Danh sách kinh trung bộ

1
Kinh pháp môn căn bản
2
Kinh tất cả lậu hoặc
3
Kinh thừa tự pháp
4
Kinh sợ hãi khiếp đảm
5
Kinh không uế nhiễm
6
Kinh ước nguyện
7
Kinh ví dụ tấm vải
8
Kinh đoạn giảm
9
Kinh chánh tri kiến
10
Kinh niệm xứ
11
Tiểu kinh sư tử hống
12
Đại kinh sư tử hống
13
Đại kinh khổ uẩn
14
Tiểu kinh khổ uẩn
15
Kinh tư lượng
16
Kinh Tâm hoang vu
17
Kinh Khu rừng
18
Kinh Mật hoàn
19
Kinh Song tầm
20
Kinh An trú tầm
21
Kinh Ví dụ cái cưa
22
Kinh Ví dụ con rắn
23
Kinh Gò mối
24
Kinh Trạm xe
25
Kinh Bẫy mồi
26
Kinh Thánh cầu
27
Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28
Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
29
Đại kinh Ví dụ Lõi cây
30
Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31
Tiểu kinh Rừng sừng bò
32
Đại kinh Rừng sừng bò
33
Đại kinh Người chăn bò
34
Tiểu kinh Người chăn bò
35
Tiểu kinh Saccaka
36
Đại kinh Saccaka
37
Tiểu kinh Đoạn tận ái
38
Đại kinh Đoạn tận ái
39
Đại kinh Xóm ngựa
40
Tiểu kinh Xóm ngựa
41
Kinh Sāleyyakā
42
Kinh verañjakā
43
Đại kinh Phương quảng
44
Tiểu kinh Phương quảng
45
Tiểu kinh Pháp hành
46
Đại kinh Pháp hành
47
Kinh Tư sát
48
Kinh Kosambiya
49
Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
50
Kinh Hàng ma
51
Kinh Kandaraka
52
Kinh Bát thành
53
Kinh Hữu học
54
Kinh Potaliya
55
Kinh Jivaka
56
Kinh Ưu-ba-ly
57
Kinh Hạnh con chó
58
Kinh Vương tử Vô Úy
59
Kinh Nhiều cảm thọ
60
Kinh Không gì chuyển hướng
61
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
62
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
63
Tiểu kinh Māluṅkya
64
Đại kinh Māluṅkya
65
Kinh Bhaddāli
66
Kinh Ví dụ con chim cáy
67
Kinh Cātuma
68
Kinh Naḷakapāna
69
Kinh Gulissāni
70
Kinh Kīṭāgiri
71
Kinh Dạy Vacchagotta về Tam Minh
72
Kinh Dạy Vacchagotta về lửa
73
Đại kinh Vaccaghotta
74
Kinh Trường Trảo
75
Kinh Māgandiya
76
Kinh Sandaka
77
Đại kinh Sakuludāyi
78
Kinh Samaṇamaṇḍikā
79
Tiểu kinh Sakuludayi (Thiện sanh Ưu đà di)
80
Kinh Vekhanassa
81
Kinh Ghaṭīkāra
82
Kinh Raṭṭhapāla
83
Kinh Makhādeva
84
Kinh Madhura
85
Kinh Vương tử Bồ-đề
86
Kinh Aṅgulimāla
87
Kinh Ái sanh
88
Kinh Bāhitika
89
Kinh Pháp trang nghiêm
90
Kinh Kaṇṇakatthala
91
Kinh Brahmāyu
92
Kinh Sela
93
Kinh Assalāyana
94
Kinh Ghoṭamukha
95
Kinh Caṅkī
96
Kinh Esukārī
97
Kinh Dhanañjāni
98
Kinh Vāseṭṭha
99
Kinh Subha
100
Kinh Saṅgārava
101
Kinh Devadaha
102
Kinh Năm và Ba
103
Kinh Nghĩ như thế nào?
104
Kinh Làng Sama
105
Kinh Thiện tinh
106
Kinh Bất động lợi ích
107
Kinh Gaṇaka Moggallāna
108
Kinh Gopaka Moggallāna
109
Đại kinh Mãn nguyệt
110
Tiểu kinh Mãn nguyệt
111
Kinh Bất đoạn
112
Kinh Sáu Thanh tịnh
113
Kinh Chân nhân
114
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115
Kinh Đa giới
116
Kinh Thôn tiên
117
Đại kinh Bốn mươi
118
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
119
Kinh Thân hành niệm
120
Kinh Hành sanh
121
Kinh Tiểu không
122
Kinh Đại không
123
Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124
Kinh Bạc-câu-la
125
Kinh Điều ngự địa
126
Kinh Phù-di
127
Kinh A-na-luật
128
Kinh Tùy phiền não
129
Kinh Hiền Ngu
130
Kinh Thiên sứ
131
Kinh Nhất dạ hiền giả
132
Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả
133
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
134
Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả
135
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136
Đại kinh Nghiệp phân biệt
137
Kinh Phân biệt sáu xứ
138
Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết
139
Kinh Vô tránh phân biệt
140
Kinh Giới phân biệt
141
Kinh Phân biệt về Sự thật
142
Kinh Phân biệt cúng dường
143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
144
Kinh Giáo giới Channa
145
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146
Kinh Giáo giới Nandaka
147
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
148
Kinh Sáu sáu
149
Đại kinh Sáu xứ
150
Kinh Nói cho dân Nagaravinda
151
Kinh Khất thực thanh tịnh
152
Kinh Căn tu tập

Mahāgosiṅga Sutta

32

.

Đại kinh Rừng sừng bò

Dịch giả

Hòa thượng Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại khu vườn trong rừng Gosinga có nhiều cây ta-la cùng với một số đông Thượng Tọa đệ tử nổi tiếng như Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) Tôn giả Maha Moggallana (Ðại Mục-kiền-liên), Tôn giả Maha Kassapa (Ðại Ca-diếp), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa), Tôn giả Ananda (A-nan) cùng với một số Thượng Tọa đệ tử nổi tiếng khác.

Rồi Tôn giả Maha Moggallana vào buổi chiều, sau khi tham thiền đứng dậy, đi đến chỗ Tôn giả Maha Kassapa ở, sau khi đến bèn nói với Tôn giả Maha Kassapa:

— Hiền giả Kassapa, chúng ta hãy đến chỗ Tôn giả Sariputta để nghe pháp.

— Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Maha Kassapa vâng đáp Tôn giả Maha Moggallana. Rồi Tôn giả Maha Moggallana, Tôn giả Maha Kassapa và Tôn giả Anuruddha đi đến chỗ Tôn giả Sariputta để nghe pháp. Tôn giả Ananda thấy Tôn giả Maha Moggallana, Tôn giả Maha Kassapa và Tôn giả Anuruddha đi đến chỗ Tôn giả Sariputta để nghe pháp, sau khi thấy vậy liền đi đến chỗ Tôn giả Revata và nói với Tôn giả Revata:

— Này Hiền giả Revata, các bậc Thượng nhân như vậy đã đến chỗ Tôn giả Sariputta để nghe pháp. Này Hiền giả Revata, chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Sariputta để nghe pháp.

— Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Revata vâng đáp Tôn giả Ananda. Rồi Tôn giả Revata và Tôn giả Ananda đi đến chỗ Tôn giả Sariputta để nghe pháp. Tôn giả Sariputta thấy Tôn giả Revata, Tôn giả Ananda từ xa đi đến, sau khi thấy bèn nói với Tôn giả Ananda:

— Tôn giả Ananda hãy đến đây, thiện lai, Tôn giả Ananda, vị thị giả Thế Tôn, vị hầu cận Thế Tôn. Này Hiền giả Ananda, khả ái thay khu rừng Gosinga! Ðêm rằm sáng trăng, cây Ta-la trổ hoa cùng khắp, hương trời như được tỏa rộng khắp nơi. Này Hiền giả Ananda, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm chói sáng khu rừng Gosinga?

— Ở đây, này Hiền giả Sariputta, Tỷ-kheo nghe nhiều, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa cụ túc, nói lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, những pháp ấy được vị ấy nghe nhiều và gìn giữ kỹ, được lập lại lớn tiếng, được ý tư duy, được tri kiến khéo quán sát; vị ấy thuyết pháp cho bốn hội chúng với văn cú viên dung, lưu loát, với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta nói với Tôn giả Revata:

— Này Hiền giả Revata, Tôn giả Ananda đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Revata: Này Hiền giả Revata, khả ái thay ngôi rừng Gosinga… (như trên)… Này Hiền giả Revata, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng chói khu rừng Gosinga?

— Ở đây, này Hiền giả Sariputta, Tỷ-kheo ưa thích đời sống tịnh cư, vui thú đời sống tịnh cư, nội tâm tu pháp, tịnh chỉ, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, luôn luôn lui tới các chỗ không tịch. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta nói với Tôn giả Anuruddha:

— Này Hiền giả Anuruddha, Tôn giả Revata đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Anuruddha: Này Hiền giả Anuruddha, khả ái thay ngôi rừng Gosinga… (như trên)… Này Hiền giả Anuruddha, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng chói khu rừng Gosinga?

— Ở đây, này Hiền giả Sariputta, Tỷ-kheo, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhiên, quán sát ngàn thế giới. Này Hiền giả Sariputta, ví như một người có mắt lên trên đỉnh một ngôi lầu tốt đẹp, quán sát một ngàn đường vòng xung quanh. Cũng vậy, này Hiền giả Sariputta, Tỷ-kheo, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhiên, quán sát ngàn thế giới. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta nói với Tôn giả Maha Kassapa:

— Này Hiền giả Kassapa, Tôn giả Anuruddha đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Kassapa: Này Hiền giả Kassapa, khả ái thay ngôi rừng Gosinga… (như trên)… Này Hiền giả Kassapa, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng chói khu rừng Gosinga?

— Ở đây, này Hiền giả Sariputta, Tỷ-kheo, tự mình sống ở rừng núi và tán thán đời sống ở rừng núi, tự mình sống khất thực, và tán thán đời sống khất thực, tự mình mặc y phấn tảo và tán thán hạnh mặc y phấn tảo, tự mình sống với ba y và tán thán hạnh ba y, tự mình sống thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục, tự mình sống biết đủ và tán thán hạnh biết đủ, tự mình sống độc cư và tán thán hạnh sống độc cư, tự mình sống không nhiễm thế tục và tán thán hạnh không nhiễm thế tục, tự mình tinh cần, tinh tấn và tán thán hạn tinh cần, tinh tấn, tự mình thành tựu giới hạnh và tán thán sự thành tựu giới hạnh, tự mình thành tựu Thiền định và tán thán sự thành tựu thiền định, tự mình thành tựu trí tuệ và tán thán sự thành tựu trí tuệ, tự mình thành tựu giải thoát và tán thán sự thành tựu giải thoát, tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và tán thán sự thành tựu giải thoát tri kiến. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta nói Tôn giả Maha Moggallana:

— Hiền giả Moggallana, Tôn giả Maha Kassapa đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Mahamoggallana: Này Hiền giả Moggallana, khả ái thay khu rừng Gosinga!… Này Hiền giả Moggallana, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga?

— Ở đây, này Hiền giả Sariputta, hai Tỷ-kheo đàm luận về Abhidhamma (A-tỳ-đàm). Các vị ấy hỏi nhau câu hỏi, và khi được hỏi, các vị trả lời được với nhau chớ không dừng lại vì không trả lời được, và cuộc đàm luận về pháp được tiếp tục. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga?”

Rồi Tôn giả Mahamoggallana nói với Tôn giả Sariputta:

— Hiền giả Sariputta, chúng tôi đã trả lời theo sự giải thích của chúng tôi. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Sariputta: Này Hiền giả Sariputta, khả ái thay, khu rừng Gosinga! Ðêm rằm sáng trăng, cây Ta-la trổ hoa cùng khắp, hương trời như được tỏa rộng khắp nơi. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga?”

— Ở đây, này Hiền giả Moggallana, Tỷ-kheo điều phục được tâm, không phải Tỷ-kheo không điều phục được tâm. An trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi sáng, vị ấy an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi trưa, vị ấy an trú quả ấy buổi trưa; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều. Hiền giả Moggallana, ví như một vị vua hay vị đại thần của vua có một tủ áo đựng đầy những áo có nhiều màu sắc khác nhau. Cặp áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi sáng, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi sáng; cặp áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi trưa, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi trưa; cặp áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi chiều, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi chiều. Cũng vậy, này Hiền giả Moggallana, Tỷ-kheo điều phục được tâm, không phải Tỷ-kheo không điều phục được tâm. An trú quả nào Tỷ-kheo ấy muốn an trú vào buổi sáng, vị ấy an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào Tỷ-kheo ấy muốn an trú vào buổi trưa, vị ấy an trú quả ấy vào buổi trưa; an trú quả nào vị Tỷ-kheo ấy muốn an trú vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều. Này Hiền giả Moggallana, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.

Rồi Tôn giả Sariputta nói với các Tôn giả ấy:

— Này chư Hiền, chúng ta đã trả lời theo sự giải thích của chúng ta. Chư Hiền, chúng ta hãy đi đến chỗ Thế Tôn ở và thuật lại vấn đề này cho Thế Tôn rõ. Thế Tôn trả lời chúng ta như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì.

— Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tôn giả ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Rồi những Tôn giả ấy đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:

— Ở đây, bạch Thế Tôn, Tôn giả Revata và Tôn giả Ananda đến tại chỗ con ở để nghe pháp. Bạch Thế Tôn, con thấy Tôn giả Revata và Tôn giả Ananda từ xa đi đến; thấy vậy, con nói với Tôn giả Ananda:

“– Tôn giả Ananda, hãy đến đây, thiện lai Tôn giả Ananda, vị thị giả Thế Tôn, vị hầu cận Thế Tôn. Này Hiền giả Ananda, khả ái thay khu rừng Gosinga! Ðếm rằm sáng trăng, cây ta-la trổ hoa cùng khắp, hương trời như được tỏa rộng khắp nơi. Này Hiền giả Ananda, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga? ’’

Bạch Thế Tôn, được hỏi vậy, Tôn giả Ananda trả lời với con như sau:

“– Ở đây, Hiền giả Sariputta, Tỷ-kheo nghe nhiều, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa cụ túc, nói lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, những pháp ấy được vị ấy nghe nhiều và giữ gìn kỹ, được lập lại lớn tiếng, được ý tư duy, được tri kiến khéo quán sát. Vị ấy thuyết pháp cho bốn hội chúng với văn cú viên dung, lưu loát, với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.”

— Lành thay, lành thay, Sariputta! Nếu trả lời cho được chơn chánh, Ananda phải trả lời như vậy. Này Sariputta, Ananda là bậc đa văn, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa cụ túc, nói lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, những pháp ấy được vị ấy nghe nhiều và gìn giữ kỹ, được lập lại lớn tiếng, được ý tư duy, được tri kiến khéo quán sát. Vị ấy thuyết pháp cho bốn hội chúng, với văn cú viên dung lưu loát, với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên.

— Bạch Thế Tôn khi nghe nói vậy, con nói với Tôn giả Revata:

“– Này Hiền giả Revata, Tôn giả Ananda, đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Revata:

“– Này Hiền giả Revata, khả ái thay ngôi rừng Gosinga… (như trên)… Này Hiền giả Revata, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga”.

“– Ở đây, này Hiền giả Sariputta, Tỷ-kheo ưa thích đời sống tịnh cư, vui thú đời sống tịnh cư, nội tâm tu tập tịnh chỉ, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, luôn luôn lui tới các chỗ không tịch. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga”.

— Lành thay, lành thay, Sariputta! Nếu trả lời cho được chơn chánh, Revata phải trả lời như vậy. Này Sariputta, Revata ưa thích đời sống tịnh cư, vui thú đời sống tịnh cư, nội tâm tu tập tịnh chỉ, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, luôn luôn lui tới các chỗ không tịch.

— Bạch Thế Tôn, khi được nói vậy, con nói với Tôn giả Anuruddha như sau:

“– Này Hiền giả Anuruddha, Tôn giả Revata đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Anuruddha:

“– Này Hiền giả Anuruddha, khả ái thay ngôi rừng Gosinga… (như trên)… Này Hiền giả Anuruddha, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng chói khu rừng Gosinga?”

Bạch Thế Tôn, được nói vậy, Tôn giả Anuruddha nói với con:

“– Này Hiền giả Sariputta, ở đây, Tỷ-kheo với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhiên, quán sát ngàn thế giới. Này Hiền giả Sariputta, ví như một người có mắt, lên trên đỉnh một ngôi lầu tốt đẹp rồi quán sát một ngàn đường vòng xung quanh. Cũng vậy, này Hiền giả Sariputta, Tỷ-Kheo với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhiên quán sát ngàn thế giới. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga”.

— Lành thay, lành thay, Sariputta! Nếu trả lời cho được chơn chánh, Anuruddha phải trả lời như vậy. Này Sariputta, chính Anuruddha với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhiên quán sát ngàn thế giới.

— Bạch Thế Tôn, được nói vậy, con nói với Tôn giả Maha Kassapa:

“– Này Hiền giả Kassapa, Tôn giả Anuruddha đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Kassapa:

“– Khả ái thay ngôi rừng Gosinga!… (như trên)… Này Hiền giả Kassapa, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng chói khu rừng Gosinga?”

Bạch Thế Tôn, được nói vậy, Tôn giả Mahakassapa nói với con:

“– Ở đây, này Hiền giả Sariputta, Tỷ-kheo tự mình sống ở rừng núi và tán thán đời sống ở rừng núi, tự mình sống khất thực và tán thán đời sống khất thực, tự mình mặc y phấn tảo và tán thán hạnh mặc y phấn tảo, tự mình sống với ba y và tán thán hạnh ba y, tự mình sống thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục, tự mình sống biết đủ và tán thán hạnh biết đủ, tự mình sống độc cư và tán thán hạnh độc cư, tự mình sống không nhiễm thế tục và tán thán hạnh không nhiễm thế tục, tự mình tinh cần, tinh tấn và tán thán hạnh tinh cần, tinh tấn, tự mình thành tựu giới hạnh và tán thán sự thành tựu giới hạnh, tự mình thành tựu thiền định và tán thán sự thành tựu thiền định, tự mình thành tựu trí tuệ và tán thán sự thành tựu trí tuệ, tự mình giải thoát và tán thán sự thành tựu giải thoát, tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và tán thán sự thành tựu giải thoát tri kiến. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo ấy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.”

— Lành thay Sariputta! Nếu trả lời cho được chân chánh, Kassapa phải trả lời như vậy. Này Sariputta, Kassapa tự mình sống ở rừng núi và tán thán đời sống ở rừng núi… tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và tán thán sự thành tựu giải thoát tri kiến.

— Bạch Thế Tôn, được nói vậy, con nói với Tôn giả Maha Moggallana:

“– Hiền giả Moggallana, Tôn giả Maha Kassapa đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Maha Moggallana:

“– Này Hiền giả Moggallana, khả ái thay khu rưng Gosinga!… Này Hiền giả Moggallana, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga?”

Bạch Thế Tôn, được nói vậy, Tôn giả Maha Moggallana nói với con:

“– Ở đây, này Hiền giả Sariputta, hai Tỷ-kheo đàm luận về Abhidhamma (A-tỳ-đàm). Họ hỏi nhau câu hỏi, và khi được hỏi, họ trả lời được với nhau, chớ không dừng lại vì không trả lời được, và cuộc đàm luận về pháp của họ được tiếp tục. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga. “

— Lành thay Sariputta! Nếu trả lời cho được chơn chánh, Moggallana phải trả lời như vậy. Này Sariputta, Moggallana là bậc thuyết về Chánh pháp.

Ðược nói vậy, Tôn giả Maha Moggallana bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, con nói với Tôn giả Sariputta, như sau:

“– Hiền giả Sariputta, chúng tôi đã trả lời theo sự giải thích của chúng tôi. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Sariputta:

“– Này Hiền giả Sariputta, khả ái thay khu rừng Gosinga! Ðêm rằm sáng trăng, cây ta-la trổ hoa cùng khắp, hương trời như tỏa rộng khắp nơi. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga?”

— Bạch Thế Tôn, được nói vậy, Tôn giả Sariputta nói với con:

“– Ở đây, này Hiền giả Moggallana, Tỷ-kheo điều phục được tâm, không phải Tỷ-kheo không điều phục được tâm. An trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi sáng, vị ấy an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào vị ấy an trú vào buổi trưa, vị ấy an trú quả ấy vào buổi trưa; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều. Hiền giả Moggallana, ví như một vị vua hay vị đại thần của vua có một tủ áo đựng đầy những áo có nhiều màu sắc khác nhau. Cặp áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi sáng, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi sáng; cặp áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi trưa, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi trưa; cặp áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi chiều, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi chiều. Cũng vậy, này Hiền giả Moggallana, Tỷ-kheo điều phục được tâm, không phải Tỷ-kheo không điều phục được tâm. An trú quả nào Tỷ-kheo ấy muốn an trú vào buổi sáng, Tỷ-kheo ấy an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi trưa, vị ấy an trú quả ấy vào buổi trưa; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều. Này Hiền giả Moggallana, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga?.”

— Lành thay, lành thay, Moggallana! Nếu trả lời cho được chơn chánh, Sariputta phải trả lời như vậy. Này Moggallana, Sariputta điều phục được tâm, không phải Sariputta không điều phục được tâm. An trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi sáng, vị ấy an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi trưa, vị ấy an trú quả ấy vào buổi trưa; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều.

Khi được nói vậy, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, vị nào đã khéo trả lời (câu hỏi được đặt ra)?

— Này Sariputta, tất cả đều lần lượt khéo trả lời. Và này các Ông hãy nghe Ta nói hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga? Ở đây, này Sariputta, Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực về, ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt, và nghĩ rằng: “Ta sẽ không bỏ ngồi kiết-già này cho đến khi tâm của ta được khéo giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ”. Này Sariputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tôn giả ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Mahāgosiṅga Sutta

Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā gosiṅgasālavanadāye viharati sambahulehi abhiññātehi abhiññātehi therehi sāvakehi saddhiṁ—āyasmatā ca sāriputtena āyasmatā ca mahāmoggallānena āyasmatā ca mahākassapena āyasmatā ca anuruddhena āyasmatā ca revatena āyasmatā ca ānandena, aññehi ca abhiññātehi abhiññātehi therehi sāvakehi saddhiṁ.

Atha kho āyasmā mahāmoggallāno sāyanhasamayaṁ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā mahākassapo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ mahākassapaṁ etadavoca: “āyāmāvuso, kassapa, yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkamissāma dhammassavanāyā”ti.

“Evamāvuso”ti kho āyasmā mahākassapo āyasmato mahāmoggallānassa paccassosi. Atha kho āyasmā ca mahāmoggallāno āyasmā ca mahākassapo āyasmā ca anuruddho yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkamiṁsu dhammassavanāya.

Addasā kho āyasmā ānando āyasmantañca mahāmoggallānaṁ āyasmantañca mahākassapaṁ āyasmantañca anuruddhaṁ yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkamante dhammassavanāya. Disvāna yenāyasmā revato tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṁ revataṁ etadavoca: “upasaṅkamantā kho amū, āvuso revata, sappurisā yenāyasmā sāriputto tena dhammassavanāya. Variant: kho amū, āvuso → āyasmantāvuso (mr) Āyāmāvuso revata, yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkamissāma dhammassavanāyā”ti. “Evamāvuso”ti kho āyasmā revato āyasmato ānandassa paccassosi. Atha kho āyasmā ca revato āyasmā ca ānando yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkamiṁsu dhammassavanāya.

Addasā kho āyasmā sāriputto āyasmantañca revataṁ āyasmantañca ānandaṁ dūratova āgacchante. Disvāna āyasmantaṁ ānandaṁ etadavoca: “etu kho āyasmā ānando. Svāgataṁ āyasmato ānandassa bhagavato upaṭṭhākassa bhagavato santikāvacarassa. Ramaṇīyaṁ, āvuso ānanda, gosiṅgasālavanaṁ, dosinā ratti, sabbaphāliphullā sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti; kathaṁrūpena, āvuso ānanda, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā”ti?

“Idhāvuso sāriputta, bhikkhu bahussuto hoti sutadharo sutasannicayo. Ye te dhammā ādikalyāṇā majjhekalyāṇā pariyosānakalyāṇā sātthā sabyañjanā; kevalaparipuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ abhivadanti, tathārūpāssa dhammā bahussutā honti, dhātā, vacasā paricitā, manasānupekkhitā, diṭṭhiyā suppaṭividdhā. Variant: dhātā → dhatā (bj, sya-all, km, pts1ed) So catassannaṁ parisānaṁ dhammaṁ deseti parimaṇḍalehi padabyañjanehi anuppabandhehi anusayasamugghātāya. Variant: anuppabandhehi → appabaddhehi (bj, pts1ed) Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā sāriputto āyasmantaṁ revataṁ etadavoca: “byākataṁ kho, āvuso revata, āyasmatā ānandena yathāsakaṁ paṭibhānaṁ. Tattha dāni mayaṁ āyasmantaṁ revataṁ pucchāma: ‘ramaṇīyaṁ, āvuso revata, gosiṅgasālavanaṁ, dosinā ratti, sabbaphāliphullā sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti; kathaṁrūpena, āvuso revata, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’”ti?

“Idhāvuso sāriputta, bhikkhu paṭisallānārāmo hoti paṭisallānarato, ajjhattaṁ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno, vipassanāya samannāgato, brūhetā suññāgārānaṁ. Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā sāriputto āyasmantaṁ anuruddhaṁ etadavoca: “byākataṁ kho, āvuso anuruddha, āyasmatā revatena yathāsakaṁ paṭibhānaṁ. Tattha dāni mayaṁ āyasmantaṁ anuruddhaṁ pucchāma: ‘ramaṇīyaṁ, āvuso anuruddha, gosiṅgasālavanaṁ, dosinā ratti, sabbaphāliphullā sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti; kathaṁrūpena, āvuso anuruddha, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’”ti?

“Idhāvuso sāriputta, bhikkhu dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena sahassaṁ lokānaṁ voloketi. Seyyathāpi, āvuso sāriputta, cakkhumā puriso uparipāsādavaragato sahassaṁ nemimaṇḍalānaṁ volokeyya; evameva kho, āvuso sāriputta, bhikkhu dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena sahassaṁ lokānaṁ voloketi. Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā sāriputto āyasmantaṁ mahākassapaṁ etadavoca: “byākataṁ kho, āvuso kassapa, āyasmatā anuruddhena yathāsakaṁ paṭibhānaṁ. Tattha dāni mayaṁ āyasmantaṁ mahākassapaṁ pucchāma: ‘ramaṇīyaṁ, āvuso kassapa, gosiṅgasālavanaṁ, dosinā ratti, sabbaphāliphullā sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti; kathaṁrūpena, āvuso kassapa, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’”ti?

“Idhāvuso sāriputta, bhikkhu attanā ca āraññiko hoti āraññikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca piṇḍapātiko hoti piṇḍapātikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca paṁsukūliko hoti paṁsukūlikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca tecīvariko hoti tecīvarikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca appiccho hoti appicchatāya ca vaṇṇavādī, attanā ca santuṭṭho hoti santuṭṭhiyā ca vaṇṇavādī, attanā ca pavivitto hoti pavivekassa ca vaṇṇavādī, attanā ca asaṁsaṭṭho hoti asaṁsaggassa ca vaṇṇavādī, attanā ca āraddhavīriyo hoti vīriyārambhassa ca vaṇṇavādī, attanā ca sīlasampanno hoti sīlasampadāya ca vaṇṇavādī, attanā ca samādhisampanno hoti samādhisampadāya ca vaṇṇavādī, attanā ca paññāsampanno hoti paññāsampadāya ca vaṇṇavādī, attanā ca vimuttisampanno hoti vimuttisampadāya ca vaṇṇavādī, attanā ca vimuttiñāṇadassanasampanno hoti vimuttiñāṇadassanasampadāya ca vaṇṇavādī. Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā sāriputto āyasmantaṁ mahāmoggallānaṁ etadavoca: “byākataṁ kho, āvuso moggallāna, āyasmatā mahākassapena yathāsakaṁ paṭibhānaṁ. Tattha dāni mayaṁ āyasmantaṁ mahāmoggallānaṁ pucchāma: ‘ramaṇīyaṁ, āvuso moggallāna, gosiṅgasālavanaṁ, dosinā ratti, sabbaphāliphullā sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti; kathaṁrūpena, āvuso moggallāna, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’”ti?

“Idhāvuso sāriputta, dve bhikkhū abhidhammakathaṁ kathenti, te aññamaññaṁ pañhaṁ pucchanti, aññamaññassa pañhaṁ puṭṭhā vissajjenti, no ca saṁsādenti, dhammī ca nesaṁ kathā pavattinī hoti. Variant: saṁsādenti → saṁsārenti (mr) Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā”ti.

Atha kho āyasmā mahāmoggallāno āyasmantaṁ sāriputtaṁ etadavoca: “byākataṁ kho, āvuso sāriputta, amhehi sabbeheva yathāsakaṁ paṭibhānaṁ. Tattha dāni mayaṁ āyasmantaṁ sāriputtaṁ pucchāma: ‘ramaṇīyaṁ, āvuso sāriputta, gosiṅgasālavanaṁ, dosinā ratti, sabbaphāliphullā sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti; kathaṁrūpena, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’”ti?

“Idhāvuso moggallāna, bhikkhu cittaṁ vasaṁ vatteti, no ca bhikkhu cittassa vasena vattati. So yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati pubbaṇhasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā pubbaṇhasamayaṁ viharati; yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati majjhanhikasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā majjhanhikasamayaṁ viharati; yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati sāyanhasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā sāyanhasamayaṁ viharati. Seyyathāpi, āvuso moggallāna, rañño vā rājamahāmattassa vā nānārattānaṁ dussānaṁ dussakaraṇḍako pūro assa. So yaññadeva dussayugaṁ ākaṅkheyya pubbaṇhasamayaṁ pārupituṁ, taṁ tadeva dussayugaṁ pubbaṇhasamayaṁ pārupeyya; yaññadeva dussayugaṁ ākaṅkheyya majjhanhikasamayaṁ pārupituṁ, taṁ tadeva dussayugaṁ majjhanhikasamayaṁ pārupeyya; yaññadeva dussayugaṁ ākaṅkheyya sāyanhasamayaṁ pārupituṁ, taṁ tadeva dussayugaṁ sāyanhasamayaṁ pārupeyya.

Evameva kho, āvuso moggallāna, bhikkhu cittaṁ vasaṁ vatteti, no ca bhikkhu cittassa vasena vattati. So yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati pubbaṇhasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā pubbaṇhasamayaṁ viharati; yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati majjhanhikasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā majjhanhikasamayaṁ viharati; yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati sāyanhasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā sāyanhasamayaṁ viharati. Evarūpena kho, āvuso moggallāna, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā”ti.

Atha kho āyasmā sāriputto te āyasmante etadavoca: “byākataṁ kho, āvuso, amhehi sabbeheva yathāsakaṁ paṭibhānaṁ. Āyāmāvuso, yena bhagavā tenupasaṅkamissāma; upasaṅkamitvā etamatthaṁ bhagavato ārocessāma. Yathā no bhagavā byākarissati tathā naṁ dhāressāmā”ti.

“Evamāvuso”ti kho te āyasmanto āyasmato sāriputtassa paccassosuṁ. Atha kho te āyasmanto yena bhagavā tenupasaṅkamiṁsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṁ abhivādetvā ekamantaṁ nisīdiṁsu. Ekamantaṁ nisinno kho āyasmā sāriputto bhagavantaṁ etadavoca: “idha, bhante, āyasmā ca revato āyasmā ca ānando yenāhaṁ tenupasaṅkamiṁsu dhammassavanāya. Addasaṁ kho ahaṁ, bhante, āyasmantañca revataṁ āyasmantañca ānandaṁ dūratova āgacchante. Disvāna āyasmantaṁ ānandaṁ etadavocaṁ: ‘etu kho āyasmā ānando. Svāgataṁ āyasmato ānandassa bhagavato upaṭṭhākassa bhagavato santikāvacarassa. Ramaṇīyaṁ, āvuso ānanda, gosiṅgasālavanaṁ, dosinā ratti, sabbaphāliphullā sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti; kathaṁrūpena, āvuso ānanda, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’ti? Evaṁ vutte, bhante, āyasmā ānando maṁ etadavoca: ‘idhāvuso, sāriputta, bhikkhu bahussuto hoti sutadharo …pe… anusayasamugghātāya. Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’”ti.

“Sādhu sādhu, sāriputta. Yathā taṁ ānandova sammā byākaramāno byākareyya. Ānando hi, sāriputta, bahussuto sutadharo sutasannicayo. Ye te dhammā ādikalyāṇā majjhekalyāṇā pariyosānakalyāṇā sātthā sabyañjanā; kevalaparipuṇṇaṁ parisuddhaṁ brahmacariyaṁ abhivadanti, tathārūpāssa dhammā bahussutā honti, dhātā, vacasā paricitā, manasānupekkhitā, diṭṭhiyā suppaṭividdhā. So catassannaṁ parisānaṁ dhammaṁ deseti parimaṇḍalehi padabyañjanehi anuppabandhehi anusayasamugghātāyā”ti.

“Evaṁ vutte, ahaṁ, bhante, āyasmantaṁ revataṁ etadavocaṁ: ‘byākataṁ kho, āvuso revata, āyasmatā ānandena yathāsakaṁ paṭibhānaṁ. Tattha dāni mayaṁ āyasmantaṁ revataṁ pucchāma—ramaṇīyaṁ, āvuso revata, gosiṅgasālavanaṁ, dosinā ratti, sabbaphāliphullā sālā, dibbā maññe gandhā sampavanti. Kathaṁrūpena, āvuso revata, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’ti? Evaṁ vutte, bhante, āyasmā revato maṁ etadavoca: ‘idhāvuso sāriputta, bhikkhu paṭisallānārāmo hoti paṭisallānarato, ajjhattaṁ cetosamathamanuyutto, anirākatajjhāno, vipassanāya samannāgato, brūhetā suññāgārānaṁ. Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’”ti.

“Sādhu sādhu, sāriputta. Yathā taṁ revatova sammā byākaramāno byākareyya. Revato hi, sāriputta, paṭisallānārāmo paṭisallānarato, ajjhattaṁ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno, vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānan”ti.

“Evaṁ vutte, ahaṁ, bhante, āyasmantaṁ anuruddhaṁ etadavocaṁ: ‘byākataṁ kho, āvuso anuruddha, āyasmatā revatena …pe… kathaṁrūpena, āvuso anuruddha, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’ti. Evaṁ vutte, bhante, āyasmā anuruddho maṁ etadavoca: ‘idhāvuso sāriputta, bhikkhu dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena sahassaṁ lokānaṁ voloketi. Seyyathāpi, āvuso sāriputta, cakkhumā puriso …pe… evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’”ti.

“Sādhu sādhu, sāriputta, yathā taṁ anuruddhova sammā byākaramāno byākareyya. Anuruddho hi, sāriputta, dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena sahassaṁ lokānaṁ voloketī”ti.

“Evaṁ vutte, ahaṁ, bhante, āyasmantaṁ mahākassapaṁ etadavocaṁ: ‘byākataṁ kho, āvuso kassapa, āyasmatā anuruddhena yathāsakaṁ paṭibhānaṁ. Tattha dāni mayaṁ āyasmantaṁ mahākassapaṁ pucchāma …pe… kathaṁrūpena kho, āvuso kassapa, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’ti? Evaṁ vutte, bhante, āyasmā mahākassapo maṁ etadavoca: ‘idhāvuso sāriputta, bhikkhu attanā ca āraññiko hoti āraññikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca piṇḍapātiko hoti …pe… attanā ca paṁsukūliko hoti …pe… attanā ca tecīvariko hoti …pe… attanā ca appiccho hoti …pe… attanā ca santuṭṭho hoti …pe… attanā ca pavivitto hoti …pe… attanā ca asaṁsaṭṭho hoti …pe… attanā ca āraddhavīriyo hoti …pe… attanā ca sīlasampanno hoti …pe… attanā ca samādhisampanno hoti …pe… attanā ca paññāsampanno hoti … attanā ca vimuttisampanno hoti … attanā ca vimuttiñāṇadassanasampanno hoti vimuttiñāṇadassanasampadāya ca vaṇṇavādī. Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’”ti.

“Sādhu sādhu, sāriputta. Yathā taṁ kassapova sammā byākaramāno byākareyya. Kassapo hi, sāriputta, attanā ca āraññiko āraññikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca piṇḍapātiko piṇḍapātikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca paṁsukūliko paṁsukūlikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca tecīvariko tecīvarikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca appiccho appicchatāya ca vaṇṇavādī, attanā ca santuṭṭho santuṭṭhiyā ca vaṇṇavādī, attanā ca pavivitto pavivekassa ca vaṇṇavādī, attanā ca asaṁsaṭṭho asaṁsaggassa ca vaṇṇavādī, attanā ca āraddhavīriyo vīriyārambhassa ca vaṇṇavādī, attanā ca sīlasampanno sīlasampadāya ca vaṇṇavādī, attanā ca samādhisampanno samādhisampadāya ca vaṇṇavādī, attanā ca paññāsampanno paññāsampadāya ca vaṇṇavādī, attanā ca vimuttisampanno vimuttisampadāya ca vaṇṇavādī, attanā ca vimuttiñāṇadassanasampanno vimuttiñāṇadassanasampadāya ca vaṇṇavādī”ti.

“Evaṁ vutte, ahaṁ bhante āyasmantaṁ mahāmoggallānaṁ etadavocaṁ: ‘byākataṁ kho, āvuso moggallāna, āyasmatā mahākassapena yathāsakaṁ paṭibhānaṁ. Tattha dāni mayaṁ āyasmantaṁ mahāmoggallānaṁ pucchāma …pe… kathaṁrūpena, āvuso moggallāna, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’ti? Evaṁ vutte, bhante, āyasmā mahāmoggallāno maṁ etadavoca: ‘idhāvuso sāriputta, dve bhikkhū abhidhammakathaṁ kathenti. Te aññamaññaṁ pañhaṁ pucchanti, aññamaññassa pañhaṁ puṭṭhā vissajjenti, no ca saṁsādenti, dhammī ca nesaṁ kathā pavattinī hoti. Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’”ti.

“Sādhu sādhu, sāriputta, yathā taṁ moggallānova sammā byākaramāno byākareyya. Moggallāno hi, sāriputta, dhammakathiko”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā mahāmoggallāno bhagavantaṁ etadavoca: “atha khvāhaṁ, bhante, āyasmantaṁ sāriputtaṁ etadavocaṁ: ‘byākataṁ kho, āvuso sāriputta, amhehi sabbeheva yathāsakaṁ paṭibhānaṁ. Tattha dāni mayaṁ āyasmantaṁ sāriputtaṁ pucchāma—ramaṇīyaṁ, āvuso sāriputta, gosiṅgasālavanaṁ, dosinā ratti, sabbaphāliphullā sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti. Kathaṁrūpena, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’ti? Evaṁ vutte, bhante, āyasmā sāriputto maṁ etadavoca: ‘idhāvuso moggallāna, bhikkhu cittaṁ vasaṁ vatteti no ca bhikkhu cittassa vasena vattati. So yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati pubbaṇhasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā pubbaṇhasamayaṁ viharati; yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati majjhanhikasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā majjhanhikasamayaṁ viharati; yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati sāyanhasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā sāyanhasamayaṁ viharati. Seyyathāpi, āvuso moggallāna, rañño vā rājamahāmattassa vā nānārattānaṁ dussānaṁ dussakaraṇḍako pūro assa. So yaññadeva dussayugaṁ ākaṅkheyya pubbaṇhasamayaṁ pārupituṁ, taṁ tadeva dussayugaṁ pubbaṇhasamayaṁ pārupeyya; yaññadeva dussayugaṁ ākaṅkheyya majjhanhikasamayaṁ pārupituṁ, taṁ tadeva dussayugaṁ majjhanhikasamayaṁ pārupeyya; yaññadeva dussayugaṁ ākaṅkheyya sāyanhasamayaṁ pārupituṁ, taṁ tadeva dussayugaṁ sāyanhasamayaṁ pārupeyya. Evameva kho, āvuso moggallāna, bhikkhu cittaṁ vasaṁ vatteti, no ca bhikkhu cittassa vasena vattati. So yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati pubbaṇhasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā pubbaṇhasamayaṁ viharati; yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati majjhanhikasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā majjhanhikasamayaṁ viharati; yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati sāyanhasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā sāyanhasamayaṁ viharati. Evarūpena kho, āvuso moggallāna, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā’”ti.

“Sādhu sādhu, moggallāna. Yathā taṁ sāriputtova sammā byākaramāno byākareyya. Sāriputto hi, moggallāna, cittaṁ vasaṁ vatteti no ca sāriputto cittassa vasena vattati. So yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati pubbaṇhasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā pubbaṇhasamayaṁ viharati; yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati majjhanhikasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā majjhanhikasamayaṁ viharati; yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati sāyanhasamayaṁ viharituṁ, tāya vihārasamāpattiyā sāyanhasamayaṁ viharatī”ti.

Evaṁ vutte, āyasmā sāriputto bhagavantaṁ etadavoca: “kassa nu kho, bhante, subhāsitan”ti?

“Sabbesaṁ vo, sāriputta, subhāsitaṁ pariyāyena. Api ca mamapi suṇātha yathārūpena bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyya. Idha, sāriputta, bhikkhu pacchābhattaṁ piṇḍapātapaṭikkanto nisīdati pallaṅkaṁ ābhujitvā ujuṁ kāyaṁ paṇidhāya parimukhaṁ satiṁ upaṭṭhapetvā: ‘na tāvāhaṁ imaṁ pallaṅkaṁ bhindissāmi yāva me nānupādāya āsavehi cittaṁ vimuccissatī’ti. Evarūpena kho, sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṁ sobheyyā”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā te āyasmanto bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti. Variant: āyasmanto → te bhikkhū (mr)

Mahāgosiṅgasuttaṁ niṭṭhitaṁ dutiyaṁ.

Mahāgosiṅga Sutta

Dịch giả

Một số bài viết khác

MỤC LỤC