Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Mahāgopālaka Sutta

33

.

Đại kinh Người chăn bò

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

— Này các Tỷ-kheo, nếu không đầy đủ mười một đức tánh này, một người chăn bò không thể chăn giữ đàn bò, không thể khiến đàn bò được hưng thịnh. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một người chăn bò không biết rõ sắc, không khéo (phân biệt) các tướng, không từ bỏ trứng con bò chét, không băng bó vết thương, không có xông khói, không biết chỗ nước có thể lội qua, không biết chỗ nước uống, không biết con đường, không khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, là người vắt sữa cho đến khô kiệt, là người không chú ý, không săn sóc đặc biệt những con bò đực già và đầu đàn. Này các Tỷ-kheo, người chăn bò nào không đầy đủ mười một đức tánh như vậy, không thể chăn giữ đàn bò, không thể khiến đàn bò được hưng thịnh.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không đầy đủ mười một pháp, không thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không biết sắc, không khéo (phân biệt) các tướng, không từ bỏ trứng con bò chét, không băng bó vết thương, không có xông khói, không biết chỗ nước có thể lội qua, không biết chỗ nước uống, không biết con đường, không khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, là người vắt sữa cho đến khô kiệt, đối với những Thượng Tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, tôn trọng đặc biệt.

Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết rõ các sắc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với sắc pháp không như thật biết tất cả loại sắc thuộc bốn đại và sắc do bốn đại hợp thành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không biết rõ các sắc.

Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không khéo (phân biệt) các tướng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết kẻ ngu và nghiệp tướng của người đó, kẻ trí và nghiệp tướng của người đó. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không khéo (phân biệt) các tướng.

Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không trừ bỏ trứng con bò chét? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thọ dụng dục tầm khởi lên, không từ bỏ, không tránh né, không chấm dứt, không làm cho không tồn tại,. Tỷ kheo thọ dụng sân tầm khởi lên … thọ dụng hại tầm khởi lên … thọ dụng các ác, bất thiện pháp khởi lên, không từ bỏ, không tránh né, không chấm dứt, không làm cho không tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không trừ bỏ trứng con bò chét.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không băng bó vết thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc, nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì làm con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo không tự chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì con mắt, không thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp, vị ấy nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo không chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì ý căn, không thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không băng bó vết thương.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không xông khói? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thuyết giảng rộng rãi cho các người khác biết Chánh pháp mình được nghe, được thọ trì. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không xông khói.

Và này, các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thỉnh thoảng có đến gặp những Tỷ-kheo đa văn được trao cho truyền thống giáo điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì matika (các bản tóm tắt) nhưng không hỏi, không trả lời các vị ấy: “Thưa Tôn giả, điểm này là thế nào? ý nghĩa này là gì?” Những bậc Tôn giả ấy không làm cho hiển lộ những điều chưa hiển lộ, không làm cho rõ ràng những điều chưa được rõ ràng, và đối với những nghi vấn về Chánh pháp, các vị ấy không đoạn trừ nghi hoặc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua.

Và chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết rõ chỗ nước uống? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng dạy, không chứng đạt nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, không chứng đạt sự hân hoan liên hệ đến Pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết chỗ nước uống.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết về con đường? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết con đường Thánh đạo Tám ngành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết đến con đường.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết về Bốn Niệm xứ. Như vậy này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo vắt sữa cho đến khô kiệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi các vị tại gia vì lòng tin cúng dường các vật dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, Tỷ-kheo không biết nhận lãnh cho được vừa đủ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo vắt sữa cho đến khô kiệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo, đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có thân nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, không có khẩu nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, không có ý nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đối với những Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không đầy đủ mười một pháp này, thì không thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này.

Này các Tỷ-kheo, người chăn bò đầy đủ mười một đức tánh này có thể chăn giữ đàn bò, khiến đàn bò trở thành hưng thịnh. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chăn bò biết rõ sắc, khéo (phân biệt) các tướng, trừ bỏ trứng con bò chét, băng bó vết thương, có xông khói, biết chỗ nước có thể lội qua, biết chỗ nước uống, biết con đường, khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, không vắt sữa cho đến khô kiệt, là người chú ý săn sóc đặc biệt, những con bò đực già và đầu đàn. Này các Tỷ-kheo, người chăn bò đầy đủ mười một đức tánh này có thể chăn giữ đàn bò và làm cho đàn bò trở thành hưng thịnh.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ mười một pháp này có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, biết rõ sắc, khéo (phân biệt) các tướng, trừ bỏ trứng con bò chét, băng bó vết thương, có xông khói, biết chỗ nước có thể lội qua, biết chỗ nước uống, biết con đường khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, không phải là người vắt sữa cho đến khô kiệt, đối với những Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, tôn trọng đặc biệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ các sắc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với sắc pháp như thật biết tất cả loại sắc thuộc bốn đại và sắc do bốn đại hợp thành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết rõ các sắc.

Chư Tỷ-kheo thế nào là Tỷ-kheo khéo (phân biệt) các tướng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết kẻ ngu và nghiệp tướng kẻ ngu, kẻ trí và nghiệp tướng kẻ trí. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khéo (phân biệt) các tướng.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trừ bỏ trứng con bò chét? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không thọ dụng dục tầm khởi lên, từ bỏ, tránh né, chấm dứt, làm cho không tồn tại. Tỷ kheo không thọ dụng sân tầm khởi lên … không thọ dụng hại tầm khởi lên … không thọ dụng các ác, bất thiện pháp khởi lên, từ bỏ, tránh né, chấm dứt, làm cho không tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trừ bỏ trứng con bò chét.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo băng bó vết thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo băng bó vết thương.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo có xông khói? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thuyết giảng rộng rãi cho các người khác biết Chánh pháp mình được nghe, được thọ trì. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo có xông khói.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết chỗ nước có thể lội qua? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thỉnh thoảng có đến gặp những Tỷ-kheo đa văn, được trao cho truyền thống giáo điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì matika (các bản tóm tắt) có hỏi, có trả lời các vị ấy: “Thưa Tôn giả, điểm này là thế nào? Ý nghĩa này là gì? Những bậc Tôn giả ấy làm cho hiển lộ những điều chưa được hiển lộ, làm cho rõ ràng những điều chưa được rõ ràng, và đối với những nghi vấn về Chánh pháp, các vị đoạn trừ nghi hoặc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết rõ chỗ nước có thể lội qua.

Và chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ chỗ nước uống? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, giảng dạy, chứng đạt nghĩa tín thọ, chứng đạt pháp tín thọ, chứng đạt sự hân hoan liên hệ đến Pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết chỗ nước uống.

Và các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ về con đường? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết con đường Thánh đạo Tám ngành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết rõ con đường.

Và này, các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết về Bốn Niệm xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không vắt sữa cho đến khô kiệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi các vị tại gia vì lòng tin cúng dường các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, Tỷ-kheo biết nhận lãnh cho được vừa đủ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không vắt sữa cho đến khô kiệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo, đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có thân nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, có khẩu nghiệp, đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, có ý nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, có sự tôn trọng đặc biệt.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đầy đủ mười một pháp này, thì có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Mahāgopālaka Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā sāvatthiyaṁ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Ekādasahi, bhikkhave, aṅgehi samannāgato gopālako abhabbo gogaṇaṁ pariharituṁ phātiṁ kātuṁ. Variant: phātiṁ kātuṁ → phātikattuṁ (bj, pts1ed); phātikātuṁ (sya-all, km) Katamehi ekādasahi? Idha, bhikkhave, gopālako na rūpaññū hoti, na lakkhaṇakusalo hoti, na āsāṭikaṁ hāretā hoti, na vaṇaṁ paṭicchādetā hoti, na dhūmaṁ kattā hoti, na titthaṁ jānāti, na pītaṁ jānāti, na vīthiṁ jānāti, na gocarakusalo hoti anavasesadohī ca hoti. Ye te usabhā gopitaro gopariṇāyakā te na atirekapūjāya pūjetā hoti. Variant: hāretā → sāṭetā (bj, sya-all, km, pts1ed) Imehi kho, bhikkhave, ekādasahi aṅgehi samannāgato gopālako abhabbo gogaṇaṁ pariharituṁ phātiṁ kātuṁ.

Evameva kho, bhikkhave, ekādasahi dhammehi samannāgato bhikkhu abhabbo imasmiṁ dhammavinaye vuddhiṁ virūḷhiṁ vepullaṁ āpajjituṁ. Katamehi ekādasahi? Idha, bhikkhave, bhikkhu na rūpaññū hoti, na lakkhaṇakusalo hoti, na āsāṭikaṁ hāretā hoti, na vaṇaṁ paṭicchādetā hoti, na dhūmaṁ kattā hoti, na titthaṁ jānāti, na pītaṁ jānāti, na vīthiṁ jānāti, na gocarakusalo hoti, anavasesadohī ca hoti. Ye te bhikkhū therā rattaññū cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā te na atirekapūjāya pūjetā hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na rūpaññū hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu yaṁ kiñci rūpaṁ sabbaṁ rūpaṁ ‘cattāri mahābhūtāni, catunnañca mahābhūtānaṁ upādāyarūpan’ti yathābhūtaṁ nappajānāti. Variant: sabbaṁ rūpaṁ → etthantare pāṭho 17A11:155 Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu na rūpaññū hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na lakkhaṇakusalo hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu ‘kammalakkhaṇo bālo, kammalakkhaṇo paṇḍito’ti yathābhūtaṁ nappajānāti. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu na lakkhaṇakusalo hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na āsāṭikaṁ hāretā hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu uppannaṁ kāmavitakkaṁ adhivāseti, nappajahati na vinodeti na byantī karoti na anabhāvaṁ gameti. Uppannaṁ byāpādavitakkaṁ …pe… uppannaṁ vihiṁsāvitakkaṁ …pe… uppannuppanne pāpake akusale dhamme adhivāseti, nappajahati na vinodeti na byantī karoti na anabhāvaṁ gameti. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu na āsāṭikaṁ hāretā hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na vaṇaṁ paṭicchādetā hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu cakkhunā rūpaṁ disvā nimittaggāhī hoti anubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṁ cakkhundriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ, tassa saṁvarāya na paṭipajjati, na rakkhati cakkhundriyaṁ, cakkhundriye na saṁvaraṁ āpajjati. Sotena saddaṁ sutvā …pe… ghānena gandhaṁ ghāyitvā …pe… jivhāya rasaṁ sāyitvā …pe… kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā …pe… manasā dhammaṁ viññāya nimittaggāhī hoti anubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṁ manindriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ, tassa saṁvarāya na paṭipajjati, na rakkhati manindriyaṁ, manindriye na saṁvaraṁ āpajjati. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu na vaṇaṁ paṭicchādetā hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na dhūmaṁ kattā hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu yathāsutaṁ yathāpariyattaṁ dhammaṁ na vitthārena paresaṁ desetā hoti. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu na dhūmaṁ kattā hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na titthaṁ jānāti? Idha, bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū bahussutā āgatāgamā dhammadharā vinayadharā mātikādharā, te kālena kālaṁ upasaṅkamitvā na paripucchati, na paripañhati: ‘idaṁ, bhante, kathaṁ? Imassa ko attho’ti? Tassa te āyasmanto avivaṭañceva na vivaranti, anuttānīkatañca na uttānīkaronti, anekavihitesu ca kaṅkhāṭhānīyesu dhammesu kaṅkhaṁ na paṭivinodenti. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu na titthaṁ jānāti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na pītaṁ jānāti? Idha, bhikkhave, bhikkhu tathāgatappavedite dhammavinaye desiyamāne na labhati atthavedaṁ, na labhati dhammavedaṁ, na labhati dhammūpasaṁhitaṁ pāmojjaṁ. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu na pītaṁ jānāti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na vīthiṁ jānāti? Idha, bhikkhave, bhikkhu ariyaṁ aṭṭhaṅgikaṁ maggaṁ yathābhūtaṁ nappajānāti. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu na vīthiṁ jānāti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na gocarakusalo hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu cattāro satipaṭṭhāne yathābhūtaṁ nappajānāti. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu na gocarakusalo hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu anavasesadohī hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhuṁ saddhā gahapatikā abhihaṭṭhuṁ pavārenti cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārehi, tatra bhikkhu mattaṁ na jānāti paṭiggahaṇāya. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu anavasesadohī hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū therā rattaññū cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā te na atirekapūjāya pūjetā hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū therā rattaññū cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā, tesu na mettaṁ kāyakammaṁ paccupaṭṭhāpeti āvi ceva raho ca; na mettaṁ vacīkammaṁ paccupaṭṭhāpeti āvi ceva raho ca; na mettaṁ manokammaṁ paccupaṭṭhāpeti āvi ceva raho ca. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū therā rattaññū cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā te na atirekapūjāya pūjetā hoti.

Imehi kho, bhikkhave, ekādasahi dhammehi samannāgato bhikkhu abhabbo imasmiṁ dhammavinaye vuddhiṁ virūḷhiṁ vepullaṁ āpajjituṁ.

Ekādasahi, bhikkhave, aṅgehi samannāgato gopālako bhabbo gogaṇaṁ pariharituṁ phātiṁ kātuṁ. Katamehi ekādasahi? Idha, bhikkhave, gopālako rūpaññū hoti, lakkhaṇakusalo hoti, āsāṭikaṁ hāretā hoti, vaṇaṁ paṭicchādetā hoti, dhūmaṁ kattā hoti, titthaṁ jānāti, pītaṁ jānāti, vīthiṁ jānāti, gocarakusalo hoti, sāvasesadohī ca hoti. Ye te usabhā gopitaro gopariṇāyakā te atirekapūjāya pūjetā hoti. Imehi kho, bhikkhave, ekādasahi aṅgehi samannāgato gopālako bhabbo gogaṇaṁ pariharituṁ phātiṁ kātuṁ.

Evameva kho, bhikkhave, ekādasahi dhammehi samannāgato bhikkhu bhabbo imasmiṁ dhammavinaye vuddhiṁ virūḷhiṁ vepullaṁ āpajjituṁ. Katamehi ekādasahi? Idha, bhikkhave, bhikkhu rūpaññū hoti, lakkhaṇakusalo hoti, āsāṭikaṁ hāretā hoti, vaṇaṁ paṭicchādetā hoti, dhūmaṁ kattā hoti, titthaṁ jānāti, pītaṁ jānāti, vīthiṁ jānāti, gocarakusalo hoti, sāvasesadohī ca hoti. Ye te bhikkhū therā rattaññū cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā te atirekapūjāya pūjetā hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu rūpaññū hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu yaṁ kiñci rūpaṁ sabbaṁ rūpaṁ ‘cattāri mahābhūtāni, catunnañca mahābhūtānaṁ upādāyarūpan’ti yathābhūtaṁ pajānāti. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu rūpaññū hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu lakkhaṇakusalo hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu kammalakkhaṇo bālo, kammalakkhaṇo paṇḍitoti yathābhūtaṁ pajānāti. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu lakkhaṇakusalo hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu āsāṭikaṁ hāretā hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu uppannaṁ kāmavitakkaṁ nādhivāseti, pajahati vinodeti byantī karoti anabhāvaṁ gameti. Uppannaṁ byāpādavitakkaṁ …pe… uppannaṁ vihiṁsāvitakkaṁ …pe… uppannuppanne pāpake akusale dhamme nādhivāseti, pajahati vinodeti byantī karoti anabhāvaṁ gameti. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu āsāṭikaṁ hāretā hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu vaṇaṁ paṭicchādetā hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu cakkhunā rūpaṁ disvā na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṁ cakkhundriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ tassa saṁvarāya paṭipajjati, rakkhati cakkhundriyaṁ, cakkhundriye saṁvaraṁ āpajjati. Sotena saddaṁ sutvā …pe… ghānena gandhaṁ ghāyitvā …pe… jivhāya rasaṁ sāyitvā …pe… kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā …pe… manasā dhammaṁ viññāya na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṁ manindriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ tassa saṁvarāya paṭipajjati, rakkhati manindriyaṁ, manindriye saṁvaraṁ āpajjati. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu vaṇaṁ paṭicchādetā hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu dhūmaṁ kattā hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu yathāsutaṁ yathāpariyattaṁ dhammaṁ vitthārena paresaṁ desetā hoti. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu dhūmaṁ kattā hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu titthaṁ jānāti? Idha, bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū bahussutā āgatāgamā dhammadharā vinayadharā mātikādharā te kālena kālaṁ upasaṅkamitvā paripucchati, paripañhati: ‘idaṁ, bhante, kathaṁ? Imassa ko attho’ti? Tassa te āyasmanto avivaṭañceva vivaranti, anuttānīkatañca uttānīkaronti, anekavihitesu ca kaṅkhāṭhānīyesu dhammesu kaṅkhaṁ paṭivinodenti. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu titthaṁ jānāti.

Kathañca bhikkhave, bhikkhu pītaṁ jānāti? Idha, bhikkhave, bhikkhu tathāgatappavedite dhammavinaye desiyamāne labhati atthavedaṁ, labhati dhammavedaṁ, labhati dhammūpasaṁhitaṁ pāmojjaṁ. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu pītaṁ jānāti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu vīthiṁ jānāti? Idha, bhikkhave, bhikkhu ariyaṁ aṭṭhaṅgikaṁ maggaṁ yathābhūtaṁ pajānāti. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu vīthiṁ jānāti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu gocarakusalo hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu cattāro satipaṭṭhāne yathābhūtaṁ pajānāti. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu gocarakusalo hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu sāvasesadohī hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhuṁ saddhā gahapatikā abhihaṭṭhuṁ pavārenti cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārehi. Tatra bhikkhu mattaṁ jānāti paṭiggahaṇāya. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu sāvasesadohī hoti.

Kathañca, bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū therā rattaññū cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā, te atirekapūjāya pūjetā hoti? Idha, bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū therā rattaññū cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā tesu mettaṁ kāyakammaṁ paccupaṭṭhāpeti āvi ceva raho ca; mettaṁ vacīkammaṁ paccupaṭṭhāpeti āvi ceva raho ca; mettaṁ manokammaṁ paccupaṭṭhāpeti āvi ceva raho ca. Evaṁ kho, bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū therā rattaññū cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā te atirekapūjāya pūjetā hoti.

Imehi kho, bhikkhave, ekādasahi dhammehi samannāgato bhikkhu bhabbo imasmiṁ dhammavinaye vuddhiṁ virūḷhiṁ vepullaṁ āpajjitun”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.

Mahāgopālakasuttaṁ niṭṭhitaṁ tatiyaṁ.

Mahāgopālaka Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC