattasitā.

Tatra, bhikkhave, yāyaṁ upekkhā ekattā ekattasitā taṁ nissāya taṁ āgamma yāyaṁ upekkhā nānattā nānattasitā taṁ pajahatha, taṁ samatikkamatha. Evametissā pahānaṁ hoti, evametissā samatikkamo hoti.

Atammayataṁ, bhikkhave, nissāya atammayataṁ āgamma yāyaṁ upekkhā ekattā ekattasitā taṁ pajahatha, taṁ samatikkamatha. Evametissā pahānaṁ hoti, evametissā samatikkamo hoti. ‘Tatra idaṁ nissāya idaṁ pajahathā’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

‘Tayo satipaṭṭhānā yadariyo sevati, yadariyo sevamāno satthā gaṇamanusāsitumarahatī’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ; kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ?

Idha, bhikkhave, satthā sāvakānaṁ dhammaṁ deseti anukampako hitesī anukampaṁ upādāya: ‘idaṁ vo hitāya, idaṁ vo sukhāyā’ti. Tassa sāvakā na sussūsanti, na sotaṁ odahanti, na aññā cittaṁ upaṭṭhapenti, vokkamma ca satthusāsanā vattanti. Tatra, bhikkhave, tathāgato na ceva anattamano hoti, na ca anattamanataṁ paṭisaṁvedeti, anavassuto ca viharati sato sampajāno. Idaṁ, bhikkhave, paṭhamaṁ satipaṭṭhānaṁ yadariyo sevati, yadariyo sevamāno satthā gaṇamanusāsitumarahati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, satthā sāvakānaṁ dhammaṁ deseti anukampako hitesī anukampaṁ upādāya: ‘idaṁ vo hitāya, idaṁ vo sukhāyā’ti. Tassa ekacce sāvakā na sussūsanti, na sotaṁ odahanti, na aññā cittaṁ upaṭṭhapenti, vokkamma ca satthusāsanā vattanti; ekacce sāvakā sussūsanti, sotaṁ odahanti, aññā cittaṁ upaṭṭhapenti, na ca vokkamma satthusāsanā vattanti. Tatra, bhikkhave, tathāgato na ceva anattamano hoti, na ca anattamanataṁ paṭisaṁvedeti; na ca attamano hoti, na ca attamanataṁ paṭisaṁvedeti. Anattamanatā ca attamanatā ca—tadubhayaṁ abhinivajjetvā upekkhako viharati sato sampajāno. Idaṁ vuccati, bhikkhave, dutiyaṁ satipaṭṭhānaṁ yadariyo sevati, yadariyo sevamāno satthā gaṇamanusāsitumarahati.

Puna caparaṁ, bhikkhave, satthā sāvakānaṁ dhammaṁ deseti anukampako hitesī anukampaṁ upādāya: ‘idaṁ vo hitāya, idaṁ vo sukhāyā’ti. Tassa sāvakā sussūsanti, sotaṁ odahanti, aññācittaṁ upaṭṭhapenti, na ca vokkamma satthusāsanā vattanti. Tatra, bhikkhave, tathāgato attamano ceva hoti, attamanatañca paṭisaṁvedeti, anavassuto ca viharati sato sampajāno. Idaṁ vuccati, bhikkhave, tatiyaṁ satipaṭṭhānaṁ yadariyo sevati, yadariyo sevamāno satthā gaṇamanusāsitumarahati. ‘Tayo satipaṭṭhānā yadariyo sevati, yadariyo sevamāno satthā gaṇamanusāsitumarahatī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ idametaṁ paṭicca vuttaṁ.

‘So vuccati yoggācariyānaṁ anuttaro purisadammasārathī’ti—iti kho panetaṁ vuttaṁ. Kiñcetaṁ paṭicca vuttaṁ? Hatthidamakena, bhikkhave, hatthidammo sārito ekaṁyeva disaṁ dhāvati—puratthimaṁ vā pacchimaṁ vā uttaraṁ vā dakkhiṇaṁ vā.

Assadamakena, bhikkhave, assadammo sārito ekaññeva disaṁ dhāvati—puratthimaṁ vā pacchimaṁ vā uttaraṁ vā dakkhiṇaṁ vā. Godamakena, bhikkhave, godammo sārito ekaññeva disaṁ dhāvati—puratthimaṁ vā pacchimaṁ vā uttaraṁ vā dakkhiṇaṁ vā. Tathāgatena hi, bhikkhave, arahatā sammāsambuddhena purisadammo sārito aṭṭha disā vidhāvati.

Rūpī rūpāni passati—ayaṁ ekā disā; ajjhattaṁ arūpasaññī bahiddhā rūpāni passati—ayaṁ dutiyā disā; subhantveva adhimutto hoti—ayaṁ tatiyā disā; sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā paṭighasaññānaṁ atthaṅgamā nānattasaññānaṁ amanasikārā ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanaṁ upasampajja viharati—ayaṁ catutthī disā; sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkamma ‘anantaṁ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanaṁ upasampajja viharati—ayaṁ pañcamī disā; sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanaṁ upasampajja viharati—ayaṁ chaṭṭhī disā; sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṁ upasampajja viharati—ayaṁ sattamī disā; sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṁ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṁ upasampajja viharati—ayaṁ aṭṭhamī disā. Tathāgatena, bhikkhave, arahatā sammāsambuddhena purisadammo sārito imā aṭṭha disā vidhāvati.

So vuccati: ‘yoggācariyānaṁ anuttaro purisadammasārathī’ti—iti yaṁ taṁ vuttaṁ idametaṁ paṭicca vuttan”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Saḷāyatanavibhaṅgasuttaṁ niṭṭhitaṁ sattamaṁ.

Saḷāyatanavibhaṅga Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC